Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Yếu tố đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.11 MB, 100 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:

ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
TS. NGUYỄN THỊ TRANG
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:

PHẠM THÚY LIỄU
NGUYỄN QUỲNH LAN
ThS. ĐỖ THANH HOÀNG
ThS. NGHIÊM THỊ TUẤN ANH
NGUYỄN THỊ TRANG
NGUYỄN VIỆT HÀ

Số đăng ký xuất bản: 427-2021/CXBIPH/31-365/CTQG.
Quyết định xuất bản số: 34-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2021.
Mã số ISBN: 978-604-57-6519-7.




Biên mục trên xuất bản phẩm
của Th viện Quốc gia Việt Nam
Đỗ Thanh Hơng
Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đơng đại / Đỗ Thanh
Hơng. - H. : Chính trị Quèc gia, 2020. - 292tr. ; 21cm
ISBN 9786045760000
1. Nghiªn cøu văn học 2. Văn học hiện đại 3. Cảm quan
đô thÞ 4. TiĨu thut 5. ViƯt Nam
895.9223009 - dc23
CTM0409p-CIP




LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nghiên cứu về đô thị trong văn học đã được giới văn hóa
và văn học trên thế giới quan tâm từ lâu; nhưng ở Việt Nam,
gần đây, vấn đề đô thị trong văn học mới thực sự được chú ý,
nhất là sau hơn ba thập niên tiến hành cơng cuộc đổi mới
tồn diện và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Bối cảnh đó đã làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các
lĩnh vực đời sống, với phạm vi ảnh hưởng ngày càng lan rộng.
Đơ thị, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang bộc lộ những mặt
trái đầy nhức nhối. Đô thị đã khơng cịn là vấn đề riêng của
đơ thị học, xã hội học, văn hóa học mà là mối quan tâm của
nhiều nhà văn, đặc biệt là về vấn đề nhân sinh trong môi
trường đô thị.
Để bạn đọc hiểu hơn về không gian, môi trường tự nhiên

và xã hội của đô thị Việt Nam dưới góc nhìn văn học với
những góc cạnh đa chiều thơng qua góc nhìn của nhiều nhà
văn nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Đơ thị trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại của TS. Đỗ Thanh Hương.
Cuốn sách hướng đến việc bước đầu hệ thống hóa và
phân tích tác động của q trình đơ thị hóa đến đời sống xã

5


hội và tri nhận của nhà văn về các giá trị và các mối quan hệ
phức tạp trong đời sống đơ thị hiện đại thơng qua cái nhìn
độc đáo và thơng điệp của các nhà văn; phân tích những
phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.
Nội dung chính của cuốn sách gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và sự hình thành, phát triển của
cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam;
Chương II: Những phương diện cơ bản về đô thị trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại;
Chương III: Phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 10 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6



MỞ ĐẦU
1. Nếu như ở các quốc gia phát triển, văn học đơ thị đã
xuất hiện từ lâu thì ở Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên
cứu, mới có “văn học nơng thơn” mà chưa có “văn học đơ
thị”. Nếu như ở Pháp, ngay từ khi tác phẩm Những bông
hoa ác (1857) của Baudelaire ra đời, người ta đã nhận
thấy nỗi chán chường đơ thị thì trong văn học Việt Nam,
mãi đến giai đoạn 1930 - 1945 mới bắt đầu xuất hiện tên
gọi “khối sầu đô thị”. Điều này cũng không có gì đáng ngạc
nhiên, vì ở Việt Nam, phải đến khi người Pháp tiến hành
khai thác thuộc địa thì mới bắt đầu hình thành các đơ thị
và q trình đơ thị hóa mới được các nhà văn chú ý. Vũ
Trọng Phụng được coi là người tiên phong trong lĩnh vực
này và hiện nay gần như chưa có tác phẩm nào có thể vượt
qua tiểu thuyết Số đỏ về đề tài đô thị.
Sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986, cùng với quá
trình giao lưu và hội nhập quốc tế, q trình đơ thị hóa ở
Việt Nam cũng bắt đầu diễn ra với mức độ ngày càng sâu
rộng, với tốc độ ngày càng nhanh. Q trình đơ thị hóa đã
được đề cập trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái,
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ,

7


Nguyễn Ngọc Tư... Cảm thức về sự cô đơn và những nỗi
bất an, về sự biến mất của nhiều giá trị truyền thống, về
lối sống hưởng thụ, coi trọng vật chất nhất thời... được đề
cập trong các tác phẩm dưới góc nhìn là hệ quả tác động

của cơ chế kinh tế thị trường và đơ thị hóa. Điều đáng nói
là khi xã hội càng phát triển, đơ thị hóa diễn ra càng
nhanh chóng thì những hệ quả trên càng sâu sắc.
Nếu như việc nghiên cứu đô thị và đô thị hóa trong
văn học đã được giới nghiên cứu văn hóa và văn học trên
thế giới quan tâm từ lâu thì ở Việt Nam, gần đây, đơ thị
hóa trong văn học mới được chú ý. Đặc biệt, sau hơn ba
thập niên tiến hành cơng cuộc đổi mới, thực hiện đơ thị
hóa và xây dựng nền kinh tế theo mơ hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi mặt đời sống
kinh tế - xã hội của đất nước đã có những biến đổi sâu sắc
và tồn diện, phạm vi ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Đơ
thị hóa, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang bộc lộ những
mặt trái đầy nhức nhối. Vấn đề đơ thị đã khơng cịn là vấn
đề riêng của đô thị học, xã hội học, văn hóa học mà là mối
quan tâm của nhiều nhà văn về vấn đề con người.
Sau năm 1975, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ đổi
mới. Diện mạo xã hội thay đổi nhanh chóng khiến hiện
thực càng trở nên bề bộn. Hiện thực ấy cần đến những
thể loại văn học có sức bao chứa rộng lớn hơn như:
trường ca, tiểu thuyết,... Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết
sau năm 1975 là sự thăng hoa khá ấn tượng cả về nội
dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Dẫu chưa trở thành

8


“nhịp mạnh”1 nhưng tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay đã
thể hiện ngày càng sâu sắc đời sống đô thị với những tác

động của nó đến con người trong bối cảnh mới trên các
bình diện đạo đức, lối sống và cả quan niệm giá trị. Điều
đáng nói hơn là những cái nhìn ấy về đơ thị chủ yếu được
hình thành từ những nhà văn sống ở phố - viết về phố.
Cảm quan đơ thị, vì thế càng thêm đậm nét hơn.
Cuốn sách Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại hướng đến việc bước đầu hệ thống hóa và xây
dựng khung phân tích theo hướng tiếp cận văn hóa học;
phân tích tác động của q trình đơ thị hóa đến đời sống
xã hội và tri nhận của nhà văn về các giá trị và các mối
quan hệ phức tạp trong đời sống đơ thị hiện đại thơng qua
cái nhìn độc đáo và thông điệp của các nhà văn thông qua
văn bản nghệ thuật; phân tích những phương thức thể
hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương
đại. Cuốn sách đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận như:
đơ thị và đơ thị hóa, tác động của đơ thị hóa đến văn hóa
và con người; về tư duy, lối sống, nhãn quan văn hóa, ứng
xử của con người trước nhịp sống đô thị hiện đại...; cảm
quan về các vấn đề đời sống đơ thị; đi sâu phân tích các
phương diện cơ bản trong cảm quan đô thị của tiểu thuyết
Việt Nam đương đại; đồng thời tiến hành phân tích những
phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đơ thị trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
________________
1. Xem Đỗ Lai Thúy: Con mắt thơ, Nxb. Lao động, Hà Nội,
1992.

9



Cuốn sách tập trung nghiên cứu cảm quan đô thị
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; cụ thể là làm sáng
tỏ sự tác động của đơ thị hóa đến đời sống xã hội, đời sống
tâm lý con người được phản ánh trong văn học và những
hình thức nghệ thuật mới mẻ thể hiện đề tài đô thị của
tiểu thuyết Việt Nam đương đại thông qua các sáng tác
của một số nhà văn như: Chu Lai, Nguyễn Bắc Sơn,
Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Phấn, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn
Đình Tú, Trần Trọng Vũ...
Trên cơ sở nhận diện và cắt nghĩa đề tài đô thị trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại, cuốn sách góp một cái
nhìn tồn diện về chủ đề đơ thị trong văn học Việt Nam
theo tiến trình lịch sử. Từ đó, chúng tơi bước đầu đưa ra
những kiến giải mới về sự cách tân nghệ thuật của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh sự xâm nhập
của tư duy nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại vào văn học
Việt Nam là một thực tế.
Cuốn sách góp phần giúp độc giả hiểu sâu hơn không
gian, thời gian, cuộc sống con người đô thị của nhà văn
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, từ đó cắt nghĩa sâu
hơn những biến đổi của đời sống xã hội, văn hóa, tâm lý
con người trong xã hội hiện đại; đồng thời góp phần khẳng
định sự xuất hiện của một khuynh hướng nghệ thuật mới
mẻ đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn học
đương đại, một diễn ngôn nghệ thuật mang đậm dấu ấn
của thời đại mới; là tài liệu tham khảo cho việc mở rộng
nghiên cứu và giảng dạy về văn học Việt Nam giai đoạn từ
sau năm 1975 trong các nhà trường.


10


Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
I- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Vấn đề đơ thị trong văn học nước ngoài
a) Khái lược về thực tiễn văn học đô thị ở một số
quốc gia trên thế giới
Người phương Tây giao thương, buôn bán từ rất
sớm. Ngay từ thời cổ đại, họ đã xây dựng được những
thành bang nổi tiếng như Athena, Sparta, nhưng đó
chưa phải là đô thị hiện đại theo cách hiểu ngày nay.
Đến thời hiện đại, khi nền văn minh công nghiệp đã
phát triển sớm ở các quốc gia như: Anh, Đức, Pháp,
Mỹ..., chủ nghĩa tư bản đã hình thành. Cùng với đó là
sự thay đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự mở
rộng của kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của xã hội. Như một tất yếu, những biến động
về lịch sử và đời sống xã hội đã làm thay đổi nhãn
quan, tâm lý, thị hiếu của con người. Theo đó, cảm quan

11


đô thị đã xuất hiện trong văn học, trước hết là ở các
nghệ sĩ nhạy cảm và có nhiều trải nghiệm trước những

biến thiên của đời sống và chứng kiến sự phát triển của
văn minh, lối sống công nghiệp. Bởi thế, so với các quốc
gia phương Đông, văn minh đô thị và văn học đô thị ở
phương Tây phát triển sớm hơn nhiều.
Ở Anh, sự phát triển của công nghiệp, q trình đơ
thị hóa với tốc độ nhanh chóng đã biến nước Anh trở
thành một trong những nước có chủ nghĩa tư bản phát
triển nhất châu Âu thế kỷ XIX. Và như một tất yếu, xã
hội tư bản càng phát triển càng bộc lộ những mặt trái
trong sự tác động tới đời sống con người. Những nhà thơ
Vùng hồ tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn tiêu cực ở
Anh đã thể hiện tư tưởng muốn thoát ly thực tại xã hội
tư sản, xa lánh chốn thị thành. Họ hướng thơ ca vào việc
mô tả quá khứ, những con người và những hiện tượng
đơn giản, bình thường, gần thiên nhiên. Còn những nhà
văn hiện thực phê phán, họ phản ánh trung thành xã
hội Anh nửa đầu thế kỷ XIX. Trong những trang viết
của Charles Dickens, William Thackeray, Charlotte
Bronte..., xã hội tư sản Anh hiện lên là một xã hội bất
công và tàn ác. Ở đó, giai cấp thống trị chỉ là bọn tham
tiền và quyền lực, kiêu căng, bất trị, nhân cách hèn hạ,...
Ở Pháp, thế kỷ XVIII và XIX là thế kỷ của những sự
thay đổi lớn với sự xuất hiện của các nhà tư tưởng Ánh
sáng, các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng và những
cuộc cách mạng: đại cách mạng tư sản năm 1789, cách

12


mạng tháng Bảy năm 1830 và cách mạng tháng Hai

năm 1848. Tư tưởng tiến bộ cộng với sự phát triển của
các đô thị lớn, đặc biệt là Paris đã khiến những nhà văn
nhạy bén sớm nhận ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản.
Victor Hugo - nhà văn lãng mạn ưu tú của nước Pháp trong tất cả các sáng tác của mình đều thể hiện bức
tranh chân thực của nước Pháp với những đau khổ của
tầng lớp nhân dân cùng cực. Đặc biệt, trong tác phẩm
lớn nhất của mình Những người khốn khổ, ông đã miêu
tả những cảnh đau lòng dưới đáy xã hội Pháp với cả
chiều rộng và chiều sâu. Mặt trái của xã hội Pháp được
Victor Hugo thể hiện đậm nét ở ba vấn đề: “Sự sa đọa
của đàn ơng vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà
vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm”1. Hiện thực
ln được nhìn bằng đơi mắt lãng mạn nên chan chứa
lịng thương u với những khổ đau của cuộc đời. Các
sáng tác của Honoré de Balzac thể hiện sức khái quát
hiện thực lớn. Nội dung tiểu thuyết hiện thực của
Balzac bao quát mọi hoạt động của các giai cấp và tầng
lớp xã hội khác nhau trên những lĩnh vực khác nhau.
Ông đã phản ánh trong các trang viết những mặt cơ
bản của cuộc sống con người: đời sống vật chất, đời sống
tinh thần. Đặc biệt, Balzac đã vạch trần vai trò chế ngự
của đồng tiền, đồng tiền đã trở thành động lực xã hội,
________________
1. Đặng Anh Đào: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương
Tây hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.412.

13


được đặt trong tay giai cấp tư sản nắm chính quyền. Đó

là xã hội tư sản tối tăm mà để tồn tại, con người bắt
buộc phải lựa chọn giải pháp bán linh hồn cho quỷ sứ.
Bán linh hồn cho quỷ sứ là phương thức tất yếu và là
quy luật của sự tha hóa nhân phẩm con người trong xã
hội Paris đương thời. Đó cũng là phương thức nghệ
thuật tiêu biểu để Balzac thể hiện sự phủ nhận quyết
liệt đối với xã hội tư sản đó. Tuy nhiên, ngay cả với
Honoré de Balzac hay Victor Hugo, những trang viết ấy
vẫn chỉ là phản ứng quyết liệt đối với xã hội tư sản
đương thời. Đô thị - ở đây là Paris - hiện lên trong cái
nhìn khơng thể dung hịa như ác cảm đối với một tên
xấu xa đã đánh cắp đi những điều nhân văn đối với con
người. Sự phản ánh ấy vẫn kín đáo che giấu khát vọng
hướng đến tương lai - nơi ấy có một xã hội nhân bản
hơn. Vì vậy, cảm quan đơ thị ở hai đại biểu lớn, đại diện
cho khuynh hướng lãng mạn và hiện thực của văn học
Pháp này vẫn chưa định hình cụ thể. Phải đến đại biểu
lớn của chủ nghĩa tượng trưng trong nền văn học Pháp
thế kỷ XIX - Baudelaire - thì cảm quan đơ thị mới được
định hình cụ thể và rõ nét. Đến Baudelaire, sự phản
ứng đối với xã hội tư sản được đẩy lên đỉnh điểm. Đó là
sự chán ghét đến hận thù thế giới tư bản. Baudelaire
luôn mang một nỗi buồn sâu sắc, luôn luôn bị ám ảnh
bởi tuổi già và cái chết. Chính ơng đã viết trong một bức
thư gửi cho bạn năm 1866 như sau: “Sự nhất quán chân
thực của Những bông hoa ác là ở sự chân thành đau

14



đớn của nhà thơ, được thể hiện trọn vẹn trong đó. Cần
phải nói với anh rằng trong cuốn sách dữ dội này, tơi đã
gởi vào đó tất cả tư tưởng của tơi, tất cả tấm lịng tơi,
tất cả tơn giáo của tôi, tất cả sự hận thù của tôi...”1. Tập
thơ Những bông hoa ác đã làm chấn động dư luận khi
Baudelaire đưa cái xấu, cái ác và nỗi đau lên ngơi. Đó là
hệ quả tất yếu, là biểu hiện cao nhất của nỗi cơ đơn và
tình cảm suy đồi của con người trong thế giới tư bản
hiện đại.
Ở Mỹ, kết quả của cuộc nội chiến Bắc Mỹ và Nam
Mỹ (1860 - 1865) đã cho ra đời nhà nước tư sản. Dẫu
phát triển muộn hơn châu Âu nhưng chủ nghĩa tư bản
sớm đưa Mỹ phát triển vượt cả “công xưởng của thế
giới” về kinh tế. Văn học lãng mạn và văn học hiện thực
Mỹ cũng thể hiện những phản ứng đối với xã hội tư sản.
Nhưng không giống như những tác giả Anh, Pháp, các
tác giả Mỹ đi theo khuynh hướng trở về với thiên nhiên
thôn dã như một sự ứng xử tiêu cực với xã hội đương
thời. Washington Irving hay Herman Melville - các đại
biểu của dòng văn học lãng mạn - đều thể hiện sự phủ
nhận đối với nền văn minh tư bản chủ nghĩa bằng cách
quay về với cuộc sống bình lặng nơi thơn q rừng núi
ngày xưa hoặc cuộc sống của những người thổ dân.
Trong sáng tác của Jack London - một nhà văn không
________________
1. Theo Đặng Anh Đào: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết
phương Tây hiện đại, Sđd, tr.427.

15



hề biết đến tuổi thơ - lại thể hiện rất rõ bức tranh của
xã hội Mỹ vào hai thập niên cuối thế kỷ XIX. Những
tháng ngày du thủ du thực, những năm tháng không
thể nào quên khi Jack trở thành “hobos” - một kẻ vô
danh trong đội quân cái bang khổng lồ, kiếm sống “như
loài thỏ” theo các chuyến tàu hàng ngang dọc khắp nước
Mỹ, những sự mạo hiểm trong cơn sốt tìm vàng ở
Alaska... Những cuộc hành trình đó đã đem lại “một túi
vốn sống khổng lồ” mà Jack có được trong suốt cuộc đời
cơ cực của mình. Đó là hiện thực khắc nghiệt của nhà
nước tư sản Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX được khắc
họa trong các tác phẩm sau này đã trở thành kiệt tác
của Jack: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Răng nanh
trắng (1906),... Qua những trang viết, Jack muốn gửi
tới người đọc bức tranh về sự khốn cùng của con người
trong cuộc vật lộn, tranh giành sự sống với tự nhiên. Đó
là biểu hiện mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái
gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã
trong thiên nhiên, nhất là trong Tiếng gọi nơi hoang dã.
Truyện toát lên một nhân sinh quan rõ rệt của tác giả:
tình u đối với lồi vật. Ơng cho rằng, chỉ có trên cơ sở
một tình u vơ hạn đối với loài vật mới chiến thắng
được những con vật, thậm chí là dữ tợn. Mark Twain nhà văn lớn nhất của Mỹ thế kỷ XIX - cũng tìm về
thiên nhiên nhưng với ngơn ngữ nói dân gian trong
trẻo, duyên dáng, làm nên thắng lợi của miền viễn tây
dân gian với những salon văn học ở Boston.

16



Ở châu Á, theo nghiên cứu một số nước thuộc khu vực
văn hóa chữ Hán (Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên...),
các đô thị ra đời ở thời hậu kỳ trung đại, kéo theo sự
ra đời của văn hóa thị dân rồi văn học thị dân - khởi
nguồn của văn học mang cảm quan đơ thị. Ở khu vực
văn hóa này, Nho giáo được coi như một công cụ bồi
đắp tư tưởng và củng cố quyền lực, sản sinh một nền
văn học giàu tính đạo đức, tư tưởng và lý tưởng (nền
văn học cung đình). Khi kinh tế thị dân phát triển
kéo theo sự thay đổi thị hiếu văn học ở tầng lớp này,
một nền văn học mới được sản sinh nhằm phản ánh
những sự việc của cuộc sống thường nhật, những tâm
sự cá nhân, khước từ những cái cao cả mang tính đạo
đức, thậm chí đi ngược lại với những chuẩn mực đạo
đức phong kiến. Tầng lớp thị dân tìm đến với dịng
văn học mới này với mục đích giải trí, để thỏa mãn
những nhu cầu trần thế, khát vọng khẳng định cái tôi
cá nhân trong một xã hội trọng tập thể. Như vậy, “đơ
thị đã giải phóng... mang đến cho văn học đặc tính
giải trí, cũng là một trong những đặc tính chung của
văn học mn đời”1. Đến thời kỳ hiện đại (từ đầu thế
kỷ XX), văn học đô thị ở châu Á được hiểu theo nghĩa
khác. Đó là dòng văn học phản ánh những vấn đề về
________________
1. Nguyễn Thị Phương Thúy: “Văn học đô thị: Khái niệm và
đặc điểm”, 2015, .

17



đời sống đô thị trên mọi phương diện và phản ánh lối
sống, cách tư duy của con người đô thị trong sự đối lập
với nông thôn.
Nhật Bản là đất nước tiếp xúc lớn nhất với phương
Tây. Ngay từ thời Minh Trị, lối sống phương Tây và
văn hóa phương Tây đã tràn vào xứ sở hoa anh đào, vì
thế đơ thị và văn học đô thị ở Nhật Bản phát triển
tương đối sớm. Ngay những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, một nền văn học đại chúng đã hình thành ở
Nhật Bản. Đó là nền văn học thể hiện rõ xã hội tiêu
dùng của thời đại mới khác xa xã hội tiêu dùng của đời
sống văn hóa Nhật Bản cũ. Sau khi Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản từ một đất nước hùng
mạnh đã trở thành một đất nước hoang tàn, kiệt quệ,
hoàn toàn mất tinh thần. Sự bại trận, thảm họa bom
nguyên tử và thời kỳ chiếm đóng của Mỹ trở thành
những cú sốc tinh thần to lớn, để lại những vết thương
sâu sắc trong tâm hồn người Nhật. Đây là giai đoạn
khủng hoảng đối với nền văn hóa, đạo đức truyền
thống Nhật Bản. Sau năm 1954, nền kinh tế Nhật
được phục hồi và phát triển thần tốc, đặc biệt là vào
những năm 1960 - 1970. Làn sóng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở Nhật, biến quốc gia
này trở thành một trong những nước có nền kinh tế lớn
nhất thế giới. Sự phát triển kinh tế với trình độ cao ở
Nhật đã hình thành nền văn minh “kỹ trị” ở đất nước
này. Con người Nhật Bản với sức sáng tạo diệu kỳ đã

18



trở thành những chủ nhân của rôbốt, khiến mặt trời
dường như không bao giờ lặn trên đất Nhật. Nhưng,
như một hệ quả tất yếu, sống trong xã hội hiện đại, xa
rời tự nhiên, con người càng ngày càng trở nên cơ đơn,
trống rỗng, họ hoạt động theo thói quen khơng khác gì
những sản phẩm rơbốt. Trong những trang viết của
Mori Ogai, Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro,
Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunari, Mishima
Yukio, Abe Kobo..., nhất là Murakami Haruki, người
đọc luôn thấy sự trăn trở trước số phận con người
trong xã hội hiện đại đầy bất an, phi lý. Xây dựng
những hành trình đi tìm kiếm ý nghĩa đích thực của
cuộc sống, nhân vật trong các tác phẩm của những nhà
văn hiện đại Nhật rất đa dạng, phong phú và có tính
phổ qt cao, phản ánh được những tồn tại sâu kín của
con người Nhật Bản và nhân loại nói chung trong thời
kỳ hậu tư bản. Những tác phẩm của văn học Nhật Bản
đã chạm vào nỗi cô đơn, hoang mang sâu sắc của con
người đơ thị, vì thế Nhật Bản được coi là đi sớm hơn
những nước Đông Á khác trên con đường đến với văn
học đô thị.
Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc bị các nước phương
Tây xâu xé và một số thành phố lớn như Bắc Kinh,
Thượng Hải đã bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây.
Đặc biệt ở Thượng Hải, đời sống đô thị và sự phồn hoa
của lối sống Tây hóa đã khiến cho đơ thị hóa phát
triển hết sức nhanh chóng và bắt đầu xuất hiện


19


những nhà văn viết về đô thị. Từ thập niên 90 thế kỷ XX
trở lại đây, q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ
chóng mặt, thành thị đã trở thành một thế giới đa giá
trị và sôi động. Trước đây, thành thị được coi là một
không gian được “ni dưỡng” bởi nơng thơn thì nay
giữa thành thị và nơng thơn đã hình thành một loại
hình quan hệ mới: sự phát triển của thành thị kéo
theo sự phát triển của nông thôn, thành thị đem lại
văn minh cho nông thơn. Hình tượng chính trong văn
học chuyển sang các sản phẩm tiêu dùng cao cấp của
xã hội hiện đại như: rượu, thuốc lá cao cấp, xe hàng
hiệu,... Từ thái độ phê phán đô thị, các tác giả mới
của văn học Trung Quốc chuyển dần sang miêu tả và
phản ánh trạng thái cuộc sống thường nhật của đơ
thị. Đóng góp cho đề tài đô thị trong văn học Trung
Quốc phải kể đến các nhà văn nữ. Nếu như các nhà
văn nam khá mặn mà và am hiểu về nông thôn (Mạc
Ngôn, Giả Bình Ao, Lý Nhuệ...) thì các nhà văn nữ ít
quan tâm đến đề tài này. Lý do rất đơn giản, những
nhà văn nữ trẻ hầu hết đều sống ở thành thị, vốn
sống, sở trường của họ là ở thành thị. “Họ hiểu biết về
xe hơi đời mới nhiều hơn là thổ nhưỡng một vùng quê.
Nội dung chủ yếu trong tác phẩm của họ là viết về đô
thị với nhịp sống gấp gáp, hỗn độn. Đọc truyện họ ta
thấy cảnh làm ăn, bn bán, đầu cơ, giao dịch chứng
khốn, hộp đêm, qn bar... Tóm lại là hình ảnh một
thành phố vừa hấp dẫn, ma mị, quyến rũ, vừa đầy cơ hội


20


nhưng cũng đầy cạm bẫy, vô nhân...”1. Nông thôn
trong cái nhìn của những nhà văn này đã trở thành
xa lạ hoặc nếu có tìm về nơng thơn thì hành trình đó
giống một cuộc phiêu lưu hơn là sự tìm hiểu thực sự
(Gia đình ngọt ngào của tơi - Vệ Tuệ). Trong các tác
phẩm của Miên Miên (Kẹo), Xuân Thụ (Búp bê Bắc
Kinh), Kha Lăng Yến (Khách không mời), đô thị giống
như một cạm bẫy, ẩn chứa đằng sau những phồn hoa
đơ hội ấy là số phận lang bạt, thoi thóp của những
người làm thuê, là cuộc sống phè phỡn của quan chức
tham nhũng, chiếm đoạt... Những tác phẩm ấy giống
như ngụ ngôn về cuộc sống đô thị của một đất nước
đang phát triển như vũ bão.
Như vậy, ra đời như là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa
tư bản, kinh tế thị trường, đô thị hiện đại đã tác động
mạnh mẽ tới đời sống của con người và đời sống văn
học. Diễn biến của q trình đơ thị hóa như một vấn đề
nóng bỏng của thời đại khiến văn học ln có sự quan
tâm đến đề tài này. Trong sự phản ánh của những nền
văn học lớn được điểm danh trên đây, có thể thấy, các
nhà văn ln thể hiện sự phản ứng tiêu cực, trạng thái
khơng thể hịa hợp với thành thị bằng cách này hay
cách khác. Và Baudelaire với Những bông hoa ác đã trở
thành nhà văn tiêu biểu cho cảm quan đô thị, cho sự
________________
1. Phạm Xuân Nguyên: “Văn học Việt Nam - nỗi buồn tiểu

thuyết”, tạp chí Văn học, số 2/2003, tr.69-73.

21


hình thành văn học đơ thị trên thế giới từ thế kỷ XIX
đến nay. Nỗi hận thù với xã hội, sự cơ đơn và những
tình cảm đồi trụy mà Baudelaire đã trải nghiệm đến
nay vẫn cịn nóng bỏng trong văn học viết về đơ thị trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
b) Các cơng trình nghiên cứu về văn học đơ thị ở
nước ngồi
Có thể điểm tên một số cơng trình tiêu biểu bàn
luận về văn học đơ thị trình như: Tiểu thuyết đơ thị Mỹ
(The American city novel) của Blanche Gelfant; Hình
tượng đơ thị trong văn học hiện đại (The image of the
city in modern literature) của Burton Pike; Văn học và sự
trải nghiệm đô thị (Literature and the urban experience)
của Michael Jaye và Ann Chalmers Watts; Thơ ca và đô
thị (The poet and the city) của John H. Johnston; Độc
giả và đô thị trong văn học Mỹ thế kỷ XIX (The spectator
and the city in nineteenth century American literature)
của Dana Brand...
Trước hết, phần lớn các nhà nghiên cứu, các học giả
tâp trung trả lời câu hỏi văn học đơ thị là gì và đâu là
những vấn đề trung tâm của văn học đô thị. Về vấn đề
này, có nhiều ý kiến khác nhau: Một là, các học giả như
Richard Lehan, Mary Ann Caws, và David Seed có xu
hướng xem sự hình thành các thành phố là yếu tố căn bản
để xác định một văn bản là văn học đô thị. Hai là, các học

giả như Diane Levy, Michael Jaye và Ann Chalmers Watts

22


có xu hướng xem nhân vật là trung tâm của việc xác
định một văn bản là văn học đô thị.
Đối với những học giả có xu hướng nhìn nhận vai
trị quan trọng của bối cảnh thành phố, “văn học đô thị”
được sử dụng như một thuật ngữ tính từ đơn giản làm
nổi bật các thành phố như yếu tố trung tâm của nó,
chẳng hạn như: Đơ thị và tiểu thuyết (The city and the
novel - David Seed), Đô thị trong văn học: Lịch sử văn
hóa và tri thức (The city in literature: An intellectual
and cultural history - Lehan), hoặc Những hình tượng
đơ thị (City images - Caws). David Seed lập luận rằng,
văn học đô thị bao gồm các thay đổi vai trị của cách
thiết lập thành phố: “tiểu thuyết đơ thị đặc trưng khám
phá tiến độ của sự thay đổi xã hội và môi trường”.
Trong luận đề “Những dấu hiệu đô thị: Hướng tới một
định nghĩa về văn học đô thị”, Diane Levy cho rằng, văn
học đô thị vẫn đang trong giai đoạn hình thành và thử
nghiệm; Levy khơng đi sâu hơn mà chỉ gợi ý văn học đô
thị là gì.
Bằng việc so sánh ba văn bản: Dubliners (1914)
của James Joyce, The Buddha of Suburbia (1990) của
Hanif Kureishi và Glue (2001) của Irvine Welsh, trong
cuốn sách Đô thị trong văn học: Lịch sử tri thức và văn
hóa (The city in literature: An intellectual and cultural
history), tác giả Lehan Richard đã chứng minh rằng,

nhân vật - con người - chính là yếu tố quan trọng nhất
để xác định một văn bản là văn học đô thị. Theo ông,

23


×