Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bài giảng Thống kê lao động: Phần 2 - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 76 trang )

lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG

CHƯƠNG 4
THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ
TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
A. Mục tiêu của chương 4:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Trình bày được khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động.
- Thành lập được cơng thức tính mức năng suất lao động xã hội, năng suất lao
động cá biệt, năng suất lao động bình quân theo phương pháp thuận và nghịch.
- Vận dụng tính tốn đúng các mức năng suất lao động trong doanh nghiệp và
trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Trình bày được ý nghĩa của tăng năng suất lao động.
- Trình bày được phương pháp phân tích sự biến động năng suất lao động thông
qua các chỉ số năng suất lao động hiện vật và chỉ số năng suất lao động giá trị.
- Phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu năng suất lao động
bình quân trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Vận dụng được cơ sở lý thuyết để tính tốn được các chỉ tiêu thơng thống kê
năng suất lao động trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức nhà nước qua các bài
tập thực hành.
B. Nội dung chương 4:
4.1. Một số vấn đề chung về năng suất lao động
4.1.1. Khái niệm năng suất lao động
Phần lớn các nhà quản trị, quản lý đều cho rằng năng suất lao động là hiệu quả của
lao động và khả năng của sức sản xuất. Mặt khác, hiệu suất của lao động thường thể hiện
ở lượng giá trị sử dụng mà lao động đã sáng tạo trong một khoảng thời gian nhất định.
Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả do con người và các đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp chuyển đổi nguồn lực sản xuất (ví dụ như lao động và vốn) để tạo ra sản
phẩm là hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Trong số các phương pháp đo lường năng suất


như năng suất đa yếu tố hoặc năng suất vốn, năng suất lao động là chỉ tiêu đặc biệt quan
trọng trong phân tích kinh tế và thống kê của một quốc gia.

Trang 126
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao động cụ thể
trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị
thời gian, hay lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng
suất lao động thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, đơn vị sản xuất, hay
của một phương thức sản xuất; là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, của cơ quan, tổ chức và của nền kinh tế.
Năng suất lao động là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp xác định kết quả lao động có ích
của người làm việc, được tính bằng số sản phẩm có ích sản xuất ra trên một đơn vị thời
gian hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Như vậy, năng suất lao động được tính bằng quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra
của quá trình làm việc của người lao động (dưới dạng hiện vật hoặc giá trị) với hao phí
các yếu tố đầu vào để tạo ra kết quả đó (hao phí về lao động hoặc thời gian lao động).
Kết quả đầu ra của q trình lao động có thể là những sản phẩm hiện vật hoặc
những giá trị tính bằng tiền hay những nhiệm vụ chính trị mà người lao động thực hiện
được trong quá trình lao động trong một khoảng thời gian nhất định.
Hao phí nguồn lực đầu vào để tạo ra lượng kết quả đầu ra có thể được tính là
những hao phí về mặt lao động hoặc hao phí về mặt thời gian cần thiết để người lao động
thực hiện được lượng kết quả lao động đó.
Năng suất lao động cao hay thấp đánh dấu trình độ phát triển của một xã hội qua
các giai đoạn phát triển khác nhau. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia

không thể được xem xét một cách độc lập, tách biệt với tăng hiệu quả và tăng năng suất
lao động.
4.1.2. Nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động
Thống kê năng suất lao động có nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu các phương pháp và tổ chức thu thập số liệu để nghiên cứu năng suất
lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước
trong mỗi thời kỳ thống kê.
Tính tốn các chỉ tiêu năng suất lao động trong phạm vi từng doanh nghiệp, từng
ngành cũng như toàn nền kinh tế quốc dân.
Phân tích biến động, tình hình hoàn thành kế hoạch tăng năng suất lao động, chỉ rõ
ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động cũng như ảnh hưởng của tăng năng
suất lao động đến tăng sản phẩm xã hội, GDP cũng như các chỉ tiêu khác.
Trang 127
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Tính tốn đánh giá và biểu hiện được xu thế biến động của năng suất lao động để
thấy được năng suất lao động tăng giảm theo quy luật nào từ đó có thể dự đốn năng suất
có thể đạt được trong những năm trong tương lai. Biểu hiện xu thế và dự đoán năng suất
lao động cơ sở để dự đoán cho các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác có liên quan như các chỉ
tiêu về kết quả sản xuất, chỉ tiêu tiền lương bình quân.
Năng suất lao động phản ánh hiệu quả của lao động và khả năng của sức sản xuất,
đánh giá trực tiếp được hiệu suất lao động và có thể so sánh trực tiếp mức năng suất lao
động giữa các bộ phận cùng sản xuất một loại sản phẩm.
Thống kê năng suất lao động nhằm đánh giá được trình độ tổ chức sản xuất và
trình độ tổ chức cơ cấu lao động của doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có hợp lý hay không
và đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện nhiệm vụ

chính trị của đơn vị.
Thống kê năng suất lao động là căn cứ để cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh
nghiệp có kế hoạch xây dựng các mức lao động, định mức cơng việc phù hợp với trình độ
lao động.
Thống kê năng suất lao động nhằm giúp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng
và quản lý lao động hiệu quả hơn, từ đó tăng năng suất lao động, tăng giá trị thặng dư và
tăng tích lũy và tái đầu tư cho doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị.
Thống kê năng suất lao động phải điều tra, tính tốn các chỉ tiêu về lao động, năng
suất lao động cá biệt, năng suất lao động bình quân…
Thống kê năng suất lao động phải phân tích, đánh giá các chỉ tiêu năng suất lao
động cá biệt, năng suất lao động bình quân đã tổng hợp ở trên từ đó đưa ra các biện pháp
sử dụng lao động hợp lý trong doanh nghiệp và trong cơ quan, tổ chức.
4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những nhân tố tác động
đến năng suất lao động. Ta có thể khái quát một số nhóm yếu tố đại diện như sau:
a. Các yếu tố gắn với bản thân người lao động
Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động.
Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ
văn hố, chun mơn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động.

Trang 128
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Trình độ văn hố là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội.
Trình độ văn hố tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có

khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ khơng những vận dụng chính xác mà
cịn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất góp
phần làm tăng năng suất lao động.
Trình độ chun mơn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó,
có khả năng chỉ đạo quản lý một cơng việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết
về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời
gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao
động. Trình độ văn hố và trình độ chun mơn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất lao
động của con người. Trình độ văn hố tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh
chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cịn sự hiểu biết về chun mơn
càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của
lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất. Trình độ văn hố và
chun mơn của người lao động khơng chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc
nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện cơng việc.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh,
các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độ
chun mơn tương ứng. Nếu thiếu trình độ chun mơn người lao động sẽ khơng thể điều
khiển được máy móc, khơng thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại.
Trạng thái sức khoẻ của người lao động có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động.
Nếu người có tình trạng sức khoẻ khơng tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao
động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong cơng việc giảm dần, các sản phẩm sản
xuất ra với chất lượng khơng cao, số lượng sản phẩm cũng giảm, thậm chí dẫn đến tai nạn
lao động.
Thái độ lao động cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Thái độ lao động là
tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản
xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng
hồn thành cơng việc của người tham gia lao động. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác
nhau, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là: Sự kỷ luật lao động: Là những tiêu
chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ

Trang 129
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành
vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng
cơng việc, an tồn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm
pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…; tinh thần trách nhiệm hình
thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng của người lao động trong công
việc cũng như với tổ chức. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế,
sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách
cơng bằng, bình đẳng thị họ cảm thấy n tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức. Đây là
cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động; sự gắn bó với doanh
nghiệp của người lao động ngồi mục đích lao động để kiếm sống họ cịn coi tổ chức như
một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu q trình lao động và bầu khơng khí
trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hồ, tin tưởng lẫn nhau giữa những
người cơng nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, có quyền quyết định đến hiệu quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, được quan tâm
chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thì ngươi lao đốngẽ có lịng tin, hy
vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp; cường độ lao động cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ
người lao động và từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động.
b. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ
Khoa học kỹ thuật, cơng sản xuất có vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng
suất lao động, đây là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật
của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của cơng cụ sản xuất, trình độ sáng chế

và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình cơng nghệ sản xuất. Ngày nay, ai cũng
thừa nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ làm tăng năng suất lao động. Thật vậy sự
phát triển của lực lượng sản xuất thường bắt đầu từ sự thay đổi của cơng cụ sản xuất, lấy
máy móc thay thế cho lao động thủ cơng, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy cũ.
Nói đến yếu tố khoa học kỹ thuật và cơng nghệ là nói đến hiệu quả và tính hiệu
quả của q trình cải tiến sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học
tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, liên quan
đến quan điểm về tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước,
nói đến q trình hợp lý hóa sản xuất với khả năng, kỹ thuật cao, tạo ra được động cơ
Trang 130
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
thúc đẩy lực lượng lao động và q trình quản lý có hiệu quả hơn, tạo ra được nhiều giá
trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt hơn là tăng năng suất
lao động của các đơn vị.
c. Nhóm nhu cầu tiêu dùng xã hội
Đây là yếu tố liên quan đến khối lượng và cơ cấu sản phẩm sản xuất ra. Tiêu dùng
càng nhiều với chất lượng càng cao đòi hỏi những sản phẩm làm ra với chất lượng tốt
hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn. Việc này sẽ kích thích sản xuất mạnh hơn, sử
dụng và quản lý vốn và lao động tốt hơn. Ngược lại, nếu như càu tiêu dùng giảm sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng, yêu cầu sử dụng vốn và lao động do đó năng suất lao động sẽ
giảm đi. Như vậy, việc kích cầu tiêu dùng xã hội vừa là một động lực, vừa là một giải
pháp để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế ổn định, vững chắc.
d. Các yếu tố gắn với tổ chức lao động
Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có
tác động mạnh mẽ tới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát

triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…
Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ tồn bộ các cơng việc được giao cho từng
người hoặc từng nhóm người lao động thực hiện”. Về bản chất thì đó là q trình gắn
từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của
phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên
các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng người lao động, đấy chính là sự
chun mơn hố (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý) và hiệp tác lao
động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng
suất lao động
Tiền lương, tiền thưởng : Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc
đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực
tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của tất
cả mọi người lao động mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ
và khả năng lao động của mình.
Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
theo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhất định trên cơ sở
thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động. Số tiền này nhiều hay ít cịn phụ thuộc
vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc, trình độ hay kinh nghiệm làm việc … Trong
Trang 131
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
quá trình lao động. Nhưng cái mà người lao động các loại hàng hoá dịch vụ cần thiết mua
được từ số tiền đó, chính là tiền lương thực tế. Tiền lương phản ánh đóng góp nhiều cho
xã hội và càng thể hiện giá trị xã hội trong cuộc sống của người lao động. Do vậy tiền
lương thoả đáng sẽ là động lực để người lao động làm việc hiệu quả và đạt năng suất lao
động cao.

Tiền thưởng là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động
trong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện của
bên sử dụng lao động trong các trường hợp như: Khi cơng nhân hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo trong hoạt động
lao động… Nếu tiền thưởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, gắn
với hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêu
dùng trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là cơng cụ để người sử dụng lao động kích thích
sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của người
lao động.
Ngoài tiền lương, tiền thưởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng
cao năng suất lao động. Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các
bổ sung cho thu nhập của người lao động đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Phúc
lợi có thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiện thuận lợi mà người sử dụng lao động
cung cấp cho người lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên
hoặc khuyến khích và đảm bảo an sinh cho người lao động. Phúc lợi đóng vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là khơng gian sản xuất được trang bị
máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành
các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi
thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Tổ chức phục vụ nơi
làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nơi làm việc được tổ
chức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao động có thể thực
hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất. Vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao,
nâng cao năng suất lao động
Thái độ cư xử của người lãnh đạo: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối,
nguyên tắc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định. Lãnh đạo là
Trang 132
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()



lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
một hệ thống bao gồm người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích của hệ thống, các
nguồn lực và môi trường. Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ
thống lãnh đạo, là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện
các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Người lãnh đạo có vai trò
quan trọng trong tổ chức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình. Quyền
lực là những quyền hạn của người lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nước
hoặc tập thể trao cho người lãnh đạo. Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dưới
quyền, nó gắn liền với những phẩm chất tài và đức của người lãnh đạo. Phong cách,
phương pháp cũng như thái độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ
chức. Với phong cách uy quyền tức là người lãnh đạo hành động độc đốn, khi ra quyết
định khơng tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhắc, khơng tơn
trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thường không làm việc tự giác và độc lập, không
phát huy được tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến
tập thể. Với phong cách dân chủ tự do tức là người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng
tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời
cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình
xây dựng, phát triển tổ chức. Việc lựa chọn phong cách này hay phong cách lãnh đạo
khác có một ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố giáo dục tập thể lao động. Mỗi
phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thích ứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể. Phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra thái độ của người lãnh đạo khác nhau. Thái độ
của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể,
đóng vai trị to lớn trong việc xây dựng và củng cố tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng
tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động. Vì vậy người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất
và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hoàn cảnh cụ thể một cách chính xác
và hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động.

Bầu khơng khí của tập thể: Tập thể lao động là nhóm người mà tất cả các thành
viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau,
ln có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các
phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái
độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu
khơng khí của tập thể. Trong tập thể lao động ln có sự lan truyền cảm xúc từ người này
Trang 133
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đổi với lao động, với
ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả
hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, đơn vị.
e. Các yếu tố thuộc về môi trường lao động
Môi trường tự nhiên nơi làm việc: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng khơng nhỏ
đến năng suất lao động. Nó tác động đến năng suất lao động một cách khách quan và
không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của các nước nhiệt đới khác với các nước ơn đới
và hàn đới, do đó ở các nước khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong
sản xuất. Mỗi một ngành sản xuất thì nó tác động khác nhau. Trong nơng nghiệp thì độ
phì nhiêu của đất, của rừng, của biển khác nhau sẽ mang lại năng suất khác nhau. Trong
công nghiệp khai thác mỏ thì các vấn đề như hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các
vỉa than, vỉa quặng, trữ lượng của các mỏ đều tác động đến khai thác, đến năng suất lao
động. Con người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên
đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt
động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp.
Điều kiện lao động: Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong
môi trường sản xuất nhất định, mỡi mơi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau

tác động đến người lao động, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau,
tổng hợp các nhân tố ấy tạo nên điều kiện lao động. Các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện
thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện khơng thuận lợi cho con người trong q
trình lao động. Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác
động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động, cụ thể là cường
độ chiếu sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người.
Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh
hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động. Nơi làm việc có mơi
trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao
động. Mặt khác, làm cho người lao động có cảm giác khơng n tâm nên không chuyên
tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động.
4.2. Phương pháp xác định năng suất lao động
4.2.1. Công thức tính năng suất lao động
Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được
biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suất lao động chung là thước đo hiệu
Trang 134
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
quả của các hoạt động và nó được tính so sánh giữa kết quả đầu ra của hoạt động so với
chi phí đầu vào của hoạt động.
Cơng thức chung tính năng suất như sau:

Trong đó:
Đầu ra là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp. Nó có thể
được biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật hoặc biểu hiện dưới dạng giá trị bằng tiền.
Để có thể thống nhất trong việc tính tốn, khi đó năng suất thường sử dụng giá trị

bằng tiền để tính đầu ra: ví dụ như tổng giá trị sản lượng, tổng đầu ra, giá trị gia tăng.
Đầu vào là các nguồn lực lao động để tạo ra hàng hố và dịch vụ. Thơng thường
đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động hoặc số giờ công lao động.
4.2.1.1. Năng suất lao động (dạng thuận)
Năng suất lao động dạng thuận được tính bằng tổng số lượng sản phẩm (giá trị sản
phẩm) sản xuất ra của một ngành kinh tế hoặc của nền kinh tế quốc dân hoặc của một
doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, ngành kinh tế cấp 2, cấp 3, cá nhân sản xuất ra trên tổng lao
động hao phí cần thiết để thực hiện được kết quả sản xuất đó của ngành kinh tế hoặc nền
kinh tế hoặc của một doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, ngành kinh tế cấp 2, cấp 3, cá nhân
sản xuất ra.
Cơng thức tính năng suất lao động
W



Q
T

Trong đó:
W: là năng suất lao động dạng thuận.
Q là tổng số lượng sản phẩm (hoặc tổng giá trị sản phẩm) của ngành kinh tế hoặc
nền kinh tế hoặc của một doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, ngành kinh tế cấp 2, cấp 3, cá
nhân sản xuất ra sản xuất ra trong kỳ thống kê.
T là tổng thời gian lao động xã hội dùng để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ.
Ý nghĩa: Năng suất lao động dạng thuận cho biết trong kỳ thống kê một người lao
động hoặc bình quân một giờ người lao động sẽ tạo ra được W đơn vị sản phẩm hoặc đơn
vị giá trị sản phẩm.

Trang 135
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()



lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Ví dụ: Hãy tính năng suất lao động dạng thuận của đơn vị X biết số lao động trong
kỳ thống kê là 1.000 lao động làm giờ hành chính, tạo ra được 100.000 (sp), giá bán là
150.000đ/sp.
4.2.1.2. Năng suất lao động (dạng nghịch)
Năng suất lao động dạng nghịch được tính bằng tổng thời gian lao động xã hội hao
phí của tồn ngành kinh tế hoặc nền kinh tế hoặc của một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
hoặc một người lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hiện vật hoặc một
đơn vị giá trị sản phẩm mà ngành kinh tế hoặc nền kinh tế hoặc một đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp hay một người lao động sản xuất ra được.
Công thức tính
t

T
1

Q W

Trong đó:
Q là tổng số lượng sản phẩm (hoặc tổng giá trị sản phẩm) của ngành kinh tế hoặc
nền kinh tế hay một tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hay một người lao động tạo ra được
trong kỳ thống kê.
T là tổng thời gian lao động xã hội dùng để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ.
Ý nghĩa: Năng suất lao động dạng nghịch cho biết cứ để người lao động tạo ra
được một đơn vị sản phẩm hiện vật hoặc tạo ra một đơn vị giá trị sản phẩm thì cần hao
phí bao nhiêu đơn vị lao động hoặc cần hao phí bao nhiêu đơn vị thời gian.

Ví dụ: Hãy tính năng suất lao động dạng nghịch biết đơn vị X có số lao động trong
kỳ thống kê là 1.000 lao động làm giờ hành chính, tạo ra được 100.000sp, đơn giá bán là
150.000đ/sp.
4.2.2. Phương pháp xác định kết quả đầu ra và chi phí đầu vào để tính năng
suất lao động
Đối với các doanh nghiệp, cơ chế mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
huy tính sáng tạo chủ động, nỡ lực tìm mọi biện pháp phấn đấu mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các
doanh nghiệp đều nhận thức được ý nghĩa của năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả
quyết định sự tồn tại và phát triển của họ. Nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm tạo ra
cơ sở giảm chi phí là con đường chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mối
quan hệ giữa tăng năng suất lao động, tăng thu nhập của người lao động và của doanh

Trang 136
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
nghiệp có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động đã thực sự trở thành động lực
cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp.
Khi tính năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp, ta thường áp dụng các
công thức sau:
* Công thức áp dụng chung:

Cụ thể đối với từng doanh nghiệp, ta áp dụng linh hoạt các cơng thức tính năng
suất lao động dạng thuận và dạng nghịch cho phù hợp, ví dụ:
* Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm vật chất.
Các sản phẩm vật chất cộng cơ học được do cùng đơn vị tính.


* Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm vật chất khác
nhau. Các sản phẩm vật chất không cộng cơ học được do không cùng đơn vị tính.

Để tính tốn chính xác mức năng suất lao động của người lao động trong các
doanh nghiệp, ta cần thiết phải xác định chính xác các kết quả đầu ra của người lao động
trong các doanh nghiệp cũng như xác định, đo lường chính xác các nguồn lực đầu vào
cho quá trình sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp.
4.2.2.1. Xác định kết quả đầu ra của quá trình lao động
a. Xác định các kết quả đầu ra của quá trình lao động tại các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, kết quả lao động của người lao động
và của các doanh nghiệp là những sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể, dễ dàng thống
kê, đo đếm chính xác bằng các đơn vị đo lường hiện vật (con, cái, sản phẩm, mét, lít,
khối…) hoặc có thể quy đổi thành giá trị (tiền tệ) để tính tốn.
Như vậy kết quả đầu ra của quá trình lao động bao gồm: các sản phẩm hiện vật;
các sản phẩm hiện vật quy đổi; hoặc các giá trị sản xuất kinh doanh thu được trong kỳ sản
xuất như giá trị sản phẩm sản xuất, giá trị doanh thu bán hàng hoặc lợi nhuận sản xuất
kinh doanh hoặc giá trị gia tăng mà doanh nghiệp thu được bằng tiền hoặc bằng kết quả
lao động trực tiếp hoặc gián tiếp (dịch vụ quy đổi thành giá trị) trong một kỳ sản xuất
kinh doanh nhất định.
Trang 137
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
b. Xác định các kết quả đầu ra của quá trình lao động tại các cơ quan, tổ chức
nhà nước
Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, việc quản lý đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị mình cũng được đo đếm thơng qua
chỉ tiêu năng suất lao động. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp, khi sản xuất sản phẩm vật
chất (hiện vật) hoặc các dịch vụ thương mại thường dễ tính tốn, xác định kết quả đầu ra
theo hiện vật hoặc quy đổi thành giá trị để tính năng suất lao động. Đối với các cơ quan,
tổ chức nhà nước, sản phẩm đầu ra của q trình lao động là việc thực hiện hồn thành
các nhiệm vụ chính trị được nhà nước giao cho và thường không được quy đổi thành giá
trị nên việc thống kê năng suất lao động mang tính trừu tượng hơn.
Năng suất lao động là một thuật ngữ để phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử
dụng lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Nó cũng được tính bằng quan hệ đầu
ra so với chi phí lao động đầu vào của q trình sản xuất.
Trong đó việc thống kê kết quả lao động đầu ra trong các cơ quan thuộc khu vực
nhà nước được xác định như sau:
Kết quả đầu ra của quá trình lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước là tổng
số các nhiệm vụ chính trị mà người lao động (cán bộ, cơng chức, viên chức) thực hiện
hồn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Kết quả lao động này thường là kết quả lao động gián tiếp, khó quy đổi thành giá
trị để tính tốn năng suất lao động. Kết quả này thường phản ánh hiệu quả ở mặt xã hội,
trên tồn cục, tồn diện thực hiện nhiệm vụ chính trị cho xã hội.
Đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập thì kết quả thường là các dịch vụ cơng
cộng, ở khía cạnh thống kê, các dịch vụ này cũng dễ để đo lường hơn như số giờ dạy, số
giờ nghiên cứu khoa học, số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo, số lượng bệnh nhân
được điều trị, được chăm sóc, số lượng các dự án ngành nghề được tổ chức thực hiện…
Việc đo lường kết quả hoạt động trong khu vực công đang được sự quan tâm của
mọi người và tập trung vào tính hiệu quả trong hoạt động. Các chính phủ đang có định
hướng áp dụng các hệ thống đo lường kết quả hoạt động theo xu hướng thị trường, để
đánh giá hiệu quả hoạt động của người lao động khu vực cơng.
Các tiêu chí đo lường phải bắt đầu từ đảm bảo chất lượng công chức, tổ chức quy
trình nội bộ, đảm bảo chất lượng dịch vụ và phục vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
và thời gian lao động.
Trang 138

Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Để thực hiện được các kết quả cơng việc (nhiệm vụ chính trị, cung ứng dịch vụ
công) của các cơ quan, tổ chức nhà nước, cần thiết phải được đầu tư, cung ứng các nguồn
lực đầu vào cho các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện các hoạt động.
Các nguồn lực này bao gồm vốn ngân sách của nhà nước cấp phát, đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, thời gian lao động hao phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị và cung ứng các dịch vụ công cộng, và các nguồn lực khác…
Hao phí lao động đầu vào của q trình lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà
nước cũng giống như hao phí lao động trong q trình sản xuất của doanh nghiệp là hao
phí về mặt lao động hay hao phí về mặt thời gian lao động cần thiết để thực hiện hồn
thành các nhiệm vụ chính trị được giao trong thời kỳ thống kê.
Để đánh giá năng suất lao động của các tổ chức, cơ quan, tổ chức nhà nước cần
thiết lập một hệ thống các tỷ số hay còn được gọi là chỉ tiêu năng suất theo hướng cân
nhắc lợi ích xã hội đạt được và chi phí nguồn lực đầu tư của xã hội.
Việc thống kê năng suất lao động sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu cho các cơ quan,
tổ chức nhà nước để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những
khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả
đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức.
4.2.2.2. Xác định các chi phí đầu vào của q trình lao động để tạo ra kết quả
Để tạo ra các kết quả đầu ra nêu trên, các doanh nghiệp cần thiết phải đưa các
nguồn lực đầu vào để sản xuất, tạo ra kết quả đầu ra tương ứng.
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường đưa vào các nguồn lực đầu
vào bao gồm vốn, lao động (con người hoặc thời gian lao động), đất đai, nguyên nhiên
vật liệu, khoa học, cơng nghệ được đưa vào phục vụ q trình sản xuất tạo ra kết quả lao
động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Để xác định năng suất lao động tính năng suất lao động, thông thường các nhà
thống kê thường sử dụng mối quan hệ tỷ lệ giữa đầu ra là khối lượng hoặc giá trị sản
phẩm sản xuất thu được chia cho số lao động hoặc thời gian lao động hao phí để tạo ra
khối lượng hoặc giá trị sản phẩm sản xuất đó hoặc ngược lại.
Bản chất của năng suất lao động chính là hiệu quả lao động vì vậy, nhiều nhà
thống kê khi xác định hiệu quả lao động cũng sử dụng mối quan hệ tỷ lệ giữa kết quả đầu
ra so với nguồn lực đầu vào để tạo ra kết quả đó để tính tốn. Một vài trường hợp năng
suất được xem dưới biểu hiện của hiệu quả lao động hoặc chất lượng thực hiện công việc.
Trang 139
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
4.2.3. Tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc giá trị sản
phẩm sản xuất làm ra trên một đơn vị lao động hao phí (lao động hoặc thời gian) hoặc
giảm bớt hao phí lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị sản
phẩm làm ra được.
Tăng năng suất lao động có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội
lồi người, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là cơ sở
quan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Tác động quan tổng hợp nhất hay
là mục tiêu của tăng năng suất lao động hiện nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của
con người trên toàn thế giới. Vấn đè trung tâm của năng suất lao động hiện nay là đảm
bảo xã hội tốt hơn thông qua kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực
và cơng nghệ sẵn có.
Đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tăng năng suất lao động càng có ý
nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và phản ánh hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, tổ

chức nhà nước Tăng năng suất lao động là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, điều đó thể hiện:
Tăng năng lao động góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức trên thị trường. Có thể nói, nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề
quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là trong
nền kinh tế thị trường như hiện nay. Bởi nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh
nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn trên thị trường, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, còn
với các cơ quan, tổ chức sẽ khẳng định được vị trí, vai trị, uy tín, hình ảnh của đơn vị
…Mà năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm nhưng đồng thời chất
lượng sản phẩm cũng được cải tiến vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn
vị sản phẩm. Giá cả và chất lượng chính là hai yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên thị trường.
Tăng năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bởi khi tăng năng suất lao động có nghĩa là hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm giảm, vì thế nó cho phép giảm số người làm việc, tiết kiệm được
quỹ lương. Mà tiền lương là một trong những chi phí của q trình sản xuất, do đó tăng
năng suất lao động góp phần là giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trang 140
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tại điều kiện tăng quy mô và tốc độ của
tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân , cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về
tích luỹ, tiêu dùng. Vì năng suất lao động tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị
sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho
các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất
Năng suất lao động và tăng việc làm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Mọi

quốc gia, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều mong muốn đạt được năng suất lao động
ngày một tăng.
Tăng năng suất lao động phải gắn liền nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và
dịch vụ, nâng cao khả năng sử dụng lao động và các nguồn lực khác nhằm tạo ra ngày
càng nhiều sản phẩm đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau của con người trong xã hội.
Tăng năng suất lao động sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan
hiếm xã hội.
Tăng năng suất lao động làm tăng khối lượng/ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
cho xã hội góp phần tăng tích lũy, mở rộng quy mơ sản xuất và tái sản xuất xã hội, nâng
cao đời sống con người.
Tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa,
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Tăng năng suất lao động sẽ giúp thay đổi hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân
công lại lao động xã hội giữa các ngành, các lĩnh vực sản xuất, vùng kinh tế… tạo điều
kiện mở rộng và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới.
Tăng năng suất lao động là động lực phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở đảm bảo
nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (tăng năng suất lao động sẽ làm
cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống con người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu
quả, sử dụng các nguồn lực hiệu quả).
4.3. Các chỉ tiêu thống kê năng suất lao động
4.3.1. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động được xác định bằng cách so sánh kết quả kinh tế đạt được với
lao động hao phí để đạt được kết quả đó.
Kết quả được đem ra so sánh có thể là kết quả ban đầu, kết quả trung gian hoặc kết
quả cuối cùng, kết quả trực tiếp hoặc kết quả gián tiếp. Kết quả được đem so sánh cũng
có thể được đo bằng đơn vị hiện vật, đơn vị giá trị theo các chỉ tiêu khác nhau. Tương
Trang 141
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()



lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
ứng với các hệ thống chỉ tiêu năng suất lao động, có các chỉ tiêu khác nhau để tính tốn
và có các ý nghĩa nghiên cứu khác nhau.
a. Năng suất lao động bộ phận
Công thức tính

Ý nghĩa: Năng suất lao động bộ phận là giá trị gia tăng tạo ra được trong một kỳ
thống kê từ một đơn vị chi phí lao động.
b. Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng
Cơng thức tính

Ý nghĩa: Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng cho biết trong kỳ thống kê,
bình quân một người lao động làm việc sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị tăng thêm cho đơn vị.
c. Năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất
Cơng thức tính

Ý nghĩa: Năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất cho biết trong kỳ thống kê,
bình quân một người lao động làm việc sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất cho đơn vị.
4.3.2. Các chỉ tiêu năng suất lao động
4.3.2.1. Chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật
Chỉ tiêu năng suất lao động bằng hiện vật được tính tốn, thống kê trong trường
hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước, đơn vị hành chính nhà nước sản xuất duy
nhất một loại sản phẩm, vì vậy khi thống kê năng suất lao động bình qn ta hồn tồn
cộng cơ học các khối lượng sản phẩm sản xuất cùng loại với nhau để tính tốn năng suất
lao động qua các thời kỳ thống kê.
Theo đó, ta có 3 chỉ tiêu để tính năng suất lao động hiện vật như sau:
- Mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo:
n


W1 

Q
i 1

1i

T1i

Trong đó:

Trang 142
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
W1: là mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo
Q1i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ báo cáo
T1i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản
phẩm của đơn vị trong kỳ báo cáo.
- Mức năng suất lao động ở kỳ gốc:
n

W0 

Q
i 1


0i

T0i

Trong đó:
W0: là mức năng suất lao động ở kỳ gốc
Q0i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ gốc
T0i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản
phẩm của đơn vị trong kỳ gốc.
- Chỉ số năng suất lao động hiện vật được tính theo cơng thức:

Iw 

w1
w0

Trong đó:

+ w1: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ báo cáo.
+ w0: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ gốc.

Ví dụ: Hãy tính chỉ số năng suất lao động của công nhân và nêu ý nghĩa của chỉ số
với tình hình về năng suất lao động của cơng nhân trong phân xưởng X như sau:
+ Năng suất lao động cá biệt ở kỳ báo cáo là 2,2 m/h.
+ Năng suất lao động cá biệt ở kỳ gốc là 2,0 m/h.
Hướng dẫn
- Áp dụng cơng thức tính chỉ số biến động năng suất lao động cá biệt ta có:
Iw = w1/w0 = 2,2/2,0 = 1,1 (110%)
Ý nghĩa: Iw = 110% (+10%) cho thấy năng suất lao động của công nhân ở kỳ báo

cáo tăng 10% so với kỳ gốc. Điều này được đánh giá là tốt, lao động làm việc có hiệu quả
hơn, năng suất lao động tăng về quy mô hơn ở kỳ báo cáo hơn so với kỳ gốc.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất, có tài liệu thống kê về năng
suất lao động cá biệt và sản lượng sản xuất như sau:
Phân xưởng

Kỳ gốc
NSLĐ (sp/cn)

Số CN (cn)

Kỳ báo cáo
NSLĐ (sp/cn)

Trang 143
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()

Số CN (cn)


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
A

100

50

110


60

B

200

70

180

70

C

300

60

280

60

Tổng cộng

-

180

-


190

Yêu cầu: Tính chỉ số năng suất lao động bình quân bằng hiện vật?
4.3.2.2. Chỉ tiêu năng suất lao động giá trị
Chỉ tiêu năng suất lao động bằng giá trị được tính tốn, thống kê trong trường hợp
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước sản xuất nhiều loại sản phẩm có chủng loại
khác nhau, đồng thời các loại sản phẩm này đều có mức giá cố định để quy đổi sang giá
trị, vì vậy khi thống kê năng suất lao động bình quân ta hồn tồn có thể quy đổi các khối
lượng sản phẩm sản xuất khác loại thành giá trị để tính toán năng suất lao động qua các
thời kỳ thống kê nhằm tính chỉ số năng suất lao động.
Theo đó, ta có 3 chỉ tiêu để tính năng suất lao động giá trị như sau:
- Mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo:
n

W

1



Q
i 1

1i

 Pi

T1i


Trong đó:
W1 là mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo
Q1i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ báo cáo
Pi: Đơn giá cố định của loại sản phẩm i.
T1i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản
phẩm của đơn vị trong kỳ báo cáo.
- Mức năng suất lao động ở kỳ gốc:
n

W

0



Q
i 1

0i

 Pi

T0i

Trong đó:
W0 là mức năng suất lao động ở kỳ gốc
Q0i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ gốc.
Pi: Đơn giá cố định của loại sản phẩm i.

Trang 144

Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
T0i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản
phẩm của đơn vị trong kỳ gốc.
- Chỉ số năng suất lao động được tính theo cơng thức:

Iw 

w1
w0

Trong đó:
+ w1: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ báo cáo.
+ w0: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ gốc.
Ví dụ: Hãy tính chỉ số năng suất lao động bình qn của cơng nhân trong đơn vị X
biết đơn vị có tình hình về năng suất lao động như sau:
Giá cố
Bộ phận sản xuất

định

Số lượng sản phẩm (sp)

Số cơng nhân bình qn
(người)


(1000đ)

Kỳ KH (q0)

Kỳ TT (q1)

Kỳ KH (q0)

Kỳ TT (q1)

PXSX A (SPA)

10

100

120

100

120

PXSX B (SPB)

11

95

100


80

85

Hướng dẫn
Áp dụng cơng thức tính chỉ số năng suất lao động bình qn theo giá trị ta có:
Iw 

q p : q p
T T
1

1

Iw =

0

0

(120 x10)  (100 x11) (100 x10)  (95 x11)
:
 0,987 (lần)
100  80
120  85

Như vậy, năng suất lao động bình quân theo chỉ tiêu giá trị kỳ thực tế so với lỳ kế
hoạch giảm 1,3% tương đương với lượng giảm tuyệt đối là 0,14 nghìn đồng/ người
(12,22-11,36). Tình hình trên được đánh giá là khơng tốt, đơn vị X cần có biện pháp để
nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới.

4.2.3.3. Chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật quy đổi
Chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật quy đổi được tính toán, thống kê trong trường
hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước sản xuất nhiều loại sản phẩm có phân chia
phẩm cấp, chất lượng, vì vậy khi thống kê năng suất lao động bình qn ta hồn tồn có
thể quy đổi khối lượng các sản phẩm sản xuất khác loại theo sản phẩm hiện vật lấy làm
chuẩn để tính toán năng suất lao động qua các thời kỳ thống kê nhằm tính chỉ số năng
suất lao động.

Trang 145
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
- Quy đổi sản phẩm hiện vật
- Cơng thức tính tốn:
Sản lượng
hiện vật
quy đổi (q’)

Sản lượng
hiện vật
(q)

=

Hệ số
quy đổi
(H)


x

Trong đó:



Zi : Đặc tính của sản phẩm cần quy đổi
Zc: Đặc tính của sản phẩm được chọn làm chuẩn
(trong các loại sản phẩm sản xuất ra)

H = Zi/ Zc

Ví dụ: Tình hình sản xuất sản phẩm dệt may thời kỳ báo cáo của đơn vị X như sau:
Sản lượng

Sản lượng

Số CN

Hệ số quy

hiện vật (m)

(cn)

đổi

qi


T

Hi = Zi/ Zc

q’i= qi . Hi

Vải khổ 1,2m

100.000

80

0,8

80.000

Vải khổ 1,4m (chuẩn)

500.000

70

1

500.000

Vải khổ 1,6m

400.000


60

1,3

520.000

-

210

-

1.100.000

Loại sản phẩm

A

Tổng cộng

hiện vật
quy đổi ( m)

Tính mức năng suất lao động kỳ báo cáo của đơn vị X?
Hướng dẫn
Bước 1: Tính hệ số quy đổi và tiến hành quy đổi sản phẩm hiện vật.
Như vậy ta có mức năng suất lao động bình quân của đơn vị là
W = 1.100.000/210 = 5.238,1 m vải khổ 1,4m/cn
- Tính mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo:
n


W

1



Q
i 1

1i

 Hi

T1i

Trong đó:
W1 là mức năng suất lao động ở kỳ báo cáo
Q1i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ báo cáo

Trang 146
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm hiện vật i.
T1i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản
phẩm của đơn vị trong kỳ báo cáo.

- Mức năng suất lao động ở kỳ gốc:
n

W

0



Q
i 1

0i

 Hi

T0i

Trong đó:
W0 là mức năng suất lao động ở kỳ gốc
Q0i: là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị ở kỳ gốc.
Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm hiện vật i.
T0i: Số lao động hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra lượng sản
phẩm của đơn vị trong kỳ gốc.
- Chỉ số năng suất lao động được tính theo cơng thức:

Iw 

w1
w0


Trong đó:
+ w1: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ báo cáo.
+ w0: Năng suất lao động của đơn vị ở kỳ gốc.
4.4. Các phương pháp phân tích thống kê năng suất lao động
4.4.1. Phương pháp phân tổ
Phân tổ thống kê là một trong những phương pháp phân tích quan trọng đồng thời
là cơ sở để áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác như phương pháp cân đối, phương
pháp đồ thị, phương pháp chỉ số, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp hồi quy
tương quan…
Phân tổ thống kê trong phân tích năng suất lao động nhằm giải quyết những nhiệm
vụ cơ bản như:
Phân tổ để tính tốn năng suất lao động của các tổ thống kê:
Phân tổ theo hai lĩnh vực: Lĩnh vực tư nhân và lĩnh vực nhà nước. Ta sẽ tính tốn
tốn được năng suất lao động củ mỡi khu vực trên và phân tích phân tích được mối quan
hệ của năng suất lao động giữa các lĩnh vực đó với nhau và với năng suất lao động chung
toàn nền kinh tế quốc dân.

Trang 147
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Phân tổ theo nhóm ngành kinh tế: Phân tổ theo các ngành kinh tế cấp 1, cấp 2 cấp
3. Ta sẽ có năng suất lao động của mỡi nhóm ngành và cho ta nghiên cứu được mối quan
hệ của năng suất lao động giữa các nhóm ngành với nhau, cũng như giữa năng suất lao
động của các nhóm ngành với năng suất lao động chung toàn nền kinh tế quốc dân.
Phân tổ theo 8 vùng kinh tế cho phép ta tính được năng suất lao động của từng

vùng và nghiên cứu quan hệ giữa năng suất lao đọng giữa các vùng với nhau cũng như
giữa năng suất lao động chung cả nước.
Khi có được năng suất lao động của từng bộ phận trong tổng thể (từng khu vực
kinh tế, từng nhóm ngành và từng vùng kinh tế) ta có thể phân tích được ảnh hưởng biến
động riêng yếu tố năng suất và thay đổi kết cấu lao động theo các bộ phận cấu thành đối
với năng suất lao động chung.
Ví dụ: Bảng thống kê năng suất lao động theo khu vực và theo nhóm ngành kinh
tế giai đoạn 2015 - 2018 như sau:
Năm

Năng suất lao động theo giá thực tế (1000 đồng)
Chung

Khu vực

Nhóm ngành kinh tế

Nhà nước

Tư nhân

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

2015

59820


242771

30863

630739

238920

78277

2016

66419

269552

34267

700318

265276

86912

2017

73746

299287


38048

777573

294540

96500

2018

81881

332302

42245

863349

327032

107145

BQ

70467

285978

36356


742995

281442

92209

Phân tổ thống kê dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Giữa các tiêu
thức mà thống kê nghiên cứu cũng thường có mối liên hệ với nhau: Sự thay đổi của tiêu
thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định. Tìm hiểu
tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng.
Ví dụ: Khảo sát mối liên hệ giữa mức đầu tư vốn trên một lao động và năng suất
lao động tại 50 doanh nghiệp theo phương pháp phân tổ ta phân tổ 50 doanh nghiệp trên
theo mức đầu tư vốn cho một lao động, sau đó tính năng suất lao động bình qn các tổ ta
có bảng phân tổ năng suất lao động sau:
Trang 148
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Mức đầu tư vốn cho một

Số doanh nghiệp

Mức NSLĐ bình quân

lao động


tháng (trđ/cn)

(trđ/người)
50 – 55

15

150

55 – 62

20

155

62 – 75

13

168

Trên 75

12

173

Quan sát ta thấy năng suất lao động tỷ lệ thuận với mức trang bị vốn cho lao động.
Khi mức trang bị vốn cho lao động tăng thì năng suất lao động bình qn theo đó cũng
tăng theo.

4.4.2. Phương pháp dãy số thời gian
Năng suất lao động là chỉ tiêu bình qn ln biến động qua thời gian. Vì vậy, chỉ
tiêu này cũng thường được sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích.
Dãy số thời gian thường được dùng để phân tích đặc điểm biến động của hiện
tượng theo thời gian, có thể áp dụng để phân tích đặc điểm biến động qua thời gian của
mức năng suất lao động. Đó là mức độ bình quân theo thời gian, lượng tăng giảm tuyệt
đối liên hồn hoặc định gốc hay lượng tăng giảm bình quân, tốc độ phát triển hay chỉ số
phát triển liên hồn, định gốc hay tốc độ phát triển bình qn và giá trị tuyệt đối của 1%
tăng lên. Mỗi loại chỉ tiêu có nội dung và ý nghĩa riêng, song giữa các chỉ tiêu có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau có tác dụng bổ sung cho nhau. Vì vậy, khi phân tích năng suất
lao động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp phải tùy vào mỗi mục đích và
yêu cầu cụ thể mà lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu phân tích phù hợp.
Nhiệm vụ của dãy số thời gian khi phân tích chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động
là phải nêu được mức độ biến động và xu hướng của sự biến động về năng suất lao động,
thấy được quy luật biến động của năng suất lao động, dự đoán được mức độ và tốc độ
tăng lên của năng suất lao động trong tương lai.
4.4.3. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu, trong đó sự biến động của một
chỉ tiêu kết quả là do sự tác động của một hay nhiều tác nhân (chỉ tiêu nguyên nhân) gây
ra gọi là liên hệ tương quan.

Trang 149
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


lOMoARcPSD|16991370

BÀI GIẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
Ví dụ năng suất lao động tăng lên là do tác động của nhiều yếu tố như môi trường,
điều kiện làm việc, cải tiến công nghệ, thay đổi kỹ thuật, bố trí sử dụng lao động, đào tạo,

bồi dưỡng, đãi ngộ lao động… thì liên hệ giữa năng suất lao động và các nhân tố nêu trên
là quan hệ tương quan, trong đó, năng suất lao động là chỉ tiêu kết quả. Các chỉ tiêu vệ
tinh như điều kiện, môi trường làm việc, công nghệ kỹ thuật, đãi ngộ… là các chỉ tiêu
nguyên nhân.
Trong phân tích hồi quy tương quan năng suất lao động phải giải quyết các nhiệm
vụ sau đây:
- Xác định mơ hình hồi quy phản ánh mối liên hệ tương quan:
Ví dụ: Năng suất lao động và mức trang bị khoa học cơng nghệ có quan hệ với
nhau theo phương trình tuyến tính y = ax + b trong đó x là biến độc lập - khoa học công
nghệ; y là biến phụ thuộc - năng suất lao động.
- Đánh giá mức độ tương quan của mối quan hệ ta tính hệ số tương quan như sau:
R

( xy )  x. y

 x y

hoặc R  a

x
y

Ý nghĩa của hệ số tương quan (R):
+ Miền xác định của R là từ [-1; 1].
+ Nếu R > 0: Mối liên hệ tương quan thuận
+ Nếu R < 0 : Mối liên hệ tương quan nghịch
+ Nếu R = 1: x và y có mối liên hệ hàm số.
+ Nếu R = 0: Không có mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa x và y.
+ Nếu R càng gần 1 thì mối quan hệ tương quan càng chặt chẽ.
Ví dụ: Có số liệu thống kê về năng suất lao động và mức độ trang bị khoa học kỹ

thuật cho sản xuất như sau:
Năm

Mức trang bị khoa học kỹ thuật (x)

Năng suất lao động (y)

2013

21153

8530

2014

21850

8978

2015

22358

9356

2016

22980

9789


2017

23567

10350

2018

24125

11432

Trang 150
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen ()


×