Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 9 LÀM CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VÀO 10 HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.83 KB, 24 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 9 LÀM CÁC
DẠNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VÀO 10 HIỆU QUẢ

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

1

Lời giới thiệu

Trang 1

2

Tên chuyên đề

Trang 2

3

Tác giả chuyên đề

Trang 2

4

Chủ đầu tư sáng tạo ra chuyên đề



Trang 2

5

Lĩnh vực áp dụng chuyên đề

Trang 2

6

Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Trang 2

7

Mô tả bản chất của chuyên đề

Trang 3

7.1

Phần nội dung

Trang 3

7.2

Kết luận chung


Trang 19

8

Những thông tin cần được bảo mật

Trang 19

9

Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề

Trang 19

10

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến
của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng chuyên đề lần
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có).

Trang 19

10.1

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
do áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tác giả.

Trang 19


10.2

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
do áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.

Trang 19

11
12
13

Kiến nghị
Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng
thử hoặc áp dụng chuyên đề lần đầu
Tài liệu tham khảo

Trang 20
Trang 21
Trang 22


1

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 9 LÀM CÁC DẠNG
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VÀO 10 HIỆU QUẢ”
1. Lời giới thiệu
Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ nói chung và mơn Tiếng

Anh nói riêng ở các trường đã được chú trọng hơn rất nhiều đặc biệt khi ngoại
ngữ là mơn thi bắt buộc trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Khi tiếng Anh đã
khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp
học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào
để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không
chỉ đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ
môn tiếng Anh. Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một
ngôn ngữ. Muốn sử dụng thành thạo ngơn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4
kĩ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này, thì
sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong việc
giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng đọc hiểu là một trong nhưng kĩ năng cơ bản được chú
trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có
hiểu nội dung của bài hay khơng. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu
tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng
tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh,
giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. Trong một tiết đọc hiểu
giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn
văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp
với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những
hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn.
Trong chương trình tiếng Anh, một bài đọc thường có rất nhiều từ và cấu
trúc mới mà học sinh chưa được tiếp cận hoặc đã quên. Vì vậy, việc phát triển
kỹ năng đọc hiểu cho HS là một nhiệm vụ thiết yếu để cho các em có khả năng


2
khơng chỉ đọc, hiểu những bài trong chương trình mà cịn có thể tự đọc ở nhà để
mở mang vốn kiến thức. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất ngại luyện tập. Nguyên
nhân là do tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ. Hơn
nữa các em rất lười học từ nên vốn từ vựng của các em quá ít, chuẩn bị bài mới

sơ sài, học đối phó nhất là những em học yếu. Các em ln sợ nói sai dẫn đến
ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bộ môn.
Kỹ năng đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan trọng trong quá
trình dạy và học tiếng Anh : nghe, nói, đọc, viết. Thành thạo kỹ năng đọc hiểu
còn giúp cho việc phát triển tư duy, sáng tạo, tính độc lập tự chủ của các em,
phục vụ cho q trình học tiếng Anh nói chung, với mục đích biến tiếng Anh
thành ngơn ngữ của chính bản thân mình trong giao tiếp, sử dụng nó như một
chiếc chìa khố vàng mở ra kho tàng tri thức q báu vơ tận của nhân loại. Để có
thể giúp các em tiếp cận với các bài đọc trong chương trình tiếng Anh một cách
dễ dàng, khoa học và tích cực hơn, tơi xin trình bày một số ý kiến về phương
pháp trong q trình dạy đọc hiểu. Đó cũng chính là lí do tơi chọn đề tài
"Một số phương pháp giúp học sinh lớp 9 làm các dạng bài tập đọc hiểu
vào 10 hiệu quả" để làm báo cáo, cùng đồng nghiệp nghiên cứu, thảo luận để
góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo
của môn học.
2. Tên chuyên đề: "Một số phương pháp giúp học sinh lớp 9 làm các dạng bài
tập đọc hiểu vào 10 hiệu quả"
3. Tác giả chuyên đề
- Họ và tên:
- Địa chỉ tác giả chuyên đề:
4. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề:
5. lĩnh vực áp dụng chuyên đề:
Đề tài này nghiên cứu và áp dụng thực tế giảng dạy tại nhà trường để
nâng cao hơn nữa tay nghề của giáo viên, từ đó có phương pháp giảng dạy mới
và linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng học sinh thi vào lớp 10 môn tiếng Anh.
6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Chuyên đề bắt đầu nghiên cứu từ tháng 09 năm 2022
- Chuyên đề được hoàn thiện vào tháng 12 năm 2022.



3
7. Mô tả bản chất chuyên đề:
7.1. Phần nội dung.
7.1.1. Cơ sở lí luận.
Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục,
chú trọng đến việc dạy và học tiếng Anh một cách đúng mức. Mục tiêu giáo dục
phổ thông của chúng ta là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân các con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nghiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nói tóm lại chúng ta phải giáo dục học sinh một cách toàn diện, ứng dụng
phương pháp dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp dạy học và làm thế nào
cho tiết học phải sinh động, cuốn hút học sinh tự giác tham gia vào tích cực, chủ
động tìm ra kiến thức và sử dụng được kiến thức đó. Ta cần phải thay đổi công
việc giảng dạy theo hướng chú trọng năng lực của người học, nhất là tư duy
sáng tạo, vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Đây là yếu tố quan
trọng, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng, đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
7.1.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng chuyên đề:
7.1.2.1. Thực trạng
- Về thuận lợi: hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các
bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới
phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương
trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp học sinh hình
thành và phát triển năng lực cũng như các phẩm chất cần thiết của một công
dân trong xã hội hiện đại.
- Về khó khăn: từ trước đến nay, chúng ta chủ yếu dạy học theo phương
pháp truyền thống. Hơn nữa đa số các em học sinh lười học nên kiến thức nhanh
chóng bị lãng quên chứ chưa nói đến việc áp dụng nó vào trong cuộc sống hàng

ngày. Kết quả học tập môn tiếng Anh của các lớp ở Trường THCS Yên Lập chưa
cao. Tỉ lệ học sinh dưới điểm trung bình cịn chiếm một số lượng khá lớn. Kĩ


4
năng đọc của các em cũng rất kém. Trong khi mẫu đề thi vào THPT trong những
năm gần đây phần đọc hiểu chiếm 50% tổng điểm toàn bài.
7.1.3 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
* Đối với học sinh:
Không biết cách học hiệu quả: tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Đối với học sinh trường THCS Yên lập, hầu hết các
em không biết cách làm bài tập đọc hiểu, các em khơng đọc mà chọn theo cảm
tính, dịch bài trước khi làm bài nên tốn rất nhiều thời gian, không đủ thời gian
làm các dạng bài khác.
Chưa có niềm hứng thú học tập đối với môn học.
* Đối với giáo viên:
Chưa có phương pháp dạy học thật sự hiệu quả, chưa chịu khó học hỏi kinh
nghiệm.
Chưa có sự đầu tư, tìm tịi các thủ thuật dạy tích cực, gây hứng thú cho học
sinh trong khi học.
Chưa có sự đầu tư trong việc soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học và thiết kế
các hoạt động bổ trợ, giúp học sinh học tập tích cực, tiếp thu kiến thức chủ động
hơn.
7.1.4. Kết quả của thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy chương trình tiếng Anh trung học cơ sở, tôi
nhận thấy kĩ năng làm bài đọc hiểu của một bộ phận học sinh cịn yếu nên kết
quả mơn học chưa cao.
Sau đây là bảng số liệu thống kê điểm trung bình của một bài khảo sát
phần đọc hiểu mà bản thân tôi đã tiến hành với học sinh lớp 9A và lớp 9B
trường THCS Yên Lập vào thời điểm đầu năm học 2022 - 2023 (thời điểm trước

khi áp dụng chuyên đề):


5
Bảng 1. Trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 9A và 9B trước khi áp dụng.
Lớp

Giỏi


số

Khá

SL

TL

SL

Trung Bình

TL

SL

TL

9A


30

2

6,7%

7

23,3%

13

43,3%

9B

27

1

3,7%

3

11,1%

15

55,6%


Yếu

SL

TL

Kém

SL

TL

6

20%

2

6,7 %

5

18,5% 3

11,1%

7.1.5 Giải pháp, biện pháp
7.1.5.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập kĩ năng đọc hiểu một cách hiệu
quả, gây hứng thú cho học sinh khi học tiếng Anh, từ đó học sinh tích cực tham

gia tự giác vào các hoạt động học và tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ bài học gắn với
ngữ cảnh giao tiếp thực tế, nâng cao khả năng tự học hỏi, làm giàu vốn kiến thức
của mình và tự tin trong giao tiếp ngồi xã hội.
7.1.5.2Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
7.1.5.2.1. Các kĩ năng đọc hiểu
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của bài thi Tiếng Anh là sự
phân chia thời gian cho hợp lý. Trong thời lượng thời gian hạn chế, đặc biệt vất
vả hơn khi có những bài đọc hiểu dài 400-500 từ, nếu chúng ta khơng có phương
pháp làm bài một cách hiệu quả thì chắc chắn sẽ bị thiếu thời gian. Để giải quyết
vấn đề này, trước tiên chúng ta cần nắm được một số kỹ năng cơ bản khi làm bài
đọc hiểu. Skimming là 1 trong 3 kỹ năng thường được nhắc đến nhiểu nhất trong
bài đọc hiểu.
- SKIMMING (Đọc lướt lấy ý chính)
Skimming là gì? Skimming là kỹ năng dùng mắt đọc lướt qua tồn bộ bài
khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài.
Khi nào thì cần dùng kỹ năng Skimming?
Skimming để xem ý nghĩa của bài đọc để xác định đâu là những thông tin
quan trọng
Skimming để xác định từ khóa chính


6
Sau khi skimming một đoạn bạn sẽ xác định được xem có cần đọc kỹ đoạn
này sau đó khơng.
Các bước trong Skimming là gì?
Đầu tiên, hãy đọc chủ đề của bài. Đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất nội
dung của bài.
Đọc đoạn giới thiệu, hoặc khái quát.
Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa.
Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối tương quan giữa chúng.

Đọc câu đầu tiên của các đoạn cịn lại.
+ Ý chính của mỗi đoạn thường nằm ở câu đầu tiên
+ Nếu như tác giả bắt đầu bằng một câu hỏi, một lời dẫn, thì có thể ý
chính sẽ nằm ở đoạn cuối
Đọc sâu hơn vào bài khóa. Hãy chú ý:
+ Những từ đầu mối trả lời cho các câu hỏi: who, what, when, why, how
+ Danh từ riêng
+ Các từ khác biệt, đặc biệt là các từ viết hoa
+ Liệt kê
+ Tính từ số lượng (best, most, worst,...)
+ Những dấu hiệu đánh máy:in nghiêng, in đậm, gạch chân,...
+ Nếu có tranh, biểu đồ hay sơ đồ, hãy nhìn lướt thật nhanh
Đọc tồn bộ đoạn cuối
Chú ý: Khi chúng ta đọc lướt khơng có nghĩa là chúng ta đọc từng chữ và
thông thường, chúng ta đọc từ trái qua phải. Để đọc lướt, các em cần nắm chắc
cấu trúc câu trong tiếng Anh.
Scanning (Đọc nhanh lấy dữ liệu chi tiết)
Scanning là gì? Scanning là kỹ năng đọc thật nhanh để lấy những dữ liệu
cụ thể, những thơng tin chi tiết trong bài khóa.
Khi nào cần dùng kỹ năng Scanning?
Scanning thường được sử dụng khi tìm kiếm các dữ liệu như tên riêng, ngày,
thông số, hoặc các từ trong bài khóa mà khơng cần đọc và hiểu được những phần


7
khác của bài. Đối với các câu hỏi thí sinh đã hồn thành kỹ năng skimming thì áp
dụng kỹ năng scanning để tìm được đáp án chính xác.
Các bước trong Scanning là gì?
Ln ln phải định hình trong đầu xem bạn đang tìm kiếm thơng tin gì.
Nếu như xác định được các thơng tin cần tìm kiếm trong bài một cách rõ ràng thì

việc tìm các từ trong bài sẽ dễ hơn.
Dự đốn xem các thơng tin trong bài khóa ở dạng nào: số, tên riêng, ngày
tháng,... và có thể nằm ở đoạn nào.
Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
+ Có thể là trong tiêu đề, biểu đồ, hoặc trong phần in đậm?
+ Thông tin có thể được sắp xếp theo vần, theo số liệu giống như trong
danh bạ điện thoại, bảng chú giải?
Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dịng cùng một lúc.
Khi tìm thấy câu có chứa thơng tin cần tìm, hãy dừng lại và đọc tồn bộ câu đó.
Bạn có thể đọc từ trên xuống dưới, hoặc đọc theo đường chéo.
7.1.5.2.2 Paraphrasing (Cách diễn đạt khác nhau của cùng một ý)
"Paraphrasing" là cách phát biểu lại đoạn văn viết hoặc đoạn văn nói bằng từ
vựng hoặc cấu trúc khác mà khơng làm thay đổi nghĩa của đoạn văn.
Ví dụ: The hardest woodwind instrument to learn is the oboe. (Nhạc cụ hơi
bằng gỗ khó học nhất là kèn ơ-boa.)
The oboe is the most difficult woodwind instrument to master. (Kèn ô-boa là
loại nhạc cụ hơi bằng gỗ khó điều khiển nhất.)
Kỹ thuật này bao gồm các cách sau:
Sử dụng từ đồng nghĩa
+ advantage → benefit (lợi ích)
+ to identify problems in the system → to expose defects in the system
(nhận ra các vấn đề trong hệ thống → tìm ra các nhược điểm trong hệ thống)
+ Vehicular access will be temporarily restricted. → Some roads will be
closed for a certain period of time. (Lối ra vào dành cho xe cộ sẽ tạm thời bị cấm.
→ Một vài con đường sẽ bị đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định.)


8
Sử dụng từ trái nghĩa
The construction will improve the traffic flow. → The construction will

ease traffic congestion. (Cơng trình này sẽ cải thiện luồng giao thơng. → Cơng
trình này sẽ giảm ùn tắc giao thông.)
The museum is open to the public Tuesday through Saturday. → The
museum is closed to the public on Monday. (Bảo tàng mở cửa từ thứ Ba đến thứ
Bảy. → Bảo tàng đóng cửa vào thứ Hai.)
to encourage better attendance → to have fewer absences (khuyến khích sự tham
dự đơng hơn → có ít sự vắng mặt hơn)
Chuyển từ một danh từ cụ thể (ví dụ: color printer) sang danh từ chung (ví
dụ: office equipment).
She is eating an apple. → She is eating a fruit. (Cô ấy đang ăn một quả táo. →
Cô ấy đang ăn hoa quả.)
He bought a microwave oven. → He purchased a kitchen appliance.
(Anh ấy đã mua một chiếc lị vi sóng. → Anh ấy đã mua một thiết bị nhà bếp.)
rare and endangered species → certain species (loài động vật quý hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng →lồi động vật nào đó)
Chuyển từ một danh từ chung sang một danh từ cụ thể
transportation service → bus, subway, train, and airline service (dịch vụ vận tải
→ dịch vụ xe buýt, tàu điện ngầm, tàu và hàng không)
fossil fuels → coal, oil, and gas (nhiên liệu hóa thạch → than, dầu và khí đốt)
footware → shoes, sandals, boots (đồ đi ở chân → giày, xăng-đan, giày ống)
Thay đổi từ loại
to take occasional walks → to walk occasionally (thỉnh thoảng đi dạo)
to dress comfortably → to wear comfortable clothing (ăn mặc thoải mái →
mặc quần áo thoải mái)
We guarantee your information is confiential. → We guarantee the
confidentiality of your information. (Chúng tôi bảo đảm thông tin của bạn là
tuyệt mật. → Chúng tôi bảo đảm sự tuyệt mật cho thông tin của bạn.)
Sử dụng các cấu trúc khác



9
Street parking is available, but limited. → Visitors may have diffiulty fiding
a place to park. (Đỗ xe trên phố có hiệu lực nhưng có giới hạn. → Khách có thể
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một chỗ đỗ xe.)
Competitive salary based on the level of prior experience → Pay depends
on how much experience the applicant has. (Mức lương cạnh tranh căn cứ vào
mức độ kinh nghiệm trước đó. → Tiền lương phụ thuộc vào kinh nghiệm ứng
viên có là bao nhiêu.)
Dưới đây là một số dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi phần đọc hiểu:
Dạng 1: Main idea questions
Câu hỏi : Tìm ý chính của bài đọc (main idea) và xác định mục đích của bài
(purpose)
Hầu hết các bài đọc đều có ít nhất 1 câu hỏi dạng này và có thể được hỏi
dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại sẽ yêu cầu thí sinh xác định
"topic", "title", "subject", "primary idea" hay "main idea". Với dạng bài tập cơ
bản thì nội dung chính của đoạn văn thường nằm ở câu chủ đề hoặc câu đầu tiên
ở mỗi đoạn văn (đôi khi lại là câu cuối cùng) nên thí sinh chỉ cần đọc lướt nhanh
những câu đầu tiên hoặc những câu cuối cùng để tìm ra nội dung chính. Đối với
dạng bài tập nâng cao, nội dung chính của bài sẽ khơng nằm trong một câu cụ thể
nào cả mà là ý chung của toàn bài. Do đó, chúng ta nên để lại những câu hỏi dạng
này để làm sau cùng. Sau khi đã dành thời gian đọc để tìm thơng tin chi tiết của
các câu hỏi khác, chúng ta sẽ nắm được nội dung chính của toàn bài.
Main idea questions
- What is the topic of the passage?
- What is the subject of the passage?
Các câu hỏi
thường gặp

- What is the main idea of the passage?
- What is the author's main point in the passage?

- With what is the author primarily concerned?
- Which of the following would be the best title?
- What is the author's main purpose in the passage?


10
- Thường nằm ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn. Nếu ý chính
Câu trả lời

khơng nằm cụ thể ở đầu hoặc cuối đoạn văn, ta sẽ để lại làm cuối
cùng sau khi đã dành thời gian trả lời các câu hỏi chi tiết.
- Đọc các dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn.
- Tìm ý chung nhất trong dịng đầu tiên và tìm mối liên hệ giữa
chúng.
- Trong quá trình đọc, chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp
lại.
- Tìm một chủ đề chung hoặc ý tưởng trong những dịng đầu tiên.
- Lướt qua một cách nhanh chóng hơn phần còn lại của đoạn văn
để kiểm tra xem bạn đã thực sự tìm thấy chủ đề, câu (s).

Cách làm

- Thường làm câu hỏi này cuối cùng sau khi đã trả lời các câu hỏi
chi tiết trước để đỡ mất thời gian.
- Đọc lướt nhanh toàn bài để kiểm tra xem đã tìm đúng nội dung
chính hay chưa.
- Loại các phương án chắc chắn sai. Thơng thường các ý chính thì
sẽ khơng q chung chung, khơng q chi tiết và cũng không thể
không được nhắc đến trong bài (too general), (too specific) or
(not mentioned)

- Chọn phương án đúng nhất trong các phương án còn lại.

Example 1: Câu đầu tiên đề cập đến ý chính của đoạn
The passage:
Basketball was invented in 1891 by a physical education instructor in
Springfield, Massachusetts, by the name of James Naismith. Because of terrible
weather in winter, his physical education students were indoors rather than
outdoors. They really did not like the idea of boring, repetitive exercises and
preferred the excitement and challenge of a game. Naismith figured out a team
sport that could be played indoors on a gymnasium floor, that involved a lot of
running, that kept all team members involved, and that did not allow the tackling
and physical contact of American style football.


11
Question
What is the topic of this passage?
A. The life of James Naismith
B. The history of sports
C. Physical education and exercise
D. The origin of basketball
Giải chi tiết
Câu đầu tiên của đoạn văn này nói rằng bóng rổ được phát minh, vì vậy
việc phát minh ra bóng rổ có lẽ là chủ đề.Tiếp tục đọc qua các dòng còn lại và
thấy rất nhiều từ lien quan đến thể thao ví dụ “ games, physical contact,
running.”
Để có thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta khơng thể khơng
điểm qua các phương án trả lời
A. đề cập đến James Naismith nhưng khơng bóng rổ, vì vậy nó khơng phải là
chủ đề.

B. là quá chung chung, nó đề cập đến thể thao nhưng khơng đề cập đến bóng rổ.
C. cũng là q chung chung, nó đề cập đến giáo dục thể chất nhưng khơng đề
cập đến bóng rổ.
Và đáp án chính xác phải là D - nguồn gốc của bóng rổ.
Chúng ta dễ dàng tìm thấy thơng tin hỗ trợ đáp án trên: người sáng lập ra bộ
mơn bóng rổ, thời điểm ra đời, nguyên nhân, đặc điểm riêng…
Dạng 2: Stated detail questions
Câu hỏi : Xác định thông tin được nêu trong bài (stated detail)
Câu hỏi xác định thông tin được nêu trong bài thường hỏi về một chi tiết
thông tin nhỏ trong bài đọc. Trả lời cho câu hỏi này thì chính là thơng tin được
nêu sẵn trong bài. Thơng thường, phương án trả lời đúng chỉ là "restatement"
nhắc lại


12
thông tin trong bài bằng một cách diễn đạt từ ngữ khác.
Stated detail questions
- According to the passage,...
Các dạng câu hỏi

Câu trả lời

- It is stated in the passage...
- The passage indicates that...
- Which of the following is true...
- Câu trả lời nằm trong bài đọc.
- Gạch chân từ chính, ý quan trọng trong câu hỏi.
- Dùng kỹ năng scanning để tìm đoạn phù hợp để đọc kỹ
lấy thơng tin.


Cách làm

- Đọc kỹ các câu chứa các từ khóa và ý trong câu hỏi cẩn
thận.
- Loại những đáp án chắc chắn sai và lựa chọn đáp án đúng
nhất trong các lựa chọn còn lại.

Example 1
The passage
Flutes have been around for quite some time, in all sorts of shapes and sizes
and made from a variety of materials. The oldest known flutes are, about 20,000
years old, they were made from hollowed-out bones with holes cut in them. In
addition to bone, older flutes were often constructed from bamboo or hollowedout wood.
Today flutes are generally made of metal, and in addition to the holes they
have a complicated system of keys, levers, and pads. The instrument belonging
to well-known flautist James Galway is not just made of any metal, it is made of
gold.
Question
According to the passage, the oldest flute________________.
A. had holes cut in them
B. were made of metal
C. were made 200,000 years ago


13
D. had a complicated set of levers and pads
Giải chi tiết
Key words trong câu hỏi là “The oldest flutes”. Vậy ta cần lướt nhanh trong
đoạn văn dòng nào chứa “oldest flutes” và ta thấy câu thứ 2 chứa thong tin này.
Ta thấy các từ quan trọng như. “The oldest known flutes are, about 20,000 years

old, they were made from hollowed-out bones with holes cut in them.” Vì vậy
đáp án chính xác là A.
Đáp án B, D sai vì khơng có thông tin liên hệ giữa những đáp án này và
“the oldest flutes”. Đáp án C sai vì “The oldest flutes are 20,000 years old”,
không phải “200,000 years old.”
Dạng 3: Reference questions
Câu hỏi : Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc được quy chiếu đến
trong đoạn văn (reference) Đây là một dạng câu hỏi dễ lấy điểm. Thông thường
các câu hỏi thường lấy các đại từ he, she, they... hay them, it, him..., tính từ sở
hữu their, its... những đại từ chỉ định this, that, these, those,... để dùng làm từ
được quy chiếu. Đối với dạng câu hỏi này, các em nên làm đầu tiên. Trong câu
hỏi thường xuất hiện từ refer. Ta chỉ cần đọc kỹ câu hỏi chứa từ được quy chiếu
và các câu trước nó. Thơng thường, đáp án nằm ở câu trước đó hoặc câu chứa từ
được quy chiếu.
Reference questions
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời
Cách làm

- The word "X" in the passage refers to...
- Thường là các cụm từ nằm trong những câu trước hoặc
trong chính câu chứa từ được quy chiếu.
- Đọc câu hỏi và các lựa chọn cho sẵn.
- Lướt nhanh bài đọc để tìm từ được quy chiếu trong câu hỏi.
- Đọc kỹ câu chứa từ được quy chiếu và câu trước nó để tìm
các cụm từ được liệt kê trong phần lựa chọn đáp án.
- Loại bỏ các phương án chắc chắn sai, chọn phương án
đúng nhất trong các phương án còn lại.



14

Example 1
The passage
Michael Collins is very lucky. He is crazy about music, and his parents help
him a lot by taking him to concerts and arranging private piano and violin
lessons for him. They even drive him 50 kilometers twice a week for violin
lessons. Michael’s mother knows very little about music, but his father plays the
trumpet in a large orchestra. However, he never makes Michael enter music
competitions if he is unwilling.
Question
The word “They” in the passage refers to ______.
A. parents in general
B. concerts
C. violin lessons
D. Michael’s parents
Trong câu này chúng ta nên đọc câu trước đó để xác định ‘they’ ở đây đề
cập tới ai. Chắn chắn ta loại bỏ phương án B &C vì they ở đây chỉ người nên chỉ
có A, D được đưa vào xem xét. Ta lại có his parents help him a lot nên ta khẳng
định không phải A. Vậy đáp án chính xác là D
Dạng 4: Cloze text.
Một số kỹ năng cơ bản làm bài đọc hiểu dạng điền khuyết với nhiều sự lựa
chọn:
+ Đọc lướt các đáp án gợi ý nhận định xem nó thuộc lĩnh vực nào: từ loại (parts
of speech), thể/ thì của động từ (tenses/forms of verbs), giới từ (prepositions),
ngữ nghĩa (lexico), phrasal verbs, single / plural nouns…
+ Chọn đáp án có sự hoà hợp với các từ đứng ngay trước / sau chỗ trống.
Ex: từ trước ngay chỗ trống là tính từ thì chọn 1 danh từ và ngược lại.
Ngay sau chỗ trống là giới từ thì chọn từ thích hợp với giới từ đó:
interested in, listen to, famous for, take care of…



15
Ngay trước chỗ trống là ‘be’ mà đáp án là verb form thì chọn V-ing hoặc
V3/ed (tuỳ theo nghĩa chủ động hay bị động)……
+ Các đáp án thuộc về từ vựng (lexico) thì xem ngữ cảnh của câu có chứa chỗ
trống với các câu liền kề.
Ex:
TET
Although there (1) ................... many celebrations throughout the year, Tet
or the Lunar New Year holiday is the most important celebration for
(2) ................... people. Tet is a festival which occurs in late January or early
February. It is a time for families to clean and decorate their homes, and enjoy
special food such as sticky rice cakes. Family members (3) ................... live
apart try to be together at Tet.
At Tet, spring fairs are (4)……… and children are given lucky money
wrapped in a red tiny envelope. Tet is also time for peace (5) ................... love.
During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give
each other best wishes for the new year.”
Câu 1: A. are

B. is

C. was

D. were

Câu 2: A. English

B. Vietnamese


C. American

D. Malaysian

Câu 3: A. when

B. where

C. which

D. who

Câu 4: A. organizing

B. organized

C. organization

D. organize

Câu 5: A. with

B. or

C. and

D. but

* Chọn Đáp án:

+ Câu 1: Ngay sau chỗ trống là danh từ số nhiều, cả bài sử dụng thì hiện tại
đơn nên đáp án A là phù hợp.
+ Câu 2: Theo ý nghĩa (ngữ cảnh) cả bài thì Tết là của người Việt Nam nên đáp
án B là phù hợp.
+ Câu 3: Ngay trước chỗ trống là danh từ chỉ người, ngay sau chỗ trống là động
từ có chia thì; ta cần 1 đại từ quan hệ có chức năng chủ ngữ, chọn D.
+ Câu 4: Ngay trước chỗ trống là động từ to be, chủ ngữ của câu là danh từ
chỉ sự vật, sự việc nên đây sẽ là câu bị động, cần một Vpp, chọn B
+ Câu 5: ngay trước và sau chỗ trống là 2 từ cùng từ loại, cả 2 từ đều mang ý
nghĩa tương đồng, chọn C.
7.1.5.3 Hướng dẫn cụ thể một số kỹ năng cơ bản làm bài đọc dạng
Comprehension Questions:
+ Đọc kỹ câu hỏi, tìm key words trong mỗi câu hỏi. Tìm câu có chứa key words
trong bài text. Đáp án của câu hỏi thường nằm ngay sau hoặc trước các key words
đó.


16
+ Đọc kỹ câu hỏi, tìm key words trong mỗi câu hỏi. Tìm câu có chứa từ đồng
nghĩa / trái nghĩa hoặc tương tự với key words trong bài text.
+ Đọc kỹ câu hỏi, chú ý cấu trúc câu/ thì được sử dụng để tìm đáp án thích hợp.
Ví dụ:
I often hear or read about “natural disaster”- the eruption of Mount St
Helen, a volcano the state of Washington, Hurricane Andrew in Florida; the
floods in the American Midwest; terrible earthquakes all over the world; huge
fires; and so on. But I’ll never forget my first personal experience with the
strangeness of nature – “the London Killer Fog” of 1952. It began on
Thursday, December 4th when a high –pressure system (warm air) cover
southern England. With the freezing-cold air below, heavy fog formed.
Pollution from factories, cars, and coal stoves mixed with the fog. The

humidity was terribly high, there was no breeze at all. Traffic (cars, trains, and
boats) stopped. People couldn’t see, and some walked onto the railroad tracks
or into the river. It was hard to breathe, and many people got sick. Finally on
Tuesday, December 9th , the wind came and the fog went away. But after that,
even more people got sick, many of them died.
Câu 1. Which natural disaster isn’t mentioned in the text?
A. a volcanic eruption

B. a flood

C. a hurricane

D. a tornado

Câu 2. What is his unforgettable person experience?
A. the London killer

B. the heavy fog in London

C. the strangeness of nature

D. a high-pressure system

Câu 3. What didn’t happen during the time of the “London Killer Fog”?
A. pollution

B. humidity

C. heavy rain


D. heavy fog

Câu 4. The traffic stopped because of ……….
A. The rainB. the windy weatherC. the humid weather D. the heavy fog
* Chọn đáp án:
+ Câu 1: từ khóa là ‘natural disaster isn’t mentioned’, HS chỉ cần đọc lướt qua
dịng 1, 2 là tìm ra đáp án (D. a tornado)
+ Câu 2: từ khoá là ‘his unforgettable person experience’, tương tự cụm
‘never forget my first personal experience’ ở dòng 4 của bài text cuối câu này
có cụm “the London Killer Fog”, chọn B. là phù hợp.
+ Câu 3: từ khoá là ‘What didn’t happen…’, từ cuối dòng 4 – dòng 7 diễn tả
the “London Killer Fog”, chọn C.
+ Câu 4: từ khoá là ‘traffic stopped’ ở cuối dịng đầu dịng 8. câu kế đó là
‘People couldn’t see’, suy theo nghĩa của câu này, chọn D.


17
7.1.6 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp được thực hiện trong điều kiện học sinh được hướng dẫn đầy đủ
phương pháp làm bài đọc hiểu. Biện pháp hồn tồn khả thi và dễ áp dụng với
các trình độ của học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS Yên Lập
nói riêng.
7.1.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các biện pháp nêu trên được áp dụng đan xen nhau khi giải quyết cùng 1
bài đọc hoàn chỉnh. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh kĩ thuật áp dụng trả lời
từng loại câu hỏi phù hợp để lấy thông tin cho câu hỏi cần trả lời.
7.1.8. Kết quả sau khi áp dụng chuyên đề:
Qua khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận ra rằng học
sinh có chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh hiểu bài và nắm bài tốt hơn.
Việc rèn luyện kỹ năng ở mức độ khá tốt. Qua một thời gian áp dụng đề tài, cụ

thể là từ bài kiểm tra 15 phút và kiểm nghiệm tính ứng dụng của nó qua bài
kiểm tra 45 phút số 1 kì 1. Tơi đã có được kết quả của khối 9 như sau: Biểu đồ
số 1 và biểu đồ số 2.
Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp
Bảng 1. Trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 9A và 9B trước khi tác động
Lớp

Giỏi


số

Khá

Trung Bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL


TL

SL

TL

SL TL

9A

30

2

6,7%

7

23,3%

13

43,3%

6

20%

2


6,7 %

9B

27

1

3,7%

3

11,1%

15

55,6%

5

18,5% 3

11,1%

Tru
Lớ
p




Giỏ

Kh

ng

i

á

Bìn

số

Yếu

Kém

h

SL

TL

SL

TL

SL


TL

SL

TL

SL TL

9A

30

4

13,3%

14

46,7%

12

40,0%

0

0%

0


0%

9B

27

3

11,1%

10

37%

14

51,9%

0

0%

0

0%


18
Bảng 2. Trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 9A và 9B sau khi áp dụng
chuyên đề.

Lớp 9A trước và sau thực nghiệm
16
14
12
10
8
6
4
2
0

1

2

3

4

5

Lớp 9B trước và sau thực nghiệm
16
14
12
10
8
6
4
2

0

1

2

3

4

5


19
Qua kết quả nêu trên chứng tỏ rằng: sau khi học sinh được hướng dẫn các kỹ
thuật đọc hiểu, các em đã biết vận dụng vào quá trình học và làm bài, từ đó nâng
cao được chất lượng kỹ năng đọc hiểu trong các bài kiểm tra.
7.2. Phần kết luận chung:
Với việc áp dụng phương pháp làm bài tập đọc hiểu giúp học sinh phần nào
hứng thú tham gia vào quá trình tự học, tự luyện đề. Hầu hết các em kể cả những
em yếu kém cũng đã chú ý hơn, cuốn hút vào các dạng bài, câu hỏi đọc hiểu và
tham gia học tích cực, tiếp thu các kiến thức giáo viên cung cấp. Nhiều em học
sinh trước đây không hứng thú với việc phải làm bài tập đọc hiểu khi luyện đề
thi vào THPT thì nay đã có ý thức hơn trong việc học. Tôi hi vọng sau khi kết
thúc chuyên đề các phương pháp mà tôi đưa ra có thể một phần nào giúp học
sinh tự tin, hứng thú hơn khi làm bài tập đọc hiểu để từ đó có thể cải thiện được
điểm thi đọc hiểu nói riêng và điểm thi vào lớp 10 THPT mơn Tiếng Anh nói
chung.
8. Những thơng tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề:

- Về phía nhà trường: Cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị
dạy học để giáo viên có điều kiện giảng dạy tốt nhất.
- Về phía giáo viên: Cần tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao tay nghề,
có ý thức trách nhiệm trong việc giảng dạy, truyền cảm hứng cho học sinh.
- Về phía học sinh: Phải thực sự say mê môn học, tự học, có ý thức tự tìm
kiếm các nguồn tài liệu, nâng cao kiến thức cho bản thân.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
chuyên đề theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng chuyên đề lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng chuyên đề theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng chuyên đề này đã đem lại chất lượng học sinh giỏi và đại trà
. giúp nâng cao chất lượng thi vào 10 môn tiếng Anh.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng chuyên đề theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:


20
Chuyên đề kinh nghiệm này của tôi không chỉ áp dụng cho việc dạy ôn thi
vào lớp 10 THPT mà có thể áp dụng cho việc dạy đại trà cho học sinh 6,7,8 và
ôn thi học sinh giỏi.
11. Kiến nghị:
 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục có các chính sách phát triển giáo dục PT như khuyến khích giáo
viên tiếng Anh tự học, tự bồi dưỡng và thi lấy các chứng chỉ quốc tế như IELTS,
TOEIC, TOEFL…
Tổ chức các buổi hội thảo, các chương trình tập huấn về phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực, tạo điều kiện cho giáo viên được chia sẻ, học hỏi và cập
nhật nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ sư phạm.

 Đối với nhà trường
Tiếp tục động viên, khuyến khích giáo viên tự tìm tịi, nghiên cứu, mạnh
dạn khai thác, thiết kế tài liệu một cách linh hoạt; ứng dụng đổi mới CNTT - tạo
hứng thú cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Tổ chức dạy học liên trường để các giáo viên có cơ hội được học hỏi, giao
lưu kinh nghiệm cũng như trao đổi phương pháp dạy học.
Xây dựng các giờ dạy mẫu bộ mơn để giáo viên có cơ hội tìm hiểu và học
tập các phương pháp mới.
 Đối với giáo viên tiếng Anh
Thứ nhất, ln có tinh thần tự học, tự đổi mới và cầu tiến để trở thành tấm
gương, động lực tích cực cho học sinh noi theo. Tham gia thi các chứng chỉ
tiếng Anh quốc tế để nâng cao năng lực ngoại ngữ. Bên cạnh đó, cần phải khơng
ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là về kĩ năng tin học, đặc biệt
phải có tinh thần yêu nghề, hết lịng vì nghề. Có như vậy, các giáo viên mới có
đủ động lực để nghiên cứu, tìm tịi các nôi dung phục vụ cho bài giảng, nâng cao
hiệu quả dạy và học.
Thứ hai, trong quá trình dạy học, cần thường xuyên chú ý đến khâu tổ chức
dạy học, hứng thú học tập và kỹ năng của học sinh, từ đó đúc rút kinh nghiệm để
có những cải thiện tốt hơn.


21
Thứ ba, tích cực tiếp cận với các phương pháp, dạng đề mới trong các kỳ
thi để có điều chỉnh phù hợp trong quá trình giảng dạy.
 Đối với học sinh
Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của mơn tiếng Anh trong chương
trình phổ thơng.
Tích cực học tập, nghiên cứu để đạt kết quả cao trong học tập, trong các kỳ
thi. Tham gia thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp

dụng chuyên đề lần đầu (nếu có):
T
T
1
2
3

Tên tổ chức/cá
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng chuyên đề
- Đã áp dụng chuyên đề vào
việc dạy học môn Tiếng Anh
- Đã áp dụng chuyên đề vào
việc dạy học môn Tiếng Anh.
- Đã áp dụng chuyên đề vào
việc dạy học môn Tiếng Anh.


22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. English 9, textbook
[2]. />[3]. />


×