Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Giáo trình Quản lý cỏ dại (Nghề Bảo vệ thực vật Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.82 KB, 65 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: QUẢN LÝ CỎ DẠI
NGÀNH, NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: …/QĐ-CĐCĐ ngày…tháng…năm 2017… của
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Bên cạnh sâu bệnh hại, cỏ dại là một đối tượng được quan tâm thường xun
vì chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cây trồng. Theo tài liệu điều
tra của F.A.O (Tổ chức lương thực của Liên hợp quốc) thì thiệt hại do cỏ gây ra
hàng năm trên thế giới có thể ni sống một tỉ người. Vì vậy, việc phịng trừ cỏ
dại trở thành một vấn đề kỹ thuật cấp bách và quan trọng để bảo vệ cây trồng,
nâng cao năng suất và phẩm chất nơng sản.


Giáo trình “Quản lý cỏ dại” được biên soạn theo chương trình khung ngành
Bảo vệ thực vật, trình độ cao đẳng được Lãnh đạo Trường cao đẳng cộng đồng
Đồng Tháp phê duyệt năm 2017. Nội dung của môn học có 4 chương bao gồm:
Chương 1: Khái quát về cỏ dại
Chương 2: Phân loại cỏ dại
Chương 3: Sinh học và sinh thái của cỏ dại
Chương 4: Biện pháp kiểm sốt và quản lý cỏ dại
Tơi hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp ích cho việc học tập, nghiên cứu của sinh
viên và các cán bộ nghiên cứu về cỏ dại. Chân thành cảm Lãnh đạo Trường cao
đẳng cộng đồng Đồng Tháp, Hội Đồng thẩm định đã đóng góp nhiều ý kiến q
báu để hồn chỉnh giáo trình. Cảm ơn các tác giả biên soạn những tài liệu tôi
tham khảo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu để tơi hồn
thành giáo trình này.
Mặc dù với sự cố gắng cao trong quá trình biên soạn và được nhiều ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Tác giả
rất mong nhận được những đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hồn
thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn !
Đồng Tháp, ngày 26 tháng 05 năm 2017
Chủ biên/Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Thị Huyền Trang

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................. ii
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CỎ DẠI ............................................................. 1
1. Định nghĩa cỏ dại: ............................................................................................ 1

2. Lịch sử của khoa học cỏ dại: .......................... Error! Bookmark not defined.
3. Tác hại của cỏ dại: ............................................................................................ 2
3.1. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng với cây trồng: ........................ 2
3.2. Cỏ dại tiết ra chất độc có hại cho cây trồng: ................................................. 3
3.3. Cỏ dại là ký chủ của một số loài sâu bệnh: ................................................... 3
3.4. Cỏ dại làm giảm năng suất cây trồng: ........................................................... 3
4. Các loại cỏ dại gây hại cây trồng: .................................................................... 3
4.1. Cỏ dại gây hại cây lúa: .................................................................................. 3
4.2. Cỏ dại gây hại cây công nghiệp ngắn ngày: ................................................ 11
4.3. Cỏ dại gây hại trên vườn cây ăn trái: ........ Error! Bookmark not defined.5
CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI CỎ DẠI .................................................................. 20
1. Phân loại cỏ dựa theo hệ thống phân loại thực vật: ....................................... 20
2. Phân loại cỏ dựa vào số lá mầm: .................................................................... 20
2.1. Cỏ một lá mầm: ........................................................................................... 20
2.2. Cỏ hai lá mầm:............................................................................................. 20
3. Phân loại cỏ dựa theo thời gian sinh trưởng của cỏ: ...................................... 21
3.1 Cỏ một năm: ................................................................................................. 21
3.2 Cỏ hai năm:................................................................................................... 21
3.3 Cỏ lâu năm:................................................................................................... 21
4. Phân loại cỏ dựa vào cấu trúc cơ thể và tập tính tăng trưởng: ....................... 21
5. Phân loại cỏ dựa vào khả năng thích ứng với điều kiện sống: ....................... 22
5.1. Cỏ ưa cạn: .................................................................................................... 22
5.2 Cỏ chịu hạn:.................................................................................................. 22
5.3 Cỏ chịu nước: ............................................................................................... 22
5.4 Cỏ ưa nước: .................................................................................................. 22
iii


6. Phân loại cỏ dựa theo tập tính sinh sống: ....................................................... 22
6.1. Cỏ dại ký sinh: ............................................................................................. 22

6.2. Cỏ dại không ký sinh:.................................................................................. 23
7. Phân loại cỏ dựa vào phương thức sinh sản: .................................................. 23
7.1. Sinh sản hữu tính: ........................................................................................ 23
7.2. Sinh sản vơ tính: .......................................................................................... 23
CHƯƠNG 3 SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỎ DẠI ......................................... 25
1. Sinh học của cỏ dại:........................................................................................ 25
1.1 Miên trạng
(Dormancy):…………………………………………………...25
1.2 Sự nẩy mầm của cỏ
dại:……………………………………………………26
1.3 Sự tăng trưởng và phát triển của cỏ dại: ..................................................... 26
1.4 Sự sinh sản của cỏ dại: ................................................................................. 27
1.5 Sự phát tán của mầm, hạt ở cỏ dại: .............................................................. 28
1.6 Sự lưu tồn và khả năng sót của mầm giống cỏ dại:...................................... 28
2. Sinh thái của cỏ dại: ....................................................................................... 28
2.1 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự nảy mầm của cỏ dại: .............. 28
2.2 Những nhân tố ảnh hưởng trên sự phát triển của cây cỏ non: ..................... 29
2.3 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự trổ hoa và tạo hạt: ................. 29
2.4 Những yếu tố chính ảnh hưởng trên sinh sản vơ tính ở cỏ dại: ................... 29
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ CỎ DẠI ................... 31
1. Biện pháp canh tác:…………………………………………………………31
1.1 Phòng ngừa cỏ dại xâm nhập vào đồng ruộng: ............................................ 31
1.2 Làm đất phòng trừ cỏ dại: ............................................................................ 33
1.3 Dùng nước: ................................................................................................... 38
1.4 Dùng lửa: ...................................................................................................... 39
1.5 Luân canh, xen canh, tăng vụ: ...................................................................... 40
1.6 Khả năng ức chế của cây trồng (phương pháp cạnh tranh): ......................... 41
2. Biện pháp che phủ mặt đất: ............................................................................ 42
iv



2.1 Dùng thân lá khô của cây trồng và cỏ dại để che phủ: ................................. 43
2.2 Dùng thảm nhân tạo để che phủ: .................................................................. 43
2.3 Dùng thảm thực vật để che phủ mặt đất: .................................................... 254
3. Biện pháp sử dụng thuốc hoá học: ............................................................... 254
3.1 Sự dịch chuyển của thuốc trừ cỏ ở bên trong thực vật: .............................. 256
3.2 Tác động của thuốc trừ cỏ đến thực vật: .................................................... 257
3.3 Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ: .................................................................. 258
4. Biện pháp sinh học: ........................................................................................ 53
4.1 Nuôi cá trong ruộng:..................................................................................... 53
4.2 Dùng thiên địch của cỏ dại (là những lồi cơn trùng hay vi sinh vật): ........ 53
5. Thực tế đồng ruộng: ....................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 56

v


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Quản lý cỏ dại
Mã mơn học: TNN208
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: quản lý cỏ dại là mơn học chun mơn đào tạo trình độ Trung cấp
ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Tính chất: quản lý cỏ dại là môn học trang bị cho sinh viên kiến thức đặc
điểm cơ bản về các nhóm cỏ dại, tác hại của cỏ dại đối với sản xuất nơng nghiệp,
các biện pháp kiểm sốt và quản lý cỏ dại.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: có ý nghĩa và vai trị quan trọng, trang bị
cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về cỏ dại và biện pháp quản lý cỏ dại, phục
vụ trong công tác sau khi tốt nghiệp.
Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức:
+ Trình bày được tác hại của cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp, các loại cỏ
dại gây hại cây trồng;
+ Trình bày được đặc điểm để phân loại cỏ dại; trình bày được đặc điểm
sinh học và sinh thái của cỏ dại;
+ Trình bày được các biện pháp kiểm soát và quản lý cỏ dại.
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết chính xác các loại cỏ dại gây hại cây trồng,
+ Vận dụng được các đặc điểm sinh học, sinh thái, vận dụng được các biện
pháp kiểm soát và quản lý cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về môn học, có thái độ
hợp tác với bạn bè, tơn trọng pháp luật và các quy định của nhà trường;
+ Có ý thức trách nhiệm trong học tập
+ Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.

vi


Nội dung của môn học:
Thời gian (giờ)
Số
TT

1

Tên chương, mục

Tổng
số



thuyết

Chương 1: Khái quát về
cỏ dại

6

6

6

6

1. Định nghĩa cỏ dại
2. Lịch sử của khoa học cỏ
dại
3. Tác hại của cỏ dại
4. Các loại cỏ dại gây hại
cây trồng
2

Chương 2: Phân loại cỏ
dại
1. Phân loại cỏ dựa theo hệ
thống phân loại thực vật
2. Phân loại cỏ dựa vào số
lá mầm
3. Phân loại cỏ dựa theo

thời gian sinh trưởng của
cỏ
4. Phân loại cỏ dựa vào cấu
trúc cơ thể và tập tính tăng
trưởng
5. Phân loại cỏ dựa vào khả
năng thích ứng với điều
kiện sống
6. Phân loại cỏ dựa theo tập
tính sinh sống

vii

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm
tra


Thời gian (giờ)
Số
TT

Tên chương, mục

Tổng

số


thuyết

6

6

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm
tra

7. Phân loại cỏ dựa vào
phương thức sinh sản
3

Chương 3: Sinh học và
sinh thái của cỏ dại
1. Sinh học của cỏ dại
2. Sinh thái của cỏ dại

4

Kiểm tra


1

Chương 4: Biện pháp
kiểm soát và quản lý cỏ dại

9

1
9

. . 1. Biện pháp canh tác
2. Biện pháp che phủ mặt
đất
3. Biện pháp sử dụng thuốc
hoá học
4. Biện pháp sinh học
5. Thực tế đồng ruộng
Ôn thi

1

1

Thi kết thúc môn học

1

1


Cộng

30

viii

27

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CỎ DẠI
MH 32-01
Giới thiệu:
Nội dung chương trình bày định nghĩa, lịch sử và tác hại của cỏ dại, các
loại cỏ dại gây hại trên lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và vườn cây ăn trái.
Mục tiêu:
Kiến thức: trình bày được tác hại của cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp, các
loại cỏ dại gây hại cây trồng.
Kỹ năng: nhận biết chính xác các loại cỏ dại gây hại cây trồng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng
đắn về mơn học, có thái độ hợp tác với bạn bè, tôn trọng pháp luật và các quy
định của nhà trường; có ý thức trách nhiệm trong học tập, có phương pháp làm
việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thơng tin.
1. Định nghĩa cỏ dại
Cỏ dại là lồi thực vật mọc hoang có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại
cảnh, có tính chống chịu cao với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu và thổ nhưỡng,
thường mọc tự nhiên trên đồng ruộng,vườn tược, ven đường, bãi đất hoang…
Giữa cỏ dại và cây trồng có mối quan hệ tương hỗ, chúng có thể chuyển hóa

cho nhau trong điều kiện nhất định. Cỏ dại nếu được chọn lọc, chăm bón theo
một quy trình nào đó sẽ thành cây trồng có ích, chẳng hạn các lồi cỏ giàu dinh
dưỡng như cỏ mật, cỏ gừng, cỏ gà, cỏ chỉ… khi được trồng, cấy, bón phân ở các
nơng trường, đồng cỏ sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt, dùng làm thức ăn cho
gia súc nhai lại thì chúng là cây trồng.
2. Lịch sử của khoa học cỏ dại
Trước năm 1970, biện pháp quản lý cỏ dại chủ yếu là làm bằng tay, sử dụng
cuốc, gia súc hay tủ xác bã thực vật, đến những năm 1800 khái niệm về biện pháp
ngăn ngừa cỏ dại xuất hiện, năm 1897 đến năm 1900 dung dịch diệt cỏ lá rộng có
chọn lọc ra đời. Đến những năm 1930 hố chất diệt cỏ khơng chọn lọc (copper
sulfate, sulfuric acid, ….) xuất hiện.
Năm 1932 xuất hiện thuốc trừ cỏ hữu cơ tổng hợp chọn lọc đầu tiên
dinitrophenol. Năm 1941-1942 tổng hợp 2,4-D, kích thích tăng trưởng ra đời.
Năm 1944 thuốc diệt cỏ chọn lọc của 2,4-D được thương mại hóa. Từ đó, hàng

1


loạt những hợp chất có khả năng trừ cỏ khác cũng được tổng hợp và thương mại
hóa như monuron (1949), triazines (1955).
3. Tác hại của cỏ dại
3.1. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng với cây trồng
a. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng
Ánh sáng quyết định đến 95% năng suất của cây, sự cạnh tranh ánh sáng sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây. Số hạt cỏ nằm trong đất rất nhiều, số hạt
cỏ sắp nảy mầm cũng lớn hơn nhiều so với số hạt cây trồng được gieo. Hạt cỏ dại
nhỏ hơn, yêu cầu các điều kiện nảy mầm như nước và ơxy cũng ít hơn nên thường
mọc trước và nhanh hơn. Cỏ dại có chiều cao, số lá, diện tích lá thường lớn hơn
cây trồng ở thời kỳ đầu nên thường cạnh tranh ánh sáng với cây trồng làm cho cây
trồng sinh trưởng chậm. Những cây trồng cao hơn cỏ dại sẽ mọc vượt lên và không

bị cỏ dại tranh cướp ánh sáng ở thời kỳ cuối; những cây trồng có chiều cao tối đa
thấp hơn cỏ dại thì bị tranh cướp ánh sáng trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Vì vậy,
việc trừ cỏ cho cây trồng lúc còn non, loại trừ khả năng tranh cướp ánh sáng của
cỏ dại có tác dụng nâng cao năng suất các loại cây trồng rõ rệt.
b. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng
Cỏ dại dù sinh trưởng nhanh hay chậm, dù cường độ hút nước và dinh dưỡng
cao hay thấp, dù số lượng nhiều hay ít nhưng khi có mặt trên đồng ruộng thì chúng
đều hấp thu một số lượng đáng kể nước và muối khoáng trong đất, làm cây trồng
thiếu nước và dinh dưỡng, sinh trưởng chậm, năng suất thấp.
Việc cỏ dại tranh cướp ánh sáng của cây trồng chỉ xảy ra ở thời kỳ đầu và
chấm dứt khi cây trồng đã mọc cao hơn cỏ dại, cịn việc tranh cướp nước, dinh
dưỡng thì xảy ra suốt thời kỳ sinh trưởng đối với tất cả các loại cây trồng.
Hầu hết các loại cỏ dại đều là những cây sinh trưởng rất nhanh nên tranh
cướp rất nhiều nước và muối khoáng với cây trồng.
Theo Klingman (1961), so với cây bắp thì ở trong các lồi cỏ có hàm lượng
đạm gấp 2 lần, hàm lượng lân gấp 1,6 lần, hàm lượng kali gấp 3,5 lần, hàm lượng
canxi gấp 7,6 lần và magiê gấp 3,3 lần. Qua đó cho thấy, tỷ lệ phần trăm các chất
dinh dưỡng quan trọng trong cây cỏ không phải thấp hơn so với cây trồng mà cao
hơn so với cây trồng. Do đó, cỏ dại sẽ tranh cướp càng nhiều chất dinh dưỡng
quan trọng nếu mật độ của chúng lớn, khối lượng sinh trưởng trong một đơn vị
diện tích cao.Vì vậy, nơng dân có thể tận dụng một số cỏ dại hoặc trồng để làm
thức ăn gia súc.
Theo Arai Masao (1966), theo dõi về lượng đạm hút được của lúa và cỏ dại
cho thấy: nếu trên ruộng lúa có những cỏ thấp cây như cây vảy ốc thì lượng đạm
2


do lúa hấp thu được chỉ bằng 70% so với lúa khơng có cỏ. Nếu trên ruộng lúa có
những cỏ cao cây như: cỏ lồng vực, cỏ lác thì lúa chỉ hấp thu được lượng đạm
bằng một nửa so với ruộng lúa sạch cỏ.

Một số loài cỏ dại sống ký sinh trên cây trồng như: tơ hồng, tầm gửi ký sinh
trên cây ăn trái: cam, quýt, nhãn,… chẳng những hút nước, muối khoáng mà cả
những chất hữu cơ nữa.
3.2. Cỏ dại tiết ra chất độc có hại cho cây trồng
Bộ rễ cỏ dại trong q trình sinh sống có thể tiết ra những chất gây hại cho
cây trồng. Theo Guyol-L và Bec-kery (1951), khi tưới hạt lúa mì, hạt cải bằng
nước của rễ hoặc nước chiết ở đất có rễ của các cây dại như: cỏ thi (Achillea
millefolium L.), cây mỹ nhân (Pa-paver rhoeas L.), cây tử kinh (Lepidium draba
L.) và một số cây khác thì hạt cây trồng sẽ nảy mầm kém.
3.3. Cỏ dại là ký chủ của một số lồi sâu bệnh
Cỏ dại cịn là ký chủ của các loại sâu bệnh hại cây trồng. Trước hết, các cây
cỏ dại cùng họ, bộ hay có đặc tính giống cây trồng làm ký chủ cho những nguồn
sâu bệnh hại những cây trồng tương ứng. Một vài loài cỏ dại thuộc họ bìm bìm
mọc hoang là ký chủ cho sùng khoai lang gây hại trên cây khoai lang, cỏ lồng vực
là ký chủ của sâu xám. Bọ xít đen hại lúa thường đẻ trứng trên cỏ lồng vực. Không
chỉ làm ký chủ, cỏ dại còn tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho sâu bệnh sinh
trưởng và phát triển. Ruộng có nhiều cỏ dại thì nhiệt độ và ẩm độ đều tăng tạo
điều kiện cho sâu bệnh sinh sản dễ dàng hơn. Mặt khác, cỏ dại mọc nhiều và phát
triển tốt sẽ tranh cướp ánh sáng, nước, dinh dưỡng của cây trồng làm cho cây
trồng sinh trưởng kém, tính đề kháng sâu bệnh giảm đi, tác hại của sâu, bệnh càng
lớn.
3.4. Cỏ dại làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng
Cây trồng bị cỏ dại lấn áp, tranh cướp ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng
thường sinh trưởng kém và cho năng suất thấp. Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà
cỏ dại làm cho năng suất cây trồng giảm nhiều hay ít. Trong cùng ruộng cây trồng,
các lồi cỏ dại khác nhau ảnh hưởng đến năng suất cây trồng khác nhau. Ở ruộng
lúa, cỏ lồng vực thường cao cây hơn lúa nên ảnh hưởng đến năng suất lúa nhiều
hơn cỏ lác và rong rêu.
4. Các loại cỏ dại gây hại cây trồng
4.1. Cỏ dại gây hại cây lúa

Muốn phòng trừ cỏ tốt, có hiệu quả, khơng những chỉ nắm thành phần cỏ,
thời kỳ xuất hiện mà còn phải hiểu được đặc điểm của chúng. Trên cơ sở những
đặc điểm đó có thể lựa chọn những phương pháp trừ cỏ hiệu quả nhất.
3


a. Cỏ lồng vực nước
Cỏ lồng vực nước là loại cỏ hại lúa phổ biến trên thế giới, hầu hết các nước
trồng lúa đều gặp loại cỏ này. Về hình thái chúng rất giống lúa có thể mọc, sinh
trưởng, phát triển ở mọi loại đất trồng lúa. Loại này thường ra hoa kết hạt trước
lúa; hạt chín sớm, rụng xuống đất và giữ sức nảy mầm trong thời gian dài. Hạt cỏ
lồng vực ít bị phá hại trong điều kiện tự nhiên vì xung quanh hạt được bao bọc
một lớp vỏ bằng sừng vững chắc không thấm nước và không khí. Hạt muốn nảy
mầm cần có điều kiện thuận lợi, thường hạt nảy mầm tốt trong điều kiện đất ẩm
(độ ẩm đất 80-90%). Đất khô (độ ẩm dưới 70%) hạt nảy mầm cũng giảm, khi ngập
nước từ 10-15 cm hạt vẫn mọc mầm được khoảng 10-15%.
Điều này giải thích tại sao trong ruộng mạ, ruộng gieo vãi hoặc ruộng lúa
cấy cạn nước, chỉ giữ ẩm đất, thì cỏ lồng vực mọc rất nhiều, khi ngập nước vẫn
có một số cây cỏ lồng vực nhất định.
Cỏ lồng vực có khả năng đẻ nhánh, những nhánh này cũng cho bông. Một
số cây sau này có thể cho hàng chục bơng tùy điều kiện dinh dưỡng và các điều
kiện sống khác nhau. Khi bơng chính chín, hạt rụng đi, các mầm nách lại tiếp tục
phát triển thành bơng mới. Chính vì vậy, khả năng sinh sản của cỏ lồng vực khá
lớn. Khả năng kết hạt của cỏ lồng vực cũng khá cao. Một bơng cỏ lồng vực có thể
có 200-500 hạt, các hạt này lại dễ rụng xuống đất để duy trì nịi giống, chúng có
thể kết hạt ngay cả khi gặp điều kiện sống không thuận lợi như khô hạn, nhiệt độ
cao hoặc thấp.
Trong điều kiện nước ta, kết quả nghiên cứu, điều tra cỏ lồng vực hại lúa, có
thể phân chia thành hai loại và mỗi loại lại chia thành hai loại khác nhau như sau
(Bảng 1.1):

- Lồng vực trắng: chính là lồng vực nước, rất giống lúa, lá nhỏ, mọc xiên,
màu xanh vàng, bẹ thẳng, xanh vàng. Đẻ nhánh gọn, chịu ngập nước khỏe. Có
khả năng chống chịu với một số thuốc trừ cỏ.
+ Lồng vực trắng, hạt có râu dài
+ Lồng vực trắng, hạt có râu ngắn hoặc khơng râu. Hạt to, được bao bọc bởi
một lớp vỏ không kéo dài thành râu, hoặc có râu ngắn.
- Lồng vực tía: có thể có nguồn gốc từ cỏ lồng vực cạn nhưng sống lâu dài
dưới đất ngập nước nên trở thành lồng vực nước hại lúa.
Lá xanh thẫm, to, xòe mềm mại, gân chính trắng, 2 mép lá có màu tía. Bẹ lá
to, dưới gốc có màu tía, thân to màu hơi tía. Đẻ nhánh nhiều, bụi xịe khơng gọn,
trổ bơng khơng tập trung. Loại này cũng có thể chia làm hai loại:
- Lồng vực tía hạt có râu dài: hạt to, có râu dài do các vỏ tạo thành.
4


- Lồng vực tía, hạt có râu ngắn: hạt nhỏ, râu ngắn
Bảng 1.1: Sự phân biệt một số đặc điểm giữa 4 loại cỏ lồng vực và lúa.
Chiều
Loại cây

Cao
(cm)

Số
nhánh 1
bụi

Số
bông 1
bụi


Số hạt
1
bơng

Trọng lượng
1000 hạt (gam)

Lồng vực trắng hạt có râu

109,5

12,4

9,2

350,0

3,39

Lồng vực trắng hạt

96,5

15,6

12,2

233,0


6,64

Lồng vực tía hạt có râu

129,3

7,2

5,4

407,4

6,12

Lồng vực tía hạt

123,5

12,1

9,1

350,6

1,51

không râu

không râu


Cỏ lồng vực là loại cỏ hại lúa nghiêm trọng, đã được coi là một trong những
đối tượng kiểm dịch trong các sản phẩm nơng nghiệp. Vì vậy, đã có nhiều tác giả
ở nhiều nước nghiên cứu đặc điểm cỏ này và nghiên cứu nhiều biện pháp phòng
ngừa chúng.
b. Cỏ cháo
Cỏ cháo là cỏ hằng niên hoặc bán đa niên, cao khoảng 80 cm. Cây có màu
xanh nhạt. Thân yếu, mềm, láng, có 3 cạnh nhọn. Lá hẹp, mềm rũ, hơi có rãnh
(Hình 1.1), bìa lá hình ống, tụ lại màu xanh đến nâu đỏ, khơng có phiến lá ở gốc.
Rễ có dạng sợi và màu hơi đỏ. Hoa tụ tán, hình tán bất định, đơn hoặc lưỡng tính,
đường kính dài 5 – 15 mm, có 10 – 60 bơng con xịe như hình sao. Bơng con hẹp
đến dạng hình thon, tập trung hơi nhú lên, tà, dài 2,5 – 8 mm, rộng 0,8 – 1,25 mm,
có từ 6 – 30 hoa.

5


Hình 1.1: Cỏ cháo

c. Cỏ chác
Là loại cỏ nhất niên, mọc xòe, cao 20 – 70 cm. Thân dẹt ở phần dưới, chẻ
góc 4 – 5 ở phần ngọn. Lá mảnh (Hình 1.2), dài 3,5 mm, rộng 1 – 2,5 mm. Lá trên
thân có phiến lá rất ngắn. Phát hoa màu nâu hay vàng rơm. Trái màu ngà hoặc
nâu, bế quả 3 góc. Tái sinh sản bằng hạt. Thích hợp với đất lúa nước.

6


Hình 1.2: Cỏ chác

d. Cỏ đi phụng

Là cỏ nhất niên thân bụi, mọc khỏe, cao đến 1 m. Thân thon, thẳng đứng
hoặc nhô lên từ cành gốc. Lá thẳng và láng, dài 10 – 20 cm, dẹt, nhọn, mỏng, mặt
trên nhám, lá thìa dài 1 – 2 mm. Phát hoa có lơng hình trứng hẹp, trục chính dài
10 – 40 cm, nhánh đơn, phân nhiều cành (Hình 1.3), dài 5 – 15 cm. Gié phụ khơng
có cuống phụ, mỗi gié phụ mang 3 – 7 hoa màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ. Tái sinh
sản bằng hạt. Thích hợp ở đất thoát nước kém.

7


Hình 1.3: Cỏ đi phụng

e. Cỏ u du tía
Cỏ thân bụi, cỏ nhất niên hoặc đa niên, khơng có căn hành, cao 45 – 100 cm.
Thân thẳng đứng, có 3 cạnh ở ngọn, trơn, đường kính 3 – 4 mm. Lá to, dẹt, bằng
hoặc hơi xếp, bìa bén. Hoa tụ tán, kép hoặc xẻ kép, tán bất định, ngang 30 cm,
bông con hợp thành cụm bông, cụm bông sắp xếp theo hình nón, trụ hơn là rời rạc
dài 3 – 6 cm, rộng 1 – 3 cm, khơng có lơng, cuống hình cánh hẹp.Thường tìm thấy
ở nơi đất trống, ẩm ướt, đầm lầy,ven sông, mương, bờ ruộng lúa.
f. Cỏ lác rận
Cỏ nhất niên, cao 15 – 50 cm. Rễ sợi màu đỏ vàng. Thân bụi, thon, hơi cứng,
có 3 cạnh, láng. Lá ít, ngắn hơn lá trên phát hoa, bẹ lá bao quanh thân ở gốc. Phát
hoa dày, có nhiều gié không đều nhau dài nhất đến 15 cm, đối diện với vài lá hoa,
hoa thấp nhất dài hơn phát hoa, bông con dài, rời, nhiều gié, thẳng đứng, gốc đơn
ngắn, bằng, ở đầu tròn to nhất, xanh nhạt đến vàng. Cỏ chủ yếu trên ruộng lúa.
g. Cỏ năng
Là loại cỏ lâu năm, mọc nhiều và sinh trưởng tốt ở đất ngập nước và chua.
Thân giả tròn như lá hành (Hình 1.4), chiều cao phụ thuộc mực nước và khả năng
dinh dưỡng của đất. Đất tốt, ngập nước thì vươn cao chiều dải thân có thể đạt tới
1 – 2 m. Thường ở ruộng lúa, cỏ cao xấp xỉ cây lúa, cỏ sinh sản vơ tính. Thân

8


ngầm dưới đất có nhiều mầm ngủ. Từ các mầm ngủ, mọc ra các chồi, các chồi
này đâm qua lớp đất rồi vươn lên khỏi mặt nước.
Cỏ sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa hè nóng, đủ nước. Vào mùa đông
cỏ ngừng sinh trưởng, thân giả vàng úa và chết. Đến mùa xuân, trời ấm, cỏ lại
mọc mầm xanh và tốt, phát triển nhiều thân giả mới, tạo thành từng đám lớn.
Cỏ hại lúa bằng cách tranh cướp dinh dưỡng và che khuất ánh sáng, làm cho
lúa thiếu dinh dưỡng và ánh sáng, năng suất thấp.

Hình 1.4: Cỏ năng

h. Cỏ rau bợ nước
Mọc nhiều ở ruộng có mực nước từ 5 – 10 cm, đất hơi chua. Thân bò dài trên
mặt đất, chia thành nhiều đốt. Từ mỗi đốt mọc lên một chiếc lá có cuốn dài, phiến
lá chia thùy (Hình 1.5), vươn khỏi mặt nước. Từ các đốt này cũng mọc nhiều cành,
nhánh để tạo thành thân mới. Khả năng sinh sản vơ tính rất lớn, chỉ trong một thời
gian ngắn có thể tạo thành đám lớn phủ kín mặt ruộng. Cỏ thường phát triển mạnh
từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 8 tới tháng 10. Sau khi sinh trưởng được 30 –
40 ngày, từ các đốt cỏ bợ mọc lên các hoa và kết hạt. Hạt rơi xuống đất và năm
sau lại nảy mầm. Cỏ hại lúa bằng cách tranh chấp chất dinh dưỡng.

9


Hình 1.5: Cỏ rau bợ nước

i. Rong đi chó
Thường gặp ở những ruộng ngập nước, đất chua. Sau khi cấy lúa 10 – 15

ngày thì rong bắt đầu mọc. Khả năng sinh trưởng và sinh sản vơ tính của rong rất
nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn (10 – 15 ngày) đã lan đầy mặt ruộng. Mực
nước càng sâu thì rong càng vươn dài và cao gần mặt nước để sử dụng ánh sáng.
Rong vừa sinh sản hữu tính vừa sin sản vơ tính. Thân chia thành nhiều đốt,
xung quanh đốt mọc ra các đoạn thân (vừa là thân, cũng đồng thời là lá). Các đoạn
thân này cũng lại chia thành các đốt, các đốt lại nảy mầm thành thân mới. Cứ như
vậy, khả năng sinh sản vơ tính là vô tận. Sau khi mọc mầm 30 – 40 ngày, từ các
đốt thân ra hoa kết hạt.
Hạt chín và rơi xuống đất, khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm. Trên đất
ngập nước liên tục thì sinh trưởng của rong cũng liên tục nhưng về mùa đông, sự
sinh trưởng chậm lại. Đất khơ nước thì rong bị chết. Rong hại lúa chủ yếu bằng
cách tranh chấp dinh dưỡng làm cho lúa không đủ dinh dưỡng, sinh trưởng kém.
Phơi đất chỉ tiêu diệt được các cơ quan sinh sản thân lá mà không diệt được
hạt. Trừ rong bằng cách dùng vơi bón ruộng, dùng sunfat đồng và phơi khơ đất.

10


4.2. Cỏ dại gây hại cây công nghiệp ngắn ngày
a. Cỏ lồng vực cạn
Họ hòa bản, sống hàng trăm, thân mềm, hơi hẹp ở gốc, cao 60 – 70 cm, các
đốt thân thường có rễ và có lơng, đẻ nhiều nhánh. Mỗi nhánh mang một phát hoa,
các phát hoa phát triển khơng đều; khi hạt trên bơng chính đã rụng thì các bơng
trên cành mới phát triển; một cây có thể đẻ 8 – 10 nhánh. Cỏ ưa ẩm, hạt nảy mầm
tốt ở ẩm độ đất 80 – 90%. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở đất ẩm nhưng có thể
chịu được khơ hạn. Sau khi cây đã mọc, có thể chịu được ngập nước trong thời
gian dài. Sau khi mọc được 45 – 50 ngày thì ra hoa kết hạt, thời gian ra hoa kết
hạt kéo dài tùy theo sự phát triển của cành, cây ra hoa suốt từ tháng 2 đến tháng
11.
Hạt có khả năng chống chịu cao, giữ sức nảy mầm trong đất lâu (có khi đến

hàng chục năm), xử lý ở nhiệt độ 80oC tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 60%. Sự phân bố
của nó rất rộng, có thể gặp trên đất trồng màu ở hầu hết các nơi, hoặc trên bờ. Đủ
độ ẩm thì cỏ mọc dày, phát triển tốt, có thể lấn át cây trồng khi cịn nhỏ (bắp),
hoặc cây trồng có chiều cao thấp như đậu xanh, đậu phộng… chúng gây khó khăn
cho thu hoạch và làm giảm năng suất cây trồng. Phải trừ cỏ khi cỏ còn non, chưa
ra hoa kết trái, khi cỏ lớn khó trừ, đặc biệt hạt khơng thể trừ được khi chúng đã
rơi xuống đất.
b. Cỏ mần trầu
Họ hịa bản, sống hằng năm trên đất ẩm nhưng có khả năng, chịu khô hạn
trong thời gian dài. Thân thảo nhỏ, cao 30-40 cm, có khi cao 60-70 cm, thân bò
dài ở dưới gốc, sau đứng thẳng thành bụi. Rễ mọc khỏe, bám chặt đất, khó nhổ.
Bơng phân làm 3-4 gié ở đầu bơng (Hình 1.6), gié dài 5-7 cm. Cỏ ra hoa từ tháng
3 đến tháng 11, hạt chín rơi xuống đất, gặp điều kiện tốt, đủ ẩm thì hạt sẽ nảy
mầm (thường vào tháng 2, 3).
Cỏ dại chủ yếu ở ruộng màu, nhất là vùng đồi núi như Mộc Châu, chủ yếu là
tiêu hao chất dinh dưỡng trong ruộng bắp, ruộng trồng các cây trồng cạn thấp (đậu
xanh, đậu phộng,…), chúng tranh chấp ánh sáng và dinh dưỡng. Vì có rễ bám
khỏe nên cỏ cịn được trồng để giữ đất ở bờ đê, đồi núi để chống xói mòn.

11


Hình 1.6: Cỏ mần trầu

c. Cỏ chỉ
Thuộc họ hịa bản, sống lâu năm, sinh sản vơ tính bằng đoạn thân nhưng
cũng có lúc ra hoa kết hạt. Thân bị dài (Hình 1.7), có thể vươn cao 20-30 cm,
thân có thể ăn ngầm dưới đất và mọc tràn lan trên mặt đất, ở đất xốp, rễ ăn sâu
40-50 cm, ở đất chặt ăn sâu 10-15 cm. Đầu thân bị một loại sâu ký sinh làm hại
điểm sinh trưởng, từ đó các mầm ngủ phát triển tạo thành một búi cỏ rất lớn. Ở

các đốt thân có các mầm ngủ, sau phát triển thành nhánh thân. Trên các đốt cũng
có các lá phát triển không đầy đủ, chủ yếu là các vẩy để bảo vệ đỉnh sinh trưởng.
Cỏ chỉ là loại cây ưa nóng, thân mới hình thành ở nhiệt độ 15-200C, tốt nhất
ở 28-350C. Cỏ chỉ có khả năng chịu hạn cao, khi gặp nắng hạn trong thời gian dài,
nếu độ ẩm khơng khí tăng (trời sắp mưa) các thân cỏ thường vươn dài, có màu
trắng (thân, lá chứa ít diệp lục).
Cỏ chỉ sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là vào mùa hạ nóng ẩm. Theo
Menashe, Horowitz (1972) tỉ lệ % chất khô các bộ phận dưới mặt đất, ở các tầng
đất 0-15 cm, 15-30 cm và 30-45 cm là 62%, 26% và 12%. Thân rễ chiếm hơn
90% các bộ phận dưới mặt đất.
Khả năng tái sinh của cỏ rất lớn. Thân bị cắt chưa phơi khô hoặc ngâm kỹ,
gặp điều kiện tốt lại nảy mầm phát triển nhanh thành đám cỏ gà lớn. Khả năng tái
sinh bị giảm nhanh khi vùi sâu. Cỏ chỉ tiêu hao dinh dưỡng đất, cũng có thể leo
12


quấn lên cây làm hại cây. Muốn trừ cỏ chỉ phải tiêu diệt thân là cơ quan sinh sản
chủ yếu của cỏ.

Hình 1.7: Cỏ chỉ

d. Cỏ tranh
Thuộc họ hịa bản, sống lâu năm, phân bố nhiều ở vùng đồi núi, sinh sản vơ
tính là chủ yếu. Từ một mắt ngủ ở đốt thân mọc thành chồi non xuyên qua đất, tạo
thành chồi nhiều lá, chồi chia làm 2 loại:
- Chồi dọc: mọc thẳng đứng song song với cây mẹ, khi đâm khỏi đất có màu
xanh, từ chồi dọc mọc thành nhiều chồi tạo thành một cụm 5-6 chồi.
- Chồi ngang: mọc thẳng gốc với thân mẹ và song song với mặt đất, sau khi
kéo dài 30-50 cm, đầu chồi ngang xuyên lên khỏi mặt đất và đẻ nhiều chồi khác
tạo thành cụm. Ngồi ra cịn một loại chồi mọc từ thân ngầm. Chồi dọc thường

mọc khỏe và nhiều hơn chồi ngang và chồi mọc từ thân ngầm. Quan sát một bụi
cỏ tranh sau khi giẩy đứt 45 ngày thì thấy tổng số chồi dọc: 271, chồi ngang: 48,
chồi mọc từ thân ngầm: 3. Lá cỏ tranh thường cao 50-80 cm, đất tốt cỏ thể cao
hơn 1m. Khi cỏ già thân phát triển đưa bông ra khỏi bẹ lá.
Thân ngầm, phân bố trong đất thành từng tầng, có thể phân bố ở lớp đất sâu
20-30 cm. Rễ thân ngầm có thể ăn sâu 1-1,5 m. Trong 1m2 đất, thân ngầm tổng
cộng có thể dài đến 100-110 m. Thân ngầm (đặc biệt là chồi) có thể xuyên qua rễ
hoặc cây khác.
13


Cỏ tranh ưa đất tơi xốp, độ xốp càng cao, càng sâu thì thân ngầm phát triển
càng nhiều. Cỏ tranh có thể mọc ở tất cả các loại đất, từ đất cát đến đất sét, từ
vùng đồi trọc khô cằn đến vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Nhưng bị vùi quá
sâu và đất quá chặt thì cỏ tranh bị chết. Cỏ tranh ưa ẩm nhưng cũng có khả năng
chịu khô hạn trong thời gian dài. Ở miền Bắc nước ta mùa khơ hạn kéo dài, các
bộ phận khí sinh của cỏ tranh thường khô héo và chết. Nhưng sang xuân, gặp điều
kiện ấm và ẩm, cỏ tranh lại mọc nhanh, ngay những vùng đốt cỏ tranh làm nương
cũng chỉ tiêu diệt được bộ phận trên mặt đất, không tiêu diệt được thân ngầm. Cỏ
tranh ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp là 25-350C, nhiệt độ thấp dưới 150C thì
cỏ tranh ngừng sinh trưởng.
Cỏ tranh ưa ánh sáng mạnh, nếu bị che ánh sáng thì cỏ tranh đẻ nhánh kém,
dễ chết. Cỏ tranh tiêu hao dinh dưỡng lấn át ánh sáng của cây trồng, nhất là những
cây ngắn ngày. Nhưng ở vùng đồi núi, cỏ tranh cũng có tác dụng chống xói mịn,
che phủ đất.
Trừ cỏ tranh bằng cách trồng cây che phủ đất, cày vùi sâu. Đồng bào Mèo
đốt nương diệt các bộ phận trên mặt đất, sang xuân, mầm mọc dùng cuốc xỉa nát
mầm, cứ như vậy nhiều lần, cỏ tranh gần như bị diệt hồn tồn.

Hình 1.8: Cỏ tranh


14


e. Cỏ cú
Thuộc họ lác, cỏ cú là loại cỏ phát triển nhiều ở các vùng nóng trên thế giới
(vùng nhiệt đới và á nhiệt đới). Ở Việt Nam, cỏ gấu mọc khắp nơi, có khả năng
sống ở đất lợ và đất mặn.
Thân có 2 phần: phần trên mặt đất là thân giả, lúc đầu chỉ có các lá nhưng
khi cây ra hoa, thân hình 3 cạnh xuất hiện, đưa hoa lên trên, cây thường cao 1015 cm. Phần dưới mặt đất là thân củ, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trên thân củ
có nhiều mắt chứa điểm sinh trưởng, từ đó mọc ra thân ngầm, thân ngầm vươn
dài một đoạn và sinh ra một củ mới. Một củ có 10-13 mắt tạo ra 10-13 củ mới.
Theo Horowitz (1972) cho rằng, nhiệt độ tối thiểu để hình thành củ cỏ cú là 20 0C.
Cỏ cú cũng ra hoa nhưng khả năng sinh sản bằng hạt rất thấp. Tuy sinh sản vơ
tính nhưng tốc độ sinh sản rất nhanh, từ 1 củ qua 1 năm có thể tạo thành 121 củ
(theo dõi ở trường Đại học N.N.I). Kết quả thí nghiệm cho thấy, cắt củ cỏ cú thành
mảnh (2 hoặc 4 mảnh) sự nảy mầm càng nhanh và tốc độ nhân của củ càng lớn.
Chỉ khi làm giập nát củ, thì khả năng sinh sản mới kém. Tiêu diệt mầm, chồi của
cỏ cú có ý nghĩa lớn trong việc trừ cỏ. Tốt nhất là trồng cây có thời gian che phủ
dài, hoặc luân canh với cây lúa để trừ cỏ cú.
4.3. Cỏ dại gây hại trên vườn cây ăn trái
a. Cỏ rau trai
Cỏ bò hoặc đứng, nhiều rễ, nhất niên hoặc đa niên. Thân thường phân chia
thành những thân mới, khơng có lơng. Lá thẳng (Hình 1.9), thon dài 3,5 – 11 cm,
rộng 2 cm, biến đổi hình dạng theo sự che rợp, có lơng ở bìa lá. Phát hoa có cuống
hoa dài (7 – 25 mm), rìa lá bắc khơng đồng đều. Rất phổ biến ở đất ẩm ướt, màu
mỡ, ven đường, ruộng lúa nước.

15



Hình 1.9: Cỏ rau trai

b. Cỏ san sát
Cỏ đa niên, có căn hành nằm dài, có rễ ở mắt, thường mọc thành đám. Thân
đứng, mảnh, đường kính 1 – 2 mm, lóng dài 4 – 6 cm. Lá có phiến hẹp, nhọn, dài
3 – 1 cm, rộng 1 – 3 mm; cạnh có lơng. Thìa lá dài 0,75 – 1,25 mm, có màng, có
lơng trắng theo chiều dọc. Gié 2, sụ, hơi cong, dài 4 – 5 cm, gié hoa trắng, khơng
lơng. Thích hợp nơi đất ẩm.
c. Cỏ trái nổ
Cỏ đa niên, cao đến 60 cm. Thân thẳng đứng, phân cành, trơn, màu tím đến
xanh. Lá mọc đối hình bầu dục, đầu tà. Hoa kiểu tụ tán, mọc ở nách lá, dạng hình
chng, màu tím nhạt (Hình 1.10), rễ phân cấp, có căn hành. Tái sinh sản bằng
hạt và căn hành.

16


×