Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Mối liên hệ giữa lượng giá trị hàng hoá với năng suất lao động và cường độ lao động và liên hệ thực tế tại công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.02 KB, 7 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nâng cao được thu nhập hàng năm là vấn đề mà mỗi công ty luôn đặt ra
trong đường lối kinh doanh và sản xuất của mình.
Vậy để nâng cao được thu nhập thì lượng giá trị của hàng hoá ảnh
hưởng như thế nào?
Bản chất của lượng giá trị của hàng hoá là gì?
Năng suất lao động và cường độ lao động có ảnh hưởng như thế nào với
lượng giá trị?
Thông qua bài tiểu luận, qua sự hoạt động và phát triển của Công ty
Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao tôi muốn giải thích rõ về: "Mối liên hệ
giữa lượng giá trị hàng hoá với năng suất lao động và cường độ lao động".
Nội dung bài tiểu luận:
A. Kiến thức môn học
B. Liên hệ thực tế với Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao.
C. Kết luận.
1 1
A. KIẾN THỨC MÔN HỌC
1. Lượng giá trị của hàng hoá
Giá trị của hàng hoá là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng
hoá kết tinh trong hàng hoá đó.
Vậy lượng giá trị hàng hoá do lượng lao động tiêu hao để làm ra hàng
hoá quyết định. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính theo thời gian lao động.
Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hoá, nhưng
điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau do đó thời
gian lao động để sản xuất ra hàng hoá là không giống nhau, tức là hao phí lao
động cá biệt khác nhau. Thế nhưng lượng giá trị của hàng hoá không phải tính
bằng thời gian lao động cá biệt, mà tính bằngthời gian lao động xã hội cần
thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra một hàng hoá trong những điều kiện sản xuất bình thường cuả
xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động
trung bình trong xã hội.


Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định.
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá thay đổi thì lượng
giá trị của hàng hoá sẽ thay đổi. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào
năng suất lao động, vào mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động.
2. Mối quan hệ giữa lượng giá trị với năng suất lao động và cường
độ lao động.
Mác viết: "Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hoá thay đổi theo
tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hoá đó và theo tỷ lệ nghịch
với sức sản xuất của lao động đó". Điều này có nghĩa là, nếu thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng nhiều thì lượng giá trị của
2 2
nó càng lớn và ngược lại. Nếu sức sản xuất của lao động thấp thì lượng giá trị
của một hàng hoá cao và ngược lại.
Tăng sức sản xuất của lao động và tăng cường độ lao động tác dụng
khác nhau với lượng giá trị của hàng hoá.
Tăng cường độ lao động và tăng sức sản xuất của lao động có điểm
chung giống nhau ở kết quả là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời
gian nhất định. Tăng cường độ lao động thì tổng giá trị hàng hoá tạo ra trong
một đơn vị hàng hoá không thay đổi.
B. LIÊN HỆ THỰC TẾ QUA CÔNG TY SUPE PHỐT PHÁT VÀ HOÁ CHẤT
LÂM THAO
1. Một vài nét về Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao
Là công ty sản xuất supelân và NPK cho việc trồng trọt của nhà nông.
Nằm trong thị trấn Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ Công ty Supe phốt phát và hoá
chất Lâm Thao đã đi vào hoạt động được 42 năm. Được thành lập từ ngày 24-
6-1962 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Trong khi nước ta là một nước nông
nghiệp thì vấn đề phân bón cho cây trồng là một vấn đề quan trọng vậy nên
Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao đã được thành lập nhằm đáp
ứng nhu cầu về phân bón cho đất nước.
2. Quan hệ lượng giá trị của hàng hoá với năng suất lao động và

cường độ lao động
Trong thời gian đầu khi mới bước vào hoạt động với cơ sở vật chất còn
nghèo nàn Công ty chỉ có một phân xưởng sản xuất supe lân và một phân
xưởng sản xuất axit. Vì vậy chỉ tiêu đặt ra cho công ty còn rất thấp. Với đội
ngũ cán bộ công nhân viên chỉ khoảng dưới 1000 người thì công nhân ngày
làm việc rất nặng nhọc, thời gian lao động để tạo ra sản phẩm mất rất nhiều.
Nhưng sản lượng thấp và chi phí cho sản phẩm nhiều lên giá thành của sản
phẩm cao không phù hợp với người tiêu dùng. Vào thời điểm đó nếu Công ty
3 3
Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao có tăng thêm cường độ lao động và
tăng sức sản xuất của lao động thì cũng chỉ làm tăng thêm được số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong thời gian nhất định. Nhưng làm như vậy thì khi tăng
cường độ lao động thì tổng giá trị hàng hoá tạo ra trong một đơn vị thời gian
tăng lên, nhưng lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá thì không thay đổi dẫn
đến doanh thu của công ty ở mức thấp, vấn đề đặt ra cho công ty là cần có sự
thay đổi.
Sau thời gian đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Supe
phốt phát và hoá chất Lâm Thao đã ngày càng đổi mới về đường lối kinh
doanh và phương thức sản xuất. Công ty đã được sự giúp đỡ của nhà nước
nhất là của Tổng công ty hoá chất Việt Nam đã đổi mới về thiết bị dần dần đi
vào tự động hoá trong nhiều khâu sản xuất. Công ty đã tăng thêm một dây
truyền sản xuất supe lân đó chính là sự hình thành của xí nghiệp supe lân II.
Công ty còn cho lập thêm một dây chuyền sản xuất axit gọi là xí nghiệp axit
II. Vì axit là một thứ không thể thiếu trong công việc sản xuất supe lân. Ban
cán bộ công ty đã quyết định tăng năng suất của công ty bằng cách tuyển
thêm công nhân và phân chia công nhân làm việc theo ca. Thời điểm đó công
ty phân chia công nhân làm việc ca sáng và ca chiều. Tức là công ty đã kéo
dài thời gian lao động sản xuất. Nhưng mỗi công nhân vẫn lao động bình
thường trong thời gian lao động là như nhau. Việc làm trên cộng với sự đổi
mới về thiết bị đã làm giảm đi lao động phức tạp. Chuyển đổi lao động phức

tạp về lao động giản đơn vì thế nên năng suất lao động tăng cao hiệu quả về
sản lượng công ty tăng nhanh.
Việc làm trên đã làm cho giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống
nhưng làm cho tổng giá trị sản phẩm của công ty tăng cao. Thời gian sau khi
có bước đổi mới về cơ sở vật chất Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm
Thao đã hoàn thành tốt được những chỉ tiêu được đặt ra và vượt mức chỉ tiêu.
Nhưng do nước ta là một nước với phần lớn dân số làm nghề nông nên việc
4 4
nhu cầu phân bón là hoàn toàn cấp thiết và bức bách. Mặc dù đã dùng những
biện pháp tăng cường độ lao động và năng suất lao động. Nhưng làm như vậy
thì thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng nhiều dẫn đến
lượng giá trị của hàng hoá càng lớn.
Sau thời gian dài hoạt động sản xuất và kinh doanh từ năm 1976 đến
1980 Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao lại tiếp tục có sự thay đổi
mới do nhu cầu của xã hội.
Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao đã xây dựng thêm nhiều
xí nghiệp nhỏ điển hình là xí nghiệp NPK chuyên sản xuất lân NPK cho cây
trồng và một số phân xưởng như cơ khí, bột giặt…
Nhưng việc làm trên đã thúc đẩy bước phát triển của công ty với năng
suất cao, giá trị tổng sản phẩm đạt được lớn, đời sống cán bộ công nhân viên
công ty được phần nào cải thiện so với tình hình chung của đất nước khi còn
nghèo nàn.
Trong khoảng một thập niên gần đây khi đất nước đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế với các nước láng giềng và các
nước trên thế giới thì thị trường càng ngày càng mở rộng ra phân lân nhập
khẩu rất nhiều và rẻ. Vấn đề đặt ra với công ty là rất khó khăn. Công ty cần
có những bước phát triển mới để hoà nhập được với tình hình kinh tế chung
của đất nước và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Vậy nên việc
nâng cao năng suất lao động và cường độ lao động là hết sức quan trọng đối
với công ty. Trên thị trường luôn có sự cạnh tranh gắt gao nên việc làm giảm

đi thời gian lao động tối thiểu để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá là quan
trọng. Những năm gần đây công ty đã thay đổi nhiều về trang thiết bị mở rộng
thêm dây truyền sản xuất nên sản lượng của công ty đạt được ở mức:
Supe lân đạt 708.104 tấn
Phân lân hỗn hợp NPK: 294.775 tấn
5 5

×