Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Yếu tố môi trường trong sự hình thành, phát triển nhân cách người phạm tội. Liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.03 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Triết gia Giêm A- len đã từng nói: “ Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng
họ chính là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời của họ”. Quả đúng
vậy, con người chúng ta từ khi sinh ra chưa hình thành nhân cách mà trong quá trình lớn
lên con người đã làm biến đổi các phẩm chất tự nhiên của mình và hình thành nên nhân
cách. Xã hội ngày càng phát triển và đi lên, nhân cách của con người từ đó cũng được coi
trọng hơn tuy nhiên chúng ta cũng thấy được những vụ thảm sát, cướp tài sản,... cũng ngày
càng gia tăng phải chăng những người phạm tội này có nhân cách của một con “quỷ dữ”.
Thật ra trong q trình phát triển và lớn lên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách
của con người như: yếu tố bẩm sinh di truyền, giáo dục, giao tiếp, hoạt động của cá nhân,...
và đặc biệt là môi trường- một trong những yếu tố có vai trị rất quan trọng hàng đầu. Để
nhận thức rõ hơn về vấn đề này nhóm 03 xin chọn đề bài 04 làm bài tập nhóm: “Yếu tố
mơi trường trong sự hình thành, phát triển nhân cách người phạm tội. Liên hệ thực tế”.
NỘI DUNG
I. Lí luận về về các yếu tố mơi trường và nhân cách người phạm tội
1.Khái niệm nhân cách
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng cụ thể nhân cách
được hiểu là “ tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị
xã hội của người ấy”. “Tổ hợp” ở đây là những thuộc tính tâm lí hợp thành nhân cách có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống, cấu trúc nhất định.
“Bản sắc” là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, gia
đình vào con người từ đó những cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của
từng người. Còn “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc
làm, cách cư xử, hành vi, hoạt động của con người và được xã hội đánh giá. Nhân cách có
bốn thuộc tính: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.


2. Nhân cách người phạm tội
“Nhân cách người phạm tội là tổ hợp các phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cá nhân
thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực đối với các lợi ích, các quan hệ xã
hội được pháp luật hình sự bảo vệ, luôn lựa chọn ý đồ và thực hiện hành vi phạm tội”.


Đây là một điển hình của nhân cách khơng hợp chuẩn, nhân cách có sự lệch lạc
trong định hướng giá trị xã hội, với nhận thức, quan điểm sai trái, tình cảm tiêu cực và có
hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Những khiếm
khuyết trong nhân cách người phạm tội có thể là hậu quả của q trình chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố xã hội tiêu cực, của q trình tham gia vào các nhóm, các quan hệ xã hội
không lành mạnh nhưng đồng thời cũng là hệ quả tất yếu của sự buông lỏng, không chịu
rèn luyện bản thân của cá nhân.
3. Khái niệm môi trường
Môi trường là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự
nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự sinh hoạt và phát triển của con người, có 2 loại
mơi trường đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm
các điều kiện tự nhiên- sinh thái phục vụ cho học tập, lao động, rèn luyện, vui chơi của con
người. Tuy môi trường tự nhiên không đóng vai trị chủ đạo nhưng nó cũng góp phần hình
thành nên nhân cách của con người. Mơi trường xã hội bao gồm mơi trường chính trị, kinh
tế, văn hóa,...Mơi trường xã hội góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều
kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân nhờ đó mà cá nhân mới chiếm lĩnh được các kinh
nghiệm xã hội lồi người để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
4. Phân loại yếu tố môi trường
4.1 Môi trường tự nhiên:
Tâm lý những người phạm tội họ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thơng qua
khí hậu, thời tiết, đặc điểm, địa hình, phong tục tập quán của địa phương, của nghề
nghiệp… vì thế mà hình thành nhân cách người phạm tội. Những người có tính năng động
thì họ dễ tiếp cận cái mới, dám làm ăn lớn mà rủi ro không lường trước được dẫn đến sốc
tâm lý. Hơn nữa, tính thẳng thắn, hiếu khách, bộc trực của con người khi bị phản bội thì


tinh thần một số người sẽ khó kiềm chế được … do vậy sẽ hình thành hành vi phạm pháp
luật.
4.2 Môi trường xã hội vĩ mô
Môi trường xã hội vĩ mơ cũng có vai trị quan trọng trong việc tác động hình thành

và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt kê một số nhân tố sau:
+ Tác động từ sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói nghèo,
bất bình đẳng trong xã hội…
+ Tác động của chính sách, pháp luật: nhân tố khơng thuận lợi từ chính sách, pháp
luật được coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là so quy định của chính sách, pháp
luật cịn lỏng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc khơng cơng bằng, thiếu thỏa đáng,.. Ví dụ:
Quy định về quản lý tài sản cơng lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân nảy sinh lịng thàm và có
hành vi chiếm đoạt tài sản công.
+ Hoạt động của các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực chưa đồng bộ, lỏng lẻo,
thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong
xử lí vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ: Việc khơng kiểm sốt chặt chẽ
phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển
nhân cách của những đối tượng thường xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình
thành nhân cách lệch lạc cá nhân.
+ Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động từ trào lưu
văn hóa ngoại lai khơng lành mạnh.
4.3 Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú
Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trị rất lớn trong việc hình thành
và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn, lối sống cũng như những phẩm chất đạo đức
cá nhân.
Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh, an toàn, mọi người
biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, khơng có tệ nạn xã hội và tội phạm hồn thành, mọi người
biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì có thể nói đây là mơi trường
thuận lợi, có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn
chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống trong mơi trường có
sự chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu
chè, đánh lộn nhau, thậm chí sa đà vào ma túy, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là mơi
trường xấu, tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh, không vững
vàng, dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng, dẫn
đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.

4.4 Môi trường từ gia đình
Có thể nói, trong các yếu tố từ mơi trường sống thì gia đình là yếu tố có hảnh hưởng
lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời kì thơ ấu. Bởi, kể từ khi


mới sinh ra, gia đình là mơi trường đầu tiên mà những đứa trẻ sinh sống, nhận thức của
chúng mới bước đầu dần được hình thành, do đó, những đứa trẻ sẽ học hỏi, bắt chước
những hành vi của những người xung quanh nó, bao gồm cả những hành vi tốt hay khơng
tốt.
Thơng thường, q trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra nhanh hơn,
dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng khao khát khám phá thế
giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi, bắt chước dần dần mở rộng
phạm vi khơng cịn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra thế
giới bên ngoài, tuy nhiên nhận thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng
từ các thành viên trong gia đìn. Do đó, nếu như đứa trẻ sống trong mơi trường gia đình an
tồn, lành mạnh, ln chú trọng vào giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện,
trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, cơng việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình
thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi trường gia đình khơng an
tồn, khơng lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đén việc hình thành nhân cách
lệch lạc của cá nhân.
Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách lệch lạc
của cá nhân:
+ Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự
nhiên hoặc phó thách việc giáo dục trẻ con cho nhà trưởng và xã hội. Khi phát hiện trẻ có
những biểu hiện sai trái đã khơng uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tâm, thậm chí
cịn dung túng. Sự q nng chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu con cái của bố mẹ sẽ tạo nên
thói quen địi gì được nấy. Bên cạnh sự nng chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến con
trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, khơng ý thức về trách nhiệm,
ln địi hỏi được phục vụ, được hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình khơng thỏa
mãn những u sách hoặc khơng có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí

thù ghét bố mẹ. Có thể ví dụ như vụ án Nguyễn Hải Dương, được gia đình cưng chiều,
cung cấp về vật chất quá nhiều nên hình thành trong con người hắn sự ỷ lại, không biết quý
trọng đồng tiền, đã ra tay giết 6 người nhà bạn gái cũ.
Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục con cái đều có
thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
+ Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà
vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết
coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo
lực gia đình ln tồn tại…
+ Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ dỗ, ép buộc
con vào con đường phạm tội
+ Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, Cha và (hoặc)
mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong mơi trường thiếu cả cha lân mẹ hoặc thiếu cha hoặc
thiếu mẹ, trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược,


… Cũng có vụ án liên quan đến yếu tố này như vụ án Lê Văn Luyện giết người cướp tài
sản ở Bắc Giang, ta thấy Luyện sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề giết mổ lợn, từ
nhỏ hắn ta đã chứng kiến và nghe tiếng kêu của việc giết mổ, hình thành trong hắn những
hình ảnh chết chóc, khiến hắn giết người mà khơng ghê tay, bên cạnh đó là sự thiếu quan
tâm, chăm sóc của người nhà vì bố mẹ Luyện lo làm ăn.
4.5. Mơi trường trường học
Nếu như gia đình là nền tảng, tạo nên cơ sở đầu tiên cho sự hình thành nhân cách
của mỗi cá nhân ngay từ khi cịn bé, thì khi đến một độ tuổi nhất định, giáo dục – mơi
trường trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền tảng đạo đức, giúp uốn nắn nhân
cách của mỗi con người. Do đó, nếu trong mơi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố
khơng lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đến q trình hình thành và
phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tố này có thể kể đến như:
+ Kỉ luật nhà trưởng lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những biểu hiện sai trái
trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong

nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm
chí mất hết niềm tin vào sự cơng bằng trong nhà trường của các em làm cho một số em
chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành
mạnh.
+ Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tường lười học, ham ăn chơi, đua đòi,
hay bỏ học, hỗn láo với thầy cô giáo và bố mẹ, sa đà vào các tệ nạn xã hội…). Do kết bạn,
giao tiếp thường xuyên với đối tượng này, những đứa trẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị
tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng này như thường xuyên
bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang… và dần dần đi vào con
đường phạm tội.
+ Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống,
thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lơi kéo các em vào lối
sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào
quan hệ tình dục khi các em cịn nhỏ, dụ dỗ các em môi giới mại dâm.
II. Liên hệ với thực tiễn về những yếu tố môi trường trong sự hình thành, phát triển
đến nhân cách người phạm tội.
1. Các số liệu về người phạm tội bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường trong thực tiễn ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cũng như là một
trong những nguyên nhân mấu chốt hình thành nên nhân cách người phạm tội. Trước hết
về nguyên nhân từ phía nhà trường, cũng do ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên đã mất
dần tình thương u giữa thầy cơ và học trị cũng như sự tơn kính của trị đối với thầy cô.


Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai rộng khắp nhưng phần lớn
mang tính hình thức. Đáng lưu ý là tình trạng học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng là
nguy cơ, điều kiện để tội phạm lợi dụng xâm phạm hoặc dụ dỗ lôi kéo các em vào con
đường phạm tội (số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy hiện nay có 255.000 học sinh, sinh viên
bỏ học. Điều đó được thể hiện ở một bộ phận lớp trẻ sau vụ án Lê Văn Luyện xảy ra đã có
nhiều bạn trẻ coi Lê Văn Luyện là “thần tượng”.
Về nhân cách người phạm tội bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình: là người trực tiếp

tham gia đề tài nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện gia tăng tội phạm giết người trong
các năm 2018- 2019, Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết,
qua nghiên cứu từ số phạm nhân phạm tội giết người đang thụ án tại các trại giam cho thấy
tội phạm giết người, đặc biệt là số vụ án giết người có tính chất dã man như thời Trung cổ
có một phần xuất phát từ sự gia tăng của yếu tố bạo lực trong xã hội và các yếu tố tiêu cực
từ gia đình. Có tới 46% số người phạm tội xuất thân trong những gia đình phức tạp, có vấn
đề (đa số các gia đình này có bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người có tiền án, tiền sự,
làm những nghề phi pháp); 18% đối tượng có hồn cảnh gia đình bố mẹ ly hơn phải sống
với anh chị, ơng bà từ nhỏ; có 14% đối tượng sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp
(mặc dù có đầy đủ cha mẹ, vợ chồng nhưng trình độ văn hóa của bố, mẹ; vợ hoặc chồng và
các anh chị em thấp, thường xử sự thiếu tôn trọng nhau, có các xung đột, cãi vã thường
xuyên xảy ra trong gia đình); 7% xuất phát trong gia đình giàu có, bố mẹ, vợ hoặc chồng
có lối sống bng thả, ích kỷ, sĩ diện hão hoặc nuông chiều nhau thái q; 11% có hồn
cảnh kinh tế q khó khăn; chỉ có 4% xuất phát từ gia đình bình thường. Theo số liệu điều
tra trong 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong
cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp sáu
lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.
+ Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà
vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết
coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo
lực gia đình luôn tồn tại… Theo số liệu thống kê tội phạm học, trẻ em phạm pháp có nguồn
gốc gia đình làm nghề bn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%, gia đình có người phạm tội
hình sự chiếm 40%, 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút. Có trường hợp bố
mẹ trực tiếp đẩy con ra đường, xúi giục chúng làm những điều bất chính khiến trẻ bỏ nhà
đi hoang, sống bụi, trộm cắp. Theo số liệu của VKSND TP Hà Nội, tỉ lệ người chưa thành
niên có hành vi trộm cắp tài sản đồng phạm với bố mẹ là 5%.


+ Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha và (hoặc)

mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu cả cha lẫn mẹ hoặc thiếu cha hoặc
thiếu mẹ, trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược,
… Số liệu thống kê của VKSND Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do
khơng được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công
an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ
phạm tội có bố mẹ ly hơn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các
em, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ.
Ngoài ra, nguyên nhân về môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú và môi
trường xã hội vĩ mô cũng có vai trị quan trọng trong việc tác động hình thành và phát triển
nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân cũng chiếm tỉ lệ cao trong hình thành nên nhân
cách người phạm tội. Theo số liệu thống kê từ năm 2014 đến 2019, toàn quốc đã xảy ra
5.519 vụ giết người do nguyên nhân xã hội. Các vụ án xảy ra đều được điều tra khám phá
nhanh, bắt, xử lý đối tượng kịp thời, tuy nhiên đã để lại những hậu quả, thiệt hại lớn về
người, gây hoang mang trong nhân dân và phức tạp về an ninh trật tự tại các đơn vị địa
phương. Riêng ở địa bàn Quảng Bình, trong 05 năm qua, trên địa bàn đã xảy ra 2.619 vụ
phạm pháp hình sự, trong đó có 49 vụ giết người (chiếm 0,18%) đều do nguyên nhân xã
hội, làm chết 35 người, bị thương 35 người, 6 tháng đầu năm 2019 xảy ra 02 vụ giết người
do nguyên nhân xã hội. Nổi lên một số vụ có tính chất rất nghiêm trọng, như: vụ giết người
do mâu thuẫn xảy ra tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh vào ngày 7/7/2018; vụ giết
người xảy ra ngày 2/10/2018 tại xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, do mâu thuẫn vợ
chồng, đối tượng Nguyễn Xuân Tân đã dùng dao đâm vào bụng nạn nhân là chị Trương
Thị Lý (vợ của đối tượng); vụ giết người xảy ra tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn vào
ngày 27/12/2018, cũng do mâu thuẫn tranh chấp trong gia đình, đối tượng Nguyễn Văn
Quang đã giết bà Lê Thị Hồng N (là mẹ vợ của đối tượng).
Và như vậy, yếu tố môi trường ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nhân cách
người phạm tội do đó mỗi người trong chúng ta cần có trách nhiệm và nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật, tuyên truyền và cùng xây dựng một xã hội lành mạnh, khơng để
những yếu tố đó khiến bản thân hình thành nhân cách người phạm tội.
2. Liên hệ với những vụ án thực tế
Như đã phân tích ở trên, mơi trường sống có sự tác động lớn tới việc hình thành

nhân cách của mỗi cá nhân. Một thực tế đã cho thấy, có rất nhiều các vụ án xảy ra trên đất
nước ta, có nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu là do sự tác động từ mơi trường sống. nhóm
03 xin phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố mơi trường đối với người phạm tội trong vụ án
thảm sát giết cả gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện
đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi
bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng
đến trật tự an ninh tại địa phương.


Sự việc xảy ra như sau: vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp cách
tiệm vàng một qng. Khi khơng thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập
lên tầng ba ngơi nhà. Cơng cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ. Sau khi
dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang
giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi
quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm anh ta. Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố
đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ của anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát. Chủ nhân sau
đó cướp được con dao nhọn. Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2.
Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh kia im hẳn. Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu
bật dậy. Vì thơng minh nên tìm điện thoại liên lạc bên ngồi. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên
vung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm nhiều nhát. Tưởng cô bé này đã chết nên Luyện
bỏ đi. Vì cơ con gái thứ khóc to quá nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống.
Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lơ và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1.
Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thốt ra ngồi. Lúc này, trời đã sáng,
khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ
đến đón rồi bỏ trốn1.
Lịch sử tư pháp Việt Nam đã ghi nhận vụ án Lê Văn Luyện như một vụ án kinh
hoàng nhất của tội phạm vị thành niên. Vậy điều gì đã ảnh hưởng tới quá trình hình thành
và phát triển nhân cách của Luyện khiến hắn có thể gây ra những hành động nguy hiểm tới
thế? Sau khi điều tra kĩ về nhân thân của Lê Văn Luyện, có thể thấy trong vụ việc này, yếu
tố môi trường là một trong những yếu tố chủ yếu và trực tiếp nhất ảnh hưởng đến tâm lí

của Luyện.
- Đầu tiên là yếu tố mơi trường từ gia đình: Luyện sinh ra trong một gia đình nơng
dân. Ngồi nghề nơng, bố mẹ Luyện cịn làm nghề mổ lợn nên kinh tế gia đình thuộc
diện khá giả ở làng. Chính vì cơng việc của bố mẹ mà Luyện đã tiếp xúc với cảnh giết
mổ, máu me, những kêu thảm thiết của con vật ngay từ bé, nên khi gây ra vụ thảm sát
hắn không hề cảm thấy ghê sợ, thậm chí, luyện cịn bình tĩnh gọi cho anh trai đến đón rồi
lấy vàng. Bên cạnh đó,bố mẹ luyện được mọi người đánh giá là chăm chỉ chăm chú đến
làm ăn, không quan tâm nhiều đến nuối dạy con cái. Minh chứng rõ nhất là khi Luyện và

1 “Lê Văn Luyện kể lại q trình gây tội ác” (Thơng cáo báo chí). Hồng Sang, VietNamNet. 1 tháng 9 năm 2011.


các bạn rủ nhau lên Hà Nội làm phu hồ, thấy con bỏ học, bố mẹ Luyện đã "tặc lưỡi" cho
qua, phó mặc đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn cho xã hội. Luyện đi làm thế nào, kiếm
được bao nhiêu tiền, sinh sống ra sao, quan hệ với ai, gia đình Luyện đều khơng biết. Xa
gia đình, khơng có người giáo dục quản lý, định hướng hành vi, nên từ suy nghĩ, nhận
thức đến hành vi của Luyện đã bị phát triển lệch lạc, cái tốt cái xấu lẫn lộn khơng có sự
phân biệt rõ ràng, dẫn đến những hành vi nông nổi, bột phát nguy hiểm.
- Thứ hai, môi trường trường học: Vào năm lớp 9, Luyện bắt đầu sa đà vào việc tụ
tập bạn bè, đua đòi lêu lổng, học lực và hạnh kiểm đều ở mức trung bình nên hết năm lớp
9, Luyện bỏ học giữa chừng ..Thấy một số bạn bè bỏ học đi làm thuê có tiền ăn chơi,
Luyện cũng bỏ học theo chúng bạn ra Hà Nội làm phu hồ. Chính vì giao du với các đối
tượng xấu nên Luyện bỏ lỡ việc học, sinh ra thói nghiện trị chơi điện tử và cần tiền ăn
chơi, sau cùng là phạm tội.
- Cuối cùng, là yếu tố xã hội vĩ mô: các chuyên gia tâm lý cho rằng: Do ảnh hưởng
của kinh tế thị trường, do bị cáo không được quan tâm dạy dỗ, định hướng về những giá
trị cao đẹp của cuộc sống, trong khi đó ngồi xã hội nhiều người lớn lại có những hành
vi khơng hợp chuẩn, là những tấm gương khơng tốt. Ngồi ra , chúng ta cũng cần chú ý
tới một tác động không hề nhỏ tới tâm lí của Luyện, đó là trị chơi điện tử mà Lê Văn
Luyện nghiện chơi chứa đầy các hình ảnh bạo lực. Đây thực sự là mối nguy hại lớn bởi

không chỉ đối với riêng Lê Văn Luyện, trò chơi điện tử cũng chính là những nguyên
nhân làm cho tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên có dấu hiệu phức tạp trên địa bàn tỉnh
thời gian qua, với nhiều vụ có tính chất, mức độ rất nghiêm trọng.
KẾT THÚC
Qua những phân tích ở trên chũng ta đã đánh giá được tác động của yếu tố mơi
trường trong sự hình thành, phát triển nhân cách người phạm tội. Mặc dù có rất nhiều yếu
tố tác động nên quá trình này như: yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục, yếu
tố hoạt động cá nhân… yếu tố môi trường không phải là yếu tố duy nhất nhưng là yếu tố
chủ yếu và trực tiếp nhất gây ảnh hưởng tới nhân cách con người. Từ đây, chúng ta lại đặt
ra bài toán làm thế nào để giảm thiểu tội phạm- những hành vi nguy hiểm cho xã hội?
Chúng ta hãy chúng tay xây dựng một môi trường sống lành mạnh, một xã hội tốt đẹp. Mỗi
ngày, mỗi người hãy làm những hành động đẹp hơn, dù nhỏ thôi nhưng mọi người đều làm
thì chắc chắn sẽ tác động rất tích cực đến q trình hình thành và phát triển nhân cách con
người, nhất là đối với trẻ chưa thành niên.


PHỤ LỤC


Lê Văn Luyện đã gây ra vụ thảm sát gây rúng động dư luận mà nguyên nhân chính
tác động đến nhân cách của Luyện là yếu tố môi trường( gia đình, bạn bè…)


Khi xem lại vụ án do Nguyễn Hải dương gây ra, một lần nữa chúng ta lại thấy tác
động của yếu tố mơi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Dương phạm tội là vì bố mẹ Dương quá cưng
chiều con trai khiến anh có lối sống ỷ lại, phụ thuộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. giáo trình Tâm lí học đại cương, trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản công an

nhân dân Hà Nội, 2015, tham khảo từ trang 175-238 chương Nhân cách.
2. giáo trình tâm lí tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản công an nhân dân,
2012, tham khảo từ trang 32-45.
3. Giáo trình tội phạm học, trường đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản công an nhân dân,
2012, tham khảo từ trang 135-190.
4. Giáo trình Tội phạm học, TS Dương Tuyết Miên, Nhà xuất bản giáo dục văn bản, năm
2010.


5. “ Gia tăng các tội pháp giết người vì nguyên nhân xã hội”, tác giả: Nguyễn Thiêm( An
ninh thế giới), đăng tải vào thứ năm 2/4/2008.
Đường link: />fbclid=IwAR3N59mtaZ_ALswqcB8n8kmDkTQVueSBtRfRM3nV4yfpKrixFDdmY0sQ1g
M
6. Khái niệm và phân loại nguyên nhân của tội phạm”, Công ty Luật TNHH Everest.
Đường
link:
/>7. “ Bài học rút ra từ vụ án Lê Văn Luyện”, tác giả: Thùy Dương, thời gian cập nhật 16:57
| 26/04/2012.
Đường Linh: />fbclid=IwAR06n149T9OaRkDrWaDy_mW9CR5PV99JVvjb5EZnaZdEJAoaU9Zh45Nk2d
k#ui=mobile



×