Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giáo trình Thuỷ sinh vật cảnh (Nghề Phòng và chữa bệnh thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.96 KB, 89 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: THỦY SINH VẬT CẢNH
NGÀNH, NGHỀ: PHỊNG VÀ CHỮA BỆNH THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành thú vui và niềm đam mê phổ biến
của xã hội. Tuy nhiên, để có được một bể cá cảnh đẹp thì việc lựa chọn đối tượng
ni, thiết kế bể ni và chăm sóc, quản lý bể ni là cả một vấn đề. Phần bài
giảng Kỹ thuật nuôi cá cảnh sẽ giới thiệu với người học những kiến thức cơ bản
về việc nuôi một số đối tượng cá cảnh từ việc nắm được những đặc điểm sinh học
của đối tượng nuôi đến việc lựa chọn con giống, thiết kế bể, xử lý nước, cho ăn
và chăm sóc hàng ngày, nhân giống, phịng và trị bệnh cho đối tượng ni. Phần
bài giảng Kỹ thuật nuôi cá cảnh được soạn thảo dựa trên nền tảng giáo trình “Kỹ


thuật ni cá cảnh” của Ts Bùi Minh Tâm – Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần
Thơ và những nghiên cứu, kinh nghiệm nuôi của nhiều nghệ nhân nuôi cá cảnh.
Nuôi thủy đặc sản là mơn học lấy những lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao
làm đối tượng nghiên cứu để giới thiệu với người học những đặc điểm sinh học
và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt hiện nay.
Những loài thủy đặc sản của Đồng bằng sông cửu long hiện nay rất nhiều
nhưng trong phạm vi bài giảng chỉ giới thiệu với người học một số đối tượng như
Lươn, cá Chình, Ếch. Đây là những đối tượng khơng những có giá trị cao về mặt
thực phẩm mà cịn có giá trị xuất khẩu cao. Việc nuôi những đối tượng này đang
mở ra một hướng đi mới cho nghề ni thủy sản.
Để hồn thành giáo trình này, chúng tôi trân trọng cảm ơn tất cả thành viên
trong hội đồng thẩm định phản biện, đã đóng góp và điều chỉnh nội dung của giáo
trình để giáo trình được hoàn chỉnh.
Mặc dù đã cố gắng biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không
tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo, bạn đọc để bài giáo trình hồn thiện hơn.

Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2018
Chủ biên/Tham gia biên soạn
1. Th.S Trịnh Thị Thanh Hòa

ii


MỤC LỤC

Trang

LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
DANH SÁCH BẢNG ......................................... Error! Bookmark not defined.

DANH SÁCH HÌNH ........................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 1
MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN ..................................................................... 1
1. Thiết kế bể nuôi cá cảnh................................................................................ 1
1.1. Chọn bể phù hợp .................................................................................... 1
1.2. Phương thức trang trí ............................................................................. 2
2. Nguồn nước ni cá cảnh.............................................................................. 2
3. Thực vật thủy sinh trong bể nuôi cá cảnh ..................................................... 3
4. Một số loại thức ăn dùng để nuôi cá cảnh..................................................... 4
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 8
SINH HỌC, SINH SẢN VÀ KỸ THUẬT NI MỘT SỐ LỒI CÁ CẢNH ... 8
1. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá rồng ................................................................. 8
1.1. Đặc điểm sinh học .................................................................................. 8
Bảng 3.1. Một số loài cá rồng thường gặp trên thị trường cá cảnh .................. 9
1.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 12
2. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá la hán ............................................................ 13
2.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 13
2.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 15
3. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Dĩa ................................................................ 16
3.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 16
3.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 18
4. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá ông tiên ......................................................... 19
4.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 19
4.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 21
5. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá vàng .............................................................. 22
5.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 22
5.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 29
6. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chép nhật ....................................................... 29
6.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 29
iii



6.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 30
7. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá lia thia ........................................................... 31
7.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 31
7.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 33
8. Sinh học và kỹ thuật ni nhóm cá đẻ con ................................................. 33
8.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 33
8.2. Kỹ thuật nuôi ........................................................................................ 35
9. Một số bệnh thường gặp trên cá cảnh ......................................................... 36
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 39
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI LƯƠN ĐỒNG........................... 39
1. Đặc điểm sinh học của lươn đồng ............................................................... 39
1. 1. Đặc điểm hình thái .............................................................................. 39
1.2. Phân bố ................................................................................................. 40
1.3. Tính ăn.................................................................................................. 40
1.2. Đặc điểm hơ hấp................................................................................... 40
1.3. Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................... 41
1.4. Đặc điểm sinh sản ................................................................................ 41
2. Kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng ............................................................. 41
2.1. Xây dựng bể sinh sản ........................................................................... 41
Hình 3.1: Bể sinh sản của lươn. .......................................................................... 42
Hình 3.2: Lươn bố mẹ ......................................................................................... 42
Hình 3.3: Tổ bọt trứng lươn

Ấp trứng lươn ................................... 43

3. Kỹ thuật ương, nuôi lươn đồng ................................................................... 43
3.1. Kỹ thuật Ương lươn bột ....................................................................... 43
Hình 3.5: Phân cỡ lươn giống mẫu 500 con/kg .................................................. 45

3.2. Kỹ thuật nuôi lươn ............................................................................... 45
4. Một số bệnh thường gặp trên lươn đồng ..................................................... 47
4.1. Bệnh da đỏ ............................................................................................ 48
4.2. Bệnh đánh dấu (bệnh mục da, bệnh ban hoa mai) ............................... 48
4.3. Bệnh nát đuôi ....................................................................................... 49
4.4. Bệnh viêm ruột ..................................................................................... 49
4.5. Bệnh xuất huyết .................................................................................... 50
4.8. Bệnh giun đầu gai (bệnh giun ao gai) .................................................. 52
4.9. Bệnh đỉa Trung Hoa ............................................................................. 52
iv


4.10. Bệnh phát sốt ...................................................................................... 52
CHƯƠNG 4......................................................................................................... 54
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ẾCH THÁI LAN....................... 54
1. Đặc điểm sinh học của ếch Thái Lan .......................................................... 55
1.1.Phân loại, hình thái, cấu tạo. ................................................................ 55
Bảng 2. Phân biệt ếch đực và ếch cái theo các tiêu chuẩn sau ........................ 58
2. Kỹ thuật sản xuất giống ếch Thái Lan ........................................................ 59
2.1. Nuôi vỗ ếch bố mẹ................................................................................ 59
2.2. Cho ếch đẻ ............................................................................................ 60
2.3. Ấp và ương nòng nọc đến 7 ngày tuổi ................................................. 60
3. Kỹ thuật ương, nuôi ếch Thái Lan .............................................................. 61
3.1. Ương nòng nọc từ ngày thứ 8 thành ếch con........................................ 61
3.2. Nuôi ếch con thành ếch giống .............................................................. 62
3.3. Nuôi ếch thịt ......................................................................................... 62
3.4. Thu hoạch và vận chuyển ....................................................................... 63
4. Một số bệnh thường gặp trên ếch Thái Lan ................................................ 63
4.1.Bệnh trướng hơi..................................................................................... 63
4.2. Bệnh do trùng bánh xe.......................................................................... 64

4.3. Bệnh đốm đỏ. ....................................................................................... 64
4.4. Bệnh đường ruột. .................................................................................. 64
CHƯƠNG 5......................................................................................................... 65
KỸ THUẬT NI CÁ CHÌNH ......................................................................... 65
1. Đặc điểm sinh học của cá Chình ................................................................. 66
1.1.Vị trí phân loại .......................................................................................... 66
1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 66
1.3. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 66
Hình 5.1. Vịng đời của cá Chình ........................................................................ 67
1.4. Đặc điểm phân bố và thành phần loài .................................................. 68
1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................... 68
1.6. Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................... 69
1.7. Đặc điểm sinh sản ................................................................................ 69
1.8. Đặc điểm sinh thái ................................................................................ 70
2. Kỹ thuật ương, ni cá Chình ..................................................................... 72
2.1. Kỹ thuật ương cá chình ........................................................................ 72
v


2.2. Kỹ thuật ni cá Chình ........................................................................ 74
3. Một số bệnh thường gặp trên cá Chình ....................................................... 76
3.1.Bệnh do vi khuẩn................................................................................... 76
3.2. Bệnh do ký sinh trùng .......................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 79

vi


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: THUỶ SINH VẬT CẢNH

Mã mơn học: CNN578
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Là mơn học chuyên ngành tự chọn dùng cho sinh viên chuyên ngành
nuôi trồng thủy sản.
- Tính chất: Mơn học hướng dẫn nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản và
ương nuôi một số lồi cá cảnh và thủy đặc sản có giá trị kinh tế hiện nay, nhằm ứng
dụng trong thực tế sản xuất.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mô đun: Bên cạnh những môn học chuyên
ngành như kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ
thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Giáo trình Kỹ thuật ni cá cảnh sẽ giới
thiệu thêm cho người học những đối tượng mới có giá trị kinh tế cao mà những
đối tượng cá cảnh đang được nuôi phổ biến hiện nay.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
 Khái quát về những đặc điểm sinh học, kỹ thuật ni cơ bản một số lồi cá
cảnh phổ biến hiện nay.
 Trình bày về đặc điểm sinh học, sinh sản và kỹ thuật ương nuôi một số loài
thủy đặc sản phổ biến hiện nay.
- Về kỹ năng:
 Phân biệt, đánh giá được các đối tượng cá cảnh phổ biến hiện nay.
+ Vận hành được các bước trong quy trình sản xuất các lồi thủy đặc sản;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực tự làm việc độc lập và làm
việc nhóm.
Nội dung của môn học:

vii


Thời gian (giờ)
Số

TT

Thực hành,
Tổng

thí nghiệm,
số
thuyết thảo luận,
bài tập

Tên chương, mục

Chương 1: Môi trường nuôi cá cảnh
1 Thiết kế bể nuôi cá cảnh
2 Nguồn nước nuôi cá cảnh

1

3 Thực vật thủy sinh trong bể nuôi cá
cảnh

4

4

10

10

5


5

4 Một số loại thức ăn dùng để nuôi cá
cảnh
Chương 2: Sinh học và kỹ thuật
nuôi một số loài cá cảnh
1 Sinh học và kỹ thuật nuôi cá rồng
2 Sinh học và kỹ thuật nuôi cá la hán
3 Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Dĩa
4 Sinh học và kỹ thuật nuôi cá ông
tiên

2

5 Sinh học và kỹ thuật nuôi cá vàng
6 Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chép
nhật
7 Sinh học và kỹ thuật nuôi cá lia thia
8 Sinh học và kỹ thuật ni nhóm cá
đẻ con
9. Một số bệnh thường gặp trên cá
cảnh
Chương 3: Kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi lươn đồng

3

1 Đặc điểm sinh học của lươn đồng
2 Kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng

3 Kỹ thuật ương, nuôi lươn đồng

viii

Kiểm
tra


Thời gian (giờ)
Số
TT

Thực hành,
Tổng

thí nghiệm,
số
thuyết thảo luận,
bài tập

Tên chương, mục

Kiểm
tra

4 Một số bệnh thường gặp trên lươn
đồng
Chương 4: Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi ếch Thái Lan
1 Đặc điểm sinh học của ếch Thái Lan


4

2 Kỹ thuật sản xuất giống ếch Thái Lan

5

5

0

0

3 Kỹ thuật ương, nuôi ếch Thái Lan
4 Một số bệnh thường gặp trên ếch
Thái Lan

Kiểm tra

1

1

Chương 5: Kỹ thuật ni cá chình
1 Đặc điểm sinh học của cá Chình

5

3


2 Kỹ thuật ương, ni cá Chình
3 Một số bệnh thường gặp trên cá
Chình

Ơn tập

1

1

Thi kết thúc mơn học

1

1

Cộng

30

ix

27

0

3


CHƯƠNG 1

MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
MH36-01
Giới thiệu: “Chơi cá cảnh” là một thú vui tao nhã của rất nhiều gia đình,
nhưng để có được một bể cá đẹp, sinh động, sáng tạo. Thì vấn đề quan trọng hàng
đầu khơng phải là chọn bể đẹp mà là lựa chọn và thiết kế bể cá sao cho phù hợp
với không gian, vị trí đặt trí đặt bể cách phối hợp giữa cá và cây trong bể. Bên
cạnh đó, việc giữ cho nguồn nước trong bể luôn sạch để cá phát triển tốt và dễ
“ngấm cá”, chăm sóc bể cá cũng là một công việc không kém phần quan trọng
trong việc nuôi và thưởng thức cá cảnh.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Khái quát về q trình chuẩn bị bể ni cá cảnh.
+ Kỹ năng: Thành thạo về trang trí, chăm sóc bể cá cảnh.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập và làm
việc nhóm.
1. Thiết kế bể ni cá cảnh
Tùy theo mục đích, đối tượng ni mà bể cá cảnh được thiết kế khác nhau.
Hiện nay có một số bể cá phổ biến như:
- Bể cá thủy sinh: Bể được trồng cây và thả cá nhỏ.
- Bể cá chỉ trang trí đá hoặc lũa.
- Bể cá rồng : Loại này là đối tượng cá quý hiếm nên thiết kế khá cầu kỳ và
có những yêu cầu kỹ thuật riêng.
- Bể cá nước mặn.
Ngoài ra, bể cá cảnh cịn rất đa dạng về hình dáng và kích thước. Nhưng nhìn
chung để có được một bể cá cảnh đẹp, cần thực hiện được các bước cơ bản sau:
1.1. Chọn bể phù hợp
Việc chọn một bể nuôi cá cảnh phải được tiến hành thận trọng.
Đối với những người mới bắt đầu chơi cá cảnh, nên lựa chọn những bể có
kích cở khoảng 60 cm là tốt nhất vì dễ chăm sóc.
Cụ thể kích thước của bể được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 kích cỡ tiêu
chuẩn 60 X 30 X 30, 36 (cm); bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90 X 45 X 45 (cm); bể

120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 X 45 X 45 (cm).
1


Nhìn ching, kích thước bể ni: phụ thuộc vào vị trí bể ni và đối tượng
ni. Bên cạnh việc lừa chọn kích thước bể ni thì việc chọn vị trí đặt bể cũng
là vấn đề quan trọng trong nuôi cá cảnh.
Vị trí bể ni: Bể ni nên đặc nơi thuận tiện cho việc chiếu sáng, chăm sóc
và quan sát, phù hợp với việc trang trí nội thất. Ánh sáng đóng vai trò quan trọng
đối với bể cá, giúp làm tăng vẻ đẹp của bể kính. Ánh sáng tác động đến cá như là
một chất kích thích và cũng cần thiết cho cây quang hợp.
Bể nuôi phải đặt ở nơi thuận tiện cho việc chiếu sáng. Mỗi ngày cần chiếu
sáng cho bể khoảng 1 giờ dưới ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, có thể sử dụng các
loại đèn chiếu sáng (đèn tròn hoặc đèn quỳnh quang) chiếu sáng cho bể khoảng 8
- 15 giờ trong ngày.
Đa số các loài cá cảnh đều thích sống nơi có lượng ánh sáng phù hợp với nó,
trừ một số ít lồi cá cảnh, chu kỳ sống chúng sống trong những hang hốc tối tâm.
Ánh sáng tự nhiên rất tốt cho cá phát triển nhưng nếu hồ đặt trong phịng khách
thì ta có thể dùng ánh sáng nhân tạo.
thức

Tiêu chuẩn về mực nước bể nuôi, mực nước trong bể có thể tính theo cơng
Dài x Rộng x Cao x 0,625

1.2. Phương thức trang trí
Đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế bể cá cảnh đòi hỏi sự kiên trì và
sự sáng tạo. Bể các trước khi thả nuôi cần được vệ sinh thật sạch. Tuy nhiên,
khơng nên dùng xà phịng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Thay vào, có thể sử dụng
nước muối ấm để rửa. Tiếp theo là tạo nền đáy cho bể. Nền sỏi lý tưởng dầy từ
2,5 – 7,5 cm. Sau đó trang trí cấy thủy sinh, đá, lũa….cho bể cá.

Sau khi đã cố định vị trí bể, tạo nền đáy, trang trí đá, lũa và cây thủy sinh,
bước tiếp theo là cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện để quản lý chất lượng
nước bể nuôi, bao gồm thiết bị sưởi, máy sục khí, hệ thống lọc, đèn...
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bắt đầu cấp nước vào bể và thả cá.
Một bể cá theo phong cách của Hà Lan là cắm thật nhiều cây vào trong hồ
với mn màu mn sắc như là một bình hoa tươi; hay theo phong cách Nhật Bản
là mô tả lại một góc rừng, một khe suối, hay một sa mạc... đã từng nhìn thấy trong
thiên nhiên, hay những phong cách tự do ngẫu hứng.
2. Nguồn nước nuôi cá cảnh

2


Trong việc nuôi cá, nước là yếu tố quan trọng tối ưu. Nước là một hổn hợp
phức tạp đáng quan tâm, nước dễ hòa tan nên chứa nhiều chất hữu cơ và chất
khoáng.
- Nước máy: Là loại nước mà chúng ta thường dùng trong sinh hoạt, tiện
lợi, dễ tìm, vừa trong sạch vừa vô trùng, dùng để nuôi cá cảnh nước ngọt tương
đối tốt. Tuy nhiên, không nên dùng nước máy mới hứng để nuôi cá cảnh, mà phải
hứng trữ vài ba ngày để cho một số chất khử trùng trong nước bay hơi hết thì mới
ni cá sống được, tùy theo thời tiết mà có thời gian trữ nước khác nhau. Khi sử
dụng nước máy cần chú ý đến một số hóa chất sau:
Chlorine: có trong nước máy từ việc khử trùng trong nhà máy nước. Nếu
dùng nước máy để nuôi cá, nên để cho Chlorine bốc hơi 2 – 3 ngày.
Fluoride: là hóa chất nguy hiểm có trong nước do việc khử trùng của nhà
máy nước trước khi sử dụng nên để bay hơi hoặc làm nóng nước 2 – 3 ngày.
- Nước mưa: nên sử dụng nước mưa sau 3 – 4 cơn mưa đầu mùa, vì nước
mưa đầu mùa thường bị ô nhiễm.
- Nước giếng: nước giếng thuộc loại nước ngầm, tương đối cứng. Trước khi
sử dụng nước giếng phải phơi trên 12 giờ để nhiệt độ nước này tương đương với

nhiệt độ nước trên mặt đất và đồng thời làm tăng được lượng oxy trong nước.
Nước giếng dùng nuôi cá kiểng cũng tốt. Nếu sử dụng nước giếng cho việc ni
cá thì chú ý đến việc đo pH của nước và nồng độ Oxy hòa tan trong nước.
- Nước sông: nước sông thuộc loại nước thiên nhiên, nước tương đối mềm
nhưng có lẫn tạp chất, dùng nuôi cá cũng tốt. Tuy nhiên, trước khi nuôi cá nên
cho nước vào trong hồ để các tạp chất được lắng động lại hoặc sau khi lọc kỹ mới
sử dụng. Trong nước sơng có rất nhiều thức ăn thiên nhiên có thể khiến cho màu
sắc của cá cảnh thêm sáng đẹp tự nhiên.
3. Thực vật thủy sinh trong bể nuôi cá cảnh
Trong bể nuôi cá cảnh, thực vật thuỷ sinh chỉ giữ vai trị phụ nhưng khơng
kém phần quan trọng: giúp cân bằng hệ sinh thái giữa động vật và môi trường
sống, làm tăng thêm vẻ đẹp cho bể nhờ hình dáng đẹp và màu sắc đa dạng. Vì thế,
khi lựa chọn được đối tượng nuôi và thực vật thuỷ sinh thích hợp sẽ tạo nên bể
ni hài hồ và sinh động giống như một bức tranh tuyệt mỹ.
Việc trồng cây bắt đầu ở 1/3 của bể nuôi. Phần trước thường để trống. Khi
cho nước vào bể ni thì cây cỏ này nhìn gần như nằm sát phía trước. Mặt khác,
phần trống không trồng cây là không gian cần thiết cho phép cá bơi lội ngang
trước mắt ta. Người ta cũng có thể đặt ở phía trước những cây lùn hay thấp như
rau mác Sagittaria, rong mái chèo Vallisneria, thạch xương bồ Acorus v.v
3


Trồng cây thủy sinh là cách trang trí bể cá tuyệt vời nhất. Khơng những vậy
chúng cịn làm ổn định chất lượng nước, chu trình nitơ theo hướng có lợi và duy
trì hệ sinh thái trong bể.
Tác dụng của việc trồng cây trong bể nuôi:
- Tăng vẽ đẹp của bể.
- Tạo môi trường sống gần giống với môi trường tự nhiên.
- Làm giá thể cho cá đẻ.
- Làm sạch bể ni.

- Là nơi trú ngụ che bóng và chổ ẩn nấp cho cá nhỏ khỏi bị cá lớn tấn công.
Cây trồng trong bể cá cảnh
Thực vật sử dụng trong bể kính được chia làm 3 nhóm: nhóm cây có rể, nhóm
cây mọc nổi và nhóm cây cho cành giâm.
- Nhóm cây có rễ: Một số cây có rễ phát triển nhanh như rong mái chèo, rau
mác.. đây là các loại cây thích hợp để trồng che phía sau hoặc các góc bể.
- Nhóm cây mọc nổi: Thường có ích trong bể ni, có thể dùng trang trí, tạo
bóng mát, làm nơi chú ẩn cho cá, làm nơi sinh sản cho cá. Nhóm này gồm bèo
hoa dâu, bèo tấm những lồi có kích thước lớn như bèo cái, lục bình.
- Cây tạo cành giâm: cắt những đoạn cây của cây có rễ rồi đem trồng trong
nền đất của bể. Tại chổ cắt rễ cây sẽ hình thành và phát triển thành cây mới. Các
lồi này như rong đi chó, rong xương cá... Nhóm này sống trơi nổi trong mơi
trường nước, sinh trưởng tốt trong môi trường nhiều ánh sáng.
4. Một số loại thức ăn dùng để nuôi cá cảnh
Trong thiên nhiên cá sống và sinh trưởng bình thường nhờ nguồn thức ăn tự
nhiên phong phú về chủng loại và đa dạng về thành phần loài như: các loài phiêu
sinh động thực vật, giun, ốc, côn trùng, ếch nhái.....
Trong bể nuôi, không có thức ăn tự nhiên nên cần cung cấp thức ăn cho vật
nuôi. Các loại thức ăn sử dụng cho bể ni có thể là các loại thức ăn tự nhiên hay
các loại thức ăn tự chế như: trứng nước, trùng chỉ, thịt bị, gan hay các loại thức
ăn cơng nghiệp.... Các loại thức ăn cho cá cảnh có thể chia ra thành các nhóm:
Thức ăn thực vật
Tại các ao hồ, sông suối, cá ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm …
Lọai thức ăn thực vật này có giống ăn nhiều, có giống ăn ít, nhưng chắc chắn cá
4


nào cũng biết ăn. Nuôi trong hồ ta nên cung cấp thức ăn này cho cá như xà lách,
rau muống…
Thức ăn động vật

Đây là thức ăn chính của hầu hết giống cá cảnh. Thức ăn động vật lúc nào
cũng có sẵn trong mơi trường sống thiên nhiên của cá, có loại bé tí như trứng
nước, lăng quăng, có loại to lớn như giun đất, tôm tép, cua đồng.
+ Trứng nước: là loài sinh vật rất nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng. Chúng có
khả năng sinh sản nhanh nên những ao hồ có trứng nước ln dày đặc những mảng
màu đỏ. Dùng loại vợt làm bằng vải nylon để vớt trứng nước vào sáng sớm. Khi
với trứng nước về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng
hết những chất dơ, sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt
cho cá ăn. Nhiều người kỹ tính khơng bao giờ cho cá cảnh ăn hồng trần, thuỷ trần
vì cho rằng mơi trường sinh sống của hồng trần, thuỷ trần quá ư dơ bẩn. Một số
người kinh doanh cá cảnh còn tự nuôi lấy hồng trần, thuỷ trần cho cá ăn.
+ Lăng quăng (bọ gậy): là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các
thùng, bình chứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Bọ gậy cũng như trứng nước
thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước yên tĩnh. Muốn vớt phải dùng
vợt làm bằng vải mùng và nhanh tay vớt phần mặt, nếu không chúng thấy động là
biến ngay cả lũ xuống đáy nước. Bọ gậy sau khi vớt về cũng cần xả nước sạch
bằng cách ngâm trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn.
Cách nuôi bọ gậy: chọn một cái lu hoặc khạp rộng miệng một tí có dung tích
khoảng 100 lít trở lên là được, đổ đầy khoảng 2/3 nước so với dung tích của vật
chứa. Cho vào đó vài xác mía, một ít lá cây, cùi bắp,.. nhưng khơng thể thiếu xác
mía vì muỗi thích đẻ nơi dịu ngọt như vậy. Sau cùng là đậy hờ miệng bình/ lu lại,
chỉ khoảng 24 giờ sau là muỗi sẽ tìm đến và đẻ trứng trong vật chứa, là những
trứng cực nhỏ như hạt mùn, màu đen xám và dính lại thành từng cụm như hạt gạo.
Sau hai ngày trứng nở, chỉ cần chờ đúng tuần là có thể vớt ra, xả nước sạch và
cho cá ăn, không nên để lâu hơn nữa vì ấu trùng bọ gậy sẽ thành muỗi.
+ Trùn chỉ: trun chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba
bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết nên nó cịn có tên là trùn đỏ. Trùn chỉ sống
thành từng “núi” tại những nơi có dịng chảy mạnh như cống hoặc đáy sơng và cả
những nơi ao tù nước đọng. Trùn chỉ ăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong
lớp bùn đất như các loại xác chết động vật,.v.v… nên chúng cũng dơ bẩn không

kém trứng nước, tuy nhiên loại thức ăn này có nhiều chất đạm nên hầu hết giống
cá cảnh đều thích ăn. Nên cho cá ăn trùn vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào
buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây
độc hại cho cá.
5


+ Rận nước: rận nước là loại sinh vật nhỏ có thân mình màu xám sống nơi
ao tù nước đọng, cá cảnh rất thích ăn.
+ Giun đất: Giun đất là thức ăn khoái khẩu của tất cả giống cá cảnh. Giun
đất là lồi nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống
dưới đất, sinh sôi nảy nở nhanh. Giun đất ăn đất và các thức ăn hữu cơ vương vãi
trong đất, chất thải của Giun đất là những viên nhỏ như hột cát đùn lên miệng
hang, cứ dựa vào biểu hiện này mà tìm bắt trùn đất. Nói chung là Giun đất sống ở
những nơi đất đai ẩm thấp, màu mỡ và cũng rất dễ tìm.
+ Cá con: dùng làm mồi cho cá lớn hơn như Cá Rồng, cá Tai Tượng,…
cảnh

+ Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò, … băm nhuyễn: Cũng là thức ăn bổ cho cá
Thức ăn hỗn hợp

Cá cảnh có thể ăn được những thứ thức ăn do chúng ta tự chế nếu việc tìm
kiếm thức ăn tươi cho cá q khó và để cá đừng quen ăn mãi một loại thức ăn để
rồi khi khan hiếm cá đâm ra biếng ăn. Mặt khác, do thói quen ăn tạp có sẵn khi cá
sinh sống trong môi trường thiên nhiên nên cá cũng dễ thích nghi với thức ăn hỗn
hợp.
Thức ăn hỗn hợp là gì? Đó là những thức ăn do người ni chế biến ra với
mục đích thay thế thức ăn động vật, thức ăn thiên nhiên một khi nó bị khan hiếm
hoặc người ni khơng có đủ điều kiện thời gian để vớt (bọ gậy, trứng nước, rong
bèo) hoặc đào (trùn chỉ) về làm thức ăn cho cá, trong những ngày đầu có thể cá sẽ

chê mồi và khơng ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên sau cũng quen dần. Thức ăn hỗn hợp
gồm có:
+ Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì: Những thứ này hầu như lồi cá nào
cũng ăn được một khi chúng đã đói, chú ý là cho ăn với số lượng vừa phải để
không làm bẩn nước.
+ Cám hỗn hợp: lọai cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc
gia cầm cũng có thể là món khối khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả
cá vàng (nếu bạn tập cho chúng quen ăn). Trong thức ăn này có sẵn những thứ
như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương,.v.v… rất bổ cho cá.
+ Thức ăn dành cho cá cảnh: Về khoản này thì các bạn khỏi lo vì chúng có
sẵn ngồi thị trường cá cảnh với nhiều loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều và rẻ như
thức ăn dạng viên cho cá vàng, cá lia thia, thức ăn cho chép gấm Cửu long văn
hay Cẩm lý và cả cá Rồng. Ngồi ra cịn có thức ăn đơng lạnh như trùn, tim gan
bò băm nhuyễn và những thứ này trước khi cho cá ăn cần phải rã đông bằng cách
ngâm trong nước ấm, cho ăn với số lượng vừa phải để khỏi làm dơ nước.
6


Cách cho cá ăn
Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngồi việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn,
cịn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng. Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội
chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì khơng cịn giá trị gì nữa.
Phần lớn cá ốm đói do tâm lý chủ quan của người nuôi, khi mua cá thì đắt giá bao
nhiêu cũng dám bỏ tiền ra để sở hữu con cá cảnh ấy, đến khi mang về lại lơ là bê
trễ trong việc cho ăn. Một con cá nhịn đói hàng tháng vẫn khơng chết, nhưng chỉ
cần vài ba ngày liên tiếp khơng có đồ ăn trong bụng có thể ốm lại và biếng nhác
bơi lội hẳn.
Khi đói, cá cảnh sẽ cắm cúi ăn cho đến lúc no nê thì thơi, nếu thức ăn cịn dư
thì chúng sẽ nhấm nháp thêm tí nữa giống như xong bữa cơm cịn sót lại một
miếng thịt bạn vẫn có thể dùng tay bóc ăn khơng. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu

phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ
nào đó, thường là buổi sáng.

7


CHƯƠNG 2
SINH HỌC, SINH SẢN VÀ KỸ THUẬT NUÔI MỘT SỐ LOÀI CÁ CẢNH
MH36-02
Giới thiệu: Thế giới cá cảnh rất đa dạng và phong phú về thành phần giống
loài. Tùy theo khả năng và sở thích mà người ni lựa chọn các đối tượng ni
khác nhau. Tuy nhiên để có được một bể cá cảnh đẹp. Bên cạnh các công việc ban
đầu là thiết kế, trang trí bể cá cảnh và lựa chọn đối tượng đối tượng ni phù hợp.
Thì việc hiểu rõ về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi của cá cảnh là một yêu cầu
cần thiết để chăm sóc và duy trì bể cá cảnh trong suốt q trình ni.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài
cá cảnh.
+ Kỹ năng: Thành thạo về cách phân loại các lồi cá cảnh. Chăm sóc, quản
lý tốt bể cá cảnh
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập và làm
việc nhóm.
1. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá rồng
1.1. Đặc điểm sinh học
1.1.1. Nguồn gốc
Cá rồng, dân gian gọi là cá long hay cá vua, tên tiếng Anh là Arowana. Cá
rồng là lồi cá nước ngọt có nhiều chủng loại và sinh sống nhiều nơi trên thế giới
như Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Phi. Ở mỗi Châu lục có những chủng
loại khác nhau.
1.1.2. Hình thái

Cá rồng có hai râu ở đỉnh đầu và có miệng chếch một góc 45 0. Vảy cá lớn,
có màu bạc sáng và phản chiếu như cầu vịng. Cá thích mơi trường nước chảy,
thống và sạch, cá thường bơi lội gần mặt nước. Bình thường cá bơi lội chậm
chạp, dáng đẹp. Khi bắt mồi động tác nhanh nhẹn.
1.1.3. Phân loại
Hiện nay cá rồng được chia làm hai giống chính là Osteoglossum và
Scleopages.

8


Dựa vào nguồn gốc cá Rồng được chia thành các nhóm: nhóm cá có nguồn
gốc Nam Mỹ, nhóm cá có nguồn gốc Châu Á, nhóm cá có nguồn gốc Châu Úc
và nhóm cá có nguồn gốc Châu Phi
Bảng 3.1. Một số loài cá rồng thường gặp trên thị trường cá cảnh

Tên khoa học

Tên tiếng Anh

Tên Việt Nam

Osteoglossum bicirrhosum

Silver Arowana

Ngân Long

Osteoglossum ferreirai


Black Arowana

Hắc Long

Scleropages formosus

Dragon fish

Thanh Long, Hồng Long,
Kim Long

Scleropages jadinii
Scleropages leichardti

Gulf Saratoga Arowana

Cá rồng vịnh Saratoga

Spostted Saratoga Arowana

Cá rồng đốm Saratoga

Cá Rồng có nguồn gốc Nam Mỹ (Ngân Long, Hắc Long)
Cá rồng Nam Mỹ có thân hình dài dẹt, đi nhỏ, đầu to. Cá trưởng thành có
vẩy to như vỏ sị, dạng nửa trịn, đường bên có 31 – 35 vảy. Cá có cặp râu dài,
hàm dưới dài hơn hàm trên. Vây hậu mơn có 50 – 55 tia vây, vây bụng dài 4 –
6cm.
Cá thích sống trong mơi trường nước mềm acid yếu và nhiệt độ 24 – 300C.
Tính ăn của chúng nghiêng về động vật. Các mẫu phân tích dạ dày cá bắt ngồi
tự nhiên cho thấy hơn 40 % là côn trùng và nhện, hơn 10% là cá, số cịn lại là giáp

xác, nhuyển thể. Đơi khi còn bắt gặp cả ếch nhái, rắn và chim. Trong bể kính, cá
có thể ăn cơn trùng, nhái, cá nhỏ, tơm, tép, sâu gạo, thịt.
Cá Rồng Nam Mỹ có hai lồi là
- Rồng Bạc hay cịn gọi là Ngân Long
Lúc cịn nhỏ vây lưng có nền là phấn hồng. Vây và vẩy có màu bạc. Khi
trưởng thành thân cá có màu bạc kim loại, hơi nhuốm màu xanh lam màu hồng
phấn sáng lấp lánh. Kích thước lớn nhất bắt được ở Brazil là 100 cm.
- Cá rồng đen còn gọi là cá hắc long (black Arowana), được phát hiện ở
sông Rio – Brazil năm 1966.
Lúc nhỏ thân cá nhuốm màu đen, trên thân có các sọc màu vàng chạy dài từ
sau nắp mang xuống tận vây đuôi. Khi trưởng thành, màu đen cá biến dần, vảy cá
có màu bạc, các vây có màu xanh lam đậm. Đến lúc cá rất lớn sẽ hướng sang màu
9


đen, nhuốm màu tím, màu xanh đọt chuối. Kích thước bắt được ngồi tự nhiên
khoảng 60 cm.
Cá Rồng có nguồn gốc Châu Á
Cá rồng Châu Á là chi nổi tiếng nhất và đắt nhất. Hiện có các lồi màu đỏ,
màu vàng kim, màu xanh và loài lai giữa chúng. Cá Rồng Châu Á hiện nay có các
loại sau: Hồng Long, Kim Long, Thanh Long.
Cá rống Châu Á (Asian Arowana), có thân thon dài dẹp bên, vùng bụng
rộng thể hiện dạng cung trịn. Lúc cịn nhỏ cá có vùng lưng thẳng, nhưng khi
trưởng thành lại có lưng cong. Vảy to. Đường bên có 21 – 24 vảy. Vây ngực dài,
vây lưng và vây hậu mơn nằm phía sau. Vây đi có 12 – 14 tia, vây hậu mơn có
16 – 17 tia, vây ngực có 7 tia, vây bụng có 5 tia. Vây lưng, vây ngực và vây bụng
khơng dính liền nhau. Miệng cá rất lớn, xiên, chiều dài vượt quá vị trí mắt. Khi cá
há miệng ra có dạng hình vng. Trước miệng có có một cặp râu dài mép. Răng
cá nhỏ và khít. Mắt to.
Cá thích sống trong vùng nước chảy chậm, nước đục hay nơi có nhiều thực

vật thủy sinh.
Kích cở tối đa 90 cm.
Trên thị trường cá Rồng Châu Á hiện nay có một số loại phổ biến sau:
- Hồng Long: gồm Huyết long và Long đỏ ớt
* Huyết Long: đầu có hình viên đạn, mắt nhỏ nhưng sáng. Ngay từ nhỏ
Huyết long đã có màu đỏ, đến khi trưởng thành thì tồn bộ cơ thể từ đi, vây,
miệng, râu đều màu đỏ. Huyết Long có dáng vẽ thanh nhã, thích nổi gần mặt nước.
Đây là lồi cá Rồng được cho là cao cấp nhất.
* Long Đỏ ớt: Viền vẩy của Long đỏ ớt có màu đỏ cam hoặc màu cam
vàng. Màu của vẩy và viền vẩy phân biệt rất rõ. Màu sắc trên cơ thể thay đổi theo
độ tuổi của cá.
- Kim Long: có hai giống nổi tiếng là Hồng vĩ kim long và Quá bối kim
long
* Kim long Indonesia hay Hồng vĩ kim long (Golden Arowana)
Vây lưng và nửa phần trên vây đi có màu xanh đen. Khung vẩy màu vàng
kim lấp lánh. Cá kim long đẹp là cá có màu vàng kim mượt tới ½ phiến vẩy. Vùng
nắp mang có vết màu đỏ
* Kim long Malaysia hay Quá bối kim long (Malayan Bonytonngue)
10


Cá cũng giống như Hồng vĩ kim long, chỉ khác là phiến vảy màu vàng kim
lấp lánh. Cá sinh sản tự nhiên không nhiều, nhưng thuộc loại cá đẹp nên rất được
ưa chuộng.
- Thanh long (Green Arowana, Plantnum Arowana)
Thanh Long có thân hình chắc, thon thả, hai mắt lớn, đầu cứng, vẩy màu
xanh đọt chuối, thể hình tương đối nhỏ hơn so với các loại trên. Đường bên nổi
bậc khác thường. Các bộ phận vây của cá tương đối ngắn, vây lưng tiếp giáp với
vây đuôi, vây hậu môn dài. Tất cả các vây điều có rìa trịn. Loại cá phiến vẩy thể
hiện khối rắn màu tím thuộc loại quí nhất, cịn các loại khác ít có giá trị hơn. Đã

cho sinh sản thành cơng trong bể
Cá Rồng có nguồn gốc Châu Úc
Nhóm này có hai lồi là cá rồng vịnh Saratoga và cá rồng đốm Saratoga
*Cá rồng vịnh Saratoga (Scleropages jardinii)
Có hình dáng tương tự như cá Rồng Châu Á nhưng vẩy nhỏ hơn và có nhiều
chấm đỏ đậm hay nâu. Cơ thể thường có màu vàng đồng nhạt, vẩy có hình bán
nguyệt xếp chồng lên nhau. Các bộ phận vây thường có màu đen và điểm các
chấm vàng hay bạc. Lồi này có kích thước nhỏ hơn các lồi cá Rồng khác.
*Cá Rồng đốm Saratoga (Scleropages leichardti)
Lúc cịn nhỏ trông rất đẹp, phần đầu hơi nhỏ, cơ thể có nhiều đốm đỏ, các
bộ phận vây điểm nhiều hoa văn màu vàng ánh kim lâp lánh. Khi cá trưởng thành,
cơ thể có màu bạc pha lẫn màu vàng lộng lẫy, phần lưng có màu xanh, phần bụng
có màu bạc lấp lánh, các bộ phận vây có đường viền màu đen.
Cá Rồng có nguồn gốc Châu Phi.
Cá Rồng có nguồn gốc Châu Phi còn gọi là Phi Châu Long
Tên khoa học Heterotis niloticus. Thuộc họ Osteoglossidae, xuất xứ từ
miền Tây và Nam Châu Phi. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 90cm.
Phi Châu Long có thân hình dài, đầu nhỏ, mắt to, miệng nhỏ. Cơ thể thường
có màu xám bạc, màu nâu hay màu đồng nhạt. Vẩy tương đối lớn. Vây đi có
hình cánh quạt và tiếp giáp với vây lưng.
3.1.4. Dinh dưỡng, sinh trưởng
Cá Rồng là loài ăn tạp thiên về động vật. Bình thường cá bơi lội chậm chạp
nhưng khi bắt mồi động tác nhanh nhẹn.
Quá trình sinh trưởng của cá Rồng được chia làm ba giai đoạn chính: giai
đoạn thanh xuân, giai đoạn phát triển thực thụ và giai đoạn lão hóa.
11


- Giai đoạn thanh xuân là giai đoạn trước khi trưởng thành thực thụ, chưa có
biểu hiện phát dục. Giai đoạn này cá phát triển rất nhanh.

- Giai đoạn phát triển thực thụ là giai đoạn sau khi cá trưởng thành và đã
hồn thiện giới tính. Giai đoạn này cá bắt đầu phát dục và bước vào thời kỳ sinh
sản. Thông thường sau 5 – 7 năm cá Rồng phát triển thực thụ và bước vào thời kỳ
sinh sản.
- Sau giai đoạn phát triển thực thụ, cá Rồng sẽ bước vào gia đoạn lão hóa. Ở
giai đoạn này cá Rồng khơng cịn tăng trưởng về kích thước nữa, thức ăn cung
cấp cho cá chủ yếu để duy trì sự sống.
Trong môi trường tự nhiên tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, lượng thức ăn tự nhiên từng mùa. Vào mùa xuân, thức ăn dồi dào, nhiệt
độ nước thích hợp, khả năng tiêu hóa của cá tốt nên tốc độ sinh trưởng của cá tăng
nhanh. Đến mùa thu, nhiệt độ nước bắt đầu giảm, thức ăn tự nhiên cũng giảm,
đồng thời cá ăn ít dần nên tốc độ tăng trưởng của cá vào mùa này cũng giảm. Đến
mùa đâu, cá Rồng sẽ bước vào thời kỳ ngủ đơng, vì thế sự tăng trưởng của cá sẽ
giảm.
3.1.5. Sinh sản
Cá rồng rất khó phân biệt đực cái. Chỉ có thể phân biệt khi cá có khả năng
sinh sản (cá có kích cỡ lớn hơn 40 cm). Tập tính trước khi sinh sản là cá bơi vòng
tròn, cá đực bơi theo sau cá cái, vào ban đêm cá bơi nhanh hơn ban ngày. Đặc tính
này kéo dài 2 – 3 tháng. Sau đó, con đực bơi cạnh con cái cắn vào vây lưng, vây
ngực, vây bụng con cái và lúc này chúng bơi mạnh,cọ sát với nhau. Ngoài tự nhiên
cá đẻ ở những vùng nước nông. Cá đẻ quanh năm nhưng thường đỉnh điểm vào
mùa mưa. Cá đẻ khoảng 30 – 80 trứng, trung bình 40 trứng, trứng rất mỏng và
to. Cá rồng có tập tính ấp trứng trong miệng. Sau khi đẻ và thụ tinh ngoài, trứng
được ấp trong miệng cá khoảng 4 – 6 tuần (trứng nở sau 1 – 2 tuần). Trong thời
gian ấp trứng, cá khơng ăn thức ăn ngồi. Cá bột khi tách rời khỏi miệng có khối
nỗn hồng rất to và khơng ăn thức ăn ngoài, chúng chỉ ăn thức ăn ngoài khi khối
khối nỗn hồng được tiêu biến hết, lúc này chúng trở nên hiếu động. Tuy nhiên
cần cho cá ăn trước khi khối nỗn hồng được tiêu biến hết.
1.2. Kỹ thuật ni
Cá Rồng là loại cá có thể hình to lớn, tư thể bơi uốn lượn theo hình cong chữ

S, thích chổ rộng rải và thoải mái. Do đó phải chọn bể có khơng gian đủ rộng để
cá thoải mái khi bơi lội và phát triển tối đa về kích cỡ.
Bể cá phải có nắp đậy để tránh tình trạng cá nhảy ra ngồi, vì cá Rồng là lồi
thích sống ở tầng nước trên và hay nhảy lên cao để bắt mồi.
12


Khơng nên trồng cây thủy sinh trong bởi ni. Vì các loại cây thủy sinh sẽ
chiếm hết không gian hoạt động của cá, làm mất vẻ oai phong, hùng dũng của cá.
Khơng nên trang trí những loại đá có góc cạnh sắc bén, nhằm tránh gây tổn
thương cho cá.
Thức ăn cho cá Rồng: Nhu cầu thức ăn của cá Rồng khác nhau tùy theo giai
đoạn phát triển. Một chế độ ăn phù hợp không những giúp cá khỏe mạnh phát
triển tốt mà còn cải thiện được màu sắc cho cá. Thức ăn cho cá Rồng thường được
chia làm ba loại: thức ăn tươi sống, thức ăn đông lạnh.
Tuy nhiên, thức ăn ưa thích nhất của cá Rồng là các loại côn trùng như: cào
cào, dế, trùng đất, ếch nhái, dán, tơm sống, các loại cá con. Ngồi ra, cũng có thể
cho cá Rồng ăn thức ăn dạng viên hoăc thức ăn đông lạnh. Nhưng hàm lượng thức
ăn tươi sống phải chiếm 75% trong tổng số lượng thức ăn.
Khi cho ăn không nên cho cá ăn ở gốc bể và không nên cho cá ăn quá no.
Yêu cầu về chất lượng nước ni cá Rồng:
Cá Rồng là lồi cá tương đối dễ nuôi, tuy nhiên để cá khỏe mạnh và phát
triển tốt cần phải giữ cho nước bể được trong sạch, pH và nhiệt độ được ổn định.
Cá Rồng thích sống môi trường nước hơi acid, pH dao động trong khoảng
6,5 – 7,5 mơi trường nước có độ cứng trung bình. Nhiệt độ dao động trong khoảng
24 – 280C. Thường xuyên thay nước cho bể cá. Định kỳ mỗi tuần thay nước 1 lần,
mỗi lần thay 20% thể tích bể ni.
Trong bể ni cần bố trí hệ thống lọc nước.
2. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá la hán
2.1. Đặc điểm sinh học

2.1.1. Nguồn gốc
Cá la hán có nguồn gốc từ họ Cichlid. Cá la hán khơng được tìm thấy trong
tự nhiên mà do trong quá trình sinh sản cá Hồng két đỏ nhưng con đực bất thụ nên
sử dụng những loài cá thuộc họ Cichlid để thay thế để thay thế cá hồng két đực.
Qua nhiều lần lai tạo mà tạo ra cá La hán như ngày hôm nay.
Nhiều loại cá la hán đẹp và phổ biến hiện nay là do kết quả lai tạo giữa nhiều
lồi.
2.1.2. Hình thái
Đặc điểm của cá la hán là cá có màu sắc sặc sở, đặc biệt trên đầu có một khối
u lớn (đầu gù).
13


Trên thân của cá có hàng vẩy ngang có hoa văn như dịng chữ Hán.
Vây dài và đi cá to.
2.1.3. Phân loại
Dựa vào màu sắc và hoa văn trên thân cá mà người ta chia cá la hán ra thành
nhiều loại khác nhau.
Cá La Hán có thể chia thành các loại sau:
-La Hán Trân Châu (Trân Châu xanh , đỏ thường và Trân Châu có chữ
chạy dọc từ đầu đến đi gọi Rồng Xanh,Rồng Đỏ).
Đa số có thân ngắn, dọc thân có nhiều hoa văn đẹp, đầu lớn, gù to, mõm dài.
mắt đỏ và lớn, đẻ ít mỗi lứa chỉ khoảng 500 trứng.
-Hồng Kim
Mắt đỏ, đầu khơng to lắm, nửa thân trước màu đỏ, nửa thân sau màu vàng,
trên thân khơng có hoa văn.
-Kim Hoa: giống ngoại nhập và đắt nhất
Thân dài, gù khá lớn, mõm ngắn, đa số có mặt màu đỏ. Miệng ít khi hé mỡ,
đa số màu đỏ hoặc phần ức và vai màu đỏ, thân màu vàng. Nhiều hoa văn nhưng
khơng đồng đều, lồi này đẻ ít, mỗi lứa khoảng 200 – 300 trứng.

Được lai tạo tại Thái Lan, lồi này khó ni và có tính hung hăn, đầu ít gù,
mắt màu trắng, thân màu đỏ tươi.
Màu nền là màu đỏ, châu sáng toàn thân.
2.1.4. Dinh dưỡng, sinh trưởng
Cá la hán là loài ăn tạp nên ăn được nhiều loại thức ăn: trùn chỉ, lăng quăng
hoặc tơm tép..., hoặc thức ăn tươi sống như: rịng rịng, cá mồi.... Nếu tập cá từ
nhỏ thì cá có thể ăn thức ăn viên.
Là loài cá rất hung hăng và mang tính hoang dã nên khơng thể sống chung
với nhau. Là lồi cá rất khỏe mạnh, có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt của
môi trường.
2.1.5. Sinh sản
Cá la hán khoảng 10 – 12 tháng tuổi bắt đầu tham gia sinh sản.
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản, phải chọn cá bố mẹ có những đặc tính nổi trội
về màu sắc, đầu gù lớn.

14


Khi cho sinh sản cá đực và cá cái được nhốt chung trong một bể nhưng ngăn
cách nhau bởi tấm kiếng cho cá chúng thấy nhau. Khi cả hai thường bơi đến tấm
kiếng, ngoe nguẩy thân mình và những dấu hiệu sắp sinh sản xuất hiện thì ta lấy
tấm kiếng ra để cá bắt cặp và sinh sản.
Dấu hiệu cá đực sắp sinh sản: trên thân cá xuất hiện những sọc ngang từ vây
lưng đến phần bụng, gai sinh dực lồi ra và có hình chữ V. Cịn đối với cá cái: cá
hay rùng mình, dọn sạch một góc bể để làm tổ, gai sinh dục lồi ra và có dạng hình
chữ U, màu sắc trên cơ thể cá xậm lại.
Cá la hán có tập tính đẻ trứng dính, trứng dính vào tổ đã được cá cái chuẩn
bị trước khi sinh sản. Do đó, trong sinh sản nhân tạo ta có thể chuẩn bị trước giá
thể bằng thau, chậu, ống gạch…(giá thể nên có màu sáng) để cá cái làm tổ.
Khi cá cái đẻ, cá đực sẽ phóng dịch lên trứng để thụ tinh, trứng có màu trắng

đục là những trứng không thụ tinh, những trứng thụ tinh sẽ nở sau 48 giờ. Sau khi
cá cái đẻ 1 giờ phải tách cá bố mẹ ra khỏi trứng. Trong thời gian cá đẻ tránh thay
đổi ánh sáng hoặc gây ra tiếng động khiến cá sợ sẽ ăn hết trứng. Xung quanh bể
cho cá đẻ có thể dùng giấy xẩm màu bao xung quanh để tránh tình trạng cá hoảng
sợ do ánh sáng hoặc tiếng động.
Cá nở sau 3 ngày mới bắt đầu bơi lội được. Sau khi cá bột tiêu hết nỗn hồn
ta cho cá ăn moina, trùn chỉ. Có thể tập cho cá ăn thức ăn viên từ lúc nhỏ.
Trong sinh sản nhân tạo có thể sử dụng HCG để kích thích cá sinh sản. Liều
lượng 2000 – 3000 UI/kg cá cái, tiêm 2 lần, cách nhau 8 – 12 giờ.
2.2. Kỹ thuật nuôi
Môi trường nuôi: Cá La Hán rất khỏe mạnh, có thể chịu đựng được những
điều kiện nước mà đa số các lồi cá cảnh khác khơng chịu được. Nhìn chung nhiệt
độ nước cần trong giới hạn 27 - 32 0C, pH lý tưởng 6,5 – 8, dH 6 – 25 (10).
Thức ăn: Việc cung cấp cho cá thức ăn tốt, đúng lúc là điều rất quan trọng.
Vì cá phát triển trong môi trường nuôi giữ nên chúng cần được ăn đầy đủ dưỡng
chất cần thiết giồng như ngồi tự nhiên. Cá La Hán khơng kén thức ăn và khả
năng tiêu hóa thức ăn của chúng khá cao. Tuy nhiên, cần đa dạng khẩu phần ăn
cho cá để chúng khỏe mạnh và lên màu đẹp.
Một số tiêu chuẩn của cá La Hán
- Hình dáng: phần thân dày và có hình oval, đơi khi có dạng gần như hình
trịn. Bụng đầy đặn và khơng có nếp gấp.
- Màu sắc: đa dạng, nhưng phải sáng, đa phần có màu đỏ nổi bật từ má đến
bụng.
15


×