Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giáo trình Sinh thái thuỷ sinh vật (Nghề Phòng và chữa bệnh thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.81 KB, 105 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: SINH THÁI THUỶ SINH VẬT
NGÀNH: PHỊNG VÀ CHỮA BỆNH THUỶ SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2018 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Bài giảng “Sinh thái thuỷ sinh vật” được biên soạn với mục đích cung cấp cho sinh
viên ngành nuôi trồng thuỷ sản các kiến thức cơ bản về sinh thái học thuỷ vực và phân
loại thuỷ sinh vật. Trên cơ sở đó người đọc sẽ vận dụng các kiến thức đã đọc vào việc
điều khiển hoạt động sống của thuỷ sinh vật và các quá trình sinh học trong thuỷ vực, từ
đó giúp người đọc có thể sử dụng một cách có lợi nhất các nguồn lợi của thuỷ vực trước
hết là nguồn lợi sinh vật.
Bên cạnh đó bài giảng còn giới thiệu đến người đọc một số phương pháp nằm năng
cao năng suất sinh học của thuỷ vực, góp phần vào việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ


sinh vật. Một số biện pháp bảo vệ môi trường nước.
Sinh thái là nghiên cứu mối tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường vô
sinh và hữu sinh xác định sự phân bố và sự phong phú của quần đàn sinh vật. hướng
nghiên cứu của sinh thái là nghiên cứu những ảnh hưởng của các điều kiện vô sinh và
hữu sinh ảnh hưởng đến sự thành công của các cá thể
Thủy sinh học là khoa học nghiên cứu sự sống trong môi trường nước, sựsống đó thể
hiện cụ thể ở đời sống của các thủy sinh vật sống trong các thủy vực, ở các mức độ tổ
chức khác nhau và mối quan hệ biện chứng giữa thủy sinh vật với môi trường của
chúng.
Đối tượng nghiên cứu của thủy sinh học bao gồm tất cả sinh vật sống trong môi
trường nước (vi khuẩn, thực vật, động vật, nấm…) và các quá trình sinh học diễn ra ở
đó, khác với các ngành sinh học như Động vật học, Thực vật học thì thủy sinh học ngồi
nghiên cứu sinh học cá thể, còn đi sâu vào sinh thái học quần thể và quần xã thủy sinh
vật, chức năng và vị trí của chúng trong chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng
trong tự nhiên, đặc tính của mối quan hệ giữa sinh vật với môi trờng sống.

Trong q trình biên soạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong
được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để Chương giảng ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2018
Chủ biên: ThS. Huỳnh Chí Thanh


i


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ iv

DANH SÁCH HÌNH ...............................................................................................v
Chương 1: MƠI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC DẠNG THUỶ VỰC TRONG TỰ
NHIÊN .....................................................................................................................1
1.1. Đặc tính môi trường nước thuận lợi cho sự sống ...........................................1
1.1.1. Khối lượng riêng cao và độ nhớt thấp ....................................................1
1.1.2. Nhiệt lượng riêng cao, độ dẫn nhiệt kém................................................1
1.1.3. Độ tỏa nhiệt và độ thu nhiệt lớn.............................................................1
1.1.5. Khối nước luôn chuyển động .................................................................2
1.1.6. Độ hoà tan lớn ........................................................................................2
1.2. Thuỷ vực và sự phân chia các vùng trong thuỷ vực .....................................3
1.2.1. Vài nét về hải dương và biển ..................................................................3
1.2.2. Vài nét về các thuỷ vực nội địa ..............................................................4
1.3. Đặc tính lý, hố của mơi trường nước ............................................................9
1.3.1. Đặc tính cơ, lý học của mơi trường nước ................................................9
1.3.2. Đặc tính hố học của mơi trường nước .................................................12
1.3.3. Đặc tính nền đáy của thuỷ vực .............................................................16
Chương 2: ĐỜI SỐNG THỦY SINH VẬT............................................................18
2.1. Di động của thuỷ sinh vật ...........................................................................18
2.1.1 Khả năng nhận biết môi trường và định hướng di động ở thủy sinh vật.
.......................................................................................................................18
2.1.2. Các lối di động của thủy sinh vật.........................................................21
2.2. Dinh dưỡng của thuỷ sinh vật ......................................................................23
2.2.1 Các dạng dinh dưỡng .............................................................................24
2.2.2 Dinh dưỡng ở thủy sinh vật ...................................................................26
2.2.3 Sự tiêu hóa thức ăn và sự lựa chọn thức ăn. .........................................29
2.3. Trao đổi nước và muối ở thuỷ sinh vật ........................................................30
2.3.1. Trao đổi muối giữa cơ thể thủy sinh vật với mơi trường ngồi. ...........30
2.3.2. Trao đổi nước giữa thủy sinh vật với môi trường ngồi ........................34
2.4. Trao đổi khí ở thuỷ sinh vật ........................................................................35
2.4.1. Tính thích ứng của thủy sinh vật với điều kiện hô hấp trong nước ......35

2.4.2. Cường độ trao đổi khí ở thủy sinh vật ..................................................36
Chương 3: QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT ................................38
3.1. Cấu trúc và quan hệ quần thể thuỷ sinh vật ................................................38
3.1.1 Cấu trúc quần thể thủy sinh vật ...........................................................38
3.1.2 Quan hệ trong quần thể thủy sinh vật ...................................................39
3.2. Biến động số lượng và sinh trưởng quần thể ................................................39
3.2.1 Biến động số lượng quần thể thủy sinh vật ...........................................39
3.2.2 Sinh trưởng trong quần thể thủy sinh vật...............................................40
3.3. Sinh sản ở thuỷ sinh vật ..............................................................................43
3.3.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục ...........................................................44
3.3.2 Hình thức sinh sản ở thủy sinh vật ........................................................45
3.3.3 Tuổi và kích thước sinh sản ...................................................................46
ii


3.3.4 Sức sinh sản của thủy sinh vật ..............................................................47
3.3.5. Quá trình sinh sản ................................................................................48
3.4. Di cư ở thuỷ sinh vật....................................................................................51
3.4.1. Ý nghĩa và hình thức di cư ở thủy sinh vật. ..........................................51
3.4.2. Cơ chế của sự di cư...............................................................................52
3.4.3. Các loại di cư và ý nghĩa thích nghi .....................................................52
3.5. Cấu trúc và quan hệ trong quần xã thuỷ sinh vật ........................................53
3.5.1 Đặc điểm cấu trúc của quần xã thủy sinh vật .......................................53
3.5.2 Quan hệ trong quần xã thủy sinh vật ....................................................54
3.6. Phân bố và biến đổi cấu trúc của các quần xã thuỷ sinh vật .......................55
3.6.1. Phân bố và biến động phân bố theo chiều ngang .................................55
3.6.2. Phân bố và biến động phân bố theo chiều sâu .....................................55
3.6.3. Phân bố và biến động phân bố theo thời gian ......................................55
Chương 4: PHÂN BỐ Ở THỦY SINH VẬT .........................................................57
4.1. Phân bố theo vĩ độ (phân bố theo chiều ngang) ......................................57

4.2 Phân bố đặc trưng. ....................................................................................58
4.3 Phân bố theo chiều thẳng đứng. ...............................................................59
4.4 Phân bố theo thủy vực..............................................................................59
4.5. Biến động của sự phân bố sinh vật trong thủy quyển .............................63
Chương 5: NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA THUỶ VỰC ....................................66
5.1. Chu trình vật chất trong thuỷ vực ...............................................................66
5.1.1. Định nghĩa............................................................................................66
5.1.2. Đặc tính của chu trình vật chất ............................................................66
5.1.3. Năng suất sinh học của thủy vực .........................................................68
5.2. Xác định năng suất sinh học trong thuỷ vực ...............................................68
5.2.1. Các khái niệm ......................................................................................68
5.2.2. Sản lượng sinh vật sơ cấp của thủy vực................................................70
5.2.3. Sản lượng sinh vật thứ cấp ...................................................................71
5.3. Các nhân tố quyết định năng suất sinh học của thuỷ vực ...........................71
5.3.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất sinh học thủy vực bao
gồm 72
5.3.2. Các biện pháp năng cao năng suất sinh học thủy vực..........................73
Chương 6: VẤN ĐỀ NHIỄM BẨN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG THỦY
VỰC TỰ NHIÊN ...................................................................................................76
6.1. Nguyên nhân và tác hại của nhiễm bẩn môi trường nước tự nhiên ..............76
6.1.1 Biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường nước ...........................................78
6.1.2. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn ...............................................................78
6.1.3 Tác hại của nước bị nhiễm bẩn ..............................................................79
6.2. Phân chia độ nhiễm bẩn của thuỷ vực và các sinh vật chỉ thị. ....................81
6.3. Hiện trạng nhiễm bẩn và bảo vệ nguồn nước ở khu vực ĐBSCL ...............83
6.3.1 Hiện trạng nhiễm bẩn nguồn nước ở ĐBSCL ....................................83
6.3.2 Bảo vệ nguồn nước sạch ........................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................95

iii



GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Sinh thái thủy sinh vật
Mã số mơn học: CNN290
I. Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí của mơn học: Sinh thái thủy sinh vật là môn cơ sở quan trọng cho học sinh ngành
nuôi trồng thủy sản, môn học khái quát về các đặc tính mơi trường và đời sống của thủy
sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa chúng với mơi trường. Nghiên cứu về sinh thái
thủy sinh vật có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như quản lý chất lượng ao nuôi,
sinh lý động vật thủy sinh, động và thực vật thủy sinh, hình thái và phân loại tơm/cá, dinh
dưỡng thức ăn thủy sản...
- Tính chất của môn học: Là môn học lý thuyết cơ sở ngành tự chọn.
II. Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong môn học này học sinh được trang bị:
- Về kiến thức: những kiến thức cơ bản về môi trường nước, các loại thuỷ vực, đời sống
của thuỷ sinh vật, năng suất sinh học trong thuỷ vực và các vấn đề nhiễm bẩn trong thuỷ
vực…
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập và chịu trách nhiệm
liên quan đến nội dung các vấn đề về mối quan hệ sinh thái trong thủy sản.
III. Nội dung môn học :
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT

Tổng
số

Tên chương mục


Thời gian

Thực
thuyết
hành
Bài tập
7

1

Chương 1: Các nhóm sinh vật ở nước và
mơi trường sống của chúng
1 Các nhóm sinh vật ở nước
2 Các loại hình thủy vực và cấu trúc quần
thể trong từng thủy vực
3 Các yếu tố sinh thái chính trong mơi
trường nước

7

2

Chương 2: Sinh thái học cá thể thủy
sinh vật
1 Di động của thuỷ sinh vật
2 Dinh dưỡng của thuỷ sinh vật
3 Quá trình trao đổi giữa cơ thể thủy sinh
vật với môi trường
4 Sinh sản của thủy sinh vật


8

7

3

Chương 3: Di cư và phân bố ở thuỷ sinh

4

4

iv

Kiểm tra*
(LT hoặc
TH)

1LT


vật
1 Di cư ở thuỷ sinh vật
2 Phân bố ở thủy sinh vật.
4

Chương 4: Quần thể và quần xã thủy
sinh vật
1 Quần thể thuỷ sinh vật
2 Quần xã thuỷ sinh vật


3

3

5

Chương 5: Năng suất sinh học của thuỷ
vực
1 Chu trình vật chất trong thuỷ vực
2 Xác định năng suất sinh học trong thuỷ
vực
3 Các nhân tố quyết định năng suất sinh
học của thuỷ vực
Chương 6: Vấn đề nhiễm bẩn môi
trường nước trong thủy vực tự nhiên
1 Nguyên nhân và tác hại của nhiễm bẩn
môi trường nước tự nhiên
2 Phân chia độ nhiễm bẩn của thuỷ vực và
các sinh vật chỉ thị
3 Hiện trạng nhiễm bẩn và bảo vệ nguồn
nước ở khu vực ĐBSCL

5

4

3

3


Cộng

30

6

v

1LT

Thời gian: 0,5 giờ

28

0

2


vi


Chương 1: MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC DẠNG THUỶ VỰC TRONG TỰ
NHIÊN
Mục đích của chương: giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về
những đặc tính lý hóa và một số đặc tính mơi trường nước, đồng thời biết được sự
phân bố của các sinh vật trong môi trường đó.
1.1. Đặc tính mơi trường nước thuận lợi cho sự sống
So với các chất lỏng khác, nước có nhiều đặc tính lý, hố, cơ học thuận lợi cho

đời sống và sự phát triển của sinh vật sống trong môi trường nước đó.
1.1.1. Khối lượng riêng cao và độ nhớt thấp
Khối lượng riêng của nước dao động trong khoảng 1.01 – 1.03 g/cm3. Độ nhớt
của nước rất thấp so với các chất lỏng khác. Hai tính chất này của mơi trường nướcrất
thuận lợi cho đời sống của thủy sinh vật, ảnh hưởng rất quan trọng đến sự di động
của thuỷ sinh vật trong môi trường nước: khối lượng riêng cao – sức nâng đỡlớn –
thủy sinh vật dễ sống trôi nổi, độ nhớt thấp – sức cản trở nhỏ - giúp thủy sinh vật di
chuyển nhanh và ít tốn sức.
1.1.2. Nhiệt lượng riêng cao, độ dẫn nhiệt kém
Hai tính chất này làm cho khối lượng nước trong thủy vực hấp thu rất nhiều
nhiệt mới nóng lên được và giữ nhiệt tốt, nên những thay đổi nhiệt độ của nước ở
mức độ vừa phải – ít theo sự thay đổi nhiệt độ của khơng khí, đảm bảo điều kiện
nhiệt độ ơn hịa khơng thay đổi đột ngột, thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật. Vì
thế, thủy sinh vật sống trong nước rất phong phú và đa dạng.
1.1.3. Độ tỏa nhiệt và độ thu nhiệt lớn
Nước tỏa ra rất nhiều nhiệt khi lạnh đi. Đặc tính này rất quan trọng đối với thủy
vực nước lạnh. Khi lớp nước ở tầng mặt đóng băng, tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn
làm cho các lớp nước phía dưới khơng đóng băng được, đảm bảo đời sống bình
thường của thủy sinh vật trong thủy vực.
Nước hấp thu rất nhiều nhiệt khi bốc hơi: 1 gr nước chuyển hóa hồn tồn
thành hơi ở 100 0C phải thu vào một nhiệt lượng là 97.7 cal. Đặc tính khó bay hơi
này của nước đã làm cho các thủy vực ở xứ nóng khơng bị khơ cạn và duy trì được
sự sống của các sinh vật trong thủy vực.
1


1.1.4. Sức căng bề mặt lớn
Nước có sức căng bề mặt lớn hơn các chất lỏng khác (trừ thủy ngân). Nhờ đặc
tính này của nước nên một số thủy sinh vật có thể sống quanh bề mặt nước, sống
đồng thời trong hai mơi trường: nước và khơng khí.

1.1.5. Khối nước luôn chuyển động
Khối nước trong thủy vực luôn luôn chuyển động, ngay cả trong thủy vực
khơng có sự trao đổi nước. Nước trong thủy vực chuyển động dưới dạng sóng
vàdịng chảy. Chuyển động dạng sóng là do gió gây nên, tạo ra chuyển động dao
động của khối nước trên mặt. Dòng chảy do sự chênh lệch về nhiệt độ, độ mặn hoặc
nhiều nguyên nhân khác. Dòng chảy là sự chuyển động của khối nước theo một
hướng nhất định. Dòng chảy có thể là dịng chảy ngang, dịng chảy đứng hay dòng
chảy hổn hợp.
Nước chuyển động giúp cho sự chuyển động của thủy sinh vật, sự khuếch
tán của oxy từ không khí vào thủy vực, sự điều hịa nhiệt độ, độ mặn, các khí hịa
tan và việc phân tán các sản phẩm bài tiết của thủy sinh vật, tránh hiện tượng nhiễm
bẩn hay thiếu oxy cục bộ.
1.1.6. Độ hoà tan lớn
Nước là một dung mơi hịa tan tốt. Nhờ vậy mà môi trường nước đã trở thành
môi trường cung cấp các muối dinh dưỡng và các chất khí hịa cho thủy sinh vật,
đồng thời phân tán dễ dàng các chất thải do chúng thải ra trong q trình hơ hấp và
trao đổi chất, đảm bảo đời sống bình thường cho thủy vực.
Do đặc tính thuận lợi đối với đời sống sinh vật của môi trường nước nên:
- Sự sống trên trái đất phát sinh từ môi trường nước
- Trong số 71 lớp động vật đã biết, có đến 53 lớp có đại diện sống trong môi
trường nước.
- Xét về nguồn gốc phát sinh, số lượng lớp và phân lớp động vật, thực vật phát
sinh từ môi trường nước nhiều hơn hẳn so với các lớp và phân lớp phát sinh từ môi
trường ở cạn.

2


1.2. Thuỷ vực và sự phân chia các vùng trong thuỷ vực
Trong thiên nhiên phần lớn môi trường nước ở dạng các thuỷ vực hình thành

nên trên trái đất qua các thời kỳ địa chất khác nhau và còn đang tiếp tục hình thành.
Đó là nơi sống chủ yếu và tập trung của thuỷ sinh vật. Ngoài nguồn nước ở các thuỷ
vực, nước trong thiên nhiên còn ở dưới dạng các khối băng vĩnh cửu ở hai cực trái
đất và nước ngầm trong các lớp đất, song đó là những mơi trường nghèo hay khơng
có thuỷ sinh vật.
Các thuỷ vực trên trái đất có thể chia thành hai nhóm lớn: hải dương và các
thuỷ vực nội địa. Hai nhóm thuỷ vực này sai khác nhau rất cơ bản về nhiều mặt:
- Về diện tích: diện tích hải dương rất lớn, chiếm 7/10 diện tích trái đất, cịn các
thủy vực nội địa chỉ chiếm khoảng 1/200 diện tích trái đất.
- Về lịch sử hình thành: hải dương được hình thành vào khoảng thời gian đầucủa
lịch sử địa chất, còn các thủy vực nội địa chỉ mới hình thành từ kỷ đệ tứ, một số
thủy vực nhân tạo cịn có thể trẻ hơn nửa.
- Hải dương là các thủy vực nước mặn, các thủy vực nội địa phổ biến là các thủy
vực nước nhạt, nước có nồng độ muối thấp. Do nồng độ muối khác nhau nên khu hệ
thủy sinh vật của hai loại hình thủy vực này cũng rất khác nhau.
- Hải dương ít chịu ảnh hưởng của các nhân tố lục địa, còn các thủy vực nội địa
chịu ảnh hưởng trực tiếp của các q trình địa chất và khí hậu địa phương trên lục
địa.
1.2.1. Vài nét về hải dương và biển
Hải dương là một khối nước lớn liên tục, bao quanh các lục địa và chia làm 4
khu vực: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Biển là những phần hải dương tiếp giáp với lục địa hoặc nằm lọt hẳn vào trong
lục địa tiếp xúc rộng rải với hải dương. (Biển đông: một phần của Thái bình
Dương). Tính chất thủy lý hóa học của biển phụ thuộc vào vị trí của biển, đối với
biển ngồi thì tính chất này phụ thuộc mật thiết vào hải dương, còn đối với biển sâu
trong nội địa thì tính hải dương kém dần và tính lục địa tăng lên.
Sự phân chia các vùng hải dương không đồng nhất mà phụ thuộc vào từng tác
giả. Cơ sở để phân chia thường dùng là độ chiếu sáng của tầng nước, đặc tính phân
3



bố thành phần loài và số lượng động thực vật, đặc tính cấu trúc quần loại sinh vật
sống trong mỗi vùng.
1.2.2. Vài nét về các thuỷ vực nội địa
Các thủy vực nội địa chiếm một diện tích rất nhỏ của mơi trường nước nhưng lạirất
phất tạp về hình thái cấu tạo cũng như đặc tính thủy lý hóa học và sinh học.
Các thủy vực trên mặt đất: có thể chia làm hai nhóm là nước đứng và nước
chảy. Các thủy vực nước đứng tiêu biểu là: hồ, ao, đầm lầy…còn các thủy vực nước
chảy tiêu biểu là sông, suối, mạch nước phun… Cũng có thể chia làm thủy vực tự
nhiên và nhân tạo. Nói chung sự phân chia này khơng hoàn toàn tuyệt đối cho nên
cần xem xét từng loại hình thủy vực cụ thể.
Khái niệm về hờ
- Hồ tự nhiên: là loại thủy vực có dạng trũng sâu lớn trên mặt đất có chứa nước, có
thể là nước đứng hay nước chảy chậm.
Về hình thái và khối nước:
Hồ khác với đầm về diện tích và độ sâu.
Hồ khác sơng ở nền vỏ ngắn hơn, tốc độ nước chảy chậm hơn hay thẳng đứng
hẳn.
Hồ nhân tạo khác hồ tự nhiên ở nguồn gốc hình thành.
- Hồ nhân tạo: đây là thủy vực nhân tạo được xây dựng bằng cách đắp đập ngăn
dịng chảy của sơng hoặc suối.
- Đối với loại hình thuỷ vực dạng hồ chức, nhưng hiệu quả sử dụng diện tích
mặt nước ở các hồ chứa nước nhân tạo để nuôi trồng thuỷ sản chưa được quan tâmkhai
thác, phát triển đúng mức.
Ví dụ: Hồ Trị An có diện tích mặt nước hơn 32.000 ha, thuộc loại hồ lớn nhất
khu vực Nam bộ, có tiềm năng ni trồng thủy sản rất lớn. Song lâu nay, do chưa
quản lý tốt nên tại khu vực lịng hồ hiện có hơn 700 hộ dân đang sinh sống bằng
nghề đánh bắt thủy sản, trong đó nhiều hộ đăng chắn ni và đánh bắt thủy sản trái
phép. Đặc biệt, hiện có nhiều người dân sử dụng chất nổ, rà điện để đánh bắt cá làm


4


nguồn cá tự nhiên và nguồn cá giống thả mỗi năm ngày càng cạn kiệt khiến mức
đánh bắt mỗi năm của Trung tâm thủy sản Đồng Nai chỉ đạt khoảng 400 tấn cá.
- Việc phát triển nghề nuôi thuỷ sản trên lồng hồ Thác Bà đang ngày một phát
triển. Hồ Thác Bà được biết đến là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt
Nam, hồ thì Thác Bà đã cung cấp cho họ những nguồn lợi thủy sản vơ cùng phong
phú, giúp họ vươn lên thốt nghèo và xây dựng kinh tế gia đình ngày một bền vững.

Hình 1.1. Một điểm nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà
(Nguồn: vnnet.vn)

Ao
Khái niệm
Ao là loại hình thủy vực nước đứng, nhỏ nơng, hình thành do nhiều ngun
nhân là tự nhiên hay nhân tạo.
Ao có thể là vùng trũng sâu tự nhiên (ao tự nhiên) hoặc đào (ao đào) tích tụ do
nhiều nguồn nước khác nhau (mưa, sông, suối), ao vùng núi cịn hình thành do đắp
ngăn trũng sâu tích lũy nước suối.
Do diện tích nhỏ và nơng nên các vùng phân chia trong ao không rõ ràng.
Thực vật ở nước phát triển ven bờ nhưng có khi lan tới vùng giữa.
Về mặt loại hình, ao đầm cịn có thể là thủy vực dạng hồ.
Đặc điểm cấu trúc thủy sinh vật ở ao
Đặc điểm nổi bật của khu hệ thủy sinh vật trong ao là thành phần loài tương
đối đồng nhất ở mỗi sinh cảnh, số lượng cá thể lớn, đặc biệt phong phú là vi khuẩn,
5


thực vật nổi và thực vật lớn. Thành phần sinh vật nổi ưu thế là: Protozoa, Rotifer,

giáp xác nhỏ, tôm Macrobrachium, cua… Trong thành phần sinh vật đáy thường
thấy là Oligochaeta, ốc ưa nước tĩnh. Ở ao có nhiều loại cá thích ứng với nước cạn
như cá rơ, trê và cá lóc…
Ao là thủy vực nước đứng, nhỏ nên chế độ thủy lý hóa dễ thay đổi phụ thuộc
vào nhiều tác nhân như bón phân, nguồn nước, sinh hoạt…làm ảnh hưởng sự phát
triển thủy sinh vật trong ao, sự phân bố thủy sinh vật tương đối đồng nhất.
Sông:
Khái niệm về sông
Là thủy vực nước chảy tiêu biểu với đặc điểm khối nước luôn chảy theo một
chiều nhất định từ thượng lưu đến hạ lưu do sự chênh lệch về độ cao so với mặtbiển
của dịng sơng.
Đặc điểm phân chia sơng
Theo dịng chảy từ đầu nguồn tới cửa sơng có thể chia làm ba phần:
- Đầu nguồn (thượng lưu): sông ở đây thường hẹp, nông, tốc độ nước chảy
mạnh, nền đáy là đáy góc bao phủ bởi vật chất cở lớn, nếu ở núi thì nền đáy có đá
lớn.
- Giữa nguồn (trung lưu): dịng sơng rộng dần ra, có thể có nhiều phụ lưu, tốc
độ nước chảy giảm dần, nền đáy sơng mang tính hỗn hợp, nền đáy gốc chỉ cịn ởmột
số nơi, chủ yếu là bồi đắp cấu tạo bởi các thành phần vật chất nhỏ (đá nhỏ, cát bùn)
do nước sông mang đến và lắng động.
- Cuối nguồn (hạ lưu): lịng sơng mở rộng tới cửa sơng, tốc độ nước giảm nhẹ,
nền đáy hoàn toàn do bồi đắp chỉ gồm các phần tử vật chất cở nhỏ (cát, bùn).
- Vùng cửa sông: là vùng tiếp xúc với biển, chịu ảnh hưởng rõ của thủy triều,
nước sông pha lẫn nước biển tạo thành một vùng có đặc tính thủy lý hóa học vàsinh
học rất phức tạp. Tốc độ nước chảy mạnh ở giữa và yếu ở hai bên, nền đáy bị bào
mòn thường xuyên và vật chất này chuyển sang bồi đắp nơi khác làm lịng sơng ln
biến đổi.

6



Chu trình vật chất ở sơng: nguồn năng lượng do nước ngầm, nước mặn hay do
sơng ln chuyển muối hịa tan, khí hịa tan do khơng khí, ánh sáng, năng
lượng…chỉ có một phần vật chất tham gia chu trình cịn đa phần bị cuốn trôi ra biển.
Cấu trúc quần xã thủy sinh vật ở sơng
Thành phần lồi thủy sinh vật ở sông phát triển mạnh như Protozoa, tảo khuê,
Rotifer, Cyanophyta, Chlorophyta và giáp xác nhỏ. Thành phần loài và số lượng
nghèo ở thượng lưu và tăng dần ở phía hạ lưu.
Sự phân bố thủy sinh vật tương đối đồng đều theo chiều ngang và thẳng đứng
(nước chảy mạnh) số lượng nhiều nhất ở kỳ nước thấp và nghèo đi ở kỳ nước cao.
Ở sông thực vật đáy kém phát triển, động vật đáy đa dạng tùy theo nền đáy
(cát, đá, bùn…).
Sinh vật đáy đá thấy ở thượng lưu sông thuộc vùng núi đặc trưng là ấu trùng
Trichoptera, ốc núi Angulyagra.
Sinh vật đáy cát và bùn thấy ở trung lưu và hạ lưu sông, thành phần gồm ấu
trùng côn trùng, giun ít tơ, ốc, trai…
Sinh vật biển tự bơi có cá, bị sát, động vật có vú ở nước. Thành phần khu hệ
cá không đồng nhất từ thượng lưu đến hạ lưu, mỗi đoạn sơng đều có nhóm cá đặc
trưng.
Ruộng lúa

Hình 1.2. Mơ hình ni thuỷ sảng kết hợp cá - lúa
Khái niệm

7


Ruộng lúa là loại hình thủy vực nhân tạo phổ biến và đặc trưng cho các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới… Đặc điểm ruộng lúa là có bờ ngăn thành ô vuông, đáy
bằng nước nông, thủy sinh thực vật phát triển dày đặc (lúa, cỏ, tảo). Tùy theo đặc

điểm của chế độ nước, ruộng có thể chia làm nhiều loại.
Xét về thời gian ngập nước có thể phân chia ruộng thành các dạng như sau:
Ruộng một vụ có nước: chỉ có nước một vụ trong năm, vào thời gian cấy lúa,
thời gian cịn lại khơ.
Ruộng có nước quanh năm: chia thành hai dạng là ruộng nước chảy và ruộng
nước tĩnh.
- Ruộng nước chảy: nước trong ruộng luôn chảy từ ô đầu nguồn đến ô cuối
nguồn nước. (Miền trung Việt Nam).
- Ruộng nước tĩnh: nước trong rụông hầu như không chảy (ruộng ở đồngbằng).
Do diện tích nhỏ, nước nơng, đáy bằng và là nơi trồng lúa nên đặc tính thủy lý hóa
và sinh học ruộng lúa phụ thuộc rất nhiều vào chế độ canh tác và khí hậu địa
phương.
Nguồn nước cung cấp cho ruộng lúa là sông, suối, ao hồ và mưa…
Cấu trúc quần xã thủy sinh vật ở ruộng lúa
Quần xã thủy sinh vật ở ruộng lúa cấy với thành phần thực vật lớn chiếm ưu
thế, có quan hệ mật thiết với khu hệ thủy sinh vật sông, ao, hồ, suối. Các thủy sinh
vật chỉ tồn tại khi điều kiện sống ở ruộng lúa ở chừng mực nhất định cịn ở giữa có
đặc điểm như chỗ ban đầu.
Ngồi thành phần loài chung với thành phần loài thủy vực kế cạnh, trong
ruộng lúa cịn thành phần lồi đặc trưng là các thủy sinh vật sống quanh bụi lúa (tảo
sợi Spirogyra, cơn trùng nước, giáp xác…). Thích ứng được điều kiện dễ khơ hạn
của ruộng lúa.
Thành phần lồi và số lượng thuỷ sinh vật lúa phụ thuộc nhiều vào chế độ
canh tác, chế độ thủy học, đặc biệt là cơng trình thủy nông. Ở các ruộng cấy lúa một
vụ, khi nước hoàn toàn cạn hẳn, quần thể sinh vật trong ruộng lúa hầu như bị hủy
diệt, chỉ còn lại dạng mầm (cyst) một số lồi ốc, giun ít tơ. Sang đến kỳ bón phân số
lượng sinh vật tăng cao.
8



Nước ngầm: là loại thủy vực dưới mặt đất, đặc tính chung là khơng có ánh
sáng, độc lập với điều kiện thời tiết, nhiệt độ nước thấp và không thay đổi, nước
ngầm chia làm các dạng sau:
- Nước ngầm: là lớp nước ngầm đọng lại trên lớp đất không thấm đầu tiên tính tù
mặt đất
-Nước nén: là lớp nước ngầm bị nén giữa hai lớp đất không thấm nước, chịuáp
lực lớn
- Nước khoáng: là nước ngầm tiếp xúc với các khe địa chất, hịa tan nhiều
muối khống. Sinh vật ở nước ngầm rất đặc trưng về hình thái và sinh học.
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm: Theo báo cáo của Tổng cục
Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường), nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá
phong phú nhờ mưa nhiều. Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn
quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn
nước này vào khoảng 1,47 triệu m3/ngày.
Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đang đối mặt với
dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn
lần. Ngồi ra, việc khai thác nước quá mức ở tầng holocen cũng làm cho hàm lượng
asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l.
1.3. Đặc tính lý, hoá của mơi trường nước
Các nhân tố vô sinh của môi trường sống bao gồm các đặc tính lý hố, co
học của mơi trường nước và nền đáy cùng với quá trình biến đổi của chúng trong
đời sống thuỷ vực. Các nhân tố này thường xuyên tác động lên đới sống thuỷ sinh
vật và thuỷ vực, đồng thời hoạt động sống của thuỷ sinh vật cũng làm biến đổi đặc
tính thuỷ lý hố cơ học của mơi trường nước và nền đáy trong thuỷ vực.
1.3.1. Đặc tính cơ, lý học của môi trường nước
- Áp lực nước
Do trọng lượng riêng cao, nhât là khi có mi hồ tan nên áp lực nước trong
thuỷ vực khá lớn. Ở biển cứ xuống độ sâu 10,3m và ở thuỷ vực nước ngọt nội địa là
9,986m (ở 40C) áp lực nước lại tăng lên 1atm.
9



Mỗi lồi thủy sinh vật có khả năng thích ứng riêng với áp lực nước. Các lồi
thích ứng rộng có thể sống được trong khoảng biến đổi rộng của áp lực nước, nên có
phân bố theo chiều sâu rất rộng. Các lồi thích ứng hẹp chỉ sống được trong điều
kiện áp lực nước nhất định, có phân bố rất hẹp. Trong điều kiện thí nghiệm đa số
thủy sinh vật có khả năng chịu đựng áp lực nước tới 100 – 200 atm, tuy nhiên mỗi
lồi chỉ sống bình thường trong điều kiện áp lực nhất định, quá giới hạn này sẽ có
biến đổi trong hoạt động sống của thủy sinh vật như chuyển sang trạng thái bất
động, cơ thể trương phồng, rắn lại… nếu áp lực kéo dài sinh vật chết.
Theo Schlleper (1963) thì hiện tượng chết khi chịu áp lực cao là do nguyên
sinh chất của tế bào bị biến đổi, mất cân bằng hệ thống sol ↔ gel, tăng độ nhớt lên
nhưng theo Birstein (1957) cho rằng khi đó làm chậm đi nhịp phân chia tế bào, kết
quả là làm biếm đổi quan hệ giữa quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng kích
thước cơ thể.
Áp lực nước cịn ảnh hưởng đến sự phân bố và hình thành giới tính ở một số
thủy sinh vật như khi cho ấu trùng của Tigriopus (Harpacticoida) ở áp lực 450 - 700
atm chúng chỉ hình thành con cái nhưng ở 1 atm con đực chiếm 84% (Vacquler,
1962).
Sự thay đổi về áp lực nước cịn có thể làm biến đổi quang hướng động ở các
loài thuỷ sinh vật di chuyển theo chiều thẳng đứngtrong hải dương.
- Chuyển động của khối nước
Trong thuỷ vực do nhiều nguyên nhân khối nước luôn chuyển động. Nước
trong thuỷ vực chuyển động dưới dạng sóng và dịng chảy
Sóng: do quan hệ hỗ tương giữa khối nước và khí quyển, sóng ảnh hưởng lớn
đến đời sống, di chuyển và phân bố của thủy sinh vật đặc biệt là đối với thủy sinh
vật ven bờ và thủy sinh vật sống trơi nổi.
Dịng chảy: là sự chuyển động của khối nước theo một hướng nhất định trong
thủy vực, dòng chảy sinh ra do nhiều nguyên nhân như gió, lực hút của mặt trăng,
mặt trời, sự chênh lệch về áp lực khơng khí, về mực nước, về trọng lượng riêng…

Đặc tính chuyển động của khối nước trong thủy vực ảnh hưởng rất lớn tới sự di
động, hoạt động dinh dưỡng, phân bố của thủy sinh vật. Dòng chảy ở hải dượng
10


nhiều khi tạo nên những điều kiện rất thuận lợi về nhiệt độ, thức ăn…. cho cá, do
đó ảnh hưởng đến sản lượng cá biển. Dịng chảy ở sơng, suối cịn ảnh hưởng đến sự
hình thành khu hệ thuỷ sinh vật đáy, do tác dụng phá huỷ và tạo thành nền đáy của
dòng chảy. Các dòng chảy thẳng đứng trong thuỷ vực có tác dụng đưa khối lượng
muối dinh dưỡng hoà tan ở dưới sâu lên mặt, tham gia vào chu trình vật chất, ảnh
hưởng đến năng suất sinh học của thuỷ vực. Các dịng chảy ở sơng ra biển một phần
đưa ra biển một khối lượng lớn các muối dinh dưỡng, nhưng mặt khác lại làm hạthấp
nồng độ muối của nước biển ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của sinh vật biển ở
vùng ven bờ và ở các vịnh.
- Ánh sáng
Nguồn ánh sáng chủ yếu của thủy vực là từ mặt trời và mặt trăng tỏa xuống,
ngoài ra cịn có sự phát sáng của một số lồi thủy sinh vật.
Phần lớn ánh sáng vào nước được các phân tử nước và vật chất lơ lững hấp thụ,hệ
số hấp thụ ánh sáng của nước tỷ lệ nghịch với độ trong của nước và biến đổi theo
bước sống. Độ sâu nhất ánh sáng có thể đi vào trong nước là 1500-1700 m. Vùng
trên (vùng sáng) có đủ các tia sáng từ đỏ tới tím đảm bảo cho thủy sinh vật quang
hợp phát triển. Vùng giữa (vùng mặt sáng) là vùng chỉ có tia có bước sóng ngắn và
cực ngắn. Vùng dưới (vùng tối) khơng có tia sáng nào phân bố tới.
Tác dụng của ánh sáng đối với thuỷ vực và thuỷ sinh vật rất quan trọng:
Ánh sáng ảnh hưởng tới sự di động và phân bố của thủy sinh vật theo độ sâu,
đặc biệt là đối với thực vật quang hợp (tạo nên các vùng thực vật phong phú ứng
với các vùng sáng của tầng nước).
Sự thay đổi ánh sáng theo ngày đêm dẫn đến hiện tượng di động theo ngày
đêm của thuỷ sinh vật.
Giúp sinh vật định hướng di động nhờ tập tính quang hướng động.

Thúc đẩy các quá trình sinh hóa trong họat động sống cá thể, đặc biệt là quá
trình tạo Vitamin.
Quá trình thành thục, sinh sản, lối sinh sản và chu kỳ sinh sản.
Biến đổi hình thái, màu sắc và các cơ quan cảm quang.
11


- Nhiệt độ
Nguồn nhiệt: chủ yếu trong thủy vực là từ bức xạ mặt trời (99%). Ngịai ra cịn
có nguồn khác là các tia sóng có bước sóng dài, sự tỏa nhiệt của lòng đất, sự phân
hủy các chất hữu cơ,...
Sự phân bố của nhiệt độ trong nước theo không gian và thời gian: Chế độ
nhiệt của nước trong thủy vực biến đổi theo vĩ độ, mùa vụ, độ sâu và sự biến đổi
này tạo nên hiện tượng phân tầng nhiệt độ nước, chu chuyển theo mùa trong thủy
vực nội địa và các dòng nước thẳng đứng ở hải dương.
Ảnh hưởng của nhiệt độ nước trong thủy vực đối với thủy sinh vật rất lớn, có
tính quyết định đời sống thủy sinh vật thơng qua q trình trao đổi chất do đó chế
độ nhiệt trong thủy vực ảnh hưởng tới nhịp sinh sản và phát triển của thủy sinh vật.
Cùng với nồng độ muối, chế độ nhiệt trong thủy vực quyết định sự phân bố
theo vĩ độ, theo thủy vực. Như vậy nhiệt độ được xem là nhân tố quan trọng quyết
định biến động số lượng thủy sinh vật.
- Định luật Vant’Hoff: khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì các quá trình sinh học
trong cơ thể TSV tăng lên 2 – 4 lần.
- Định luật tổng nhiệt: tích số giữa thời gian phát triển và hiệu ứng nhiệt là
hằng số trong giai đọan phát triển hay cả vòng đời của một sinh vật nào đó:
S = D (to - too)
Trong đó: D thời gian phát triển (ngày)
to : nhiệt độ trung bình của từng ngày trong quá trình nghiên cứu.
too : nhiệt độ không sinh học ứng với minipessimum.
- Định luật phân bố thuỷ sinh vật theo vùng vĩ độ: ảnh hưởng đến sự phân bố

của thuỷ sinh vật trên thới giới, đặc biệt là 4 qui luật phân bố của thuỷ sinh vật theo
vùng vĩ độ nói lên sự đa dạng và phong phú thành phần loài của thuỷ sinh vật ở
vùng nhiệt đới.
1.3.2. Đặc tính hố học của mơi trường nước
- Nhóm các ion hồ tan

12


Các ion hồ tan trong mơi trường nước sẽ ảnh hưởng đến một số yếu tố của môi trường
nước gây ảnh hưởng lên đời sống thuỷ sinh vật, cụ thể:
- Độ pH
Độ pH phản ánh nồng độ ion H+ có trong nước và có giá trị từ 1 – 14.
Trị số pH ảnh hưởng mang tính chất sinh lý đối với cơ thể thuỷ sinh vật ở việc
duy trì sự cân bằng pH của máu trong cơ thể thuỷ sinh vật.
Độ pH thay đổi làm thay đổi căn bằng hệ thống hóa học trong nước qua đó
gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật.
- Độ mặn
Độ muối có nghĩa là tổng lượng (tính theo gram) các chất hồ tan chứa trong
1kg nước biển. Vì độ muối được định nghĩa là tổng lượng (ính theo gram) nên các
nhà hải dương học tính độ mặn bằng phần nghìn và ký hiệu S 0/00.
Việc đo độ mặn trực tiếp bằng các phương pháp hố học rất khó, nên các nhà
hải dương học đã chọn ion Cl- làm thành phần định tính cơ bản đề tính độ mặn của
nước biển.
Độ clo được định nghĩa là tổng khối lượng ion Cl- chứa trong 1kg nước biển.
Giữa độ mặn và độ clo có mối trương quan được biểu diễn theo phương trình S
0

/00 = 0,030 + 1,805 Cl 0/00


Nước ở các thủy vực trong tự nhiên có độ muối hịa tan rất khác nhau về tổng
số nồng độ muối cũng như về thành phần ion. Ở mỗi loại nồng độ và thành phần hòa
tan, có một khu hệ sinh vật đặc trưng và tương ứng, từ đó người ta căn cứ về thành
phần cũng như nồng độ chia nước thiên nhiên ra 4 loại chính:
Bảng 1.1. Sự phân chia các thuỷ vực trong tự nhiên theo độ mặn
Nước ngọt
Nước lợ
Nước mặn
Nước quá mặn

Zernov (1934)
0,2 – 0.5
0,5 – 16
16 – 47
> 47

Constantinov (1967)
< 0,5
0,5 – 30
30 – 40
> 40
Nguồn: Đặng Ngọc Thanh, 1974

Nước lợ còn chia làm 3 loại:
- Nước lợ nhạt 0,5 – 5 0/00
13


- Nước lợ vừa 5 – 18 0/00
- Nước lợ mặn 18 – 30 0/00

Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hoà áp suất thẩm thấu, sự phân bố
của các giống lồi thuỷ sinh vật.
- Nhóm các khí hồ tan
Trong nước thiên nhiên có các chất khí hồ tan ttrong đó các chất khí thường
gặp và có khi có hàm lượng cao là: O2, CO2, N2, CH4, H2S, NH3. Nguồn gốc của các
chất khí này là:
- Từ khơng khí đi vào nước (q trình khuếch tán)
- Do q trình sống của thủy sinh vật và các quá trình chuyển hoá vật chất xảy
ra trong thuỷ vực
- Do sự phân giải khí và chuyển hóa ở các lớp đất sâu dưới tác dụng của nhiệt
độ và áp lực cao.
- Các chất vơ vơ hồ tan
Chất vơ vơ hồ tan trong nước tự nhiên gồm 3 thành phần chính:
- Thành phần muối cơ bản: là thành phần chủ yếu của chất vơ cơ hịa tan
trong nước thiên nhiên. Trong nước ngọt, thành phần này chiếm tới 90 – 95%, trong
nước có nồng độ muối cao, thành phần này chiếm tới 99%. Thành phần muối cơ bản
này gồm các muối Clorit, Sulfat, Carbonat của Natri, Kali, Mangan và Calci. Thành
phần này tồn tại trong nước thiên nhiên dưới dạng các ion chủ yếu: Cl-, SO42, HCO3-, CO32-, Na+, Ca2+, k+, Mg2+,
- Các nguyên tố tạo sinh: gồm các hợp chất hữu cơ và vơ cơ hịa tan của N, P
và Si là các chất cần thiết cho sự tạo thành cơ thể sống. Thuộc vào nhóm này cịn có
thể kể cả một số muối khác như Na, Ca, K, Mg…gọi chung là muối dinh dưỡng.
Nitơ: hiện diện trong nước ở dạng các ion: NH4, NO2, NO3, và ở dạng chất hữu
cơ hòa tan trong nước. Thực vật ở nước hấp thụ được cả 3 dạng muối này, nhưnghấp
thu NH4+ mau hơn. Mỗi loài thực vật ưa một loại muối Nitơ khác nhau, tảo lục có
yêu cầu muối Nitơ cao nhất rồi đến tảo khuê. N cần thiết cho quá trình sinh trưởng
của thực vật là thành phần cơ bản của protid, được hấp thu mạnh ở tầng mặtthủy vực.

14



Phospho: cần cho quá trình phát triển của thực vật trong sự tạo thành các sản
phẩm sinh dục. Đối với động vật, P có tác dụng thúc đẩy q trình sinh trưởng, tăng
cường quá trình phân giải các Protein động vật có trong thành phần thức ăn và phát
triển các cơ quan sinh dục.
Silic: là nguyên tố tạo thành vỏ tảo Khuê, có số lượng lớn ở cả thủy vực nước
ngọt và hải dương.
Na: Cần cho họat động cơ.
Ca: Quan trọng trong q trình chuyển hóa qua lại giữa hai dạng Bicarbonate
và Carbonate giải phóng CO2 cung cấp cho họat động quang hợp. Là chất cơ bản
trong cấu tạo nâng đỡ cơ thể TSV (san hô, than mềm).
K: (Ở ĐV Na chiếm ưu thế hơn K) Cần cho sự tạo thành Glucid ở thực vật; ở
ĐV, K cần cho họat động bình thường của tế bào, giúp cho quá trình thấm nước củatế
bào.
Ca và Mg là ion đối kháng của Na và K.
Mg: quan trọng đối với thực vật, vì là thành phần tạo thành chất diệp lục.
- Các nguyên tố vi lượng bao gồm các nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ nhưng rất
quan trọng đối với đời sống thủy sinh vật, các nguyên tố này càng ngày càng được
phát hiện thêm bằng nhiều phương pháp hiện đại, các nguyên tố phổ biến làFe, Ni,
Pb, Cu, Mn, Co…
Fe: trong nước ở 2 dạng là Fe3+ và Fe2+ , dạng keo và hợp chất hịa tan hay
khơng hịa tan. Cần cho sự phát triển của tảo. Có trong thành phần Hemoglobin của
máu TSV và tham gia vào sự vận chuyển Oxy vì có khả năng chuyển từ dạng hóa
trị 3 sang dạng hóa trị 2 và ngược lại.Sự hơ hấp của ĐV và TV được thực hiện nhờ
có chất xúc tác, trong đó Fe đóng vai trị quan trọng.
- Các chất hữu cơ hoà tan
Ngoài lượng chất hữu cơ tồn tại trong thủy sinh vật thì trong thủy vực cịn có
một dạng chất hữu cơ khác đó là chất hữu cơ hòa tan, chất vẫn và chất keo. Thành
phần chất hữu cơ này do hai nguồn:
- Nguồn ngoại lai: bao gồm chất hữu cơ từ ngoài đi vào như chất bã, chất thải.
15



- Nguồn nội tại: do chính sinh vật trong thuỷ vực chết đi và phân hủy thành.
Chất keo là tập hợp phân tử chất hữu cơ và vô cơ kết lại trong trạng thái keo và
lơ lửng trong nước. Chất vẩn là một phức hợp bao gồm một giá thể hữu cơ trên đó
có nhiều thành phần vơ cơ, hữu cơ và cả sinh vật.
Chất hữu cơ trong thủy vực là nguồn thức ăn cho thủy sinh vật, một phần lắng
đọng phân hủy thành bùn đáy.
1.3.3. Đặc tính nền đáy của thuỷ vực
Nền đáy của thuỷ vực là điều kiện tồn tại và phát triển của khu hệ sinh vật
đáy đồng thời là nơi ăn ở trong từng giai đoạn của nhiều sinh vật trong tầng nước.
Do đó, đặc tính của nền đáy có một ý nghĩa quyết định đối với đời sống thuỷ vực.
Đặc tính nền đáy phụ thuộc vào hai yếu tố: thành phần cơ học của nền đáy và chất
lắng đọng.
- Thành phần cơ học của nền đáy: do đặc tính địa chất, thổ nhưỡng của nền
đáy nơi có thuỷ vực quyết định. Có thể chia thành nhiều loại nền đáy, căn cứ vào tỷ
lệ các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,01 mm cấu thành nền đáy thuỷ vực.
Bảng 1.2. Sự phân chia nền đáy theo tỉ lệ hạt nhỏ
Phân chia

Tỉ lệ hạt nhỏ 0.01 mm

Nền đáy đá

Khơng có hạt nhỏ

Nền đáy cát

<5%


Nền đáy cát bùn

5-10%

Nền đáy bùn cát

10-30%

Nền đáy bùn

30-50%

Nền đáy bùn nhão

>50%

- Chất lắng đọng thuỷ vực: là nguồn vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy thủy vực
do bộ xương và các chất khó phân huỷ của sinh vật trong thuỷ vực chết đi và lắng
đọng xuống đáy thuỷ vực. Đây là nguồn vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy thuỷ vực, một
khâu trong chu trình vật chất trong thuỷ vực, quyết định độ dinh dưỡng của thủy
vực. Trong từng thời gian, hàng mùa hay hàng năm, các vật chất hữu cơ lắng đọng
sẽ tạo thành từng tầng theo chiều thẳng đứng của nền đáy, phân biệt rõ rệt do thành
phần và số lượng khác nhau của lớp chất lắng đọng ứng với từng thời gian gọi là vi
16


×