Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Bài giảng Kỹ năng hổ trợ nghề nghiệp trong chế biến thủy sản (Nghề: Chế biến thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.64 KB, 34 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: KỸ NĂNG HỖ TRỢ NGHỀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
MÃ SỐ MÔN HỌC: MH 01
NGHỀ: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
(Lưu hành nội bộ)
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

Bạc Liêu, năm 2020
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Bài giảng môn học “Kỹ năng hổ trợ nghề nghiệp trong chế biến thủy sản”
cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đạo đức nghề nghiệp; những kỹ
năng cơ bản hỗ trợ nghề nghiệp; an toàn lao động và bảo đảm vệ sinh an toàn thực


phẩm trong q trình ni tơm thẻ chân trắng cơng nghệ cao. Tài liệu có giá trị hướng
dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất.
Bài giảng này là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo trung cấp nghề
CBTS. Trong mơn học này gồm có 3 chương dạy thuộc thể loại lý thuyết như sau:
Chương 01: Đạo đức nghề nghiệp
Chương 02. Kỹ năng cơ bản hỗ trợ nghề nghiệp
Chương 03. An toàn lao động và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

3


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 3
MỤC LỤC ................................................................................................................ 4
Chương 1: Đạo đức nghề nghiệp .............................................................................. 7
1. Những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp ................................................ 7
2. Đạo đức nghề nghiệp trong nghề Chế biến thủy sản ...................................... 9
Chương 2: Kỹ năng cơ bản hỗ trợ nghề nghiệp ...................................................... 11
1. Kỹ năng giao tiếp cơ bản ............................................................................... 11
2. Kỹ năng giao tiếp bằng truyền thơng ............................................................ 15
Chương 3: An tồn lao động và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .................... 19
1. Bảo hộ lao động và an toàn lao động ............................................................ 19
2. An toàn vệ sinh thực phẩm ............................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 34

4


BÀI GIẢNG MƠN HỌC
Tên mơn học: Kỹ năng hỗ trợ nghề chế biến thủy sản

Mã mơn học: MH07
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: là mơn học cơ sở, được giảng dạy trước các mơn học và các mơ đun
nghề nghiệp, có vai trị quan trọng trong cuộc sống và cơng việc của mỗi người.
- Tính chất:
+ Tìm hiểu những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp và các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức của nghề CBTS.
+ Là mơn học tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trong giao tiếp
ứng xử xã hội.
+ Tìm hiểu về cơng tác bảo hộ lao động; vệ sinh trong lao động; các an toàn
về điện, an toàn về cháy nổ, an toàn về hóa chất và bảo đảm an tồn vệ sinh thực
phẩm trong CBTS.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Đạo đức và kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp
mang vai trị và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm định hướng cho người học có
những phẩm chất tốt về chuẩn mực đạo đức của nghề đang học; có những kỹ năng cơ
bản để phát huy tốt nghề nghiệp của mình; tạo ra sản phẩm đạt chất lượng bảo đảm an
tồn vệ sinh thực phẩm.
Mục tiêu của mơn học:
Sau khi học xong môn học người học sẽ đạt được:
- Kiến thức
+ Trình bày được những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp và các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức của nghề Chế biến thủy sản
+ Mô tả được các kỹ năng giao tiếp cơ bản và trình bày được các sự cố thường
gặp trong giao tiếp.
+ Nêu được yêu cầu về công tác bảo hộ lao động; vệ sinh trong lao động; các an
toàn về điện, an toàn về cháy nổ, an tồn về hóa chất và bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm trong chế biến thủy sản.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề chế biến thủy sản.
+ Sử dụng được các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp và xử lý được các tình

huống, sự cố cơ bản có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp.
+ Thực hiện được công tác bảo hộ lao động; vệ sinh trong lao động; các an toàn
về điện, an toàn về cháy nổ, an tồn về hóa chất và bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm trong chế biến thủy sản.
5


- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tuân thủ một số quy tắc, chuẩn mực về đạo đức của nghề chế biến thủy sản.
+ Tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp, có thái độ, tác phong
nhanh nhạy, ứng xử khéo léo trong giao tiếp.
+ Tuân thủ một số nguyên tắc về an toàn lao động và bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm trong nghề CBTS.
Nội dung của môn học:

6


Chương 1
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Mã chương: C01
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này người học sẽ đạt được:
+ Áp dụng được những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp và các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức của nghề CBTS.
+ Thực hiện được các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề CBTS.
+ Bản thân thực hiện được các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ một
số quy tắc, chuẩn mực về đạo đức của nghề CBTS.
A. Nội dung chính
1. Những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp

1.1. Người lao động
Đạo đức là những chuẩn mực hành vi của con người trong một mơi trường xã
hội. Vì sự tồn tại và phát triển của nòi giống và của xã hội, mỗi thành viên trong tập
thể hay xã hội đều phải tuân thủ một số hành vi được xem là chuẩn mực vì những lợi
ích chung và lợi ích riêng của bản thân.
Đạo đức của người lao động là một thành viên trong môi trường sản xuất. Mục
tiêu cuối cùng của sản xuất là tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều và dễ dàng hơn
cho xã hội mà trong đó có bản thân người lao động. Vậy bất cứ một hành vi nào của
người lao động làm cản trở việc sản xuất đều là hành vi vi phạm nguyên tắc đạo đức
của người lao động.
1.2. Người sử dụng lao động
- Đảm bảo điều kiện lao động an tồn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn
đề bảo vệ người lao động. mặc khác nếu người lao động bị rủi ro tai nạn không chỉ
ảnh hưởng xấu cho họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh các doanh nghiệp.
- Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư,
năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu
công nghệ mới phải thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuển về khơng gian,
độ thống, độ sáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và
các yếu tố có hại khác.
- Người sử dụng lao động phải có các phương tiện che chắn các bộ phận dễ
gây nguy hiểm do máy móc, thiết bị.
- Máy, thiết bị có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động cho
ngưng hoạt động ngay thiết bị trên và khắc phục.
7


- Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, người sử dụng lao độngtrang bị
phương tiện kỹ thuật, thiết bị y tế hay bảo hộ lao động.
- Người sử dụng lao động phải đảm bảo phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu

chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định pháp luật.
- Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động căn cứ vào sức khỏe, hướng dẫn, huấn
luyện, thông báo cho người lao động về những quy định an toàn vệ sinh.
- Người lao động làm việc nơi nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ người sử
dụng lao động phải khử độc, khử trùng và vệ sinh cá nhân.
- Người sử dng5 lao động chịu trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động theo quy
định pháp luật.
1.3. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ
chun mơn và kinh doanh;
Tính khách quan: Khơng cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ
ảnh hưởng khơng hợp lý nào chi phối các xét đốn chun mơn và kinh doanh của
mình;
Năng lực chun mơn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ
năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp
được cung cấp dịch vụ chun mơn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất
về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và
phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;
Tính bảo mật: Phải bảo mật thơng tin có được từ các mối quan hệ chun mơn
và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi
chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải
cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức
nghề nghiệp, và cũng như khơng được sử dụng thơng tin vì lợi ích cá nhân của kế
tốn viên, kiểm tốn viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;
Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan,
tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
1.4. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phản ánh những kết quả nghiên cứu về bản
chất tự nhiên của đạo đức, luân lý, nhân cách, về sự lựa chọn về mặt đạo đức của con
người, về cách thể hiện triết lý đạo đức. Chuẩn mực đạo đức thường được thể hiện

thành những quy tắc hay chuẩn mực hành vi của các thành viên một xã hội, nhóm cá
nhân, tổ chức chuyên mơn, nghề nghiệp. Khi đó, chuẩn mực đạo đức chính là tiêu
chuẩn hành vi đạo đức của tổ chức. Đây là hình thức vận dụng phổ biến nhất của các
chuẩn mực đạo đức trong thực tiễn.
8


2. Đạo đức nghề nghiệp trong nghề CBTS
2.1. Đối với cơ quan, tổ chức và xã hội
- Rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để luôn nhạy bén, sáng tạo trong
tham mưu cho lãnh đạo
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, cương lĩnh, kỷ luật của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định và nội
quy, kỷ luật của cơ quan.
- Phải ra sức học tập, rèn luyện; không ngừng nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, năng lực công tác.
- Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, khiêm tốn trong thực hiện
nhiệm vụ, công vụ.
2.2. Đối với công việc
Hiểu biết, trách nhiệm yêu ngành, yêu nghề, vượt khó để hồn thành tốt nhiệm
vụ quản lý tài ngun và bảo vệ mơi trường duy trì bền vững nghề CBTS.
Nhận thức rõ vị trí, vai trị, ý nghĩa công việc được giao, nắm vững chuyên môn,
thường xuyên cập nhật quy định của pháp luật; không ngừng học tập nâng cao trình
độ, kỹ năng nghiệp vụ và nghiên cứu, đề xuất cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công việc nuôi cá của bản thân.
Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả,
thời gian theo quy định; báo các kịp thời với cấp có thẩm quyền về những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình ni; chịu trách nhiệm về kết quả cơng việc của mình; khi
mắc khuyết điểm, sai lầm phải dũng cảm dám nhận khuyết điểm và nghiêm túc sửa
chữa.

Yêu ngành, yêu nghề, tự hào với cơng việc mình đang làm; tận tuỵ với công
việc, chủ động, sáng tạo, không ngừng cống hiến trí tuệ, tài năng; vượt qua khó khăn
hồn thành tốt công việc được giao.
2.3. Đối với môi trường
Bản thân phải ý thức được vai trò của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã
hội và sự sinh tồn của con người.
Cần tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã
hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý
thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trị, mối
quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
Hành vi bảo vệ môi trường hiện trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con
người. Đối với mơi trường, cá nhân phải có những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã
hội, tập quán, dư luận xã hội.
2.4. Đối với đồng nghiệp và bản thân
9


2.4.1. Đối với đồng nghiệp
- Đồn kết, chân tình, thẳng thắn hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ.
- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chân thành, hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công
việc và trong cuộc sống; tôn trọng tập thể, mình vì mọi người; chống chia rẽ, bè phái,
đố kỵ, chủ nghĩa cá nhân và cục bộ địa phương.
- Thẳng thắn tự phê bình và phê bình, góp ý với thái độ tích cực, cầu tiến để
cùng nhau rút kinh nghiệm, sửa chữa, thực hiện công việc với chất lượng tốt hơn.
2.4.2. Đối với bản thân
- Nêu gương bản thân, có ý thức sử dụng bền vững tài ngun và bảo vệ mơi
trường.
- Thực hành nói đi đơi với làm; biết yêu thương những người xung quanh.
- Gương mẫu chấp hành nội quy, quy định, kỷ cương, kỷ luật của cơ quan, đơn
vị.

- Gương mẫu trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, sống thân thiện với
môi trường; giữ gìn, bảo vệ cảnh quan mơi trường.
B. Câu hỏi:
Câu 1. Trình bày đạo đức nghề nghiệp của người CBTS.
Câu 2. Trình bày những nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp
C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
- Đánh giá thông qua sự tiếp thu, trao đổi trên lớp của học viên;
- Đánh giá thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ;
- Đánh giá thông qua kết quả thi kết thúc môn học;
D. Ghi nhớ:
- Đạo đức nghề nghiệp của người CBTS

10


Chương 2
KỸ NĂNG CƠ BẢN HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP
Mã chương: C02
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này người học sẽ đạt được:
+ Mô tả được các kỹ năng giao tiếp cơ bản và trình bày được các sự cố thường
gặp trong giao tiếp.
+ Sử dụng được các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp và xử lý được các tình
huống, sự cố cơ bản có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp.
+ Thực hiện được các kỹ năng một cách độc lập, tuân thủ một số nguyên tắc
cơ bản trong giao tiếp, có thái độ, tác phong nhanh nhạy, ứng xử khéo léo trong giao
tiếp.
A. Nội dung chính
1. Kỹ năng giao tiếp cơ bản
1.1. Kỹ năng lắng nghe

- Lắng nghe chủ động và tập trung
Khi lắng nghe hãy tập trung hết mức và nếu có thể hãy tạm dừng những công
việc khác để tập trung vào câu chuyện của người nói. Mắt và người hướng về phía
người nói, sử dụng phi ngôn từ kèm ngôn từ như: gật đầu mỉm cười; biểu đạt cảm xúc
qua gương mặt để thể hiện lắng nghe; dạ; vâng; ồ; à, nhắc lại nội dung... để khuyến
khích người nói chuyện. Điều này sẽ khiến cho người nói vơ cùng hào hứng bởi họ
biết là bạn đang lắng nghe họ 1 cách tập trung.
- Lắng nghe tích cực:
Khi lắng nghe hãy nghe 2 chiều của một vấn đề, nó sẽ giúp thẩm định những
thơng tin vừa nghe được và có những lời nói, ứng xử sao cho phù hợp.
1.2. Kỹ năng viết
- Khái niệm:
Viết theo nghĩa đơn giản là hành động đặt chữ, biểu tượng, số, từ, ý lên giấy
theo quy luật, cấu trúc của ngơn ngữ (hoặc lên màn hình máy tính). Viết thường là để
nhấn mạnh hoặc giải thích ý tưởng. Một bài viết tốt là một bài viết rõ ràng, xúc tích,
đúng ngữ phápvà cú pháp, đúng hình thức trình bày, người đọc có thể dễ dàng hiểu
được đúng và chính xác ý tưởng, mục đích của người viết.
- Sự cần thiết và lợi ích của kỹ năng viết:
+ Phát triển tư duy logic.
+ Phát triển khả năng trình bày bằng văn bản.
+ Khi viết một điều gì đó, nó sẽ thực tế hơn so với những gì chỉ để trong đầu.
11


+ Giúp người đọc dễ hiểu ý nghĩa của bài viết.
+ Làm cho người khác biết về sự hiểu biết và thơng thạo của mình.
+ Viết hiệu quả có thể thuyết phục và lơi kéo các hành động.
+ Viết cịn thể hiện rất rõ tâm trạng, tính cách của mình.
- Một số cách cải thiện kỹ năng viết:
+ Kiểm tra chính tả và ngữ pháp tất cả mọi thứ đã viết hay nói cách khác là học

cách cẩn thận.
+ Bắt đầu với những chủ để ngắn và đơn giản.
+ Viết một cách thích hợp cho từng định dạng và lĩnh vực.
+ Đọc nhiều sách, tạp chí, báo và.
+ Bắt đầu với một phác thảo và phát triển từ đó.
+ Nếu có thể nên tham gia một lớp kỹ năng viết hiệu quả.
+ Hạn chế viết tắt.
+ Tránh quá việc quá hình thức hoặc quá đơn điệu.
+ Hiểu tâm lý độc giả.
+ Có thể là hơi lạ nhưng hãy đọc to những gì mình đã viết.
1.3. Kỹ năng đặt câu hỏi
- Câu hỏi mở – Câu hỏi đóng:
+ Câu hỏi đóng thường nhận được câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất
ngắn. Ví dụ khi hỏi “Bạn có khát nước không?” chỉ câu trả lời nhận được sẽ là “Có”
hoặc “Khơng”; cịn khi hỏi “Bạn sống ở đâu?” thơng thường sẽ được trả lời bằng tên
của tồ nhà hoặc địa chỉ nơi bạn ở.
+ Câu hỏi mở sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ cái
gì, tại sao hay bằng cách nào? Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan
điểm hoặc cảm xúc của người trả lời. Bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ “Bạn hãy
kể với tôi…” hay “Hãy diễn giải…” để đặt câu hỏi mở.
- Câu hỏi “hình nón”:
Kỹ thuật đặt câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi
vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này
phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng:
Ví dụ:
Câu hỏi “Có bao nhiêu người tham gia vào trận ẩu đả?”
Trả lời “Khoảng 10”
Câu hỏi “Người lớn hay trẻ em?”
- Câu hỏi thăm dò:
Sử dụng câu hỏi thăm dị là một cách tìm kiếm thơng tin khác chẳng hạn Ví dụ

“Khi nào anh cần bản báo cáo? Anh có muốn xem bản nháp trước khi tôi gửi cho anh
12


bản cuối cùng không?”, hoặc để kiểm tra xem liệu có minh chứng nào cho điều vừa
được đưa ra hay không, “Làm thế nào anh biết đội ngũ bán hàng không thể sử dụng
dữ liệu mới?”
- Câu hỏi dẫn dắt:
Câu hỏi dẫn dắt hướng người khác trả lời theo cách bạn nghĩ bằng một vài
phương pháp sau:
Ví dụ: “Anh nghĩ dự án đó trễ bao lâu?”. Câu hỏi này thừa nhận rằng dự án trên
sẽ khơng hồn thành đúng thời hạn. “Lori rất có năng lực, anh nghĩ thế chứ?” hay
“Phương án 2 tốt hơn phải không?”
- Câu hỏi tu từ:
Câu hỏi tu từ không thật sự không phải là câu hỏi vì khơng địi hỏi câu trả lời
mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi : «Mẫu thiết kế của John
rất sáng tạo phải không? »
1.4. Kỹ năng trả lời câu hỏi, trả lời phỏng vấn
Cần phải lên kế hoạch để có thể vượt qua những câu hỏi phỏng vấn và trả lời
chúng bằng những kĩ thuật tốt nhất của mình đồng thời kết hợp mọi thứ lại một cách
chặt chẽ vào trong câu trả lời của mình.
Ví dụ:
Câu hỏi: Hãy nói về bản thân bạn?
Trả lời: (câu trả lời nên tập trung vào những kĩ năng và kiến thức mà mình có
hơn là kể về cuộc sống riêng tư). Hãy nói về nghề nghiệp hiện tại, những kinh
nghiệm đã có trong các cơng việc trước đây, điều gì đã thúc đẩy và tại sao bạn lại
thích cơng việc này.
Câu hỏi: Điểm mạnh của bạn là gì?
Trả lời: Chuẩn bị đưa ra những dẫn chứng hoặc chứng minh điểm mạnh của
bản thân.

Câu hỏi: Những thành tựu mà bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình cho
tới thời điểm này là gì?
Trả lời: Chọn những thành tựu liên quan đến công việc càng gần đây nhất càng
tốt.
Câu hỏi: Những điểm yếu của bạn là gì?
Trả lời: Cố gắng chỉ đề cập đến một điểm yếu “ tốt ” và nó cũng có thể sẽ trở
thành điểm mạnh của bạn, chẳng hạn “ tôi gặp khó khăn khi phải làm việc với những
người thiếu trách nhiệm trong công việc; tiêu chuẩn làm việc của tôi rất cao và tôi
cho rằng người khác cũng phải làm việc tương tự như tơi. Tơi đang học cách nói
thẳng và yêu cầu người khác đóng góp nhiều hơn nữa trước khi tôi cảm thấy giận dữ
bởi lượng công việc mà họ làm không tương xứng với lượng công việc của tôi”.
13


Câu hỏi: Tại sao bạn lại tìm cơng việc mới?
Trả lời: Giải thích là mình đang muốn tìm một thử thách mới, một tương lai
nghề nghiệp tốt hơn hoặc muốn thay đổi môi trường làm việc mới. Nên nhớ không
nên nói những điều khơng tốt về ơng chủ trước đây của mình.
1.5. Kỹ năng đọc và tóm tắt
Đọc lướt nhằm tìm hiểu một cách khái quát nội dung, các kiến thức từng phần
sắp xếp theo từng đề mục của quyển sách. Mục đích của kỹ năng này giúp người đọc
tìm được ý chính, bố cục, nắm vững vấn đề, luận điểm chính.
Đọc tích cực là hoạt động tương tác với văn bản, đây cũng là kỹ năng tối cần
thiết đối với sự thành công trong học tập và công việc, cũng như sự phát triển trí tuệ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những sinh viên có cách đọc chủ động sẽ lưu giữ thơng
tin lâu hơn
Tóm tắt là ghi lại những ý cơ bản, những dẫn chứng minh họa đã được chứng
minh trong bài đọc. Trong sách giáo khoa mỗi câu, mỗi đoạn đều có một hoặc nhiều
từ khóa quan trọng quyết định đến tư tưởng, nội dung của toàn bài. Để có khả năng
tóm tắt được những từ khóa quan trọng, các bạn phải đọc thường xuyên và tạo cho

mình thói quen nhận diện từ khóa.
Dạng tóm tắt đầy đủ là phải ghi lại một cách ngắn gọn toàn bộ các thơng tin, sự
kiện. Dạng tóm tắt đơn giản là chỉ ghi tóm tắt những điểm nhấn trọng tâm, trọng điểm
và quan trọng nhất, những nội dung còn lại chỉ ghi dưới dạng đề cương, nêu tên các
vấn đề…
1.6. Kỹ năng thuyết trình
Để thuyết trình thành cơng nên thực hiện các bước sau:
- Tạo sự tự tin:
Hãy có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với mọi người
để cho thấy mình khơng hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù cảm
thấy thực sự không tự tin nên tỏ ra cảm giác tự tin cũng sẽ giúp mình nhẹ nhõm và dễ
khiến người khác tin mình hơn. Để có tự tin cần:
+ Tập nói trước gương;
+ Quay video bài diễn tự xem và nhờ người khác góp ý;
+ Thứ ba bạn hãy chịu khó cởi mở, chủ động làm quen, tham gia các hoạt động
tập thể nhiều để tập khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đơng.
- Mở đầu thuyết trình phải gây ấn tượng: (thời gian 4 phút)
Các cách giúp có được sự mở đầu ấn tượng:
+ Những câu hỏi bất ngờ
+ Mở màn bởi một câu chuyện hay một tình huống hài hước
+ Những con số thống kê
14


+ Chiếm lấy trái tim người nghe
+ Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chun nghiệp
- Trình bày khoa học:
+ Xác định mục tiêu của bài thuyết trình.
+ Chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình
- Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt biểu cảm:

Nhất thanh nhì sắc khi đọc bài thuyết trình cần lưu ý giọng phải có điểm nhấn
trầm bổng có nhịp điệu (như một bài hát sẽ thấy mở đầu nhẹ nhàng đến điệp khúc cao
trào và kết thúc sâu lắng), đừng đọc đều đều một giọng sẽ ru ngủ khán giả.
- Giao lưu với mọi người:
Hãy đặt thật nhiều câu hỏi mở để mọi người trả lời và cuối cùng mình là người
chốt lại vấn đề. Hãy cho mọi người thấy mình có vẻ dễ thương hơn và gần gũi hơn.
Thuyết trình khơng phải là một mình nói, hãy hỏi mọi người để cùng thảo luận và tìm
ra câu trả lời, mọi người được tương tác sẽ hào hứng vào bị hút vào bài nói chuyện
của mình.
- Kết thúc ấn tượng:
Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với mọi người trong khi nhấn
mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.
1.7. Kỹ năng thuyết phục
- Tạo được lòng tin nhất định nơi người khác
- Nắm bắt được sự tương đồng giữa mình và người nghe
- Ln có dẫn chứng đi kèm và lập luận chặt chẽ
- Kỹ năng thuyết phục người khác với chiến thuật “rào trước đón sau”
- Đưa ra những nhận xét đúng đắn, tinh tế về ưu điểm của người nghe
- Ý kiến chuyên gia
- Kỹ năng thuyết phục phù hợp với tâm trạng người nghe
- Phong cách nói chuyện phù hợp với tính cách người nghe
2. Kỹ năng giao tiếp bằng truyền thông
2.1. Kỹ năng giao tiếp bằng điện thoại
- Khi nghe điện thoại yêu cầu cần:
+ Đừng để người gọi độc thoại
+ Giọng nói từ tốn, vừa phải
+ Nghe với thái độ niềm nở, tích cực
+ Tránh ăn uống khi nói chuyện điện thoại
+ Luôn chuẩn bị sổ và bút sẵn trước mặt
+ Không bất ngờ gác máy

+ Nhắc lại nội cuộc trò chuyện
15


- Khi gọi điện thoại yêu cầu cần:
+ Hãy xưng danh tính và mục đích cuộc gọi
+ Cân nhấc giờ và thời điểm gọi
+ Giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm
+ Chuẩn bị trước nội dung trao đổi
+ Không sử dụng thuật ngữ chuyên ngành
+ Nói lời tạm biệt khi kết thúc cuộc gọi
2.2. Kỹ năng giao tiếp bằng thư hoặc email
Cách thức viết một lá thư hay Email:
Ví dụ: “Bảng báo cáo kết quả nhiệm vụ”.
- Chủ đề lá thư hay Email:
Là câu chào mở đầu, như việc chào hỏi trước khi vào nhà người khác. Miêu tả
ngắn gọn nội dung chính cần truyền đạt “Bảng báo cáo kết quả nhiệm vụ”.
- Nội dung của lá thư hay Email:
Nên trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng phải đáp ứng đầy đủ thông tin. Những
nội dung quan trọng đưa lên trước, tô đậm, đổi màu chữ…Nội dung phải logic từ trên
xuống dưới để người đọc lướt qua có thể hiểu được. Nên gạch đầu dòng các ý, tách
các đoạn văn rời ra, chèn hình ảnh, liên kết kèm theo (nếu có và cần) làm rõ vấn đề
hơn.
- Chèn ảnh, liên kết hoặc đính kèm tập tin:
Nên đặt tên cho từng tệp, dễ hiểu và rõ ràng. Trong trường hợp đính kèm nhiều
tệp cần bỏ chung vào một thư mục. Không nên nén lại vì khơng phải ai đều có phần
mềm giải nén.
- Phần cuối thư:
Là mong muốn người đọc làm điều gì đó, sau đó có lời cảm ơn, lời chúc.
Ví dụ: Cảm ơn anh B đã đọc Email này, em mong nhận được phản hồi của anh sớm.

Chúc anh một ngày tốt lành! Trân trọng. Ms….
- Chữ ký:
Một Email có chữ ký sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Một số lưu ý khi giao tiếp qua Email:
+ Dùng tiêu đề Email rõ ràng;
+ Sử dụng tên Email chuyên nghiệp;
+ Hiểu biết văn hóa cơng việc khác nhau các vùng miền;
+ Trả lời những Email gửi tới;
+ Xác nhận lại tên người muốn gửi;
+ Kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi.
2.3. Kỹ năng giao tiếp bằng mạng xã hội
16


MXH ra đời lúc đầu chỉ với mục đích tạo môi trường và phương tiện giao tiếp
thuận lợi cho con người, nhưng đến nay, MXH đã phát triển thành một thế giới đa
dạng, phức tạp, với nhiều đặc thù. Phương thức giao tiếp, cách thức ứng xử trên
MXH vì vậy cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của văn hóa giao
tiếp chung, mang tính dân tộc và theo xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế.
Khi giao tiếp trên MXH, bạn cần phải hành xử theo các nguyên tắc, định hướng
chuẩn của văn hóa giao tiếp trên MXH. Đó là:
- Có quan điểm, thái độ và hành vi phù hợp với luật pháp hiện hành
- Tự chủ bản thân, giao tiếp chuẩn mực, có trách nhiệm với lời nói và hành vi
trên mạng xã hội
- Không ngừng học hỏi, chọn lọc, tận dụng thế mạnh và nguồn lực của MXH
vào phát triển bản thân cũng như sự nghiệp
B. Câu hỏi:
Câu 1. Nêu sự cần thiết và lợi ích của kỹ năng viết.
Câu 2. Nêu những yêu cầu về kỹ năng nghe và gọi điện thoại khi giao tiếp.
C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Đánh giá thông qua sự tiếp thu, trao đổi trên lớp của học viên;
- Đánh giá thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ;
- Đánh giá thông qua kết quả thi kết thúc môn học;
D. Ghi nhớ:
- Kỹ năng giao tiếp cơ bản
- Kỹ năng giao tiếp bằng truyền thông

17


Chương 3
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Mã chương: C03
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này người học sẽ đạt được:
+ Nêu được yêu cầu về công tác bảo hộ lao động; vệ sinh trong lao động; các an
toàn về điện, an toàn về cháy nổ, an tồn về hóa chất và bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm trong CBTS.
+ Thực hiện được công tác bảo hộ lao động; vệ sinh trong lao động; các an toàn
về điện, an toàn về cháy nổ, an tồn về hóa chất và bảo đảm an tồn vệ sinh thực
phẩm trong CBTS.
+ Tuân thủ một số nguyên tắc về an toàn lao động và bảo đảm an tồn vệ sinh
thực phẩm trong nghề CBTS.
A. Nội dung chính
1. Bảo hộ lao động và an toàn lao động
1.1. Bảo hộ lao động
1.1.1. Khái niệm bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản
pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến
điều kiện lao động nhằm:

- Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và mơi trường sinh thái nói
chung, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng
của công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của cơng tác
bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.

18


Hình 3.1. Hình minh họa cho bảo hộ lao động
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của bảo hộ lao động
1.1.2.1. Mục đích của bảo hộ lao động
Giữ gìn sức khỏe, khơng bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp, phục
hồi sức khỏe kịp thời sau khi lao động ở các nơi có độc hại, cải thiện điều kiện lao
động, giảm nhẹ lao động cho người lao động.
Giảm tiêu hao sức khỏe, tăng năng suất, nâng cao ngày giờ công, đảm bảo tuổi
nghề, tuổi thọ, duy trì sức khỏe lâu dài, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất.
Hạn chế tối đa mức thiệt hại tài sản, của cải xã hội.
1.1.2.2. Ý nghĩa của bảo hộ lao động
a. Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động
khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là
vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công
tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng
và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng
con người của Đảng và Nhà nước, vai trũ của con người trong xã hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không

được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ,
uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b. Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ
lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là
yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi
gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng
19


cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào cơng cuộc xây dựng xã hội
ngày càng phồn vinh và phát triển.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao
động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã
hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Khi tai nạn lao động khơng xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được
những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các cơng trình
phúc lợi xã hội.
c. Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong
lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái,
thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày cơng, giờ cơng cao, phấn đấu
tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hồn thành tốt kế
hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động.
Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa
chữa máy móc, nhà xưởng, ngun vật liệu...
Tóm lại an tồn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là
điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3. Nội dung, tính chất của bảo hộ lao động

1.1.3.1. Nội dung của bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Kỹ thuật an tồn;
- Vệ sinh lao động;
- Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
a. Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với
người lao động. Để đạt được mục đích phịng ngừa tác động của các yếu tố nguy
hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trỡnh hoạt động sản xuất phải
thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an tồn và
các thao tác làm việc an tồn thích ứng.
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn,
các văn bản khác về lĩnh vực an toàn.
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:
- Xác định vùng nguy hiểm;
20


- Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an
toàn;
- Sử dụng các thiết bị an tồn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phịng
ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân.
b. Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với
người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải
nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người,
trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường
lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.

Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định khoảng cách về vệ sinh
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thơng gió, thốt nhiệt, kỹ thuật
chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ,
phóng xạ, điện từ trường...
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố
có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép.
c. Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh
tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính
sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ
thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản
lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền
huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo
về tai nạn lao đông...
Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm
nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của
công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện
pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.
1.1.3.2. Tính chất của bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động có 3 tính chất:
a. Tính pháp luật
21


Xuất phát từ quan điểm: con người là vốn quý nhất. những chính sách chế độ,

qui phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong công tác BHLĐ là pháp luật của Nhà
nước. Pháp luật về BHLĐ được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong
sản xuất nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ
chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm nghiên cứu thi
hành.
b. Tính kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, người ta đã vận dụng những thành tựu
khoa học mới nhất vào công tác BHLĐ cụ thể:
- Phải có hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì mới có
biện pháp để phịng tránh có hiệu quả.
- Kiểm tra mối hàn bằng tia gama nếu khơng hiểu biết về tính chất và tác dụng
của các tia phóng xạ thì khơng thể có biện pháp phịng tránh có hiệu quả.
- Nghiên cứu biện pháp an tồn khi sử dụng cần trục khơng thể thiếu sự hiểu
biết về cơ học và sức bền vật liệu….Muốn biến điều kiện làm việc cực nhọc thành
điều kiện lao động thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất
phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp, phức tạp cần phải có hiểu biết về kỹ thuật:
Chiếu sáng, thơng gió, cơ khí hóa, tự động hóa, tâm lý lao động, thẩm mỹ, cơng
nghệ,…
c. Tính quần chúng
Bảo hộ lao động liên quan đến mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là
người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các quy trình cơng
nghệ. Do đó họ có nhiều khả năng phát hiện ra những sơ hở trong công tác bảo hộ lao
động, đóng góp xây dựng những biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia ý kiến về
mẫu mực, qui cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc,…Mặt khác, dù có qui trình,
qui phạm được đề ra tỉ mỉ đến đâu nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được
thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó, họ sẽ rất dễ vi phạm.
Muốn làm tốt công tác BHLĐ phải vận động được đông đảo mọi người tham gia.
Ba tính chất trên đây có liên quan mật thiết đến nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Biết
kết hợp chặt chẽ 3 tính chất mới có thể làm cho cơng tác bảo hộ lao động có kết qu
1.2. An toàn lao động

1.2.1. An toàn về điện
1.2.1.1. Những khái niệm về điện và an toàn về điện
- Điện là tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển
của dịng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà
trường này lại tác động đến các điện tích khác. Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật
lý cũng như biểu hiện ở:
22


- Điện tích: một tính chất của các hạt hạ nguyên tử, xác định lên tương tác
điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi
trường điện từ.
- Dòng điện: là sự di chuyển hay dịng các hạt điện tích, được đo bằng ampe.
- Điện trường (xem điện tích): một trường hợp đơn giản của trường điện từ,
tạo ra bởi một hạt điện tích ngay cả khi nó khơng chuyển động (hay khơng có dịng
điện). Điện trường tác dụnglực lên các điện tích khác nằm lân cận. Khi điện tích
chuyển động, nó cịn tạo ra từ trường.
- Điện thế: khả năng của điện trường sinh cơng lên một hạt điện tích, được đo
bằng vơn.
- Nam châm điện: dựa trên tính chất dịng điện sinh ra từ trường, và từ trường
biến đổi sinh ra dịng điện cảm ứng.
1.2.1.2. Các biện pháp an tồn khi sử dụng điện

Hình 3.2. Nguồn điện
Một trong các biện pháp an tồn khi sử dụng điện cần lưu ý đó là các biện
pháp liên quan đến kỹ thuật về điện:
- Trước khi dùng các thiết bị điện cần kiểm tra một số vấn đề sau: cách điện
giữa pha và vỏ, cách điện giữa các pha với nhau; trị số điện trở cách điện cho phép.
- Tại những nơi điện cao thế nguy hiểm, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín
hiệu, biển báo nguy hiểm và hàng trào để đề phịng có người vơ ý tiếp xúc.

- Cần sử dụng máy biến áp cách ly, điện áp thấp và máy ngắt điện an tồn khi
có sự cố xảy ra.
- Tạo hành lang bảo vệ đối với đương dây điện cao áp trên khơng.
- Các thiết bị đóng mở mạch điện cần phải che kín những bộ phận dẫn điện.
Đặc biệt, đối với cầu dao ở bảng phân phối điện cần được đặt trong các hộp tủ kín
bằng kim loại có khóa chắc chắn, có dây tiếp đất và ghi rõ điện áp sử dụng.

23


- Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối
điện. Tay ướt hoạc nhiều mồ hơi thì khơng được phép đóng mở cầu dao.
1.2.1.3. Các nguyên nhân tai nạn điện thường gặp
Đấu sai các cực trên ổ cắm và thiết bị;
Dây nối đất khơng nối đúng vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực
dương, khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện.
Hình 36. Người sử dụng dụng cụ dạng súng phải đeo phương tiện bảo vệ mắt,
tai và đội mũ bảo hộ
Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng dây dẫn
trần;
Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm
dưới đất;
Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện.
1.2.1.4. Cấp cứu khi bị tai nạn điện
a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Ngắt điện, hoặc nếu khơng thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách
sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như thanh gỗ hoặc mẩu cao su dài,
hoặc vải như áo Jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ
khi làm việc,này.
Khơng sờ vào nạn nhân khi dịng điện chưa bị cắt.

b. Làm hô hấp nhân tạo
Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm
dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thống, lấy dị
vật trong miệng nạn nhân nếu có.
Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm
chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em
dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em
trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20
- 30 lần.

24


Hình 3.3. Cấp cứu nạn nhân bị điện giật
c. Xoa bóp tim lồng ngực
Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ
mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ
bằng cách bóp tim ngồi lồng ngực.
Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái
nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai
núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho
đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần.
Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120
lần/phút.
Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi
ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt
một lần.
Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được
điều trị kịp thời.

Lưu ý
Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim cịn đập (nhưng có thể
gây ra thương tổn nguy hiểm). Không được hô hấp nhân tạo nếu:
- Tim nạn nhân ngừng đập.
- Không biết cách hô hấp nhân tạo.
1.2.2. An toàn về cháy nổ
1.2.2.1. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ
a. Khái niệm về cháy nổ
25


×