Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Giáo trình Chủ nghĩa vô thần học: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 58 trang )

QN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
-----

GIÁO TRÌNH
CHỦ NGHĨA VÔ THẦN HỌC

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN – 2007


Chủ đề 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CHỦ NGHĨA VÔ THẦN KHOA HỌC
1. Đối tượng của chủ nghĩa vô thần khoa học
1.1. Khái niệm và đối tượng của chủ nghĩa vô thần khoa học
Chủ nghĩa “vô thần”, gốc từ Hy Lạp, là athéos, có nghĩa là phủ định thần
thánh.
Là một bộ phận của triết học, thuộc về ý thức xã hội, chủ nghĩa vô thần
là một hệ thống quan điểm lý luận phủ định thần thánh, phủ định các lực
lượng siêu nhiên, chỉ ra bản chất xã hội của nó và xác định con đường, cách
thức khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tơn giáo trong đời sống xã
hội.
Chủ nghĩa vô thần là thế giới quan của các giai cấp và các tập đoàn xã
hội tiến bộ, đối lập với thế giới quan duy tâm của các giai cấp, các lực lượng
phản khoa học, phản động trong giải thích về thế giới và vị trí con người
trong thế giới.
Chủ nghĩa vô thần khoa học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất tôn giáo,
lịch sử của các học thuyết vô thần, chỉ ra con đường khắc phục thế giới quan
duy tâm tơn giáo và hình thành thế giới quan duy vật khoa học.
Chủ nghĩa vô thần khoa học là một bộ phận khơng tách rời triết học
Mác- Lênin, góp phần làm cho thế giới quan duy vật hoàn chỉnh, là cơ sở


phương pháp luận của nhận thức và cải tạo hiện thực. Chủ nghĩa vô thần khoa
học là một bộ phận của thế giới quan duy vật khoa học của giai cấp công nhân
và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo xã hội. Tuy nhiªn,
chủ nghĩa vơ thần khoa học là một lĩnh vực tri thức có tính độc lập tương đối,
có phạm vi riêng, có đối tượng nghiên cứu riêng.
Đối tượng của chủ nghĩa vô thần khoa học là nghiên cứu những vấn đề
có tính quiy luật của sự phát sinh, tiến triển, sự khắc phục ảnh hưởng của thế
giới quan duy tâm tơn giáo và tính quy luật của sự hình thành, phát triển thế
giới quan duy vật khoa học.
Chủ nghĩa vô thần khoa học nghiên cứu bản chất xã hội của tôn giáo.
Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới hiện thực vào đầu óc con người. Chỉ
trên cơ sở phân tích khoa học về tơn giáo, phân tích bản chất và vai trò xã hội


3
của nó thì mới có được một lý luận vơ thần khoa học.
Chủ nghĩa vơ thần khoa học phân tích, phê phán những quan điểm duy
tâm thần bí, phản khoa học, phản văn hoá trong các quan niệm và khái niệm
của tôn giáo. Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, chủ
nghĩa vô thần khoa học phê phán tính chất sai lầm, phản khoa học của các
quan niệm như niềm tin vào thần thánh; sự bất tử của linh hồn; sự cứu vớt cá
nhân; sự trừng phạt khủng khiếp; sự đền bù ở thế giới bên kia.
C.Mác cho rằng, việc phê phán tôn giáo làm cho con người thoát khỏi ảo
tưởng, để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình, với
tư cách là một con người đã thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí .
Chủ nghĩa vơ thần khoa học nghiên cứu lịch sử các học thuyết vơ thần;
sử dụng các tư tưởng có giá trị mà các học thuyết vơ thần trước đó tích luỹ
được. Chủ nghĩa vô thần khoa học phản ánh thế giới quan của các giai cấp,
tÇng lớp xã hội có khuynh hướng tiến bộ, đấu tranh chống tôn giáo, nhà thờ
gắn liền với đấu tranh chống các lực lượng xã hội bảo thủ, phản động.

Tư tưởng vô thần xuất hiện từ thời cổ đại. Các nhà triết học Hylạp cổ đại
theo đường lối triết học duy vật từ Đêmơcrít (460-370 TCN) đến Êpiquya
(341-270 TCN) đều cho rằng, khơng có Thượng đế, khơng có thần linh, chỉ có
hình ảnh của chúng là những thứ có được do trí tưởng tượng của con người
tạo ra. Linh hồn của con người cũng do nguyên tử cấu tạo nên.
Vào thế kỷ XVIII, các nhà tư tưởng Pháp phê phán tôn giáo, nhà thờ,
đồng thời phê phán trật tự xã hội phong kiến. Tư tưởng vô thần luôn luôn
mang đặc điểm tiến bộ, khẳng định thế giới quan mới, tiên tiến. Nội dung các
quan điểm vô thần thường gắn với đặc điểm đấu tranh tư tưởng, với sự phát
triển của khoa học tự nhiên và của triết học.
Chủ nghĩa vô thần trước Mác đã gắn liền vấn đề phê phán tơn giáo với
việc giải phóng con người khỏi xiềng xích của sự dốt nát và thành kiến, sự sợ
hãi và nhẫn nhục. Trong các tác phẩm của Mác, Ăngghen và Lênin đã chỉ ra
những mặt tích cực của chủ nghĩa vô thần trước Mác, thông qua việc phủ định
Thượng đế và khẳng định sự tồn tại của con người. Theo Mác, việc phê phán
tôn giáo dẫn đến học thuyết cho rằng con người là tồn tại tối cao đối với con
người.
Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử và lập trường giai cấp mµ chủ nghĩa vơ
thần trước Mác có những hạn chế về khoa học, khơng hiểu bản chất xã hội


4
của tôn giáo, không làm rõ nguyên nhân xã hội của tôn giáo. Chủ nghĩa vô
thần khoa học thay thế chủ nghĩa vô thần trước Mác là tất yếu.
Chủ nghĩa vô thần khoa học coi tôn giáo trong xã hội có đối kháng giai
cấp là sản phẩm tất yếu của chế độ người bóc lột người, của sự áp bức về xã
hội, về kinh tế và tinh thần. Chủ nghĩa vô thần khoa học nhấn mạnh nhiệm vụ
phê phán tôn giáo một cách khoa học và chỉ ra sự đòi hỏi phải thay đổi các
quan hệ xã hội đã sản sinh ra tôn giáo. Mác cho rằng, phê phán thượng giới
biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp

quyền, phê phán thần học biến thành sự phê phán chính trị.
Chủ nghĩa vơ thần khoa học tiếp thu các giá trị chủ nghĩa vô thần trước
Mác trong phê phán tôn giáo, chỉ ra nguồn gốc tôn giáo trên cơ sở quan điểm
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, gắn liền nhiệm vụ đấu tranh chống
quan điểm duy tâm, phản khoa học, phản văn hóa của tơn giáo với giải phóng
quần chúng lao động, chỉ ra con đường để khắc phục tôn giáo.
Như vậy, chủ nghĩa vơ thần khoa học vạch rõ tính chất ảo tưởng hoang
đường trong quan niệm của tôn giáo (về thế giới, con người, ý niệm Thượng
đế, đấng sáng thế, sự bất tử của linh hồn .v.v.). Chủ nghĩa vô thần khoa học
chỉ rõ về mặt lý luận tính chất sai lầm của các quan điểm duy tâm tôn giáo,
làm sáng tỏ bản chất xã hội của tôn giáo điều kiện, nguyên nhân, nguồn gốc
phát sinh và tồn tại của tôn giáo, chỉ ra những con đường khắc phục tôn giáo.
Chủ nghĩa vô thần khoa học nghiên cứu quy luật của sự khắc phục thế giới
quan duy tâm tôn giáo và hình thành, phát triển thế giới quan vơ thần khoa
học.
Nghiên cứu tơn giáo khơng phải mục đích tự thân của chủ nghĩa vơ thần
khoa học. Sự phân tích bản chất, chức năng xã hội của tôn giáo gắn liền với
nghiên cứu tính quy luật khắc phục thế giới quan duy tâm tơn giáo, tính quy
luật hình thành, phát triển thế giới quan vơ thần khoa học.
1.2. Tơn giáo, tín ngưỡng – khách thể nghiên cứu của chủ nghĩa vô
thần khoa học
* Tôn giáo
Quan niệm về tôn giáo được thịnh hành trong tư tưởng của các nhà thần
học thời trung cổ. Ơguytxtanh (354-430) cho r»ng chỉ có Thượng đế sáng tạo
ra thế giới và nhận thức được thế giới. Thượng đế là cái huyền bí, hư ảo.
Tơmát Đacanh (1225-1274) cho Thượng đế sáng tạo ra thế giới, là
nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cuối cùng của thế giới. Thượng đế là
nguồn gốc của mọi chân lý, là mục đích tối cao, là “quy luật”vĩnh viễn thống



5
trị mọi cái. Ông cho, những chân lý thần học là “siêu lý trí”, triết học phải phụ
thuộc vào thần học.
Ngược lại với quan điểm duy tâm, trong lịch sử đã hình thành các quan
điểm duy vật về tơn giáo. Cơpécních (1473-1543) bác bỏ Chúa sáng tạo thế
giới. Hium (1711-1776) cho rằng, nguồn gốc tôn giáo là sự tưởng tượng của
con người, nó khuyến khích cảm giác sợ hãi và hy vọng. Điđrô (1713-1784)
cho không phải tôn giáo sáng tạo ra con người, mà chính con người sáng tạo
ra tơn giáo. Phủ nhận sự thống trị của Thượng đế. Với Hônbách (1723-1789),
nguồn gốc tôn giáo là sự ngu dốt và yếu ớt của con người trước mọi hiện
tượng tự nhiên. Ông cho rằng, ngu dốt lo sợ, đau khổ bao giờ cũng là nguồn
gốc của những quan niệm đầu tiên của con người về thần linh. Chính giai cấp
thống trị lợi dụng sự ngu dốt của nhân dân mà sử dụng tơn giáo như một thứ
vũ khí để nơ dịch họ. Hônbách đã định nghĩa thần học là khoa học mang mầu
sắc thần linh do chúng ta suy nghĩ về những cái mà chúng ta không hiểu, và
làm cho chúng ta mất quan niệm rõ ràng về những điều mà chúng ta hồn
tồn có thể hiểu được.
Phơbách (1804-1872) là người có cơng lớn trong phê phán tơn giáo. Ơng
coi tơn giáo thực chất chỉ là sự thể hiện bản chất con người dưới hình thức
thần bí. Tơn giáo là bản chất con người đã bị tha hoá.
Trong lịch sử đã có rất nhiều định nghĩa về tơn giáo. Taylor (18331917): cho tôn giáo là sự tin tưởng vào các thực thể tâm linh. Định nghĩa này
bước đầu đã chỉ ra bản chất tôn giáo là quan hệ giữa con người và thực thể
tâm linh. Sau Taylor có các định nghĩa khác về tơn giáo nhằm làm rõ những
mặt, khía cạnh khác nhau của tơn giáo.
Durkhein định nghĩa từ góc độ bản thể: Tơn giáo là hệ thống cố kết
những tín ngưỡng và thực hành có liên quan đến các sự vật thiêng liêng, gắn
với một cộng đồng tinh thần gọi là giáo hội.
Lúckman định nghĩa từ chức năng: Tôn giáo là thế giới quan.
Schmidt định nghĩa: Tôn giáo là con đường cho tất cả.
Từ điển “thuật ngữ tôn giáo” định nghĩa: Tôn giáo là lĩnh vực cần thiết

cho những người muốn đối thoại và thực hành với cái thiêng liêng và thần
thánh.
Một số học giả từ các góc độ tiếp cận khác nhau coi tôn giáo là một bộ
phận văn hóa tinh thần mà con người cảm nhận những điều của thế giới vô


6
hình rút ra từ xã hội và tự nhiện mà họ đương sống theo cách nghĩ của nền
văn hóa đang chi phối họ.
Từ góc độ triết học, Ăngghen cho rằng: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là
sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh từ bên ngoài chi phối
cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh
của thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian”1.
Luận điểm trên đã khẳng định bản chất tôn giáo, chỉ ra được tơn giáo là
một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tôn giáo xuất
hiện do con người bất lực trước những lực lượng, những sức mạnh thống trị
họ, đồng thời mong muốn khắc phục sự bất lực đó bằng các biện pháp hoang
tưởng. Đó là sự bù đắp hư ảo. Tuy nhiên, từ góc độ bộ mơn chủ nghĩa vơ thần
khoa học, cần định nghĩa tơn giáo với tính cách là một hiện tượng xã hội, bao
gồm cả ý thức tôn giáo, tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
* Các yếu tố cấu thành tôn giáo:
Theo Plêkhanốp, tơn giáo là hệ thống các quan niệm, tình cảm và hành
động ít nhiều ổn định.
Quan niệm tơn giáo là niềm tin vào tính hiện thực của cái siêu nhiên
được biểu hiện dưới hình thức huyền thoại, những giáo lý, giáo luật. Tình cảm
tơn giáo là tình cảm giữa con người và các lực lượng siêu nhiên do họ hình
dung ra. Tình cảm tơn giáo là yếu tố quan trọng của bất kỳ tơn giáo nào. Từ
niềm tin và tình cảm của con người với cái siêu nhiên, dẫn đến các hành vi
tôn giáo của con người, thông qua việc thờ cúng, thực hiện các nghi thức, các
quy định của giáo luật.

Song, như vậy chưa đủ. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ xã hội và
cơ cấu xã hội rất phức tạp, có sự tách biệt giữa lao động chân tay và lao động
trí óc, hình thành tầng lớp hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. Các tổ chức tơn
giáo được hình thành và thực hiện nhiều chức năng nhằm duy trì và phát triển
tơn giáo. Yếu tố tổ chức trở thành một yếu tố cấu thành tôn giáo. Các yếu tố
hợp thành tơn giáo có quan hệ chặt chẽ, trong đó quan niệm tơn giáo là yếu tố
đầu tiên quyết định.
Các yếu tố cấu thành tơn giáo cịn được các nhà nghiên cứu tiếp cận
bằng nhiều cách khác nhau.
Theo Y. Lambevt, có 3 yếu tố cấu thành tơn giáo: Đó là sự tồn tại giả
1

C.Mác – Anggen Tồn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội CTQG, 1994, tr.544.


7
định của các vật thể, lực lượng hay thực thể nằm ngoài con người; các
phương tiện, biểu trưng để giao lưu với những sức mạnh đó; sự tồn tại của
những hình thức quản lý chung cả cộng đồng.
Theo Byrne, có 4 yếu tố (phương diện) cấu thành tơn giáo: Đó là lý
thuyết (tín điều, giáo lý...); thực hành (nghi lễ, cầu nguyện, chuẩn mực đạo
đức); tính xã hội (giáo hội, người lãnh đạo, các chức việc); tính thực nghiệm
(cảm xúc, viễn cảnh tương lai, các loại tình cảm).
Như vậy, các quan niệm tuy khác nhau nhưng có điểm chung là đều tiếp
cận tôn giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội vµ có ý thức, có hành vi, có
tư tưởng và có tổ chức.
* Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ vào cái huyền bí, thiêng liêng,
siêu việt. Tín ngưỡng là nền tảng để hình thành tơn giáo. Khi tín ngưỡng được
một cộng đồng người thể chế, quy phạm hố cao độ thì trở thành tơn giáo.

Khái niệm tơn giáo và khái niệm tín ngưỡng có quan hệ với nhau nhưng
ở hai cấp độ khác nhau, trong đó tín ngưỡng cấp độ thấp hơn so với tơn giáo.
Tín ngưỡng tơn giáo là khái niệm chỉ niềm tin vào cái “siêu nhiên”, thần
thánh, khơng có thật (hẹp hơn tơn giáo, hẹp hơn tín ngưỡng).
* Mê tín:
Mê tín là niềm tin mê muội. Gốc từ Hán mê tín có nghĩa là khơng nhận
ra thị phi mà mắt nhắm tin mù (mê tín và tín ngưỡng là khó phân biệt).
Niềm tin mê muội, thường gắn với những hủ tục gây hậu quả xấu cho
con người và xã hội. Niềm tin mơ hồ gắn với hành vi phản văn hoá, gây tác
hại cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Mê tín là một hiện tượng xã hội mang tính tồn cầu, tồn tại dưới các hình
thức khác nhau, “ sống ký sinh” vào các hiện tượng thế giới, các sinh hoạt văn
hóa … ranh giới có khi khó xác định và rất dễ chuyển hoá …
2. Nhiệm vụ, nội dung của chủ nghĩa vô thần khoa học
2.1. Nhiệm vụ của chủ nghĩa vô thần khoa học
Chủ nghĩa vô thần khoa học có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Vạch rõ bản chất phản khoa học, duy tâm của thế giới quan tôn giáo, bản
chất phản động của hệ tư tưởng tôn giáo, khẳng định bức tranh chân thực về
thế giới, giải phóng con người khỏi những nơ lệ về tinh thần.


8
Chủ nghĩa Mác khẳng định xố bỏ tơn giáo, coi là hạnh phúc ảo tưởng
của nhân dân, là đòi hỏi hạnh phúc thực sự của nhân dân.
Chủ nghĩa vô thần khoa học có nhiệm vụ góp phần xây dựng thế giới
quan vô thần khoa học cho quần chúng nhân dân, là điều kiện quan trọng để
hình thành niềm tin cộng sản. Chủ nghĩa vô thần khoa học làm rõ vấn đề giáo
dục vô thần cho quần chúng lao động . Giải phóng nhân dân lao động về mặt
tinh thần là vai trị quan trọng chủ yếu và tích cực nhất của chủ nghĩa vô thần
khoa học.

Chủ nghĩa vô thần khoa học được Lênin coi là chủ nghĩa vô thần chiến
đấu, là học thuyết mang tính đảng triệt để, tiến hành đấu tranh khoa học với
tất cả các loại tôn giáo và mọi hiện tượng thần bí, đề ra và giải quyết những
nhiệm vụ thực tiễn giáo dục vô thần cho quần chúng lao động, hình thành thế
giới quan duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa vơ thần khoa học có nhiệm vụ góp phần khẳng định những
nguyên tắc đạo đức cộng sản, nâng cao phẩm giá con người, thúc đấy sự phát
triển năng lực sáng tạo của con người.
Chủ nghĩa vô thần khoa học mang bản chất nhân đạo cao cả. Trong khi
phê phán tôn giáo, chủ nghĩa vô thần khoa học khẳng định niềm tin của con
người vào sức mạnh của chính mình, khả năng hồn thiện tri thức của con
người, phủ nhận sự lệ thuộc của con người vào các lực lượng siêu nhiên.
2.2. Nội dung của chủ nghĩa vô thần khoa học
Nội dung của chủ nghĩa vô thần khoa học bao gồm một loạt vấn đề như
lịch sử chủ nghĩa vô thần, lý luận của chủ nghĩa vô thần khoa học và vấn đề
giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học.
Lịch sử chủ nghĩa vô thần nghiên cứu sự ra đời và phát triển của chủ
nghĩa vô thần trước Mác; sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa vơ thần
mácxít. Từ đó chỉ ra tính quy luật hình thành, phát triển tư tưởng vô thần khoa
học.
Lý luận của chủ nghĩa vô thần khoa học bao gồm nhiều vấn đề như
nguồn gốc, bản chất, chức năng tôn giáo; những hình thức tơn giáo trong lịch
sử, những tơn giáo lớn trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên cơ sở những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng
Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo, chủ nghĩa vô thần khoa học nghiên cứu
vấn đề giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực
của tín ngưỡng, tơn giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và


9

quân nhân nói riêng.
Như vậy, nội dung của chủ nghĩa vơ thần khoa học rất rộng lớn và phong
phú. Nó đã và đang phát triển cùng với sự phát triển của khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên.
3. Chức năng của chủ nghĩa vô thần khoa học
Là một bộ mơn khơng tách rời triết học Mác -Lênin nhưng có tính độc
lập tương đối, chủ nghĩa vơ thần khoa học có nhiều chức năng.
Chủ nghĩa vơ thần khoa học có chức năng thế giới quan. Trên cơ sở hình
thành các quan điểm vơ thần khoa học, góp phần hình thành và củng cố thế
giới quan duy vật biện chứng cho con người.
Chủ nghĩa vơ thần khoa học có chức năng phương pháp luận. Từ quan
điểm vô thần khoa học, giúp con người có phương pháp luận đúng đắn trong
nhận thức và thực tiễn. Chủ nghĩa vô thần khoa học định hướng cho con
người hành động đúng đắn, thoát khỏi phương pháp duy tâm, thần bí, siêu
hình, phiến diện trong nhận thức và thực tiễn. Từ đó góp phần hình thành và
củng cố phương pháp luận biện chứng duy vật khoa học và cách mạng cho
quần chúng nhân dân.
Chủ nghĩa vô thần có chức năng nhận thức – giáo dục. Chủ nghĩa vô
thần khoa học trang bị những tri thức đúng đắn về tơn giáo với tính cách là
một hiện tượng xã hội. Chủ nghĩa vô thần khoa học mang bản chất nhân đạo
cao cả, chỉ ra con đường, phương thức khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín
ngưỡng, tơn giáo, hình thành phát triển quan điểm vơ thần khoa học, làm cơ
sở cho giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ trong quần chúng nhân dân.
Chủ nghĩa vô thần khoa học có chức năng đánh giá - phê phán. Chủ
nghĩa vơ thần khoa học hình thành, phát triển, một mặt đấu tranh với các quan
điểm duy tâm, thần bí, sai lầm, phản động của tôn giáo; mặt khác, là sự phủ
định biện chứng chủ nghĩa vô thần trước Mác, do vậy mang trong lịng tính
chất “chủ nghĩa vơ thần chiến đấu”. Các quan điểm của chủ nghĩa vô thần
khoa học trở thành các chuẩn mực để đánh giá - phê phán các quan điểm duy
tâm, siêu hình, phản động, phản khoa học của thế giới quan tơn giáo. Nó đấu

tranh khơng khoan nhượng với các thế lực lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để đi
ngược lại lợi ích của nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ xã hội.
4. Cơ sở khoa học của chủ nghĩa vô thần khoa học
Chủ nghĩa vô thần khoa học không chỉ dựa trên cơ sở quan điểm triết


10
học mácxít mà cịn dựa vào thành tựu của các khoa học khác. Chủ nghĩa vô
thần khoa học dựa trên cơ sở quan điểm triết học mácxít, phê phán bản chất
của ảo tưởng tôn giáo, chỉ ra nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, của
tơn giáo, tính phi lý trong đạo đức và thẩm mỹ, tính chất ảo tưởng của các học
thuyết tôn giáo.
Chủ nghĩa vô thần khoa học dựa vào thành tự của khoa học tự nhiên. Đó
là quan niệm sai lầm của tơn giáo về thế giới, về vũ trụ và nguồn gốc, bản
chất con người.
Chủ nghĩa vô thần khoa học dựa vào thành tựu của khoa học lich sử để
phê phán vai trò phản động của tơn giáo trong lịch sử hình thành, phát triển
của đời sống xã hội và sự cần thiết phải khắc phục nó.
Chủ nghĩa vơ thần khoa học dựa vào kết quả nghiên cứu của tâm lý học
về tác động của tôn giáo đến thế giới nội tâm con người, cơ chế hình thành
các quan niệm hoang tưởng và động cơ, hành vi của giáo dân, làm rõ phương
pháp tác động có hiệu quả nhất đến q trình hình thành, phát triển thế giới
quan vô thần đối với con người. Như vậy, sự hình thành, phát triển quan điểm
của chủ nghĩa vơ thần khoa học khơng tách rời trình độ nhận thức khoa học
chung của nhân loại.
Chủ nghĩa vô thần khoa học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội nhưng không thay thế các khoa học đó trong nghiên cứu tơn
giáo. Các ngành khoa học cụ thể làm phong phú lý luận vô thần (đạo đức học,
sử học, dân tộc học, khảo cổ học, thiên văn học, sinh lý học, y học…). Các
khoa học cụ thể là cơ sở khoa học của chủ nghĩa vô thần, khẳng định sức sống

của chủ nghĩa vô thần khoa học. Tuy nhiên, chủ nghĩa vô thần khoa học
không thay thế các khoa học cụ thể trong nghiên cứu tôn giáo. Chủ nghĩa vô
thần khoa học trang bị cho con người phương pháp luận để nhận thức quy luật
hình thành và phát triển các quan điểm tôn giáo, nguyên tắc chung khắc phục
ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo khẳng định thế giới quan vô thần khoa học.
5. Mối quan hệ giữa chủ nghĩa vô thần khoa học và tôn giáo học
5.1. Tôn giáo học
Tôn giáo học nghiên cứu về tôn giáo nhưng khác với thần học (môn học
về tôn giáo của các tôn giáo). Đây là một khoa học nghiên cứu về tơn giáo, tín
ngưỡng trên cơ sở lập trường thế giới quan duy vật khoa học.
Tôn giáo học là khoa học nghiên cứu làm rõ nguồn gốc, bản chất, vai trị
xã hội của tơn giáo; chỉ rõ về mặt lý luận tính chất sai lầm của các quan niệm


11
duy tâm, tơn giá. Trên cơ sở đó, nhận thức được xu thế tồn tại và phát triển
của tôn giáo, con đường và thái độ khoa học trong ứng xử với tôn giáo.
Tôn giáo học nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của tôn giáo trong lịch
sử, xu thế cơ bản, những nội dung cơ bản của ý thức và hành vi tơn giáo. Tõ
đó, phê phán bản chất phản khoa học của tôn giáo và chỉ ra phương hướng
ứng xử, con đường khắc phục sự ảnh hưởng của tôn giáo.
Trên cơ sở thể giới quan duy vật khoa học, tôn giáo học nghiên cứu hệ
thống giáo lý, giáo luật của một số tôn giáo lớn trên thế giới, chỉ ra xu hướng
phát triển của các tôn giáo lớn hiện nay một cách khoa học.
Tôn giáo học nghiên cứu sự ra đời, tồn tại và phát triển, tình hình hoạt
động của một số tôn giáo ở Việt Nam, một số quan điểm cơ bản của Đảng và
chính sách của nhà nước về vấn đề tôn giáo.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo bao gồm: Tôn giáo ngoại nhập:
Phật, Tin lành, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo; tôn giáo nội sinh: Cao đài, Phật
giáo Hồ hảo, tín ngưỡng bản địa. Đồng thời, ở Việt Nam có sự kết hợp, đan

xen các hình thức tơn giáo trong lịch sử.
Tơn giáo học làm rõ cơ sở lịch sử xã hội của sự ra đời phát triển của các
tôn giáo ở Việt Nam, vai trị xã hội của nó (cả tích cực và tiêu cực) trong lịch
sử dân tộc Việt Nam.
Luận chứng khoa học cho các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà
nước về tơn giáo, tín ngưỡng, góp phần xác lập thế giới quan duy vật khoa
học cho các tầng lớp nhân dân và vấn đề giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa
học.
Nhiệm vụ của tôn giáo học
Luận chứng những vấn đề lý luận về cơ sở của sự ra đời, bản chất, vai
trị xã hội của tơn giáo, xu thế phát triển cđa tơn giáo hiện nay.
Góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, để có
thái độ xem xét đúng đắn tình hình tơn giáo, có địng hướng đúng đắn trong
hoạt động thực tiễn.
5.2. Quan hệ giữa tôn giáo học với chủ nghĩa vô thần khoa học.
Đây là hai bộ mơn khoa học có cùng một khách thể nghiên cứu là hiện
tượng tôn giáo. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ tôn giáo học nghiên cứu tôn
giáo với tính cách là một hiện tượng xã hội (cả vật chất và tinh thần). Chủ
nghĩa vô thần khoa học tập trung nghiên cứu tơn giáo với tính cách là một


12
hình thái ý thức xã hội là chủ yếu. Chủ nghĩa vơ thần khoa học là lý luận phê
phán tính chất duy tâm, phản khoa học của tôn giáo, làm cơ sở khoa học cho
nhận thức tôn giáo.
Tôn giáo học cung cấp tư liệu, làm cơ sở cho việc nghiêm cứu chủ nghĩa
vô thần khoa học. Muốn phê phán tôn giáo phải có chủ nghĩa vơ thần khoa
học, nhưng muốn phê phán đúng đắn thì phải hiểu được tơn giáo (phải có tơn
giáo học). Vì theo Mác tơn giáo phải được khắc phục một cách khoa học,
nghĩa là phải được giải thích một cách lịch sử.

6. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ
nghĩa vô thần khoa học
Nghiên cứu chủ nghĩa vô thần khoa học phải dựa trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận cơ
bản và quan trọng nhất. Nghiên cứu chủ nghĩa vô thần khoa học đòi hỏi phải
sử dụng phương pháp quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp
lơgíc – lịch sử và phương pháp tổng kết thực tiễn. Ngoài ra cần tận dụng các
phương pháp nghiên cứu của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội có liên
quan để tiếp cận, phân tích tơn giáo một cách khoa học. Từ đó bổ sung, phát
triển chủ nghĩa vơ thần khoa học phù hợp với sự phát triển của khoa học và
thực tiễn.
Nghiên cứu chủ nghĩa vô thần khoa học giúp con người phát triển thế
giới quan duy vật biện chng, khc phc những tn d tiêu cực trong ý thức
và hành vi, tõ ®ã góp phần quan träng vào cơng tác chính trị, tư tưởng, trong
tình hình mới.
Trong cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay, các thế lực phản động thường lợi
dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Lênin nói, trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, có mối liên hệ gắn chặt những lợi ích giai cấp vì những tổ chức giai
cấp của giai cấp tư sản hiện nay với các tổ chức tôn giáo và các cơ quan tuyên
truyền tôn giáo. Như vậy, nghiên cứu chủ nghĩa vơ thần khoa học góp phần
đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, đồng thời gắn chặt với
cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.
Nghiên cứu chủ nghĩa vô thần khoa học giúp cán bộ, chiến sĩ quân đội ta
có cơ sở khoa học để làm tốt cơng tác vận động quần chúng ở vùng có đạo,
giúp quần chúng nâng cao tính tích cực trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Chủ nghĩa vô thần khoa học chỉ ra con đường, phương hướng chủ yếu để


13

giáo dục chủ nghĩa vô thần trong quần chúng. Bằng sự hiểu biết đúng đắn bản
chất, chức năng xã hội của tơn giáo, đặc thù ý thức tơn giáo, tín ngưỡng, đặc
điểm của các tôn giáo hiện đại, cho phép lựa chọn những con đường, phương
thức thích hợp để ứng xử và giáo dục chủ nghĩa vô thần cho quần chúng nhân
dân có hiệu quả.


14
Chương 2
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỪ CHỦ NGHĨA VÔ
THẦN ĐÊN CHỦ NGHĨA VÔ THẦN KHOA HỌC
1. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa vô thần trước M¸c
Lịch sử của chủ nghĩa vơ thần nói chung, của chủ nghĩa vơ thần khoa
học nói riêng, theo quan điểm mácxít, là lịch sử phát sinh, hình thành và phát
triển của các quan điểm, tư tưởng vô thần khác nhau, trong sự phụ thuộc, suy
đến cùng, vào sự phát triển của tồn tại xã hội.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử phát triển của chủ nghĩa vô thần là cuộc
đấu tranh của nó với tơn giáo và chủ nghĩa duy tâm. Qua đó thấy rõ sự biến
đổi của những hình thái khác nhau của chủ nghĩa vô thần. Cùng với nó là sự
biến đổi của tơn giáo dưới các hình thức khác nhau, các khuynh hướng khác
nhau. Chỉ có thể tìm hiểu sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa vô thần khoa
học một cách đầy đủ khi nghiên cứu kỹ cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa vô thần
và tôn giáo trong lịch sử.
Chủ nghĩa vô thần khoa học cho rằng, tương ứng với mỗi hình thái kinh
tế- xã hội là một thời kỳ lịch sử tư tưởng vô thần: chủ nghĩa vô thần của xã
hội chiếm hữu nô lệ, chủ nghĩa vô thần của xã héi phong kiến, chủ nghĩa vơ
thần của thời kỳ hình thành, phát triển chủ nghĩa tư bản. Đó là sự phát triển
của chủ nghĩa vô thần trước khi xuất hiện chủ nghĩa vô thần khoa học- chủ
nghĩa vô thần Mác- Lênin. Tư tưởng vô thần được phát triển không chỉ trong
triết học mà còn trong các lĩnh vực khác như văn học, nghệ thuật, đạo đức,

chính trị, pháp quyền...
Nhìn chung, chủ nghĩa vơ thần trước Mác hình thành và phát triển trong
điều kiện chế độ bóc lột, ngồi những điểm tích cực, ưu điểm là cơ bản, nó
cũng có những hạn chế nhất định. Chỉ đến khi chủ nghĩa vô thần khoa học ra
đời mới thật sự tạo nên bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng vô thần.
1.1. Tư tưởng vô thần thời kỳ cổ đại
Chủ nghĩa vô thần xuất hiện đồng thời ở Hy Lạp, Babilon, Ên §ộ, Trung
Quốc. Sự xuất hiện tư tưởng vô thần đánh dấu một bước sự phát triển của tư
tưởng nhân loại; là sự giải thích khác về thế giới, đối lập với quan điểm tôn
giáo và chủ nghĩa duy tâm. Tuy chưa trực tiếp phủ định tôn giáo, nhưng tư
tưởng vô thần của thời kỳ này đã góp phần lên án việc sử dụng tôn giáo để mê


15
hoặc nhân dân, trái với đạo đức con người, phản nhân đạo... Tuy nhiên, thái
độ phủ định tơn giáo cịn dè dặt, mới biểu hiện ở những tư tưởng tự do.
Tư tưởng vô thần thể hiện khá rõ nét trong các hệ thống tư tưởng chính
thống và tà giáo của triết học Ân Độ. Những người theo phái Mimansa không
thừa nhận sự tồn tại của thần. Lập luận để gạt bỏ thần của họ thật đơn giản:
thiếu chứng cứ về sự tồn tại của thần; cảm giác không nhận ra thần; còn các
nguồn khác của tri thức suy cho cùng là dựa trên cảm giác. Phái Mimansa
không những chống lại chủ nghĩa hữu thần mà còn chống cả chủ nghĩa duy
tâm triết học.
Là một trong những trường phái triết học chính thống thừa nhận tính
đúng đắn tuyệt đối của Vêđa, những người thuộc phái SàmKhya lại cương
quyết gạt bỏ Brahman - tinh thần vũ trụ và phủ nhận sự tồn tại của thần. Họ
đưa ra học thuyết tồn tại của kết quả trong nguyên nhân, thừa nhận sự chuyển
hoá nhân quả. Từ tính chất nhân quả, họ giải thích thế giới theo lập trường
duy vật và vô thần. Họ cho rằng, nếu thế giới là vật chất thì nguyên nhân của
nó phải là vật chất. Tuy nhiên, SàmKhya hậu kỳ đã thừa nhận có thần bên

cạnh thế giới vật chất.
Tư tưởng vô thần thể hiện rõ nét hơn trong các hệ thống tà giáo: Jaina,
Lokµyata và Phật giáo. Nếu những người theo các phái chính thống cố gắng
biện minh, bảo vệ thần, luận giải sự đúng đắn của Vêđa, thì ngược lại, những
người theo phái tà giáo kiên quyết chống lại Vêđa, bác bỏ thần. Tiêu biểu hơn
cả là tư tưởng vô thần Phật giáo. Phật giáo bác bỏ thần Brahman và thần
Atman, cho rằng, thế giới được cấu tạo do nhóm hợp của các yếu tố vật chất
(sắc), gồm có địa (đất, các chất khống); thuỷ (nước, các chất lỏng); hoả (lửa,
nhiệt); phong (gió, khơng khí, thở); khơng (khơng khí) và tinh thần (danh) ; ý
thức, tư duy. Danh và sắc chỉ hội tụ lại với nhau trong một thời gian ngắn rồi
lại chuyển sang trạng thái khác. Do vậy, khơng có cái tơi (vơ ngã). Bản chất
sự tồn tại thế giới là một dòng chuyển biến liên tục (vơ thường), khơng thể
tìm ra ngun nhân đầu tiên. Do vậy, khơng có ai tạo ra thế giới và cũng
khơng có cái gì là vĩnh hằng. Tóm lại, Phật giáo ngun thuỷ có tư tưởng vơ
thần, phủ nhận đấng sáng thế tối cao (vơ ngã, vơ tạo giả) và có tư tưởng biện
chứng (vô thường, thuyết duyên khởi).
Tư tưởng vô thần xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc trong các trường phái
tiêu biểu như Âm dương - Ngũ hành, Nho gia, Đạo gia, Pháp gia. Trâu Diễn đại biểu tiêu biểu của phái Âm dương - Ngũ hành đã dựa trên lập trường chất


16
phác về tự nhiên để phủ nhận thần. Ông cho rằng, nguån gèc của vạn vật, của
mọi sinh thành, biến hoá là âm và dương. Âm và dương là hai thế lực đối chọi
nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là điều kiện tồn tại của
nhau, động lực của mọi vận động, phát triển.
Cũng như thuyết "bốn yếu tố" của người Hy Lạp cổ đại hay thuyết" năm
yếu tố" của người Ấn Độ, những người theo thuyết Ngũ hành cho rằng, vạn
vật là do năm yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ tạo nên. Các yếu tố này
không ở trạng thái tĩnh mà là luôn vận động, giữa chúng có mối quan hệ mật
thiết với nhau, cái này chuyển hoá thành cái kia... Như vậy, thuyết Âm

Dương, Ngũ hành đã thừa nhận tính vật chất của thế giới, giải thích thế giới từ
quy luật phát triển của chính nó. Tuy cịn chất phác, máy móc nhưng nó có tác
dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và mục đích luận trong quan niệm về tự
nhiên.
Khổng Tử - Người sáng lập trường phái Nho gia, tuy chưa bác bỏ dứt
khốt sự tồn tại của thần, nhưng ơng khơng hồn tồn tin có thần nên rất ít
bàn chuyện quỷ thần. Ơng ít bàn đến chuyện quỷ thần, nên khi ơng có nói đến
Trời, Mệnh trời chỉ là để bày tỏ ý kiến của mình.
Trời đối với Khổng Tử có chỗ như là một quy luật, là trật tự của vạn vật
(Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, trăm vật vẫn sinh trưởng); có chỗ
Khổng Tử khẳng định: Trời có ý chí (than ơi! trời làm mất đạo ta). ý của Trời
là Thiên mệnh... nhưng Khổng Tử lại chủ trương: ở mỗi cá nhân, sự sống, cái
chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do sự nỗ lực chủ quan. Phú q khơng
cầu mà có. Do vậy, khơng cần phải cầu, phải xin thần. Rõ ràng, Khổng Tử
hoài nghi sự tồn tại của thần, cho nên một mặt, ông chủ trương tôn kính thần,
mặt khác, lánh xa và cảnh giác thần. Ơng nói: kẻ mê tín thần là kẻ ngu! Tin
thần xem như là có thần. Có thần hay khơng là do mình. Quỷ thần khơng đáng
tế mà tế là nịnh... Điều đó cho thấy, quan niệm của Khổng Tử về Trời, Mệnh
trời đã có một bước tiến bộ, đã có sự đổi mới về nội dung, quyền uy của Trời
đã bị hạn chế một phần.
Những người theo Đạo gia, Pháp gia cũng có tư tưởng vơ thần. Họ đều
xuất phát từ lập trường duy vật để khẳng định nguồn gốc vật chất của thế giới;
từ đó bác bỏ quan điểm duy tâm thừa nhận quyền uy của thần. Tuy nhiên,
quan điểm vô thần ở Ân Độ và Trung Quốc mới chỉ là sơ khai, mộc mạc, chất
phác.
Tư tưởng vô thần theo khuynh hướng tự do đạt đến đỉnh cao ở Hy Lạp
và La Mã cổ đại, phản ánh ở chừng mực nhất định ý thức phản kháng của một
bộ phận nhân dân chống lại quan niệm sai lầm bản chất ảo tưởng, tính phi lý,
hoang đường của tơn giáo, giúp con người thốt ra khỏi sự mê hoặc của thánh
thần.



17
Cùng với sự xuất hiện quan điểm triết học duy vật tự phát, quan điểm vô
thần ra đời từ nhu cầu phản kháng sự hoang tưởng của tôn giáo, sự giải thích
đời sống hiện thực, đề cao sức mạnh của con người.
Mặc dù cịn thể hiện dưới hình thức ngây thơ, phù hợp với nhận thức của
con người thời cổ, nhưng quan niệm vơ thần đã đề cập một khía cạnh rất sâu
sắc là đặt ra cách nhìn duy vật về thế giới, bác bỏ vai trò sáng tạo thế giới của
thánh thần; bước đầu khẳng định sức mạnh nhận thức và cải tạo thế giới của
con người; ủng hộ triết học duy vật và khoa học tự nhiên. Những khám phá
của khoa học tự nhiên thời đó đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ
quan và nhân sinh quan của các tôn giáo và thần thoại, đòi hỏi con người
đứng vững trên lập trường, quan điểm vô thần để lý giải các hiện tượng của
thế giới xung quanh và vai trị của mình trong thế giới đó. Giá trị của tư tưởng
vơ thần cổ đại thể hiện ở chỗ: lần đầu tiên nó lên tiếng phản đối thần thánh, sự
phi lý, hoang đường của tôn giáo, đem lại cho con người cách lý giải đúng
đắn những vấn đề do chính cuộc sống của con người đặt ra, giúp con người có
niềm tin ở sức mạnh của chính mình, đứng vững trong cuộc sống. Các nhà vơ
thần cổ đại đã có cái nhìn về tự nhiên trong sáng, rõ ràng. Tuy có lúc cịn thừa
nhận thần thánh, nhưng họ đã loại bỏ được mọi cái siêu nhiên của thần thánh.
Hêracơlít (khoảng 540-480 tr.CN), cho rằng thế giới không phải do
thánh thần tạo ra mà do ngọn lửa “nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh
viễn đang khơng ngừng bùng cháy và tàn lụi”. Chính ngọn lửa là cơ sở của
mọi vật, là khởi nguyên sinh ra thế giới.
Linh hồn con người, theo Hêracơlít, cũng chỉ là một biểu hiện của ngọn
lửa. Người nào càng nhiều lửa bao nhiêu thì người đó càng tốt bấy nhiêu vì
tâm hồn khơ ráo. Lênin đã đánh giá cao quan điểm vơ thần của Hêracơlít.
Đêmơcơrít (460-370 tr.CN) đã xây dựng học thuyết nguyên tử luËn về
thế giới. Theo ông, khởi nguyên của thế giới không phải là thần thánh như tôn

giáo quan niệm, mà là các nguyên tử. Nguyên tử là các hạt vật chất nhỏ nhất,
không thể phân chia được, chúng tồn tại vĩnh viễn. Mọi sự vật trong thế giới
đều được tái tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự xuất hiện hay mất đi
của vật này hay vật khác là kết quả của sự kết hợp hay phân tán của các
nguyên tử.
Phê phán quan điểm duy tâm, tôn giáo thừa nhận thánh thần, lực lượng
siêu nhiên thống trị, điều khiển thế giới, Đêmơcơrít khẳng định tính quy luật


18
trong sự hình thành, phát triển của thế giới vật chất. Theo ông, các sự vật, con
người và kể cả linh hồn anh ta đều được cấu tạo từ nguyên tử và khoảng
không. Linh hồn con người về thực chất chỉ là tổng thể các nguyên tử. Tuy
quan niệm của ơng cịn ngây thơ, thiên về cảm tính song ơng đã đúng khi phủ
nhận sự bất tử của linh hồn. Ông cho rằng, linh hồn con người cũng chết cùng
thể xác. Vì thế, mọi quan niệm về thế giới bên kia, về thiên đường... của con
người chỉ là bịa đặt. Đêmơcơrít cho rằng, trên thực tế chẳng có Thượng đế,
cũng khơng có vị thần linh nào cả mà chỉ có các hình ảnh của chúng ta là
những thứ có được do trí tưởng tượng của con người tạo ra.
Êpiquya (341-270 tr.CN) là một trong những nhà triết học lớn, có tư
tưởng vơ thần của thời kỳ Hy Lạp hố. Người mà Mác, Ăngghen coi là nhà
khai sáng cấp tiến chân chính của thời kỳ cổ đại, là người cơng khai tấn công
vào tôn giáo cổ đại và là người đặt cơ sở đầu tiên cho sự tồn tại của chủ nghĩa
vô thần của những người La Mã. Dựa vào thuyết ngun tử luận của
Đêmơcơrít, Êpiqua phát triển quan điểm vơ thần của mình. Ơng khẳng định
dứt khốt rằng, Thượng đế, thánh thần khơng phải là gì khác mà chính là do
sự trừu tượng hố hình tượng con người. Do vậy, con người khơng việc gì
phải sợ thánh thần, thậm chí không nên sợ chết, cũng không nên tin vào
những điều huyền hoặc của tôn giáo một cách ngây thơ. Hiểu biết giới tự
nhiên, nắm vững quy luật vận động, phát triển của nó là vũ khí giúp con

người thốt khỏi lo âu, phiền muộn.
Tư tưởng vô thần ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tồn
tại cách hiƯn nay hơn hai ngàn năm. Từ đó đến nay, sự phát triển của xã hội,
cũng như nhận thức của con người đã trải qua những bước nhảy vọt và đạt
được những bước tiến khổng lồ, ngày nay, các di sản quý báu của các nhà vô
thần Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã cổ đại vẫn có những ảnh hưởng
lớn đối với tiến trình phát triển tư tưởng và văn hố nhân loại nói chung, ở
phương Tây và ở Việt Nam nói riêng.
1.2. Chủ nghĩa vô thần trong thời kỳ trung cổ và thời kỳ Phục hưng
Thời trung cổ, chế độ phong kiến đã thay thế chế độ chiếm hữu nơ lệ. Đó
là sự thay thế hình thức bóc lột này bằng một hình thức bóc lột khác đối với
người lao động. Tơn giáo và nhà thờ đã đóng vai trị thống trị trong đời sống
tinh thần xã hội. Những thành tựu của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã bị
nhà thờ đạo Kitô loại bỏ và thủ tiêu. Sự thống trị của các thế lực phản động
tôn giáo trong hệ tư tưởng đã bóp nghẹt tư tưởng vơ thần. Tuy nhiên, từ thế


19
kỷ XIII trở đi, chủ nghĩa vô thần và tư tưởng tự do xuất hiện trong cuộc đấu
tranh của những người duy danh và duy thực. Giăng Đơn Xcốt (1265-1308) là
nhà duy danh đã lên tiếng phản đối tôn giáo, chống lại nhà thờ, đòi nhà nước
tách khỏi nhà thờ, đồng thời yêu cầu triết học không được phụ thuộc vào giáo
lý, kinh thánh.
Uyliam Ôccam (1300-1350) phê phán gay gắt nhà thờ, địi cải cách tơn
giáo, hạn chế quyền lực của giáo hồng. Cịn Rơgiê Bêcơn (1214-1294) đã
phê phán triết học kinh viện, bác bỏ thuyết “hai chân lý”, tuyên truyền tri thức
khoa học tự nhiên, kêu gọi lấy kinh nghiệm để xác nhận chân lý. Ông đã bị
giáo hội cầm tù 14 năm.
Tư tưởng vơ thần của Đơnxcốt, Ơccam và Bêcơn đã có tác dụng to lớn là
lên án tội ác của nhà thờ, tôn giáo, thức tỉnh con người, mở đường cho quan

điểm: “tự do, bình đẳng, bác ái” của giai cấp tư sản phát triển; đồng thời
chống lại hệ tư tưởng phong kiến, tuyên truyền chủ nghĩa nhân đạo. Chủ
nghĩa vô thần tư sản đã ra đời bắt đầu từ tinh thần ấy, in đậm dấu ấn thời Phục
hưng.
Điểm nổi bật của chủ nghĩa vô thần trong thời kỳ Phục hưng là liên hệ
chặt chẽ với tư tưởng nhân văn, nhân đạo và gắn bó mật thiết với khoa học tự
nhiên nhằm mục đích bác bỏ tơn giáo.
Cùng với sự phục hồi tư tưởng triết học duy vật, tư tưởng vô thần được
củng cố và phát triển; trở thành ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản đang lên,
đấu tranh chống thần học và giáo hội nhằm thiết lập sự thống trị của mình.
Bằng những cơ sở và luận chứng khoa học, triết học duy vật và chủ nghĩa vô
thần đã giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy rõ bộ mặt thật của chế độ phong
kiến đang thối nát, xố bỏ vịng hào quang thần thánh mà giáo hội khốc cho
chế độ nơng nơ. Tuy nhiên, để phục vụ cho lợi ích của mình giai cấp tư sản
vẫn cần đến tôn giáo. Do vậy, những cải cách của Luthơ, Canvanh... chỉ là sự
cải biến lại tôn giáo cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
Chủ nghĩa vô thần thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và giải
phóng con người. Thời trung cổ, do ảnh hưởng nặng nề của thế giới quan tơn
giáo và trình độ sản xuất thấp, người ta coi con người là một vật thụ động, do
Chúa sinh ra, chỉ biết thờ phụng Chúa cầu mong được rửa tội... Vào thời Phục
hưng, khoa học và sản xuất phát triển đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của
con người. Giờ đây, không phải quan hệ giữa Chúa và thế giới mà chính là


20
mối quan hệ giữa con người với thế giới trở thành vấn đề trung tâm của cuộc
đấu tranh tư tưởng. Tuy nhiên, việc đề cao con ngưòi mới được đề cập ở khía
cạnh cá thể, bản chất xã hội của con người chưa được quan tâm.
Nicôlai Kuzan 1401-1464) là người đầu tiên dám phê phán mạnh mẽ các
giáo lý trung cổ. Ơng khơng coi Thượng đế như một vật hay cá nhân cụ thể

nào mà là bản chất vô hạn của thế giới. Ông cho r»ng, Thượng đế là tất cả
trong mọi cái, nhưng đồng thời cũng khơng là gì cả (hư vơ) trong mọi cái.
Ơng coi con người là sản phẩm tối cao và tinh tuý nhất trong sự sáng tạo của
Thượng đế, vì con người như Thượng đế- con người đang cải tạo giới tự
nhiên.
Nhìn chung, quan điểm vơ thần của Kuzan cịn nặng tính thần luận.
Song, lần đầu tiên ông đã hạ thần thánh, Thượng đế xuống ngang hàng con
người. Tại đây, ông đặt mốc giới cho chủ nghĩa vơ thần tư sản phát triển.
Nicơlai Cơpécních (1473-1543) là người đưa ra thuyết nhật tâm, coi mặt
trời là trung tâm của vũ trụ để bác bỏ thuyết địa tâm của Ptôlêmê - chỗ dựa
của thần học và giáo hội. Thuyết Nhật tân của Cơpécních đã giáng một địn
chí tử vào tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm, Ăngghen cho rằng, hành vi cách
mạng của Cơpécních đã thách thức quyền uy của giáo hội. Từ đó trở đi, khoa
học tự nhiên từng bước được giải phóng khỏi thần học.
Lêơna Đờ Vanhxi (1452-1519) phê phán gay gắt thần học và giáo hội,
ông đã xây dựng hệ thống thế giới quan khoa học của mình dựa trên cơ sở
kinh nghiệm và thực nghiệm. Với luận điểm: “sự thông thái là con gái của
kinh nghiệm”, ơng đề cao vai trị của kinh nghiệm trong nhận thức, bác bỏ các
tín điều tơn giáo, coi chúng là bịa đặt, hoang đường, không đáng tin cậy. Là
nhà danh hoạ nổi tiếng, ông coi trọng hoạt động của con người, đưa Thượng
đế vào nghệ thuật và coi nghệ thuật là phương thức biểu hiện của Thượng đế,
ông kêu gọi mọi người sống lạc quan, chống lại chủ nghĩa bi quan tôn giáo.
G.Brunô (1548-1600) là người bảo vệ thuyết nhật tâm của Cơpécních,
quan điểm vơ thần của ông thiên về tự nhiên thần luận. Ông coi Thượng đế
chính là giới tự nhiên, tồn tại độc lập, khơng do ai sáng tạo ra. Mặc dù đồng
nhất Thượng đế với tự nhiên, nhưng trên thực tế, Brunô chỉ thừa nhận
Thượng đế trên danh nghĩa, ông chống lại quyền uy của giáo hội. Quan niệm
cách mạng, tiến bộ của ông đã làm giáo hội căm tức. Giáo hội đã bắt và thiêu
sống ông trên giàn hoả thiêu.



21
Galilêô Galilê (1564-1642) người mở đầu cho sự phát triển khoa học
thực nghiệm và toán học cận đại. Nhờ các phát minh khoa học, ơng đã chứng
minh tính thống nhất vật chất của tồn vũ trụ và khẳng định tính chân lý của
giả thuyết Côpecnich, Galilê đã nâng khoa học lên ngang tầm tôn giáo, cho
rằng kinh thánh không thể chiếm địa vị độc tôn, với sự ra đời của khoa học,
nó chỉ cịn có ý nghĩa giá trị tinh thần. Ông khuyên mọi người hãy trang bị
kiến thức khoa học. Có tri thức khoa học, họ sẽ tự tin hơn, sống có ích hơn.
Tóm lại, chủ nghĩa vơ thần tư sản thời kỳ Phục hưng có vị trí đặc biệt
quan trọng, nó đã góp phần làm cho nền chuyên chính tinh thần của nhà thờ bị
sụp đổ vào cuối thời kỳ trung cổ, là cơ sở vững chắc để triết học duy vật và
khoa học tự nhiên phát triển.
1.3. Chủ nghĩa vô thần trong thời kỳ cách mạng tư sản thế kỷ XVIIXVIII
Bước sang thời cận đại, tri thức khoa học tự nhiên gắn chặt với chủ
nghĩa duy vật có bước phát triển mới. Điều đó rất thuận lợi cho việc củng cố
vững chắc hơn chủ nghĩa vô thần.Giai cấp tư sản ngày càng khẳng định vai
trị của mình trong tập hợp lực lượng chống lại chế độ phong kiến, nhà thờ,
giáo hội đã lỗi thời. Cuộc cách mạng tư sản Anh (1642-1648) làm rung
chuyển cả châu Âu, báo hiệu một thời kỳ lịch sử mới bắt đầu.
Chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII đã có ảnh hưởng tốt đến sự phát
triển của chủ nghĩa vô thần. F.Bêcơn (1561-1626) là đại biểu tiêu biểu cho xu
hướng đó. Tuy không phải là nhà vô thần triệt để nhưng khi lý giải phương
pháp khoa học kinh nghiệm của mình, ơng đã chống lại nền triết học kinh
viện tôn giáo. Bêcơn nhìn thấy vai trị đặc biệt của khoa học và triết học, ơng
coi đó là nền tảng lý luận để đổi mới, phát triển kinh tế, mở mang đất nước;
đồng thời là phương tiện cơ bản để xoá bỏ mọi bất công, tệ nạn xã hội, tước
bỏ quyền uy của giáo hội. Con người, theo Bêcơn, là sản phẩm của tạo hố,
do vậy khoa học về con người cũng chính là khoa học về tự nhiên. Bêcơn cho
rằng, bên cạnh các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật... con người cịn

cần đến tơn giáo để vượt qua những lúc yếu mềm, bất lực. Cùng với khoa học,
tôn giáo đem lại cho con người niềm tin. Nhưng mặt khác, ông yêu cầu nhà
thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, cũng như
không được cản trở các hoạt động khoa học của con người.
Hốpxơ (1583-1679) là người kế tục Bêcơn, ơng tích cực đấu tranh cho
việc giải phóng hồn tồn khoa học và triết học khỏi tôn giáo. Hốpxơ khẳng


22
định, “tri thức là sức mạnh”. Khác với Bêcơn, ông coi thần học hồn tồn
thuộc về lĩnh vực tơn giáo, cần phải hạn chế, phê phán tiến tới loại bỏ, cịn
triết học là hoạt động trí tuệ của con người nhằm khám phá ra bản chất, quy
luật cña thế giới khách quan nên cần phải phát triển mạnh mẽ. Đối với ông, tri
thức khoa học cần cho con người như cơm ăn, nước uống hàng ngày, cịn
kinh thánh, khơng có nó con người vẫn sống khoẻ mạnh.
B.Xpinơda (1632-1677) là nhà triết học lớn, ơng có nhiều đóng góp đưa
chủ nghĩa vô thần phát triển đến đỉnh cao của thời kỳ này. Quan điểm triết
học duy vật của ông gắn chặt với chủ nghĩa vô thần. Khác với Đềcáctơ,
Xpinôda không xuất phát từ con người để giải thích thế giới, mà ngược lại, đi
từ thế giới để giải thích con người. Ông không coi thế giới tự nhiên là do
Thượng đế sinh ra, mà trái lại, coi Thượng đế chính là thuộc thế giới tự nhiên,
chứ không phải đứng trên giới tự nhiên như một lực lượng siêu nhiên, thần bí
nào khác. Vì vậy, cần hiểu cho đúng là giới tự nhiên như một thực thể hồn
tồn độc lập, tự nó sản sinh ra nó. Do vậy, để lý giải giới tự nhiên phải xuất
phát từ chính bản thân nó.
Xpinơda cho rằng, con người là sản phẩm của tự nhiên. Vì thế mọi hoạt
động của con người phải tuân theo quy luật của tự nhiên, chứ không phải tin
vào giáo lý, kinh thánh. Trong con người, thể xác và linh hồn gắn bó chặt chẽ
với nhau, khơng thể tách rời nhau, ông đã đứng trên lập trường duy vật, vô
thần để bác bỏ thuyết linh hồn bất tử. Xpinôda khẳng định, mọi tệ nạn xã hội

đều sinh ra từ sự dốt nát của con người, từ sự mê hoặc của tôn giáo. Con
người chỉ có thể giải thốt mình khỏi đau khổ, mê muội, khi nào họ tin vào tri
thức khoa học, hiểu biết bản chất, quy luật của thế giới khách quan. Vì những
hoạt ®ộng chống tơn giáo, tun truyền chủ nghĩa vô thần, Xpinôda đã bị xứ
đạo Dothái ở Amxtécđam lên án, kết tội, bắt và giam hãm ông.
Sang thế kỷ XVIII, Chủ nghĩa vơ thần vµ chủ nghĩa duy vật chiến đấu đã
xuất hiện trên vũ đài lịch sử, góp phần quan trọng trong chuẩn bị tư tưởng lý
luận cho cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).
Trong số những nhà sáng lập chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỷ XVIII, trước
tiên phải kể đến Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689-1775). Ông là người nổi tiếng
trong việc phê phán chủ nghĩa kinh viện và giáo hội. Theo ông, xã hội và tự
nhiên thống nhất chặt chẽ với nhau, đều tuân theo những quy luật khách quan.
Ông cho rằng, sở dĩ trong xã hội cịn có bất cơng, đói khổ, dốt nát..., là do con
người chưa thoát khỏi niềm tin vào thần thánh, lực lượng siêu nhiên. Vì thế,


23
để cứu giúp mình, con người phải học tập để có tri thức khoa học, phải lao
động, làm ra của cải. Con người phải tự cứu lấy chính mình.
Phrăngxoa Mari Vơnte (1694-1778) đã giữ một vai trị đặc biệt quan
trọng trong đấu tranh tư tưởng thế kỷ XVIII. Ông cầm đầu cuộc đấu tranh trực
diện chống lại nhà thờ Thiên Chúa giáo. Theo ông, Thượng đế là đấng tối cao,
đồng thời Thượng đế chỉ là sự tưởng tượng của con người. Ông yêu cầu tách
nhà thờ ra khỏi nhà nước, vì nhà thờ lũng đoạn nhà nước, hoạt động của nó đã
thần thánh hố chế độ phong kiến, cản trở sự hình thành chế độ tư sản. Tuy
nhiên, Vơnte khơng thể trở thành một nhà vơ thần triệt để vì ông là nhà tư
tưởng của giai cấp tư sản, giai cấp này cũng cần có tơn giáo để bảo vệ sự bóc
lột và lợi ích của nó. Ơng chỉ đấu tranh loại bỏ tôn giáo của chế độ phong kiến
đã lỗi thời để xây dựng tôn giáo mới- tôn giáo của giai cấp tư sản. Ơng cho
rằng, tơn giáo là sự cần thiết để giữ gìn trật tự, kỷ cương, bồi bổ đạo đức cho

con người.
Giăng Giắc Rútxô (1712-1778) nhà tư tưởng vĩ đại, có tư tưởng vơ thần
sâu sắc. Ông đứng trên lập trường tự nhiên thần luận để xét đốn vai trị của
thần thánh. Theo ơng, lịch sử xã hội loài người là kết quả hoạt động của bản
thân con người, chứ không phải do “bàn tay” xếp đặt của Thượng đế. Bản
chất con người vốn là tự do, nhưng do người ta quá sợ Thượng đế nên tự
mình “gơng cùm mình”. Để thốt khỏi tình cảnh thấp hèn, lạc hậu, tối tăm, sự
phụ thuộc vào Thượng đế người ta cần phải đi theo và tin vào tri thức khoa
học.
Đêni Điđrơ (1713-1784) nhà vơ thần điển hình của thời kỳ Khai sáng
Pháp. Ông phê phán gay gắt kinh thánh và quyền uy của giáo hội. Với lập
trường vô thần cứng rắn, ông đã bác bỏ thẳng thừng vai trị của đấng sáng thế
tối cao “Chúa Trời”. Theo ơng, đó chỉ là một trị nhảm nhí, nực cười vì chẳng
có chứng cứ gì để khẳng định có thần thánh và Chúa Trời trên trái đất này.
Trên thực tế, trong vũ trụ chỉ có một thực thể - cả con người lẫn động vật
cũng như các sự vật khác là vật chất mà bản tính cố hữu của nó là vận động.
Vận động là đặc tính cố hữu của vật chất. Vì thế, khơng phải tơn giáo sáng tạo
ra con người mà chính con người đã sáng tạo ra tơn giáo. Chừng nào tơn giáo
cịn tồn tại thì chừng ấy nó cịn đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con
người mềm yếu, sự sống khơng có sinh khí. Điđrơ yêu cầu phá bỏ ngay nền
giáo dục đạo đức tôn giáo vì đó chỉ là trị lừa gạt, làm người ta cả tin vào số
phận mà hư hỏng con người. Vì vậy, cần phải xố bỏ khoa thần học ở các
trường học, tiêu diệt giới tu hành, tích cực phổ biến tri thức khoa học, trang bị


24
cho con người niềm tin, sức mạnh để xây dựng cuộc sống.
Lametri (1709-1751) cho rằng, trong thế giới của chúng ta khơng có mà
chỉ có vật chất đang vận động vĩnh viễn. Ông đã phê phán giáo lý và đạo đức
của đạo Kitô. Theo ông, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm là đồng minh của

nhau. Muốn cắt bỏ tôn giáo thì đồng thời phải xố bỏ chủ nghĩa duy tâm.
Tóm lại, các nhà vơ thần Pháp thế kỷ XVIII đã sử dụng rộng rãi kết quả
khoa học tự nhiên hiện đại để phê phán các quan điểm tôn giáo. Họ đã chứng
minh tính vơ lý của sự tồn tại thánh thần và thế giới bên kia của mọi lực
lượng siêu nhiên. Theo họ, tôn giáo là kết quả của sự lừa dối con người, làm
cho con người ngu dốt, tối tăm. Vì vậy, họ tích cực tun truyền tri thức khoa
học, mở mang giáo dục, coi đó là con đường thốt khỏi tơn giáo, nhà thờ, đưa
xã hội tiến lên.
1.4. Chủ nghĩa vô thần tư sản thế kỷ XIX
Sự phát triển của chủ nghĩa vô thần tư sản mang tính chất phức tạp, có
ảnh hưởng khơng nhỏ trong hệ tư tửơng tư sản và sự phát triển của chế độ tư
bản trong thế kỷ này. Đáng kể là quan điểm vô thần của Phoiơbắc (18041872), những quan điểm của ông xứng đáng được coi là đỉnh cao của chủ
nghĩa vô thần trước Mác. Ban đầu do chịu ảnh hưởng lớn của Hêghen, ông tin
rằng tôn giáo và tinh thần tuyệt đối thống trị thế giới. Về sau do ảnh hưởng
của triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII và sự phát triển của thực tiễn xã hội,
của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX, Phoiơbắc chuyển sang lập trường duy
vật và quay sang phê phán người thầy của mình, lên án tơn giáo cùng chủ
nghĩa duy tâm. Ơng coi tồn bộ thế giới hiện thực khơng phải là hiện thân của
“tinh thần tuyệt đối” như Hêghen khẳng định. Theo ông, triết học Hêghen là
chỗ ẩn náu cuối cùng, chỗ dựa hợp lý cuối cùng của thần học.
Đối lập với Hêghen, Phoiơbắc cho rằng, con người không phải là nô lệ
của Thượng đế mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự
nhiên. Ông coi tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và bản chất
con người.
Ơng tập trung trí lực vào cuộc đấu tranh chống tơn giáo vì đó là biểu
hiện cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ phong kiến. Ơng đã cố gắng phân
tích, vạch rõ nguồn gốc và bản chất của tơn giáo nói chung, nhất là đạo Thiên
Chúa giáo. Tác phẩm nổi tiếng của ông là " Bản chất đạo Thiên Chúa", xuất
bản năm 1841 và "Bản chất của tơn giáo", xuất bản năm1845 đã nói lên điều



25
đó.
Tư tưởng vơ thần của Phoiơbắc thể hiện ở các luận điểm: Không phải
trời sinh ra người, mà trái lại, người đã sinh ra trời theo hình ảnh của mình.
Tình cảm tôn giáo không phải là bẩm sinh ở trong con người. Tôn giáo là sự
phản ánh của tồn tại xã hội, của hiện thực khách quan, nhưng là sự phản ánh
xuyên tạc, do ảo tưởng của con người tạo nên. Theo Phoiơbắc, con người
sống khổ cực, mong muốn được sống sung sướng, tự mình khơng làm ra được
nên họ tưởng tượng ra một ơng trời có khả năng đem lại hạnh phúc cho mình.
Do đó, họ hình dung ra một ông trời biết trừng phạt, trả thù thay cho mình,
trừng trị những người trái đạo trời. Con người đã gắn bản chất của mình cho
trời. Trời cũng có bề ngồi giống người, có đầu, mình, chân và tay. Mỗi dân
tộc lại có một ơng trịi riêng, hiểu tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình.
Con người có quan hệ gia đình thì trời cũng có gia đình: Chúa Trời - Đức Cha
- Đức Mẹ. Dưới đất có vua, quan thì trên trời có Thượng đế và các vị thiên
thần. Phoiơbắc cho rằng, Thượng đế chỉ là tưởng tượng. Giới tự nhiên,...tách
khỏi vật chất, thần thánh hoá thành Thượng đế. Từ Thượng đế suy ra giới tự
nhiên, cái đó cũng giống như là từ tấm ảnh, từ bản sao suy ra bản chất, từ ý
niệm về sự vật suy ra sự vật đó. Mọi giáo điều của đạo Thiên Chúa là lịng tin
vào linh hồn bất tử. Đó là nhu cầu tâm lý của con người sinh ra. Người ta ai
cũng ham sống, sợ chết nên cần có niềm tin và sự an ủi.
Tơn giáo là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, thể hiện sự yếu
mềm, sự bất lực của con người đối với những điều kiện xã hội. Sự ra đêi và
tồn tại của tôn giáo là do sự ngu dốt của con người. Một khi sức mạnh của tự
nhiên đã bị sự ngu dốt của con người làm mất cơ sở và do sự tưởng tượng của
con người mà mất giới hạn, trở thành sức mạnh vạn năng của thần. Phoiơbắc
khẳng định: Tơn giáo là có hại, bất cứ tôn giáo nào cũng là lừa bịp, làm cho
trí tuệ con người ngừng trệ, tiêu cực. Muốn vạch mặt tơn giáo thì phải xé
toang cái vỏ thần bí, và kéo tơn giáo từ trên trời xuống đất. Có thể nói rằng, ý

thức của Chúa là tự ý thức của con người, nhận thức của Chúa là tự nhận thức
của con người. Tóm lại, tơn giáo là bản chất của con người đã bị thoái hoá.
Thần thánh của con người có trong tinh thần và trái tim của riêng họ. Như
vậy, Phoiơbắc đã vạch ra được nguồn gốc tâm lý của con người đối với tôn
giáo; đồng thời, từ quan niệm của ơng, cho thấy đã tốt lên nội dung nhân
bản trong các quan niệm thần thánh. Tiếc rằng, ông chưa được đề cập đến
những cơ sở kinh tế- xã hội của tôn giáo. Đây là hạn chế của Phoiơbắc, đồng


×