Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bài thuyết trình về thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.72 KB, 4 trang )

Xin chào tất cả mọi người
Mình là …… ………………………………………Nhóm trưởng của nhóm 5.
Hơm nay mình xin đại diện nhóm của mình giới thiệu cho các bạn về nghành thương mại điện tử
Sau đây là các thành viên của nhóm
Nhìn chung thì đây là một nghành đang rất hot trong thời đại hiện nay nên được rất nhiều bạn trẻ quan tâm
PHẦN I: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
1. Khái

niệm TMĐT:

Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce và được viết tắt thành E-Commerce) là một
hình thức kinh doanh đặc biệt với cách thức sử dụng nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho kinh doanh. Các bạn
chỉ cần hiểu đơn giản đó là khi bạn làm kinh doanh. Ngày xưa thì bạn cần phải ra chợ tìm những nơi đơng
người để mở cửa hàng buôn bán và gần như là bạn chỉ có thể bán được cho những người ở gần bạn hoặc là
những người bạn có thể gặp được mà thơi. Nhưng bây giờ chúng ta đã có thương mại điện tử bạn hồn tồn
có thể mang những sản phẩm của mình lên bán ở thị trường internet hãy các kênh online. Lúc này thì bạn sẽ
khơng q phụ thuộc vào vị trí đẹp hay là cửa hàng có to hay khơng nữa chỉ cần có một cửa hàng online là
bạn hồn tồn có thể bán cho tất cả những người dùng Internet hay là online trên những trang mạng xã hội.
Mà hầu hết bây giờ thì mọi người trên thế giới từ dụng Internet và các kênh online vì vậy thương mại điện tử
sẽ giúp bạn kinh doanh trên toàn cầu.

2. Đặc

điểm của nghành thương mại điện tử:

Đặc điểm của thương mại điện tử thể hiện ở nhiều phương diện và mọi thứ đều thật ưu việt, nhanh chóng
và hiện đại, đáp ứng đúng xu thế phát triển mới của thời đại.

* Giao dịch không in ra trên giấy: Thương mại điện tử là hoạt động giao dịch mua bán hoàn toàn dựa trên
nền tảng trực tuyến.


* Giao dịch không gặp nhau trực tiếp: Nếu như thương mại truyền thống bắt buộc người mua và người bán
phải có một địa điểm tập kết và chuyển giao thì thương mại điện tử đã rút ngắn những cơng đoạn đó chỉ
bằng những cú click chuột để tìm hiểu và chọn mua sản phẩm. Người bán và người mua không cần gặp nhau
trực tiếp nhưng vẫn có thể giao dịch thành cơng. Đó chính là hình thức hoạt động của thương mại điện tử.
* Thị trường giao dịch không biên giới: Trên tồn cầu, khơng có biên giới trong giao dịch thương mại. Chỉ
cần bạn có internet thì dù ở bất cứ đâu bạn cũng có thể tham gia giao dịch dựa trên một địa chỉ mua bán tin
cậy như: Website, mạng xã hội… Ví dụ: Taobao của tập đồn Alibaba ở Trung Quốc. Đặc điểm của thương
mại điện tử giúp cho các đơn vị có thể dễ dàng tìm được đối tác tốt hay những sản phẩm ưng ý nhất nhờ đặc
điểm phi khoảng cách, phi thời gian của nó, điều đó làm tăng khả năng tiếp cận của thị trường và đặc biệt là
khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng, tối ưu hóa, đem đến những trải nghiệm người dùng tốt nhất.
* Các hoạt động thực hiện dựa vào thơng tin số hóa: Thương mại điện tử sẽ bao gồm 3 chủ thế chính là:
Người mua, người bán và đơn vị trung gian là cơ quan cung cấp mạng internet và cơ quan chứng thực.
Những cơ quan này sẽ đóng vai trị lưu giữ mọi thơng tin mua bán giữa hai bên và đảm bảo độ tin cậy của
các thông tin trong giao dịch. Hoạt động thương mại điện tử diễn ra trên hình thức online, điều đó có nghĩa
người bán muốn bán được sản phẩm của mình thì bắt buộc phải có hệ thống thơng tin của sản phẩm cũng


như dịch vụ chăm sóc khách hàng để người mua có thể tiếp cận được dịch vụ một cách tốt nhất trước khi
quyết định mua chúng. Những thông tin này phải đảm bảo về độ uy tín, chuẩn xác và độ tin cậy cao dựa
trên: Hình ảnh, video, review thực tế về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, nguồn gốc, xuất xứ của
sản phẩm… thì mới có thể thu hút người mua. Các bên có thể giao dịch thương mại điện tử vào bất cứ
khoảng thời gian nào chỉ cần có mạng viễn thơng và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này.
3. Các

ngành nghề liên quan đến TMĐT:
- Chuyên gia Chuyển đổi số;
- Chuyên viên Digital Marketing;
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại doanh nghiệp;
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển TMĐT và Kinh tế số
. - Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin

liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số;
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu
của các Bộ, Ngành;
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử, chuyên ngành Kinh tế số tại các trường đại học, học viện, viện, cao
đẳng và trung cấp…
Làm việc tại:
- Các doanh nghiệp TMĐT, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistic…
- Các cơ quan Nhà nước về TMĐT - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương.
- Các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành TMĐT.
- Đặc biệt nhất của sinh viên TMĐT là có thể khởi nghiệp - start up với chính những kỹ năng được trau dồi
trong quá trình học.
PHẦN II: DIGITAL MARKETING-ỨNG DỤNG TRÊN SÀN TMĐT LAZADA:
Sau đây nhóm mình xin được trình bày cụ thể về chuyên viên Digital Marketing-Ứng dụng trên sàn
thương mại điện tử Lazada
Với thời đại phát triển như ngày nay, các kênh tiếp thị kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Marketing đang dần
thay thế và sánh ngang với kênh tiếp thị truyền thống. Trong khi Marketing truyền thống chỉ tập trung vào
việc “gây ấn tượng”, thì Digital Marketing lại hướng đến một khía cạnh mới, chính là cho phép người dùng
trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, nhất là trong thời đại bùng nổ của Internet. Và chúng ta hãy cùng nhau tìm
hiểu xem: “Digital Marketing là gì” nhé!
1. Digital Marketing

là gì ?

Digital Marketing là một thuật ngữ chung chỉ việc tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách sử dụng các
công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu là trên Internet. Nhưng cũng bao gồm cả điện thoại di động, quảng cáo hiển
thị, và bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào (tivi, radio, LCD …).
Với cái nhìn khác của những chuyên gia trong lĩnh vực này, Digital Marketing còn được định nghĩa như sau:
“Digital Marketing là việc quản lý và làm những việc marketing bằng cách sử dụng phương tiện quảng cáo
điện tử như: web, email, iTV hay các phương tiện không dây phối hợp với data số khác về đặc điểm và hành
vi của khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing.

“Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh
phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm,
đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lý” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.


Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Digital Marketing, nhưng chúng ta chỉ cần nhớ rằng Digital
Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi
trường kỹ thuật số và tương tác với khách hàng.
2. Mô

tả cơng việc Digital Marketing:

- Xác định, phân tích và đào insight của nhóm đối tượng mục tiêu cũng như nhóm đối tượng tiềm năng mà
doanh nghiệp hướng đến.
- Xây dựng chiến lược truyền thông và chiến lược Marketing để tiếp cận với nhóm khách hàng trên các nền
tảng kỹ thuật số.
- Lập kế hoạch, triển khai và liên tục theo dõi mức độ hiệu quả của Digital Marketing trên các nền tảng trực
tuyến như: Facebook, Google, Zalo,…
- Xác định các loại hình Digital Marketing mà sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch nên hướng tới: SEO/SEM,
Social Media, Mobile Marketing, Online Advertising, Email Marketing, SMS Marketing, Affiliate
Marketing,…
- Viết báo cáo đo lường số liệu, tổng kết chiến dịch, rút ra những bài học cho những chiến dịch sau.
- Phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận, phòng ban liên đới để xây dựng chiến lược dựa trên những mục tiêu
chung.
Và công việc Digital Marketing sẽ phân loại cụ thể theo từng vị trí/chức vụ đảm nhận.
3. Các

tố chất cần có của một Digital Marketing:

Có 6 tố chất cơ bản:

- Năng động nhiệt tình
- Nhạy bén với thị trường
- Khả năng giao tiếp
- Tư duy sáng tạo
- Ham học hỏi
- Khả năng làm việc nhóm
4. Lazada:

- Lazada Việt Nam là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng
khác nhau như nội thất, thời trang, làm đẹp, đồ chơi, đồ dùng thể thao, điện thoại máy tính bảng,…
- Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang
có chi nhánh tại 5 nước Đơng Nam Á: Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippin, Malaysia. Tập đoàn
Lazada thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba. Được thành lập vào tháng 3/2012, Lazada Group là công ty thương
mại điện tử quốc tế được thành lập bởi ông Maximilian Bittner. Sau đó vào năm 2015, tập đồn Alibaba của
tỷ phú Jack Ma đã hoàn thành thương vụ mua lại Lazada.
- Lazada hoạt động theo mơ hình marketplace – là đơn vị trung gian trong quy trình mua bán online. Năm
2016, Lazada Việt Nam xác nhận đang làm việc với hơn 3.000 nhà cung cấp với 500.000 sản phẩm khác
nhau. Bên cạnh đó, Lazada cịn cung cấp cho các đơn vị bán hàng nhiều dịch vụ khác như dịch vụ chăm sóc
khách hàng chuyên nghiệp, dịch vụ vận chuyển, quy trình thanh toán đơn giản. Lazada tự hào là đơn vị cung
cấp cho khách hàng các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu danh tiếng như Apple, Samsung, Sony,
Nokia, Cannon…với nhiều ngành hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
5. Ngành

digital marketing trên sàn thương mại điện tử lazada

5.1 Thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng: nghiên cứu, thiết kế, coding để phát triển trang
web/ứng dụng lazada tạo sự tiện lợi, dễ tra cứu thông tin sẽ đem lại những trải nghiệm người dùng tốt và
thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.



5.2 Content marketing: Dù thiết kế đẹp, giao diện website dễ dùng nhưng nếu khơng có nội dung thú
vị hoặc hữu ích đối với người dùng, bạn cũng khó lịng giữ chân khách hàng. Lazada nghiên cứu sở
thích tâm lí của khách hàng để đưa ra các quảng cáo nổi bật như là đưa ra các lễ hội sale, các ưu đãi và
lợi dụng truyền thông để quảng cáo. Cũng như các bạn thấy thì cứ mỗi tháng lazada sẽ mời các nghệ sĩ
nổi tiếng tham gia biểu diễn trong các đêm sale như Thùy Tiên, Trấn Thành, Lee Min Ho
5.3 SEO – Search Engine Optimization: Khi tìm kiếm thơng tin về một sản phẩm trên lazada với một
từ khóa thì có thể đem lại hàng trăm kết quả tìm kiếm, nhưng đa phần chúng ta sẽ chỉ lướt qua 2 – 3 kết
quả đầu tiên. Vậy SEO chính là sự kết hợp của nội dung và công cụ Digital Marketing để đưa sản phẩm
bạn cần lên trên top đầu tìm kiếm.
5.4 Email marketing: Song song với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta vẫn có thói quen đón nhận
và tin tưởng những nguồn chính thống như báo chí, email,… Vì vậy, email marketing cũng là một phần
khơng thể không kể đến trong các lĩnh vực của Digital Marketing. Email marketing thường được coi là
một kênh bổ trợ các hoạt động truyền thông khác của doanh nghiệp/sản phẩm. Đây là một cách lan tỏa
thông tin khá trực tiếp và hiệu quả nếu nội dung đúng đối tượng khách hàng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà
hòm mail của bạn lại đầy rẫy email “spam,” nhưng lại có một số ít khiến bạn thực sự quan tâm và click
vào để tìm hiểu thêm.

Mong là qua bài thuyết trình của nhóm mình thì mọi người sẽ có cái nhìn đầy đủ về
nghành thương mại điện tử và chuyên nghành digital marketing
Cảm ơn mọi người đã giành thời gian lắng nghe



×