Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG, NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.29 KB, 49 trang )

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG NGOÀI LAO
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính và là thiên chức của người điều dưỡng. Tại các
bệnh viện, điều dưỡng là lực lượng không thể thiếu trong công tác chăm sóc người bệnh. Người
điều dưỡng đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi
người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh
cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ không an toàn từ môi
trường bệnh viện. Người điều dưỡng có thể chăm sóc từ một đến nhiều người bệnh, điều dưỡng
viên phải theo dõi thường xuyên người bệnh nặng, cấp cứu; CSNB trước, trong và sau phẫu thuật
và chăm sóc cho mọi đối tượng người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh. v.v… Điều này cho thấy vai trò
quan trọng của người điều dưỡng khi thực hành chăm sóc, nếu điều dưỡng không có kiến thức, kỹ
năng CSNB tốt hoặc không có đủ thời gian và phương tiện để thực hiện những công việc trên sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc và sự an toàn của người bệnh. Ngược lại nếu hoạt
động chăm sóc của điều dưỡng có chất lượng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người bệnh,
giảm chi phí điều trị, chất lượng điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnh
viện.
Tại các bệnh viện, điều dưỡng viên (ĐDV) là lực lượng cán bộ chuyên môn cung cấp các
dịch vụ chăm sóc trong suốt quá trình người bệnh đến khám và điều trị; là những người trực tiếp
nhất với người bệnh, cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục 24 giờ/ngày nên có vai trò rất lớn trong
việc bảo đảm và nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh của mọi bệnh viện và mọi cơ sở
khám chữa bệnh. Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng
viên và hộ sinh viên cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Vì vậy, muốn
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chăm
sóc của điều dưỡng.
Ở nước ta, theo đánh giá của Hội Điều dưỡng Việt Nam thì nhân lực phục vụ công tác
chăm sóc người bệnh hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn. Một số
điều dưỡng còn thiếu tự tin, an phận, chưa tự khẳng định được mình trong thực hành chăm sóc,



còn phụ thuộc vào y lệnh của thầy thuốc, còn yếu về giao tiếp, về tư vấn giáo dục sức khỏe và
ngại thay đổi. Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành chuẩn năng lực của điều dưỡng, cùng với việc
đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của điều dưỡng tại các bệnh viện trong những năm gần
đây, bước đầu cho thấy điều dưỡng đã thực hành dựa vào bằng chứng và góp phần không nhỏ
trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
Cho đến nay, qua 4 kỳ tổ chức hội nghị khoa học của Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có
hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học về điều dưỡng được báo cáo. Các đề tài nghiên cứu chủ yếu
tập trung đánh giá hiện trạng nhân lực điều dưỡng như trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh
Tâm, Nguyễn Thị Ly …cho thấy năng lực điều dưỡng ở Việt Nam là rất khác nhau và chưa đáp
ứng được yêu cầu chăm sóc ngày càng cao của nhân dân. Một số nghiên cứu khác về hoạt động
CSNB của điều dưỡng như nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hợp, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Thị
Thanh Điều…cũng cho thấy nhu cầu cần chăm sóc của người bệnh khi vào viện là rất cao và rất
khác nhau ở các khoa lâm sàng. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu khoa học của điều dưỡng chủ
yếu tập trung đánh giá nguồn nhân lực và các hoạt động chuyên môn liên quan đến công tác
CSNB toàn diện, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể và đánh giá toàn diện các hoạt
động CSNB ở cấp độ bệnh viện về toàn bộ hoạt động CSNB của điều dưỡng.
Tại Bệnh viên 74 Trung ương, việc triển khai công tác CSNB tại các khoa lâm sàng cũng
như các bệnh viện trên toàn quốc được quy định tại quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện từ
năm 1997 và hiện nay là thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn
công tác điều dưỡng về CSNB trong bệnh viện. Tuy nhiên đến nay tại bệnh viện cũng chưa có
một nghiên cứu nào đánh giá nhu cầu chăm sóc của người bệnh và hoạt động chăm sóc người
bệnh của điều dưỡng viên. Điều này dẫn đến những khó khăn cho người quản lý bệnh viện và
của chính những điều dưỡng viên, bởi họ không biết nhu cầu chăm sóc của người bệnh tại bệnh
viện hiện nay ra sao? Mức độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh tại bệnh viện hiện nay như
thế nào? Thực tế, người bệnh được hưởng những quyền lợi, dịch vụ gì từ công tác chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng? Những yếu tố nào cản trở hoạt động chăm sóc người bệnh của điều
dưỡng và giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh?
Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hoạt động chăm sóc người
bệnh của điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng ngoài lao Bệnh viện 74 Trung ương, năm
2013.



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá nhu cầu chăm sóc của người bệnh và đáp ứng của điều dưỡng
đối với các nhu cầu chăm sóc đó tại các khoa lâm sàng ngoài lao Bệnh viện 74
Trung ương.
2. Đánh giá nhận thức và khả năng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người
bệnh của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng ngoài lao Bệnh viện 74 Trung ương.
3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc người bệnh của
điều dưỡng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động chăm sóc và chất
lượng chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện 74 Trung ương.



Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng và công tác điều dưỡng chăm sóc
người bệnh
1.1.1. Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng
1.1.1.1. Học thuyết liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người
Học thuyết Maslows (1943) đề cập đến nhu cầu cơ bản của con người bao gồm 5
mức độ:
Mức độ 1: nhu cầu sinh lý.
Mức độ 2: nhu cầu an ninh và an toàn.
Mức độ 3: nhu cầu tình cảm và sự thuộc về nhau.
Mức độ 4: nhu cầu tôn trọng.
Mức độ 5: nhu cầu tự thể hiện và hoàn thiện bản thân (độc lập, tự giải quyết vấn
đề, thể hiện giá trị cá nhân).
Học thuyết nhu cầu cơ bản của con người là kim chỉ nam hữu ích để điều dưỡng
xác định nhu cầu của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. Người điều

dưỡng phải hiểu biết các nhu cầu này để đưa vào quy trình điều dưỡng, lập kế hoạch
CSNB.
1.1.1.2. Ứng dụng các học thuyết điều dưỡng trong thực hành điều dưỡng
Hiện nay tại Việt Nam, điều dưỡng viên được học và áp dụng nhiều học thuyết điều
dưỡng trong thực hành chăm sóc người bệnh. Học thuyết của Florence Nightingale (1969)
đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh viện của điều dưỡng, đó là kiểm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vấn đề vệ
sinh và sạch sẽ trong môi trường bệnh viện. Học thuyết Henderson (1996) đề cập 14 nhu
cầu cơ bản và các nguyên tắc thực hành điều dưỡng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con
người giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực hành điều dưỡng. Học thuyết Peplau
(1952) chỉ ra rằng điều dưỡng giữ vai trò quan trọng liên quan đến việc chăm sóc, điều trị
bệnh, đến mối quan hệ giữa điều dưỡng với người bệnh. v.v…Nhìn chung các học thuyết
điều dưỡng đã tạo ra khung thực hành cho điều dưỡng để đáp ứng những nhu cầu cơ bản


của mỗi cá nhân. Khi làm việc người điều dưỡng cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản này
trong thực hiện chăm sóc người bệnh:
- Đáp ứng nhu cầu về hô hấp: điều dưỡng phải đánh giá sự hô hấp bình thường
hay bất thường, tìm nguyên nhân để giải quyết và đáp ứng ngay các nhu cầu về hô hấp
của người bệnh như: cho thở ôxy, hút cho thông thoáng đường hô hấp, để tư thế thích
hợp, thông báo cho bác sỹ tình trạng của người bệnh....
- Đáp ứng nhu cầu về ăn, uống: người điều dưỡng cần giúp người bệnh ăn đủ
lượng calo, uống đủ lượng nước theo yêu cầu trong ngày và thực hiện chế độ ăn theo
đúng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu tình trạng bệnh không thể ăn được
bằng đường miệng thì cần thực hiện các biện pháp đưa dinh dưỡng vào cơ thể để đảm
bảo đủ năng lượng cho cơ thể.
- Giúp đỡ người bệnh bài tiết: điều dưỡng giúp người bệnh bài tiết (đại, tiểu tiện)
khi cần, đồng thời cần theo dõi sát chất bài tiết của người bệnh về số lượng, tính chất,
màu sắc để đánh giá đúng diễn biến của người bệnh.
- Giúp đỡ người bệnh về tư thế, vận động và tập luyện: đáp ứng tư thế cơ năng của

người bệnh, giúp người bệnh các tư thế mà họ yêu cầu.
- Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ.
- Giúp người bệnh mặc và thay quần áo.
- Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt: nếu thân nhiệt người bệnh bất thường, cần
phải tìm rõ nguyên nhân để giải quyết hoặc báo ngay bác sĩ để cùng can thiệp.
- Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày: tùy theo tình trạng bệnh nặng hay
nhẹ, nếu bệnh nặng (hôn mê, gãy xương, sau mổ,…) điều dưỡng cần thực hiện tắm gội,
thay quần áo, thay ga trải giường cho người bệnh hàng ngày tại giường.
- Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện: tránh để người
bệnh ngã, bị các tai biến trong điều trị, chăm sóc như nhầm lẫn người bệnh, nhầm thuốc,
sót dụng cụ khi mổ, nhiễm khuẩn khi thực hiện kỹ thuật, lây chéo, gây ra các tai biến khi
làm thủ thuật.
- Giúp người bệnh trong sự giao tiếp: điều dưỡng thường xuyên gần gũi tiếp xúc
với người bệnh, niềm nở thân mật.
- Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.


- Giúp người bệnh lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô
dụng.
- Giúp người bệnh trong những hoạt động vui chơi giải trí, khi tình trạng bệnh cho
phép, điều dưỡng giúp đỡ họ thực hiện để đáp ứng nhu cầu.
- Giúp người bệnh có kiến thức về y học: cung cấp thông tin có liên quan đến
bệnh, hướng dẫn chế độ ăn, theo dõi thuốc điều trị và tai biến của thuốc, giáo dục sức
khỏe cho người bệnh có những kiến thức về y tế, cách tự theo dõi, chăm sóc bản thân sau
khi ra viện.
1.1.2. Công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh
1.1.2.1. Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng
Chăm sóc điều dưỡng là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người
bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ
sinh cá nhân, ngủ, nghỉ, những chăm sóc về tâm lý cho người bệnh, hỗ trợ điều trị và

tránh nguy cơ có hại từ môi trường bệnh viện và môi trường sống.
1.1.2.2. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện,
liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.
Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm
sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.
Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá
nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.
1.1.2.3. Nội dung hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng
Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh bao
gồm các nội dung sau: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; chăm sóc về tinh thần;
chăm sóc vệ sinh cá nhân; chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc phục hồi chức năng; chăm sóc
người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho
người bệnh; chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong; thực hiện các
kỹ thuật điều dưỡng; theo dõi, đánh giá người bệnh; bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai
sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và ghi chép hồ sơ bệnh án.


1.1.2.4. Các điều kiện đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập hội đồng điều dưỡng và phòng
điều dưỡng.
Phạm vi thực hành của điều dưỡng viên theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên
chức y tế điều dưỡng tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/4/2005 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ và các quy định có liên quan của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh viện phải đảm bảo đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo qui định
tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BNV-BYT ngày 5/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội
vụ về hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước để đảm bảo việc chăm
sóc người bệnh được thường xuyên và liên tục.
1.2. Vai trò, chức năng của người điều dưỡng
Cho dù cả người thầy thuốc và người điều dưỡng đều có vai trò điều trị và vai trò

chăm sóc nhưng đối với người thầy thuốc thì vai trò điều trị là chính còn vai trò chăm sóc
là phụ, ngược lại đối với người điều dưỡng thì vai trò chính là vai trò chăm sóc còn vai
trò điều trị là vai trò phụ. Điều trị và điều dưỡng là hai nghề có định hướng khác nhau,
bác sĩ làm nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị, điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ
bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị và
chăm sóc người bệnh, giúp người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũng
phải hoàn thành tốt vai trò nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽ
giữa thầy thuốc và điều dưỡng. Vai trò chức năng của người điều dưỡng chủ yếu là:
- Người chăm sóc;
- Người truyền đạt thông tin;
- Người giáo viên;
- Người tư vấn;
- Người biện hộ (bào chữa) cho người bệnh.
1.3. Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng
Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh
và tật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh. Trách nhiệm về
đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng bao gồm: Người điều dưỡng với người
bệnh; người điều dưỡng với nghề nghiệp; người điều dưỡng với phát triển nghề
nghiệp và điều dưỡng với đồng nghiệp.


Đối với người bệnh, người điều dưỡng có trách nhiệm: chăm sóc cơ bản cho
những người cần tới sự chăm sóc; tạo ra một môi trường trong đó quyền của con
người, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều
được tôn trọng; cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở
để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc; giữ kín các thông tin
về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khi
chia sẻ các thông tin này với người khác. Ngoài ra người điều dưỡng phải chia sẻ
trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
và tàn phá.

Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên
các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh: ý thức trách nhiệm trước cuộc
sống của người bệnh đòi hỏi người điều dưỡng một sự quan tâm đặc biệt và một sự
sẵn sàng quên mình để giúp đỡ người bệnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần nhớ
rằng người bệnh đang gặp khó khăn và đang cần sự giúp đỡ của người cán bộ y tế. Sự
từ chối giúp đỡ người bệnh là vi phạm nghĩa vụ xã hội của mình, phải chịu sự lên án
về mặt đạo đức và khi cần phải bị xử phạt về hành chính.
Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất: trước người bệnh đang bị
đau đớn vì bệnh tật, người điều dưỡng phải luôn thể hiện một sự thông cảm và quan
tâm đặc biệt, xem nỗi đau đớn của người bệnh như nỗi đau đớn của chính mình để tìm
mọi cách cứu giúp. Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải nhẹ nhàng để
hạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho người bệnh.
Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh: người điều dưỡng có nhiệm vụ đấu
tranh cho sự sống của người bệnh đến cùng, luôn dành sự quan tâm tối đa cho người
bệnh với tinh thần “còn nước còn tát”, không bao giờ xa rời vị trí để người bệnh một
mình đối phó với bệnh tật.
Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh: trong khi nằm viện, tinh thần của người bệnh
chịu ảnh hưởng của bản thân bệnh tật, sự cách ly người thân, môi trường bệnh viện và
nhiều yếu tố khác. Vì vậy, tình trạng về tinh thần và thể chất của người bệnh thực tế khác
với tình trạng của người khỏe. Khi tiếp xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải gây
được lòng tin của người bệnh vào hiệu quả điều trị.


Tôn trọng nhân cách người bệnh: bản chất của y đức học được thể hiện trong câu
phải đối xử với người bệnh như anh muốn người ta đối xử với anh. Khi tiếp xúc với
người bệnh, người điều dưỡng phải tạo ra một môi trường trong đó mọi giá trị, mọi
phong tục tập quán và tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân đều được tôn trọng. Khi tiếp
xúc với người bệnh, người điều dưỡng không được cáu gắt, quát mắng người bệnh.
1.4. Các đặc điểm chất lượng chăm sóc điều dưỡng

Điều dưỡng viên và hộ sinh viên là lực lượng cán bộ chuyên môn cung cấp các
dịch vụ chăm sóc trong suốt quá trình người bệnh đến khám và điều trị, là những người
trực tiếp nhất với người bệnh, cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục 24 giờ/ngày nên có
vai trò rất lớn trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của
mọi bệnh viện và mọi cơ sở khám chữa bệnh. Trong báo cáo chuyên môn của Tổ chức
Y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng và hộ sinh viên
cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Vì vậy, muốn nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc
điều dưỡng.
Dựa trên nguyên tắc chất lượng lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự mong
muốn và hài lòng của người bệnh làm tiêu chí để xác định và đánh giá chất lượng
CSNB, sau khi tập hợp các bằng chứng nghiên cứu của các nước và đối chiếu với thực
tiễn Việt Nam các đặc tính chất lượng chăm sóc người bệnh bao gồm các thành phần
dưới đây:

Được trao quyền, được

Được đáp ứng các nhu cầu thể

hỗ trợ và biện hộ

chất, tinh thần và tình cảm

Được chăm sóc trong

Được chăm sóc bảo đảm

môi trường thân thiện

an toàn, hiệu quả, liên


và có y đức

Người
bệnh

tục và kịp thời

Được chăm sóc, điều trị

Được chăm sóc bởi những

trong sự hợp tác của nhóm

điều dưỡng, hộ sinh có

chăm sóc

năng lực chuyên môn


Người bệnh được trao quyền, được hỗ trợ và biện hộ: Một trong những đặc tính
quan trọng của chất lượng là người bệnh được trao quyền để lựa chọn các dịch vụ CSSK
có chất lượng. Việc trao quyền cho người bệnh sẽ tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các
dịch vụ y tế một cách dễ dàng hơn và phù hợp với các điều kiện riêng của chính mỗi
người bệnh.
Người bệnh được đáp ứng các nhu cầu thể chất, tinh thần và tình cảm: một cơ sở y
tế ngoài việc tập trung vào dịch vụ y tế còn tập trung vào đáp ứng các nhu cầu người
bệnh như sự tiếp đón, sự sạch sẽ, sự yên tĩnh, sự thoải mái, chắc chắn là một cơ sở khám
chữa bệnh có chất lượng.

Người bệnh được điều trị, chăm sóc bảo đảm an toàn, hiệu quả, liên tục và kịp
thời. Không một ai chấp nhận chăm sóc y tế trong một môi trường không an toàn và kém
hiệu quả. An toàn là chỉ số thiết yếu trong y tế và là nền tảng của chất lượng. Chăm sóc y
tế không bảo đảm an toàn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng
của người bệnh và gây tổn hại đến danh tiếng của cơ sở y tế trong cộng đồng. Mặt khác
chăm sóc y tế phải được cung cấp liên tục và kịp thời mới có hiệu quả, nói một cách khác
chăm sóc là quá trình có sự bắt đầu, sự thực hiện, sự đánh giá và liên tục theo dõi kể cả
khi bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh. Sự chăm sóc ngắt quãng và một hệ thống
chuyển tuyến thiếu sự gắn kết không phải là hệ thống chất lượng, chất lượng khám chữa
bệnh sẽ không bao giờ có thể có được trong một hệ thống như vậy.
Người bệnh được chăm sóc bởi những điều dưỡng, hộ sinh có năng lực chuyên
môn, kiến thức cập nhật và thực hành dựa vào bằng chứng khoa học. Việc cung cấp dịch
vụ chăm sóc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của người hành nghề biết áp dụng nguyên
tắc: “Làm đúng ngay từ lần đầu và làm tốt hơn trong những lần tiếp theo”. Trong chất
lượng y tế, cơ sở y tế và người hành nghề cần phải được đào tạo và tập huấn tốt để có
năng lực đáp ứng đòi hỏi và kỳ vọng của người bệnh và xã hội. Y tế là một lĩnh vực
chuyên môn phức tạp và nếu không có nền tảng kỹ thuật tốt sẽ tác động tới sự sống còn
của người bệnh. Vì vậy, chất lượng CSNB gắn liền với trình độ và năng lực kỹ thuật của
người hành nghề.


Người bệnh được chăm sóc, điều trị trong sự hợp tác của nhóm chăm sóc: việc
chăm sóc, điều trị cho người bệnh do các cá nhân có năng lực thực hiện, tuy nhiên những
cá nhân này không thể đem đến cho bệnh nhân một sự chăm sóc tổng thể nếu họ không
hợp tác theo nhóm. Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chăm sóc vì thế đóng một
vai trò rất lớn trong việc hình thành các qui trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng cho
người bệnh.
Người bệnh được chăm sóc trong môi trường thân thiện và có y đức: người bệnh
sẽ luôn luôn hài lòng hơn nếu dịch vụ chăm sóc được cung ứng trong một môi trường
chấp nhận được về đạo đức.

1.5. Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo cơ quan nghiên cứu chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế và dịch vụ nhân
sinh Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu gồm tiến sỹ Robert L. Kane và cộng sự (2007) đã
chỉ ra rằng các bệnh viện có số lượng điều dưỡng cao hơn thì tỷ lệ tử vong tại bệnh
viện đó thấp hơn, đặc biệt là tại các đơn vị chuyên sâu như các phòng săn sóc đặc biệt
thì việc tăng cường số lượng điều dưỡng sẽ giảm nguy cơ biến chứng của người bệnh
và giảm nguy cơ tử vong. Nghiên cứu kết luận các bệnh viện cần có cam kết về chất
lượng và trong đó có một vấn đề là phải tăng số lượng điều dưỡng trong bệnh viện.
Một nghiên cứu khác của Kelly Scott (2010) cũng chỉ ra rằng, số lượng điều
dưỡng có liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ở bệnh viện nào có nhiều điều
dưỡng có trình độ cao và số lượng đông thì chất lượng chăm sóc cao hơn hẳn các bệnh
viện khác. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng bao gồm việc phòng ngừa té ngã người bệnh,
phòng chống loét do tỳ đè, viêm phổi do thở máy, nhiễm trùng máu do đặt catheter và đặt
ống thông đường tiết niệu.
Nghiên cứu nhận thức về chất lượng chăm sóc tại phòng cấp cứu và xác định các
khu vực cải tiến chất lượng của Muntlin A, Gunningberg L và Carlsson M (2006) cho
thấy khoảng 20% người bệnh báo cáo rằng họ không nhận được hiệu quả của giảm đau.
Hơn 20% người bệnh ước tính rằng điều dưỡng không thể hiện sự quan tâm đến tình hình
cuộc sống của họ và người bệnh cũng đã không nhận được những thông tin hữu ích từ
điều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân. Điều này cho thấy để tăng cường cường chất
lượng chăm sóc sức khỏe phải thực hiện thường xuyên việc đánh giá kiến thức và chất


lượng chăm sóc thông qua việc đánh giá nhận thức của điều dưỡng và ý kiến phản hồi từ
người bệnh.
1.5.2. Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Việt
Nam
Từ những năm 2000 trở về trước, công tác nghiên cứu khoa học đối với điều
dưỡng còn rất mới mẻ, các nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động của điều dưỡng, chăm sóc

người bệnh còn rất ít. Nhưng từ năm 2002 cho đến nay, cùng với sự phát triển không
ngừng của điều dưỡng, công tác nghiên cứu khoa học về điều dưỡng của Hội Điều dưỡng
Việt Nam đã được quan tâm đẩy mạnh, nhiều cơ sở y tế và Hội Điều dưỡng các cấp đã
triển khai một số đề tài nghiên cứu cơ bản góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng
và phát triển ngành điều dưỡng. Qua 4 kỳ tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc của điều
dưỡng, đã có hàng trăm đề tài khoa học về công tác điều dưỡng được báo cáo, nhiều đề
tài mang tính giá trị khoa học cao và được nhiều bệnh viện áp dụng vào thực tế. Trong
lĩnh vực chăm sóc người bệnh, từ năm 2002 đến nay, có khá nhiều đề tài của điều dưỡng
nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên các đề tài về đánh giá công tác điều dưỡng chăm
sóc người bệnh còn rất ít, một số đề tài liên quan đến việc đánh giá công tác điều dưỡng
chăm sóc người bệnh:
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh (2010) về nhận định công việc của điều
dưỡng các khoa Ngoại và Nội tổng quát tại 2 bệnh viện Việt Nam cho thấy hiện nay tần
số công việc được điều dưỡng thực hiện nhiều lần trong ngày là đo huyết áp, đếm mạch,
thực hiện y lệnh thuốc và công việc ít được thực hiện là tư vấn, giáo dục sức khỏe cho
người bệnh và cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày.
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng (2011) về đánh giá hoạt động chăm sóc người
bệnh của điều dưỡng viên qua người bệnh, người nhà người bệnh tại Bệnh viện Việt Nam
- Thụy Điển Uông Bí năm 2011 cho thấy hiện nay người bệnh được ĐDV hỗ trợ thay đồ
vải là 43,9%, hỗ trợ thay đổi tư thế là 13,6%, người bệnh ít nhận được sự hỗ trợ chăm sóc
khác như vệ sinh răng miệng chỉ 1,5%, vệ sinh thân thể là 3% và không nhận được sự hỗ
trợ đại, tiểu tiện. Người nhà người bệnh hỗ trợ tất cả các hoạt động chăm sóc vệ sinh cá
nhân cho người bệnh nhưng chủ yếu là cho ăn uống 65,2% và thay đồ vải 33,4%.
Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) về thực trạng công tác chăm sóc
điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị cho thấy các ĐDV của bệnh viện


đã hoàn thành tương đối tốt các nhiệm vụ như công tác tiếp đón NB đạt kết quả cao nhất
(95,8%), tiếp theo là hoạt động CS hỗ trợ về tâm lý, tinh thần; theo dõi đánh giá NB lần
lượt đạt 94.9% và 94,0%, và công tác phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ đạt 90,3%.

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2012) về đánh giá hoạt động chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho thấy người bệnh khi
vào viện đều có các nhu cầu cần người khác hỗ trợ, chăm sóc rất cao như: có từ 93% đến
97,2% NB có nhu cầu chăm sóc về tinh thần; 42,7% đến 56,2% NB cần hỗ trợ vệ sinh cá
nhân; 91,8% đến 98% NB muốn được thay mặc quần áo bệnh viện và thay ga trải giường;
46,8% NB cần được người khác hỗ trợ trong khi ăn uống; 48,5% NB có nhu cầu cần được
hỗ trợ xoay trở, nâng đỡ ngồi dậy tại giường và có đến 73% NB cần được CBYT hướng dẫn
và hỗ trợ luyện tập các phương pháp PHCN.
Tổng quan các tài liệu về lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng cho ta thấy nhu cầu
chăm sóc của con người là rất lớn, bình thường khi không có bệnh, các nhu cầu cơ
bản sẽ do bản thân mỗi người tự đáp ứng. Nhưng khi bị bệnh tật, con người sẽ không
tự đáp ứng các nhu cầu đó, lúc này cần phải có sự hỗ trợ của những người trong gia
đình khi ở nhà và của điều dưỡng khi ở bệnh viện. Điều này cho thấy vai trò quan
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại các bệnh
viện hiện nay.
Các nghiên cứu đánh giá về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cho thấy
đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng là rất quan trọng và phải được làm
thường xuyên để nâng cao chất lượng chăm sóc. Để đánh giá được hoạt động chăm
sóc có hiệu quả cần xây dựng các tiêu chí đánh giá, có như vậy mới tiêu chuẩn hóa
được hoạt động chăm sóc người bệnh. Kết quả của các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ
tiến hành trong một phạm vị hẹp của hoạt động điều dưỡng như nghiên cứu tiến
hành ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện tỉnh; nghiên cứu tiến hành ở bệnh viện
chuyên điều trị phẫu thuật ngoại khoa, nhưng cũng cho thấy: các hoạt động chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng còn rất nhiều hạn chế như tư vấn, GDSK, hướng dẫn
người bệnh tự chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý tinh thần, chăm sóc ăn uống... là những
vấn đề cần được quan tâm. Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế đã
có thông tư số 07/2011/TT - BYT ngày 26/1/2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về
CSNB trong bệnh viện. Thông tư nêu rõ người bệnh là trung tâm của công tác chăm



sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an
toàn, trong đó người bệnh phải được tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe, được
chăm sóc về tinh thần, vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng... Tuy nhiên trong thực tế hiện
nay, ở một số bệnh viện việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng vẫn còn những
hạn chế nhất định, một số nội dung chăm sóc của điều dưỡng vẫn được giao khoán
cho người nhà người bệnh, kể cả những phần việc chuyên môn như cho người bệnh
ăn qua ống thông, vận chuyển người bệnh nặng... Chính vì vậy nghiên cứu đánh giá
hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện 74 Trung ương nhằm
tìm hiểu nhu cầu chăm sóc của người bệnh và các hoạt động chăm sóc người bệnh
của điều dưỡng tại bệnh viện là rất cần thiết và chúng tôi mong muốn sẽ đánh giá
đúng thực chất hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và đề xuất được
những giải pháp toàn diện, đầy đủ và đồng bộ hơn góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc tại bệnh viện.
1.6. Một số thông tin về điều dưỡng tại các khoa lâm sàng ngoài lao – Bệnh viện 74
Trung ương
1.6.1. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng
Bảng 1: Thông tin về trình độ chuyên môn của điều dưỡng
Tổng
TT

1
2
3
4
5
6

Khoa lâm sàng

Khoa Cấp cứu hồi sức

Khoa Điều trị tích cực
Khoa Ngoại
Khoa Ung bướu
Khoa Nội chung – Nhi
Khoa Bệnh phổi ngoài lao
Tổng số 6 khoa
Chung toàn bệnh viện

Trình độ

số điều cao đẳng,
dưỡng

đại học

11
16
08
10
10
09
64

08
09
02
04
02
02
27


Đã được
Tỷ lệ

đào tạo

Tỷ lệ

(%)

chuyên

(%)

0.72
0.56
0.25
0.4
0.20
0.22
0.42

khoa
02
05
04
02
00
00
13


0.18
0.31
0.5
0.20
0.00
0.00
0.20

1.6.2. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ và điều dưỡng/giường bệnh
Bảng 2: Tỷ lệ ĐD/BS và điều dưỡng/giường bệnh tại các khoa lâm sàng
TT

Khoa

Số giường

Tổng số

Tổng số

Tỷ lệ

Tỷ lệ

bệnh

BS

ĐD


ĐD/GB

ĐD/BS


1
2
3
4
5
6

Khoa Cấp cứu hồi sức
26
04
11
0,42
2.75
Khoa Điều trị tích cực
21
05
16
0,76
3.2
Khoa Ngoại
36
03
08
0,22

2.7
Khoa Ung bướu
43
03
10
0,23
3.3
Khoa Nội chung – Nhi
48
04
10
0.21
2.5
Khoa Bệnh phổi ngoài lao
46
03
09
0,2
3.0
Tổng số 6 khoa
220
22
64
0.29
2.9
Chung toàn bệnh viện
Những thông tin về điều dưỡng tại các khoa tiến hành nghiên cứu cho thấy

hoạt động của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh có nhiều thuận lợi như tỷ lệ
điều dưỡng/giường bệnh và tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ đều đạt theo quy định, tuy nhiên

điều dưỡng ở các khoa này cũng còn gặp nhiều khó khăn như số lượng điều dưỡng
được đào tạo chuyên khoa còn rất thấp, trình độ chuyên môn của điều dưỡng chủ yếu
là trung học.


1.7. Khung lý thuyết về hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng
Điều dưỡng

Người bệnh

Cung cấp dịch

Nhu cầu cần được chăm sóc

vụ chăm sóc
- Nhân lực phù

Chăm sóc về thể chất

hợp.

- Chăm sóc dinh dưỡng, hỗ

- Nhóm chăm

trợ ăn uống.

sóc hợp tác làm

- Chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh


việc có hiệu quả

hàng ngày.
Hỗ trợ tập luyện PHCN
Thực

- Kỹ năng giao
tiếp, ứng xử tốt.
-

Môi

trường

thân thiện và có
y đức

hiện
công

Chăm sóc về tinh thần

Chất

tác

- Được tư vấn, Hướng dẫn

lượng


GDSK.

chăm

chăm
sóc

- Hỗ trợ chăm sóc về tinh thần

người
bệnh

- Có kiến thức,

Chăm sóc về y tế

năng lực chuyên

- Theo dõi, đánh giá phát hiện,

môn giỏi.

diễn biến bất thường.

-

Thực

hành


đúng quy trình,
kỹ thuật.

- Thực hiện các kỹ thuật chăm
sóc và sử dụng thuốc.

sóc


Chương 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cụ thể như sau:
- Người bệnh đang nằm điều trị tại các khoa lâm sàng ngoài lao của bệnh viện có
thời gian nằm viện từ 5 ngày trở lên.
- Điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng ngoài
lao của bệnh viện.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh là thân nhân của nhân viên bệnh viện.
- Người bệnh không đủ năng lực trả lời các câu hỏi phát vấn.
- Người bệnh < 18 tuổi.
- Người bệnh không muốn tham gia nghiên cứu.
- Điều dưỡng viên vắng mặt do ốm đau, nghỉ phép, nghỉ hậu sản, đi học hoặc từ
chối không tham gia nghiên cứu.
- Điều dưỡng viên đang học việc.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Các khoa lâm sàng ngoài lao của Bệnh viện 74 Trung ương bao gồm: Khoa Cấp
cứu hồi sức, Khoa Điều trị tích cực, Khoa Ngoại, Khoa Ung bướu và Khoa Nội chung
– Nhi và Khoa Bệnh phổi ngoài lao.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích.


2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Đối tượng người bệnh: chọn tất cả người bệnh đang nằm điều trị nội trú tại 6
khoa lâm sàng ngoài lao đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vào nghiên cứu cho đến khi
đủ số lượng. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:

α
Z 2 (1 − ) * p *(1 − p )
2
n=
d2
+ n: số NB sẽ được điều tra.
+ Z21-α/2 = 1,96 với độ tin cậy 95%.
+ p: ước tính tỷ lệ 50% NB có nhu cầu chăm sóc và được đáp ứng các nhu cầu
chăm sóc.
+ d: sai số dự kiến 8%, d = 0,08.
Như vậy số người bệnh cần nghiên cứu là:
n = 1,962 * 0.5 (0.5)/0,08 2 = 150 người bệnh.
Để tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn người bệnh và đảm bảo đủ số phiếu
chúng tôi lấy tăng thêm 5% số phiếu. Như vậy tổng số mẫu điều tra là 158
NB/NNNB.
2.4.2. Đối tượng điều dưỡng viên: Chọn toàn bộ số ĐDV trực tiếp thực hiện công tác
chăm sóc người bệnh tại 6 khoa nghiên cứu đủ tiêu chuẩn và tình nguyên tham gia vào

danh sách phát vấn.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Phát vấn điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh
- Tiến hành phát vấn cho điều dưỡng viên thực hiện công tác chăm sóc người
bệnh hàng ngày mỗi người 1 phiếu tự điền khuyết danh được thiết kế sẵn. Phiếu tự
điền bao gồm phần thông tin chung, phần đánh giá nhận thức của điều dưỡng về công
tác chăm sóc người bệnh và phần đáp ứng các nội dung chăm sóc cho người bệnh: Tư
vấn, giáo dục sức khỏe và động viên người bệnh trong quá trình điều trị; hỗ trợ chăm
sóc vệ sinh cá nhân; hỗ trợ người bệnh ăn uống; hướng dẫn vận động, phục hồi chức
năng và sử dụng thuốc cho người bệnh.
- Điều tra viên giải đáp ngay những thắc mắc của ĐDV trong quá trình phát
vấn.


2.5.1. Phát vấn người bệnh đang nằm điều trị tại các khoa lâm sàng
- Chọn mẫu NB/NNNB của từng khoa: Sau khi tính cỡ mẫu n = 158, chọn mẫu
theo tỷ lệ với số giường bệnh thực kê của khoa/tổng số giường bệnh thực kê của 6
khoa được chọn vào nghiên cứu, theo công thức (làm tròn số) như sau:
158 . Số giường khoa X
Số NB chọn khoa X =
Tổng số giường 06 khoa
- Căn cứ vào số NB cần chọn của từng khoa, tại thời điểm nghiên cứu ĐTV đến
khoa lấy danh sách NB nội trú tại các khoa. Chọn ngẫu nhiên trong số những NB đủ
tiêu chuẩn và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu vào danh sách phát vấn.
- Tiến hành phát vấn người bệnh theo bộ câu hỏi khuyết danh được thiết kế sẵn
dựa trên mục tiêu nghiên cứu khảo sát nhu cầu chăm sóc cần hỗ trợ của người bệnh
đang nằm điều trị tại bệnh viện và việc đáp ứng các nhu cầu đó.
- Phiếu phát vấn gồm phần thông tin chung của người bệnh và phần các nhu
cầu chăm sóc: tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB; chăm sóc, hỗ trợ về tâm
lý, tinh thần cho NB, hỗ trợ NB vệ sinh cá nhân hàng ngày, chăm sóc dinh dưỡng, hỗ

trợ NB ăn uống, chăm sóc PHCN và sử dụng thuốc cho người bệnh.
- Các đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra viên thông báo mục đích của
nghiên cứu và trả lời những câu hỏi nếu đối tượng nghiên cứu cần làm rõ.
- Điều tra viên tiến hành phát vấn người bệnh vào buổi chiều khi người bệnh
không còn các y lệnh và thủ thuật chăm sóc.Mời người bệnh vào phòng yên tĩnh,
giải thích kỹ từng câu, mục đích, bảo mật nghiên cứu, tạo không khí thoải mái, cởi
mở trong quá trình thực hiện để NB yên tâm trả lời câu hỏi.
- Sau khi phát vấn xong, ĐTV kiểm tra lại và đảm bảo các nội dung phỏng
vấn đã đầy đủ theo yêu cầu nghiên cứu.
- ĐTV là các thành viên của nhóm nghiên cứu đã tập huấn thống nhất cách
điều tra.
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích.
- Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1.


- Phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý bằng
phần mềm SPSS 16.0
+ Phần mô tả: Thể hiện tần số của các biến trong nghiên cứu.
+ Phần phân tích: Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá tỷ suất chênh (OR) và
khoảng tin cậy 95% (95% CI) để tìm mối liên quan giữa đánh giá chung của người
bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng với sự đáp ứng các nhu cầu chăm sóc;
mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của người bệnh với việc đánh giá hoạt động
chăm sóc của điều dưỡng; mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của điều dưỡng với
nhận thức về vai trò, chức năng của điều dưỡng và sự đáp ứng các nhu cầu chăm sóc
người bệnh.
2.7. Các chỉ số, biến số nghiên cứu
2.7.1. Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu
- Biến số về hoạt động CSNB của điều dưỡng được xây dựng dựa trên thông tư
07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong

bệnh viện.
- Các biến số về thông tin cá nhân của cán bộ y tế như tuổi, giới, chức vụ, nghề nghiệp,
thâm niên công tác...
- Các biến số về thông tin cá nhân của người bệnh như tuổi, giới, chức vụ, nghề nghiệp,
trình độ văn hóa, số lần điều trị, cách thức điều trị, phân cấp chăm sóc…
2.7.2. Biến số nghiên cứu
2.7.2.1. Các chỉ số chung
TT
1

Tên biến
Tuổi

Định nghĩa

Loại biến

Là tuổi tính theo năm dương Rời rạc

Phương pháp
thu thập
Phát vấn

lịch (hiệu số của 2012 trừ đi
2

Giới

năm sinh)
Nam/ Nữ


3

Trình độ văn hóa

Là cấp học cao nhất mà đối Thứ bậc

4

tượng đã trải qua
Trình độ chuyên Là bằng cấp chuyên môn cao Phân loại
môn

nhất được căn cứ để xếp ngạch
lương

Nhị phân

Phát vấn
Phát vấn
Phát vấn


5

Nghề nghiệp

Là công việc mà đối tượng Định danh

6


nghiên cứu đang làm
Thâm niên công Là tổng số năm mà đối tượng Rời rạc

Phát vấn
Phát vấn

tác

nghiên cứu đã thực hiện công

7

Nơi cư trú

việc đó
Là nơi ở của đối tượng

8

Số lần nằm viện

Là số đợt điều trị nằm tại bệnh Rời rạc

Phỏng vấn

Cách thức điều trị

viện
Là hình thức điều trị nội khoa, Phân loại


Phỏng vấn

ngoại khoa
Là phân cấp của bác sỹ đối với Phân loại

Phỏng vấn

9

10 Phân cấp chăm sóc

Định danh

Phát vấn

nhu cầu cần hỗ trợ chăm sóc và
11 Số

theo dõi người bệnh
điều Là tổng số điều dưỡng trong Rời rạc

lượng

dưỡng

biên chế và hợp đồng của bệnh

độ đại học trong biên chế, hợp


14 Số

điều

Số

Số

độ cao đẳng trong biên chế,

cấp

hợp đồng của bệnh viện.
dưỡng Là tổng số điều dưỡng có trình Rời rạc

Số

độ trung cấp trong biên chế và

cấp

trung cấp

hợp đồng của bệnh viện.
15 Số điều dưỡng sơ Là tổng số điều dưỡng có trình Rời rạc
cấp

thứ

liệu


thứ

liệu

thứ

liệu

thứ

liệu

thứ

liệu

thứ

cấp

đồng của bệnh viện.
13 Số điều dưỡng cao Là tổng số điều dưỡng có trình Rời rạc
đẳng

liệu

cấp

viện.

12 Số điều dưỡng đại Là tổng số điều dưỡng có trình Rời rạc
học.

Số

độ sơ cấp trong biên chế và hợp

Số
cấp

đồng của bệnh viện.
16 Tỷ số bác sĩ/điều Là tỷ lệ giữa tổng số Bác sĩ Liên tục
dưỡng
trên tổng số Điều dưỡng
2.7.2.1. Các chỉ số mục tiêu

Số
cấp

Phương
TT

Tên biến

Định nghĩa

Loại biến

pháp thu
thập



1

Nhu cầu cần được - Là nhu cầu của NB muốn Nhị phân

Phát vấn

tư vấn, hướng dẫn được nhân viên y tế tư vấn,
giáo dục sức khỏe

GDSK về các bệnh; được
hướng dẫn cách tự chăm sóc,
theo dõi, phòng bệnh trong thời
gian nằm viện và sau khi ra

2

viện
Nhu cầu cần được - Là nhu cầu cần được CBYT Nhị phân

Phát vấn

hỗ trợ chăm sóc về giao tiếp với thái độ ân cần và
tinh thần

thông cảm; được động viên;
được giải đáp kịp thời những
băn khoăn, thắc mắc trong quá


3

trình điều trị và chăm sóc.
Nhu cầu cần được Là những nhu cầu về vệ sinh cá Nhị phân

Phát vấn

hỗ trợ chăm sóc vệ nhân hàng ngày như: vệ sinh
sinh cá nhân hàng răng miệng, tắm rửa, thay ga,
4

ngày
thay quần áo, đưa đi vệ sinh…
Nhu cầu chăm sóc Là nhu cầu được hỏi thăm về Nhị phân
về dinh dưỡng

Phát vấn

tình hình ăn uống, cung cấp
suất ăn bệnh lý và được hỗ trợ

5

ăn qua sonde
Nhu cầu chăm sóc Là nhu cầu cần hỗ trợ luyện tập Nhị phân
phục hồi chức năng

Phát vấn

và phục hồi chức năng sớm để

đề phòng các biến chứng và
phục hồi các chức năng của cơ

6

thể
Nhu cầu sử dụng Là nhu cầu được hướng dẫn, Nhị phân
thuốc



Phát vấn

được giải thích về tác dụng, liều dùng

hướng dẫn khi sử và những biến chứng có thể xảy
dụng thuốc

ra khi sử dụng thuốc; được sử
dụng thuốc theo đúng chỉ định

7

của BS.
Chăm sóc, hỗ trợ Là việc động viên, an ủi của Nhị phân

Phát vấn


về tâm lý, tinh thần điều dưỡng đối với người bệnh,

cho NB.

tư vấn, giáo dục sức khỏe và
động viên người bệnh trong quá

8

trình điều trị
Chăm sóc vệ sinh Là sự giúp đỡ người bệnh trong Nhị phân
cá nhân

Phát vấn

những hoạt động vệ sinh cá

9

nhân hàng ngày
Chăm sóc về dinh Là sự hỗ trợ người bệnh ăn Nhị phân

Phát vấn

10

dưỡng
Hướng

Phát vấn

dẫn,


uống, kể cả ăn qua sonde
giải Là sự tư vấn, giải thích cho NB Nhị phân

thích chế độ ăn về ăn uống phù hợp với tình
11

uống
Hướng

dẫn,

trạng SK và bệnh tật
tập Là sự hướng dẫn NB các Nhị phân

luyện, PHCN

Phát vấn

phương pháp luyện tập PHCN
và thực hành các phương pháp

12

Giáo dục sức khỏe

PHCN cho NB
Là sự tư vấn, giải thích cho Phân loại

Phát vấn


người bệnh về bệnh tật, chế độ
13

vệ sinh…
Cung cấp phương Là cung cấp phương tiện phục Phân loại
tiện

Phát vấn

vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

của người bệnh
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục
tiêu và nội dung của nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ tiến hành khi có sự đồng ý của đối
tượng nghiên cứu.
Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật, các số liệu,
thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu được phản hồi với Ban lãnh đạo Bệnh viện 74 Trung ương
làm cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều dưỡng CSNB tại các
khoa lâm sàng trong bệnh viện.


2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu
- Do nguồn lực về thời gian và nhân lực hạn chế nên không thực hiện nghiên
cứu đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng trong toàn bệnh viện.
- Chưa thực hiện kết hợp với nghiên cứu định tính.
- Thiết kế nghiên cứu dạng mô tả cắt ngang nên kết quả nghiên cứu chỉ đánh

giá được tại thời điểm nghiên cứu.
2.9.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số
2.9.2.1. Sai số
Việc thu thập thông tin ở người bệnh chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, lại
được thực hiện khi người bệnh đang nằm viện nên có thể gặp sai số do người bệnh không
nêu hết những nhu cầu cũng như các sai sót của điều dưỡng do e ngại vì còn đang điều trị
tại bệnh viện.
Thông tin trả lời của điều dưỡng thực hiện công tác chăm sóc đôi khi mang tính
chủ quan, cảm tính của người tham gia nghiên cứu.
Sai số do nhớ lại: Nghiên cứu có một số câu hỏi đòi hỏi đối tượng nghiên cứu phải
nhớ lại các nhu cầu đã có và các hoạt động chăm sóc đã được thực hiện.
Sai số khi nhập liệu
2.9.2.2. Biện pháp khắc phục
Bộ câu hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm và chỉnh sửa để bảo đảm
câu hỏi ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu.
Tập huấn kỹ cho các điều tra viên, thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá rút kinh
nghiệm từ nghiên cứu thử trước khi tiến hành điều tra chính thức.
Thông báo trước lịch phỏng vấn với các đối tượng nghiên cứu để các đối tượng
sắp xếp thời gian, giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, tính bảo mật của nghiên cứu,
tạo không khí thoải mái, cởi mở trong quá trình thực hiện.
Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 để kiểm soát chất lượng trong quá trình
nhập liệu, số liệu được nhập 2 lần. Sau đó số liệu giữa 2 lần nhập sẽ được so sánh với
nhau, những sai khác giữa 2 lần nhập sẽ được kiểm tra lại trên bản câu hỏi gốc và được
sửa trên một bộ số liệu cuối cùng.


×