Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Mau 2 phan tich truong hop buoi 3 (ho…ng thf thanh) n2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.71 KB, 4 trang )

MẪU 2
MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,
HỖ TRỢ HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Thơng tin của học sinh (viết tắt/kí hiệu học sinh do giáo viên tự đặt): B-I-N – lớp 4B
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Hoàng Thị Thanh (N2)
Lý do tư vấn, hỗ trợ: (mô tả trường hợp (lưu ý nguyên tắc bảo mật) hoặc bối cảnh cho
thấy học sinh có khó khăn trong hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như lý do cho thấy
nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của học sinh).
Vào năm học 2018 – 2019, tôi được phân công dạy lớp 4B, Qua q trình tìm hiểu
hồ sơ của lớp có 1 trường hợp đặc biệt là em tên B – I – N. Em này có biểu hiện nghiện
game. Cụ thể là em thường hay trốn học, bỏ tiết để đi chơi game. Tơi có liên hệ với
PHHS để tìm hiểu hoàn cảnh sống và một số đặc điểm sinh hoạt của em. Do gia đình có
hồn cảnh khó khăn, ba thường xuyên đi làm việc ở xa, mẹ có em nhỏ, không quan tâm
nhiều đến việc học và sinh hoạt thường ngày của em. Khi phát hiện ra là em đã nghiện
game rất nhiều và có thành tích học tập sa sút. Em B – I – N đã có những biểu hiện trong
lớp như: ít nói, ít giao tiếp với bạn bè,hay ngồi một mình trong giờ ra chơi, ngủ gật trong
giờ học
Với tình trạng của em B – I – N như thế, tôi đã tiến hành lập kế hoạch tư vấn hỗ
trợ cho em B – I – N.
1. Thu thập thông tin của học sinh về: (sử dụng các phương pháp : Quan sát, phỏng
vấn, phân tích hồ sơ học sinh,…)
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ít nói, ít giao tiếp với bạn bè, hay ngồi một mình, chỉ mong
muốn hết giờ học để đi chơi game.
- Khả năng học tập: có dấu hiệu sa sút (CHT)
- Sức khỏe thể chất: ốm, gầy
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cơ): thụ động, ít giao tiếp
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: khơng được sự quan tâm chia sẻ của gia
đình
- Điểm mạnh:Thơng minh, nhớ lâu



- Hạn chế: Thụ động, it giao tiếp
- Sở thích: thích chơi game
- Đặc điểm tính cách: Hiền, ít nói
- Mong đợi: Em mong kết thúc buổi học để được chơi game.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh (cịn gọi là danh sách các vấn đề/ khó
khăn của học sinh)
- Không được sự quan tâm và quản lí của gia đình
- Học sinh bị sa sút trong học tập
- Hay ngủ gật trong lớp
- Không được sự chia sẻ từ bạn bè
3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/
nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy trì vấn đề đó. Xác định những vấn đề mà GV có
khả năng đáp ứng. Vấn đề nào GV cần phối hợp…)
- Học sinh bị sa sút trong học tập do khơng nhận được sự quan tâm chăm sóc đúng mức
từ phía gia đình, …
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
+ HS giảm thời gian chơi game.
+ Học sinh biết được tác hại của việc chơi game ảnh hưởng đến học tập.
+ Học sinh đi học đều, đúng giờ, không ngủ gật trong lớp.
+ Hoàn thành bài tập được giao đúng quy định
- Hướng tư vấn, hỗ trợ (chỉ rõ việc lựa chọn hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo
đức nào?)
+ Trị chuyện, trao đổi đẻ tìm hiểu về tính cách, tâm tư nguyện vọng của em.
+ Trao đổi với PH để Phụ huynh biết về tình hình cụ thể của em B-I-N
+ Theo dõi, kiểm tra TKB của HS để có biện pháp can thiệp hỗ trợ phù hợp.
- Nguồn lực (chỉ rõ các nguồn lực hỗ trợ việc tư vấn của giáo viên như BGH hay chuyên
gia, cha mẹ HS….)
+ GVVN, học sinh lớp và Ban cán sự lớp

+ BGH
+ PHHS


+ TPT
+ Các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường
- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh :Theo dõi
giờ giấc sinh hoạt của HS bằng hình thức là thường xuyên liên lạc bằng điện thoại và đến
nhà gặp trực tiếp.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh (giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần
thiết)
a. Hoạt động 1: Trò chuyện trao đổi với HS:
- Trong giờ lên lớp thường xuyên gọi HS phát biểu và làm các bài tập đơn giản,
- Ngoài giờ học giáo viên trao đổi riêng với HS về tác hại của việc chơi game , quan tâm
trị chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyên vọng của em, nhờ ban bè, ban cán sự lớp quan tâm,
gần gủi, chơi cùng em trong giờ ra chơi hoặc trước giờ học.
- Động viên, khuyến khích khi HS làm tốt nhiệm vụ học tập
b. Hoạt động 2: Trao đổi với PH:
- Giáo viên đến nhà trao đổi với phụ huynh, tìm hiểu hồn cảnh sống, nề nếp sinh hoạt
của HS.
- Nhờ PH hỗ trợ quan tâm giờ giấc sinh hoạt, động viên em, gần gũi em nhiều hơn để em
cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình.Phân tích cho em những tác hại của việc
lạm dụng chơi game như hỏng mắt, rối loạn trí não, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập
từ đó em sẽ có tinh thần vui vẻ hơn dần quên đi thú chơi game có hại đến quên cả ngủ cả
ăn.
c. Hoạt động 3: Theo dõi, kiểm tra TKB của HS để có biện pháp can thiệp hỗ trợ phù
hợp:
- Kiểm tra sĩ số học sinh 15 phút đầu buổi học.
- Liên hệ ngay với phụ huynh khi học sinh vắng trong các giờ học. Nếu là em vắng học
mà không có ở nhà thì giáo viên phối hợp ngay với phụ huynh để tìm em đẻ đem em trở

về lớp học, khuyên nhủ nhẹ nhàng để em dần trấn tỉnh để đi vào việc học, không làm ảnh
hưởng đến lớp.
-Phối hợp với GVBM, TPT theo dõi các buổi học và sinh hoạt đội của em. Làm việc
riêng với học sinh và BCS lớp để các em thường xuyên gần gũi, rủ em chơi các trị chơi
giải trí trong giờ giải lao, trong học tập thì giáo viên sắp em ngồi gần lớp phó học tập để


tiện hỗ trợ giúp đỡ em trong học tập khi em có biểu hiện lơ là. Giáo viên tổ chức nhiều
trị chơi học tập bổ ích trong các tiết học liên quan đến từng nội dung mơn học, tạo
khơng khí lớp học vui vẻ, thân thiện để em hứng thú và học tốt hơn, hạn ché dần và
khơng cịn bỏ học, chốn tiết hay đi trễ về sớm để chơi game nữa.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh (kết quả đạt được và những điều chưa làm
được, lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên
quan. GV đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa hay tiếp tục theo dõi học
sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo)
- Sau HKI, học sinh đã được kết quả như sau:
+ Học sinh biết được tác hại của việc chơi game ảnh hưởng đến học tập. HS giảm thời
gian chơi game: từ 5 giờ giảm xuống 1 giờ mỗi ngày.
+ Học sinh đi học đều, đúng giờ. (từ 3 buổi/ tuần đến sau HKI đã đủ 5 buổi/tuần)
+ HS đã có thói quen học tập chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. Hoàn thành bài tập
được GV giao. ( Thông qua phản hồi về quá trinh theo dõi của PH tại nhà và giáo viên bộ
môn ở mỗi buổi học.
- HS có biểu hiện tiến bộ dần theo thời gian, cho đến sau HKI em đã không cịn nghỉ
học khơng rõ lí do, khơng bỏ tiết chấm dứt tình trạng ngủ gật và ngồi một mình trong giở
ra chơi. Phát bieur bài trong giờ học, hoàn thành bài cơ giao đúng thời gian. Hồn thành
các nội dung học tập và rèn luyện. Trường hợp của em tôi đã tạm dừng hỗ trợ và tiếp tục
theo dõi.
An Giang, ngày 24 tháng 11 năm 2021
Người thực hiện


Hoàng Thị Thanh



×