Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của bốn giống đậu nành rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.8 KB, 7 trang )

Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tiền Giang

Số 10/2021

Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của bốn giống đậu nành rau
Study on the growth and the yield of four edamame varieties
Thái Hoàng Phúc1,*, Trần Lê Vinh1, Bùi Thị Diễm My1
1

Trường Đại học Tiền Giang, 119 Ấp Bắc, Phường 5, Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam

Thơng tin chung

Tóm tắt

Ngày nhận bài:
20/09/2020
Ngày nhận kết quả phản biện:
30/01/2021
Ngày chấp nhận đăng:
05/03/2021

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khảo sát được đặc tính
nơng học, khả năng chống chịu đối với sâu bệnh, so sánh năng suất
trong vụ Đông Xuân 2018 – 2019 của các giống đậu nành rau tại Trại
thực nghiệm khoa Nông Nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại
học Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên, 4 nghiệm thức tương ứng với 4 giống đậu nành rau thí nghiệm
(DT 08, Nhật A1, Nhật A2, Ademame 305), 5 lần lặp lại. Qua kết quả
ghi nhận cho thấy giống Nhật A2 cho các chỉ tiêu sinh trưởng và năng
suất tốt hơn các giống còn lại. Cây cho đường kính gốc to (10,6 mm),


ngày trổ hoa sớm (24,8 ngày sau khi gieo), thời gian sinh trưởng ngắn
(88,0 ngày), trọng lượng hạt lớn (824g/1000 hạt), năng suất tươi cao
(12,9 tấn/ha) và độ brix cao (8,4%).

Từ khóa:
Đậu nành rau, đặc tính
nơng học, năng suất

Keywords:
Edamame, agronomic
traits, yield

Abstract
The study was conducted with the aim of examining agronomic
traits of four edamame varieties and their resistance to pests and
diseases and comparing their yields in Winter-Spring crops in 20182019 at the Experimental Farm of Agriculture and Food Technology
Faculty, Tien Giang University. The experiment was arranged in a
completely randomized block design with 04 treatments corresponding
to 04 experimental edamame varieties (DT 08, Japanese A1, Japanese
A2, Edamame 305) and 05 replications. The recorded results show
that the Japanese A2 has better growth and yield indicators than the
remaining varieties. The tree produces a large diameter of foot (10.6
mm), short flowering time (24.8 days after sowing), short growing time
(88.0 days), large seed weight (82.4g/100 seeds), high fresh yield (12.9
tons/ha) and high brix (8.4%).

1. GIỚI THIỆU
Đậu nành rau [Glycine max (L.)
Merr.] (Edamame) là đậu nành được thu
hoạch và chế biến lúc còn tươi và được

sử dụng là một loại rau từ lâu đời ở
nhiều nước Châu Á như Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài
Loan. Ở Việt Nam, đậu nành rau chưa
được phổ biến rộng rãi, chủ yếu vẫn
đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm với
*

diện tích nhỏ ở một vài địa phương như
Cần Thơ, An Giang và một vài tỉnh phía
Bắc. Những năm gần đây, việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng đã được nông dân ở
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) áp
dụng rộng rãi và thành công ở rất nhiều
nơi. Trong đó, mơ hình trồng đậu nành
ln canh với lúa là rất phổ biến. Mơ
hình này cịn là biện pháp tốt để cải tạo
đất, nâng cao năng suất cây trồng. Giá trị

tác giả liên hệ, email: , 0979 198 400

-83-


No. 10/2021

kinh tế to lớn và thực trạng sản xuất đậu
nành rau ở Việt Nam cho thấy cần thiết
phải sớm đưa loại hoa màu này vào đồng
ruộng Việt Nam. Giai đoạn 2001-2005,

“Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân
giống và kỹ thuật thâm canh một số
giống rau chủ yếu” (thuộc Chương trình
Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng
Nơng lâm nghiệp và Giống vật nuôi – do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
quản lý) đã ghi nhận được một số giống
triển vọng như AGS346, AGS398,
AGS333,… tại đồng bằng Sông Hồng [1].
Khảo sát 16 giống đậu nành rau nhập nội
tại thành phố Cần Thơ cũng đã cho thấy
các giống đậu nành rau của Nhật Bản có
nhiều triển vọng [2]. Tuy nhiên, các giống
đang sản xuất chủ yếu nhập từ nước ngoài
nên số lượng cịn nhiều hạn chế. Do đó,
việc khảo sát để chọn ra những giống có
khả năng sinh trưởng và phát triển tốt là
công tác quan trọng nhằm phát triển đậu
nành rau trên quy mơ lớn. Chính vì vậy,
nghiên cứu “Khảo sát sự sinh trưởng và
năng suất của bốn giống đậu nành rau”
được thực hiện với mục tiêu khảo sát sự
sinh trưởng và đánh giá tiềm năng năng
suất của các giống đậu nành rau tạo tiền
đề cho sự chọn tạo các giống đậu nành
rau triển vọng, thích nghi vùng canh tác ở
ĐBSCL, góp phần tăng nguồn giống đậu
nành rau.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm

Thời gian được thực thiện từ tháng
12/2018 đến 6/2019 tại Trại Thực Nghiệm,
Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực
phẩm, Trường Đại học Tiền Giang.
2.2. Vật liệu
Giống đậu nành rau DT08 (giống lai
giữa DT02 × KaoShung 75 được Viện
Nghiên cứu Rau Quả, thuộc Viện khoa
học Nông nghiệp Việt Nam); Giống đậu

Journal of Science, Tien Giang University

nành rau Nhật A1 và A2 (Hợp tác xã
Nông Nghiệp Thân Thiện tại phường
Tân Hưng, quận Thốt Nốt, Thành phố
Cần Thơ phân phối); Giống đậu nành rau
Ademame 305 (Công ty Dịch vụ kỹ thuật
Nông nghiệp An Giang phân phối).
2.3. Phương pháp
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu
khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD),
4 nghiệm thức tương ứng với 4 giống
đậu nành rau (DT08, Nhật A1, Nhật A2
và Adamame 305), 5 lần lặp lại. Mỗi lơ
thí nghiệm có diện tích 20 m2, trồng với
mật độ 30×30 cm.
2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi
Đặc tính hình thái: màu hoa và
màu sắc vỏ hạt được đánh giá theo quy

ước của IBPGR (1984).
Đặc tính nơng học:
- Chiều cao cây (cm): đo từ cổ rễ đến
chóp đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây
khi 50% số cây trong lơ trổ hoa.
- Đường kính gốc (mm): đo đường
kính gốc khi 50% số cây trong lơ trổ hoa.
- Ngày trổ hoa (ngày sau khi gieo): số
ngày từ khi gieo đến khi 50% số cây
trong lô bắt đầu trổ hoa.
- Thời gian thu hoạch trái tươi
(ngày): thời điểm 95% số trái tạo hạt
hoàn toàn trong giai đoạn.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): số
ngày từ khi gieo đến khi 50% số cây của
lơ có 90-95% trái chuyển màu vàng, lá
chuyển màu vàng và rụng.
- Số trái (trái/cây): đếm tất cả số trái
tươi trên lô thí nghiệm.
- Trọng lượng 1000 hạt tươi (g): cân
ngẫu nhiên 100 hạt đã tách vỏ.
- Năng suất thực tế (kg/lơ): cân tồn
bộ trái tươi trên lô thí nghiệm (20 m2).
-84-


Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tiền Giang

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): được
tính theo cơng thức:

Năng suất lý thuyết = số trái/cây *
số hạt/trái * số cây/m2 * 10.000
- Độ brix (%): đo bằng máy đo chiết
quang (Atago-Nhật) thang đo 0-32%.
2.3.3. Phân tích số liệu
Số liệu của thí nghiệm được được
tính trung bình, phân tích phương sai
(ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa
các nghiệm thức, so sánh các giá trị
trung bình bằng kiểm định DUNCAN ở
mức ý nghĩa 5% hoặc 1%.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Ghi nhận tình hình sinh trưởng,
sâu, bệnh hại
Thời tiết vụ Đơng Xn thuận lợi
cho quá trình ra hoa, đậu trái, tạo hạt của
đậu nành rau. Hầu hết các giống cho ra

Số 10/2021

hoa sớm và đồng loạt theo từng giống.
Thời điểm thu hoạch trái tươi, thời tiết
khô ráo nên thuận lợi cho việc thu hái,
chất lượng hạt tốt. Mật độ trồng thưa nên
trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây
sâu và bệnh hại chỉ xuất hiện ở một vài
cá thể trên lơ thí nghiệm, không gây ảnh
hưởng đến năng suất của các giống đậu
nành rau.
3.2. Đặc tính hình thái

Kết quả ở bảng 1 cho thấy tính trạng
màu hoa của 4 giống đậu nành rau chủ
yếu màu trắng và tím, trong đó có 3
giống hoa trắng (Nhật A1, Nhật A2,
Ademame 305), giống còn lại là DT 08
có hoa màu tím. Màu sắc vỏ hạt vào giai
đoạn chín của các giống Nhật A1, Nhật
A2, Ademame có màu xanh lục và vỏ
hạt của giống DT 08 có màu vàng (hình
1).

Bảng 1. Màu hoa và màu sắc vỏ hạt của các giống đậu nành rau thí nghiệm
Giống
Màu hoa
Màu hạt
DT 08
Tím
Vàng
Nhật A1
Nhật A2
Ademame 305

Trắng
Trắng
Trắng

Xanh lục
Xanh lục
Xanh lục


Hình 1. Màu sắc vỏ hạt 4 giống đậu nành rau vào giai đoạn chín (R8)
3.3. Đặc tính nơng học
* Chiều cao cây
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy
chiều cao cây có sự khác biệt qua phân

tích thống kê ở các giai đoạn khảo sát. Ở
giai đoạn 15-30 NSKG, giống Nhật A2
có chiều cao cây tăng nhanh nhất (từ
16,6 cm lên 37,3 cm), kế đến là giống
Ademame 305 (từ 14,9 cm lên 32,8 cm).
-85-


No. 10/2021

Journal of Science, Tien Giang University

Hai giống DT8 và Nhật A1 có chiều cao
tương đương nhau ở 15 NSKG và khác
biệt nhau ở 30 NSKG (giống Nhật A1 có
chiều cao thấp nhất). Ở giai đoạn 45-60
NSKG, chiều cao giống DT8 tăng nhanh
hơn các giống còn lại và là giống có
chiều cao lớn nhất ở giai đoạn này, giống
có chiều cao thấp nhất là giống Nhật A1.
Sự phát triển chiều cao của thân chính có
liên quan tới khả năng chống đổ ngã và
sự tăng trưởng về số lá, số cành và sự


phân hóa mầm hoa [4]. Các giống đậu
nành cao cây trong thực tế sản xuất
thường bị đỗ ngã nhiều hơn các giống
thấp cây. Đa số các giống đậu nành rau
trong thí nghiệm có chiều cao tương đối
thấp kết hợp mật độ trồng thưa nên cây
khỏe, tránh được hiện tượng đỗ ngã,
riêng giống DT 08 có chiều cao tương
đối cao nên có xảy ra đỗ ngã nhưng
khơng đáng kể.

Bảng 2. Sự biến động về chiều cao (cm) của các giống đậu nành rau
Chiều cao cây (cm) qua các thời điểm (NSKG)
15
30
45
60
c
c
a
12,2
29,9
48,8
50,1a
DT 08
11,6c
23,8d
25,6d
26,4d
Nhật A1

16,6a
37,3a
38,9b
39,3b
Nhật A2
14,9b
32,8b
34,9c
34,9c
Ademame 305
**
**
**
**
F
4,9
5,51
4,53
3,74
CV (%)
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có cùng một chữ cái theo sau thì khác biệt khơng
có ý nghĩa qua phép thử Duncan, **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Giống

* Đường kính gốc
Bảng 3 cho thấy đường kính gốc đậu
nành rau có sự khác biệt qua phân tích
thống kê ở các thời điểm khảo sát.
Đường kính gốc của giống Nhật A2 có
kích thước vượt trội hơn các nghiệm

thức khác ở 15-30 NSKG, tăng từ 4,3 cm
lên 7,2 cm. Các nghiệm thức cịn lại có
đường kính gốc tương đương nhau ở thời
điểm 30 NSKG, dao động trong khoảng
6,2-6,5 cm. Ở giai đoạn 45-60 NSKG,

đường kính gốc của các nghiệm thức
DT8, Nhật A1, Nhật A2 tương đương
nhau, dao động trong khoảng 10,6-10,8
cm ở giai đoạn 60 NSKG, đường kính
gốc thấp nhất ở giống Ademame 305
(8,9 ở giai đoạn 60 NSKG). Đường kính
gốc của cây chịu ảnh hưởng của đặc tính
di truyền, điều kiện canh tác cũng như
thời tiết. Đây là đặc tính quyết định sự
đổ ngã của cây, các giống có đường kính
gốc to hơn sẽ ít bị đổ ngã hơn [2].

Bảng 3. Sự biến động về đường kính gốc (mm) của các giống đậu nành rau
Giống
DT 08
Nhật A1
Nhật A2
Ademame 305
F
CV (%)

Đường kính gốc (mm) qua các thời điểm (NSKG)
15
30

45
60
3,4c
6,2b
9,9a
10,8a
3,5c
6,5b
10,1a
10,6a
a
a
a
4,3
7,2
9,5
10,6a
3,7b
6,3b
8,3b
8,9b
**
**
*
**
4,0
4,0
5,1
4,2


-86-


Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tiền Giang

Số 10/2021

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có cùng một chữ cái theo sau thì khác biệt khơng
có ý nghĩa qua phép thử Duncan, *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, **:
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

* Ngày trổ hoa
hai giống Nhật A2 (24,8 NSKG) và giống
Qua kết quả trình bày ở bảng 4 cho Ademane 305 (26,6 NSKG), giống cho hoa
thấy ngày trổ hoa, của các giống đậu nành muộn nhất là DT 08 (29,4 NSKG). Giống
rau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê mức có ngày trổ hoa ngắn có khả năng cho thu
1%. Trong đó, giống cho trổ hoa sớm nhất hoạch sớm hơn, hạn chế được tác động của
là giống Nhật A1 (22,8 NSKG), kế đến là các yếu tố ngoại cảnh khi cây ở ngoài đồng.
Bảng 4. Ngày trổ hoa, thời gian thu hoạch trái tươi (R6) và Thời gian sinh trưởng
(R8) của 4 giống đậu nành rau
Ngày trổ hoa
Thời gian thu
Thời gian
Giống
(ngày sau
trái tươi
sinh trưởng
khi gieo)
(ngày)
(ngày)

DT 08
29,4a
73,0a
91,6a
d
c
Nhật A1
22,8
62,4
83,0c
Nhật A2
24,8c
64,0b
88,0b
b
b
Ademame 305
26,6
64,0
88,8b
F
**
**
**
CV (%)
2,5
1,2
0,75
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có cùng một chữ cái theo sau thì khác biệt khơng
có ý nghĩa qua phép thử Duncan, **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.


* Thời gian thu hoạch trái tươi
Bảng 4 cho thấy giống Nhật A1 có
thời gian bắt đầu thu trái tươi sớm nhất
là 62 NSKG, muộn nhất là DT 08 (73
NSKG), giống Nhật A2 và Ademame
305 có cùng thời gian thu trái tươi là 64
NSKG. Giống Nhật A1 có thời gian trổ
sớm nhất dẫn đến thời gian bắt đầu thu
hái trái sớm hơn các giống khác và
ngược lại ở giống DT08.
* Thời gian sinh trưởng (R8)
Thời gian sinh trưởng của bốn giống
đậu nành rau có sự khác biệt qua phân
tích thống kê (bảng 4). Giống có thời gian
sinh trưởng ngắn nhất là giống Nhật A1
(83 ngày), kế đến là giống Nhật A2 và
Ademame 304 (dao động trong khoảng
88,0-88,8 ngày) và dài nhất là giống
DT04 (91,6 ngày). Thời gian sinh trưởng
các giống đậu nành rau là một đặc tính
quan trọng trong việc quyết định loại cây

trồng trong mơ hình ln canh. Các giống
có thời gian sinh trưởng ngắn sẽ thích hợp
cho việc lựa chọn thời vụ canh tác và
giảm rủi ro khi cây trồng ngoài đồng [1].
* Số trái trên cây và số hạt trên trái
Kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy số
trái trên cây và số hạt trên trái của các

giống đậu nành rau có sự khác biệt qua
phân tích thống kê. Giống DT08 có số trái
cao hơn các giống cịn lại, thấp nhất là
giống Ademame 305. Giống Ademame và
Nhật A2 có số hạt/trái tương đương nhau
(2 hạt/trái) cao hơn các giống còn lại, thấp
nhất là giống Nhật A1 (1,8 hạt/trái).
Số trái trên cây và số hạt trên trái là
những đặc tính quyết định năng suất trái
tươi, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện ngoại cảnh môi trường như
thời tiết, đất đai, biện pháp canh tác và
sâu bệnh. Giống được chọn để đưa vào
sản xuất là giống có số hạt/trái từ 3 đến 4
-87-


No. 10/2021

Journal of Science, Tien Giang University

hạt thì mới đạt được năng suất cao. Để do đó phải bố trí mùa vụ thích hợp cho
góp phần nâng cao năng suất của các sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu
giống tức cần tăng tỉ lệ trái 3 đến 4 hạt, nành rau [3].
Bảng 5. Thành phần năng suất và năng suất của bốn giống đậu nành rau
Năng
Trọng
Năng
suất
Số trái

Số hạt
lượng
suất
Giống

(trái/cây) (hạt/trái) 1000 hạt
thực tế
thuyết
(g)
(kg/lô)
(tấn/ha)
a
b
c
b
53,0
1,9
640
23,0
11,5b
DT 08
47,8b
1,8c
746b
22,4b
11,2b
Nhật A1
40,0c
2,0a
824a

25,8a
12,9a
Nhật A2
35,1d
2,0a
788b
19,8c
9,9c
Ademame 305
**
**
**
**
**
F
8,2
7,9
6,3
8,0
7,2
CV (%)
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có cùng một chữ cái theo sau thì khác biệt khơng
có ý nghĩa qua phép thử Duncan, **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

* Trọng lượng 1000 hạt tươi
Kết quả ở bảng 5 cho thấy trọng
lượng 1000 hạt giữa bốn giống thí
nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Giống có trọng lượng 1000 hạt tươi cao
nhất là Nhật A2 (824 g) và thấp nhất là

DT 08 (640 g), các giống còn lại dao
động trong khoảng 746-788 g. Trọng
lượng hạt ít phụ thuộc chủ yếu vào yếu
tố di truyền [5]. Trọng lượng 1000 hạt là
một chỉ tiêu liên quan đến năng suất, các
giống có trọng lượng hạt lớn sẽ góp phần
tăng năng suất.

* Năng suất thực tế và năng suất
lý thuyết
Qua kết quả ở Bảng 5 cho thấy năng
suất lý thuyết tươi giữa các giống thí
nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê
mức 1%. Giống Nhật A2 có năng suất
thực tế (25,8 kg/lô) và năng suất lý
thuyết (12,9 tấn/ha) cao nhất. Giống có
năng suất thấp nhất là Ademame 305
(19,8 kg/lơ và 9,90 tấn/ha). Giống Nhật

A2 có năng suất lý thuyết cao nhờ các
chỉ tiêu như số hạt trên trái, trọng lượng
100 hạt vượt trội hơn các giống khác.
* Độ Brix
Độ brix giữa các giống thí nghiệm
khác biệt có ý nghĩa thống kê mức 1%.
Giống Nhật A2 (8,4%) có độ Brix cao
hơn các giống cịn lại. Các giống cịn lại
có độ Brix dao động (6,92 – 7,02%). Độ
brix là một trong những đặc tính quyết
định chất lượng của rau quả, các giống

có độ brix tốt hơn sẽ được ưa chuộng khi
đưa vào sản xuất và tiêu dùng.
4. KẾT LUẬN
Đậu nành rau giống Nhật A2 có các
chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất tốt hơn
so với các giống còn lại. Cây cho đường
kính gốc to (10,6 mm), ngày trổ hoa sớm
(24,8 ngày sau khi gieo), thời gian sinh
trưởng ngắn (88,0 ngày), trọng lượng hạt
lớn (82,4g/100 hạt), năng suất lý thuyết
cao (12,9 tấn/ha) và độ brix cao (8,4%).
-88-


Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tiền Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Khắc Anh, Phạm Minh
Cương, Trần Văn Lài (2008). “Kết quả
khảo nghiệm một số giống đậu tương rau
nhập nội tại một số tỉnh đồng bằng sơng
Hồng”. Tạp chí Khoa học và Phát triển
năm 2008: Tập VI, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, 3: 217-222.
[2]. Huỳnh Thị Tố Chi, 2012. Khảo
sát sự sinh trưởng và năng suất của 16
giống đậu nành rau Nhật Bản vụ Thu
Đông 2011 tại Thành Phố Cần Thơ. Luận
văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.
[3]. Lưu Thị Xuyến, 2011. Nghiên

cứu khả năng sinh trưởng và phát triển
của một số giống đậu tương nhập nội và
biện pháp kỹ thuật cho giống có triển
vọng tại Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ,
trường đại học Thái Nguyên.

Số 10/2021

[4]. Trần Ánh Tuyết, Nguyễn Thị
Thúy Oanh và Nguyễn Anh Đức, (2016).
Đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển
của một số giống đậu tương trong vụ
Xuân Hè tại Thừa Thiên Huế. Hội thảo
quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ
hai, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam ngày 10-12/8/2016, 525-531.
[5]. Viện Khoa học Kỹ thuật Duyên
hải Trung Nam Bộ, (2016). Kết quả chọn
tạo giống đậu tương ĐTDH.10 cho vùng
duyên hải nam trung bộ. Truy cập online
tại địa chỉ:
ngày truy cập
26/7/2020.

-89-



×