Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng lúa không chủ động nước trên địa bàn xã đại quang và xã đại đồng, huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.37 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Tài Nguyên Đất Và Môi Trường Nông Nghiệp

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng
lúa không chủ động nước trên địa bàn xã Đại Quang và xã Đại
Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện

: Trương Thị Thúy

Lớp

: Quản lý đất 46B

Thời gian thực hiện

: 28/12/2015 –1/ 5/2016

Địa điểm thực tập

: Phòng TN&MT huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Huỳnh Văn Chương



Bộ môn

: Quản lý tài nguyên và môi trường

NĂM 2016


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tếxã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất
nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực, thực
phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở
thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai
cho hiện tại và cho tương lai.
Hiện nay việc đảm bảo an ninh lương thựclà một vấn đề đang được quan
tâm của mọi quốc gia trên Thế giới. Mà muốn đảm bảo được an ninh lương thực
thì vấn đề giữ vững hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp được đặt lên hàng đầu,
trong đó có đất trồng lúa. Việc giữ vững diện tích đất trồng lúa đang được Nhà
nước ta quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên diện tích đất trồng
lúa trong những năm qua đang bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa và các vấn
đề nảy sinh khác như hiệu quả sử dụng đất thấp nên đã chuyển sang các loại
hình sử dụng khác. Trong sản xuất thì nước có vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất lú a gạo nói riêng. Nước đóng giữ vị trí đứng
đầu trong “ tứ cần”. Vì thế việc cung cấp nước cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển là nhu cầu tối quan trọng trong canh tác nông nghiệp, nó là yếu tố quyết

định hàng đầu đến hiệu quả sản xuất của ngành. Hiện nay, cùng với sự phát triển
của hệ thống thủy lợi, nguồn nước cung cấp cho sản xuất lúa cơ bản khá chủ
động tại nhiều địa phương trên cả nước, nhất là tại những vùng đồng bằng.
Đại Lộc là một huyện trung du của tỉnh Quảng Nam, có địa hình khá đa
dạng nên diện tích đất lúa của huyện phân bố trên nhiều dạng địa hình khác
nhau. Mặt khác, vị trí của huyện nằm trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn nên
chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống thủy điện trên hệ thống sông. Nên vào mùa
mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt còn vào mùa khô thì hay xảy ra hạn hán gây ảnh
hưởng đến việc sản xuất lúa gạo của bà con nông dân. Trong những năm qua hệ
thống thủy lợi đã được đầu tư trên địa bàn nhưng chưa đảm bảo,tuy nhiên trên
địa bàn thì vào mùa khô có nhiều địa phương đã chủ động được nước tưới
nhưng bên cạnh đó thì cũng có nhiều địa phương chưa chủ động được nước tưới,
dẫn đến hiệu quả sản xuất lúa không cao, việc khai thác đất chưa tương xứng với
tiềm năng và hiệu quả vốn có của nó. Tại những vùng đất lúa không chủ động
nước thì việc canh tác của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa tại những vùng
không chủ động nước trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường để
làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu xã
hội và cộng đồng là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.

2


Xuất phát từ những vấn đề quan trọng như trên, em tiến hành đề tài : “ Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng lúa không chủ động
nước trên địa bàn xã Đại Quang và xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
1.2.1.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu đượcthực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất lúa không chủ động nước cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất lúa của vùng không chủ động nước

trên địa bàn nghiên cứu.
- Lựa chọn được một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao

thay cây lúa.
- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa và các loại hình

sử dụng đất không chủ động nước.
1.2.2. Yêu cầu
-

Nghiên cứu các điều kiện của vùng một cách đầy đủ, chính xác và khoa
học, các tiêu chí thống nhất, hệ thống.

-

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất một cách khách quan, khoa học và phù hợp
với tình hình của địa phương.

-

Các số liệu thu thập phải đảm bảo chính xác, trung thực và có ý nghĩa.

-


Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm chung về đất đai, đất trồng lúa và đất trồng lúa không
chủ động nước
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện
chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách
khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính
con người. Do vậy, để sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả đất đai thì việc hiểu
rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết.
Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc
tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm
năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất đai được hiểu như một tổng thể
của nhiều yếu tố bao gồm: khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn,
thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động
của con người.
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại

(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...). [1]
Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bề mặt
của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất
chu kì có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới của
nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những
hoạt động từ trước và hiện tại của con người, ở những chừng mực mà những
thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sư dụng đất đó của con người
trong hiện tại và tương lai.

4


Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: đất đai là một vùng đất có vị
trí cụ thể, có ranh giới rõ ràng và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội như: khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn,
thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động
của con người.
2.1.1.2. Đặc điểm của đất đai
a.Đặc tính không thể sản sinh và có khả năng tái tạo của đất đai
Đất đai có tính cố định về vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị
trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của
các yếu tố môi trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai không giống các loại hàng
hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất do đó gấy nên tác dụng hạn chế
đối với quá trình sản xuất và đời sống.
Đặc tính có khả năng tái tạo của đất đai phải kể đến đó là độ phì của đất
đai. Độ phì là một thuộc tính tự nhiên của đất và là yếu tố quyết định chất lượng
đất. Nó gắn liền với đất, thể hiện khả năng cung cấp thức ăn, nước cho cây trồng
trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất
chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiện hoặc tác động
của con người. Và vậy, phải hết sức tiết kiệm đất đai, xem xét kỹ lưỡng khi bố

trí sử dụng các loại đất và phải ứng dụng kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và
tái tạo của đất đai.
b. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt gắn liền với hoạt động sản xuất của con
người
Đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu được của con người trong
quá trình sản xuất. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để
phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử
dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đó của
con người biến đất đai từ một sản phẩm của tựu nhiên thành sản phẩm của lao
động. Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có
liên quan đến các quan hệ kinh tế, xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ
kinh tế, xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó
là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với nhân
công.

5


c.Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai
Chế độ chiếm hữu ruộng đất và biến quyền sở hữu đất đai thành sở hữu tư
nhân là một quá trình phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử của từng vùng trên
trái đất hay mỗi quốc gia. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, con người khai phá
và chiếm hữu thành tài sản chung của cộng đồng. Nhà nước ra đời, chế độ sở
hữu tư nhân về ruộng đất xuất hiện. Quyền sở hữu đất đai không chỉ đem lại lợi
ích kinh tế, quan tọng hơn nó còn đem lại địa vị xã hội và quyền lực chính trị, ai
nắm nhiều ruộng đất thì vừa giàu có, vừa có uy lực chính trị. Ngày nay, nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Đất đai thuộc quyền sở
hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”, người sử dụng đất phải đóng
thuế cho Nhà nước.

d. Tính đa dạng và phong phú của đất đai
Tính đa dạng và phong phú của đât đai trước hết do đặc tính tự nhiên và sự
phân bố cố định của đất đai trên nhiều vùng lãnh thổ nhất định, gắn liền với điều
kiện hình thành đất quyết định, làm cho đất có nhiều chủng loại khác nhau. Tính
phong phú và đa dạng của đất đai tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất và phù
hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghệp thì
tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi của các loại cây, loại
con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho
mục đích này nhưng không tốt cho mục đích khác. Tính phong phú của đất đai
nói lên một loại đất có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, phục vụ cho
nhiều nhu cầu và lợi ích khác nhau của con người.[2]
2.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai
Đất đai có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong sựu sinh tồn của muôn
loài và sự tồn tại, phát triển của con người. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất
đặc biệt
mà còn là đối tượng lao động của loài người. Đất đai tham gia vào
tất cả các hoạt động sản xuất của con người, là nền tảng xây dựng nền văn hóa
xã hội, là thành phần quan trọng của một nền kinh tế. Với vai trò đặc biệt của
mình cùng với các đặc điểm đặc trưng của đất đai, càng đòi hỏi việc sử dụng đất
đai tiết kiệm và hợp lý.
Đất đai có ý nghĩa quan trọng đó là: đất đai tham gia vào sự phát triển kinh
tế. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế.
Mỗi ngành, mỗi nghề sử dụng đất đai khác nhau, song đất đai là yếu tố quan
trọng, biều hiện ở chỗ các học thuyết của các nhà kinh tế học khi xây dựng học
thuyết của mình đều không loại trừ yếu tố đất đai ra khỏi hàm sản xuất, hàm
kinh tế.
6


Đất đai ngoài yếu tố kinh tế còn là môi trường sống của muôn loài, là địa

bàn cơ sở của xã hội loài người.
Như vậy, sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa cải
tạo, bảo vệ môi trường. ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người
ta rất chú ý đến tác động của quá trình hoạt động sản xuất đến môi trường, trong
đó sử dụng khai thác đất đai là yếu tố quan trọng.[3]
2.1.1.4. Một số khái niệm về đất trồng lúa
Đất trồng lúa là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa
kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác, được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính.[4]
Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn
lại, đất trồng lúa nương:
- Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc
thang) hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân
canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ
trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một
năm.
- Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc
thang) hàng năm chỉ trồng một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận
lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc cây hàng năm khác, hoặc có khó khăn đột
xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
- Đất trồng lúa nương là đất nương, rẫy (đất dốc trên đồi, núi) để trồng lúa
từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ
và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.[5]
2.1.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục
vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ
chính con người. Các tác động của con người nhiều khi đã làm cho hệ sin thái
biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác
động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một
lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo

đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự
nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng
đất màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo theo sựu xói mòn đất và suy giảm
nguồn nước đi kèm theo với hạn hán, lũ lụt,...Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống
của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có nhwungx chiến lược về sử
7


dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục
những khả năng đã mất. Thuật ngữ “ sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở
của những ,mong muốn trên.
Để duy trì được sựu bền vững của đất đai, Smith A.J và Julian Dumanski
(1993) [6] đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững
là:
− Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất
− Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất
− Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tự nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng
đất và nước
− Khả thi về mặt kinh tế
− Được xã hội chấp thuận
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về
mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm
nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực tiễn
đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt
được một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, theo ý kiến
của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang(1995)[7], việc sử dụng đất bền vững cũng
dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
− Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và đực thị
trường chấp nhận.
− Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu

mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
− Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và phù hợp với pháp luật.
Tóm lại, hoạt động sản xuất của con người diễn ra hết sức đa dạng trên
nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền thể hiện trên
nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác định theo nhu
cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ
được gọi là sử dụng bền vững tren cơ sở duy trì các chức năng chính của đất đai
là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy
giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.[8]
2.1.3.
Vai trò của nước đối với sản xuất nông nghiệp
Nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh vật, đối với cây
trồng nó là yếu tố quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong
cây nước chiếm tới ¾ trọng lượng, trong chất nguyên sinh hàm lượng nước
chiếm 90%. Nước tham gia vào các quá trình trao đổi chất, là nguyên liệu để
thực hiện quá trình quan hợp, nước là phương tiện vận chuyển các chất trong

8


cây, đảm bảo trạng thái có lợi cho sự sinh trưởng. Nói cách khác nước vừa tham
gia cấu trúc nên cơ thể thực vật, vừa quyết định đến các biến đổi sinh hóa và các
hoạt động sinh lý trong cây cũng như quyết định sự sinh trưởng, phát triển của
cây. Chính vì vậy, nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất đảm bảo
và quyết định năng suất cây trồng.
Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo
đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá
trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H + và

OH- do nước phân ly ra. - Nước góp phần vào sự dẫn truyền xung động các dòng
điện sinh học ở trong cây khiến chúng phản ứng mau lẹ không kém một số thực
vật bậc thấp dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích của ngoại cảnh.
Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi cho
thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt lớn
nên có lợi cho việc hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử ngoại
và ánh sáng trông thấy đi qua nên có lợi cho quang hợp. Nước là chất lưỡng cực
rõ ràng nên gây hiện tượng thủy hóa và làm cho keo ưa nước được ổn định. Một
số thực vật hạ đẳng (rêu, địa y) có hàm lượng nước ít (5-7%), chịu đựng thiếu
nước lâu dài, đồng thời có thể chịu đựng được sự khô hạn hoàn toàn. Thực vật
thượng đẳng mọc ở núi đá hay sa mạc cũng chịu được hạn còn đại đa số thực vật
nếu thiếu nước lâu dài thì chết. Cung cấp nước cho cây là điều không thể thiếu
được để bảo đảm thu hoạch tốt. Việc thỏa mãn nhu cầu nước cho cây là điều
kiện quan trọng nhất đối với sự sống bình thường của cây.[9]
Cây trồng sống và phát triển được nhờ chất dinh dưỡng trong đất và được
nước hoà tan và đưa lên cây qua hệ thống rễ. Nước giúp cho cây trồng thực hiện
các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đất giúp điều kiện quang hợp,
hình thành sinh khối tạo nên sự sinh trưởng của cây trồng. Trong bản thân cây
trồng, nước chiếm một tỷ lệ lớn, từ 60% đến 90% trọng lượng. Tuy nhiên, tổng
lượng nước mà cây trồng hút lên hằng ngày chủ yếu là để thoát ra ngoài ở dạng
thoát hơi qua lá, nước chỉ giữ lại cho bản thân cấu trúc của cây trồng chỉ chừng
0,5 – 1,0% mà thôi.
Trong suốt đời sống của cây, nước lúc nào cũng cần thiết để thay thế lượng
nước mất đi. Nhưng ở những thời kì khác nhau thì cây cần lượng nước không
giống nhau. Ở bất kì thời kì sinh trưởng nào của cây nếu thiếu nước đều gây ảnh
hưởng xấu, nhưng có một thời kì thiếu nước sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến
năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch của cây- thời kì đó gọi là thời kì
khủng hoảng nước của cây hay thời kì nhạy cảm với sự thiếu hụt nước. Ở thời kì
này cây tiêu thụ nước với hiệu suất tích lũy chất khô cao nhất và nước đóng vai
9



trò quyết định đến năng suất cuối cùng. Ví dụ đối với cây lúa giai đoạn làm
đòng, trổ bông và phát triển hạt cho đến khi cây lúa chín tức là thời kì tích lũy
chất khô, nếu ở giai đoạn này thiếu nước sẽ gây nên hiện tượng lem lép hạt.
Ngoài ra chúng ta còn thấy rõ rệt tác dụng của nước đối với việc cải tạo các
loại đất mặn, đất chua, đất lầy thụt, đất bạc màu v.v… Trong công tác cải tạo
các loại đất này thì thủy lợi luôn đi trước một bước, tạo nên các loại đất thích
hợp cho cây trồng, góp phần giữ vững và ổn định sản xuất.
2.1.4. Sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực
Lúa gạo có vai trò rất quan trọng, hiện đang nuôi sống hơn một nửa dân số
thế giới và càng quan trọng hơn đối với các nước Châu Á - nơi sản xuất và tiêu
dùng lúa gạo chủ yếu của thế giới, nơi chiếm trên 60% số người thiếu đói hiện
nay. Hiện nay, sản lượng lúa ở Việt Nam chiếm trên 90% sản lượng cây lương
thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân.
Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân
Việt Nam. Vì vậy cây lúa luôn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia của Việt Nam.
Trong hơn 20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp khoảng 2
lần, hiện nay năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha một vụ, riêng vụ đông xuân,
nhiều nơi ở ĐBSCL và ĐB sông Hồng đã đạt 7 tấn/ha. Sản xuất lúa gạo phát
triển, đã đưa Việt Nam từ một nước nhiều năm thiếu lương thực trở thành một
nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế giới. Trong 22 năm qua, Việt Nam đã
xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo, trị giá 23 tỉ USD. Thu nhập của người trồng lúa
ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, sản xuất lương thực của Việt Nam, trong đó có lúa gạo, vẫn
đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số
tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai,
dịch bệnh xảy ra với tần suất ngày càng cao và khốc liệt hơn. Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã khẳng định: “Chính phủ Việt Nam xác định bảo đảm an ninh

lương thực quốc gia lâu dài, trong mọi tình huống là một nội dung quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Việt Nam đang ra sức
khắc phục những hạn chế, yếu kém trong sản xuất kinh doanh lúa gạo, trong đó
tập trung thực hiện các chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa; tăng
cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất, chế
biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác,
phòng trừ sâu bệnh, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; tổ chức lại sản xuất

10


gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn
với phát triển nông thôn ngày càng văn minh hiện đại.[10]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới, Việt Nam, tỉnh Quảng Nam và
huyện Đại Lộc
2.1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, là một loại lương thực quan
trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số thế giới đặc biệt ở vùng Châu Á.
Ở Châu Á, lúa là môt món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của
dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Theo thống kê của tổ
chức lương thực thế giới FAO năm 2015 sản lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn
tăng 1% so với năm 2014 (741,8 triệu tấn) và có xu thế tăng trong những năm
tiếp theo. .Thống kê của tổ chức lương thực thế giới thì có 114 nước trồng lúa,
trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu
Á….31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000ha – 1.000.000 ha.
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới( FAO, 2008) còn cho thấy diện tích
trông lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19
năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ
năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999(156,8 triệu ha)

với tốc độ tăng chậm với tốc đọ tăng trưởng bình quân 630.000ha/năm. Từ năm
2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm
dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến nay diện tích lúa
gia tăng liên tục nhờ vào sự quan tâm của nhà nước. Bên cạnh diện tích trồng
lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng khoảng 1,4 tấn/ha trong
vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của thế
giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn
ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Đến những năm
1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật
Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990).
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7
triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực
này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng lúa
gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế, đến nay lúa vẫn là cây
lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Vì vậy, tổng sản
lượng lúa trong vòng 45 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2,6 lần, từ 257 triệu tấn
năm 1965 lên tới 675 triệu tấn năm 2009. Cùng với đó, diện tích trồng lúa cũng
tăng lên nhưng không đáng kể, được thể hiện qua biểu đồ 2.1:

11


Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất lúa của thế giới từ năm 2000 đến 2009
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
Sản lượng lúa gạo tại Châu Phi đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản
lượng năm 2014. Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã bù đắp những thiếu hụt
do sự suy giảm tại một nước ở Đông và Nam Phi.
Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3

triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng
2,7% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn
định đạt 4.1 triệu tấn năm 2015.[11]
2.1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Từ sau khi có nghị quyết 10, giao ruộng đất cho nông dân và chính sách coi
hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, nông nghiệp nước ta đã có những bước
phát triển vượt bậc. Nước ta từ chỗ thiếu đói về lương thực cho đến nay đã trở
thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hiện nay cây
lúa ðược đưa vòa ssản xuất ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Do điều kiện
đa dạng của khí hậu địa hình và tập quán canh tác nên sản xuất lúa gạo cũng
phân bố không đồng đều trong cả nước. theo số liệu thống kê năm 2014 thì
đồng bằng sông Cứu Long là vùng có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất cả nước,
chiếm khoảng 54,34% (4.246,6 nghìn ha ) tổng diện tích gieo trồng lúa của cả
nước (7.813,8nghìn ha ). Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng với diện tích gieo
trồng lúa chiếm khoảng 14,36%( 1.122,8 nghìn ha). Diện tích gieo trồng lúa qua
các năm từ 1995 đến nay tăng, cụ thể ở giai đoạn năm 1995-2014 là 1048,2
nghìn ha.
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4
triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ
tự Ấn Độ (44.0 triệu ha), Trung Quốc (29.5 triệu ha), In-đô-nê-xi-a (12.3 triệu
12


ha), Băng-la-đét (11.7 triệu ha), Thái Lan (10.2 triệu ha), My-an-ma (8.2 triệu ha).
Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha, đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7
tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), En Sanvađo (7,9 tấn/ha),… đứng đầu khu vực Đông Nam
Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc
(6,6 tấn/ha) và Nhật Bản (6,5 tấn/ha). Việt Nam có mức tăng năng suất trong 8
năm qua là 0,98 tấn/ha, đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu 8 nước có diện tích lúa
nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa. Việt Nam vượt trội trong khu

vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến
bộ kỹ thuật về giống, phân bón, và bảo vệ thực vật. Việt Nam có tổng sản lượng
lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ
2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo
thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ
USD năm 2006. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông
nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến nên
họ đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới,
các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều
kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,…
kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý.[12]
Năng suất lúa của Việt Nam liên tục tăng trong những năm vừa qua. Năm
1995 năng suất lúa chỉ mới đạt 36,9 tạ/ha/năm. Năm 2005 năng suất trung bình
của Việt Nam đạt 48,9 tạ/ha/năm. , tăng 1,32 lần so với năng suất trung bình
năm 1995, và đến năm 2014 thì năng suất lúa trung bình đạt 57,6 tạ/ha/năm.
Hiện nay Việt Nam là nước có năng suất lúa cao nhất trong khu vực Đông Nam
Á. Tuy nhiên, so với năng suất trung bình của các nước tiên tiến trên thế giới thì
năng suất của Việt Nam chỉ bằng 60%.
Về sản lượng: cùng với chính sách đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất
lúa gạo của Việt Nam đã đạt được nhièu thành công. Sản lượng lúa liên tục tăng,
đặc biệt ở giai đoạn năm 2007-2014 thì sản lượng tăng liên tục qua các năm.
Trước đây Việt Nam là nước phải nhập khẩu gạo, thì nay Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. ĐBSH và ĐBSCL là 2 vựa lúa lớn nhất
nước ta. Chỉ tính riêng 2 vùng này, sản lượng lúa đã chiếm khoảng hơn 70%
tổng sản lượng lúa cả nước.
2.1.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, nền sản xuất nông
nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường

13



xuyên xảy ra hạn hán và lũ lụt, làm ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng của
cây trồng.
Qua số liệu thu thập được ta thấy rằng tỉnh đã sản xuất 2 vụ lúa trong
nãm. Năm 2013 diện tích lúa sản xuất lúa là 87904 ha, đạt nãng suất 50,09
tạ/ha/nãm. Ðến nãm 2014, diện tích giảm còn 87396 ha, tức giảm 508 ha, tương
ứng giảm 0,58%. Tuy nhiên, năng suất lúa lại tăng 3,33 tạ /ha(năm 2014 là
53,42tạ/ha), tương ứng tăng 6,65%. Nguyên nhân là do thực hiện chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, chuyển phần ít diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng
các loại cây có hiệu quả kinh tế hơn. Mặc dù diện tích đất trồng lúa giảm nhưng
tăng năng suất không những ổn định được sản lượng lúa mà còn tăng sản lượng
năm 2014 lên 466900 tấn, tăng so với năm 2013 là 26600 tấn, tương ứng với
6,04%. Đây là một kết quả đạt được của tỉnh Quảng Nam.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Quảng Nam
Chỉ tiêu Năm 2013
Cả
Năm 2014
Cả
2014/2013
năm
năm
Lúa
Lúa
Lúa
Lúa
+/%
ĐX
mùa
ĐX

mùa
1. Diện 43095 44809 87904 43565 43831 87396 -508 -0,58
tích
trồng
lúa(ha)
2. Năng 55,27 45,1
50,09 56,86 50,01 53,42 +3,3 +6,6
suất
3
5
(tạ/ha)
3. Sản 23819 20211 44030 24770 21920 46690 2660 +6,0
lượng 0
0
0
0
0
0
0
4
(tấn)
( Nguồn niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2014)
2.1.1.4. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Đại Lộc
Tình hình sản xuất lúa của huyện Đại Lộc được thể hiện qua bảng 2.2
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Đại Lộc
Chỉ tiêu
Năm 2013
Cả
Năm 2014
Cả

2014/2013
năm
năm
Lúa
Lúa
Lúa
Lúa
+/%
ĐX
mùa
ĐX
mùa
Diện tích 4,096 3,820 7,916 4,010 3,694 7,704 -212
-2,68
trồng
lúa(ha)
Năng
53,6
46
99,6
56
50,4
106,4 +6,8
+6,83
suất(tạ/ha)
Sản
21,955 17,562 39,517 22,456 18,618 41,047 +1,557 +3,94
lượng(tấn)
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2014)
14



Từ bảng 2.2cho ta thấy rằng diện tích, năng suất và sản lượng qua các
năm , các vụ có sự biến động rõ rệt
Về diện tích gieo trồng cả 2 năm thì vụ Hè thu đều có diện tích gieo
trồng giảm so với vụ Đông xuân. Năm 2013, diện tích vụ đông xuân 4.096ha, vụ
hè thu giảm còn 3.820 ha. Đây là đường lối chủ trương của huyện. Bởi vì vụ Hè
thu là mùa hạn hán, không có đủ nguồn nước tưới nên không thuận tiện cho việc
sản xuất lúa dẫn đến mất mùa. Do đó diện tích này sẽ chuyển sang trồng màu có
hiệu quả kinh tế hơn và có một ít diệnt ích phải bỏ hoang. Tuy nhiên việc giảm
diện tích này là một phần làm giảm sản lượng lúa. Do đó huyện cần phải xem
xét thật kỹ , xây dựng thủy lợi để phục vụ tưới tiêu, đặc biệt trong vụ hè thu để
hạn chế việc giảm diện tích sản xuất lúa không cần thiết. Đối với cả năm thì diện
tích gieo trồng lúa năm 2014 giảm so với năm 2013 là 212 ha tương ứng 2,7%.
Điều này do nguyên nhân :trước hết là do huyện chủ trương chuyển một số diện
tích trồng lúa kém hiệu quả, những vùng đất cao ít bị ngập úng sang trồng hoa
màu, các loại có hiệu quả kinh tế hơn. Hai là do xây dựng công trình thủy lợi,
đắp đê, mở thêm đường xá giao thông phục vụ cho tưới tiêu, cho đi lại và vận
chuyển cho mùa màng thu hoạch. Ba là do xây dựng các công trình phát triển
công nghiệp, xây dựng khu quy hoạch ở vùng trung tâm của huyện
Đối với năng suất lúa, thì vụ Hè thu cả 2 năm đều giảm. Năm 2013, vụ Đông
xuân đạt 53,6tạ/ha, vụ Hè thu giảm xuống còn 46tạ/ha. Năm 2014, vụ Đông
xuân đạt 56tạ /ha, vụ Hè thu giảm còn 50,4 tạ/ha. Điều này đúng như quy
luật của tự nhiên, sản xuất lúa vụ Hè thu thường gặp nắng hạn, khóa khăn
trong việc tưới tiêu, đặc biệt lúc lúa trổ gặp nhiệt độ quá cao lại thiếu nước
thì sẽ có nhiều hạt lép dẫn đến năng suất không cao. Hơn nữa vụ Hè thu là
vụ kế tiếp của vụ Đông xuân. Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, trong
vụ Đông xuân cây trông đã hút chất dinh dưỡng làm cho đất bạc màu đi, mà
trong vụ Hè thu đất không được ngấm lâu, dinh dưỡng của đất chưa được bổ
sung kịp thời, kết quả là cây trồng sinh trưởng không tốt và năng suất thấp.

Xét cả năm thì năng suất năm 2013 chỉ đạt 99,6tạ/ha, năm 2014 đạt 106,4
tạ/ha. Như vậy năm 2014 tăng so với năm 2013 là 6,8tạ/ha tương ứng là
6,83%. Và đã làm sản lượng tăng từ 39.526,6 tấn năm 2013 lên 41.073,8 tấn
năm 2014. Sỡ dĩ có được thành tích này là kết quả của quá trình không
ngừng phấn đấu, chiến lược táo bạo của huyện. Tức là, huyện đã tiếp tục
phát truiển theo hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh
và chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cây lúa thể hiện vai trò chủ lực. Với các
biện pháp thâm canh đồng bộ và nâng cao chất lượng giống, đã đạt được
năng suất bình quân hàng năm 49,2 tạ/hya/vụ(năm 2014 đạt 53,2 tạ). đặc
biệt là triển khai tổ chức sản xuất giống lúa cấp 1với 92,5 ha ở các HTX
nông nghiệp, đã góp phần tăng năng suất của huyện
Như vậy ta thấy rõ rằng, giảm diện tích trồng lúa không phải là một nhược
điểm của huyện mang là quyết định đúng đắn, thực hiện đường lối chủ trương
15


nâng cao năng suất để tăng sản lượng, ổn định được an ninh lương thực. Mặc dù
giảm diện tích gieo trồng có ảnh hưởng đến sản lượng nhưng đây là con đường
cơ bản mà huyện cần thực hiện, là con đường tích cực.
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất lúa ở những vùng không chủ động nước tại
Việt Nam và tỉnh Quảng Nam
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất lúa ở những vùng không chủ động nước tại
Việt Nam
Tại Hội thảo tiềm năng, thách thức và triển vọng phát triển cây lúa cạn ở
những vùng sinh thái khô hạn vào ngày 24/4/2002 do Bộ NN và PTNT phối hợp
với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức đã cho biết, hiện cả nước có
khoảng 199.921 ha lúa cạn, chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc
(54,3%); Tây Nguyên (25,3%) còn lại là vùng núi thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ
(6,0%); Duyên hải miền Trung (9,3%). Sản lượng lúa cạn toàn quốc năm 2001
đạt khoảng 241 nghìn tấn. Tuy có vai trò quan trọng song sản xuất lúa cạn hiện

còn rất nhiều hạn chế. Các giống lúa cạn hiện nay chủ yếu là các giống địa
phương (99%) cao cây, năng suất thấp, bấp bênh (trên dưới 10 tạ/ha) và có xu
hướng giảm dần. Dự kiến diện tích lúa cạn sẽ duy trì ở mức 200.000 ha. Sản
xuất lúa cạn phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, không phá rừng nhất
là rừng đầu nguồn để làm nương rẫy.
Sản xuất lúa cạn ở nước ta còn một số hạn chế đó là:
+ Nó hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên; lượng mưa và tần suất mưa là
các yếu tố quyết định năng suất của lúa cạn.
+ Giống lúa dài ngày lẫn tạp nhiều.
+ Đầu tư kém và kỹ thuật canh tác rất đơn sơ.
+ Rất ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến năng suất lúa cạn ở nước ta còn rất
thấp chưa thoát khỏi cảnh đói nghèo.Đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đến chặt phá rừng làm nương rẫy, làm xói mòn đất và mất cân bằng sinh thái.
[13]
Theo Nguyễn Bá Quang (2013), lúa cạn đã được trồng trên các vùng đất dốc
từ lâu đời và trở thành tập quán của đồng bào dân tộc ít người. Những tỉnh miền
núi, diệc tích trồng lúa cạn chiếm tỷ lệ rất lớn như Lai Châu có 52,83%, Sơn La
có 48,35%, Gia Lai có 38,6%, Kon Tum có 21,2%, Lào Cai có 27,08%, Điện
Biên có 27%, Đắc Lắc có 17,5%... Các giống lúa cạn hiện trồng chủ yếu là giống
16


lúa truyền thống, lâu đời như Tẻ vàng, Tẻ đỏ, Tẻ trắng, Tẻ nương Mộc Châu, Tẻ
mèo, Mộ, Nếp nương, Nếp khẩu nhoi, Mố… Các giống này mặc dù vẫn được ưa
chuộng như một thứ đặc sản, nhưng đã nhiều năm gieo trồng không qua tuyển
chọn nên năng suất hiện đã rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do lúa cạn được
trồng bằng những giống không qua tuyển chọn, phương thức gieo trồng quảng
canh, đất bị khai thác cạn kiệt, không được bón phân bổ sung. Phần lớn đất trồng
lúa cạn là đất dốc, hàng năm bị rửa trôi mạnh, độ phì đất bị giảm nhanh chóng

làm cho nguồn dinh dưỡng tự nhiên bị cạn kiệt. Theo kết quả thống kê của Cục
Khuyến nông – Khuyến lâm năm 2011, cả nước có khoảng 440.000 ha đất lúa
cạn, chủ yếu phân bố ở Trung du và miền núi phía Bắc (210.000 ha), Tây Nguyên
(128.000 ha), Duyên hải miền Trung (77.000 ha), Đông Nam Bộ (23.000 ha),
Đồng bằng Sông Cửu Long (2.000 ha). Theo báo cáo của các địa phương, sản
lượng lúa cạn toàn quốc năm 2011 đạt khoảng 880.000 tấn. Tuy chiếm một diện
tích không lớn so với diện tích lúa nước nhưng lúa cạn là cây truyền thống, là
phương thức giải quyết lương thực tại chỗ đối với đồng bào các dân tộc ít người
vùng núi. Phát triển lúa cạn góp phần ổn định đời sống, hạn chế du canh du cư,
đốt nương làm rẫy, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.[14]
Theo số liệu thống kê của Cục thủy lợi (10/2011) thì vùng Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên diện tích sản xuất lúa phụ thuộc vào nước trời còn khá lớn. Theo đó
thì năm 2011, tổng diện tích trồng lúa ở vùng Nam Trung bộ (chưa tính Ninh
Thuận và Bình Thuận) là 391.039 ha trong đó diện tích lúa hoàn toàn phụ thuộc
nước trời là 26.058 ha (Đông Xuân 7.057 ha; Hè Thu 17.001 ha; Vụ Mùa 2.000
ha). Vùng Tây Nguyên, tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2011 là 215,94 ha trong
đó có 14.141 ha phụ thuộc nước trời (Đông Xuân 7.451 ha; Vụ Mùa 6.690 ha).
Như vậy, trong năm 2011 vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên có khoảng 40.179
ha sản xuất lúa hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời.[15]

17


Bảng 2.3: Kết quả tưới cho lúa năm 2011 ở vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Tỉnh, TP
N.T.Bộ
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi

Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Tây Nguyên
Kon Tum
Gia Lai
Đăk Lăk
Đăk Nông
Lâm Đồng
Tổng cộng

Vụ Đông Xuân
(1000ha)
Tổng
Không
Có tưới
DT
tưới
177100 169669
7431
3500
3450
50
42900
40000
2900
370000
36730 333270
47800
47100

700
26400
25361
1039
19500
17030
2470
77900
70843
7057
6600
6521
79
24400
2295
1442
31200
28000
3200
4500
4050
450
11200
9314
1886
255000 240512 14488

Vụ Hè Thu
(1000ha)
Tổng DT


Có tưới

170839
3000
44100
32390
42400
24307
18500
0
0
0
0
0
6142
170839

153838
3000
35000
29124
40000
23587
16985
0
0
0
0
0

6142
153838

Vụ Mùa
(1000ha)
Khôn
g tưới
17001
0
9100
3266
2400
720
1515
0
0
0
0
0
0
17001

Tổng DT

Có tưới

43100
0
0
3500

24000
7000
8600
138040
15900
46500
50500
7947
17193
181140

41100
0
0
3500
22000
7000
8600
131350
15400
43500
47500
7800
17150
172450

Không
tưới
2000
0

0
0
2000
0
0
6690
500
3000
3000
147
43
8690

(Nguồn: Tổng cục Thủy lợi, 2011)

18


2.2.2.2.Thực trạng sử dụng đất lúa ở những vùng không chủ động nước tại tỉnh
Quảng Nam
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam,ở những khu vực trung du miền núi
của tỉnh đang rất vui vì lúa nước trời vụ Đông Xuân 2014 - 2015 được mùa trên
diện rộng. Nông dân toàn tỉnh canh tác 5.001 ha lúa nước trời, nhờ thời điểm làm
đòng, trổ bông gặp thời tiết thuận lợi nên năng suất bình quân của lúa nước trời
ước đạt 44,82 tạ/ha, tăng 3,65 tạ/ha so với cùng vụ năm trước. Năng suất tăng
mạnh nên tổng sản lượng lúa nước trời đạt 22.416 tấn, cao hơn cùng vụ sản xuất
năm ngoái 292 tấn. Trong khi đó, vì trúng phải đợt mưa lũ bất thường xuất hiện
hồi cuối tháng 3 nên 38.469ha lúa chủ động tưới vừa nêu cho năng suất thấp, chỉ
đạt 57,06 tạ/ha, giảm 2 tạ/ha so với Đông Xuân 2013-2014.[16]
Bên cạnh những vụ mùa thắng lợi này, việc sản xuất lúa tại những ruộng

lúa dựa vào nước trời thường gặp rất nhiều khó khăn, năng suất thấp và bấp
bênh, tỉnh đã chủ trương chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa nước trời sang canh
tác các loại cây trồng cạn khác có hiệu quả cao hơn.[17]
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, năm 2013 nông dân toàn tỉnh đã
chuyển 2.326 ha đất lúa sang canh tác cây trồng cạn. Ở vùng đất lúa gieo không
có nước tưới chủ yếu áp dụng phương thức luân canh là lúa Đông Xuân - sắn
(hoặc đậu phụng, mè) Hè Thu. Còn tại những nơi có đất lúa chủ động nước tưới
và đủ nguồn lao động thì luân canh theo cách đậu phụng (hoặc bắp) Đông Xuân
- lúa (hoặc bắp) hè thu, lúa đông xuân - dưa hấu xuân hè - lúa hè thu, dưa hấu
đông xuân - dưa hấu Xuân Hè - lúa Hè Thu, lúa Đông Xuân - bắp (hoặc đậu
phụng) Hè Thu. Qua khảo sát cho thấy, mỗi năm 1ha đất sản xuất theo phương
thức trên mang lại cho nông dân 120 - 130 triệu đồng, tăng 60 - 70 triệu đồng so
với làm 2 vụ lúa/năm.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, thời gian qua, nhiều địa phương
trên địa bàn Đại Lộc đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém
hiệu quả, không chủ động nguồn nước tưới sang canh tác rau màu nhằm nâng
cao năng suất, sản lượng trên cùng đơn vị diện tích. Mô hình trồng giống đậu
phụng LDH.01 trên đất lúa chuyển đổi do Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm
huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai được xem là hướng
đi mới ở một địa phương có thế mạnh nông nghiệp với đối tượng chính là cây
lúa. Qua thực nghiệm, 100% diện tích đất trồng đậu phụng của các hộ trên đều
phát triển tốt, năng suất đạt bình quân 120kg/sào, tương đương 2,4 tấn/ha. Với
giá bán đậu phụng thương phẩm trên địa bàn dao động 20 - 25 nghìn đồng/kg thì

19


sau khi trừ chi phí đầu vào, người dân sẽ thu lãi 25 - 30 triệu đồng/ha, cao hơn
nhiều so với với trồng lúa trên cùng chân đất.[18]
Theo kế hoạch, Đại Lộc sẽ tiến hành chuyển đổi khoảng 100 ha đất lúa

kém hiệu quả, không chủ động nước tưới sang sản xuất hoa màu các loại và tại
mỗi địa phương, sẽ bố trí đối tượng cây trồng hợp lý. Ngoài mô hình trên, huyện
đã quy hoạch và đưa vào chuyển đổi 7 ha thuộc khu vực đồng thấp, xã Đại
Cường sang trồng hoa màu như bắp, đậu xanh, đậu phụng; chuyển đổi 15ha
trồng lúa khu Tây An (thị trấn Ái Nghĩa), khu vực thường xuyên thiếu nước tưới
trầm trọng vụ hè thu sang trồng hoa màu như bắp hoặc đậu xanh vụ Xuân Hè và
Hè Thu, riêng vụ Đông Xuân vẫn giữ nguyên trồng lúa. Cánh đồng lúa thôn 9
(Đại Lãnh) hơn 3 ha đã chuyển đổi cơ cấu sang trồng hoa màu hoàn toàn. Trên
cánh đồng này, vụ Đông Xuân bà con có thể trồng thuốc lá, vụ Xuân Hè có thể
trồng đậu xanh và Hè Thu có thể trồng bắp ngắn ngày vụ 3, nhằm tận dụng,
không để đất ngơi nghỉ. Ở Đại Tân, trên một số diện tích sản xuất lúa một vụ tận
dụng nước trời kém hiệu quả, địa phương cũng đã vận động bà con cải tạo để
trồng hoa màu, trồng cỏ nuôi bò hay đào ao thả cá nhằm cải thiện thu nhập,
tránh tình trạng bỏ đất hoang hóa. Đại Đồng cũng là địa phương chuyển đổi cơ
cấu cây trồng rất mạnh, toàn xã hiện đã chuyển đổi hơn 20ha trồng lúa, đất vườn
kém hiệu quả sang chuyên canh cây sả, vốn là cây trồng chịu hạn…[18]
Vụ Hè Thu năm 2015, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, một
số chân ruộng cao không thể chủ động nước tưới để sản xuất lúa. Trước thực
trạng trên, huyện Thăng Bình đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật
nuôi cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng để tăng hiệu quả kinh tế
trên cùng diện tích canh tác. Cánh đồng rộng 12 ha ở thôn 2 xã Bình Đào do
thiếu nước tưới nên vụ Hè Thu các năm trước nông dân trồng lúa đem lại hiệu
quả kinh tế không cao. Được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện, vụ Hè Thu
năm 2015 nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng giống đậu phụng L23.
Riêng đối với vụ Hè Thu năm nay, mặc dù tình hình thời tiết bất lợi, nắng nóng
kéo dài nhưng năng suất đạt khá cao. Tính theo năng suất lý thuyết đạt 37 tạ/ha,
nếu sản xuất giống đậu phụng mới L23 xen với đậu xanh sẽ cho hiệu quả kinh tế
cao hơn 4,5 lần so với cây lúa, số tiền lãi trên 1ha chuyển đổi đạt hơn 42 triệu
đồng. Vụ Hè Thu 2015 toàn huyện chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng cạn
được 102 ha, gồm: 28ha ngô, 72ha lạc, 2 ha mè. Tập trung ở các xã thiếu nguồn

nước tưới như: Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị, Bình Sa, Bình Quý,
Bình An, Bình Đào, thị trấn Hà Lam hầu hết diện tích chuyển đổi cho hiệu quả
cao hơn trồng lúa. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng, thiếu
nước tiếp tục diễn ra nên các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi
20


phù hợp cần tiếp tục được nhân rộng nhằm tạo điều kiện cho nông dân mạnh dạn
chuyển đổi, đầu tư thâm canh, mở rộng sản xuất góp phần nâng cao thu nhập.
[19]

21


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng đất trồng lúa của vùng không chủ động nước và các kiểu sử

dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn nghiên cứu.
- Hiệu quả sử dụng đất của vùng không chủ động nước.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu trên 2 xã Đại Quang và Đại

Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi thời gian: số liệu phục vụ đề tài được thu thập từ năm 2011-2015

về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đất đai của huyện. Số liệu điều tra

nông hộ về giá cả, vật tư, nông sản hàng hóa theo giá thị trường giai đoạn
năm 2013 -2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất

tại địa bàn nghiên cứu .
- Phân tích thực trạng sử dụng và biến động đất lúa không chủ động nước tại

địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa không chủ động nước tại địa

bàn nghiên cứu và đi xác định các loại hình sử dụng đất chuyển đổi có
hiệu quả thay cây lúa.
- Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa

không chủ động nước và các loại hình sử dụng đất chuyển đổi thay cây
lúa.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực.
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai qua

các năm 2011-2014 của huyện và khu vực nghiên cứu.
- Số liệu về tình hình sản xuất lúa và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn

22


huyện và khu vực nghiên cứu.
- Số liệu về thực trạng sử dụng đất lúa không chủ động nước tại khu vực


nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra bằng phiếu phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi điều tra thực địa

nhằm thu thập thông tin từ những người được phỏng vấn. Những câu hỏi
chú trọng đến vấn đề thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa vùng
không chủ động nước trên địa bàn.
- Quan sát thực trạng đất trồng lúa không chủ động nước tại địa bàn nghiên

cứu.
3.4.3. Phương pháp chọn hộ và địa điểm nghiên cứu
- Đề tài tiến hành lựa chọn 2 xã: Đại Quang và Đại Đồng.
- Đối với mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ có sử dụng đất lúa tại những vùng

không chủ động nước để tiến hành phỏng vấn theo mẫu phiếu có sẵn.
3.4.4. Phương pháp phân tích , tổng hợp và đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả
sử dụng đất
3.4.4.1. Hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Giá trị sản xuất(GO)/ đơn vị diện tích= năng suất * đơn giá (triệu đồng/ha)
Giá trị gia tăng(VA)/ đơn vị diện tích = thu nhập- chi phí (triệu đồng/ha)
- Hiệu quả kinh phí trên một đơn vị chi phí.

Giá trị sản xuất/ đơn vị chi phí= (sản lượng* đơn giá)/ tổng chi phí
Giá trị gia tăng/đơn vị chi phí = (sản lượng- chi phí)/ tổng chi phí
.
- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị công lao động.
Giá trị sản xuất/ công lao động = ( sản lượng* đơn giá)/tổng số công lao động

Giá trị gia tăng/ công lao động = ( sản lượng – chi phí)/ tổng số công lao động
3.4.4.2. Hiệu quả xã hội
- Khả năng giải quyết việc làm từ hoạt động trồng lúa.
- Thu nhập của nông hộ từ trồng lúa.

23


3.4.4.3. Hiệu quả môi trường
- Mức độ ảnh hưởng đến môi trường khi sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ,

thuốc bảo vệ thực vật.
- Hệ số sử dụng đất trông lúa.

3.4.5. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về được tổng hợp qua bảng, biểu
đồ, so sánh qua các năm để nắm bắt sự biến động và rút ra kết luận. Các số liệu
sơ cấp sau khi thu thập được xử lý qua phần mềm Microsoft Excell để phục vụ
đề tài.

24


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình sử
dụng đất
4.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Đại Quang và Đại Đồng là hai xã tọa lạc ở phía Tây của huyện Đại Lộc,

cách trung tâm hành chính huyện khoảng 10km về phía Tây. Tổng diện tích tự
nhiên là 8052,18 ha. Có tọa độ địa lý như sau:
-15000’44’’ đến 15056’04″ vĩ độ Bắc.
-107056’05’’ đến 108005’04″ kinh độ Đông.
- Phía đông giáp : Xã Đại Nghĩa
- Phía tây giáp : Xã Đại Lãnh
- Phía nam giáp : Xã Đại Phong, Đại Minh, Đại Hồng
- Phía bắc giáp :Thành phố Đà Nẵng

Hình 4.1.Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Hệ thống giao thông khá thuận lợi, có quốc lộ 14B, tỉnh lộ ĐT 609, có
sông Vu Gia chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển
kinh tế, văn hoá - xã hội các khu vực lân cận.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đại Quang và Đại Đồng là hai xã có dạng địa hình khá phức tạp, bị chia cắt
thành nhiều cấp khác nhau do các khe suối tạo thành. Địa hình thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, có diện tích đất lâm nghiệp lớn. Chia làm hai dạng địa
hình: địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng. Dạng địa hình đồi núi thường xen
25


×