Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giáo trình mô đun Đạo đức và kỹ năng nghề kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.39 KB, 13 trang )

UBND TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: ĐẠO ĐỨC VÀ KỸ NĂNG NGHỀ KẾ TỐN
NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

Bạc Liêu, năm 2020

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại bài giảng nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Bài giảng Đạo đức và kỹ năng nghề kế tốn là mơ đun kỹ năng trong chương
trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Bài giảng này cung cấp cho người học về chuẩn
mực của người làm kế toán và các kỹ năng mềm cần thiết khi làm nghề kế toán. Bài
giảng gồm 2 chuyên đề như sau:
Chuyên đề 1: Chuẩn mực đạo đức người làm kế toán


Chuyên đề 2: Kỹ năng thuyết trình
Tác giả xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến để tác giả có thể
hồn thành giáo trình này. Tuy có nhiều cố gắng trong q trình biên soạn nhưng khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của tất cả mọi người để giáo trình
ngày càng được hoàn thiện hơn.
Bạc Liêu, ngày 10 tháng 12 năm 2020

3


MỤC LỤC
Chuyên đề 1: Chuẩn mực đạo đức người làm kế tốn

5

1. Quy định chung

5

2. Những tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề kế toán

6

3. Những quy định có liên quan đến đạo đức nghề kế tốn

8

Chun đề: Kỹ năng thuyết trình

11


1.Khái quát về thuyết trình

11

2. Chuẩn bị các bước cho bài thuyết trình

11

3. Kỹ thuật thuyết trình

12

4


Chuyên đề: Chuẩn mực đạo đức người làm kế toán
Mục tiêu:
+ Trình bày được những tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán và những quy định có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp kế toán.
+ Thực hiện các chuẩn mực đạo đức của người hành nghề kế tốn.
Nội dung:
1. Quy định chung
1.1. Mục đích của Chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức quy định các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
của người làm kế toán bao gồm kế toán viên, phụ trách kế tốn, kế tón trưởng trong các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và những người hành nghề kế toán theo luật định.
Các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy lại thành những
tiêu chí về đạo đức, mà người làm nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá, nhận
xét về đạo đức nghề nghiệp của họ.

1.2. Yêu cầu về đạo đức của người làm kế toán và hành nghề kế toán
- Người làm kế toán và hành nghề kế toán phải có được sự tín nhiệm của xã hội về tư
cách của họ và về những thơng tin kế tốn mà họ cung cấp, cơng bố.
- Người làm kế tốn và hành nghề kế tốn phải ln ln phấn đấu hồn thiện mình để
có trình độ chun mơn ngày càng cao, đáp ứng địi hỏi của cơng việc, đảm bảo tính
chun nghiệp cao, thành thạo về kỹ năng nghiệp vụ, thích ứng với vị trí cơng tác mà
mình đảm trách.
- Người làm kế tốn và hành nghề kế tốn phải ln đảm bảo việc cung cấp thơng tin kế
tốn và dịch vụ kế tốn có chất lượng, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán, phản
ánh trung thực, khách quan thực trạng kinh tế, tài chính của đơn vị và đảm bảo các thơng
tin kế tốn theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Người làm kế toán và hành nghề kế tốn nhận được sự tín nhiệm và tin cậy của lãnh
đạo, bạn đồng nghiệp, công chúng trong cơng việc và cuộc sống. Sự tín nhiệm của đồng
nghiệp và công chúng tạo nên danh tiếng và là thước đo đánh giá phẩm chất đạo đức
của người làm kế tốn. Điều này giúp tăng cường sự tín nhiệm của xã hội đối với nghề
nghiệp kế tốn trong cơng việc và đời sống kinh tế xã hội.
1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
- Những quy định áp dụng chung cho tất cả mọi người làm kế toán: Kế toán trưởng, phụ
trách kế toán, kế toán viên và người hành nghề kế toán.
5


- Những quy định áp dụng riêng cho những người có chứng chỉ hành nghề kế tốn đang
hoạt động độc lập hoặc làm việc trong các doanh nghiệp có kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Các đơn vị kế toán. Các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện chức năng tư vấn về kế
toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán cũng phải thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
trong mọi hoạt động của mình.
2. Những tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
2.1. Độc lập trong hoạt động nghiệp vụ
Chỉ tuân thủ theo pháp luật, không bị chi phối hoặc tác động bởi bất cứ thế lực bên ngồi

hoặc lợi ích vật chất, tinh thần khi làm việc;
Người hành nghề kế tốn khơng được nhận làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mà mình có
quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế (góp vốn kinh doanh, quan hệ tín dụng, là cổ
đơng chi phối, có ky kết hợp đồng gia cơng, dịch vụ, đại lý....);
Khơng được làm kế tốn và cung cấp dịch vụ kế toán ở cơ quan, tổ chức có quan hệ gia
đình ruột thịt (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột) là người trong bộ máy điều hành
(Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phịng, ban...;
Khơng được vừa làm dịch vụ kế toán, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách
hàng;
Nếu trong hoạt động xuất hiện các yếu tố làm hạn chế tính độc lập thì phải loại bỏ, nếu
khơng có giải pháp, phải nêu rõ trong báo cáo dịch vụ kế tốn.
2.2. Chính trực
- Thẳng thắn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp;
- Khơng vụ lợi, tham lam, ích kỷ;
- Chính kiến rõ ràng;
- Có thái độ tơn trọng pháp luật, chuẩn mực, quy chế, kiên quyết bảo vệ pháp luật và lẽ
phải.
2.3. Khách quan
- Tôn trọng sự thật, phản ánh đúng bản chất các hoạt động kinh tế, tài chính, khơng bơi
đen, tơ hồng thực trạng tài chính.;
- Không cục bộ, thiên vị. Thành kiến khi làm nhiệm vụ chun mơn;
- Nhận thức đúng thực tiễn, có biện pháp và phương pháp đúng đắn khi phản ánh thực
tiễn vào sổ sách, báo cáo kế tốn.
2.4. Có năng lực chun mơn và có tính thận trọng
6


- Phải được đào tạo cơ bản để đảm bảo cho người làm kế tốn có kiến thức cần thiết,
phù hợp với công việc được giao. Tiêu chuẩn bằng cấp cho từng ngạch, bậc công việc,
đặc biệt cho người phụ trách kế toán hoặc kế toán trưởng phải theo quy định của pháp

luật;
- Phải có khả năng, kinh nghiệm chuyên mơn phù hợp với nhiệm vụ kế tốn được giao;
- Phải có tính thận trọng cao khi đảm nhận bất kể nội dung nào của cơng tác kế tốn,
đặc biệt là những khâu có liên quan đến lợi ích kinh tế của nhà nước, của đơn vị hoặc
của người lao động;
- Ln có tinh thần học hỏi, thật sự cầu thị và ln tìm mọi cách để cập nhật kiến thức
hiện đại về nghề nghiệp.
2.5. Có ý thức và kỷ luật trong bảo mật khi làm kế toán
- Biết giữ gìn bí mật thơng tin về nghề nghiệp, nhất là thơng tin trực tiếp liên quan đến
thực trạng tài chính của đơn vị;
- Không được tiết lộ thông tin kế tốn khi chưa được phép của người có thẩm quyền;
- Chỉ được phép cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trong phạm vi
quyền hạn nghề nghiệp cho phép.
2.6. Phải đảm bảo tư cách nghề nghiệp
- Ý thức rõ ràng về quyền và trách nhiệm của người làm kế toán, người hành nghề kế
toán và kiên quyết bảo vệ quyền hợp pháp của tổ chức mà mình đại diện và quyền hợp
pháp của bản thân với mục đích nêu cao tư cách người kế tốn và uy tín nghề nghiệp;
- Khơng phát ngơn thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm làm người khác hiểu sai về nghề
nghiệp kế tốn;
- Khơng làm những việc hoặc có hành vi trái với trách nhiệm và quyền hạn nghề nghiệp
gây phương hại đến uy tín nghề nghiệp;
- Kiên quyết đấu tranh chóng lại những lời nói, hành vi xâm hại uy tín nghề nghiệp kế
toán.
2.7. Tuân thủ luật pháp, chuẩn mực và chế độ kế toán
- Hiểu biết, tuân thủ và kiên quyết thực hiện các quy định của Luật kế toán, các quy
phạm pháp luật khác có liên quan cũng như chuẩn mực, chế độ kế toán;
- Tuyên truyền, giúp đỡ để đồng nghiệp và đối tác cùng hiểu và tuân thủ luật pháp, chuẩn
mực, chế độ kế toán;
- Đấu tranh không khoan nhượng với mọi hành vi vi phạm luật pháp, chuẩn mực, chế
độ kế toán;

7


- Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm làm việc để góp phần hồn thiện luật
pháp, chuẩn mực kế tốn.
2.8. Nhận biết, đề phịng và ngăn chặn các nguy cơ gây tác hại đến nghề nghiệp
- Nguy cơ do tư lợi: vụ lợi của bản thân hoặc của người khác có thể làm xuyên tạc bản
chất của nghề nghiệp kế toán và làm suy giảm đạo đức nghề nghiệp;
- Nguy cơ tự kiểm tra: Đề phòng khi phải tự xem xét lại kết quả công việc trước đây của
tổ chức, đơn vị hoặc ca1cc nhân mình, đừng để cho tính thiên vị làm sai lệch kết quả tự
kiểm tra, chỉ có như vậy người làm kế tốn và người hành nghề kế tốn mới giữ gìn
được đạo đức nghề nghiệp của mình;
- Nguy cơ tự bào chữa: Phải thật khách quan, trung thực để tránh việc quá tự tin, quá
biện hộ cho ý kiến của mình khi đánh giá, phán quyết những vấn đề liên quan đến nghề
nghiệp( của bản thân, kể cả của người khác). Điều này đảm bảo cho các yêu cấu của kế
toán được thực hiện và đảm bảo sự công bằng khi đánh giá;
- Nguy cơ từ quan hệ tình cảm, từ sự thân quen: Tránh để cho quan hệ tình cảm làm
thiên lệch tính khách quan, cơng bằng. Cần xử lý các quan hệ cơng việc một cách cơng
tâm, dứt khốt theo chuẩn mực, khơng để cho tình gia tộc, tình bằng hữu làm ảnh hưởng
đến tính khách quan, trung thực của nghề nghiệp.
- Nguy cơ đe dọa: Tránh hoặc kiên quyết chống lại mọi hành vi đe dọa, lợi dụng, ép
buộc từ mọi phía, kể cả từ cấp trên để đảm bảo tính độc lập, khách quan và trung thực.
Có như vậy mới bảo vệ được luật pháp, chuẩn mực, mới nâng cao chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả của công tác kế toán và mới bảo vệ được nhân cách của kế toán viên. Nếu cần,
phải tố cáo mọi hành vi đe dọa, ép buộc trước pháp luật, trước người có thẩm quyền và
nhà chức trách để bảo vệ danh dự nghề nghiệp.
3. Những quy định có liên quan đến đạo đức nghề kế tốn
3.1. Những người sau đây khơng được làm kế toán, phụ trách kế toán, kế toán trưởng và
hành nghề kế tốn
- Người chưa thành niên; người bị Tịa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi

dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp
hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế tốn mà chưa được xóa án tích.
8


- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của
người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của
cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách cơng tác tài
chính - kế tốn, kế tốn trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do
Chính phủ quy định.
- Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong
cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn
do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
- Những người khơng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 54 Luật kế tốn số 88
năm 2015 khơng được làm kế tốn trưởng.
- Những người chưa có chứng chỉ kế tốn viên hành nghề theo quy định của pháp luật,
không được hành nghề kế toán (cung cấp dịch vụ kế toán).
3.2. Những hành vi bị nghiêm cấm, bị xử phạt hành chính đối với người làm kế toán,
phụ trách kế toán, kế toán trưởng và kế toán viên hành nghề
3.2.1. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa
chứng từ kế tốn hoặc tài liệu kế tốn khác.
- Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thơng tin, số liệu kế tốn
sai sự thật.
- Để ngồi sổ kế tốn tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế tốn hoặc có liên quan đến đơn

vị kế toán.
- Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy
định tại Điều 41 của Luật này.
- Ban hành, cơng bố chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn khơng đúng thẩm quyền.
- Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện cơng việc kế tốn
khơng đúng với quy định của Luật này.
- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho,
thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm
chủ sở hữu.
- Bố trí hoặc th người làm kế tốn, người làm kế tốn trưởng khơng đủ tiêu chuẩn,
điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
9


- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký
hành nghề dịch vụ kế tốn dưới mọi hình thức.
- Lập hai hệ thống sổ kế tốn tài chính trở lên hoặc cung cấp, cơng bố các báo cáo tài
chính có số liệu khơng đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
- Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế tốn khi khơng bảo đảm điều kiện quy
định của Luật này.
- Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm
dứt kinh doanh dịch vụ kế tốn.
- Th cá nhân, tổ chức khơng đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế
toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
- Kế tốn viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế tốn thơng đồng, móc
nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham

nhũng trong hoạt động kế toán.
3.2.2. Những hành vi bị xử phạt hành chính
- Vi phạm quy định về chứng từ kế toán,
- Vi phạm quy định về sổ kế toán,
- Vi phạm quy định về tài khoản kế tốn,
- Vi phạm về báo cáo tài chính và cơng khai báo cáo tài chính,
- Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán,
- Vi phạm về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán,
- Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản,
- Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế tốn hoặc thuê làm kế toán,
- Vi phạm quy định về hành nghề kế toán.

10


Chuyên đề: Kỹ năng thuyết trình
Mục tiêu:
Trình bày từng bước chuẩn bị cho buổi thuyết trình, các kỹ thuật để buổi thuyết
trình thành cơng.
Thuyết trình lưu lốt về chủ đề được phân cơng.
Nội dung:
1.Khái qt về thuyết trình
1.1. Khái qt về thuyết trình
Thuyết trình là trình bày một vấn đề trước một nhóm người (đám đơng) nhằm
thuyết phục họ cơng nhận vấn đề đưa ra để cùng suy nghĩ và hành động theo mục đích
vấn đề đặt ra.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trình bày thuyết trình
1.2.1. Yếu tố con người
- Nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, quê quán.
- Ngôn ngữ cơ thể: giao tiếp bằng mắt, biểu cảm gương mặt, khoảng cách khi thyết trình.

- Giọng nói: giọng điệu, nhấn giọng, nhịp điệu, từ đệm, âm vực, âm lượng, ngắt giọng
- Tác phong: hình thức bên ngồi, phong cách, thói quen.
- Kiến thức.
- Kinh nghiệm cá nhân.
- Sự chuẩn bị: chuẩn bị nội dung, tập luyện.
- Chuẩn bị tâm lý.
- Chuẩn bị phương pháp, phương tiện hỗ trợ khi thuyết trình.
2. Chuẩn bị các bước cho bài thuyết trình
2.1. Xác định mục tiêu:
Thơng thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên chúng ta phải biết mục đích mình
nói là để làm gì, mục tiêu mình nói để được cái gì? Tuy nhiên, đơi khi những điều quá
hiển nhiên đó bị chúng ta lại xem nhẹ, vậy sau bài thuyết trình khán giả có hiểu rõ điều
chúng ta muốn truyền đạt là gì? Họ được yêu cầu làm gì? Và tại sao lại như thế? v.v.v...
Với những điều càng cơ bản này, ta lại càng phải xác định rõ ràng, và không được phép
chủ quan.
2.2. Kỹ thuật chọn lọc, thu thập tài liệu
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, mọi thứ được luôn được cập
nhật và đổi mới liên tục. Vì vậy, những thơng tin của bài thuyết trình phải là thơng tin
11


được cập nhật mới nhất, chính xác nhất, và thơng tin chúng ta có thể thu thập từ nhiều
nguồn. Tuy nhiên những thơng tin, ý tưởng đó phải được sắp xếp một cách logic hoặc
thêm, bớt nếu cần thiết.
2.3. Phương pháp xây dựng nội dung
Khi chuẩn bị nội dung, chúng ta phải phân tích, rồi liệt kê các ý chính, ý phụ và
sắp xếp theo trình tự ưu tiên nêu cịn thời gian thì sẽ cho thêm các ý phụ minh họa cho
bài diễn thuyết.
2.4. Soạn thảo tài liệu
- Tìm đọc nhiều sách, báo, bài viết về những vấn đề có liên qan đến nội dung thuyết

trình.
- Liên kết các thơng tin sao có hệ thống, chặt chẻ.
- Sắp xếp nội dung theo trình tự theo mục tiêu đề ra.
3. Kỹ thuật thuyết trình
3.1. Kỹ năng mở đầu ấn tượng
Để gây ấn tượng ngay từ phút đầu tiên bạn phải nắm được tâm lý khán giả.
Nguyên tắc đầu tiên là phải biết tập trung sự chú ý của khán giả. Chuyển họ từ trạng thái
làm việc riêng sang trạng thái lắng nghe ta. Đây chính là điểm mấu chốt của việc điều
khiển đám đông, ta phải biết cách khán giả về trạng thái đó là chuẩn bị lắng nghe bài
thuyết trình của ta bằng một số cách phổ biến sau:
- Dùng ví dụ, minh họa.
- Kể một mẩu chuyện có liên quan đến chủ đề.
- Dùng các câu hoặc tình huống gây sốc. Ta có thể đưa ra các câu nói hoặc tình huống
ngược lại với vấn đề khán giả đang quan tâm để gây sự chú ý.
- Số liệu thống kê, câu hỏi hoặc trích dẫn giúp ta có thế thu hút được sự chú ý của thính
giả.
- Ta cũng có thể nói lên cảm tưởng của bản thân khi bắt đầu thuyết trình để có được sự
đồng cảm của thính giả.
- Một hài hước hay làm thu hút sự chú ý của thính giả.
Sau khi thu hút sự chú ý của thính giả, điều chúng ta cần làm tiếp theo là cho họ
biết mục đích của bài thuyết trình là gì, họ sẽ nhận được gì từ đó, và giới thiệu khái quát
những nội dung chính và lịch trình. Điều này giúp cho người nghe có định hướng để
nắm bắt được từng nội dung của bài thuyết trình.
3.2. Nghệ thuật dùng chữ, hình ảnh, âm thanh và video clip sao cho hay cho đẹp
12


- Thiết kế slide gây ấn tượng.
- Lồng ghép những clip, video, hình ảnh minh họa cho bài thuyết trình thêm sinh động.
3.3. Những vấn đề cần lưu ý khi thuyết trình

3.3.1. Sự chuẩn bị thật kỹ trước khi thuyết trình
- Tìm hiểu đủ thơng tin về đối tượng nghe thuyết trình.
- Chuẩn bị ngơn ngữ hình thể.
- Chuẩn bị tâm lý, phong cách giao tiếp.
- Cần có vốn sống, sự hiểu biết, kiến thức sâu, rộng về vấn đề thuyết trình.
3.3.2. Tiến hành thuyết trình
- Biết tạo mối quan hệ giao tiếp giữa người thuyết trình với người nghe.
- Trình bày nội dung thuyết trình ngắn gọn, súc tích.
- Chú ý đi thẳng vào nội dung trọng tâm, tránh dài dòng, lạc đề.
- Biết ứng xử, điều chỉnh giọng nói và ngơn ngữ cơ thể cho phù hợp.
- Biết sử dụng các thông tin, mẫu chuyện từ thực tế cuộc sống để minh họa làm khắc
sâu thêm vấn đề đang thuyết trình.
- Biết đặt vấn đề, giải quyết vấn đề trong thuyết trình.
- Biết tạo điểm nhấn, khắc sâu, khái qt, hệ thống hóa khi thuyết trình.
- Biết luyện tập thật kỹ trước khi thuyết trình.
- Biết khéo léo xử lý tình huống trong thuyết trình.
- Diễn đạt tốt lôi cuốn trước khi vào một vấn đề mới tiếp theo.
- Biết sử dụng ngôn ngữ (cơ thể), phi ngôn ngữ khi giao tiếp.
- Biết nhận thức về vai trò của người thuyết trình và làm chủ được xúc cảm trong suốt
quá trình thuyết trình.

13



×