Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tổng quan về LEAN - 5 nguyên tắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.44 KB, 4 trang )

TỔNG QUAN VỀ LEAN
-

Lean là gì ?
Tại sao lại áp dụng Lean.
Những lợi ích của phương thức Lean.
Lịch sử của Lean
Các nguyên tắc.
Các công cụ được dùng phổ biến trong LEAN.

1.1

Lean là gì ?
Lean (Tinh Gọn) khơng chỉ là một phương pháp mà cịn là văn hóa, với tư duy
loại bỏ lãng phí, cải tiến tiên tục nhằm tăng giá trị và giảm chi phí giúp tăng
tính cạnh tranh cao hơn cho doanh nghiệp. Hiện nay Lean được áp dụng rộng
rãi khơng chỉ trong ngành sản xuất mà cịn ở tất cả các ngành nghề khác như
dịch vụ, hành chính, ngân hàng, vận tải, xây dựng….với góc nhìn” Có hoạt
động thì sẽ có lãng phí và có thể cải tiến được”.

1.2
Tại sao lại áp dụng Lean.
Chúng ta so sánh 2 công thức về lợi nhận sau nhé.
Truyền thống: Giá bán = Chi phí + Lợi nhuận ( Vd: Tổng chi phí đầu vào
là 10đ, muốn lời 5đ, vậy bán 15đ) => vậy, muốn lời nhiều thì tăng giá bán.
Với tư duy tinh gọn, loại bỏ chi phí để tăng lợi nhuận mà không tăng giá bán
với công thức sau.
LEAN: Lợi nhuận = chi phí + giá bán ( cố định). ( tập trung vào loại bỏ
lãng phí, cải tiến liên tục để giảm chi phí, giá bán cố định để tăng cạnh tranh )
1.3
Những lợi ích của phương thức Lean.


Giảm chi phí
Rút ngắn thời gian giao hàng
Cải thiện năng suất - chất lượng
Đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng.
1.4

Lịch sử của Lean.
Nhiều khái niệm về Lean Manufacturing bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất
Toyota (TPS) Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” đã xuất
hiện lần đầu tiên trong quyển "The Machine that Changed the World" (Cỗ máy
làm thay đổi Thế giới - James Womack, Daniel Jones & Daniel Roos) xuất bản
năm 1990.
Sau đó LEAN được sử dụng là tên gọi chung cho toàn thế giới và đang được
áp dụng ngày càng rộng rãi tại các công ty sản xuất hàng đầu trên toàn thế
giới ( Toyota, GE, Nike….,. Ở VIỆT NAM phương thức Lean được đưa vào theo
nhu các doanh nghiệp FDI vào khoảng những năm 1995 và phát triển mạnh
vào những năm 2005 đến nay nhờ những ưu điểm mà nó đem lại.

2.1 Các nguyên tắc.
Tất cả các hoạt động của Lean đều tuân thủ theo 5 nguyên tắc cơ bản ban đầu
đó là:
1. Giá trị : Được xác định từ khách hàng ( người mua, người tiếp nhận sản
phẩm hoặc là cơng đoạn,quy trình sau của mình ). Trong chuỗi vận
hành,hoạt động đều luôn tồn tại 3 hình thức.


+ Hoạt động tạo giá trị : 5% - Được xác định bằng 3 nguyên tắc sau:
1. Làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất vật liệu theo u cầu
khách hàng.
2. Khách hàng trả tiền cho hành động đó.

3. Làm đúng từ lần đầu tiên.
+ Hoạt động không tạo giá trị, nhưng cần thiết ( hỗ trợ để tạo giá
trị ): 35%
Đó là các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tạo giá trị mà không thể loại bỏ
được do công nghệ,kỹ thuật chưa cho phép như: vận chuyển, sắp xếp ……
trong thời gian tối ưu nhất, hợp lý nhất.
+ Hoạt động khơng tạo giá trị ( lãng phí ): 60%
Đó là những hoạt động thuần khơng tạo bất kỳ giá trị nào, và cũng không
cần thiết ( nằm trong 8 loại lãng phí ) như vận chuyển, kiểm tra lại, sửa
hàng……
8 lãng phí bao gồm.
1. Hàng hư
2. Chờ đợi
3. Sản xuất thừa
4. Không tận dụng/sử dụng hết tài
năng, năng lực người, máy
móc……
5. Vận chuyển
6. Hàng tồn
7. Thao tác thừa
8. Quy trình/cơng đoạn thừa.
* số liệu tham khảo, tương ứng với hầu
hết các ngành nghề hiện tại, tuy nhiên 1 số có thể tăng tới 7 -11% giá trị.

2. Lưu trình giá trị ( VSM ): Là một dạng sơ đồ, thể hiện tổng quan quy
trình, hệ thống , quy mô vận hành của doanh nghiệp, cho chúng ta thấy
các lãng phí đang tồn tại trong đó. Để triển khai VSM chúng ta cần đi đến
thực trạng hiện trường, hiểu được quy trình vận hành, dịng chãy vật liệu
và thơng tin như thế nào và cải thiện nó thơng qua 2 giai đoạn đó là.


+ VSM hiện trạng: có 10 bước để xây dựng VSM hiện trạng
- Bước 1: Chọn lưu trình dịng sản phẩm ( chiếm tỉ lệ lớn nhất, phổ
biến nhất đang có )
- Bước 2: Vẽ phác thảo tổng quan quy trình
- Bước 3: Xác định các thông số đo lường cơ bản ( các số liệu phục
vụ cho đo lường và cải tiến sau này)
- Bước 4: Hồn tất các thơng số vào hộp quy trình.


-

Bước 5: Vẽ các biểu tượng hàng tồn và
tính tốn thời gian tồn động
Bước 6: Điền thời gian
Bước 7: Vẽ dịng di chuyển vật liệu
Bước 8: Tính tỷ lệ % hoạt động tạo giá trị
- không giá trị
Bước 9 : Vẽ dịng di chuyển thơng tin.
Bước 10: Hồn tất bản vẽ và tìm vị trí có
thể cải tiến

+ VSM tương lai: Khi tiến hành vẽ VSM tương lai - trạng thái mong
muốn, chúng ta khi tiến hành vẽ cần xác định những điểm sau.
-

Takt time là bao nhiêu ?
Chúng ta sẽ chọn phương thức Kho hoặc siêu thị ở đâu ?
Quy trình nào trong hệ thống được chọn
là điểm tạo nhịp ?
Chúng ta cần cân bằng những điểm nào ?

Nơi nào có thể cải tiến ?
Hệ thống kéo ( FIFO) - đẩy hoặc hết hạn
trước - xuất trước ( FEFO ) dùng ở đâu ?
Thông tin kế hoạch sản xuất được đâu
tiếp nhận ?
 Sau khi hoàn thành các câu hỏi trên,
triển khai vẽ VSM tương lai và ghi
nhận % giá trị, leadtime trước và sau.
 Lên kế hoạch triển khai VSM vào hiện trường.

3. Dòng chảy liên tục: Khi xây dựng VSM lưu tâm vào kết nối các công
đoạn, quy trình nối liền nhau, liền kề nhau nhất có thể theo phương thức “
Đầu ra của công đoạn trước phải ở ngay đầu vào công đoạn sau “ Gần
nhất có thể,
- Các cơng đoạn liền kề
- Các cơng đoạn tương đồng với nhịp sản xuất/ vận hành
 Không tạo “ nút thắt cổ chai “ ‘trong chuỗi vận hành, cho dòng
chãy xuyên suốt, liên tục.

4. Hệ thống kéo ( Kanban ): Nếu bất khả kháng về kết nối liên tục do địa
lý, kỹ thuật, công nghệ ….. chúng ta sử dụng hệ thống kéo, và 2 hệ thống
ưu việt đó là Siêu thị và hệ thống kéo Kanban, nhằm điều phối kết nối theo
tư duy Just In time ( JIT)
JIT: là phương thức hoạt động theo tiêu chí 4 ĐÚNG : Đúng lúc, đúng nơi,
đúng loại, đúng lượng.
5. Cải tiến liên tục ( Hướng tới sự hoàn thiện ): Đó là tư duy “ Cải tiến
liên tục “ Kaizen, sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong hơn 25 công cụ
LEAN để cải tiến, nhằm tăng năng suất, chất lượng doanh nghiệp, để đảm
bảo tính phát triển bền vững, cạnh tranh thị trường trong thời đại VUCA
ngày nay.

2.2 Các công cụ được dùng phổ biến trong LEAN.


- VOC – CTQ , Kano, Muda-Mura – Muri..
- 3 Gem, Heijunka,VSM, Yamazumi…
- Các loại sơ đồ ( spaghetti, nhánh cây,quy trình sản phẩm….)
- Siêu thị, Kanban, JIT…
- 5S - quản lý trực quan, Kaizen, TPM, PDCA, 6SIGMA -Minitab, Power BI, Pokayoke, Jidoka, QCO, TWI, Tiêu chuẩn hóa cơng việc…..
=== > Tất cả đều sử dụng vào các giai đoạn khác nhau của 5 nguyên tắc LEAN,
và xây dựng nên ngôi nhà LEAN của mỗi doanh nghiệp, với nền tảng là 5s…, 2
trụ cột là công cụ hỗ trợ năng suất chất lượng và phát triển con người, mái nhà là
sự phát triển bền vững, khách hàng.



×