Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Chi phí điều trị nội trú một số bệnh hô hấp thường gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.73 KB, 69 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
TRƯƠNG CÔNG THỨ
CHI PHÍ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG
NĂM 2014
Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý bệnh viện
Mã số: 60.72.07.01
Hà Nội, 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
TRƯƠNG CÔNG THỨ
CHI PHÍ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG
NĂM 2014
Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý bệnh viện
Mã số: 60.72.07.01
Hà Nội, 2014
i
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đường hô hấp rất phổ biến trên thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, gây ra khoảng 17% của tất cả
các trường hợp tử vong và 12% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu . Tại Việt Nam, cùng
với sự phát triển của xã hội, bệnh đường hô hấp đang trở thành vấn đề nổi cộm và ảnh
hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống của người dân – gánh nặng cho Ngành Y tế và ảnh
hưởng tới toàn xã hội . Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt


Nam năm 2008, các bệnh đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi
và ung thư phổi là 3 trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh
tật và tử vong ở nước ta . Các yếu tố nguy cơ chủ yếu là do tác động của ô nhiễm môi
trường, thuốc lá và hóa chất công nghiệp, tỷ lệ phổ biến của các yếu tố nguy cơ đó
đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu và đặc biệt là ở những nước đang phát triển.
Hành động cần thiết và cấp bách hiện nay để ngăn ngừa các bệnh hô hấp nên tập trung
vào việc khống chế, theo dõi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên cũng như nhiều yếu
tố nguy cơ khác một cách thích hợp.
Bên cạnh những gánh nặng về bệnh tật và tử vong ngày càng lớn, những chi phí
mà bệnh hô hấp gây ra cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người
dân, đặc biệt là đối với những người nông dân, người nghèo. Trên thế giới đã có rất
nhiều nghiên cứu về chi phí bệnh đường hô hấp, ở Việt Nam, mặc dù số lượng các
nghiên cứu về chi phí điều trị của các bệnh hô hấp đã tăng đáng kể trong thời gian gần
đây, nhưng hiện vẫn còn rất thiếu các nghiên cứu về gánh nặng kinh tế do các bệnh hô
hấp mang lại cho người bệnh. Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập bình quân
đầu người còn thấp, nên bệnh đường hô hấp thực sự là gánh nặng kinh tế xã hội đáng
lo ngại cho bản thân người bệnh, cho gia đình, cho cộng đồng và toàn xã hội. Trong
nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe
toàn dân nhằm đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế khi họ
mắc bệnh. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu gánh nặng của một số bệnh hô hấp thường
2
gặp sẽ giúp cho các nhà quản lý bệnh viện có cái nhìn bao quát hơn về tình hình bệnh
tật của người dân và gánh nặng chi phí chung mà họ phải chi trả, từ đó lập kế hoạch và
đưa ra các giải pháp hiệu quả cho khám chữa bệnh nhằm giảm gánh nặng kinh tế cho
người bệnh, bảo vệ được tổn thất tài chính do chi phí y tế và đảm bảo mọi người dân có
thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Theo thống kê năm 2013, tại Bệnh viện 74 Trung ương, số người mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và ung thư phổi là những đối tượng người bệnh thường
gặp của bệnh viện và người bệnh mắc các bệnh trên thường có diễn biến phức tạp với
những chi phí rất cao, trong đó chủ yếu là đối tượng nghèo, cận nghèo và thường phải

nhập viện nhiều lần trong năm . Bên cạnh những chi phí mà người bệnh phải chi trả cho
bệnh viện do sử dụng các dich vụ y tế, thuốc và vật tư tiêu hao; người bệnh còn phải
chịu các khoản chi phí về ăn ở, đi lại, thuê nhà trọ… Vậy gánh nặng chi trả thực tế của
người bệnh hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến gánh nặng chi phí khám chữa
bệnh của người bệnh?
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Chi phí của hộ gia đình cho
điều trị nội trú một số bệnh hô hấp thường gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm
2014”. Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin về gánh nặng chi phí của hộ gia
đình cho điều trị 3 bệnh hô hấp thường gặp; các yếu tố liên quan đến chi phí của hộ gia
đình và nguyên nhân của sự khác biệt giữa các cấu phần trong chi phí của người bệnh.
Những thông tin này rất cần thiết giúp các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và triển
khai các giải pháp can thiệp hiệu quả để giảm gánh nặng kinh tế do bệnh gây ra, cũng
như hạn chế rào cản trong việc tiếp cận điều trị và thu hút người bệnh đến khám chữa
bệnh tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cũng giúp các nhà quản lý giáo dục y đức cho
các Bác sĩ lâm sàng thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh và hạn chế lạm dụng
thuốc, kỹ thuật lâm sàng không cần thiết.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định chi phí của hộ gia đình cho điều trị nội trú của 3 bệnh hô hấp
thường gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2014.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chi phí của hộ gia đình cho điều trị nội
trú 3 bệnh hay gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2014.
4
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về các bệnh hô hấp thường gặp
Bệnh đường hô hấp là một thuật ngữ y tế bao gồm bệnh lý ảnh hưởng đến các
cơ quan trao đổi khí trong cơ thể, bao gồm đường hô hấp trên, khí quản, phế quản, tiểu
phế quản, phế nang, màng phổi và khoang màng phổi. Bệnh đường hô hấp từ nhẹ
như cảm lạnh thông thường, các thực thể đe dọa tính mạng như viêm phổi vi
khuẩn, thuyên tắc phổi và ung thư phổi. Trong đó các bệnh nhiễm trùng phổi (chủ yếu

là viêm phổi), ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là những nguyên nhân
hàng đầu của gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu .
1.1.1. Bệnh học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
1.1.1.1. Định nghĩa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease -
COPD) là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn
toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất
thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại .
1.1.1.2. Dịch tễ học
COPD là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất trên thế giới. Năm 1990
theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì COPD đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh
nặng. COPD là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch
máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về
COPD lần thứ VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương,
tỉ lệ mắc COPD khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
lên đến 6,3% ởngười trên 30 tuổi .
Theo WHO và Ngân hàng Thế giới thì tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới năm 1990
là 9,34/1000 dân nam, và 7,33/1000 dân nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước có
người dân đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại .
1.1.1.3. Điều trị
* Loại bỏ các yếu tố nguy cơ
5
- Thuốc lá, thuốc lào;
- Ô nhiễm không khí;
- Nhiễm khuẩn hô hấp;
* Điều trị giai đoạn ổn định
- Điều trị thuốc:
+ Các thuốc giãn phế quản: điều trị theo phác đồ bậc thang.
+ Glucocorticosteroid
+ Điều trị các thuốc khác: Kháng sinh, thuốc loãng đờm, thuốc giảm ho,

thuốc an thần.
+ Điều trị không dùng thuốc: Phục hồi chức năng hô hấp, oxy dài hạn tại
nhà và điều trị phẫu thuật.
* Điều trị trong đợt cấp
- Xác định nguyên nhân gây đợt cấp :
- Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp
- Điều trị đợt cấp
+ Thở oxy 1 – 3 lít/phút sao cho SpO
2
> 90%, thử lại khí máu sau 30 phút.
+ Sử dụng các thuốc giãn phế quản: xịt họng, tiêm, truyền tĩnh mạch.
+ Kháng sinh: khi có biểu hiện nhiễm trùng.
+ Kiểm soát thăng bằng kiềm toan, nước điện giải, chế độ dinh dưỡng.
+ Thông khí nhân tạo không xâm nhập.
+ Thông khí nhân tạo xâm nhập.
 Tại Bệnh viện 74 Trung ương: việc điều trị cho người bệnh COPD cũng được
thực hiện theo nguyên tắc và các giai đoạn nêu trên.
1.1.2. Bệnh học viêm phổi
1.1.2.1. Định nghĩa
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang,
ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Bệnh do
các vi khuẩn , virus, ký sinh vật, nấm, nhưng không phải trực khuẩn lao…
1.1.2.2. Dịch tễ học
6
- Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa xấu như người già, trẻ em suy
dinh dưỡng, cơ địa có các bệnh mạn tính, giảm miễn dịch, nghiện rượu, suy dưỡng hay
các bệnh phổi có trước như(viêm phê quản mạn, giản phế quản, hen phếquản ). Bệnh
thường xuất hiện ở lúc thay đổi thời tiết, yếu tố môi trừng thuận lợi và có thể tạo thành
dịch nhất là virus, phế cầu, Hemophillus .
- Ở các nước: Ở Ba Lan viêm phổi cấp chiếm 1/3 các trường hợp nhiễm trùng

hô hấp cấp (Szenuka 1982), ở Hungari thì tỉ lệ là 12 % các bệnh hô hấp điều trị(1985),
tỉ lệ tử vong ở các nước phát triển là 10-15 % ở trẻ nhỏ người già, ở Châu Âu tỉ lệ tử
vong của viêm phổi là khoảng 4,4 %, Châu Á 4,1-13,4 %, Châu Phi 12,9 % (Hitze.K.L
1980) .
- Ở Việt Nam: Ở Bạch Mai và Viện Quân Y 103 thì viêm phổi cấp chiếm tỷ lệ
16-25% các bệnh phổi không do lao, đứng thứ 2 sau hen phế quản (Đinh Ngọc Sáng
1990) Viêm phổi cấp (từ1981-1987), ở Viện Lao và phổi là 6,7 % (Hoàng Long Phát
và cộng sự). Viện Quân Y 103 (từ 1970-1983) khoảng 20- 25,7% các bệnh phổi, thứ 3
sau viêm phế quản và hen phế quản, theo Chu Văn Ý thì khoảng 16,5 %. Tỷ lệ tử vong
ở các bệnh viện Hà Nội # 36,6 % so với các bệnh phổi (Nguyễn Việt Cồ1988). Và tỷ lệ
tử vong của viêm phổi ởViệt Nam khoảng 12 % các bệnh phổi (Chu Văn Ý) .
1.1.2.3. Điều trị
Nguyên tắc điều trị là sớm, mạnh, đủ liệu trình và theo dõi diễn tiến bệnh .
* Điều trị hỗ trợ
* Điều trị triệu chứng: hạ sốt, long đờm, đảm bảo thông khí…
* Điều trị nguyên nhân
Đây là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là kháng sinh,
thuốc phải dùng sớm, đúng loại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ, khi chưa có kháng
sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm của thầy
thuốc, thể trạng bệnh nhân và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng xử trí kịp thời
.
7
Các trường hợp viêm phổi có biến chứng phải điều trị kéo dài cho đến khi triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng trở về bình thường (xét nghiệm nhiều lần) để tránh
biến chứng và tái phát .
 Tại Bệnh viện 74 Trung ương: việc điều trị cho người bệnh viêm phổi được thực
hiện theo nguyên tắc nêu trên.
1.1.3. Bệnh học ung thư phổi
1.1.3.1. Định nghĩa
Ung thư phế quản hay ung thư phổi (UTP) là bệnh ác tính phát triển từ biểu mô

phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản .
1.1.3.2. Dịch tễ học
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi đứng hàng đầu ở nam (17,6%),
đứng hàng thứ năm ở nữ (5,8%) trong tổng số các bệnh ung thư. UTP chiếm 30% ở
nam và 20% ở nữ, bệnh có xu hướng ngày càng tăng, mỗi năm có khoảng 660.000
trường hợp UTP được phát hiện thêm .
Tại Việt Nam, năm 2009, ước tính cả nước có 36.201 nam, 32.786 nữ bị UTP,
mỗi năm sẽ có thêm 6.905 ca mắc mới. Trong một nghiên cứu cho thấy 62,55% bệnh
nhân vào viện không còn khả năng phẫu thuật .
1.1.3.3. Nguyên nhân hay gặp
- Thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng gây UTP, mối liên quan giữa UTP và
thuốc lá đã được các nhà lâm sàng nghi ngờ vào những năm 1930 khi thông báo sự gia
tăng xuất hiện của một bệnh hiếm gặp. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ UTP lên 22 lần ở
nam, 12 lần ở nữ, mức độ gia tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút, số bao trong
năm, thời gian hút, số điếu hút trong ngày .
- Ô nhiễm môi trường: một số chất như amiantte, niken, crom, nhựa, khí đốt, dầu
mỏ… được ghi nhận làm tăng nguy cơ UTP .
- Bức xạ ion hóa: Randon là sản phẩm phân hủy dạng khí của Uranium 238 và
Radium 226 hủy hoại mô của phổi do phát ra những hạt anpha làm tăng nguy cơ UTP .
8
1.1.3.5. Điều trị
Trên thực tế lâm sàng người ta nêu ra một số hướng về nguyên tắc điều trị đơn
giản như sau :
- Giai đoạn I: phẫu thuật, nếu người bệnh không mổ thì xạ trị.
- Giai đoạn II: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hỗ trợ.
- Giai đoạn IIIa: Xạ trị, hóa trị hỗ trợ hoặc phẫu thuật phối hợp hóa trị.
- Giai đoạn IIIb: Xạ trị, hóa trị hỗ trợ.
- Giai đoạn IV: Hóa trị + điều trị triệu chứng.
 Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ thực hiện trên đối tượng người
bệnh được điều trị bằng hóa chất và/hoặc điều trị triệu chứng, là những đối

tượng UTP chủ yếu được điều trị tại Bệnh viện 74 Trung ương.
1.2. Phương pháp tính toán chi phí
1.2.1. Khái niệm về chi phí
Chi phí: là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch
vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra một
dịch vụ y tế (DVYT) cụ thể hoặc tất cả các dịch vụ (như một chương trình y tế) .
1.2.2. Các quan điểm khác nhau về tính toán chi phí :
- Quan điểm của người cung cấp dịch vụ: chi phí là tất cả các khoản người sử
dụng phải chi trả trên cơ sở đã tính đúng, tính đủ của việc chuyển giao dịch vụ.
- Quan điểm cá nhân/hộ gia đình: chi phí là tổng số tiền mà người bệnh phải
có để trả trực tiếp cho các dịch vụ, cộng thêm các chi phí khác cần bỏ ra trong thời
gian dưỡng bệnh và mất mát do nghỉ bệnh gây nên.
Tổng chi phí là tổng của tất cả các chi phí sản xuất tại một mức sản lượng nhất
định. Tổng chi phí được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
1.2.3. Phân loại chi phí:
Có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau. Lựa chọn cách phân loại nào cho
phù hợp phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu. Tuy nhiên, dù
chọn cách phân loại nào chăng nữa, cách phân loại đó phải đảm bảo được hai yếu tố:
9
(1) thuận tiện cho việc liệt kê đầy đủ các mục chi phí, và (2) tránh bỏ sót và tránh
trùng lặp. Cách phân loại hiện tại được biết đến rộng rãi trong ngành y tế là của
Drummond và cộng sự. Theo đó, chi phí được phân loại theo 3 nhóm: chi phí trực tiếp
cho điều trị (direct medical cost), chi phí trực
tiếp không cho
điều trị

(direct non-
medical cost) và chi phí gián tiếp (indirect cost) , ,
.
- Chi phí trực tiếp .

Trong lĩnh vực y tế, chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh cho hệ thống y
tế, cho cộng đồng và cho gia đình người bệnh trong quá trình giải quyết trực tiếp bệnh
tật. Chi phí này được chia thành hai loại:
+ Chi phí trực tiếp dành cho y tế: Bao gồm các chi phí chẩn đoán, điều trị, theo
dõi, phục hồi chức năng (ví dụ như chi phí thuốc, ngày giường bệnh, xét nghiệm.,.).
+ Chi phí trực tiếp không dành cho y tế: là các khoản chi tiêu trực tiếp của
người bệnh và người nhà trong quá trình điều trị cho người bệnh, ví dụ như chi cho đi
lại, thức ăn, nơi ở và các chăm sóc chính thức khác.
- Chi phí gián tiếp .
Là những chi phí thực tế không chi trả. Chi phí này được định nghĩa là mất khả
năng sản xuất do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình họ, xã hội và người sử dụng lao
động của họ phải gánh chịu. Chi phí này được chia thành hai loại:
Chi phí do mắc bệnh: bao gồm giá trị của mất khả năng sản xuất của những
người bệnh do bị nghỉ ốm phải nghỉ việc hoặc bị thất nghiệp.
Chi phí do tử vong: được tính là giá trị hiện tại của mất khả năng sản xuất do
chết sớm hoặc mất khả năng vận động vĩnh viễn do bị bệnh.
- Chi phí vô hình
Chi phí vô hình là các chi phí do đau đớn, lo sợ, chất lượng cuộc sống của người
bệnh và gia đình giảm sút, mất thời gian nghỉ ngơi. Tuy vậy, trong thực tế, các chi phí
này thường ít được xem xét đến trong quá trình đánh giá gánh nặng kinh tế của bệnh
tật vì nó mang tính chủ quan cao và phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa. Do vậy khó có
thể định giá trị chi phí này thành tiền tệ .
10
1.2.4. Phương pháp tính toán chi phí
Bệnh tật nói chung và các bệnh đường hô hấp gây ra gánh nặng về kinh tế đối
với hộ gia đình người bệnh và toàn xã hội. Nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh
tế do bệnh tật và đưa ra các những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc ra quyết định và
xây dựng chính sách trong y tế, các nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng phương pháp
đo lường gánh nặng về kinh tế của bệnh tật (economic burden of disease), hay còn gọi
là phương pháp đo lường chi phí bệnh tật (Cost of Illness – COI). Lần đầu tiên Rice và

cộng sự đã sử dụng phương pháp đo lường chi phí bệnh tật – COI nhằm ước tính các
chi phí kinh tế liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh cũng như giá trị kinh tế của
việc giảm sút sức khoẻ hay năm sống. Các nghiên cứu đo lường chi phí bệnh tật đã
được thực hiện đối với nhiều nhóm bệnh, trong đó có các bệnh hô hấp trên thế giới và
cả Việt Nam.
1.2.4.1. Phương pháp tính toán chi phí
Tính toán chi phí (CP) gồm ba bước cơ bản, bao gồm:
- Xác định nguồn lực đầu
vào
Trong tính toán CP, việc xác định các nguồn lực đầu vào được sử dụng là hết
sức quan trọng. Để có thể quyết định đưa CP nào vào tính toán, trước hết cần phải xác
định quan điểm tính toán CP . Có ba góc độ nghiên cứu thường được sử dụng, bao
gồm: quan điểm từ nhà cung cấp dịch vụ (quan tâm đến CP của người cung cấp dịch
vụ y tế (DVYT) như CP của các cơ sở y tế (CSYT), qua đó có thể cung cấp các thông
tin hữu hiệu cho lập kế hoạch); quan điểm cá nhân/hộ gia đình: (những khoản CP trực
tiếp cho những dịch vụ mà người bệnh sử dụng để điều trị bệnh, ví dụ như chi phí đi
lại, chi phí ăn uống của người bệnh và người chăm sóc cũng như những ngày lao động
mà người bệnh hay người nhà bị mất đi do tình trạng bệnh); quan điểm xã hội (bao
gồm tất cả các nguồn lực mà xã hội đã sử dụng để điều trị bệnh).
Trong phạm vi của nghiên cứu này, nghiên cứu viên tính toán chi phí dựa trên
quan điểm từ phía hộ gia đình về những khoản chi phí trực tiếp từ túi người bệnh và
11
gia đình người bệnh bao gồm các chi phí trực tiếp cho y tế (thuốc, xét nghiệm, ngày
giường ) mà họ phải chi trả toàn bộ đối với người bệnh không có Bảo hiểm Y tế/đồng
chi trả với những người bệnh có Bảo hiểm Y tế (BHYT), các chi phí trực tiếp không
cho y tế (ăn, ở đi lại ) và chi phí mất thu nhập do nghỉ việc/mất sức lao động để tính
toán chi phí của hộ gia đình cho một đợt điều trị nội trú bệnh COPD, viêm phổi và ung
thư phổi tại Bệnh viện 74 Trung ương. Từ góc độ này, nghiên cứu viên quan tâm đến chi
phí của hộ gia đình cho một đợt điều trị nội trú bệnh COPD, viêm phổi và ung thư phổi
tại Bệnh viện thể hiện chi phí trực tiếp chi cho y tế trong bảng kê viện phí khi ra viện mà

người bệnh phải chi trả bao gồm: CP ngày giường điều trị; CP thuốc, máu, dịch truyền;
CP vật tư tiêu hao (VTTH); CP phẫu thuật-thủ thuật (PT,TT); CP chăm sóc thở máy; CP
cận lâm sàng (bao gồm CP cho các xét nghiệm và cho chẩn đoán hình ảnh(CĐHA);
những chi phí trực tiếp không cho y tế thông qua quá trình phỏng vấn người bệnh trước
khi ra viện bao gồm: CP ăn, uống (người bệnh (NB) và người chăm sóc người bệnh
(CSNB); CP đi lại (NB và người CSNB); CP ở trọ (người CSNB) và CP trông NB và chi
phí gián tiếp là mất hoặc giảm thu nhập do nghỉ việc/mất sức lao động.
- Đo lường các nguồn lực đầu
vào
Các thông tin về các CP được quyết định đưa vào tính toán nói trên được thu thập
từ hóa đơn thanh toán và phiếu phỏng vấn khi NB ra viện. Dựa vào hóa đơn thanh toán và
phiếu phỏng vấn, các thông tin về ngày giường điều trị; thuốc; máu, dịch truyền; VTTH;
phẫu thuật-thủ thuật; thời gian chăm sóc thở máy; xét nghiệm CLS; được thống kê theo
số lượng sử dụng của mỗi NB sau đó tính chi phí từ phía hộ gia đình đối với người bệnh
có và không có BHYT. Những thông tin về CP ăn uống; CP đi lại; CP ở trọ và CP trông
NB được thống kê theo khả năng chi trả của NB. Chi phí đơn vị của từng loại chi cho y tế
được áp dụng theo danh mục giá của BV.
- Định giá các nguồn lực đầu vào
Sau
khi thu thập đầy đủ các thông tin về số lượng và chi phí đơn vị cho
từng
loại nguồn lực đầu vào, bước cuối cùng là tiến hành tính toán và phân tích các chỉ số
về chi phí cần quan tâm
12
1.2.4.2. Cách tiếp cận để tính toán chi phí trực tiếp dành cho y tế:
Nghiên cứu áp dụng phương pháp ước tính chi phí từ dưới lên (bottom-up
approach) .
Phương pháp tiếp cận “Bottom – Up”: Cách tiếp cận này được dựa trên chi phí
trung bình mà người bệnh phải chi trả cho toàn bộ các dịch vụ mà người bệnh đã sử
dụng.

Ví dụ: Tổng chi phí của hộ gia đình cho một đợt điều trị bệnh COPD sẽ tính
bằng cách nhân chi phí của hộ gia đình trung bình một ngày điều trị với tổng số ngày
của đợt điều trị bệnh.
1.4. Một số nghiên cứu về chi phí của hộ gia đình trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới
Gánh nặng kinh tế khi mắc các bệnh hô hấp nói chung từ trước cho đến nay hiện
vẫn đang là chủ đề được quan tâm trên toàn thế giới. Các nghiên cứu thuộc chủ đề này
giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý y tế và những người quan tâm trả lời
câu hỏi: “Người bệnh và gia đình người bệnh trong thực tế phải chi phí bao nhiêu cho điều
trị bệnh?, những yếu tố nào liên quan đến chi phí của hộ gia đình người bệnh khi họ tiếp
cận điều trị?”.
Đi sâu hơn nữa, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cũng như các nghiên cứu
viên cần hướng tới việc trả lời các câu hỏi phức tạp hơn: “Tỷ lệ người bệnh phải trải
qua các khó khăn về tài chính khi điều trị bệnh là bao nhiêu?”, “Những gánh nặng về
chi phí của hộ gia đình có thực sự là rào cản trong việc tiếp cận điều trị của người bệnh
hay không?”, và “những giải pháp nào được thực hiện nhằm làm giảm gánh nặng kinh
tế cho người bệnh và hộ gia đình?”.
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2011 tại các nước thuộc liên minh
Châu Âu (EU) nhằm xác định gánh nặng kinh tế cho mỗi bệnh đường hô hấp. Nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận vốn con người để xác định chi phí trực tiếp cho y
tế gồm chi phí về lao động, thuốc, chi phí chăm sóc chính; chi phí gián tiếp do nghỉ
13
việc hoặc nghỉ hưu sớm theo mức lương hàng ngày bao gồm cả các khoản trợ cấp xã
hội và chi phí do tình trạng khuyết tật, thiệt hại về người/năm. Tất cả các chi phí được
tính theo đồng Euro trong năm 2011, theo khả năng tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát của
nước Bỉ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng chi phí của bệnh đường hô hấp trong 28
quốc gia thuộc EU lên tới hơn 380.000.000.000 € mỗi năm. Trong đó chi phí chăm sóc
sức khỏe ban đầu và chi phí y tế trực tiếp (ít nhất 55 tỷ €), chi phí gián tiếp do mất khả
năng sản xuất (ít nhất là 42 tỷ €). Riêng chi phí trực tiếp chăm sóc sức khỏe và chi phí
gián tiếp do mất khả năng lao động của COPD ước tính là 141.400.000.000 €/1 năm,

UTP là 106.400.000.000 €/1 năm và viêm phổi là 46.000.000.000 €/1 năm. Các yếu tố
liên quan với gánh nặng kinh tế do bệnh hô hấp như: tình trạng của bệnh, thuốc lá.
Hạn chế của nghiên cứu là dựa vào kết quả có sẵn của một nhóm nhỏ các quốc gia và
ước tính theo tỷ lệ nhân khẩu học để tính toán chi phí chăm sóc sức khỏe cho các bệnh
đường hô hấp .
Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2008 nhằm phân tích gánh nặng kinh
tế của hộ gia đình cho điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em tại miền Bắc Pakistan. Nghiên
cứu tiến hành trên 112 trẻ mắc bệnh và sử dụng phương pháp phỏng vấn cha mẹ của
trẻ để ước tính chi phí của hộ gia đình và kết hợp báo cáo chi phí từ quan điểm của nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để ước tính tổng gánh nặng tài chính của viêm
phổi ở trẻ em tại miền Bắc Pakistan. Nghiên cứu thu thập thông tin về thời gian và tác
động kinh tế của bệnh viêm phổi cho các hộ gia đình, bao gồm cả chi phí trực tiếp cho
y tế như tư vấn, ngày giường, thuốc men, xét nghiệm chẩn đoán; chi phí trực tiếp
không cho y tế như ăn, ở, đi lại và chi phí khi thăm khám tại các cơ sở y tế khác. Kết
quả nghiên cứu cho thấy riêng chi phí của hộ gia đình thì chi cho thuốc chiếm tỷ lệ cao
nhất (40,54%), chi ăn uống (23,68%), ngày gường (13,23%) và chi đi lại (12,19%).
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của hộ gia đình là tình trạng bệnh của trẻ, chi phí trung
bình cho một đợt điều trị viêm phổi là 22,62 USD, viêm phổi nặng là 143,00 USD. Hạn
chế của nghiên cứu là chưa tính toán chi phí gián tiếp như mất thu nhập của cha mẹ do
chăm sóc con trong thời gian mắc bệnh và chi phí do các di chứng và tử vong của trẻ .
14
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 60.231 (1992 – 2003) người bệnh ung
thư phổi để tính toán chi phí điều trị bao gồm cả chi phí của hộ gia đình ở Mỹ. Tác giả
đã sử dụng cách ước tính chi phí cho tất cả các giai đoạn của việc chăm sóc ung thư
phổi và quan tâm đến thay đổi chi phí theo giai đoạn chẩn đoán, loại mô học (không tế
bào nhỏ so với tế bào nhỏ) và phương pháp điều trị. Kết quả cho thấy tuổi trung bình
của đối tượng là 72 tuổi, chi phí chăm sóc hàng tháng trong 6 tháng đầu năm dao động
từ 2687 USD (không điều trị tích cực) đến 9360 USD (hóa trị/ xạ trị-), và thay đổi theo
giai đoạn lúc chẩn đoán và loại mô học. Chi phí của hộ gia đình lên tới 21,6% chi phí
chăm sóc và tăng lên trong giai đoạn 1992-2003 cho hầu hết các giai đoạn và điều trị

loại, ngay cả khi chi phí chăm sóc giảm hoặc không thay đổi. Chi phí của hộ gia đình
hàng tháng lớn nhất được phát sinh bởi bệnh nhân hóa trị xạ trị khác nhau-qua các giai
đoạn từ 1617 USD đến 2004 USD mỗi tháng. Nghiên cứu này đã được tiến hành trên
cỡ mẫu rất lớn, thời gian khá dài và kết quả cũng đã chỉ ra các yếu tố như giai đoạn của
bẹnh và phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến chi phí của hộ gia đình người bệnh.
Tuy nhiên nghiên cứu có hạn chế là chỉ thực hiện ở đối tượng NB ≥ 65 tuổi và dữ liệu
chăm sóc y tế là quan sát thứ cấp, không được kết hợp thu thập qua phỏng vấn NB như
những ngiên cứu dịch vụ y tế khác .
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Theo quan niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Bao phủ toàn dân hoặc bao
phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được định nghĩa là sự bảo đảm để mọi người dân khi
cần đều có thể sử dụng các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị, phục hồi
chức năng và chăm sóc giảm nhẹ có chất lượng và hiệu quả, đồng thời bảo đảm rằng
việc sử dụng này không làm cho người sử dụng gặp khó khăn về tài chính” . Tính toán
chi phí điều trị từ góc độ hộ gia đình của các bệnh có tỷ lệ mắc cao có ý nghĩa đối với
nhà quản lý trong việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá về
mức độ công bằng cũng như phục vụ cho việc lập kế hoạch can thiệp và phân bổ nguồn
lực hợp lý, giúp cho hoạt động khám chữa bệnh được hiệu quả và giảm gánh nặng về
15
kinh tế đối với người bệnh, giúp họ giảm bớt khó khăn về tài chính khi tiếp cận điều trị
. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá được đầy đủ
về gánh nặng kinh tế của các bệnh đường hô hấp. Các nghiên cứu đã được thực hiện
chủ yếu là các nghiên cứu đánh giá một phần những chi trả trực tiếp cho việc điều trị
nội-ngoại trú, có rất ít những nghiên cứu tính đến những chi phí gián tiếp như: chi phí
mất đi thu nhập do nghỉ việc để điều trị được tính đến.
Năm 2009, Vũ Xuân Phú và cộng sự nghiên cứu chi phí điều trị của 6 bệnh
thường gặp tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp mô tả cắt ngang. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 656 hồ sơ bệnh án của bệnh
nhân điều trị nội trú. Tính toán được thống kê dựa trên phơi thanh toán khi ra viện để
tính số tiền mà hộ gia đình phải chi trả, không tính toán những khoản chi phí trực tiếp

ngoài y tế như ăn, ở, đi lại…Kết quả cho thấy chi phí trung bình cho 1 đợt điều trị nội
trú của bệnh nhân là 4.164.300 đồng, trong đó chi phí trung bình của COPD là
4.947.500 đồng; viêm phổi là 4.600.000 đồng và ung thư phổi là 4.217.900 đồng.
Nghiên cứu cho thấy hình thức thanh toán khi ra viện có liên quan với chi phí của hộ
gia đình: chi phí của người bệnh không có BHYT bằng 1,2 lần so với chi phí của người
bệnh có BHYT. Số ngày điều trị trung bình ở nhóm có BHYT gần gấp đôi so với nhóm
không có BHYT. Hạn chế của các nghiên cứu là mới chỉ tính đến chi phí trực tiếp cho
y tế, không tính đến chi phí trực tiếp không cho y tế do người bệnh phải trả trong thời
gian nằm điều trị (bao gồm chi phí ăn uống, đi lại, chi phí CSNB, chi phí khác) và chi
phí gián tiếp (giảm/mất thu nhập do nghỉ việc của người bênh/người chăm sóc). Do đó
không thể tính được tổng chi phí thực tế mà người bệnh phải chi trả. Đây cũng là
những hạn chế mà đa phần các nghiên cứu thường gặp khi tính chi phí điều trị các bệnh
hô hấp .
Trong nghiên cứu chúng tôi dự định tiến hành sẽ khắc phục được một số hạn
chế trên. Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu tiến cứu dựa trên hồ sơ bệnh án, phiếu
thanh toán ra viện, tiến hành phỏng vấn người bệnh trước khi ra viện một ngày nhằm
tính toán chi phí trực tiếp chi cho y tế, chi phí trực tiếp không cho y tế và chi phí gián
tiếp để xác định được tổng chi phí thực tế mà người bệnh phải trả là bao nhiêu, cũng
như có thể xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế từ góc độ hộ gia
đình và một số giải pháp nhằm giảm chi phí của hộ gia đình theo quan điểm của nhà
16
quản lý, cán bộ y tế và người bệnh. Từ kết quả này, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra được
những khuyến nghị xác thực nhất.
Hiện nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, một giải pháp quan trọng
và có ý nghĩa nhất để giảm bớt gánh nặng bệnh tật (đặc biệt là với người nghèo) chính
là Bảo hiểm Y tế (BHYT) với nhiều hình thức khác nhau. Triết lí của chương trình này
là “lá lành đùm lá rách” (tương trợ xã hội), người giàu hỗ trợ người nghèo, người có
việc làm hỗ trợ người không có việc làm, và người khỏe mạnh hỗ trợ người có bệnh .
Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai loại hình này còn gặp rất nhiều khó khăn, diện
bao phủ trên dân cư còn thấp, không phải ai cũng nhận thức được lợi ích của chương

trình, không phải ai cũng có điều kiện để mua BHYT. Vì vậy nghiên cứu về chi phí của
hộ gia đình cũng nhằm cung cấp thông tin cho người dân về gánh nặng kinh tế mà
người bệnh và hộ gia đình phải gánh chịu; đồng thời có thể khẳng định lợi ích của
BHYT trong việc bảo vệ họ tránh khỏi những khó khăn về tài chính khi tiếp cận điều
trị . Người dân sẽ chủ động trong việc phòng bệnh, theo dõi sức khỏe định kỳ và tự
nguyện tham gia BHYT để giảm gánh nặng bệnh tật và gánh nặng kinh tế do bệnh tật
gây ra.
Mặc dù tỷ trọng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi cho y tế ở Việt
Nam đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng con số này luôn luôn
cao hơn 50% . Tỷ trọng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi cho y tế ở Việt
Nam tương đối cao so với một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới và cao
hơn nhiều so với mức 30-40% được WHO khuyến cáo .
Tính đến nay, số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề gánh nặng kinh
tế của một hay nhiều bệnh cụ thể cũng như xác định tỷ lệ người bệnh và gia đình phải
gánh chịu gánh nặng chi phí vì bệnh đó còn rất hạn chế. Một thực nghiệm gần đây
nghiên cứu về các chi phí liên quan tới việc hút thuốc tại Việt Nam trong năm 2005 báo
cáo rằng tổng chi phí chăm sóc sức khỏe bệnh nhân nội trú mắc các bệnh do hút thuốc
lá ở Việt Nam ít nhất cũng vào khoảng 77.500.000 USD. Nó chiếm khoảng 0,22%
GDP của Việt Nam và 4,3% tổng chi tiêu y tế. Phần lớn các chi phí có liên quan đến
điều trị COPD (68.900.000 USD/năm) tiếp theo là ung thư phổi (5.200.000 USD/năm)
và bệnh tim thiếu máu cục bộ (3.300.000 USD/ năm). Chính phủ chi trả trực tiếp tài
chính khoảng 51% cho các chi phí này. Phần còn lại được chi trả hoặc của hộ gia đình
(34%) hoặc bằng các hình thức bảo hiểm khác nhau (15%) . Nghiên cứu đã sử dụng
17
phương pháp hai bước để tính toán chi phí xã hội của hút thuốc lá tại Việt Nam. Thứ
nhất là sử dụng phương pháp tiếp cận chi phí bệnh tật để ước tính chi phí trực tiếp (chủ
yếu là chi phí chăm sóc sức khỏe) và chi phí gián tiếp (liên quan đến tổn thất năng suất
lao động) của Chính phủ, hộ gia đình và cơ quan BHYT. Thứ hai, nhóm tác giả sử
dụng phương pháp tiếp cận dựa trên tỷ lệ để ước tính chi phí năm 2005 do hút thuốc lá
trên toàn quốc bằng cách liên kết các ước tính vi mô của chi phí điều trị với dữ liệu vĩ

mô trên tổng số nhập viện. Một số yếu tố liên quan được nghiên cứu chi ra là: đến chi
phí trực tiếp là tuổi, trình độ, tình trạng bảo hiểm và mức thu nhập có ảnh hưởng đến
chi phí gián tiếp. Các chi phí thật sự sẽ là còn là cao hơn nhiều nếu thống kê tất cả các
bệnh liên quan đến hút thuốc lá, chăm sóc bệnh nhân ngoại trú, tỷ lệ tử vong và các chi
phí liên quan khác.
Khung lý thuyết [14], [15]:
Chi phí
trực tiếp
cho y tế
- Chi phí ngày
giường
- Chi phí thuốc
- Chi phí vật tư
tiêu hao
- Chi phí xét
nghiệm CLS
- Chi phí CĐHA
-Chi phí chăm sóc
thở máy
Chi phí
trực tiếp
không
cho y tế
Chi phí
trực tiếp
Do hạn chế về thời gian và
nguồn lực, nghiên cứu này
không đề cập đến các chi phí
trong ô có dấu (*).
18

1.9. Thông tin về Bệnh viện 74 Trung ương và số liệu thống kê các bệnh nghiên
cứu
Bệnh viện 74 Trung ương tiền thân là Bệnh viện 74, được thành lập theo Nghị định
số 316/YT – NĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 16 tháng 4 năm 1958 trên cơ sở sát nhậpvà
chuyển giao hai Phân viện 4 và Phân viện 7 của Bộ Quốc phòng. Khi mới thành lập, Bệnh
viện ở Núi Đôi – Sóc Sơn - Hà Nội sau đó chuyển về thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc .
Bệnh viện hiện có tổng diện tích 7ha được chia thành 2 khu: khu Điều trị có diện tích
5ha và khu Văn hóa Thể thao có diện tích 2ha. Khu Điều trị được xây mới 3 khối nhà 5
tầng, và 1 khối nhà 3 tầng đủ khả năng tiếp nhận 1000 giường bệnh. Hiện tại, Bệnh viện
được Bộ Y tế giao 450 giường kế hoạch (thực kê 556 giường), với tổng số 330 cán bộ công
Chi phí
gián tiếp
Mất thu nhập do nghỉ việc
của người bệnh và người
chăm sóc chính
Chi phí cơ hội do tử vong
sớm (*)
- Chi phí đi lại, ăn
uống của người
bệnh
- Chi phí đi lại, ăn
uống, ở trọ của
người chăm sóc
chính người bệnh
- Chi phí khác
Chi phí
của hộ
gia
đình
cho

một
đợt
điều trị
nội trú
COPD,
viêm
phổi và
ung
thư
phổi
Một số yếu tố
liên quan:
- Nhân khẩu học
- Hình thức chi
trả viện phí
- Đặc điểm bệnh

- Các can thiệp để
giảm chi phí
19
nhân viên, 6 phòng chức năng, 12 khoa lâm sàng và 5 khoa cận lâm sàng , . Những năm gần
đây, bệnh viện luôn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được
giao, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, uy tín của bệnh viện với người
dân ngày càng được mở rộng. Bệnh viện đã triển khai và thực hiện hầu hết các kỹ thuật khó,
độ phức tạp cao thuộc chuyên ngành hô hấp trong quá trình cấp cứu và điều trị bệnh nhân .
Riêng năm 2013, bệnh viện đã khám được trên 30.000 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho
7745 bệnh nhân (80% bệnh nhân BHYT) . Trong đó bệnh nhân bị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính, Viêm phổi và UTP là những đối tượng bệnh nhân chủ yếu, có diễn biến nặng được
chăm sóc và điều trị tích cực với những chi phí khá tốn kém :
Bảng 1.2. Số liệu thống kê các bệnh hay gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương

STT Các bệnh hay gặp Năm 2011 Năm 2012 Năm 1013
1 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 921 982 1038
2 Viêm phổi 865 950 706
3 Ung thư phổi 537 674 786
Là một bệnh viện chuyên khoa, đối tượng bệnh nhân chủ yếu là những người nghèo
và cận nghèo nên chi phí điều trị luôn trở thành gánh nặng kinh tế đối với bản thân và gia
đình họ, đặc biệt từ khi bệnh viện triển khai khung giá viện phí mới theo Thông tư số
04/2012/TTLT – BYT – BTC vào tháng 10 năm 2012 . Nhưng từ trước tới nay, tại Bệnh
viện 74 Trung ương chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để phân tích chi phí điều trị và
tìm hiểu gánh nặng kinh tế do điều trị mang đến cho bản thân người bệnh và gia đình họ.
Với tầm quan trọng và tính cấp thiết trên, việc đi sâu vào nghiên cứu về chi phí của hộ
gia định cho điều trị 3 bệnh đường hô hấp thường gặp như COPD, viêm phổi và UTP
sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quý báu về gánh nặng kinh tế thực sự mà hộ gia
đình gánh chịu, các yếu tố liên quan và các giải pháp làm giảm chi phí của hộ gia đình
cho điều trị nội trú. Những thông tin đòi hỏi nhà quản lý bệnh viện phải đưa ra những
kế hoạch và những can thiệp có hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng bệnh tật do bệnh
gây ra. Giúp cho việc giảm bớt gánh nặng về tài chính cho bản thân người bệnh, gia
đình người bệnh và cộng đồng, đặc biệt là đối với những hộ gia đình nghèo và cận
nghèo.
20
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng cách tiếp cận của nghiên cứu chi phí bệnh tật: cách tiếp cận từ dưới
lên. Với cách tiếp cận này nghiên cứu viên sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, có phân
tích.
- Thu thập số liệu định lượng và định tính
21
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu định lượng
2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Phiếu thanh toán ra viện của người bệnh và Hồ sơ bệnh án của người bệnh bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và ung thư phổi trong thời gian nghiên cứu (phụ
lục 2).
Thông tin được thu thập bao gồm: số liệu về chi phí trực tiếp cho y tế trong
Phiếu thanh toán ra viện và số liệu về tình hình khám, chữa bệnh trong Hồ sơ bệnh án
của người bệnh (phụ lục 2).
2.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Người bệnh/người chăm sóc chính của người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính, viêm phổi và ung thư phổi nằm điều trị tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện được
thông báo ra viện trong thời gian nghiên cứu thỏa mãn tiêu chí lưạ chọn và loại trừ sau:
Tiêu chí lựa chọn
- Người bệnh được bác sĩ chẩn đoán khi ra viện mắc 1 trong 3 bệnh sau: bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và ung thư phổi.
Các tiêu chí loại trừ:
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Người bệnh có bệnh kèm theo; người bệnh nằm theo yêu cầu; trốn viện.
Thông tin được thu thập bao gồm: số liệu về chi phí trực tiếp cho y tế (người
bệnh phải mua bên ngoài bệnh viện), chi phí trực tiếp không cho y tế và chi phí mất thu
nhập do nghỉ việc/mất sức lao động của người bệnh được thu thập thông qua phỏng
vấn người bệnh/người CS chính NB trước khi ra viện trong thời gian nghiên cứu từ
tháng 03/2014 đến tháng 5/2014 (xem chi tiết phụ lục 3).
22
2.2.1. Nghiên cứu định tính
- Mục đích: Làm rõ hơn tính phù hợp của từng khoản mục chi phí; tìm hiểu
nguyên nhân và các yếu tố liên quan với gánh nặng chi phí của hộ gia đình; các giải
pháp can thiệp nhằm giảm gánh nặng chi phí của hộ gia đình trên quan điểm của lãnh
đạo bệnh viện, cán bộ y tế và người bệnh.
- Đối tượng: lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa lâm sàng và người bệnh
COPD/viêm phổi/ung thư phổi.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại các khoa lâm sàng Bệnh viện 74 Trung ương.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Nghiên cứu định lượng
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng giá trị trung bình của quần thể để
tính cỡ mẫu cho việc phỏng vấn người bệnh chuẩn bị hoàn thành điều trị tại bệnh viện
trong mẫu nghiên cứu:
N =
Trong đó:
N: Là số đối tượng cần điều tra
Z: Hệ số tin cậy (Với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z = 1,96)
σ: Giá trị ước lượng của độ lệch chuẩn của đặc tính nghiên cứu trong quần thể
(COPD: 3.906.230; viêm phổi: 3.218.800; ung thư: 3.189.180)
€: Độ chính xác tương đối (0,13)

×