Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo trình Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường và dinh dưỡng (Nghề Phòng và chữa bệnh thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.22 KB, 31 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CHẨN ĐỐN VÀ XỬ LÝ BỆNH
DO MƠI TRƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG
NGÀNH, NGHỀ: PHỊNG VÀ CHỮA BỆNH
THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơ đun CHẨN ĐỐN VÀ XỬ LÝ BỆNH DO MƠI

TRƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG sẽ trình bày từ những kiến thức cơ bản đến
chuyên sâu các vấn đề về quản lý dịch bệnh thủy sản. Giới thiệu cho sinh viên biết
được những khái niệm cơ bản về bệnh động vật thủy sản, các con đường lan truyền


của bệnh. Đồng thời giúp sinh viên nắm rõ kiến thức và kỹ năng về các kỹ thuật
về các biện pháp phịng bệnh tổng hợp trong ni trồng thủy sản từ đó hạn chế
những tác hại của dịch bệnh trên động vật thủy sản góp phần thành cơng cho vụ
ni.
Đồng thời, mơ đun này cũng sẽ trình bày chi tiết những bệnh thường gặp
trên động vật thủy sản như bệnh virus, bệnh vi khuẩn, bệnh ký sinh trùng và bệnh
không phải là do yếu tố sinh vật gây ra. Các phương pháp về phòng và điều trị
những bệnh thường gặp trên dộng vật thủy sản. Sinh viên sau khi học mô đun này
có thể tham gia chẩn đốn các bệnh trên động vật thủy sản trong phịng thí nghiệm
và có thể tham gia lấy mẫu bệnh trực tiếp tại các trại giống, vùng nuôi thủy sản.
Xác định đúng tác nhân gây bệnh để đề xuất liệu trình điều trị.
Giáo trình này được xây dựng trên cơ sở dựa vào những nghiên cứu đã cơng
bố, tài liệu, giáo trình của q đồng nghiệp từ các Trường, các Viện nghiên cứu
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy san, các cơ quan quản
lý…Trong nội dung của giáo trình nếu có gì sai sót tác giả rất vui lịng tiếp nhận
các ý kiến đóng góp cho nội dung giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn nhằm bổ
sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập cho sinh viên và những người có quan
tâm đến ngành thủy sản.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày 26 tháng 07 năm 2018
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ThS. NGUYỄN KIM KHA
2. Thành viên: ThS. HUỲNH CHÍ THANH
3. Thành viên: ThS. TẠ HỒNG BẢNH

ii


MỤC LỤC


LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................... ii
CHƯƠNG I: NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU BỆNH BỆNH DO
MÔI TRƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG THỦY SẢN 16
1.

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh .............................................. 16
1.1. Nguyên nhân gây bệnh ......................................................................... 16

1.2. Điều kiện để phát sinh bệnh ............................................................. 17
2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu bệnh cá, tôm ................................... 17
3.

Phương pháp chẩn đốn và phát hiện bệnh trên cá, tơm ........................ 19
3.1. Vai trị của chẩn đốn và kiểm sốt bệnh động vật thủy sản ............... 19
3.2. Phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh trên cá .............................. 19
3.2. Phương pháp chẩn đốn và phát hiện bệnh trên tơm ........................... 21

CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP PHỊNG BỆNH TỔNG HỢP
TRONG NI TRỒNG
THỦY SẢN .................................................................................................... 24
1. Cơ sở khoa học của cơng tác phịng bệnh .............................................. 24
1.1. Ý nghĩa của cơng tác phịng bệnh trong nuôi trồng thủy sản............... 24
1.2. Cơ sở khoa học trong cơng tác phịng bệnh trên động vật thủy sản ..... 24
2. Biện pháp phịng bệnh tổng hợp trong ni trồng thuỷ sản ........................ 26
2.1. Những định hướng trong công tác phòng bệnh tổng hợp ở ĐVTS ...... 26
2.2. Biện pháp phịng bệnh tổng hợp trong ni trồng thuỷ sản ................. 27
3. Một số phương pháp trị bệnh trên cá tôm ................................................... 32
CHƯƠNG III: BỆNH DO ĐỊCH HẠI VÀ PHI SINH VẬT ................... 181
1.


Bệnh do địch hại ................................................................................... 181
1.1. Động vật có vú gây hại cho ĐVTS ................................................ 182
1.2.

Chim gây hại cho ĐVTS ................................................................ 182

1.3.

Lớp giáp xác (Crustacae) gây hại cho ĐVTS ................................ 183

1.4. Côn trùng (Insecta) gây hại cho ĐVTS .......................................... 183
1.5. Lưỡng cư (Amphibia) gây hại ĐVTS ................................................ 185
1.6. Cá dữ gây hại động vật thủy sản .................................................... 185
2.
3.

Bệnh do các yếu tố môi trường............................................................. 186
Bệnh do dinh dưỡng ............................................................................. 187

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 188

iii


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: CHẨN ĐỐN VÀ XỬ LÝ BỆNH DO MƠI TRƯỜNG VÀ

DINH DƯỠNG

Mã mơ đun: CNN575

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí mơ đun: Là mơ đun chun mơn ngành bắt buộc ngành cao đẳng
nuôi trồng thủy sản. Môn này có mối quan hệ mật thiết với mơ đun khác như kỹ
thuật ni các lồi thủy sản nhằm giúp cán bộ kỹ thuật quản lý sức khỏe cá một
cách có hiệu quả nhất.
- Tính chất của mơ đun: Mơ đun bao gồm những kiến thức cơ bản về bệnh
vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus trên các đối tượng thủy sản, các con đường
lây lan và biện pháp phòng và trị bênh trên động vật thủy sản.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: Giúp cho sinh viên hiểu và vận dụng được
kiến thức có liên quan đến chun mơn chun sâu về phịng và quản lý hiệu quả
những bệnh có liên quan đến động vật thủy sản trong học tập, nghiên cứu và ứng
dụng thực tế. Bao gồm cả kiến thức lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao kỹ năng
và tay nghề của sinh viên.
Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức: Mô đun này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
về bệnh trên động vật thuỷ sản, các biện pháp phòng ngừa tổng hợp, nghiên cứu
các bệnh trên động vật thuỷ sản như: bệnh vi khuẩn, bệnh virus, bệnh nấm và ký
sinh trùng, bệnh do phi sinh vật.
- Về kỹ năng: Có được những kỹ năng cần thiết để quan sát, kiểm tra, phân
loại, xác định được tác nhân gây bệnh trên tơm cá, từ đó hỗ trợ cho cơng tác phòng
và trị bệnh hợp lý.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động quản lý ao nuôi an tồn
và hiệu quả. Ý thức trách nhiệm cao và tính cộng đồng trong quản lý dịch bệnh
thủy sản.
Nội dung của mô đun:
Thời gian

Stt

Tổng

số

Tên bài

iv


thuyết

Thực
hành,
Bài tập

Kiểm
tra

(định
kỳ)/ôn
tập/T
hi


Thời gian

Stt

2

3


6

Tên bài

CHƯƠNG I:
NHỮNG NÉT
CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU BỆNH
DO MÔI TRƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG
THỦY SẢN
1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh
2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu bệnh
cá, tơm.
3. Phương pháp chẩn đốn và phát hiện
bệnh trên cá, tơm
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP PHỊNG
BỆNH TỔNG HỢP TRONG NI
TRỒNG THỦY SẢN
1. Cơ sở khoa học của cơng tác phịng bệnh
2. Biện pháp phịng bệnh tổng hợp trong
ni trồng thuỷ sản.
3. Một số phương pháp trị bệnh trên cá tôm
CHƯƠNG III: BỆNH DO ĐỊCH HẠI
VÀ PHI SINH VẬT
1. Bệnh do địch hại.
2. Bệnh do các yếu tố môi trường.
3. Bệnh do dinh dưỡng.

v

Kiểm

tra

Tổng
số


thuyết

Thực
hành,
Bài tập

(định
kỳ)/ôn
tập/T
hi

5

5

0

0

6

6

0


0

3

3

0

0


Thời gian

Kiểm
tra

Tổng
số


thuyết

Thực
hành,
Bài tập

(định
kỳ)/ơn
tập/T

hi

Ơn thi

1

0

0

1

Thi kết thúc học phần

1

0

0

1

60

29

28

3


Tên bài

Stt

Cộng

vi


CHƯƠNG I

NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU BỆNH DO MÔI TRƯỜNG VÀ DINH
DƯỠNG THỦY SẢN

Giới thiệu:

Bài học này nhằm tạo cho sinh viên hiểu được những khái niệm cơ bản về
bệnh trên động vật thủy sản, từ đó có thể phân biệt được những bệnh thường gặp
trên động vật thủy sản. Trước khi bắt đầu tiếp cận bài học này sinh viên phải được
trang bị những kiến thức cơ bản môn học Vi sinh đại cương.
Mục tiêu:
 Kiến thức: Khái quát về quá trình phát sinh và phát triển, đặc điểm của
vi sinh vật gây bệnh trên động vật thủy sản.
 Kỹ năng: Thành thạo về các quá trình gây bệnh do vi sinh vật gây ra trên
động vật thủy sản, phân biệt được các quá trình bệnh lý cơ bản.
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phát triển ý thức trung thực, khách
quan trong nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh trên động vật thủy sản.
1. Đặc điểm và phân loại bệnh ở động vật thuỷ sản
1.1 Định nghĩa
Khi cơ thể bị tấn công hay xâm nhập của 1 hay nhiều yếu tố khác nhau,

trực tiếp hay gián tiếp, yếu tố hữu sinh hay yếu tố vơ sinh, bên ngồi hay bên
trong làm 1 hay nhiều hoạt động sống của động vật đó bị rối loạn, ngừng trệ hoặc
bị phá huỷ thì gọi là động vật đó đang bị bệnh.
Có thể định nghĩa bệnh theo những cách như sau:
- Bệnh là biểu hiện trạng thái bất thường của cơ thể sinh vật với sự biến đổi
xấu của mơi trường xung quanh, cơ thể nào thích ứng thì tồn tại và ngược lại
khơng thích ứng thì mắc bệnh và chết.
- Bất kỳ một sự bất thường nào trong cấu tạo và chức năng của cơ thể sinh
vật thì được gọi là bệnh. Có nghĩa là bệnh chỉ phát sinh do sự lây nhiễm mầm
bệnh mà còn do các vấn đề về môi trường và dinh dưỡng gây ra.
- Bệnh trên động vật nói chung, động vật thuỷ sản (ĐVTS) nói riêng là trạng
thái bất thường của cơ thể, khi một hay một số hoạt động bị rối loạn, ngừng trệ
dưới tác động trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố vô sinh (yếu tố môi trường,
hoặc dinh dưỡng) hoặc hữu sinh (virus, vi khuẩn, nấm và các loại kí sinh trùng).

1


- Theo định nghĩa của OIE (World Organization for Animal Health) thì
“Bệnh là sự lây nhiễm một hoặc nhiều tác nhân sinh học gây ra dấu hiệu lâm sàng
hoặc không có dấu hiệu lâm sàng”.
Khi động vật thuỷ sản bị bệnh thường có một số các biểu hiện: Trạng thái
hoạt động khơng bình thường (khơng giữ được thăng bằng, nổi đầu, dạt bờ), kém
hoặc bỏ ăn, có sự thay đổi về màu sắc của một số bộ phận hay toàn bộ cơ thể, kèm
theo các dấu hiệu là chậm lớn, yếu và gầy. Nếu các hoạt động bị rối loạn, phá huỷ
1 hay nhiều cơ quan quan trọng như: hô hấp, tuần hồn, tiêu hố, thần kinh… thì
bệnh xảy ra nặng và động vật có thể bị chết.
1.2. Phân loại bệnh ở động vật thuỷ sản
a. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh
Dựa vào tác nhân gây bệnh và biểu hiện của bệnh trên động vật thuỷ sản có

thể phân biệt như sau:
 Bệnh do tác nhân gây bệnh là sinh vật
Bệnh do sinh vật ký sinh gây ra: Là tác nhân gây bệnh thường ký sinh ở trên
hay bên trong cơ thể động vật thuỷ sản. Có thể chia làm 2 loại:
Bệnh do vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm) gọi là bệnh truyền nhiễm và có
khả năng gây chết rất cao và lây lan trên diện rộng.
Bệnh do ký sinh trùng (Protozoa, giun sán, giáp xác)
Bệnh do sinh vật khác nhưng khơng có hiện tượng ký sinh: Bệnh này gây tác
hại cho động vật thuỷ sản bằng phương thức tiết các chất độc (tảo độc), hoặc sử
dụng động vật thuỷ sản làm thức ăn...
 Bệnh do yếu tố vô sinh
- Bao gồm 3 loại sau:
Bệnh do yếu tố môi trường: Thủy lý (nhiệt độ, độ mặn, pH, độ trong), thủy
hóa (khí độc: NH3, NO2, H2S...; COD; DO; độ cứng; độ kiềm…) dư lượng kim
loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật…khi nằm ngồi giới hạn thích hợp có thể gây hại
hoặc gây chết đối với động vật thuỷ sản.
Bệnh do yếu tố dinh dưỡng: Các thành phần dinh dưỡng như đạm, đường,
chất béo, vitamin, khoáng...khi thiếu hoặc thừa đều có thể gây bệnh: Bệnh thiếu
khống, vitamin C, B...
Bệnh do yếu tố di truyền: Do biến đổi gen trong bộ gen của bộ nhiễm sắc
thể trên động vật thuỷ sản. Những bệnh này có thể truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Có thể kể đến như hiện tượng đồng huyết dẫn đến thối hóa giống.
2


b. Căn cứ vào tính chất cảm nhiễm của bệnh
- Cảm nhiễm đơn thuần: ĐVTS bị bệnh do một loại tác nhân gây bệnh xâm
nhập ký sinh ở trên hay trong cơ thể sinh vật.
- Cảm nhiễm hỗn hợp: ĐVTS bị bệnh do 2 hoặc nhiều tác nhân đồng thời
gây bệnh trên động vật thuỷ sản.

- Cảm nhiễm tiếp tục: ĐVTS bị bệnh do cảm nhiễm đầu tiên, các vết thương
trên cơ thể ĐVTS có thể là nơi mở đường cho các tác nhân gây bệnh khác xâm
nhập và cảm nhiễm làm cho bệnh trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.
Ví dụ: Cá bị xay xác do kí sinh trùng gây ra trên da, mang hoặc các cơ quan
khác tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm... xâm nhập và gây bệnh.
- Cảm nhiễm tái phát: ĐVTS bị bệnh đã khỏi nhưng khơng có khả năng
miễn dịch và tác nhân gây bệnh chưa bị tiêu diệt hồn tồn, có thể ở dạng tiềm
sinh, tạm thời ở trạng thái ẩn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như sức khoẻ của tôm
cá bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, thời tiết, khí hậu thay đổi thì bệnh có thể
tái phát trở lại.
c. Căn cứ vào vị trí hiện diện và phạm vi gây hại của bệnh
- Bệnh cảm nhiễm cục bộ: Tác nhân xâm nhập, cư trú và gây tác hại chỉ ở

bộ phận nào đó của cơ thể, khơng có khả năng xâm nhập và gây tác hại đến các
bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể. Hiện tượng này có liên quan đến khả năng đề
kháng cao của cơ thể ký chủ, có tác dụng cơ lập, bao vây tác nhân gây bệnh. Bệnh
xảy ra ở cơ quan nào thì quá trình bệnh lý chủ yếu xảy ra ở cơ quan đó, thường
gặp như bệnh ngồi da, mang, đường ruột, cơ quan nội tạng và ngoài cơ thể ở trên
cá, trên vỏ ở tơm.
- Bệnh cảm nhiễm tồn thân: Tác nhân gây bệnh có thể theo hệ thống tuần
hồn mà có thể xâm nhập vào nhiều cơ quan, tổ chức hay các bộ phận khác nhau
của cơ thể và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể: bị ngộ độc, đói,
thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng máu và xuất huyết ở cá, bệnh virus trên tôm...
d. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ và diễn biến của bệnh
- Bệnh cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột, q trình bệnh lí biến đổi nhanh
chóng, có thể trong vài giờ hoặc vài ngày, một số bệnh cấp tính bệnh lí chưa biểu
hiện thì sinh vật đã chết. Tỉ lệ cảm nhiễm và tỉ lệ chết thương rất cao . Khi bệnh
cấp tính xảy thì cơng tác phịng và trị bệnh thường rất tốn kém, ít đem lại hiệu quả
như mong muốn.


3


- Bệnh thứ cấp tính: Bệnh xảy ra thường có dấu hiệu bệnh lý phát triển
tương đối nhanh trong vòng 2-6 tuần bệnh nặng có thể gây ra hiện tượng chết rải
rác trong nhiều ngày và tổng lượng cá chết thường rất lớn.
- Bệnh mạn tính: Bệnh thường tiến triển chậm, có thể kéo dài hàng tháng
hoặc hàng năm. Bệnh ít khi gây chết, hiện tượng bệnh lý kéo dài, nhưng khó điều
trị và ảnh hưởng lớn tới năng suất và sản lượng.
1.3. Các thời kỳ phát triển của bệnh (Gồm có 3 thời kỳ)
a. Thời kỳ ủ bệnh
Từ khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật thuỷ sản cho tới
khi xuất hiện các hiện tượng bệnh lý đầu tiên. Lúc này các tác nhân gây bệnh
thường với số lượng ít, độc lực cịn thấp do đó cịn chịu sự khống chế của hệ miễn
dịch trên cơ thể vật chủ nên chưa thể gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này cần
thời gian để tăng về số lượng, độc lực khi trình trạng sức khoẻ của cơ thể vật chủ
bị thay đổi do bị sốc hoặc các yếu tố khác thì đây là điều kiện giúp cho các tác
nhân gây bệnh đánh bại hệ miễn dịch của cơ thể và có dấu hiệu bệnh lý.
Thời kỳ ủ bệnh có thể dài hay ngắn cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số
lượng, phương thức lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh và sức đề kháng của vật
chủ.
Cần phải theo dõi vật nuôi thường xuyên để sớm phát hiện các triệu chứng
bất thường của vật ni để có biện pháp phịng và trị bệnh có hiệu quả.
b. Thời kỳ tự phát
Từ lúc xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đến lúc có dấu hiệu bệnh lý
rõ ràng.
Thời kỳ này có đặc điểm như sau:
- Tác nhân gây bệnh đã gây hại tới các tổ chức cơ quan hay tồn bộ cơ thể.
- Có dấu hiệu bệnh lý đặc thù.
- Tác nhân gây bệnh phát triển và sinh sản rất mạnh.

- Sức đề kháng của cơ thể khơng cịn khả năng cơ lập và tiêu diệt được tác
nhân gây bệnh.
c. Thời kỳ phát triển
Là thời kỳ bệnh phát triển ở mức độ cao nhất, các triệu chứng đặc trưng của
bệnh được thể hiện rõ. Các q trình sinh lý, sinh hố của cơ thể đã có những thay
đổi, các tổ chức cơ quan của cơ thể cũng có sự biến đổi. Hiện tượng chết bắt đầu
xảy ra ở thời kỳ này.
4


d. Thời kỳ khỏi bệnh
Ở thời kỳ này nếu mầm bệnh thắng hệ miễn dịch của cơ thể sinh vật thì sinh
vật có thể bị chết. Nếu thuốc chữa trị có tác dụng diệt được các mầm bệnh, các
tác nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh lý tuy mất đi nhưng chưa triệt để, hiện tượng
cá chết có giảm nhưng chưa dứt hẳn, cần tăng số lần điều trị.
e. Thời kỳ phục hồi
Việc chữa trị bệnh lý đã dứt hẳn, các chức năng sinh lý đã phục hồi hoàn
toàn, cơ thể hoạt động trở lại bình thường. Cần chú ý chăm sóc tốt hơn bằng cách
tăng khẩu phần dinh dưỡng cũng như tăng khẩu phần về chất và lượng để cho cá
phục hồi.
2. Những khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm
2.1. Những khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm
a. Định nghĩa
Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật
khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh ở đây thuộc giới sinh vật
bao gồm: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng...và sự cảm thụ của cơ thể dưới tác
dụng của các điều kiện ngoại cảnh.
Có 3 nhân tố cần thiết để phát sinh ra bệnh truyền nhiễm chung:
- Tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào...
- Sinh vật có mang tác nhân gây bệnh: tôm, cá, động vật thân mềm.

- Điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển
của tác nhân gây bệnh thúc đẩy quá trình truyền nhiễm.
b. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm
- Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có kích thước hiển vi nhưng khả năng
gây hại là rất lớn.
- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm sinh sản rất nhanh khi gặp điều kiện
ngoại cảnh thuận lợi và sức đề kháng của vật chủ kém.
- Khi tập trung với số lượng lớn sẽ gây nên hiện tượng nhiễm toàn thân
(nhiễm hệ thống) gây ảnh hưởng xấu đến các tổ chức cơ quan của cơ thể và làm
cho các quá trình sinh lý của cơ thể bị ngừng trệ.
- Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất lớn bằng nhiều con đường khác
nhau có thể tạo nên những trận dịch lớn trên diện rộng.

5


- Bệnh truyền nhiễm có thể điều trị nhưng thường thì hiệu quả kém. Riêng
bệnh do virus gây ra hiện nay chưa tìm ra thuốc có tác dụng chữa trị chỉ phịng
bệnh là chính.
2.2. Nguồn gốc và con đường lan truyền của bệnh
 Nguồn gốc
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên của quá trình truyền lây, nguồn bệnh là nơi
mầm bệnh cư trú gọi là “ổ dịch tự nhiên”. từ đó nguồn bệnh xâm nhập vào nguồn
nước. ĐVTS bị bệnh và xác của chúng là nguồn gốc chính gây ra bệnh truyền
nhiễm đối với một vùng nuôi.
Việc nghiên cứu bệnh truyền nhiễm có ý nghĩa rất lớn trong cơng tác phịng
bệnh cho ĐVTS. Quản lý tốt môi trường nuôi, cô lập và diệt trừ triệt để các ổ dịch
và các sinh vật mang mầm bệnh là các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.
 Con đường lan truyền
Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh bằng nhiều con

đường khác nhau:
- Bằng con đường tiếp xúc trực tiếp: Từ vật nuôi bị bệnh tiếp xúc trực tiếp
với vật nuôi khoẻ mạnh và truyền bệnh cho chúng.
- Do dụng cụ đánh bắt và vận chuyển có mang mầm bệnh.
- Do động vật thuỷ sản di cư mang theo mầm bệnh.
- Do chim và các sinh vật ăn động vật thuỷ sản mang mầm bệnh từ ao cá
tôm bệnh sang những ao cá tôm khỏe.
Một số tác nhân gây bệnh là virus ngồi con đường lây truyền theo chiều
ngang cịn lây truyền theo chiều dọc từ tôm cá bố mẹ bị bệnh hay đã khỏi bệnh
nhưng vẫn còn mang mầm bệnh.
Trong cơ thể một số động vật thuỷ sản có mang mầm bệnh dịch tả có thể
truyền nhiễm sang người như: Clostridium botulium, Salmonella enteritidis,
Proteus vulgaris, Vibrio parahaemolyticus... Nguyên nhân của người mắc bệnh
dịch tả có thể do ăn cá sống, món tái hoặc cá nấu nướng chưa chín có mang vi
khuẩn gây bệnh chưa diệt được chúng nên đã truyền qua cho người.
 Con đường xâm nhập
Gồm có 4 phương thức xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể của
vật nuôi như sau:
- Xâm nhập qua đường tiêu hoá: Đây là con đường xâm nhập của nhiều tác
nhân gây bệnh. Từ đường tiêu hoá tiếp tục xâm nhập vào các tổ chức cơ quan
6


khác của cơ thể thơng qua hệ thống tuần hồn và định cư gây hại ở các cơ quan
đích.
- Xâm nhập theo đường hô hấp: chủ yếu qua mang và theo các mao mạch
của mang di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể của cá.
- Xâm nhập qua da cá và qua lớp vỏ kitin của giáp xác: Tác nhân gây bệnh
xâm nhập do da cá hoặc qua lớp vỏ kitin của giáp xác bị tổn thương và theo hệ
thống tuần hoàn đến các cơ quan khác.

- Xâm nhập theo con đường máu: Từ nơi cư trú đầu tiên máu của động vật
thuỷ sản có thể mang các mầm bệnh truyền từ cá thể này sang cá thể khác thông
qua các sinh vật trung gian là đỉa hoặc giáp xác.
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây theo chiều ngang: giữa các cá thể chung sống
trong cùng một bầy đàn với nhau.
- Lây truyền theo chiều dọc: lan truyền từ mẹ sang con, virus xâm nhập vào
trứng và ấu trùng có thể theo đường máu, đường tiêu hố, khi sử dụng thức ăn từ
bên ngoài do các mầm bệnh từ cơ thể mẹ thải ra ngoài.
3. Khái niệm về bệnh ký sinh trùng
3.1. Khái niệm về bệnh ký sinh trùng
 Hiện tượng ký sinh và bệnh ký sinh trùng
Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ qua lại phức tạp giữa hai cơ thể sinh
vật, trong đó có sinh vật tạm thời hay thường xuyên, cư trú ở bên trên hay bên
trong sinh vật kia, lấy chất dinh dưỡng và gây tác hại nhất định cho sinh vật bị ký
sinh.
- Bệnh ký sinh trùng: là bao gồm hiện tượng ký sinh và dấu hiệu bệnh
lý, trong đó vật ký sinh thuộc giới động vật.
- Vật chủ (ký chủ): Là sinh vật bị hại trong quan hệ ký sinh. Vật chủ không
những là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho ký sinh trùng mà còn là nơi cư trú
tạm thời hay vĩnh viễn của chúng.
- Vật ký sinh (ký sinh trùng): Là sinh vật được lợi trong quan hệ ký sinh,
dùng ký chủ làm nơi cư trú và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho chúng.
 Phương thức ký sinh
Dựa vào vị trí ký sinh
- Ký sinh trùng ngoại ký sinh: (Ectoparasite): Là kí sinh trùng (KST) ký sinh
trên bề mặt của cơ thể trong từng giai đoạn hay suốt đời.
7


Ví dụ: Gồm các giống Trichodina, Ichthyophthirius, Zoothamnium,

Epistylis, Acineta, Argulus, Lernaea...
- Ký sinh trùng nội ký sinh (Indoparasite): Là ký sinh trùng sống ký sinh
trong các cơ quan nội tạng, trong các tổ chức, trong xoang của vật chủ.
Ví dụ: Vi bào tử (Microsporidia) ký sinh trong tôm, sán lá đơn chủ, sán lá
song chủ, sán dây, giun đầu gai sống ký sinh trong ruột cá.
Dựa theo tính chất ký sinh của ký sinh trùng
Ký sinh giả: Ký sinh trùng thường sống tự do chỉ trong điều kiện đặt biệt
mới sống ký sinh.
-

- Ký sinh thật: Trong từng giai đoạn sống hay tồn bộ q trình sống ký sinh
trùng cần chất dinh dưỡng của các cá thể ký chủ, cơ thể ký chủ là mơi trường sống
của nó. Hiện tượng ký sinh thật có thể chia làm 2 loại: ký sinh mang tính chất tạm
thời và ký sinh mang tính chất thường xuyên.
- Ký sinh giai đoạn: Ký sinh trùng chỉ sống ký sinh trong một giai đoạn nhất
định trong quá trình sống của chúng.
- Ký sinh suốt đời: trong suốt quá trình sống của mình ký sinh trùng đều có
hiện tượng sống ký sinh trên một hay nhiều ký chủ và khơng có hiện tượng sống
tự do.
Các loại ký chủ
- Ký chủ trung gian: Là ký chủ mà KST tồn tại ở giai đoạn ấu trùng và tiến
hành sinh sản vơ tính.
- Ký chủ cuối cùng: Là ký chủ mà KST tồn tại ở giai đoạn trưởng thành và
tiến hành sinh sản hữu tính.
- Ký chủ bắt buột: Là ký chủ có cấu trúc cơ thể và những đặc điểm sinh lý,
sinh thái phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sinh thái của ký sinh trùng nên ký
sinh trùng có điều kiện xâm nhập và phát triển thuận lợi trong đó. Nếu KST này
khơng tìm được cơ thể ký chủ bắt buột thì chúng có thể bị chết.
- Ký chủ khơng bắt buột: Là ký chủ có cấu trúc cơ thể và những đặc điểm
sinh lý, sinh thái không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sinh thái của ký sinh

trùng nên ký sinh trùng khó có điều kiện xâm nhập và phát triển thuận lợi trong
đó. Nếu KST này chỉ có thể tìm được cơ thể ký chủ khơng bắt buột trong mơi
trường sống của nó, thì chúng khó có thể di truyền được nịi giống cho thế hệ sau
và bị chết.

8


- Ký chủ dự trữ: Là ký chủ không thật cần thiết có trong vịng đời phát triển
của ký sinh trùng nhưng có vai trị trong việc lưu giữ và phát tán của KST để duy
trì nịi giống.
- Ký chủ thông qua: Là ký chủ không bắt buột của một hay nhiều lồi ký
sinh trùng nào đó nhưng có thể tồn tại trong một giai đoạn nhất định nào đó. Cơ
thể ký chủ có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý nhưng không phát hiện được các
tác nhân gây bệnh.
Nguồn gốc của sinh vật sống ký sinh
- Sinh vật từ phương thức sống cộng sinh đến ký sinh
Cả hai sinh vật cùng sống cộng sinh với nhau từ mối quan hệ cả 2 cùng có
lợi hay chỉ có lợi cho một sinh vật cịn sinh vật kia khơng có lợi mà cũng khơng
có hại. Nhưng trãi qua thời gian tiến hố lại gây hại cho bên cịn lại.
- Sinh vật từ sống tự do => ký sinh giả => ký sinh thật
Ký sinh trùng có thể sống tự do nhưng trong q trình sống do ngẫu nhiên
nó có thể sống trên cơ thể sinh vật khác thích ứng phát triển và trở nên gây hại
cho sinh vật kia. Phương thức sống ký sinh này được hình thành thường xuyên do
ngẫu nhiên và được lặp đi lặp lại nhiều lần thông qua ký sinh giả rồi đến ký sinh
thật.
 Phương thức cảm nhiễm của ký sinh trùng
- Cảm nhiễm qua miệng:
Trứng, ấu trùng, bào nang của ký sinh trùng theo thức ăn, nước vào ruột
gây bệnh cho cá tôm như một số loài giun và sán lá.

- Cảm nhiễm qua da:
Cảm nhiễm qua da chủ động: Ấu trùng chui qua da hoặc qua niêm mạc vào
trong cơ thể ký chủ.
Ví dụ: Ấu trùng sán lá Posthodiplostonum đục thủng và chui vào lớp dưới
da tiếp tục phát triển gây bệnh.
Cảm nhiễm qua da thụ động: Thông qua các sinh vật trung gian vào được
da của ký chủ để ký sinh gây bệnh.
Ví dụ: Ký sinh trùng Trypanosoma.sp xâm nhập vào da cá được là nhờ vào
đỉa cá hút máu cá chúng sống trong ruột đỉa và sau đó vào trong máu cá.
3.2. Mối quan hệ giữa ký sinh trùng, ký chủ và điều kiện môi trường
 Tác động của ký sinh trùng đối với ký chủ
9


Khi ký sinh trùng sống ký sinh trên cơ thể cá có thể gây ra những hậu quả ở
những mức độ khác nhau có thể làm cho vật chủ sinh trưởng và phát triển chậm,
sức đề kháng kém và có thể gây chết vật chủ.
Chúng có thể gây ra những tác động kích thích cơ học và gây tổn thương tế
bào tổ chức bao gồm:
Tác động đè nén, làm tắt: Chúng có thể làm teo các tổ chức, cơ quan làm
cho các tổ chức của cơ quan này bị teo lại hoặc bị tê liệt rồi chết như: sán dây
Liggula sp. Nếu số lượng ký sinh trùng lớn có thể gây hiện tượng tắt ruột như:
Acanthocephala sp, Boethriocephalus sp.
Tác động lấy chất dinh dưỡng của ký chủ: Khi sống ký sinh trên ký chủ
chúng lấy chất dinh dưỡng làm cho ký chủ bị thiếu chất dinh dưỡng và bị gầy yếu,
dễ bị mắc phải những bệnh khác.
Tác động gây độc đối với ký chủ: Rận cá Argulus có miệng có khả năng tiết
ra các dịch phá hoại các tổ chức da và mang cá.
Làm môi giới gây bệnh: Đỉa cá hút máu thường mang một số ký sinh trùng
và mầm bệnh khác lây cho cá khoẻ mạnh.

 Tác dụng của ký chủ đối với ký sinh trùng
Phản ứng của các tế bào hay tổ chức của cơ thể ký chủ: Khi ký sinh trùng
xâm nhập vào các tổ chức mô và hình thành các bào nang thì xung quanh vị trí ký
sinh có hiện tượng bị viêm lt, tế bào tăng sinh để hạn chế sự sinh trưởng và phát
triển của ký sinh trùng. Đồng thời làm cho các cơ quan bám của ký sinh trùng khó
bám chắc vào các cơ quan của vật chủ nhầm để hạn chế tác hại của ký sinh trùng.
Ví dụ: Trùng quả dưa Ichthyophthirius mulptifiliis sống ký sinh trên da cá tế
bào thượng bì tăng sinh bao các ký sinh trùng thành những bọc trắng trên da cá.
Phản ứng của dịch thể: Phản ứng của dịch thể có nhiều dạng (phát viêm,
thẩm thấu dịch thể pha loãng các chất độc, tăng khả năng thực bào hình thành các
phản ứng miễn dịch.
Tuổi của ký chủ ảnh hưởng đến ký sinh trùng: Một số giống loài ký sinh
trùng sống ký sinh trên cơ thể ký chủ có cường độ và tỉ lệ cảm nhiễm giảm đi hay
tăng lên còn tuỳ thuộc vào tuổi của ký chủ.
Một số lồi ký sinh trùng có cường độ cảm nhiễm tăng lên theo luợng thức
ăn tăng lên (thể hiện rõ nhất ở những loài cá ăn động vật).

10


Tính ăn của ký chủ ảnh hưởng đến ký sinh trùng: Các loài cá ăn thực vật,
mùn bã hữu cơ, động vật nhỏ thường nhiễm các loại ký sinh trùng như nhóm thích
bào tử Balantinidium và một số lồi giun sán có chu kỳ phát triển trực tiếp.
Cá ăn động vật lớn thường nhiễm một số loại ký sinh trùng có giai đoạn phát
triển phức tạp như sán lá song chủ Isoparorchis sp trên cá trê, cá chẽm, cá lóc...
Cá ăn ở tầng đáy như cá chép thường nhiễm các loại ký sinh trùng có các ký
chủ trung gian như: nhuyễn thể, ấu trùng của cơn trùng...cảm nhiễm các lồi sán
dây Caryophyllacreus
Tình trạng sức khoẻ của ký chủ ảnh hưởng đến ký sinh trùng. Khi vật ni
khoẻ mạnh thì ký sinh trùng khó có thể cảm nhiễm được, ngược lại khi sức đề

kháng của vi khuẩn giảm thì ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
 Tác động của điều kiện môi trường đối với ký chủ
- Độ muối: Độ muối cao thường gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các
ký chủ trung gian, ký sinh trùng nước ngọt
- Nhiệt độ: Mỗi giống loài ký sinh trùng sống, sinh trưởng và phát triển ở
một khoảng nhiệt độ thích ứng. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng không
phát triển được.
- Đặc điểm của thuỷ vực: Trong các thuỷ vực tự nhiên thành phần loài ký
sinh trùng phong phú hơn các thuỷ vực nuôi cá. Tuy nhiên, trong các thuỷ vực
nuôi nếu hàm lượng dinh dưỡng cao, mật độ vật ni nhiều thì tỉ lệ cảm nhiễm và
cường độ cảm nhiễm sẽ cao hơn.
4. Một số quá trình bệnh lý cơ bản
4.1. Khái niệm
Khi nhiều tác nhân gây bệnh xâm nhập vào một hay nhiều cá thể sinh vật
nhưng chúng có q trình triệu chứng diễn biến giống nhau, q trình đó gọi là
q trình cơ bản của bệnh lý.
4.2. Bệnh lý rối loạn hoạt động một phần của hệ thống tuần hoàn
a. Tụ máu (sung huyết)
Bất kỳ một cơ qua hay tổ chức nào có hàm lượng máu cao hơn so với bình
thường thì được gọi là hiện tượng tụ máu. Có hai dạng là tụ máu động mạch và tụ
máu tĩnh mạch.
b. Hiện tượng chảy máu (xuất huyết)

11


Là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, nếu máu chảy ra ngồi cơ thể thì
được gọi là xuất huyết ngồi, nếu chảy ra ngồi mạch máu nhưng tích tụ lại trong
các tổ chức tế bào hay trong xoang cơ thể thì được gọi là xuất huyết trong.
Ví dụ: Rận cá Argulus, trùng mỏ neo Lernaea, đỉa cá Piscicola ký sinh trên

da và mang làm tổn thương da và mang gây ra hiện tượng xuất huyết ngoài. Các
vi khuẩn như: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas fluorescens, Vibrio
anguilarum... Khi cảm nhiễm sẽ tiết ra các độc tố, làm vỡ các mạch máu gây xuất
huyết dưới da, bề mặt cơ thể và bên trong nội quan của cá.
c. Thiếu máu
Khi lượng máu trong cơ thể giảm hoặc do các tế bào hồng cầu giảm so với
bình thường thì gọi là hiện tượng thiếu máu.
Một cơ quan hay bộ phận của cơ thể thiếu máu thì gọi là thiếu máu cục bộ.
Hiện tượng thiếu máu cục bộ có thể do thiếu dinh dưỡng, oxy và do hơ hấp khó
khăn.
Thiếu máu tồn thân là hiện tượng máu trong cơ thể bị giảm súc hay lượng
các tế bào hồng cầu giảm đi so với bình thường.
Hiện tượng thiếu máu do các nguyên nhân sau:
- Thiếu dinh dưỡng lâu ngày
- Bệnh mãn tính về đường tiêu hố
- Chảy máu trong và ngoài
- Ký sinh trùng hút máu tập trung với mật độ cao
- Tắt mạch máu
- Thiếu các thành phần tạo máu như: Fe, Ca, P...
Hiện tượng đông máu: Là dạng máu chuyển từ dạng lỏng (Fibrinogen) sang
dạng sợi (Fibrin) kết hợp với nhau tạo thành các khối nhỏ. Hiện tượng đơng máu
cịn do hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm chống lại sự mất máu khi
có hiện tượng bị tổn thương và chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại
bên ngồi xâm nhập theo đường máu.
Ngun nhân đơng máu:
- Tốc độ máu chảy chậm hơn bình thường.
- Tính chất của máu thay đổi.
- Tắc mạch do chướng ngại vật.
- Có thể do rối loạn hệ thần kinh
12



d. Hiện tượng tắc mạch máu
Máu không chảy được đến các tổ chức cơ quan do tổn thương, có mỡ xâm
nhập vào trong mạch máu, do kí sinh trùng di chuyển trong mạch máu, do hiện
tượng đông máu.
Ở động vật thuỷ sản cịn có hiện tượng tắc mạch máu do bọt khí gọi là bệnh
bọt khí khi hàm lượng Oxygen và Nitrogen ở mức quá bão hòa.
e. Hiện tượng hoại tử cục bộ
Là hiện tượng bộ phận hay cơ quan nào đó của cơ thể thiếu máu làm cho tổ
chức bị teo lại hoặc hoại tử.
Tuy nhiên, hiện tượng hoại tử do độc tố của các tác nhân gây bệnh tiết ra,
các độc tố này thúc đẩy quá trình tế bào và mơ gây nên hiện tượng hoại tử.
Ví dụ: Hiện tượng hoại tử do hội chứng lở loét (EUS), độc tố do nấm
Aphanomyces invadans ký sinh trong cơ cá gây hiện tượng hoại tử nghiêm trọng
và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể cá và gây
bệnh.
Sự rối loạn trong hệ thống tiêu hoá
Các hoạt động tiêu hoá bị rối loạn, hấp thụ bị ảnh hưởng: các tác nhân gây
bệnh tấn công các bộ phận, cơ quan của cơ thể làm cho hoạt động tiết men tiêu
hoá bị ảnh hưởng làm rối loạn chức năng tiêu hố.
Ví dụ: Vi khuẩn Aeromonas punctata gây nên hiện tượng viêm ruột trên
cá trám cỏ và có thể phá huỷ nghiêm trọng thành ruột cá.
Hiện tượng tắc ruột và thủng ruột có thể do các nguyên nhân sau:
- Sự xâm nhập lấy dinh dưỡng và tiết độc tố của nhiều loại tác nhân gây
bệnh khác nhau (Vi khuẩn, vi rus, ký sinh trùng) vào các bộ phận cơ quan tiêu
hố.
- Các yếu tố mơi trường ảnh hưởng tới hoạt động bắt mồi, tiêu hoá và hấp
thụ thức ăn của động vật.
- Do ảnh hưởng của một số loại thuốc và hoá chất bảo vệ thực vật hoặc do

một số độc tố trong thức ăn bảo quản trong điều kiện không tốt.
chế.

- Bệnh lý ở hệ tiêu hố cịn có thể do hệ thống thần kinh bị rối loạn và ức
Sự rối loạn trong hệ hô hấp

Cơ quan hô hấp của ĐVTS là mang, da....và một số cơ quan hơ hấp phụ
có chức năng cung cấp oxy cho cơ thể và đào thảy khí CO2 là sản phẩm của quá
13


trình trao đổi chất. Chức năng của cơ qua hơ hấp có liên quan đến các chức năng
của các cơ quan khác trong cơ thể động vật. Như vậy nếu cơ quan hô hấp bị các
tác nhân gây bệnh gây hại xâm nhập, gây cản trở cho hoạt động hô hấp và làm
cho cơ hoạt động hô hấp bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động khác của cơ
thể.
Bệnh xảy ra ở các cơ quan hơ hấp có thể do một số nguyên nhân sau:
- Mang bị tấn công bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau với cường độ
cảm nhiễm cao như: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
- Hàm lượng oxy hoà tan trong nước quá cao hay quá thấp, nằm ngoài
ngưỡng sinh thái về oxy của ĐVTS nuôi, lượng CO2 trong nước cao...
- Sự rối loạn các hoạt động của hệ tuần hoàn gây ra các bệnh lý khác nhau
như tắc mạch máu, đông máu...cũng ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan hô hấp.
Rối loạn trao đổi chất của tổ chức tế bào
Khi quá trình trao đổi chất bị rối loạn sẽ dẫn đến một số biến đổi trong tổ
chức của tế bào và thể hiện như sau:
- Làm cho các tổ chức tế bào bị teo lại
+ Do rối loạn hệ thống thần kinh làm cho quá trình trao đổi chất bị trì trệ.
+ Do bị chèn ép, đè nén lâu ngày làm cho hệ tuần hoàn bị rối loạn.
+ Mất khả năng điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết.

+ Các tác dụng vật lý hay hoá học làm cho cơ quan teo nhỏ lại.
- Biến đổi về số lượng và chất lượng tổ chức tế bào
- Tế bào tổ chức cơ quan sưng tấy
- Biến đổi về lượng nước, mỡ và các hoạt động trao đổi khoáng bị rối
loạn.
- Tổ chức cơ thể bị viêm, biến đổi về bệnh lý của chứng viêm:
+ Biến đổi về chất của tổ chức tế bào.
+ Tăng cường sự thẩm thấu của tế bào máu và dịch thể.
+ Tăng sinh tế bào nhằm phục hồi lại các tế bào đã chết của tổ chức và bao
vây cô lập các tác nhân gây bệnh.
Triệu chứng chủ yếu của hiện tượng viêm: Tổ chức có màu đỏ, sưng và
nóng lên, bị đau và cơ năng có sự thay đổi.
Kết quả của chứng viêm:
14


Kết quả tốt nếu là viêm cấp tính, sau một thời gian ngắn có thể thơng qua
hấp thụ, tái sinh và cơ năng của cơ thể hoàn toàn hồi phục lại.
Trong quá trình viêm nếu các tổ chức bị viêm q nặng thì khi hồi phục
lại sẽ có các sẹo, lưu lại các trạng thái bệnh lý, hoặc cơ năng của các tổ chức tế
bào viêm có thể khơng được phục hồi.
- Tổ chức tế bào bị phì, tăng sinh
Phì là hiện tượng các tổ chức tăng lên về mặt thể tích. Tăng sinh là hiện
tượng các tế bào tăng lên về mặt số lượng
- U bướu
Là hiện tượng số lượng tế bào ở một bộ phận tổ chức cơ quan tăng lên do
nhiều nguyên nhân: yếu tố vật lý, hoá học, sinh vật.
Thành phần hoá học của tế bào tổ chức u bướu khác với tế bào tổ chức
bình thường như: nước nhiều, protein giảm, thể keo phân tán nên sức trương của
bề mặt tế bào giảm. Ưu bướu có 2 loại hiền tính và ác tính.

Ưu bướu hiền tính: sinh trưởng chậm, phân hố của tế bào tương đối cao,
kết cấu và trao đổi chất giống như bình thường, lúc sinh trưởng trương to có màng
bao bọc vì vậy nên dễ cắt đi.
Ưu bướu ác tính: Sinh trưởng của tế bào nhanh, có thể chuyển dịch, phân
hố khơng hồn tồn, về kết cấu trao đổi chất khơng bình thường, trương to nhưng
khơng hình thành các màng bao bọc nên rất khó cắt đi gây hại cho tính mạng của
sinh vật.
Ưu bướu ác tính thường dẫn đến hiện tượng bệnh tồn thân, làm cho q
trình dinh dưỡng khơng tốt, cơ thể sinh vật gầy yếu, thiếu máu, cơ thể bị trúng
độc dần dần huỷ hoại cơ thể.
U bướu trên cá: cá xương có hiện tượng u bướu nhiều hơn cá sụn.
Nghiên cứu về u bướu trên động vật thuỷ sản hiện nay chưa được nhiều.
Câu hỏi ôn tập:
1. Hãy nêu mục đích của việc phân loại tác nhân gây bệnh trên động vật thủy
sản?
2. Tầm quan trọng của việc xác định chính xác các giai đoạn của bệnh trên động
vật thủy sản?
3. Giải thích các mối quan hệ giữa môi trường, động vật thủy sản và tác nhân
gây bệnh?
15


CHƯƠNG III
BỆNH DO MÔI TRƯỜNG VÀ DINH
DƯỠNG
Giới thiệu:
Tác hại do địch hại và các vi sinh vật ảnh hưởng không nhỏ đến q trình
ni động vật thủy sản trực tiếp hay gián tiếp. Vì vậy cần phải hạn chế tác hại ảnh
hưởng của địch hại và vi sinh vật góp phần tăng tỉ lệ sống, vật ni ít bị nhiễm
bệnh thông qua các yếu tố trung gian.

Mục tiêu:
 Kiến thức: Trình bày những dấu hiệu bệnh lý và tác hại của địch hại và
phi sinh vật gây ra trên động vật thủy sản.
 Kỹ năng: Xác định thành thạo về những địch hại và những yếu tố liên quan
đến môi trường và dinh dưỡng gây ra trên động vật thủy sản.
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phát triển ý thức trung thực, khách quan
trong nghiên cứu và thực hiện các thao tác trong phịng thí nghiệm một cách chính
xác, an tồn.
1. Bệnh do địch hại
Trong các thủy vực nuôi trồng thủy sản, các loại động vật thủy sinh hoang
dã thường là nguồn thức ăn thích hợp và giầu dinh dưỡng của các đối tượng thủy
sản nuôi. Khi chết đi, chúng có thể cung cấp cho vùng ni một lượng muối dinh
dưỡng cần thiết để duy trì cơ sở thức ăn tự nhiên của vùng nuôi. Tuy vậy, động
vật, đặc biệt là động vật thủy sinh khi cùng tồn tại trong mơi trường ni có những
tác động tiêu cực tới động vật thủy sản nuôi.
Tuy vậy, động vật, đặc biệt là động vật thủy sinh khi cùng tồn tại trong mơi
trường ni có những tác động tiêu cực tới động vật thủy sản ni. Động vật
hoang dã có thể cạnh tranh oxy và thức ăn của ĐVTS. Cùng sống trong mơi trường
ao ni, nếu động vật hoang dã có mật độ cao, chúng có thể cạnh tranh oxy và
nguồn thức ăn nhân công do con người đưa xuống, gây thiệt hại về kinh tế cho
người nuôi và hạn chế sinh trưởng của vật nuôi.
Động vật thủy sinh và đông vật trên cạn có thể là ký chủ trung gian, ký chủ
cuối cùng hoặc là các sinh vật mang mầm bệnh lây nhiễm cho động vật thủy sản
nuôi. Trong các ao nuôi cá, giáp xác và động vật thân mềm chính là ký chủ trung
gian của nhiều giun sán (Digenea, Cestoidea, Acanthocephala) ký sinh
16


gây bệnh ở cá nuôi. Trong ao nuôi giáp xác và động vật thân mềm, cá lại là các
ký chủ cuối cùng của nhiều giun sán mà giai đoạn ấu trùng ký sinh gây bệnh ở

động vật không xương sống. Trong các ao nuôi tôm he, giáp xác hoang dã chính
là sinh vật mang virus WSBV, gây bệnh đốm trắng rất nguy hiểm. Người, chim
và động vật trên cạn chính là ký chủ cuối cùng của nhiều giun sán gây bệnh ở
ĐVTS. Một số lồi chim ăn cá cịn là các sinh vật, do vơ tình, đã mang mầm bệnh
của ĐVTS phát tán từ nơi này sang nơi khác. Động vật có thể trực tiếp gây hại
cho động vật ni thủy sản.
1.1. Động vật có vú gây hại cho ĐVTS
Có nhiều động vật thuộc lớp thú trực tiếp sử dụng động vật thủy sản làm thức
ăn, nên ảnh hưởng rất lớn tới trữ lượng ĐVTS trong tự nhiên và năng suất sản
lượng trong nghề ni thủy sản. Điển hình là con Rái cá (Lutra lutra)
Đặc
điểm của rái cá: có chiều dài trung bình 20-30cm, trọng lượng tử 7-15kg, xung
quanh cơ thể có lơng ngắn, dày, giữa các ngón chân có màng dùng để bơi lội. Rái
cá có thể sống trên cạn và dưới nước nhưng thở bằng khí trời. Hang của rái cá
thường đào bên bờ ao, có 1 cửa thơng với nước ao. Thức ăn ưa thích của rái cá là
cá. sự xuất hiện của rái cá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và sản
lượng cá nuôi.
1.2. Chim gây hại cho ĐVTS
Chim không chỉ là ký chủ cuối cùng của một số giun sán ký sinh ở ĐVTS,
mà chúng còn trực tiếp sử dụng động vật thủy sản làm thức ăn Một số loài chim,
như chim diếc(Andeidae) thường có 90-95% lượng thức ăn trong ruột là cá và các
lồi chim này có thể làm hao hụt 30-40% cá giống và cá ấu niên nuôi trong các
trang trại.. Chim bồ nơng (Pelican) có thể ăn hết 1-3 tấn cá/ năm (Pillay,1996). 10
cặp chim cốc (Cormorrants) có thể 4,5 tấn cá/năm (Plesses, 1957). Theo điều tra
của trường đại học tổng hợp Mascova ở vùng hạ lưu sông Vonga, hàng năm có
tới 5000 tấn cá bị hao hụt do các loài chim ăn cá. Một số liệu điều tra khác cho
thấy, ở vùng Peru, nơi phân bố rất nhiều chim, 5500 tấn cá đã bị chim sử dụng
làm thức ăn hàng năm.
Ở việt nam, chưa có một thống kê cụ thể về tác hại của các loài chim ăn cá
đối với trữ lượng tự nhiên và sản lượng của nghề nuôi, nhưng thực tế cho thấy, tại

các rừng ngập mặn ven biển, là nơi cư trú của rất nhiều lồi chim khác nhau, trong
số đó có khơng ít các loài sử dụng ĐVTS làm thức ăn, do vậy tác động này cũng
không nhỏ.
17


Hình 6.1: Chim gây hại cho động vật thủy sản (Nguồn: anbinhbio.com)

1.3.

Lớp giáp xác (Crustacae) gây hại cho ĐVTS

Ở chương V, chúng ta đã biết về một số ký sinh trùng ký sinh gây bệnh ở cá
thuộc nhóm giáp xác bậc thấp. Ngoài tác hại ký sinh gây bệnh, một số giáp xác
thuốc bộ chân chèo (Copepoda) có thể trực tiếp gây hại cho trứng và ấu trùng của
cá. Một số giống lồi như Cyclops, Acanthocyclops, Mesocyclops,
Themocyclops... có cấu trúc chùy đầu cứng và nhọn, chúng trôi nổi trong tầng mặt
của nước và là địch hại nguy hiểm. Cyclops thường đâm thủng trứng và gây
thương tổn cho ấu trùng ĐVTS nói chung, đặt biệt là cá bột, trong những ngày
đầu của chu kỳ ương. Do vậy, trong bể đẻ, bể ấp trứng cá và trong các ao ương cá
bột những ngày đầu tiên, sự hiển diện của Cyclop sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới
tỷ lệ nở của trứng và tỷ lệ sống của cá bột trong ao ương.
Để tránh ảnh hưởng của những địch hại là giáp xác, trong hệ thống sinh sản
nhân tạo, cần lọc nước 1-2 lần bằng lưới lọc động vật phù du. Trong các ao ương
cá bột, để tránh tác hại của giáp xác phù du trong những ngày đầu thả cá bột,
khơng nên bón phân và gây màu nước quá lâu trước khi thả cá. Nhưng sau 1 tuần,
khi cá bột đã cứng cáp, sự tồn tại của loại giáp xác này lại là cơ sở thức ăn
rất tốt cho cá con
1.4.


Côn trùng (Insecta) gây hại cho ĐVTS

Côn trùng là các động vật chân khớp sống ở trên cạn, tuy vậy cũng có một
số lồi sống ở dưới nước và là địch hại nguy hiểm cho trứng và ấu trùng ĐVTS.
Đại diện là con bọ gạo (Notonecta), một địch hại nguy hiểm của cá con trong các
ao ương từ cá bột lên cá hương.
Bọ gạo có thân hình bầu dục, ngắn và nhỏ như hạt gạo, chiều dài khoảng 713mm. Mặt lưng bọ gạo màu trắng, mặt bụng màu đen, đây là đặc điểm thích
ứng với hình thức bơi ngửa của bọ gạo. Bọ gạo có cánh để có thể bay từ ao này

18


×