Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.38 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ LAN ANH

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2022

Luan van


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ LAN ANH

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế Nơng nghiệp
Mã ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NƠNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN


THÁI NGUYÊN - 2022

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lã Lan Anh

i

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi
lời trân trọng cảm ơn đến PGS.TS. Định Ngọc Lan - Người trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, các Thầy Cơ phịng Đào tạo trường Đại học Nơng Lâm
Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn Hộ nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã cung
cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin trân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn

thể gia đình, người thân đã động viên tơi trong thời gian học tập và nghiên
cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn

Lã Lan Anh

ii

Luan van


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ................................................................... 4
1.1.2. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ................................ 6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới .................................................................................. 8
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................................... 10

1.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương trên thế giới ..................................... 10
1.2.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại
một số tỉnh trong nước ............................................................................ 12
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đại Từ tỉnh Thái Ngun .................. 16
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong huy động nguồn lực xây
dựng NTM trên thế giới và Việt Nam..................................................... 14
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 14
Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................... 18
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 18
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 18
2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ................................................................. 20
iii

Luan van


2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Đại Từ ......................................... 22
2.1.4. Những lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Từ .......... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 25
2.3.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 25
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 25
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý............................................................ 27
2.3.4. Phương pháp tổng hợp tài liệu .............................................................. 28
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................ 28
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính ................................................... 28
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai).............................................. 28
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực ......................................................... 29
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 30

3.1. Thực trạng chương trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 30
3.1.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ ............................. 30
3.1.2. Đánh giá chung ..................................................................................... 38
3.2. Thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn
mới ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ................................................... 40
3.2.1. Kết quả huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn
mới của huyện 2018 - 2020..................................................................... 40
3.2.2. Tình hình huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM ở 3 xã
nghiên cứu ............................................................................................... 43
3.2.3. Tình hình huy động các nguồn lực cộng đồng ...................................... 49
3.3. Đánh giá tình hình huy động các nguồn lực xây dựng NTM trên địa
bàn huyện Đại Từ .................................................................................... 51
3.3.1. Đánh giá nhận thức của người dân và cán bộ xã, thơn về chương
trìnhMTQG xây dựng NTM ................................................................... 56
3.4. Phân tích khó khăn thuận lợi cơ hội, thách thức trong quá trình huy
động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM .................................. 57
iv

Luan van


3.4.1. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 57
3.4.2. Cơ hội và điều kiện thuận lợi ................................................................ 62
3.4.3. Thách thức ............................................................................................. 63
3.5. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cộng đồng cho xây
dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ trong thời gian tới...................... 64
3.5.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện chương trình NTM
giai đoạn 2021- 2025............................................................................... 64
3.5.2. Các giải pháp huy động nguồn vốn xây dựng NTM tại huyện Đại Từ...... 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 72

1. Kết luận ....................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74

v

Luan van


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BCĐ

Ban chỉ đạo

2

BQL

Ban quản lí

3


CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

4

CSHT

Cơ sở hạ tầng

5

HTX

Hợp tác xã

6

KT-XH

Kinh tế xã hội

7

MTQG

Mục tiêu quốc gia

8


NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9

NTM

Nông thôn mới

10

PTNT

Phát triển nông thôn

11

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13


VHXH

Văn hố - Xã hội

14

VSMT

Vệ sinh mơi trường

15

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

vi

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTMcủa huyện
Đại Từ tính đến tháng 12/2020 ..................................................... 38
Bảng 3.2. Kết quả huy động vốn cho xây dựng NTM huyện Đại Từ năm
2019 - 2021 ................................................................................... 41
Bảng 3.3. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây
dựng NTM .................................................................................... 42
Bảng 3.4. Điều kiện kinh tế, thực trạng nông thôn mới của 3 xã năm 2020 .... 43

Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn ngân sách huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại 3
xã chương trình xây dựng nơng thơn mới (2019 - 2021) ............. 44
Bảng 3.6. Kết quả huy động vốn ngân sách thực hiện các mơ hình phát
triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nơng thơn mới
năm 2020 ....................................................................................... 44
Bảng 3.7. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước
cho xây dựng nông thôn mới ........................................................ 45
Bảng 3.8. Nhu cầu vốn còn thiếu cần huy động xây dựng NTM huyện
Đại Từ giai đoạn 2019 - 2021 ....................................................... 46
Bảng 3.9. Nhu cầu vốn xây dựng cơng trình CSHT do xã làm chủ đầu tư
giai đoạn 2019 - 2021 ................................................................... 47
Bảng 3.10. Nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT do xã làm chủ đầu tư giai
đoạn 2019 - 2021 .......................................................................... 48
Bảng 3.14. Kết quả huy động ngày công lao động xây dựng NTMhuyện
Đại Từ giai đoạn 2019 - 2021 ....................................................... 50
Hình:
Hình 3.1. Nhận thức của người dân về nông thôn mới ................................... 57

vii

Luan van


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Những thơng tin chung
1.1.Họ và tên tác giả: Lã Lan Anh
1.2. Tên đề tài: Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Đại Từ- Tỉnh Thái Nguyên
1.3. Chuyên ngành:Kinh tế nông nghiệp. Mã số: 8.62.01.15
1.4.Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

1.5.Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun.
2. Nội dung trích yếu
2.1. Lý do chọn đề tài
Huyện Đại Từ đến năm 2020 đã có 21/28 xã về đích xây dựng NTM, đạt
75% trên tổng số xã, đạt 03/09 tiêu chí của huyện Nơng thơn mới.Kết quả đạt
được như trên là cả một quá trình cố gắng và sự vào cuộc của các cấp Uỷ đảng,
chính quyền và nguồn lực từ xã hội, cộng đồng dân cư. Với quyết tâm cao đến
năm 2024 huyện Đại Từ sẽ cán đích NTM, để thực hiện được mục tiêu huyện
cần hỗ trợ 724,236 tỷ đồng. Để làm rõ nguồn lực huy động trong xây dựng
nông thôn mới được thực hiện như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng và các giải
pháp hiệu quả trong huy động các nguồn lực giai đoạn tới.Xuất phát từ những
nội dung trên Tác giả đã lựa chọn đề tài trên với mục tiêu để nghiên cứu những
kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thu hút các nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thơn mới.
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác huy động và sử dụng nguồn
lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.
- Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực cộng đồng trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm 2019-2021.
- Phân tích khó khăn thuận lợi cơ hội, thách thức trong quá trình huy
động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM của huyện Đại Từ.
viii

Luan van


- Đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong huy động các
nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu được bằng phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp từ 135 đối tượng điều tra.
Phân tích số liệu dựa trên phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia,
phương pháp thống kê mơ tả...
2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
Kết quả nghiên cứu cho thấy Huyện Đại Từ là một trong những huyện
gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, với địa bàn rộng và
nhiều đơn vị hành chính. Nhưng dưới sự quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt
huyện đã đạt được những thành tựu trong công cuộc xây dựng NTM giai đoạn
2016-2020.Huyện đã chỉ đạovà ban hành nhiều nghị quyết, quyết định và sự
chung tay góp sức của các tập thể cá nhân và doanh nghiệp trong cộng đồng
đã đưa huyện đạt được 03/09 tiêu chí NTM.Đến hết năm 2020 huyện có 21/28
xã đạt chuẩn NTM và 01 xóm đạt NTM kiểu mẫu, bình qn tiêu chí trên đạt
17,52 tiêu chí và khơng cịn xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Trong thời gian tới, để có thể tiếp tục thực hiện và hoàn thành mục tiêu
huyện NTM trước năm 2025 và tiến tới xây dựng 03 xã NTM kiểu mẫu giai
đoạn 2021-2025, huyện Đại Từ cần phải đẩy mạnh là tốt công tác huy động
nguồn lực và chú trọng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
2.5. Kết luận
Đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thu
hút nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thông mới như (1) Triển khai
công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân tham gia cùng xây dựng
NTM, (2) Chỉ đạo công tác lập, thẩm định và phê duyệt các nguồn vốn cho
xây dựng NTM, (3) Tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát, (4) Thực hiện
công khai, dân chủ các nội dung kế hoạch để người dân biết tham gia.
ix

Luan van



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp- nơng thơn có vai trị hết sức quan trọng trong chiến lược
phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá. Trong hội
nghị Trung Ương Khoá X lần thứ 7, Ban chấp hành đã ban hành Nghị quyết
số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn
mạnh: vai trị của nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn trong q trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 và triển
khai chương trình xây dựng nơng thơn mới (NTM) đến nay đất nước ta đã có
nhiều thành tựu nổi bật như khu vực nơng thơn đã có nhiều thay đổi tích cực
như hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, cơ sở vất chất được nâng cấp và
xây dựng mới, đời sống của người dân địa phương được nâng cao, tỷ lệ hộ
nghèo giảm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực…những điều đó
đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, người
dân nâng cao niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh
những thành tựu vẫn còn một số những tồn tại, vướng mắc ảnh hướng đến
tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM như: cơng tác chỉ đạo và quản
lý còn nhiều yếu kém do chưa được đào tạo, việc kêu gọi và huy động các
nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân còn hạn chế, việc thiết
kế và quy hoạch còn nhiều lúng túng chủ yếu mang tính tự phát, thiếu định
hướng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm đổi mới các phương thức sản
xuất, năng suất lao động thấp do chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động thiếu việc
làm và thu nhập không ổn định cao, các dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới, đặc biệt là các vùng sâu- vùng xa
Huyện Đại Từ đến năm 2020 đã có 21/28 xã về đích xây dựng NTM,
đạt 75% trên tổng số xã, đạt 03/09 tiêu chí của huyện Nông thôn mới.Kết
quả đạt được như trên là cả một quá trình cố gắng và sự vào cuộc của các
cấp Uỷ đảng, chính quyền và nguồn lực từ xã hội, cộng đồng dân cư. Với
1


Luan van


quyết tâm cao đến năm 2024 huyện Đại Từ sẽ cán đích NTM, để thực hiện
được mục tiêu huyện cần hỗ trợ 724,236 tỷ đồng. Để làm rõ nguồn lực huy
động trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện như thế nào? Các yếu tố
ảnh hưởng và các giải pháp hiệu quả trong huy động các nguồn lực giai đoạn
tới.Xuất phát từ những nội dung trên tôi đề xuất lựa chọn đề tài “Giải pháp
huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Đại Từ- Tỉnh Thái Nguyên” để làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác huy động và sử dụng nguồn
lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.
- Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực cộng đồng trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun trong 3 năm 2019-2021.
- Phân tích khó khăn thuận lợi cơ hội, thách thức trong quá trình huy
động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM của huyện Đại Từ.
- Đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong huy động các
nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến việc công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2019 đến năm 2021.
- Số liệu sơ cấp thu thập đầu năm 2021.
3.2.2. Phạm vi về nội dung

Tập trung nghiên cứu 3 nhóm nguồn lực chính: Nguồn lực đất đai, nguồn
nhân lực và vốn tài chính.
2

Luan van


3.2.3. Phạm vi về không gian
Địa điểm nghiên cứu tại 3 xã Tiên Hội, An Khánh, Yên Lãng huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ là một trong những góp ý chính sách của
huyện trong việc tăng cường huy động các nguồn lực phục vụ xây dựng
NTM và là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực
phát triển nông thôn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phong trào xây dựng chương trình NTM đã lan toả mạnh mẽ và sâu
rộng trên phạm vi cả nước, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp
và sự đoàn kết của các thành viên trong xã hội. Chương trình đã thay đổi diện
mạo của vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và xây dựng mới, đời
sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, phát huy được tinh
thần chủ động và sáng tạo trong nhân dân, phát huy được nội lực của cơng
đồng, xố bỏ tư tưởng ỷ lại và trơng chờ vào Nhà nước… đó là kết quả 10
năm của quá trình triển khai chương trình NTM và vào cuộc của các nguồn
lực trong cộng đồng

3

Luan van



Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới
- Nông thôn: là nơi sinh sống của bộ phận dân cư sinh sống và làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp.Tại đại hội Đảng Khoá XII đã chỉ ra phương
hướng và nhiệm vụ trong tâm hiện nay là phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm của đất nước có đủ sức cạnh
trạnh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Trong Hội nghị Trung Ương lần thứ 7 Khoá X đã đưa ra quyết định số
26- NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ trong
quá trình xây dựng NTM hiện nay là“Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân
trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Đã có nhiều nghiên cứu và phân tích thế nào là nông thôn mới, nông
thôn mới được hiểu là nông thôn chứ không phải thị trấn, thị tứ; nông thôn mới
chứ không phải nông thôn truyền thống. Nông thôn mới là chương trình phát
triển tổng thể về kinh tế- xã hội, chính trị, an ninh quốc phịng với những nội
dung cơ bản như sau: (1) xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước hiện
đại, (2) chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sản xuất phát triển bền vững theo hướng
kinh tế hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập; (3) xây dựng nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái, (4) đời sống- tinh
thần của người dân được cải thiện, giảm nghèo và an sinh xã hội, (5) giữ vũng
an ninh, trật tự xã hội nông thôn, (6) nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng,

chính quyền và đồn thể chính trị- xã hội trên địa bàn.
4

Luan van


1.1.1.2. Khái niệmvà phân loại nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực được hiểu theo nghĩa chung nhất đó là: tất cả những yếu tố,
tài nguyên thiên nhiên, lao động, khoa học và cơng nghệ có thể huy động
nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực là những thứ sử dụng được hoặc
có khả năng sử dụng trong thời gian dự kiến phát triển, còn những thứ được
coi là tiềm năng nhưng chưa được đưa vào sử dụng thì chưa được coi là
nguồn lực.
Nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới là bao gồm các yếu tố như
vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ cơ sở hạ tầng
nông thôn, công nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ…
- Phân loại nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
+Phân loại nguồn lực theo nguồn gốc: có thể chia thành nguồn lực do
nhà nước hỗ trợ và nguồn lực trong nhân dân.
+ Phân loại theo lĩnh vực: nguồn lực vật chất và nguồn lực con người.
+ Phân loại theo lãnh thổ: nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước.
+ Phân loại theo địa điểm, phạm vi: nguồn lực bên trong (nguồn lực tại
chỗ) và nguồn lực bên ngoài (nguồn lực do các cá nhân bên ngồi phạm vị xã,
huyện tỉnh, nước đóng góp).
1.1.1.3. Khái niệm cộng đồng và nguồn lực cộng đồng
- Cộng đồng có thể được hiểu là những cá nhân có một số các đặc điểm
chung và gắn bó thành một khối, hay nhưng cá nhân con người sống chung
trên một địa bàn nhất định có chung những đặc tính xã hội hoặc sinh học và
cùng chia sẻ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy.

Có thể chia ra gồm 2 loại cộng đồng là:
+ Cộng đồng theo địa lý: là những cư dân cư trú trong cùng địa bàn và có
chung các đặc điểm văn hố- xã hội và có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau như
cộng đồng người Việt sống ở Đức, cộng đồng dân tộc Mông tại Hà Giang…
5

Luan van


+ Cộng đồng chia theo chức năng: là những người có thể cư trú gần
hoặc khơng gần nhau nhưng có chung lợi ích và đặc điểm và họ liên kết với
nhau trên cơ sở ngành nghề, sở thích, hợp tác cùng chung lợi ích như cộng
đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng người làm y khoa, …
Nguồn lực cộng đồng là bao gồm tất cả các nguồn lực thực tế trong
cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ (Gord
Cunningham, 2006). Nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn
bao gồm các thành phần sau:
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural capitals): là các nguồn tài
nguyên thiên nhiên tồn tại trong cộng đồng. Ví dụ: đất đai sản xuất, nguồn
nước, tài nguyên rừng, thuỷ sản…
- Các nguồn tài sản vật chất (physical capitals): các cơng trình xây
dựng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho đời sống của cư dân tại cộng đồng
(và các cộng đồng lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng - giao thông (điện, đường,
trường, trạm…).
- Nguồn tài sản về con người (human capitals): bao gồm kiến thức, kỹ
năng, năng lực… của các thành viên trong cộng đồng
- Nguồn tài sản xã hội (social capitals):là những mối quan hệ giữa của
các thành viên trong cộng đồng, ví dụ như sự đồn kết,niềm tin…
-Nguồn tài chính (financial capitals): là các nguồn lực kinh tế tồn tại
trong cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả

năng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng (Phạm Văn Toàn, 2015).
1.1.2. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
1.1.2.1. Khái niệm huy động nguồn lực
Huy động nguồn lực được hiểu là tiến trình thu hút hoặc tập hợp tiền
hoặc các nguồn lực khác từ như cá nhân, tổ chức cơ quan, đoàn thể, các doanh
nghiệp, tổ chức, các quỹ đầu tư, hoặc nguồn ngân sách nhà nước. Việc huy
động nguồn lực là giải pháp, chính sách nhằm tìm kiếm các nguồn lực cho các
6

Luan van


hoạt động cộng đồng một cách có lợi ích và nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong cộng đồng.
Huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới là việc thu hút các
nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật- công nghệ, sức lao
động… của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ chương trình
xây dựng NTM tại địa phương.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc huy động nguồn lực cộng đồng
Chương trình xây dựng NTM là chủ trương của Đảng và Nhà nước với
quan điểm xuất phát từ người dân, dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra và
dân hưởng. Xây dựng NTM là một q trình đầu tư hồn chỉnh từ tất cả các
mặt như quy hoạch, cơ sở hạ tầng, kinh tế- văn hố, giáo dục- y tế, chính trị,
an ninh trật tự, môi trường… nên nhu cầu về các nguồn lực để xây dựng
chương trình là rất lớn, trong khi đó nguồn lực của đất nước cịn nhiều hạn
chế. Để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức và mục tiêu phát
triển kinh tế nhanh và bền vững thì việc huy động các nguồn lực là điều vơ
cùng cần thiết, trong đó việc huy động đóng góp từ cộng đồng là rất quan
trọng. Để làm được điều này cần phải đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế và
những nguồn lực có thể huy động và sử dụng vào phát triển của địa phương

1.1.2.3. Nguyên tắc huy động nguồn lựccho nông thôn mới
- Huy động nguồn lực của địa phương.
- Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp.
- Huy động nguồn lực từ các ban ngành.
1.1.2.4. Phương pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
- Huy động nguồn nhân lực.
- Huy động nguồn vật lực.
- Huy động nguồn lực tài chính.
1.1.2.5. Các nguồn huy động được
Các nguồn lực được huy động phục vụ cho chương trình xây dựng
NTM bao gồm: (1) Nguồn nhân lực: là bộ phận những người dân trong độ
7

Luan van


tuổi lao động đóng góp những ngày cơng lao động, những kiến thức, trình độ
kỹ thuật và kinh nghiệm để xây dựng các cơng trình cơng như làm đường,
trường học, trạm y tế, kênh mương thuỷ lợi… phục vụ cho đời sống của cư
dân nông thôn. (2) Nguồn vật lực: là những những tài nguyên thiên nhiên như
đất đai, nguồn nước, khống sản, năng lượng… trong q trình xây dựng
NTM cần phải huy động nguồn vật lực từ nhân dân để phục vụ các cơng trình
giao thơng, mở rộng đường nội đồng hay những kênh mương phục vụ sản
xuất thông qua các hoạt động như hiến đất của người dân. (3) Tài chính là
một trong những nguồn lực quan trọng quyết định đến sự thành cơng của
chương trình. Nguồn lực tài chính phục vụ cho tồn bộ hệ thống về cơ sở vật
chất, kết cấu xây dựng, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, thương mại
dịch vụ và tiểu thủ cơng nghiệp. Ngồi những nguồn lực do Nhà nước cung
cấp cịn có nguồn lực tài chính được huy động từ các doanh nghiệp, các
chương trình, dự án, các cá nhân trên địa bàn…góp phần làm tăng nguồn lực

tài chính của địa phương trong xây dựng NTM.
1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới
a. Năng lực của cán bộ quản lý các cấp trong chương trình xây dựng NTM.
Cán bộ quản lý các cấp cần phải đảm bảo yếu tố sử dụng các nguồn lực
đúng và hiệu quả từ nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước; Tăng cường huy
động tối đa các nguồn lực xây dựng NTM từ các tổ chức, các quỹ đầu tư và
phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM; lồng ghép các nguồn
vốn từ các chương trình, dự án của từng ngành và từng địa phương để hoàn
thành mục tiêu cuả Tỉnh, của địa phương đề ra.
b. Sự tham gia đóng góp của các nguồn lực cộng đồng.
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải được sử dụng minh bạch, rõ
ràng theo từng nội dụng cụ thể và theo kế hoạch đã đề ra, tránh việc sử dụng
nguồn vốn tín dụng sai mục địch. Đôi khi nguồn vốn do Trung Ương hỗ trợ
còn chậm và chưa đảm bảo theo kế hoạch và tiến độ thực hiện chương trình.
8

Luan van


Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cần phải huy động từ các nguồn
đối ứng từ các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp hoặc các chương trình, dự
án lồng ghép tại địa phương.Việc tổ chức huy động nguồn lực cộng đồng cần
phải lấy ý kiến của người dân để đảm bảo minh bạch trong việc sử dụng các
nguồn lực và phù hợp với nhu cầu của nhân dân đã đề ra.
c. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nông thôn, đời sống và thu nhập của
người dân: đây cũng là nguồn lực cực kỳ quan trong giúp các địa phương
hồn thiện các tiêu chí đúng kế hoạch. Những địa phương có cơ sở vật chất,
đường giao thơng thuận lợi và gần các khu đô thị- thương mại và dịch vụ phát
triển thì thu nhập và mức sống của người dân cao, có khả năng thu hút được

các nguồn vốn đầu tư từ các nguồn lực nhanh hơn những nơi có cơ sở vật chất
kém phát triển, kết cấu hạ tầng thấp, giao thơng đi lại khó khăn và xa các khu
đô thị thương mại và dịch vụ, kinh tế kém phát triển sẽ khó khăn trong việc
huy động các nguồn lực từ cộng đồng.
d. Trình độ sản xuất, cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn kém phát triển do cơ cấu
kinh tế và trình độ sản xuất của người dân nơi dân sản xuất nhỏ lẻ, chưa áp
dụng sản xuất theo hướng hàng hoá… Cần phải cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hoá trong trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp, nông thôn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất,
nâng cao hiệu quả kinh tế và trình độ sản xuất của người dân vùng nông thôn,
phát triển các làng nghề, các vùng theo thế mạnh của địa phương, tăng cường
giao thương và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giải quyết vấn đề việc làm cho
lao động địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
e. Cơ chế và chính sách trong huy động và sử dụng nguồn lực
Chương trình xây dựng NTM là chương trình mục tiêu quốc gia cần có
sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và sự đoàn kết của các tổ chức, đoàn thể
và chính quyền nhân dân để phát huy được sức mạnh và hoàn thành mục tiêu
9

Luan van


đề ra.Cần có những cơ chế, chính sách thu hút hấp dẫn, tạo điều kiện cho
những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… tham gia đầu tưphát triển kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tăng cường gắn kết và hưởng ứng sự tham gia của nhân dân từ khâu
xây dựng kế hoạch, thực hiện, quản lý, giám sát thi công thực hiện và hưởng
lợi từ chương trình. Tạo niềm tin của người dân vào việc huy động và sử dụng
các nguồn lực để tạo động lực huy động các nguồn lực trong xây dựng nông

thôn mới.
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Những năm 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc được biết đến là một trong
những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, hơn 70% dân số sống ở
nông thôn, không có điện nước và các cơng trình vệ sinh, y tế… cuộc sống
của người dân nghèo khổ. Năm 1969, tổng thống Hàn Quốc lúc đó là ơng
Park Chung Hee đã đến thăm ngôi làng Shindo và nhận thấy khung cảnh nơi
đây có sự khác biệt nhiều so với những ngơi làng khác trên đất nước. Ông rất
ngạc nhiên khi biết được người dân nơi đây đã tự khắc phục hậu quả sau trận
bão lũ, đường làng được sửa chữa và cầu được xây dựng lại mặc dù đời sống
của người dân nơi đây vốn dĩ rất khó khăn nhưng họ biết tự khắc phục và
chuyển đổi giống cây trồng, siêng năng lao động giúp nâng cao đời sống và
thu nhập của người dân nơi đây. Sau khi tìm hiểuTổng thống nhận ra, viện trợ
của Chính phủ khơng có ý nghĩa nếu người dân khơng nghĩ cách giúp chính
mình, vì vậy năm 1970 Tổng thống đã hợp với các Bộ trường và đề xuất
phòng trào Làng mới (Saemaulundong). Phong trào Làng mới bắt nguồn từ
nông thôn nên được hiểu là phong trào đổi mới cộng đồng với mục tiêu nâng
cao đời sống của người dân nông thôn.
Phong trào làng mới trải qua 3 giai đoạn thực hiện từ năm 1970 đến
năm 1980 : (1) giai đoạn 1 từ 1970-1973 Chính phủ hỗ trợ xi măng và người
10

Luan van


dân tự xây dựng đường giao thông, làm lại mái nhà, xây dựng giếng nước
công cộng, xây nhà vệ sinh xóm, xây hàng rào…(2) giai đoạn 2 từ 1974-1976
phong trào Làng mới phát động ba phong trào “Tinh thần, cư xử và môi

trường” nhằm tuyên truyền và thực hiện các dự án cải thiện môi trường và
nâng cao tinh thần và ý thức của người dân cư xử và giữ gìn mơi trường xanh
sạch đẹp. (3) giai đoạn 3 từ năm 1977-1981 là giai đoạn hoàn thành phong
trào làng mới, mở rộng phạm vi các dự án và liên kết các làng lại với nhau để
người dân có thể sử dụng cơ sở vật chất tốt hơn.
Kinh phí được huy động cho các dự án khoảng 3 tỷ USD trong đó
nguồn kinh phí được huy đồng từ nhân dân đóng góp là 49,4%, nguồn kinh
phí được hỗ trợ từ Nhà nước là 27,8%, cịn lại là các khoản nơng dân vây của
các tổ chức. Trong 10 năm triển khai phong trào Làng mới đã xây dựng được
61.797 km đường nông thơn, 43.558 km đường nơng thơn, 37.012 nhà văn
hố, 79.516 cầu cống và 15.559 km đường thoát nước thải, 225.000 ngôi nhà
được cải tạo và quy hoạch mới cho 2.747 ngôi làng.
* Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia chú trọng sự phát triển của
nông nghiệp bằng cách thay đổi các kỹ thuật nông nghiệp và sản xuất nông
nghiệp phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy các chính sách nơng nghiệp hỗ trợ
người dân trong quá trình phát triển. Quá trình thực hiện chương trình NTM
của Nhật Bản trải qua 4 giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn đều kèm theo
nhữnggiải pháp và cách làm khác nhau, nhưng đáng chú ý là các kinh nghiệm
được đúc kết ra từ quá trình thực hiện như là:
Một là: xây dựng các cơ chế chính sách và pháp luật phục vụ hỗ trợ
ngành nông nghiệp. Dựa vào tình hình phát triển Chính phủ Nhật Bản đã đưa
ra những chính sách và pháp lệnh hỗ trợ cho sự phát triển của nơng nghiệp và
có sức ảnh hưởng lâu dài.
Hai là: Các giai đoạn 1,2 và 4 có sự tham gia và định hướng của Chính
phủ, chỉ riêng giai đoạn 3 được triển khai theo hướng tự phát nhưng vẫn có sự
11

Luan van



hỗ trợ và khẳng định từ phía Chính phủ. Nhật Bản đã có những chính sách hỗ
trợ như trợ giá nông phẩm, xây dựng quỹ rủi ro nông nghiệp và hỗ trợ 70%
giá nơng nghiệp và cịn lại 30% là do người dân đóng góp.
Ba là, vận động và khuyến khích người dân coi trọng tính tự lập, tự chủ và
tham gia tích cực phong trào xây dựng nơng thơn mới. Thời kỳ đầu Chính phủ
đóng vai trị chủ đạo nhưng sau đó do sự hạn chế về tài chính vì vậy Chính phủ
đã đề cao tinh thần và tính sánh tạo dám nghĩ dám làm của người dân để học trở
thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng nơng thơn mới.
Bốn là, phát huy vai trị của các HTX nơng nghiệp, hiện nay có 99% số
hộ nơng dân ở Nhật Bản đều là thành viên của các HTX. Sự đoàn kết và sức
mạnh tập thể của HTX được phân bố trên cả nước đã giúp cho Nhật Bản có
thể cung cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thúc đẩy kinh tế
và nâng cao vai trò quan trọng của HTX trong phát triển kinh tế nông thôn và
nâng cao đời sống cho người dân phát huy đầy đủ vai trò của các hợp tác xã
nông nghiệp. Hiện nay 99% số hộ nông dân ở Nhật Bản đều thuộc tổ chức
hợp tác xã, thông qua sức mạnh tập thể và mạng lưới HTX phân bố khắp cả
nước đã cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả. Phát huy được vai trò
quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống
cho người dân.
1.2.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng ở Việt Nam
Chương trình xây dựng NTM được thực hiện trên khắp cả nước, mỗi
địa phương có những cách làm sáng tạo trong việc huy động các nguồn lực và
sử dụng các nguồn lực để thực hiện thành cơng chương trình xây dựng NTM
tại địa phương.
* Kinh nghiệm tại Phú Thọ
Với sự đồng thuận, đoàn kết giúp đỡ nhau giảm nghèo và vươn lên làm
giàu tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến trong q trình xây dựng NTM
như quy hoạch vùng sản xuất kết hợp triển khai các mơ hình, dự án phát triển
12


Luan van


sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp người dân tự mở rộng sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, các
tiêu chí xây dựng NTM từng bước được hồn thiện và có chuyển biến rõ rệt
Giai đoạn 2016-2020 tỉnh Phú Thọ đã huy động được khoảng 10.761 tỷ
đồng trong đó có 1.863 tỷ đồng là nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung Ương
(chiếm 17,3%).Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước lồng ghép với các chương
trình là 2.822 tỷ đồng (chiếm 26,2%), ngân sách địa phương là 2.799 tỷ đồng
(chiếm 26%), huy động từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác là
594 tỷ đồng (chiếm 5,5%) cịn lại là sự đóng góp của cộng đồng dân cư địa
phương. Hiện nay tồn tỉnh có 95 xã đạt chuẩn NTM, 4 đơn vị cập huyện đạt
chuẩn xây dựng NTM. Tồn tình đã vượt kế hoạch thực hiện chương trình
NTM giai đoạn 2016-2020.
* Kinh nghiệm tại Sơn La
Sơn La được biết đến là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ với địa
hình chia cắt phức tạp. Năm 2011 thực hiện theo chương tình mục tiêu quốc
giá xây dựng NTM tỉnh Sơn La với xuất phát điểm là một trong những tỉnh có
điểm đánh giá đạt 1,61 tiêu chí/ xã và các tiêu chí chưa đạt như quy hoạch,
giao thơng, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hố, lao động, mơi trường và an tồn
thực phẩm, hộ nghèo, thu nhập… đồng thời sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ,
manh mún, giá trị hàng hố chưa cao, chưa hình thành vùng sản xuất tập
trung, thu nhập bình quân của người dân khu vực nơng thơn thấp, tỷ lệ hộ
nghèo cịn rất cao khoảng 40,2% vì vậy tại thời điểm đó để thực hiện được
chương trình xây dựng NTM là một nhiệm vụ khó khăn và là thử thách lớn
đối với tỉnh Sơn La. Theo báo cáo năm 2020 của UBND tỉnh Sơn La, toàn
tỉnh đã huy động được gần 19.200 tỷ đồng trong đó nguồn vốn từ ngân sách
Trung Ương hỗ trợ là 829,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương và nguồn vốn lồng

ghép khác là 2.630 tỷ đồng, huy động từ các doanh nghiệp và người dân là
720 tỷ đồng và huy động từ nguồn vốn tín dụng hơn 15.000 tỷ đồng. Với sự
chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Đảng uỷ, Tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân và
13

Luan van


uỷ bản nhân dân cùng với chính quyền, đồn thể các cấp với quyết tâm chính
trị cao và sự tham gia tích cực của người dân sau 10 năm thực hiện chương
trình xây dựng NTM tỉnh Sơn La đã có nhiều thau đổi tích cực như: hiện nay
trên tồn tỉnh có 49/188 xã đạt chuẩn NTM trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM
nâng cao trong đó Thành phố Sơn La hồn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và
được cơng nhận là đô thị loại II và hai huyện Quỳnh Nha và huyện Phù Yên
đã thoát khỏi danh sách huyện nghèo nhất cả nước, khơng cịn xã khó khăn
đạt dưới 5 tiêu chí NTM. Cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp và cải thiện, hiện
này có 100% số xã có đường đến trung tâm xã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
giao thương và phát triển kinh tế xã hội. Đời sống của người dân được nâng
cao, thu nhập của người dân tăng từ 13 triệu đồng/ năm (2015)lên trên 36
triệu đồng/ năm (2020), tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tồn tỉnh giảm từ 34,4% năm
2015 xuống cịn 18,6% năm 2020, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo và
phát huy tính dân chủ của người dân.
* Kinh nghiệm tại Vĩnh Phúc
Với phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra và dân
hưởng thụ” Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu
cả nước về hiệu quả và tiến độ xây dựng NTM.
Xã Tam Phúc huyện Vĩnh Tường là một trong 2 xã đạt NTM nâng cao
đầu tiên của tỉnh. Xã đã huy động được hơn 92 tỷ đồng cho xây dựng NTM
nâng cao trong đó nguồn ngân sách xã là 78 tỷ đồng và 6,4 tỷ đồng do người
dân địa phương đóng góp. Hiện nay 100% tuyến liên xã, thơn xóm đều đã

được bê tơng hố/ nhựa hố, thu nhập của người dân đạt 60 triệu đồng/ năm
và tỷ lệ hộ nghèo xuống cịn 0,98%.
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong huy động nguồn lực xây
dựng NTM trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Luân “Nghiên cứu kinh
nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM nhằm đề xuất cơ
14

Luan van


×