BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
QUA 3 ĐỢT GIÁM SÁT TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG
NĂM 2021
Mã số: 12/2021/ĐTKHBV
Chủ tịch
Hội đồng nghiệm thu
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Trương Công Thứ
XÁC NHẬN CỦA BỆNH VIỆN
Vĩnh Phúc
BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
QUA 3 ĐỢT GIÁM SÁT TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG
NĂM 2021
Mã số: 12/2021/ĐTKHBV
Nhóm nghiên cứu
1.
2.
3.
4.
5.
Vĩnh Phúc
ThS. Trương Công Thứ
TS. Trần Thành Trung
DS. Nguyễn Văn Sơn
ĐD. Trần Thị Thu Hồng
CN. Lê Thị Thúy
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 2
1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn bệnh viện.............................................................. 2
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa về nhiễm khuẩn bệnh viện ......... 2
1.1.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện ........................................................... 2
1.1.3. Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh ...................................... 4
1.1.4. Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến thường gặp .................................. 5
1.2. Một số nội dung cơ bản về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện ........................... 7
1.2.1. Khái niệm về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện ............................................. 7
1.2.2. Tiêu chuẩn và nguyên tắc xác định ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện............. 7
1.2.3. Lựa chọn phương pháp giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện ............................. 8
1.3. Mục đích, ý nghĩa của giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện ................................ 10
1.3.1. Giảm mắc, giảm chết, giảm chi phí do nhiễm khuẩn bệnh viện .................. 10
1.3.2. Xác định các tỷ lệ lưu hành (endemic rates) nhiễm khuẩn bệnh viện .......... 10
1.3.4. Giúp bác sỹ lâm sàng điều chỉnh các biện pháp điều trị .............................. 10
1.3.5. Lượng giá các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn ....................................... 11
1.3.6. Phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh ...... 11
1.4. Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện ............................................... 11
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 11
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................. 12
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14
2.4. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 14
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 14
2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................................. 14
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu ........................................................................... 14
2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 15
2.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV ........................................................................ 15
2.8. Xử lý số liệu .................................................................................................. 15
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 16
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................... 16
3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện mức độ nhạy cảm với kháng sinh của tác
nhân gây NKBV ................................................................................................... 17
3.2.1. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện............................................................. 17
3.2.2. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn gây NKBV ............ 18
3.3. Một số yếu tố liên quan đến NKBV............................................................... 20
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ................................................................................. 23
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................... 23
4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của
tác nhân gây NKBV ............................................................................................. 24
4.2.1. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện............................................................. 24
4.2.2. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của tác nhân gây NKBV ........................ 27
4.2. Một số yếu tố liên quan đến NKBV............................................................... 29
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 33
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 34
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDC
Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ)
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
ĐTTC
Điều trị tích cực
HSCC
Hồi sức cấp cứu
KBCB
Khám bệnh, chữa bệnh
KSNK
Kiểm sốt nhiễm khuẩn
NB
Người bệnh
NK
Nhiễm khuẩn
NKBV
Nhiễm khuẩn bệnh viện
NKTN
Nhiễm khuẩn tiết niệu
NKVM
Nhiễm khuẩn vết mổ
NVYT
Nhân viên y tế
TTXL
Thủ thuật xâm lấn
VPBV
Viêm phổi bệnh viện
VSV
Vi sinh vật
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố thường gặp với từng loại nhiễm khuẩn bệnh viện ................. 4
Bảng 3.1. Đặc điểm của ĐTNC về tuổi và giới tính .............................................. 16
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh kèm theo, can thiệp thở máy và thời gian nằm viện . 17
Bảng 3.3. Tỷ lệ NKBV chung qua 3 đợt điều tra .................................................. 17
Bảng 3.4. Tỷ lệ NKBV theo các khoa .................................................................... 17
Bảng 3.5. Phân loại NKBV .................................................................................. 18
Bảng 3.7. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa ......... 19
Bảng 3.8. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Kocuria kristinae ...................... 19
Bảng 3.9. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Klebsiella pneumoniae .............. 20
Bảng 3.10. Liên quan giữa tuổi và NKBV............................................................. 20
Bảng 3.11. Liên quan giữa bệnh kèm theo và NKBV ............................................ 21
Bảng 3.12. Liên quan giữa thời gian nằm viện và NKBV ..................................... 21
Bảng 3.13. Liên quan giữa can thiệp thủ thuật và NKBV ..................................... 22
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Bệnh chính của ĐTNC khi vào viện ............................................... 166
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tác nhân gây NKBV ....................................................... 188
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới
chăm sóc y tế là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh (NB) được
chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) mà không hiện diện
hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Nhìn chung, các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48
giờ thường được coi là nhiễm khuẩn bệnh viện [1].
Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở người bệnh nhập viện từ 5%10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Những bệnh viện tiếp nhận càng
nhiều NB nặng, thực hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn thì nguy cơ mắc nhiễm
khuẩn bệnh viện càng cao. Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là viêm
phổi bệnh viện (VPBV), nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM),
nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN). NKBV thường biểu hiện chủ yếu dưới dạng dịch
lưu hành, là tỷ lệ thường xuyên xuất hiện nhiễm khuẩn bệnh viện trong một quần
thể xác định [1].Vũ Đình Phú và cộng sự nghiên cứu năm 2016 trên 15 cơ sở HSTC
trên cả nước tỷ lệ mắc NKBV trung bình là 30,5% và dao động từ 5,6% đến 60,9%.
Giám sát NKBV là một thực hành KSNK quan trọng. Thông qua việc giám
sát xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện,
các yếu tố nguy cơ, tình hình vi khuẩn kháng kháng sinh gây NKBV … giúp cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh đánh giá đúng thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, phát
hiện các vấn đề cần tập trung can thiệp, đánh giá hiệu quả của các biện pháp
KSNK đồng thời cung cấp bằng chứng để đề xuất các biện pháp phòng ngừa
NKBV phù hợp và hiệu quả [1].
Trước đây, Bệnh viện 74 Trung ương đã thực hiện giám sát tại một số khoa
trọng điểm 01 lần/năm để sơ bộ đánh giá tình hình NKBV vào một thời điểm nhất
định. Tuy nhiên, thực trạng NKBVqua khảo sát tại một thời điểm chưa phản ánh
được chính xác về tỷ lệ NKBV là bao nhiêu, những yếu tố nào có liên quan đến
NKBV? Vì vậy, điều tra về NKBV là một công việc cần thiết nhằm đánh giá tỉ lệ
NKBV hiện tại của bệnh viện, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm
góp phần nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao nhận thức về công tác KSNK của
nhân viên trong thực hành khám chữa bệnh. Xuất phát từ lý do đó, chúng tơi đặt
vấn đề nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn bệnh việnqua 3 đợt giám
sát tại Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2021” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng NKBV và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây NKBV
qua 3 đợt giám sát tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện
74 Trung ương.
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa về nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì NKBV được định nghĩa như sau: “NKBV là
những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và
nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại
thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh
nhập viện” [2].
NKBV được phát hiện từ những năm 80 của thế kỷ 19, nhưng đến năm
1988 thì mới được Trung tâm phịng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (Center for
Disease Control: CDC) đưa ra định nghĩa, thì NKBV được hiểu là một loại bệnh
lý nhiễm trùng có liên quan đến chăm sóc y tế. Chính vì vậy thuật ngữ
“nosocomial infection” (theo tiếng Hy Lạp “noso” có nghĩa là “bệnh tật”,
“komien” có nghĩa là “chăm sóc”) được sử dụng trong một thời gian dài. Nhiễm
khuẩn bệnh viện được xác định chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, chứ chưa có hệ
thống tiêu chuẩn chẩn đoán [3].
Ngày nay, NKBV được coi như một loại bệnh có tính chất lưu hành cục bộ
hoặc thành dịch; Trong đó thường gặp là lưu hành cục bộ, NKBV trở thành dịch
khi có sự bùng phát của một hoặc nhiều loại nhiễm khuẩn nào đó trên mức bình
thường. Thuật ngữ “nhiễm khuẩn bệnh viện” bao gồm tất cả các loại nhiễm khuẩn
xảy ra trên người bệnh đang được điều trị ở bất cứ loại cơ sở y tế nào. Bất cứ
nhiễm khuẩn mắc phải nào xảy ra do những sai sót trong chăm sóc điều trị của
nhân viên y tế hoặc của khách đến thăm ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế đều được coi
như nhiễm khuẩn bệnh viện [4]. NKBV chính là một hậu quả khơng mong muốn
trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. Chính vì vậy
“Nhiễm khuẩn bệnh viện” cịn được gọi bằng một thuật ngữ khác là “Nhiễm khuẩn
do thầy thuốc” (Iatrogen infections) [5].
1.1.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Căn nguyên nhiễm khuẩn bệnh viện có thể do vi khuẩn (VK), virus hoặc kí
sinh trùng. Các nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn gây ra được gọi là NKBV,
nguyên nhân trực tiếp là do tiếp xúc với vi khuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau.
Với đa số vi khuẩn gây NKBV thời gian ủ bệnh là 48 giờ (thời kỳ ủbệnh đặc
trưng). Do đó gọi là NKBV khi xuất hiện sau khi vào viện tối thiểu 48 giờ [6].
NKBV đặc biệt dễ phát hiện trên những cơ thể mà sức chống đỡ bị suy yếu, hệ
miễn dịch bị suy giảm, thường xuất hiện ở người bệnh thuộc các khoa hồi sức tích
cực. Trên các người bệnh này vốn đã có những VK thường trú không gây bệnh
3
cho người khỏe. Thơng thường chẩn đốn NKBV ở khoa hồi sức tích cực là NK
phổi, NK tiết niệu, NK huyết và NK liên quan đến ống thông [7],[8]. NKBV thứ
phát có tới 1/3 là do các VK nội sinh, thường khu trú ở đường hơ hấp, đường tiêu
hóa, và xảy ra trong khoảng 7 ngày nằm viện. Vi khuẩn ngoại sinh, xâm nhập trực
tiếp qua đường hô hấp hoặc đường tiết niệu chiếm 20%, trường hợp này xảy ra
vào bất kỳ thời gian nào trong quá trình nằm viện và chỉ có thể phịng được nếu
đảm bảo tn thủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh chuẩn [4], [9].
Vi sinh vật (VSV) gây NKBV khác nhau tùy theo cộng đồng người bệnh,
cơ sở y tế và quốc gia, khu vực.
- Vi khuẩn: Là căn nguyên chủ yếu, các vi khuẩn gây NKBV có thể là:
+ Các vi khuẩn cộng sinh: là các vi khuẩn cư trú bình thường ở cơ thể người
khỏe mạnh, trở thành vi khuẩn gây bệnh khi có điều kiện thích hợp. Ví dụ tụ cầu
khơng đơng huyết tương cư trú trên da gây nhiễm khuẩn catheter nội mạch hay
Escherichia coli (E. coli) cư trú ở đường ruột gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Các vi khuẩn gây bệnh: Có độc tính cao, có khả năng gây nhiễm khuẩn (lẻ
tẻ hoặc thành dịch) bất chấp tình trạng của vật chủ. Ví dụ: Trực khuẩn Gram
dương, kỵ khí như Clostridium gây hoại thư; Vi khuẩn Gram dương:
Staphylococcus aureus (S. aureus) (vi khuẩn cư trú trên da, mũi của cả người bệnh
và nhân viên y tế), liên cầu tan huyết bê-ta (beta haemolytic streptococci) có thể
gây rất nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau ở phổi, xương, tim, dòng máu và thường
kháng với nhiều loại kháng sinh; Vi khuẩn Gram âm: các vi khuẩn đường ruột
như E. coli, Proteus, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Serratia marcescens... có
thể xâm nhập nhiều vị trí gây NKBV (long ống thông tĩnh mạch, ống thông bàng
quang, long ống thơng có đầu dị); Một số vi khuẩn Gram âm khác như
Pseudomonas spp. cư trú trong đường tiêu hoá của người bệnh nằm viện; Một số
vi khuẩn khác có nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện với tính chất rất đặc thù
như Legionella spp., Mycoplasma spp. có thể gây viêm phổi (lẻ tẻ hoặc thành
nhóm) trong thời gian rất nhanh thơng qua hít phải khơng khí ẩm bị nhiễm vi
khuẩn (khơng khí điều hồ nhiệt độ, vịi tắm, khí trị liệu).
- Virus: Nhiều loại virus có thể gây NKBV như virus viêm gan B và C (thông
qua truyền máu, lọc máu, tiêm truyền, nội soi tiêu hoá); virus hợp bào hô hấp
(RSV); rotavirus và các virus đường ruột (lan truyền qua đường tay - miệng, phân
- miệng). Các loại virus khác như Cytomegalo virus, HIV, Ebola, cúm,Herpes
simplex và thuỷ đậu (varicella – zoster) cũng có thể lan truyền trong bệnh viện.
- Nấm và ký sinh trùng: Một số loại nấm và ký sinh trùng như Giardia
lamblia, Candida albicans, Aspergillus, Cryptococcus neoformans,
4
Cryptosporidium… là các vi sinh vật có khả năng gây nhiễm trùng cơ hội khi
người bệnh phải điều trị kháng sinh phổ rộng hay suy giảm miễn dịch nặng. Khơng
khí, bụi và đất là những nơi có thể có Aspergillus sp. đặc biệt trong thời gian bệnh
viện có xây dựng. Cái ghẻ (Sarcoptes scabies) là một vi sinh vật ngoại ký sinh
cũng có khả năng gây thành dịch trong các cơ sở y tế.
1.1.3. Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh
Từ các yếu tố gây NKBV trong bảng 1.1, nhận thấy có 5 đường lây truyền
chính của các tác nhân gây NKBV: qua tiếp xúc, qua các giọt nhỏ, đường khơng
khí, qua thuốc, vector (vật trung gian truyền bệnh). Một số tácnhân có thể lây
truyền theo một hoặc nhiều con đường khác nhau [10]. Lây truyền qua tiếp xúc
xảy ra khi NB tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh như: khi NB đụng
chạm vào các dụng cụ nhiễm bẩn, quần áo bẩn hoặc bàn tay của nhân viên y tế
không được rửa sạch. Lây truyền qua tiếp xúc là nguyên nhân phổ biến và quan
trọng nhất.
Bảng 1.1. Các yếu tố thường gặp với từng loại nhiễm khuẩn bệnh viện
Loại NKBV
Yếu tố gây NKBV
- Thời gian lưu ống thơng
- Vị trí đặt ống thơng (tĩnh mạch đùi >
cảnh trong > dưới địn)
Nhiễm khuẩn ống thơng động tĩnh
- Loại ống thông
mạch
- Tuổi già, trẻ đẻ non
- Ni dưỡng hồn tồn ngồi đường
tiêu hóa
- Thời gian thơng khí nhân tạo kéo dài
- Dùng thuốc kháng H2, tăng PH dạ
dày, sử dụng kháng sinh trước đó,
dùng các thuốc gây suy giảm miễn
dịch.
- Nuôi dưỡng đường ruột.
Viêm phổi liên quan đến thở máy
- Tuổi> 60, trẻ đẻ non,
- Bệnh phổi mạn tính, phẫu thuật ngực
bụng,
- Rối loạn ý thức,
- Đặt nội khí quảncấp cứu
- Kỹ thuật mổ
- Thời gian cạo tóc, lơng trước khi
Nhiễm khuẩn vết mổ
phẫu thuật
- Các ống dẫn lưu
5
Loại NKBV
Yếu tố gây NKBV
- Nhiễm khuẩn ở các vị trí khác
- Tuổi già, trẻ đẻ non
- Béo phì, suy dinh dưỡng, đái tháo
đường, ung thư
- Thời gian tiền phẫu thuật kéo dài
- Đái tháo đường, suy thận
- Thời gian đặt ống thông tiểu
Nhiễm khuẩn tiết niệu
- Hệ thống dẫn lưu hở
- Phụ nữ, thai nghén, tuổi già, trẻ đẻ
non
1.1.4. Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến thường gặp
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Là loại NKBV thường gặp nhất chiếm 36% trong
số các NKBV [11], trong đó 80% các trường hợp liên quan tới việc đặt catheter
bàng quang [12]. Nhiễm khuẩn tiết niệu đơi khi có thể gây nhiễm khuẩn huyết và
tử vong. Căn nguyên thường gặp là vi khuẩn của đường tiêu hóa như E. coli hay
vi khuẩn thường cư trú ở môi trường bệnh viện như Klebsiella sp. đa kháng kháng
sinh.
- Nhiễm khuẩn vết mổ: Nhiễm khuẩn vết mổ cũng là loại NKBV thường gặp,
chiếm 20% trong số các NKBV [11]. Tỷ lệ mới mắc từ 0,5 đến 15% tùy thuộc
loại phẫu thuật và tình trạng bệnh lý của NB. Nhiễm khuẩn vết mổ làm hạn chế
đáng kể đến hiệu quả của việc can thiệp phẫu thuật, làm tăng chi phí điều trị và
kéo dài thêm thời gian điều trị của NB sau phẫu thuật từ 3-20 ngày [13].
Nhiễm khuẩn vết mổ được chia làm hai loại nhiễm khuẩn vết mổ nông bao
gồm các nhiễm khuẩn ở trên hoặc dưới lớp cân cơ, nhiễm khuẩn vết mổ sâu là các
nhiễm khuẩn ở tổ chức hoặc khoang cơ thể. Nhiễm khuẩn vết mổ chủ yếu mắc
phải trong quá trình phẫu thuật do các yếu tố nội sinh như vi khuẩn cư trú trên da
hoặc vị trí phẫu thuật hoặc hiếm hơn từ máu được dùng trong phẫu thuật, các yếu
tố ngoại sinh (như khơng khí, dụng cụ, phẫu thuật viên và các nhân viên y tế khác).
Vi sinh vật gây bệnh cũng rất khác nhau tùythuộc vào loại, vị trí phẫu thuật và
kháng sinh sử dụng cho NB. Yếu tố nguy cơ chủ yếu là mức độ sạch/nhiễm của
cuộc mổ hay loại phẫu thuật (sạch, sạch nhiễm, nhiễm, bẩn); thời gian cuộc mổ
và tình trạng NB[13].
- Viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy (VPTM): VPBV gặp nhiều nhất
ở các NB phải thở máy, khi đó được gọi là viêm phổi liên quan đến thở máy hay
viêm phổi thở máy. Viêm phổi bệnh viện chiếm 11% trong số các NKBV [11].
NB mắc VPTM tỷ lệ tử vong cao, dù nguy cơ quy thuộc rất khó xác định do NB
6
có rất nhiều nguy cơ cùng nhau. Vi sinh vật gây bệnh thường là các vi khuẩn gram
nội sinh cư trú ở dạ dày, đường hô hấp trên (mũi, họng), và phế quản nay có cơ
hội gây nhiễm khuẩn ở phổi. Tuy nhiên vi khuẩn cũng có thể xân nhập từ mơi
trường bên ngồi vào đường hơ hấp thơng qua bàn tay, dụng cụ nhiễm bẩn. Các
yếu tố nguy cơ thường gặp của VPTM bao gồm kiểu thở (mode) và thời gian thở
máy, chất lượng chăm sóc hơ hấp, mức độ nặng của NB (ví dụ có suy phủ tạng)
và sử dụng kháng sinh trước đó. Viêm phổi bệnh viện do virus thường gặp ở trẻ
em, trong khi VPBV do vi khuẩn thường gặp ở người lớn. Ở những NB có suy
giảm miễn dịch nặng có thể gặp VPBV do Legionella sp. và Aspergillus sp. Có
thể gặp VPBV do lao, đặc biệt là các chủng lao kháng thuốc ở các khu vực có tỷ
lệmắc lao cao [14].
- Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện: So với các loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác,
nhiễm khuẩn huyết bệnh viện chiếm tỷ lệ không cao (11% trong số các NKBV)
[15], nhưng có tỷ lệ tử vong cao, có thể trên 50% với một số loại vi khuẩn. Nhiễm
khuẩn huyết bệnh viện có thể bắt nguồn ngay tại vị trí đặt ống thơng trên da hoặc
trong lịng đặt ống thơng. Vi khuẩn cư trú ở ống thơng tĩnh mạch bên trong lịng
mạch xâm nhập vào trong mạch máu gây nhiễm khuẩn huyết mà khơng hề có bất
cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào bên ngoài. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết
bệnh viện chủ yếu là các vi khuẩn cư trú trên da như tụ cầu không đông huyết
tương (coagulase-negative Staphylococcus), tụ cầu vàng (S. auresus). Các yếu tố
nguy cơ đối với nhiễm khuẩn huyết bệnh viện bao gồm thời gian lưuống thông
tĩnh mạch, mức độ vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật và chăm sóc đặt ống thông
sau khi đặt [2].
Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác: Ngoài bốn loại NKBV thường gặp
và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc, điều trị NB trong bệnh viện cịn
có một số loại NKBV khác chiếm khoảng 22% trong số các NKBV [11] như:
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: các vết loét hở (loét, bỏng và loét do tỳ đè)
là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cư trú xâm nhập, phát triển và có thể dẫn đến
nhiễm khuẩn toàn thân.
- Viêm dạ dày ruột là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất ở trẻ em
với Rotavirus là căn nguyên hàng đầu. Clostridium difficile là căn nguyên hàng
đầu gây viêm dạ dày ruột trên người lớn ở các nước phát triển.
- Viêm xoang, các loại nhiễm khuẩn tiêu hoá, nhiễm khuẩn mắt và kết mạc.
- Viêm nội mạc tử cung và các nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục khác ở trẻ mới
đẻ.
7
1.2. Một số nội dung cơ bản về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
1.2.1. Khái niệm về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
Giám sát NKBV là quá trình thu thập, phân tích có hệ thống và liên tục dữ
liệu NKBV. Giám sát kết hợp với thông báo kịp thời các kết quả giám sát tới
những người cần biết là một biện pháp quan trọng trong thực hành phòng ngừa và
KSNK.
Giám sát NKBV không chỉ để biết thực trạng và các vấn đề liên quan tới
NKBV mà là một biện pháp làm giảm NKBV. Để công tác giám sát NKBV mang
lại hiệu quả cao, mỗi cơ sở KBCB cần thiết lập một hệ thống giám sát phù hợp
bao gồm những hoạt động cơ bản như lập kế hoạch thu thập dữ liệu thường xun,
có hệ thống giám sát, phân tích và thông báo kịp thời các kết quả giám sát. Giám
sát NKBV là một biện pháp KSNK, là nội dung quan trọng của chương trình
KSNK.
Dữ liệu giám sát NKBV đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng
các dịch vụ chăm sóc y tế trong cơ sở KBCB. Thơng qua việc áp dụng các nguyên
tắc dịch tễ học và phương pháp giám sát thích hợp các dữ liệu thu thập được giúp
cơ sở KBCB đưa ra các quyết định, biện pháp KSNK phù hợp, hiệu quả [1].
1.2.2. Tiêu chuẩn và nguyên tắc xác định ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện
Việc xác định ca bệnh NKBV áp dụng theo bộ Tiêu chuẩn xác định ca bệnh
NKBV tại Phụ lục 2. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo “Tiêu chuẩn chẩn
đoán một số loại biến cố, NKBV thường gặp” của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng
ngừa bệnh dịch – Hoa Kỳ [1],[2] và cần được cập nhật thường xuyên. Phương
pháp xác định ca bệnh NKBV cần dựa theo các nguyên tắc sau:
- Cần kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Triệu chứng
lâm sàng có thể thu thập thông qua thăm khám trực tiếp NB hoặc xem xét các
thông tin trong hồ sơ bệnh án, phiếu theo dõi. Bằng chứng xét nghiệm vi sinh bao
gồm các kết quả nuôi cấy, phát hiện kháng nguyên kháng thể hay nhuộm soi trực
tiếp bằng kính hiển vi. Các kết quả thăm dị, hỗ trợ chẩn đốn khác như X-quang,
siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp ảnh cộng hưởng từ, nội soi, sinh
thiết... cũng là nguồn dữ liệu quan trọng giúp xác định NKBV.
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên giám sát và bác sỹ trực tiếp điều trị,
đặc biệt với những trường hợp nghi ngờ NKBV (ví dụ: nhiễm khuẩn vết mổ)
nhưng khơng có kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Trong một số trường hợp chẩn đốn
NKBV có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng nếu có sự đồng thuận của bác sỹ trực
tiếp điều trị trừ khi có những bằng chứng bác bỏ. Một số trường hợp không phải
NKBV:
8
+ Các trường hợp nhiễm khuẩn xuất hiện ngay từ khi nhập viện, ngoại trừ sau
đó có bằng chứng rõ ràng về việc mắc các căn nguyên gây nhiễm khuẩn mới hoặc
có các biểu hiện chứng tỏ mắc một nhiễm khuẩn mới trong thời gian nằm viện.
+ Các nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có bằng chứng lây truyền qua đường nhau
thai (xác định được bằng chứng trong vòng 48 giờ sau khi sinh) như nhiễm Herpes
simplex, Toxoplasma, Rubella, vi rút Cytomegalo hoặc giang mai.
- Sự thường trú của vi sinh vật: Thực tế có thể thấy sự hiện diện của VSV ở
da, màng niêm mạc, miệng vết thương (vết thương mở) hoặc chất tiết, dịch tiết
nhưng không gây các triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng. - Các biểu hiện viêm
là kết quả phản ứng của tổ chức hoặc kích thích bởi yếu tố khơng nhiễm khuẩn
như hóa chất...[1].
1.2.3. Lựa chọn phương pháp giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
Có nhiều phương pháp giám sát có thể áp dụng trong giám sát NKBV. Tùy
theo mục tiêu, quy mô giám sát và nguồn lực sẵn có cho giám sát để lựa chọn một
hoặc một số phương pháp giám sát thích hợp [1].
1.2.3.1. Ưu tiên giám sát chủ động thay cho giám sát thụ động
- Giám sát thụ động: Người phát hiện và báo cáo ca bệnh NKBV không phải
là nhân viên giám sát NKBV chuyên trách mà là NVYT trực tiếp chăm sóc, điều
trị NB chưa được đào tạo về chẩn đốn và thơng báo NKBV. Hạn chế của phương
pháp này là NVYT thường không dành nhiều thời gian cho việc phát hiện NKBV,
xác định ca bệnh sai hoặc báo cáo sót ca bệnh NKBV.
- Giám sát chủ động: Là quá trình chủ động giám sát xác định ca bệnh NKBV
do nhân viên chuyên trách đã được đào tạo giám sát NKBV phối hợp với các bác
sỹ lâm sàng thu thập trên NB và từ các nguồn dữ liệu khác. Giám sát chủ động
cho kết quả chính xác hơn, có hệ thống hơn giám sát thụ động, cần được ưu tiên
áp dụng.
1.2.3.2. Ưu tiên giám sát dựa vào người bệnh thay cho giám sát dựa vào kết quả
xét nghiệm vi sinh
- Giám sát dựa vào NB: Căn cứ vào danh sách NB nhập viện để giám sát,
phát hiện NKBV. Các thông tin liên quan tới xác định NKBV, yếu tố nguy cơ,
các quy trình/thực hành chăm sóc và điều trị được thu thập thông qua việc nghiên
cứu hồ sơ bệnh án, theo dõi, thăm khám trực tiếp NB và cùng thảo luận với NVYT
trực tiếp chăm sóc, điều trị NB.
- Giám sát dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh: Căn cứ vào danh sách NB có
kết quả ni cấy dương tính do khoa Vi sinh cung cấp, nhân viên giám sát tìm tới
9
NB để xác định NKBV. Mặc dù số NKBV xác định theo phương pháp này rất
đáng tin cậy nhưng có nhược điểm căn bản là bỏ sót NKBV (ví dụ: có NKBV
nhưng khơng được làm xét nghiệm vi sinh hoặc có làm xét nghiệm vi sinh nhưng
lại âm tính) hoặc nhầm lẫn NKBV với trường hợp mang vi khuẩn định cư. Một
nhược điểm nữa của phương pháp này là không kiểm sốt mẫu số (những NB
khơng mắc NKBV) nên khó đánh giá các yếu tố nguy cơ. Nhìn chung, giám sát
dựa vào NB cần được ưu tiên áp dụng hơn là giám sát dựa vào xét nghiệm vi sinh.
1.2.3.3. Ưu tiên giám sát tỷ lệ mới mắc thay cho tỷ lệ hiện mắc
- Giám sát tỷ lệ hiện mắc: Phát hiện các ca NKBV hiện có vào ngày giám sát
(Point Prevalence Surveillance) hoặc trong khoảng thời gian ngắn giám sát
(Period Prevalence Surveillance). Dữ liệu giám sát được thu thập bằng điều tra
cắt ngang (hay điều tra tỷ lệ hiện mắc) 1 ngày hoặc trong một khoảng thời gian
dự kiến. Giám sát ngang cho phép xác định tỷ lệ hiện mắc NKBV nói chung (tất
cả các loại NKBV) hoặc một loại NKBV nào đó (ví dụ, nhiễm khuẩn huyết liên
quan đến ống thông mạch máu, NKTN, NKVM, viêm phổi bệnh viện…). Căn cứ
vào cỡ mẫu cần thiết để quyết định một hay nhiều lần cắt. Thời gian giữa hai đợt
giám sát cần đủ lớn để bảo đảm hầu hết NB được giám sát trong đợt giám sát này
không hiện diện trong đợt giám sát tiếp theo và nên giám sát vào cùng thời kỳ
hằng năm. Ưu điểm của giám sát ngang là khơng địi hỏi nhiều về nguồn lực, cho
phép xác định nhanh tỷ lệ hiện mắc NKBV, loại NKBV thường gặp và căn nguyên
NKBV.
- Giám sát tỷ lệ mới mắc: Phát hiện NKBV mới xuất hiện trong khoảng thời
gian giám sát. Đây là giám sát chủ động, tiến cứu trong đó người giám sát theo
dõi NB có cùng nguy cơ hoặc có cùng đặc điểm chung (thở máy, đặt ống thông
tiểu, phẫu thuật tim hở, trẻ sơ sinh …) từ khi nhập viện cho tới khi xuất viện và
cũng có thể sau xuất viện về tình trạng NKBV và các yếu tố nguy cơ. Phương
pháp giám sát này cho phép xác định được diễn biến của NKBV cũng như tỷ lệ
tấn công, đồng thời xác định được yếu tố nguy cơ NKBV, do vậy cần được khuyến
khích áp dụng. Tuy nhiên loại giám sát này đòi hỏi nhiều nguồn lực, trong đó đặc
biệt là nguồn nhân lực phải được đào tạo tốt.
1.2.3.4. Ưu tiên giám sát trọng điểm thay cho giám sát toàn diện
- Giám sát trọng điểm: Theo phương pháp này, mục tiêu và quy mô giám sát
chỉ tập trung vào một vài khu vực trọng điểm (ví dụ: khoa Hồi sức tích cực) hoặc
một vài nhóm NB có nguy cơ cao mắc NKBV (Ví dụ: NB có đặt ống thơng mạch
máu) hoặc có thể chỉ tập trung giám sát một loại căn nguyên gây bệnh phổ biến.
Phương pháp này được ưu tiên áp dụng trong giám sát NKBV vì tiết kiệm được
10
nguồn lực và kinh phí giám sát nhưng vẫn đạt được mục tiêu chính là phát hiện
được những vấn đề nổi cộm ở những khu vực, đối tượng NB có nguy cơ cao để
kịp thời triển khai can thiệp phòng ngừa NKBV.
- Giám sát toàn diện: Là giám sát liên tục mọi NB về mọi yếu tố liên quan
(Ví dụ: giám sát toàn bệnh viện hoặc giám sát mọi loại NKBV ở một khu vực
hoặc ở nhiều khoa lâm sàng). Phương pháp này thường tiêu tốn nhiều nhân lực và
chi phí nên cần hạn chế áp dụng.
1.2.3.5. Ưu tiên giám sát theo yếu tố nguy cơ thay cho giám sát chung
- Giám sát theo yếu tố nguy cơ: Tỷ lệ một loại NKBV phản ánh sự tác động
của một/một số yếu tố nguy cơ chính dẫn tới loại NKBV đó (Ví dụ: Viêm phổi
bệnh viện thường xảy ra ở NB có đặt nội khí quản và/hoặc thở máy). Theo phương
pháp này, các tỷ lệ/mật độ NKBV có thể so sánh được theo các đợt giám sát hoặc
giữa các cơ sở KBCB.
- Giám sát chung: Tỷ lệ NKBV thu được qua giám sát là tỷ lệ thô phản ánh
sự tác động của nhiều yếu tố nguy cơ tới tất cả các loại NKBV. Phương pháp giám
sát này ít có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nguy cơ của 1 loại NKBV hoặc
hiệu quả can thiệp của một biện pháp KSNK cụ thể. Tóm lại, những phương pháp
giám sát NKBV cần được ưu tiên lựa chọn gồm: giám sát chủ động, tiến cứu, dựa
vào NB, theo tỷ lệ mới mắc và theo yếu tố nguy cơ.
1.3. Mục đích, ý nghĩa của giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
1.3.1. Giảm mắc, giảm chết, giảm chi phí do nhiễm khuẩn bệnh viện
Thơng qua việc thường xuyên thông báo tỷ lệ, các yếu tố nguy cơ, căn
nguyên NKBV đến nhân viên y tế (NVYT) giúp thay đổi nhận thức, thực hành
phòng ngừa phù hợp hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm mắc, giảm chết và
giảm chi phí do NKBV [1].
1.3.2. Xác định các tỷ lệ lưu hành (endemic rates) nhiễm khuẩn bệnh viện
Hầu hết các NKBV (90% - 95%) biểu hiện dưới dạng “lưu hành dịch”, do
đó giám sát thường xuyên NKBV giúp xác định được tỷ lệ lưu hành NKBV làm
cơ sở xác định xu hướng phát triển NKBV và phát hiện sớm dịch NKBV. Thuyết
phục nhân viên y tế tuân thủ các quy trình KSNK. Thơng tin và bằng chứng thu
được qua giám sát NKBV từ chính cơ sở KBCB đóng vai trò quan trọng tác động
đến NVYT, làm thay đổi hành vi, tăng cường tuân thủ các thực hành KSNK.
1.3.4. Giúp bác sỹ lâm sàng điều chỉnh các biện pháp điều trị
Những thông tin thu được từ giám sát NKBV như tỷ lệ mới mắc, tác nhân
gây NKBV và tính đề kháng kháng sinh, yếu tố nguy cơ…sẽ giúp bác sỹ lâm sàng
11
điều chỉnh các biện pháp điều trị như thay đổi kháng sinh, tháo bỏ các dụng cụ
xâm lấn…
1.3.5. Lượng giá các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn
Khi áp dụng các biện pháp KSNK thì cần lượng giá hiệu quả thơng qua
giám sát NKBV. Ví dụ, giám sát NKVM để đánh giá hiệu quả của liệu pháp kháng
sinh dự phòng trong phẫu thuật. Thậm chí ngay cả khi biện pháp can thiệp đã đạt
được một số thành cơng bước đầu thì vẫn phải liên tục giám sát, theo dõi, lượng
giá vì kháng sinh được sử dụng có thể khơng cịn nhạy cảm với chủng vi khuẩn
gây bệnh.
1.3.6. Phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
Tùy theo mục đích hoặc yêu cầu khác nhau, các cơ quan, tổ chức hay hiệp
hội quản lý chất lượng có thể đề nghị bệnh viện báo cáo dữ liệu NKBV, các yếu
tố nguy cơ và các thực hành KSNK. Giám sát NKBV thường xuyên sẽ giúp các
bệnh viện đáp ứng được công tác kiểm tra, đánh giá, lượng giá hoặc cải tiến chất
lượng. Để có thể so sánh, đánh giá mức độ NKBV theo thời gian hoặc giữa các
cơ sở KBCB thì dữ liệu thu thập được phải dựa trên cùng một bộ công cụ và cùng
một phương pháp giám sát. 3.7. Báo cáo các sự cố y khoa liên quan đến nhiễm
khuẩn bệnh viện NKBV là hậu quả không mong muốn trong thực hành KBCB.
Giám sát, phát hiện NKBV để rút kinh nghiệm và cải thiện thực hành chứ không
phải là để phê phán. Bằng hoạt động giám sát NKBV, NVYT được khuyến khích
thơng báo các ca bệnh NKBV.
Do những hạn chế về nguồn lực giám sát và điều kiện thực tế tại Bệnh viện
74 Trung ương, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điều tra cắt ngang tại 3
thời điểm vào tháng 6, tháng 8 và tháng 10 năm 2021 tại tất cả các khoa lâm sàng
trong bệnh viện. Kết quả của giám sát có thể khơng xác định chính xác tỷ lệ mắc
mới NKBV nhưng cũng đưa ra được tỷ lệ hiện mắc và phản ánh được thực trạng
NKBV tại Bệnh viện 74 Trung ương. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp các nhà
lâm sàng của bệnh viện tuân thủ tốt hơn các thực hành phòng ngừa NKBV.
1.4. Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Tại Mỹ, một nghiên cứu năm 2015 trên 12.299 NB tại 199 bệnh viện cho
thấy tỷ lệ NKBV là 3,2%; trong đó NKBV trong các đơn vị HSTC là 6,2% và có
khoảng 11% BN bị NKBV tử vong. VPBV vẫn là loại NKBV chiếm tỷ lệ cao nhất
27,9% sau đó là nhiễm trùng đường tiêu hóa 23,1%; NKVM 17,5%. C.difficile,
Staphylococcus aureus và Escherchia coli là các tác nhân gây NKBV hay gặp
nhất [16].
12
Một báo cáo mới đây tại Châu Âu nghiên cứu tất cả các NB điều trị tại khoa
HSTC trong hơn hai ngày thì có 6,0% bị VPBV, 4,0% bị NKH và 2,0% bị NKTN.
Báo cáo này cũng cho thấy 97% các đợt viêm phổi có liên quan đến đặt nội khí
quản, 44,0% các đợt NKH liên quan đến ống thơng trung tâm và 99,0% các đợt
NKTN liên quan đến ống thông bàng quang. Vi sinh vật được phân lập thường
xuyên nhất là Pseudomonas aeruginosa trong NKP, Staphylococcus trong NKH
và Escherichia coli trong NKTN.
Một phân tích tổng hợp 41 nghiên cứu trên 14.089 NB về NKBV ở các
nước Đông Nam Á (Brunei, Myanmar, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) cho thấy tỷ lệ lưu hành
chung của NKBV là 9,1%; mật độ NKBV tại các khoa hồi sức là 20/1000 ngày
nằm viện, với các vi sinh vật phổ biến nhất là P.aeruginosa, loài Klebsiella và
Acinetobacter baumannii[17].
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương và cộng sự được thực hiện năm 2014
tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai bằng phương pháp điều tra cắt ngang cho thấy tỷ
lệ NKBV là 2,7%. Trong đó, cao nhất là VPBV (38,5%), tiếp theo là nhiễm khuẩn
vết mổ (23,1%) và nhiễm khuẩn đường tiết niệu (15,3%). Một số yếu tố liên quan
đến NKBV là thời gian nằm viện, có đặt ống nội khí quản, đặt thông tiểu, thở
máy, phẫu thuật. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác nhân gây NKBV như Staphylococcus
aureus và Klebsiella chiếm tỷ lệ (30%), còn lại các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ
(10%)[18].
Một nghiên cứu khác về tình hình NKBV tại Bệnh viện Hồn Mỹ - Sài Gịn
được tiến hành năm 2017 theo phương pháp tiến cứu cho thấy VPBV chiếm tỷ lệ
cao nhất (60,0%) tiếp theo sau đó lần lượt là nhiễm khuẩn tiết niệu (23,64%),
nhiễm khuẩn huyết (10,91%) và còn lại lànhiễm khuẩn vết mổ (5,45%). Nghiên
cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố như thời gian nằm viện, tuổi cao, việc can thiệp
thủ thuật xâm lấn như đặt nội khí quản, thở máy… hay phẫu thuật có liên quan
đến NKBV [19].
Năm 2018, Nguyễn Thị Lan và cộng sự tiến hành khảo sát tình hình NKBV
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang theo phương pháp điều tra cắt ngang tại 4
khoa lâm sàng nhằm xác định tỷ lệ, tác nhân và các yếu tố liên quan đến NKBV.
Trong 402 NB đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tỷ lệ NKBV là 5,7%. Trong đó, VPBV
chiếm tỷ lệ cao nhất (56,5%), tiếp theo là nhiễm khuẩn da và mô (17,4%), nhiễm
khuẩn vết mổ, đường tiểu (4,35%) [20].
13
Nghiên cứu của Lê Sơn Việt từ 01/08/2019 đến 31/07/2020 tại khoa Hồi
sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai nhằm mô tả một số yếu tố liên quan về các thủ
thuật xâm nhập, về bản thân người bệnh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ NKBV
là 18,7%, trong đó VPBV (50,8%) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại nhiễm khuẩn
được phát hiện, tiếp đến là NKTN (19,3%) và NKH (14,4%).Thời gian nằm viện
kéo dài ≥7 ngày, phải can thiệp các thủ thuật và tình trạng nhiễm khuẩn trước đó
là các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc NKBV tại khoa HSTC. Nguyên nhân hàng
đầu gây NKBV là A.baumanii (28,2%), thứ hai là K.pneumonia (19,6%), tiếp theo
là C.albican (8,6%), P.aeruginosa (6,3%), C.tropicalis (5,8%). Tỷ lệ NKBV
S.aureus, E.coli thấp hơn với lần lượt 5,3% và 1,6% [21].
14
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)
Nghiên cứu được thực hiện trên 580 người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh
viện 74 Trung ương.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả người bệnh đang điều trị nội trú, có thời gian
nhập viện trên 48 giờ tại các khoa lâm sàng trong thời điểm nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu theo 3 đợt vào tháng 6, tháng 8 và
tháng 10 năm 2021 tại các khoa lâm sàng Bệnh viện 74 Trung ương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.
2.4. Phương pháp chọn mẫu
Chọn toàn bộ NB điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng Bệnh viện 74 Trung
ương đáp ứng tiêu chuẩn của nghiên cứu: qua 03 đợt chúng tôi đã tiến hành thu
thập thông tin từ 580 NB.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Tiến hành ba đợt điều tra cắt ngang vào tháng 6, tháng 8 và tháng 10 năm
2021 tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện 74 Trung ương.
- Đợt điều tra được thực hiện trong một ngày đối với mỗi khoa lâm sàng và
thời gian thực hiện không quá 2 tuần trong toàn bệnh viện.
- Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bởi các thành viên nhóm nghiên cứu
đã được huấn luyện về cách thu thập các thơng tin có trên " Phiếu điều tra nhiễm
khuẩn bệnh viện" của Bộ Y tế Việt Nam (Phụ lục 1) [1].
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu
- Điều dưỡng trưởng các khoa: lập danh sách NB có mặt tại đơn vị mình
trong ngày điều tra, đánh dấu những người bệnh đủ tiêu chuẩn điều tra (nằm viện
> 48 giờ), người bệnh sau phẫu thuật.
- Các thành viên nhóm nghiên cứu:
+ Thu thập thơng tin và hồn thiện phiếu điều tra: HSBA tại các khoa lâm
sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn được lưu trữ tại khoa xét nghiệm.
- Bác sĩ mạng lưới KSNK tại các khoa:
+ Thăm khám NB đủ tiêu chuẩn điều tra (nằm viện > 2 ngày), người bệnh sau
phẫu thuật.
15
+ Chỉ định xét nghiệm vi sinh với NB nghi ngờ hoặc chẩn đốn xác định
NKBV.
+ Thống nhất với nhóm nghiên cứu về kết luận người bệnh có nhiễm khuẩn
bệnh viện.
2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện:
+ Tỷ lệ NKBV
+ Vị trí NKBV đúng về phương diện giải phẫu: nhiễm khuẩn vết mổ, VPBV,
nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết...
+ NKBV theo khu vực điều trị.
+ Số ngày điều trị trung bình của người bệnh NKBV.
+ Tác nhân VK gây nhiễm khuẩn, mức độ nhạy cảm của một số kháng sinh
thông dụng với tác nhân gây NKBV.
- Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện:
+ Tuổi
+ Mắc bệnh kèm theo
+ Thời gian nằm viện
+ Những can thiệp thủ thuật: những thủ thuật xâm lấn (đặt ống thơng tiểu,
thơng khí nhân tạo, đặt thông dạ dày, đặt catheter ngoại vi hay trung tâm…).
2.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV
Chẩn đoán NKBV dựa theo hướng dẫn giám sát NKBV của Bộ Y tế được
ban hành kèm theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 trên cơ sở định
nghĩa của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ năm 1996 (Center for Disease
Control:CDC) [1],[2]. Nội dung chi tiết về tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV được
trình bày tại Phụ lục 2.
2.8. Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu trên phần mềm thống kê y học SPSS16.0:
+ Mô tả: thể hiện tần số và tỷ lệ % về đặc điểm chung của đối tượng nghiên
cứu (ĐTNC) và thực trạng NKBV.
+ Phân tích mối liên quan: sử dụng kiểm định ꭓ2 theo tỷ suất chênh (OR) và
khoảng tin cậy 95% (95% CI) để phân tích mối liên quan giữa một số đặc điểm
chung của ĐTNC với NKBV (p<0,05 có ý nghĩa thống kê).
- Sử dụng phần mềmWhonet 5.6: phân tích mức độ nhạy cảm với kháng sinh
của các vi khuẩn gây NKBV.
16
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm của ĐTNC về tuổi và giới tính (n=580)
Nam
Nữ
(n,%)
(n,%)
304
75
379
(80,2%)
(19,8%)
(100,0%)
142
59
201
(70,6%)
(29,4%)
(100,0%)
446
134
580
(76,9%)
(23,1%)
(100,0%)
Giới tính
Tuổi
< 65 tuổi
≥ 65 tuổi
Chung
Chung
p
p=0,00
Nhận xét: ĐTNC chủ yếu là nam giới (76,9%). Trong đó, phần lớn NB
thuộc nhóm nam giới < 65 tuổi.
40
39,3%
35
31,7%
30
23,6%
25
20
15
10
4,5%
5
0,9%
0
Bệnh lao (228)
Bệnh hơ hấp ngồi
lao (184)
Bệnh ung bướu
(137)
Bệnh tim mạch (5)
Bệnh khác (26)
Biểu đồ 3.1. Bệnh chính của ĐTNC khi vào viện (n=580)
Nhận xét: Bệnh lao là bệnh chính của ĐTNC khi vào viện (39,3%), tiếp
theo là bệnh hơ hấp ngồi lao (31,7%), bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ thấp 0,9%.
17
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh kèm theo, can thiệp thở máy và thời gian nằm viện
(n=580)
Đặc điểm
n
%
Có bệnh kèm theo
284
49,0
Có can thiệp thở máy
33
5,7
Thời gian nằm ≤ 7 ngày
viện
> 7 ngày
100
17,2
480
82,8
Nhận xét: Có 49,0% ĐTNC khi vào viện có mắc các bệnh kèm theo, trong
đó có 5,7% ĐTNC phải can thiệp thở máy trong quá trình điều trị. Thời gian nằm
viện của ĐTNC hầu hết kéo dài trên 7 ngày (82,8%).
3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện mức độ nhạy cảm với kháng sinh của
tác nhân gây NKBV
3.2.1. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện
Bảng 3.3. Tỷ lệ NKBV chung qua 3 đợt điều tra (n=580)
NKBV
Không NKBV
Tổng số
p
(n,%)
(n,%)
(n,%)
10
203
213
Đợt I
(4,7%)
(95,3%)
(100,0%)
04
150
154
Đợt II
> 0,05
(2,6%)
(97,4%)
(100,0%)
06
207
213
Đợt II
(2,8%)
(97,2%)
(100,0)
20
560
580
Chung
(3,4%)
(96,6%)
(100,0%)
Nhận xét: Kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ NKBV chung qua 3 đợt điều tra
là 3,4%. Trong đó, đợt điều tra thứ nhất có tỷ lệ NKBV cao nhất là 4,7%.
Đợt điều tra
Bảng 3.4. Tỷ lệ NKBV theo các khoa
Số NB đủ tiêu
chuẩn điều
tra
Số NB
mắc
NKBV
Tỷ lệ (%)
HSCC + ĐTTC
83
16
19,3
Ngoại
25
0
0,0
Các khoa khác
472
4
0,9
Chung
580
20
3,4
Khoa
p
0,00
Nhận xét: NB mắc NKBV chủ yếu ở khoa Điều trị tích cực (ĐTTC) và
khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) với tỷ lệ 19,3%.
18
Bảng 3.5. Phân loại NKBV (n=20)
Loại NKBV
Viêm phổi bệnh viện
n
15
%
75,0
Nhiễm khuẩn huyết
1
5,0
Nhiễm khuẩn tiết niệu
2
10,0
Nhiễm khuẩn vết loét
2
10,0
Nhận xét: Phần lớn NKBV thuộc loại viêm phổi bệnh viện (75,0%), chỉ có
01 ca nhiễm khuẩn huyết chiếm tỷ lệ 5,0%.
60.0
55,0%
45,0%
40.0
30,0%
25,0%
20.0
25,0%
15,0%
15,0%
5,0%
0.0
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tác nhân gây NKBV (n=20)
Nhận xét: Acinetobacter baumannii là nguyên nhân gây NKBV hay gặp
nhất (55,0%) trong thời gian nghiên cứu, đứng thứ hai là Pseudomonas
aeruginosa (45,0%).
3.2.2. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn gây NKBV
Bảng 3.6. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Acinetobacterbaumanii
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Tên kháng sinh
Ticarcillin/Clavulanic acid
Ceftriaxone
Imipenem
Levofloxacin
Cefepime
Amikacin
Tobramycin
Ceftazidime
Ciprofloxacin
Piperacillin/Tazobactam
Ampicillin/Sulbactam
Doxycycline
Colistin
n
23
26
12
7
25
25
25
24
24
26
25
25
25
Đường kính
15 - 19
14 - 20
19 - 21
14 - 16
15 - 17
15 - 16
13 - 14
15 - 17
16 - 20
18 - 20
12 - 1410 - 129 - 10-
%R
100,0
100,0
100,0
100,0
96,0
96,0
96,0
95,8
95,8
92,3
92,0
28,0
0,0
%I
%S
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
4,0
4,0
0,0
4,0
0,0
0,0
4,2
4,2
0,0
3,8
3,8
4,0
4,0
16,0 56,0
0,0 100,0
19
Nhận xét: A.baumannii nhạy hồn tồn với colistin, chỉ cịn nhạy rất thấp
với các kháng sinh khác.
Bảng 3.7. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa
TT
Tên kháng sinh
n
Đường kính
%R
%I
%S
1.
Levofloxacin
12
15 - 21
100,0
0,0
0,0
2.
Ticarcillin/Clavulanic acid
29
16 - 23
96,6
0,0
3,4
3.
Ofloxacin
19
13 - 15
94,7
0,0
5,3
4.
Ciprofloxacin
38
19 - 24
89,5
10,5
0,0
5.
Netilmicin
37
13 - 14
89,2
0,0
10,8
6.
Tobramycin
36
13 - 14
88,9
2,8
8,3
7.
Imipenem
22
16 - 18
72,7
0,0
27,3
8.
Cefepime
37
15 - 17
70,3
8,1
21,6
9.
Amikacin
32
15 - 16
62,5
3,1
34,4
10. Ceftazidime
38
15 - 17
57,9
15,8
26,3
11. Piperacillin/Tazobactam
37
15 - 20
35,1
40,5
24,3
12. Colistin
27
S >= 11
0,0
0,0
100,0
Nhận xét: Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm hồn tồn với colistin. Cịn
nhạy ở mức dưới 50,0% với các kháng sinh khác.
Bảng 3.8. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Kocuria kristinae
TT
Tên kháng sinh
n
Đường kính
%R
%I
%S
1
Cefoxitin
14
15 - 17
100,0
0,0
0,0
2
Ciprofloxacin
16
16 - 20
100,0
0,0
0,0
3
Moxifloxacin
19
21 - 23
100,0
0,0
0,0
4
Ofloxacin
5
13 - 15
100,0
0,0
0,0
5
Azithromycin
20
14 - 17
100,0
0,0
0,0
6
Tobramycin
18
13 - 14
88,9
0,0
11,1
7
Clarithromycin
17
14 - 17
35,3
41,2
23,5
8
Netilmicin
18
13 - 14
38,9
0,0
61,1
9
Amikacin
15
15 - 16
33,3
0,0
66,7
10
Doxycycline
18
11 - 13-
22,2
0,0
77,8
11
Linezolid
20
S >= 21
0,0
0,0
100,0