Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giáo trình An toàn tự động hóa (Nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 82 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: AN TỒN TỰ ĐỘNG HĨA
NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HĨA
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:216/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 03 năm 2022
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình An tồn tự động hóa được dịch và biên soạn dành cho học sinh sinh
viên trình độ trung cấp và cao đẳng nghề Sửa chữa thiết bị tự động hóa (SCTBTĐH) tại
Trường Cao Đẳng Dầu Khí và thuộc môn học cơ sở nghề SCTBTĐH. Học sinh sinh
viên nghề SCTBTĐH trước khi học môn học này cần hồn thành mơn học an tồn vệ
sinh lao động.
Nội dung của giáo trình gồm 03 bài:
Bài 1: Các mối nguy về điện
Bài 2: Gắn khóa/treo thẻ (LOTO - Logout/Tagout)


Bài 3: An toàn sử dụng dụng cụ và vật liệu
Trong quá trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu
được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác
giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo.
Bên cạnh đó, giáo trình cũng khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm
tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các
bạn người học và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn./.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 03 năm 2022
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ThS. Nguyễn Kim Ngọc
2. ThS. Nguyễn Thị Lan
3. ThS. Nguyễn Xuân Thịnh


LỜI MỞ ĐẦU
Bất kể là thợ lắp ráp hay kĩ thuật viên đo lường tự động hóa khi thực hiện công việc đều
đối diện với các mối nguy tiềm ẩn về điện mặc dù các thiết bị đo lường tự động hóa hoạt
động ở điện áp thấp (thơng thường dịng chuẩn của các thiết bị này chỉ thuộc phạm vi
4÷20 mA). Tuy nhiên việc sử dụng sai mục đích các loại thiết bị điện: thiết bị đo kiểm,
thiết bị cách ly điện, các loại công cụ/dụng cụ cầm tay điện, hay việc lựa chọn các trang
thiết bị bảo hộ cá nhân, chẳng hạn như giày cách điện, ủng chống thấm, bảo hộ lao động,
mặt nạ phịng độc…khơng phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra các chấn thương nghiêm
trọng, thậm chí là tử vong. Chính vì thế mơ-đun “An tồn tự đơng hóa –
Instrumentation Safety Practices” được dịch và biên soạn với mục đích đưa ra các
thơng tin hữu ích về chuẩn đoán các mối nguy tiềm ẩn về điện, các mối nguy về sử dụng
hóa chất để người học có thể nhận diện được, phân tích được và kiểm soát được các mối
nguy tiềm ẩn trước khi bắt đầu một cơng việc được giao. Đồng thời giáo trình An tồn
tự động hóa cũng đưa ra các qui trình gợi ý để thực hiện các công việc liên quan đến
lĩnh vực đo lường tự động hóa, đặc biệt là qui trình gắn khóa/treo thẻ (LOTO) được thực

hiện ở tất cả các cơng trường và nhà máy ngày nay.
An tồn là vấn đề then chốt đối với mỗi người thợ làm việc trên cơng trường hay ở các
nhà máy, xí nghiệp. Việc thực hiện công việc đúng kỹ thuật và thái độ tuân thủ các qui
định về an toàn của một người thợ mới có thể ngăn ngừa được các mối nguy, chấn
thương và tử vong.


MỤC LỤC
1.

BÀI 1: CÁC MỐI NGUY VỀ ĐIỆN .....................................................................15
1.1

Hiệu ứng điện giật ............................................................................................16

1.1.1

Tác động của dòng điện ............................................................................17

1.1.2

Điện trở người ...........................................................................................18

1.1.3

Bỏng ..........................................................................................................19

1.1.4

Giảm rủi ro ................................................................................................20


1.2

Các thiết bị bảo vệ ............................................................................................21

1.2.1 Các thiết bị bảo vệ bằng cao su ....................................................................23
1.2.2 Thiết bị bảo hộ ..............................................................................................28
1.2.3 Quần áo bảo hộ cá nhân................................................................................29
1.2.4 Bảo vệ mắt và mặt ........................................................................................29
1.2.5 Sào kiểm tra cách điện ..................................................................................29
1.2.6 Đầu dò ngắn mạch ........................................................................................30
1.2.7 Kẹp rút cầu chì ..............................................................................................31
1.3 Giới thiệu về hệ thống quản lý an tồn sức khoẻ nghề nghiệp (OH&S) và tiêu
chuẩn NFPA 70E® .....................................................................................................32
1.3.1

Khái quát về OH&S ..................................................................................32

1.3.2

Mục đích của hệ thống quản lý OH&S .....................................................32

1.3.3

Các yêu cầu an toàn điện theo NFPA 70E® ..............................................32

1.4

Nhận biết khoảng cách an tồn ........................................................................33


1.4.1

Khoảng cách tiếp cận an toàn (Limited Approach Boundary – LAB) .....36

1.4.2

Khoảng cách tiếp cận giới hạn (Restricted Appraoch Boundary - RAB) .36

1.4.3

Khoảng cách tiếp cận tối thiểu (Prohibited Approach Boundary – PAB) 37

1.4.4

Khoảng cách tiếp cận hồ quang điện (Arc Flash Boundary - AFB) .........38

1.5

Phân tích các mối nguy về điện .......................................................................40

1.5.1

Phân tích các mối nguy bị điện giật..............................................................41

1.5.2
2.

3.

Phân tích các mối nguy hồ quang điện......................................................44


BÀI 2: GẮN KHÓA/TREO THẺ (LOTO) ...........................................................53
2.1

Các qui trình gắn khóa/treo biển (LOTO)........................................................54

2.2

Kiểm tra điện áp ...............................................................................................60

BÀI 3: AN TOÀN SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU .................................64
3.1

An tồn sử dụng các cơng cụ/dụng cụ cơ bản..................................................65

3.1.1

An tồn sử dụng dụng cụ/cơng cụ cầm tay ...............................................65

3.1.2

An tồn sử dụng dụng cụ/công cụ điện .....................................................66


3.2

3.2.1

Các tài liệu an tồn về hóa chất .................................................................71


3.2.2

MSDS/SDS................................................................................................74

3.2.3

Các chú ý khi xử lý dung môi ...................................................................75

3.2.4

Bảo vệ hô hấp ............................................................................................77

3.2.5

Các loại đèn chiếu sáng bằng hơi kim loại và vật liệu PCB .....................78

3.3

4.

Các mối nguy khi sử dụng chất lỏng và dung mơi ..........................................70

An tồn sử dụng pin/ắc qui ..............................................................................79

3.3.1

A-xít ..........................................................................................................80

3.3.2


Nhà tắm tại nơi làm việc (Wash Stations).................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................82


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1 – Điện trở người .............................................................................................18
Hình 1-2 Găng tay cao su có lớp da bảo vệ ...................................................................22
Hình 1-3 Kiểm tra găng tay (Glove air test) ..................................................................27
Hình 1-4 Những tấm đệm cách điện và kẹp trên đường dây tải điện ............................28
Hình 1-5 Sào kiểm tra cách điện ...................................................................................30
Hình 1-6 Đầu dị ngắn mạch ..........................................................................................31
Hình 1-7 Kẹp rút cầu chì (Fuse Pullers) ........................................................................31
Hình 1-8 Các khoảng cách an tồn đối với điện giật ....................................................34
Hình 1-9 Một biển báo cảnh báo mối nguy về điện ......................................................35
Hình 1-10 Người thợ sử dụng bảo hộ lao động cá nhân phù hợp với cơng việc ...........37
Hình 1-11 Hồ quang điện ..............................................................................................39
Hình 1-12 Sơ đồ trạm phân phối điện đường dây đơn dạng rút gọn .............................41
Hình 1-13 Những tụ điện dùng để khởi động và chạy các động cơ loại nhỏ. ...............43
Hình 1-14 Xác suất sống khi bị bỏng dựa trên độ tuổi ..................................................46
Hình 1-15 Sự phân bố khu vực bị bỏng theo “luật 9” của Wallace ..............................46
Hình 1-16 Mức năng lượng chống hồ quang (calo) được in trên bảo hộ lao động. ......47
Hình 2-1 Thiết bị LOTO................................................................................................58
Hình 2-2 Thiết bị LOTO đa năng ..................................................................................60
Hình 2-3 Vơn kế ............................................................................................................61
Hình 3-1 Một số dụng cụ cầm tay .................................................................................66
Hình 3-2 Súng bắn đinh bằng khí nén ...........................................................................69
Hình 3-3 Thơng tin an tồn sử dụng axit clohydric (HCl) ............................................72
Hình 3-4 Bảng dữ liệu an tồn sử dụng chất kết dính chứa hàm lượng VOC thấp.......77
Hình 3-5 Ắc qui .............................................................................................................79



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tác động của dòng điện lên cơ thể con người ...............................................17
Bảng 1.2 Các khoảng cách tiếp cận an toàn đối với điện giật (Điện áp xoay chiều) ....35


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: AN TỒN TỰ ĐỘNG HĨA
1. Tên mơ-đun: An tồn tự động hóa
2. Mã mơ-đun: AUTM52101
Thời gian thực hiện mô-đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 30 giờ).
Số tín chỉ: 02
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ-đun:
3.1 Vị trí: Là mơ-đun cơ sở ngành của chương trình đào tạo. Mơn học này được dạy sau
khi học sinh đã học xong các mơn học đại cương.
3.2 Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm
cho người học liên quan đến hoạt động an tồn trong lĩnh vực đo lường tự động hóa, gồm
có: Các mối nguy về điện, an tồn sử dụng hóa chất và qui trình treo thẻ gắn khóa (LOTO).
Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương
trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng
được học vào môi trường học tập và thực tế thuộc lĩnh vực an tồn tự động hóa.
3.3 Ý nghĩa và vai trị của mơ-đun: là mơn học khoa học mang tính thực tế và ứng dụng
thực tiễn dành cho đối tượng là người học chun ngành đo lường tự động hóa
(Instrumentation). Mơ-đun này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao Đẳng Dầu Khí
từ năm 2018 đến nay. Nội dung chủ yếu của mô-đun này nhằm cung cấp các kiến thức và
kỹ năng thuộc lĩnh vực đo lường tự động hóa: (1) Nhận biết được các mối nguy về điện,
an toàn sử dụng hóa chất và lựa chọn được các loại trang thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp;
(2) Trình bày được qui trình LOTO và thực hành được việc gắn khóa treo thẻ một cơng
việc cụ thể dưới sự giám sát của người hướng dẫn. Qua đó, giáo trình cung cấp các qui

định an toàn điện, các tiêu chuẩn an tồn đối với thiết bị điện và hóa chất, qui trình gắn
khóa treo thẻ và các loại thẻ/biển báo nguy hiểm thông dụng.
4. Mục tiêu mô-đun:
-

Về kiến thức:
+ A1. Mô tả được các mối nguy về điện có thể gặp phải;
+ A2. Mơ tả được qui trình LOTO để ngăn ngừa các thương tích liên quan đến điện;
+ A3. Xác định được các biện pháp an toàn khi làm việc với các loại vật liệu, công
cụ, và pin tiềm ẩn mối nguy hiểm.

-

Về kỹ năng:


+ B1. Hồn thành được một bản phân tích các mối nguy hiểm dựa trên một hoạt

-

động thực tế;
+ B2. Thực hiện được một qui trình LOTO đối với các nguồn điện và không điện.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ C1. Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong công việc;
+ C2. Tuân thủ nghiêm túc các quy định an toàn điện khi sử dụng thiết bị điện và

làm việc với các hệ thống điện.
5. Chương trình mơ-đun:
5.1. Chương trình khung:


Thời gian học tập (giờ)

MH/MĐ/HP

Tên mơn học, mơ đun

Số
tín
chỉ

Trong đó
Tổng
số


thuyết

Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Kiểm tra
LT

TH
5


Các mơn học chung/đại
cương

14

285

117

153

10

COMP52001

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

COMP51003

Pháp luật


1

15

9

5

1

COMP51007

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

COMP52009

Giáo dục quốc phịng và
An ninh

2


45

21

21

COMP52005

Tin học

2

45

15

29

FORL54002

Tiếng Anh

4

90

30

56


4

SAEN52001

An tồn vệ sinh lao động

2

30

23

5

2

II

Các môn học, mô đun
chuyên môn ngành,
nghề

56

1275

421

801


32

21

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

19

345

169

157

15

4

AUTM52023

Tốn kĩ thuật

2

30

14


14

2

0

AUTM53024

Hình học lắp đặt

3

45

15

27

3

0

AUTM53006

Bản vẽ thiết bị đo
lường

3

45


42

0

3

0

AUTM52101

An toàn TĐH

2

45

14

29

1

1

ELEI53154

Điện kỹ thuật 1

3


60

28

29

2

1

I

2
1

2
1


Thời gian học tập (giờ)

MH/MĐ/HP

Tên mơn học, mơ đun

Số
tín
chỉ


Trong đó
Tổng
số


thuyết

Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Kiểm tra
LT

TH

AUTM53102

Điện tử cơ bản

3

60

28

29


2

1

AUTM53104

Mạch logic số

3

60

28

29

2

1

Môn học, mô đun
chuyên môn ngành,
nghề

37

930

252


644

17

17

AUTM55005

Thiết bị đo lường

5

90

56

29

4

1

AUTM54108

Lắp đặt hệ thống TĐH 1

4

90


28

58

2

2

AUTM53110

Cơ sở điều khiển quá
trình

3

60

28

29

2

1

AUTM55107

Hiệu chuẩn thiết bị đo
lường


5

120

28

87

2

3

AUTM54109

Lắp đặt hệ thống TĐH 2

4

90

28

58

2

2

AUTM52112


Đấu nối dây

2

45

14

29

1

1

AUTM54113

Hệ thống điều khiển
thủy lực - khí nén

4

90

28

58

2

2


AUTM55115

PLC

5

120

28

87

2

3

AUTM55222

Thực tập sản xuất

5

225

14

209

0


2

70

1560

538

954

42

26

II.2

Tổng cộng

5.2. Chương trình chi tiết mơ-đun:
Thời gian (giờ)
Số
TT

Nội dung tổng qt

Tổng

số
thuyết


Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

1

Bài 1: Các mối nguy về điện

20

10

10

2

Bài 2: LOTO (Logout/Tagout)

10

2

8

Kiểm
tra
LT TH



Thời gian (giờ)
Số
TT

Nội dung tổng quát

3

Tổng

số
thuyết

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm
tra
LT TH

Bài 3: An toàn sử dụng dụng cụ và vật
liệu

15


2

11

1

1

Cộng

45

14

29

1

1

6. Điều kiện thực hiện mơ-đun:
6.1. Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng:
-

Phịng học lý thuyết: đáp ứng phòng học chuẩn.

-

Phòng thực hành: Trạm điện, xưởng thiết bị tĩnh – thiết bị động, phịng DCS.


6.2. Trang thiết bị máy móc:
-

Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút viết bảng/phấn trắng và màu, giẻ lau

-

Các thiết bị, máy móc: các thiết bị điện cầm tay, các loại pin, các thẻ LOTO, các dung
mơi/hóa chất: dầu thủy lực, dầu, xăng…và các loại công cụ, dụng cụ khác như đã liệt
kê ở mục III.

6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
-

Giáo trình, giáo án

-

Qui trình thực hành (nếu có)

-

Phiếu đánh giá thực hành

6.4. Các điều kiện khác:
7. Nội dung và phương pháp đánh giá
7.1. Nội dung:
-

Kiến thức: bài 1, bài 2 và bài 3.


-

Kỹ năng: bài 1, bài 2 và bài 3

-

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+
+

Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong công việc;
Tuân thủ nghiêm túc các quy định an toàn điện khi sử dụng thiết bị điện và làm
việc với các hệ thống điện.
7.2. Phương pháp đánh giá:
7.1 Kiểm tra thưởng xuyên:
-

Số lượng bài: 01.


-

Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại thời điểm
bất kỳ trong quá trình học thơng qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra
viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực
hành, thực tập, chấm điểm bài tập.

7.2 Kiểm tra định kỳ:
-


Số lượng bài: 02, trong đó 01 bài lý thuyết và 01 bài thực hành.

-

Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện theo theo số
giờ kiểm tra được quy định trong chương trình mơn học ở mục III có thể bằng hình
thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực
hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra
thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó:

7.3 Thi kết thúc mơn học: lý thuyết và thực hành.
-

Hình thức thi: Tích hợp trắc nghiệm và thực hành

-

Thời giant thi: 90÷120 phút.

-

Chuẩn đầu ra đáp ứng: A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2.
Stt

Bài kiểm tra

Hình thức
kiểm tra


Nội dung

Chuẩn đầu
ra đáp ứng

Thời gian

1. Bài kiểm tra Lý thuyết: tự Bài 1, bài 2 và A1, A2, A3 45÷60 phút
số 1
luận/trắc
bài 3
nghiệm/báo
cáo
2. Bài kiểm tra Thực hành
số 2

Bài 1, bài 2 và B1, B2, B3, 60 phút
bài 3
C1, C2

3. Thi kết thúc Lý thuyết + Bài 1, bài 2 và A1,
A2, 90÷120
mơ đun
thực hành
bài 3
A3, B1, B2, phút
B3, C1, C2.
8. Hướng dẫn thực hiện mô-đun
8.1. Phạm vi áp dụng chương trình
-


Chương trình mơ đun này được áp dụng cho nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa, trình
độ trung cấp và cao đẳng.

8.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
-

Đối với giảng viên/giáo viên:
+ Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với
từng chương/bài học với thời lượng theo giờ dạy hoặc theo buổi dạy.
+ Tổ chức giảng dạy: tập trung đối với giờ lý thuyết và chia ca đối với giờ thực hành
theo qui định.

-

Đối với người học:


+ Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được
cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện,
tài liệu...)
+ Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết
lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau.
+ Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo
nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 6-8 người học sẽ được cung cấp chủ
đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm
về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và
hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
+ Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
+ Tham dự thi kết thúc môn học.

+ Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
8.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Các bài có nội dung quan trọng như nhau.
9. Tài liệu cần tham khảo:
[1]. NCCER, 2015, third edition, Instrumentation Level 1, Published PEARSON.
[2]. Benjamin O. ALLLI, 2008, Fundamantal of Principles of Occupational Health and
Safety second edition, International Labour Organization.
[3]. BSI – Việt Nam, 2018, tài liệu “Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp –
OH&S – BSI Việt Nam.
[4]. Một số trang web tham khảo:
/> />

1.

BÀI 1: CÁC MỐI NGUY VỀ ĐIỆN

GIỚI THIỆU BÀI 1:
Bài 1 là bài giới thiệu các mối nguy về điện: hiệu ứng điện giật, các tổn thương do điện
gây ra, các thiết bị bảo vệ cá nhân thông dụng, các loại khoảng cách tiếp cận an toàn,
tiêu chuẩn NFPA 70E, các nội dung chính của hệ thống an tồn sức khỏe nghề nghiệp
trong đó quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.
MỤC TIÊUCỦA BÀI 1 LÀ:
Về kiến thức:
Mô tả được các mối nguy về điện có thể gặp phải;
Liệt kê được các loại trang thiết bị bảo vệ cá nhân thơng dụng;
Về kỹ năng:
Hồn thành được một bản phân tích các mối nguy hiểm dựa trên một hoạt động thực tế;
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong công việc;
Tuân thủ nghiêm túc các quy định an toàn điện khi sử dụng thiết bị điện và làm việc với
các hệ thống điện.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp,
dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài1 (cá
nhân hoặc nhóm).
Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy
đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại
cho người dạy đúng thời gian quy định.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
Phòng học chun mơn hóa/nhà xưởng: trạm điện, xưởng thiết bị tĩnh – thiết bị động.
Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu tham khảo,
giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan, các loại trang thiết bị bảo hộ cá nhân: giày
cách điện, gang tay cách điện, sào cách điện, thang, nón bảo hộ
Các điều kiện khác: khơng có
Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 15


KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
Phương pháp:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng hoặc kiểm tra viết

dưới 30 phút.)
Kiểm tra định kỳ lý thuyết/thực hành: khơng có.
NỘI DUNG BÀI 1
1.1

Hiệu ứng điện giật

Dòng điện chạy theo bất kỳ hướng nào mà ở đó điện áp thắng được điện trở. Nếu cơ thể
con người tiếp xúc với một điểm có tích điện, và đồng thời cũng tiếp xúc với đất ở một
điểm khác trong một mạch điện thì cơ thể con người trở thành đường dẫn điện. Bảng 1
chỉ ra tác động của dòng điện lên cơ thể con người. Chú ý đơn vị mi-li-am-pe được sử
dụng và được ký hiệu là mA. 1 mA có giá trị bằng một phần nghìn am-pe. (0.001 A).
Ngun nhân chính dẫn đến cái chết do điện giật chính là rối loạn nhịp tim do dịng điện
gây ra. Thơng thường, tim nhận một tín hiệu điện rất nhỏ để nó co bóp và đẩy máu lưu
thơng. Khi một tín hiệu dịng điện bất thường, chẳng hạn như bị điện giật, tác động lên
tim thì nhịp tim bị dồn dập. Tim bắt đầu co giật một cách bất thường và lạc nhịp. Sự co
giật này được gọi là sự rung tim. Kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR - Cardiopulmonary
Resuscitation) được sử dụng để đưa oxy vào cơ thể người bị điện giật, nhưng trừ khi
nhịp tim bình thường được phục hồi bằng thiết bị y tế khử rung tim, nạn nhân bị điện
giật cuối cùng sẽ chết.
Những tác động khác của điện giật có thể là ngừng tim ngay lập tức và bị bỏng bên
ngồi. Thêm vào đó, phản ứng của cơ thể khi bị điện giật có thể gây té ngã hoặc các tai
nạn khác.

Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 16


Giá trị dòng điện


Tác động

1 mA

Ngưỡng cảm nhận. Cảm giác hơi nhói nhẹ

5 mA

Giật nhẹ. Những phản ứng vơ thức có thể gây ra các chấn
thương nghiêm trọng như té ngã khỏi thang.

6 ÷ 30 mA
50 ÷ 150 mA

Bị đau, mất kiểm sốt cơ
Cực kỳ đau, ngừng hơ hấp, co thắt cơ nghiêm trọng. Có thể
chết.

1000 ÷ 4300 mA

Rung tâm thất, co thắt cơ nghiêm trọng, hệ thần kinh bị tổn
thương. Thông thường dẫn đến cái chết

Bảng 1.1 Tác động của dòng điện lên cơ thể con người
1.1.1 Tác động của dòng điện
Giá trị dòng điện chạy qua cơ thể con người xác định mức độ nghiêm trọng của điện
giật. Điện áp càng cao thì nguy cơ tử vong càng lớn.
Điện giật hoặc bỏng là những tai nạn chính mà con người gặp phải trong các ngành công
nghiệp. Một nghiên cứu tại California – Mỹ chỉ ra rằng:

• 30% các tai nạn liên quan đến điện được gây ra bởi xự tiếp xúc với các vật dẫn
điện trong đó 66% các tai nạn do các thiết bị thấp áp gây ra (trong nghiên cứu
này, các thiết bị điện thấp áp có điện áp dưới 600 V).
• Các thiết bị điện cầm tay chiếm vị trí thứ 2 của các chấn thương về điện (chiếm
15%), trong đó nguyên nhân 70% các chấn thương là do vỏ của các thiết bị điện
này có điện. Những tai nạn này có thể được ngăn ngừa nếu thực hiện đúng các
qui tắc an toàn điện và sử dụng đúng các loại thiết bị điện.
Một kết quả nghiên cứu 10 năm tại Mỹ cho thấy có đến 9765 trường hợp chấn thương
do điện gây ra, trong đó những tai nạn gây ra cái chết do thiết bị điện cao áp gây ra
chiếm hơn 13%. Nguyên nhân là các tiếp điểm cường độ giới hạn ở các thiết bị điện cao
áp này. Khi công cụ/dụng cụ hoặc thiết bị điện tiếp xúc với đường dây cao áp trên khơng
thì nguy cơ tử vong lên đến 28%. Thiết bị điện cao áp ở đây được định nghĩa là các thiết
bị điện có điện áp từ 600 V trở lên.
Thiết bị cao áp gây ra tử vong cao gấp 10 lần so với các thiết bị điện thấp áp. Tuy nhiên
những người thợ tự động hóa lại làm việc thường xuyên với thiêt bị điện thấp áp và vì
thế hầu hết các trường hợp chết vì điện giật đều do các thiết bị thấp áp gây ra. Vì vậy
Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 17


thái độ nghiêm túc, tn thủ an tồn mơi trường làm việc và sử dụng các thiết bị điện
thấp áp rất quan trọng.
1.1.2 Điện trở người
Dòng điện chạy trong một mạch kín, thơng thường chạy trong vật dẫn điện. Điện giật
xảy ra khi cơ thể người trở thành một phần mạch điện (hình 1.1). Giá trị điện trở của các
phần trên cơ thể người khác nhau như hình 1.1. Dịng điện đi vào cơ thể ở một điểm và
đi ra ở một điểm khác. Thông thường điện giật xảy ra theo một trong 3 cách sau:
• 2 dây dẫn của một mạch điện (cơ thể tạo thành một mạch kín).
• Một dây dẫn của một mạch điện và nối đất, hoặc đường dẫn nối đất.

• Vật liệu dẫn điện (bao gồm cả nước) trong khi con người đang tiếp xúc với đất
hoặc một đường dẫn nối đất.
Để hiểu rõ tác hại của điện giật, người thợ tự động hóa cần phải hiểu biết về sinh lý da,
tim và cơ.
Da bao phủ tồn bộ cơ thể người và gồm có 3 lớp. Lớp quan trọng nhất chính là lớp
ngồi cùng có chứa các tế bào chết có tên gọi là biểu bì (lớp sừng). Biểu bì bao gồm các
keratin (một loại protein) là thành phần chủ yếu tạo nên điện trở người. Khi lớp biểu bì
khơ, điện trở của lớp này khoảng vài ngàn Ohm. Khi da ướt và trường hợp da bị cắt hoặc
bị trầy xước ảnh hưởng đến lớp biểu bì thì điện trở giảm đáng kể. Điện trở do da gây ra
ở mỗi cá thể là khác nhau. Người có lớp biểu bì dày sẽ có điện trở cơ thể cao hơn điện
trở cơ thể của một đứa trẻ. Điện trở người ở các bộ phận khác nhau cũng khác nhau. Ví
dụ, một người có điện trở cao ở bàn tay có thể có điện trở thấp ở bắp tay.



TAY ĐẾN TAY 1000 Ω



120V



CƠNG THỨC: I = E/R



120/1000 = 0.120 A hoặc 120 mA

Hình 1-1 – Điện trở người

Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 18


Tim hoạt động như một chiếc bơm, hút và đẩy máu đến tất cả các bộ phận trong cơ thể
người. Máu được truyền đi do sự co bóp tự động của các cơ tim được điều khiển bằng
các xung điện. Các xung điện này được cung cấp bởi một hệ thống mô thần kinh phức
tạp với cơ chế định thời tích hợp làm cho các ngăn tim co rút đồng bộ. Một dịng điện
nhỏ bên ngồi với cường độ 75 mA có thể gây ra loạn nhịp tim vì các xung thần kinh đã
bị rối loạn. Trường hợp này được gọi là rung tâm và chức năng bơm rút máu của tim bị
ngừng lại và dẫn đến cái chết một cách nhanh chóng nếu nhịp tim khơng được hồi phục
lại bình thường. Quan trọng nhất trong trường hợp này là phải khử rung tâm vì tim đang
bị sốc ở cường độ rất cao.
Các cơ khác trong cơ thể cũng được điều khiển bởi xung điện được cung cấp bởi hệ thần
kinh. Điện giật có thể dẫn đến mất kiểm sốt cơ và dẫn đến các chấn thương khác như
té ngã, gãy xương và thậm chí là tử vong.
Mức độ nghiêm trọng của điện giật được xác định bởi 3 yếu tố: cường độ dòng điện
(đơn vị A), đường truyền của dòng điện qua cơ thể người và thời gian dòng điện tác
động. Những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của điện giật là
tần số dòng điện, pha của chu kỳ tim khi bị điện giật và tình trạng sức khỏe của nạn nhân
trước khi bị điện giật. Hậu quả của điện giật có thể chỉ là cảm giác bị nhói nhẹ nhưng
cũng có thể bị ngưng tim. Mặc dù khơng có giới hạn tuyệt đối, hay khơng có những giá
trị chính xác để chỉ ra mức độ chấn thương chính xác ở bất kỳ phạm vi dòng điện nào.
Bảng 1 chỉ ra những tác động chung của dòng điện tác động lên cơ thể người ở các mức
độ cường độ khác nhau. Qua bảng mô tả này chúng ta thấy rằng sự khác biệt rất nhỏ chỉ
100 mA mà hậu quả của điện giật là cảm giác nhói nhẹ mà cũng có thể có nguy cơ bị
chết. Bị điện giật nghiêm trọng có thể gây ra những thiệt hại đáng kể cho con người mà
không thể dự đốn trước được. Ví dụ, một người có thể bị xuất huyết nội và phá hủy
mô, thần kinh và hệ cơ. Thêm vào đó, bị điện giật thơng thường chỉ là sự khởi đầu của

một chuỗi các sự kiện tiếp theo. Chấn thương cuối cùng có thể do té ngã, vết cắt, hoặc
gãy xương.
1.1.3 Bỏng
Chấn thương phổ biến nhất liên quan đến bị điện giật chính là bị bỏng. Bỏng do điện
giật có thể là 1 trong 3 loại sau: bỏng điện, bỏng hồ quang điện, và bỏng tiếp xúc nhiệt.
Bỏng điện là kết quả của dòng điện chạy qua các mô hoặc xương. Sự phá hủy mô được
gây ra bởi nhiệt do dòng điện sinh ra. Bỏng điện là một trong những loại chấn thương
nghiêm trọng nhất, và phải được cấp cứu ngay. Bởi vì bỏng nặng nhất là bỏng nội, mà
dấu hiệu ban đầu chỉ là một vết thương nhỏ trên bề mặt, nhưng thực chất lại là dấu hiệu
của bỏng nội nghiêm trọng.
Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 19


Bỏng hổ quang điện chiếm một phần đáng kể từ các trục trặc về điện. Hồ quang điện có
thể tạo ra nhiệt độ rất cao lên đến 35.000⁰F (tương đương 19.426,67⁰C), nóng gấp 4 lần
bề mặt mặt trời. Những người công nhân làm việc cách nguồn hồ quang vài feet (1 feet
≈ 0.3048 m) có nguy cơ bị bỏng hồ quang nghiêm trọng hoặc tử vong do bỏng hồ quang.
Bởi vì các tài liệu hướng dẫn an tồn điện đều khuyến cáo khoảng cách an tồn làm việc
trong mơi trường điện, cơng nhân vẫn có thể có nguy cơ bị bỏng hồ quang điện trong
vùng làm việc an tồn. Nói một cách khác, khoảng cách an toàn khuyến nghị để tránh
bị điện giật cũng chưa phải là khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng hồ quang điện nếu
tai họa xảy ra.
Hồ quang điện có thể xảy ra vì tiếp xúc điện kém hoặc cách điện bị hỏng. Sự phóng điện
hồ quang được gây ra bởi sự truyền dòng điện qua vật liệu đấu nối đầu cuối bay hơi
(thường là kim loại hoặc các –bon). Vì nhiệt độ của hồ quang phụ thuộc vào dòng điện
ngắn mạch tại điểm phát sinh hồ quang, hồ quang tạo ra bởi hệ thống điện thấp áp nguy
hiểm tương tự như hồ quang do nguồn điện 13.000 V gây ra.
Loại bỏng thứ 3 chính là bỏng do tiếp xúc nhiệt. Nó được gây ra bởi các vật thể bị bắn

ra trong quá trình hồ quang điện. Vụ nổ này xuất phát từ áp suất được gây ra bởi do nhiệt
độ tăng đột ngột của khơng khí bao quanh điểm hồ quang và từ sự giãn nở của kim loại
khi nó bị bay hơi. Ví dụ, đồng giãn nở khoảng 67.000 lần khi có hồ quang điện. Áp lực
tạo ra đủ lớn để có thể hất văng con người, thiết bị đóng cắt và các tủ thiết bị ở khoảng
cách tương đối xa. Nó cũng có thể làm ngưng tim, đâm xuyên qua một người bằng một
mảnh vỡ, cắt đứt tay chân, gây điếc, và con người có thể hít phải hơi kim loại. Một mối
nguy khác đi kèm với vụ nổ này là việc hất văng các giọt kim loại nóng chảy mà hậu
quả là gây ra bỏng nhiệt do tiếp xúc và các thiệt hại đi kèm.
1.1.4 Giảm rủi ro
Có rất nhiều việc có thể làm để làm giảm nguy cơ bị điện giật. Ln ln tn thủ các
qui tắc an tồn, các nội qui và qui định về an tồn của cơng ty, bao gồm cả các qui định
an toàn làm việc ở cơng trường. Thêm vào đó, phải tn thủ hệ thống quản lý an toàn
sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) đang áp dụng tại cơng ty.
Có một vài biện pháp được sử dụng để xác định khoảng cách an toàn xung quanh các
bộ phận và khu vực tích điện. Các phạm vi khác nhau được áp dụng cho các đối tượng
khác nhau, cho đội ngũ có chun mơn và cho cả đội ngũ khơng có chun mơn. Các
phạm vi này sẽ được giới thiệu ở các phần tiếp theo.
Những cảnh báo được áp dụng để thực hiện cơng việc an tồn hơn như sau:
• Ln ln tháo bỏ kính có gọng bằng kim loại, tất cả trang sức (ví dụ như đồng
hồ, nhẫn, vòng tay, dây chuyền…) trước khi làm việc với thiết bị điện. Kính có
Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 20


gọng bằng kim loại và trang sức thường được làm bằng vật liệu dẫn điện và việc
đeo những phụ kiện này khi làm việc có thể bị điện giật cũng như bị những chấn
thương nếu những phụ kiện này bị các mảnh vỡ bắn vào.
• Khi làm việc với các thiết bị điện, nên làm việc nhóm 2 người. Vì nếu một người
bị điện giật thì người cịn lại sẽ gọi trợ giúp.

Chú ý: Không được tiếp xúc trực tiếp với người bị điện giật cho đến khi
nguồn điện đã được ngắt hồn tồn.
• Phải lập kế hoạch thực hiện cơng việc trước khi tiến hành cơng việc. Phải hiểu
chính xác mục đích cơng việc được thực hiện. Nêu những câu hỏi hoặc những
nghi ngờ cho người giám sát.
• Kiểm tra nhanh các bản vẽ để xác định vị trí các thiết bị cách ly và các mối nguy
tiềm ẩn, sau đấy xác định những thiết bị này ở vị trí làm việc. Đừng bao giờ tin
tưởng tuyệt đối vào khóa liên động an tồn mà hãy nhớ lập kế hoạch thốt hiểm
trước khi bắt đầu cơng việc. Phải biết vị trí điện thoại ở nơi gần nhất và nhớ các
số khẩn cấp khi cần sự hỗ trợ.
• Nếu thực sự công việc đã vượt quá phạm vi (không thuộc phạm vi cơng việc đã
được lập kế hoạch) thì hãy dừng công việc lại và xin ý kiến chỉ đạo của người
giám sát.
• Ln ln cảnh giác là rất cần thiết (thậm chí là quan trọng). Mơi trường làm
việc năng động và các tình huống liên quan đến an tồn luôn thay đổi. Nếu bạn
phải rời khỏi công trường để nhận vật tư/thiết bị hoặc nghỉ giải lao hoặc vì bất kỳ
một lý do nào khác thì khi quay trở lại công trường, bạn phải đánh giá lại mức độ
an toàn của khu vực làm việc xung quanh một lần nữa. Hãy nhớ phải lập kế
hoạch trước!
1.2

Các thiết bị bảo vệ

Làm quen với các thiết bị bảo hộ lao động (PPE) là rất quan trọng. Cụ thể là, phải biết
mức điện áp của mỗi thiết bị điện. Găng tay cao su thường được sử dụng để bảo vệ da
tay không tiếp xúc với điện đã kích hoạt. Phần găng tay bằng da giúp cố định tay và bảo
vệ găng tay cao su khơng bị hư hỏng (hình 1.2).

Bài 1: Các mối nguy về điện


Trang 21


Hình 1-2 Găng tay cao su có lớp bảo vệ bằng da
Lớp da bảo vệ của đôi găng tay cao su cịn có tác dụng ngăn cản hồ quang điện ở một
mức độ nhất định. Cục An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) khuyến cáo nên sử
dụng các thiết bị bảo vệ, bảo hộ lao động và công cụ/dụng cụ bảo vệ và được chia ra
làm hai phần: thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết bị/dụng cụ bảo vệ chung.
Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) bao gồm các yêu cầu sau:
• Người lao động làm việc ở các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn về điện phải được
cấp các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và sử dụng các thiết bị điện bảo vệ thích
hợp để thực hiện cơng việc.
• Thiết bị bảo vệ phải được cất giữ an toàn và kiểm định/kiểm tra định kỳ.
• Nếu khả năng cách điện của thiết bị bảo vệ có thể bị hư hỏng trong q trình sử
dụng thì vật liệu cách điện phải được bảo vệ.
• Người lao động phải đội nón bảo vệ cách điện ở những nơi làm việc mà đầu có
nguy cơ bị chấn thương do điện giật, cháy nổ do điện.
• Người lao động nên mặc trang thiết bị bảo hộ lao động như kính bảo hộ, khẩu
trang bảo vệ để bảo vệ mắt và mặt khi làm việc ở những khu vực có nguy cơ tiềm
ẩn về tia lửa điện hoặc hồ quang điện hoặc có các vật thể/mảnh vụn bay vào người
từ các vụ nổ.
Thiết bị bảo vệ chung bao gồm các yêu cầu sau:
• Khi làm việc ở gần các khu vực có điện, mỗi người lao động phải sử dụng công
cụ/dụng cụ cách điện hoặc các thiết bị điện cầm tay cách điện nếu các thiết bị này
tiếp xúc với dây dẫn hoặc một phần dây dẫn.

Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 22



• Cầu chì kéo (cầu dao) dùng để cách điện cho điện áp trong mạch điện phải được
sử dụng để thay thế hoặc lắp đặt cầu chì.
• Các loại dây được sử dụng gần khu vực có điện phải là loại cách điện.
Cảnh báo: Không bao giờ được thay thế hoặc lắp đặt cầu chì khi có điện vì có thể
gây ra hồ quang điện và dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc các chấn thương nghiêm
trọng.
• Các tấm chắn, hàng rào bảo vệ hoặc các loại vật liệu cách điện phải được sử dụng
để bảo vệ người lao động không bị điện giật, cháy nổ hoặc các chấn thương khác
liên quan đến điện trong khi làm việc gần khu vực có điện. Khi một hoặc nhiều
phần của hệ thống điện được bảo trì hoặc sửa chữa thì các khu vực này phải được
che chắn bảo vệ.
Các loại thiết bị an toàn điện, trang phục bảo hộ lao động, và các loại công cụ/dụng cụ
cá nhân rất đa dạng và trong mô đun này chỉ đề cập đến những loại phổ biến và thơng
dụng nhất bao gồm:
• Các thiết bị bảo vệ bằng cao su gồm găng tay, ống, chăn có đầy đủ giấy chứng
nhận cịn hiệu lực.
• Bảo hộ lao động chống lửa
• Bảo hộ lao động chống hồ quang điện
• Mặt nạ bảo vệ
• Nón bảo hộ cách điện, mắt kính, khẩu trang
• Quần áo cotton
• Các loại giày bảo hộ
• Kính an tồn
• Nút bịt tai
• Sào cách điện
• Cầu chì kéo
• Que ngắn mạch
1.2.1 Các thiết bị bảo vệ bằng cao su
Tất cả các công nhân đo lường tự động hóa đều có thể phải tiếp xúc với mạch điện hoặc

thiết bị điện. Hai vật quan trọng nhất để bảo vệ là găng tay cao su cách điện và đệm cao
su cách điện phù hợp với mức điện áp của mạch điện hoặc thiết bị điện. Các thiết bị bảo
vệ bằng cao su được thiết kế để bảo vệ người sử dụng. Nếu các loại thiết bị này bị hỏng
trong q trình sử dụng thì có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng.

Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 23


Một trong những điều quan trọng nhất cần phải ghi nhớ về các đôi găng tay bảo vệ bằng
cao su chính là những đơi găng tay này khơng có tác dụng khi sử dụng riêng lẻ (một
chiếc). Việc sử dụng một đôi găng tay cao su cách điện đúng qui cách khơng đảm bảo
an tồn cho một người cơng nhân làm việc với một hệ thống điện. Khi sử dụng đúng qui
cách, những đơi găng tay này có tác dụng bảo vệ nhất định. Nhưng đối với những người
thợ không đủ trình độ thì những đơi găng tay này lại trở thành vật cản có thể dẫn đến
nguy hại.
Cảnh báo: Không bao giờ được làm việc với bất kỳ vật gì có điện mà khơng có
hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên hoặc người quản lý.
Trước khi các thiết bị bảo vệ bằng cao su được sử dụng, tất cả các thiết bị này phải được
dán tem hiệu lực. Trong một số trường hợp, tem hiệu lực cịn có cả ngày hết hiệu lực
của lần kiểm tra trước. Thêm vào đó, tem này cịn được đánh dấu mức điện áp thích hợp.
Màu của nhãn thiết bị của nhà sản xuất trên các đôi găng tay chỉ ra mức điện áp chúng
được kiểm tra và đánh giá. Các tem/nhãn phải được dán trên các đơi găng tay ở các vị
trí khơng gây cản trở đến việc bảo vệ người sử dụng. Vì các thiết bị bảo vệ bằng cao su
được sử dụng để bảo vệ cá nhân và các chấn thương nghiêm trọng có thể xuất hiện khi
sử dụng sai hoặc khơng đúng mục đích, vì thế việc cung cấp đầy đủ các thơng tin an
tồn giữa điện áp mà đơi găng tay được phép sử dụng và điện áp để thực hiện kiểm định
găng tay là rất quan trọng.
Găng tay cách điện phải được kiểm tra hằng ngày bởi chính người dùng trước khi sử

dụng. Chúng cũng được kiểm tra điện mỗi sáu tháng một lần và giá trị cách điện đều
được ghi lại mỗi lần kiểm tra.
Cả găng tay cao su cách điện cho điện cao áp và điện thấp áp đều là loại găng tay dài
bằng da và có nhiều kích cỡ. Để có được sự bảo vệ tốt nhất có thể từ những đơi găng tay
này, có một vài luật chung được áp dụng tại bất cứ thời điểm nào khi thực hiện các công
việc ở môi trường có điện:
• Phải ln đeo găng tay da bao phủ găng tay cao su vì găng tay da cung cấp sự
bảo vệ vật lý cho cả găng tay cao su và người công nhân. Bất cứ sự tiếp xúc trực
tiếp nào với các vật thể nhọn hoặc sắc cũng có thể cắt vào hoặc đâm thủng găng
tay cao su và mất đi tác dụng bảo vệ.
• Phải ln ln đeo găng tay cao su mặt phải (số se-ri và kích cỡ được in ở mặt
ngồi).
• Ln ln giữ găng tay kéo lên. Cuộn găng xuống sẽ làm giảm khu vực bảo vệ.
Nhét tay áo sơ mi hoặc tay áo bảo hộ lao động vào trong găng tay để ngăn chặn
tia lửa điện bắn vào bên trong quần áo.
Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 24


• Luôn luôn kiểm tra găng tay trước khi sử dụng. Ln ln kiểm tra bên trong
găng tay xem có mảnh vụn nào hay khơng.
• Sử dụng một lượng nhỏ bột mà nhà sản xuất cho phép hoặc lớp lót bằng cô-tông
sẽ làm cho người sử dụng găng tay cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn và nó cũng
giúp hấp thụ mồ hơi có thể gây ra hư hỏng qua thời gian sử dụng.
• Hãy giặt găng tay cao su bằng nước ấm và sạch sau mỗi lần sử dụng. Phơi khơ
bên trong lẫn bên ngồi găng trước khi cất giữ. Không được sử dụng bất kỳ dung
dịch làm sạch nào để giặt găng tay.
• Một khi găng tay đã được giặt sạch, kiểm định và kiểm tra thì chúng phải được
cất giữ đúng qui cách. Cất giữ găng tay ở nơi thống mát, khơ ráo và ở chỗ tối để

phịng tránh các tác động của ơ-zơn, hóa chất, dầu, dung mơi hịa tan, hoặc các
loại vật liệu khác…Khơng cất giữ găng tay ở gần các đường ống dẫn nóng hoặc
ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Cất giữ cả găng tay và ống găng
tay ở hình dạng tự nhiên trong một chiếc túi hoặc hộp ở bên trong phần bảo vệ
bằng da. Găng tay không bị xoắn, giữ ở mặt phải và không gấp nếp.
• Găng tay có thể bị hư hỏng do tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, đặc biệt là các
loại hóa chất gốc dầu như dầu, khí, chất chống gỉ thủy lực, kem bơi tay, bột và
hắc ín. Nếu tiếp xúc với các hóa chất này, chất gây hư hại này cần phải được lau
chùi ngay lập tức. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng vật lý nào hoặc sự biến
chất hóa học nào (ví dụ như sự phồng lên, sự hóa mềm, sự hóa rắn, sự dính, ơzơn hóa…) thì các thiết bị bảo vệ này khơng được sử dụng nữa.
• Khơng bao giờ được đeo đồng hồ, nhẫn khi đeo găng tay cao su cách điện; việc
đeo các trang sức này có thể làm hỏng găng tay và mất mục đích sử dụng găng
tay. Khơng bao giờ được đeo bất kỳ vật gì có khả năng dẫn điện.
• Găng tay cách điện phải được kiểm tra điện mỗi 6 tháng một lần bởi phịng thí
nghiệm được cấp chứng nhận. Luôn luôn kiểm tra ngày hiệu lực trước khi sử
dụng găng tay.
• Chỉ sử dụng găng tay cách điện đúng mục đích, khơng sử dụng găng tay cách
điện để xử lý hóa chất hoặc các cơng việc khác. Cũng áp dụng tương tự như vậy
đối với phần găng tay bảo vệ bằng da (leather protector)
Trước khi sử dụng găng tay cách điện, kiểm tra bên ngoài và kiểm tra tính nguyên vẹn.
Việc kiểm tra này được thực hiện trước khi sử dụng và được thực hiện làm nhiều lần
trong ngày khi cảm thấy cần thiết. Để tiến hành kiểm tra bên ngoài, hãy kéo một miếng
nhỏ trên găng tay, kiểm tra xem có tồn tại khuyết tật nào khơng, chẳng hạn như:
• Vật liệu ngồi được gắn vào
• Các vết xước sâu
Bài 1: Các mối nguy về điện

Trang 25



×