Tải bản đầy đủ (.pdf) (300 trang)

Đẩy mạnh đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 300 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản:
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHĨ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

TS. VÕ VĂN BÉ
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ThS. VŨ PHƯƠNG HÀ
TRẦN TRUNG THÀNH
ThS. PHẠM THỊ NGỌC AN
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
HÀ LAN
NGUYỄN THU THẢO
PHẠM THỊ NGỌC AN
BÍCH LIỄU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: …-2021/CXBIPH/..-…/CTQG.
Số quyết định xuất bản: …-QĐ/NXBCTQG, ngày ../../2021.
Nộp lưu chiểu: tháng .. năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-….-...




Biên mục trên xuất bản phẩm
của Th viện Quốc gia Việt Nam

Đẩy mạnh đấu tranh chống "diễn biến ho bình" trên lĩnh vực t
tởng, văn hoá. - H. : Chính trị Quốc gia, 2018. - 464tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Cục Tuyên huấn. Báo Quân đội nhân dân

1. Diễn biến ho bình 2. T tởng 3. Văn hoá 4. Việt Nam
320.4597 - dc23
CTF0329p-CIP

2



Chỉ đạo xuất bản
THỦ TRƯỞNG TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
Chỉ đạo nội dung
Thiếu tướng PHẠM VĂN HUẤN Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân
Thiếu tướng HỒ BÁ VINH Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn
Tổ chức thực hiện
Đại tá PHÙNG KIM LÂN
Đại tá TRẦN ANH TUẤN
Đại tá, TS. NGUYỄN NHƯ TRÚC
Thượng tá TẠ VĂN THIỆN

4


LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Thơng qua chiến lược “diễn biến hịa bình”, các thế lực thù
địch tiếp tục đẩy mạnh việc chống phá sự nghiệp cách mạng của
Việt Nam. Lợi dụng những thiếu sót của Đảng và Nhà nước ta
trong quá trình lãnh đạo, điều hành, các thế lực thù địch đã
dùng nhiều mưu mô xảo quyệt, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trên nhiều lĩnh vực, cả về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại. Việc chống phá
của các thế lực thù địch có tính chất hệ thống, vừa thường
xun, vừa rộ lên theo từng đợt nhân các sự kiện lớn của đất
nước, với nhiều chiêu trò tinh vi, xảo trá.
Để đập tan những mưu đồ ấy, các cơ quan, đơn vị trong tồn
qn đã tích cực tun truyền, giáo dục khơng ngừng nâng cao
bản lĩnh, nhận thức chính trị cho cán bộ, chiến sĩ. Các cơ quan
báo chí, truyền thơng qn đội đã triển khai, thực hiện hiệu quả
nhiều biện pháp, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch,
góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội,
đồng thời không ngừng củng cố niềm tin trong quần chúng nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Những bài viết với cứ liệu xác
đáng, lập luận chặt chẽ, khoa học, được đăng tải rộng rãi trên
các phương tiện thơng tin đại chúng có uy tín, đã trở thành vũ
khí sắc bén tiến cơng trực tiếp vào những luận điệu xuyên tạc
của các thế lực thù địch.

5


Tuy nhiên, đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng là
cuộc đấu tranh trường kỳ, đầy cam go, phức tạp. Đấu tranh
phịng, chống âm mưu “diễn biến hịa bình” đã khó, nhưng đấu

tranh phịng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cịn khó hơn
nhiều. Bởi đây là một cuộc đấu tranh với chính bản thân và với
đồng chí, đồng đội của mình, nhằm loại bỏ những suy nghĩ lệch
lạc, những hành vi sai trái, thiếu chuẩn mực đang tiềm ẩn trong
mỗi cán bộ, đảng viên, nhằm giữ vững kỷ cương, kỷ luật của
Đảng, sự tôn nghiêm của pháp luật nhà nước. Để cung cấp thêm
các cứ liệu tin cậy cho bạn đọc nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn,
hiệu quả hơn trong cuộc đấu tranh này, Cục Tuyên huấn, Tổng
cục Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân biên soạn
cuốn sách Đẩy mạnh đấu tranh chống “diễn biến hịa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Cuốn sách bao gồm
một số bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà báo
có kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh phịng, chống chiến
lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Hy vọng cuốn
sách sẽ là một tư liệu bổ ích, giúp cho độc giả có cái nhìn tồn
diện và cụ thể hơn về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, góp phần xây dựng các giải pháp ngăn chặn hiệu quả
những mưu đồ của chúng, ngày càng củng cố vững chắc trận địa
tư tưởng của Đảng.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 1 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


Phần thứ nhất


ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG TRƯỚC SỰ XUYÊN TẠC
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

7


8


ĐÒI TỪ BỎ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
HÀ ĐĂNG*

S

ự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các
nước Đông Âu cuối thập niên 80, đầu thập niên 90

là một cơn “động đất chính trị” lớn của thế kỷ XX. Nó có ảnh
hưởng lớn không chỉ đối với thế giới xã hội chủ nghĩa và độc
lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Các ông trùm chiến lược, chiến lược gia và chính
khách cỡ bự của chủ nghĩa tư bản đều vỗ tay ăn mừng cho
rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng chủ nghĩa xã hội sẽ
diệt vong vào cuối thế kỷ XX. Song Đảng ta nhận định
hoàn tồn ngược lại. Sự sụp đổ ở Liên Xơ và các nước Đơng
Âu kéo theo thối trào của phong trào cộng sản và công
nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời

chứ khơng phải tất yếu, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại
____________
* Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư
tưởng - Văn hóa Trung ương.

9


sẽ giữ vững trận địa, các đảng cộng sản và công nhân sẽ
khôi phục hoạt động trong điều kiện mới và xu thế xã hội
chủ nghĩa sẽ tiếp tục đi lên dưới hình thức này hay hình
thức khác.
Câu trả lời bước đầu đã có vào cuối thế kỷ XX, đầu thế
kỷ XXI. Chủ nghĩa xã hội không hề diệt vong. Các nước xã
hội chủ nghĩa cịn lại khơng những giữ vững trận địa mà
còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Từ
vùng Trung - Nam Mỹ đã phát sinh phong trào xã hội chủ
nghĩa kiểu Mỹ Latinh, khởi đầu từ Vênêduêla rồi lan ra
một số nước khác, nay tuy đang gặp nhiều khó khăn và có
bước thụt lùi. Chủ nghĩa tư bản thế giới không thể chứng
minh được rằng nó là lực lượng thống trị tồn cầu và xã
hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay
giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức
sống dài lâu của nó cũng lâm vào khủng hoảng cục bộ, rồi
đến khủng hoảng tồn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay,
vẫn cịn chưa hoàn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực
thành đơn cực, rồi nay lại thành đa cực. Các nước thuộc
các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham gia “tồn
cầu hóa” và “hội nhập quốc tế”, vừa cạnh tranh, vừa hợp
tác dưới nhiều cung bậc khác nhau.

Điểm qua như thế để thấy rõ rằng, gần 30 năm qua,
xung quanh vấn đề theo hay không theo chủ nghĩa xã hội,
diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và trong xã hội
ở nước ta cũng không thuần nhất mà khá phức tạp.
10


Để góp phần phê phán các quan điểm sai trái, xuyên
tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, gần
đây, ban tổ chức một hội thảo có đề nghị tôi viết tham
luận nội dung phê phán quan điểm cho rằng “chủ nghĩa
xã hội sụp đổ ở Liên Xơ và Đơng Âu, vì thế Việt Nam
khơng nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội”.
Tôi nghĩ, quan điểm sai trái này khơng phải bây giờ
mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xơ và Đơng Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay,
những kẻ chống đối khơng cịn nói nhẹ nhàng như thế, họ
thẳng thừng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ
động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc
và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ
tồn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ơn
hịa...”. Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành “phê
phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh
chống sự suy thối về tư tưởng chính trị, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, có người
mang danh đảng viên cịn trắng trợn nói rằng, trong lựa
chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị
thành lập Đảng (1930) mà là từ Hội nghị Tua (1921).

Quan điểm cho rằng “chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên
Xơ và Đơng Âu, vì thế Việt Nam khơng nên và không thể
gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội” là
sai lầm. Sai lầm ít nhất là ở mấy điểm sau đây:
11


Về sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu
1. Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của
một mơ hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, với tư cách là một
nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
2. Chế độ Xôviết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau
Cách mạng Tháng Mười (1917) và sau này trên tồn Liên
bang Xơviết, đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ
chính trị - xã hội trước đó. Chính quyền Xơviết thực sự là
chính quyền của cơng, nơng, binh và của nhân dân lao
động nói chung. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng
cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách
mạng Tháng Mười, lập lại hịa bình và xây dựng chế độ
mới, thực hiện cơng nghiệp hóa và tập thể hóa nơng
nghiệp thành cơng, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm
lược của phát xít Đức - Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Vào những thập niên 60
và 70 của thế kỷ XX, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho
Đảng và Nhà nước Xôviết ngộ nhận là chủ nghĩa xã hội
đã xây dựng xong và chủ trương Liên Xô bước vào thời kỳ
xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian

đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà
nước Xôviết cũng đã bắt đầu hé lộ, nhất là khi so sánh
với những bước phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa
thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn
12


những gì chế độ Xơviết đã đạt được là một sai lầm trong
cách nhìn lịch sử.
3. Sau khi phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xơ đề
ra chính sách cải tổ; các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng
tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn.
Sai lầm của Liên Xô và các nước Đơng Âu lúc đó là đã sa
vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai
trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong
đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho
ở Đơng Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy,
cịn Liên Xơ thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối
cùng, chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong
Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xơviết từ rất
sớm. Khơng thấy ngun nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở
đây mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xơviết
cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
4. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên
(tuy chưa hết), cịn có một ngun nhân trực tiếp khác nữa
là âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hịa bình” của các thế lực
thù địch đế quốc chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, chúng đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong khi lãnh
đạo Liên Xơ chủ trương thi đua hịa bình thì chúng một mặt

đẩy mạnh chạy đua vũ trang, mặt khác đề ra chiến lược
“diễn biến hịa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội mà khơng
cần chiến tranh và súng đạn. Liên Xô và nhiều nước khác
đã sa vào cái bẫy này mà không tự giác phát hiện.
13


Về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
5. Ngay từ ngày mới thành lập, Đảng ta đã đề ra chủ
trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới cộng sản chủ nghĩa”. Như cách nói ngày
nay, đó là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đường lối độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội được đề ra xuất phát từ thực tế
tình hình nước ta lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp, cũng
xuất phát từ xu thế phát triển có tính quy luật của thời
đại mới sau Cách mạng Tháng Mười Nga là tiến lên chủ
nghĩa xã hội. 88 năm qua, những chặng đường phát triển
của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối
này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ
bỏ nó?
6. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam học
tập kinh nghiệm của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa đi trước nhưng hồn tồn khơng có sự sao chép. Mơ
hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khơng phải
là mơ hình Xơviết của Liên Xô bởi sự khác biệt cơ bản là
ở chỗ một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một
bên từ độc lập dân tộc đi lên. Bác Hồ từng nói, Bác chỉ có

một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta
được độc lập, dân ta được tự do, hạnh phúc, ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chủ nghĩa xã hội
đối với Bác là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
14


văn minh. Nhầm lẫn mơ hình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam với mơ hình Xơviết là một sự sai lầm lớn.
7. Vào những năm Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải
tổ và cải cách, Việt Nam cũng đề ra đường lối đổi mới.
Những nhân tố đầu tiên của đổi mới xuất hiện từ những
năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng đổi mới
toàn diện, trở thành đường lối chính thức của Đảng ta vào
cuối năm 1986, theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi
mới của chúng ta không đi theo vết xe đổ của cải tổ và cải
cách ở Liên Xô và Đông Âu. Đảng ta đã nêu rõ 6 nguyên
tắc của đổi mới, trong đó vấn đề giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa, đổi mới nhưng không đổi màu là nguyên
tắc đầu tiên. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm cho rằng
“đổi mới là nửa vời, không nhất quán”. Sự thật là đổi mới
của chúng ta qua 30 năm đã đưa lại những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho Việt Nam càng vững bước
đi lên trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở
Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
8. Tổng kết 30 năm đổi mới cho thấy: Nhận thức của
Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ:
“Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là
sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và
15


Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của
lịch sử”1.
Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của chủ nghĩa xã
hội mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu
tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp...
Thử hỏi con đường độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã
hội xán lạn như vậy tại sao ta phải từ bỏ chỉ vì mơ hình xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Trong khi nêu lên 8 sai lầm như trên, tôi muốn đặt ra
câu hỏi đối với các tác giả đòi chúng ta từ bỏ con đường xã
hội chủ nghĩa, ý đồ thực sự của các vị phía sau địi hỏi này
là gì?

____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.70.

16


BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÀ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC
VÂN HÀ

N

ăm 2017 lợi dụng việc một vài cá nhân tự

nguyện xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch,

những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cị”,
thơng qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên
tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Với những giọng điệu hết sức hằn học theo
kiểu “bới lơng tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ
hội chính trị ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng
của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh
táo”, “là những người có danh dự”...
Trước hết cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một
số cá nhân xin ra khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi
dụng xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực
thù địch, những phần tử cơ hội chính trị.
Điểm qua tên tuổi những người xin ra khỏi Đảng
được những kẻ rắp tâm hại Đảng, hại dân liệt kê trong
17


các bài viết đăng trên một số trang báo điện tử ở nước
ngồi, hoặc qua mạng xã hội thì việc xin ra khỏi Đảng
của họ cũng khơng khó hiểu. Khơng phải đến bây giờ,

những người một thời mang danh đảng viên mới bộc lộ tư
tưởng, mà một thời gian dài, họ đã lợi dụng dân chủ để
nói và viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng; trái
với chủ trương, chính sách của Nhà nước; trái với nguyện
vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân. Sau khi
được một vài trang báo nước ngoài cổ súy, được một số kẻ
lưu vong, nhất là tổ chức Việt Tân “hà hơi”, số người này
ảo tưởng cho rằng, tiếng nói của mình là quan trọng, là
“khn vàng, thước ngọc” có thể từ đó tạo dựng nên một
xã hội tốt đẹp (!).
Việc những người từng mang danh đảng viên có quan
điểm, tư tưởng trái với quan điểm, đường lối của Đảng
không phải mới diễn ra, mà đã kéo dài trong nhiều năm.
Nhưng với bản chất tốt đẹp, nhân nghĩa, trên tình đồng
chí, đồng đội, các tổ chức đảng và đảng viên đã có nhiều
biện pháp giúp đỡ để họ nhận ra lỗi lầm, mà sửa chữa,
phấn đấu. Tuy nhiên, khi họ đã cố tình đi ngược lại lợi ích
của Đảng, của nhân dân, của dân tộc, thì sự giúp đỡ dù
chân tình đến đâu cũng đều không mang lại hiệu quả. Với
bản chất và truyền thống cách mạng, một chính đảng chỉ
biết chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, của dân
tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trân trọng, ghi nhận
và đánh giá cao sự đóng góp cơng sức, trí tuệ của từng cá
nhân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
18


Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam không dung túng, mà luôn xử lý
nghiêm minh với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có suy nghĩ,

hành động đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đó
cũng là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà với
mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, những đảng viên có
quan điểm, tư tưởng trái ngược nhằm mục đích chống phá
Đảng, chống phá Nhà nước phải sớm bị loại ra khỏi hàng
ngũ của Đảng.
Cần nói thêm rằng, mọi cơng dân Việt Nam, trước khi
vào Đảng đều được tham gia những lớp bồi dưỡng kiến
thức về Đảng. Thông qua những lớp học này giúp những
quần chúng ưu tú có động cơ phấn đấu vào Đảng nắm
chắc và hiểu rõ được bản chất và truyền thống cách mạng
của Đảng, mục tiêu của Đảng; đồng thời thấy rõ trách
nhiệm của mình khi trở thành đảng viên. Ngay ở Chương 1,
Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định rõ
trách nhiệm, nghĩa vụ, thể hiện sự tự nguyện của đảng
viên: 1- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ
cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn
đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ
quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên
trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp
luật của Nhà nước; có lao động, hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật
19


thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng,
giữ gìn đồn kết thống nhất trong Đảng. 2- Công dân Việt
Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện

thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn
và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở
đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân
dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Có thể thấy trách nhiệm, nghĩa vụ và sự tự nguyện
cống hiến, hy sinh của người đảng viên đối với Tổ quốc, với
dân tộc và nhân dân là rất rõ ràng. Bởi vậy, những ai tự
nhận thấy mình khơng cịn đủ tư cách, trí tuệ và năng lực;
cũng như khơng chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của
Nhà nước, thì việc tự nguyện xin ra khỏi Đảng là điều nên
làm và đó là việc làm bình thường. Mặt khác, theo quy
luật chọn lọc tự nhiên thì mọi tổ chức, mọi sự vật, hiện
tượng ln vận động, phát triển khơng ngừng. Theo đó,
những nhân tố khơng cịn phù hợp, hoặc khơng đáp ứng
được yêu cầu, sớm muộn cũng bị đào thải, loại bỏ. Sự phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không nằm ngồi
quy luật tự nhiên đó. Vì vậy, những đảng viên khơng cịn
thấy mình xứng đáng đứng trong hàng ngũ của những
người cộng sản tiên phong; khơng cịn đáp ứng được yêu
cầu của sự phát triển, nhất là những người “mang danh
đảng viên” nhưng có tư tưởng đi ngược lại lợi ích của
Đảng, của dân tộc thì tốt hơn hết là tự nguyện xin ra khỏi
Đảng. Việc những người này sớm rút ra khỏi đội ngũ
20


không làm cho Đảng yếu đi, mà càng làm cho Đảng thêm
trong sạch, vững mạnh.
Cần nói thêm rằng, khơng phải ai xin ra khỏi Đảng

cũng là hết tình yêu với Đảng, mà khơng ít đảng viên do
điều kiện, hồn cảnh gia đình hay cá nhân, hoặc do tuổi
cao, sức yếu; cũng có những người tự thấy mình khơng cịn
xứng đáng với danh hiệu đảng viên, nên tự nguyện xin ra
khỏi Đảng. Đó là những người có danh dự, thể hiện phẩm
giá cá nhân và không thể “vơ đũa cả nắm” xếp họ cùng
những người “mang danh đảng viên” nhưng đi ngược lại
lợi ích của quốc gia, dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “... trong hàng chục vạn cán bộ và đảng
viên xứng đáng, còn lẫn vào một số người thấp kém về
tinh thần và đạo đức cách mạng... Họ sống và làm việc
một cách riêng rẽ, khơng đồn kết và hợp tác với người
khác. Hễ có đơi chút hiểu biết, đơi chút thành cơng thì tự
cao tự đại, vênh vang kiêu ngạo, tự cho mình tài giỏi hơn
người. Ở cương vị phụ trách thì tự cho mình có quyền hơn
hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào
thì coi đó như một giang sơn riêng, khơng biết đến lợi ích
tồn cục... số người đó coi Đảng như cái cầu thang để
thăng quan phát tài...”1.
Thực tiễn xã hội Việt Nam có rất nhiều điều để dẫn
chứng, để khẳng định việc tuyệt đại đa số người dân,
____________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, t.14, tr.148-149.

21


không chỉ riêng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn tin tưởng
vào Đảng, nguyện đi theo Đảng. Niềm tin của nhân dân

Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam được xây đắp,
thử thách thông qua thực tiễn cách mạng. Kể từ khi được
thành lập cho tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam khơng có
mục tiêu nào khác là phấn đấu, hy sinh vì tự do, hạnh
phúc của nhân dân, của dân tộc, để “ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành”. Vì vậy, bất kỳ đảng viên
nào, dù ở cương vị nào, nếu thấy mình khơng đủ dũng khí,
phẩm chất để hy sinh, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc thì
việc xin ra khỏi Đảng là điều cần thiết. Bởi, “vào Đảng là
để làm đầy tớ phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp...”. Đó
vừa là mục tiêu luôn hướng tới, vừa là bản chất, truyền
thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà không một thế
lực thù địch nào có thể xuyên tạc, phủ nhận được.

22


PHÍA SAU NHỮNG “THƯ NGỎ”, “TÂM THƯ”
ĐỊI XĨA BỎ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG
Đại tá, PGS. TS. ĐINH NGỌC HOA

C

ứ gần đến những ngày kỷ niệm lớn hoặc có những
sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước

là các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, những kẻ
tự xưng “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam”
lại tung lên các trang mạng, blog những bài viết dưới dạng

“thư ngỏ”, “tâm thư” có nội dung sai trái, xuyên tạc nhằm
chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Những năm qua, khi đất nước triển khai đưa Nghị
quyết Đại hội XII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
(khóa XII) của Đảng vào cuộc sống, các phần tử cơ hội
chính trị, các thế lực thù địch lại tiếp tục rao thứ “bình cũ,
rượu cũ” nhằm thực hiện những mưu toan chống phá
Đảng, Nhà nước ta.
I- Lật tẩy mặt nạ những “thư ngỏ”, “tâm thư”
Trên một số trang mạng xã hội đăng tải các bài viết
23


×