Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SKKN một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.35 KB, 22 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LẬP THẠCH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO
TRẺ 5-6 TUỔI TRONG GIỜ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hà Loan
Chức vụ: Giáo viên
Địa chỉ: Trường mầm non Thị trấn Lập Thạch
* Mã sáng kiến: 04

1


BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh là nhu cầu của con người xuất
hiện ngay từ khi còn nhỏ, khi cất tiếng khóc chào đời trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu,
khám phá, nhu cầu giao tiếp về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu
cầu đó ngày càng lớn hơn, trẻ muốn khám những điều mới lạ, thú vị đang diễn
ra của một “xã hội người lớn” nhưng trẻ cịn nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh
nghiệm, chưa thể tự khám phá được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, hướng dẫn
trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường
xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới mơi trường xung quanh sẽ giúp
trẻ tích luỹ được những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội,
giúp trẻ khám phá ra những mối quan hệ và lý giải được những câu hỏi: Vì sao?


Tại sao? Sao lại như vậy?...
Việc cho trẻ tìm hiểu và làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ
phát triển toàn diện về nhận thức, đạo đức, thể lực, thẩm mỹ và lao động, nhân
cách của trẻ được hình thành, phát triển và đó là mục đích hàng đầu của ngành
học mầm non nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
Mặt khác: Nhu cầu ham hiểu biết đã kích thích hứng thú nhận thức ở trẻ,
Nó thể hiện ở mong muốn biết cái mới, làm rõ cái chưa biết về đặc điểm, tính
chất của sự vật, hiện tượng xung quanh, muốn tìm hiểu bản chất của sự vật hiện
tượng và mối quan hệ giữa chúng. Hứng thú nhận thức của trẻ thường được thể
hiện trong các hoạt động đặc trưng của lứa tuổi như vui chơi, học tập, lao động,
sinh hoạt hàng ngày.
Giáo viên luôn quan tâm đến việc cho trẻ tìm hiểu, làm quen với mơi
trường xung quanh, các cô giáo đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các
hoạt động nhằm tìm hiểu về môi trường xung quanh và đạt hiệu quả rất cao. Trẻ
đã đã có những kiến thức, những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh
như: biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo… của các sự vật và hiện tượng xung quanh.
Thực tế tại nhà trường còn một số ít giáo viên tổ chức các hoạt động cho
trẻ chưa linh hoạt, sáng tạo, và trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trẻ
tập trung chú ý, trẻ còn hay quên, hay nhầm lẫn nên trẻ chưa có nề nếp và kỹ
năng trong các hoạt động. Đặc biệt nhận thức của trẻ về thế xung quanh còn đơn

2


lẻ, những biểu tượng, những kiến thức, những kỹ năng cũng như những thái độ
của trẻ về thế giới xung quanh cịn chưa chính xác.
Từ thực tế trên nếu tình trạng đó kéo dài thì chất lượng học của trẻ và sự
phát triển tồn diện của trẻ sẽ khơng đồng đều. Vì kiến thức của mơn học cho trẻ
làm quen với mơi trường xung quanh có liên quan tới các môn học khác, mà trẻ ở
độ tuổi mẫu giáo lớn càng cần phải cho trẻ nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ,

chính xác, chắc chắn để trẻ có cơ sở học tốt, chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng
bước vào lớp một – môi trường học tập mới đối với trẻ, nên tôi đã nghiên cứu
những nguyên nhân: Vì sao trẻ chưa hứng thú, chưa tập trung chú ý trong giờ làm
quen với môi trường xung quanh?
2. Tên sáng kiến:
Với những băn khoăn trên về thực tế công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong
các cơ sở giáo dục mầm non và với mong muốn cho trẻ mầm non được được thỏa
sức tham gia khám phá một thế giới sinh động, hấp dẫn đang diễn ra trong mắt trẻ
thơ. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
giờ làm quen với môi trường xung quanh” để giúp được phát triển một cách tồn
diện, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Loan
- Địa chỉ: Giáo viên - Trường mầm non Thị trấn, huyện Lập Thạch.
- Số điện thoại: 0985443786
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm là do bản thân
tự nghiên cứu và đề ra những giải pháp trong q trình thực hiệ cơng tác chăm
sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Thị trấn, huyện Lập Thạch.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp gây hứng
thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh” được
áp dụng trong lĩnh vực phát triển nhận thức dành cho trẻ mầm non ở bộ môn
phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Mặt khác, đây là một đề tài mang tính thực tiễn, được áp dụng vào q
trình giảng dạy không chỉ dành riêng cho môn học Làm quen với mơi trường
xung quanh mà cịn có khả năng áp dụng cho tất cả các môn học khác để tạo
hứng thú cho trẻ như môn: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Làm quen

3



với tốn, tạo hình, âm nhạc…Hay khi tổ chức các hoạt động khác như: Hoạt
động góc, hoạt động ngồi trời, ….
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sau khi đề ra những giải pháp nhằm giúp cho trẻ có thể lĩnh hội những
kiến thức, kỹ năng và thái độ về thế giới xung quanh thì đề tài nghiên cứu đã
được áp dụng đối với trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A2 tại trường mầm non Thị
trấn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 12/9/2021.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Về cơ sở lý luận:
Để có thể đưa ra các giải pháp hiệu và có những điều kiện áp dụng được
những giải pháp thì bản thân tôi cũng đã đầu tư nghiên cứu về một số cơ sở lý
luận có liên quan đến vấn đề sự hứng thú và tập trung chú ý của trẻ để trẻ có thể
chủ động lĩnh hội, khám phá hữu thế giới xung quanh. Đó là những khái niệm về
hứng thú, về chú ý và sự chuyển hoá từ chú ý khơng chủ định sang chú ý có chủ
định và ngược lại
a. Khái niệm về hứng thú
Có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm, các khái niệm
khác nhau về hứng thú.
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, có ý
nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khối cảm cho cá nhân trong
q trình hoạt động.
Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở
sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, sự thích thú được
thỏa mãn với đối tượng
Trong đề tài nghiên cứu của tơi có sử dụng khái niệm hứng thú của Trần
Thị Minh Đức làm công cụ. Ở đó khái niệm được định nghĩa như sau: Hứng thú
là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với

cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình
hoạt động.
b. Khái niệm chú ý:
Chú ý ln là một hiện tượng tâm lí độc đáo, xuất hiện kèm theo các hoạt
động, cũng như ln có mặt trong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm cho
chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Trong môi truờng xung quanh với
vô vàn sự vật và hiện tượng tác động vào, ý thức con người phải biết lựa chọn,
4


biết tập trung vào một số sự vật, hiện tượng nào đó của hiện thực nhằm có sự
phản ánh rõ ràng những sự vật, hiện tượng hoặc những thuộc tính của sự vật,
hiện tượng đó, cịn các sự vật hiện tượng khác ta không để ý tới, hoặc để ý tới
một cách mơ hồ không rõ ràng. Việc tập trung chú ý để nhận thức một số đối
tượng hay hiện tượng nào đó gọi là chú ý
Như vậy “Chú ý là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc một
số đối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.”
c. Sự chuyển hóa từ chú ý khơng chủ định sang chú ý có chủ đích và ngược lại
Qua trình tổ chức các hoạt động chú ý cho trẻ ở trên lớp bản thân tôi khi
luôn tạo ra sự chú ý cho trẻ, ln tạo sự chuyển hóa chuyển hố từ chú ý khơng
chủ định sang chú ý có chủ định và ngược lại để đạt được hiệu quả cao hơn
bằng cách: Trước hết, tôi tạo ra một đối tượng mới lạ, hấp dẫn để thu hút sự chú
ý của trẻ ( chú ý khơng chủ định), sau đó tơi gợi ý và nêu rõ mục đích nhiệm vụ
cần chú ý để duy trì chú ý của trẻ được lâu hơn.
Khi trẻ căng thẳng vì phải tập trung chú ý quá lâu thì tôi luôn tạo cho trẻ
chú ý một sức hấp dẫn mới, cuốn hút sự chú ý của trẻ một cách tự nhiên, say mê
mà vẫn không mệt mỏi. Như vậy là đã chuyển chú ý từ không chủ định sang
chú ý có chủ định.
7.1.2. Trực trạng của vấn đề nghiên cứu
a. Thực trạng của việc tổ chức các tiết học cho trẻ làm quen với mơi trường xung

quanh
Trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ một số giáo viên đã thực hiện theo
đúng chương trình giáo dục mầm non mà Ngành, Phịng giáo dục đã quy định
đó là đã tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các hoạt động làm quen với môi trường
xung quanh theo các chủ đề. Khi tổ chức các hoạt động đã được thực hiện theo
đúng phương pháp bộ môn đặc trưng, thực hiện đúng trình tự các bước, bài dạy
có đầy đủ nội dung kiến thức phù hợp với sự nhận thức của trẻ. Trong các hoạt
động giáo viên đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học và giáo án. Song tôi thấy
giờ học kết quả đạt chưa cao. Trong giờ hoạt động, trẻ chưa hứng thú, chưa tập
trung chú ý nghe cô giảng. Trẻ tiếp thu kiến thức mà cô giáo truyền đạt vẫn cịn
chậm và hay qn, khi cơ đặt câu hỏi thì trẻ chưa trả lời được, hoặc trả lời ấp
úng, khơng chính xác, rõ ràng.
Từ thực tế nêu trên, nên chất lượng các giờ hoạt động của lớp còn hạn
chế, các tiết dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh được nhà trường dự
giờ đánh giá xếp loại khá và đạt yêu cầu.
5


b. Khảo sát thực tế:
Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu để đề xuất ra một số biện pháp gây
hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh ở lớp 5 – 6 tuổi
A2 Trường Mầm Non Thị trấn – Thị trấn Lập Thạch – Huyện Lập Thạch – Tỉnh
Vĩnh Phúc tơi đã có những tiết cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh như
“Tìm hiểu về lớp học của bé”, “Tìm hiểu về gia đình bé” “Tìm hiểu về một số
loại rau”…, tơi thấy trẻ chưa hứng thú, chưa tập trung chú ý, chưa hưng phấn, sự
tham gia tích cực của trẻ cịn ít. Nhiều trẻ mệt mỏi, không tập trung, không hứng
thú, chưa lĩnh hội được các kiến thức của bài học, chưa đáp ứng được mục tiêu
giáo dục.
Trước những băn khoăn đó, tơi đã tiến hành khảo sát thực tế của trẻ tại
lớp 5 - 6 tuổi A2 trường Mầm non Thị trấn – Huyện Lập Thạch – Tỉnh Vĩnh

Phúc do tôi phụ trách về khả năng hứng thú, tập trung chú ý, sự tham gia tích
cực của trẻ trên tổng số 37 cháu trong giờ làm quen với môi trường xung quanh
như sau:
STT Sự hứng thú, khả năng tập chung chú
Kết quả
ý của trẻ
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Loại Tốt
11/37
30
2
Loại Khá
14/37
38
3
Loại Trung bình
12/37
32
4
Loại yếu, kém
0
0
Như vậy, có 11/37 trẻ = 30 % trẻ đã hứng thú và chú ý tốt trong quá trình
tơi tổ chức cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh, có 14/37 trẻ = 38 %
cháu hứng thú chưa nhiều chỉ ở mức độ Khá. Còn 12/37 = 32 % trẻ hứng thú ở
mức độ Trung bình, chưa tập trung chú ý nhiều, còn mệt mỏi trong quá trình học
tập.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

7.2.1. Biện pháp 1: Đồ dùng, đồ chơi phải đủ, đẹp, hấp dẫn, an toàn cho trẻ.
Yếu tố quan trọng đầu tiên để lôi cuốn được sự hứng thú của trẻ là đồ
dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng
thú, tị mị lịng ham hiểu biết của trẻ và đồ dùng đồ chơi phải đảm báo an tồn
cho trẻ trong q trình sử dụng để tránh gây ra những thương tích cho trẻ. Chỉ có
như vậy thì trẻ mới hứng thú học bài. Đối với việc sử dụng tranh ảnh để tổ chức
các hoạt động cho trẻ thì tơi đã chọn những tranh cịn mới, có màu sắc tươi tắn,
đẹp hấp dẫn trẻ.
6


Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ “Tìm hiểu về một số di tích lịch sử của quê
hương Lập Thạch” thì tơi đã sử dụng một số tranh vẽ về đền thờ Trần Nguyên
Hãn – là một di tích lịch sử nổi tiếng của Lập Thạch ở Xã Sơn Đông, tranh vẽ về
đền Xuân Trạch là một di tích lịch sử ở Xã Xuân Hoà – Huyện Lập Thạch.
Những bức tranh mà tôi lựa chọn là những bức tranh vẫn cịn mới, có màu sắc
tươi tắn, đường nét rõ ràng, đẹp và có kích thước vừa phải. Với những bức tranh
đẹp như vậy trẻ rất hứng thú và ghi nhớ rất nhanh về nội dung giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức một cách sâu sắc.
Từ khi sử dụng các loại đồ chơi để tổ chức các hoạt động cho trẻ thì tôi đã
lựa chọn những đồ chơi mới, đẹp màu sắc hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ,
để trẻ tập trung chú ý quan sát và khám phá về đối tượng đó.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về “Một số loại bánh trung thu” tôi đã chuẩn bị cho
mỗi trẻ một hộp bánh nướng và bánh dẻo bằng đồ chơi. Những loại bánh mà tôi
lựa chọn này là những đồ chơi cịn mới, sạch sẽ, hình dáng, màu sắc giống với
bánh thực tế. Do đó mà trẻ rất hứng thú và tập trung khám phá về đặc điểm, ý
nghĩa của các loại bánh đó.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan thì tơi đã lựa chọn những vật có sẵn ở địa
phương gần gũi với trẻ, có màu sắc rõ ràng, có kích thước vừa phải, khơng độc
hại, nguy hiểm cho trẻ.

Ví dụ: Trong giờ tổ chức “Cho trẻ làm quen với một số loại hoa” thì tơi đã
chuẩn bị cho mỗi trẻ một giỏ hoa, trong đó có đầy đủ tất cả các loại hoa mà tôi
sẽ cho trẻ tìm hiểu. Những bơng hoa mà tơi đã lựa chọn là những loại hoa rất
quen thộc gần gũi với trẻ như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền và những bơng
hoa này cịn tươi, có màu sắc đẹp, rõ ràng,…Khi cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm
của từng loại hoa, tôi đã cho trẻ được ngắm, được ngửi,…với những loại hoa
tươi, đẹp như vậy trẻ rất hứng thú và tiếp thu bài một cách hiệu quả.
Khi sử dụng biện pháp này tôi thấy hiệu quả của giờ học đạt rất cao.
Trước kia khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh đồ dùng dồ
chơi của tôi chưa đẹp, chưa phong phú về chủng loại, màu sắc không rõ nét,…
thì tơi thấy trẻ nhàn chán, mệt mỏi, kiến thức trẻ lĩnh hội được rất thấp và sau
khi áp dụng biện pháp này thì trẻ hưng phấn, phấn khởi, hứng thú, kích thích
khả năng hứng thú, sự sáng tạo của trẻ.
7.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng đồ chơi phải linh hoạt, phù hợp với nội
dung của tiết dạy.

7


Khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức cho trẻ làm
quen với môi trường xung quanh nói riêng thì việc sử dụng các loại đồ dùng đồ
chơi cần phải linh hoạt, sáng tạo, không cứng nhắc, gị bó,…sẽ tạo hứng thú cho
trẻ, kích thích khả năng ham hiểu biết của trẻ và đồ dùng đồ chơi phù hợp với
nội dung của tiết học, phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi.
Khi sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan phải phong phú về chủng loại như
tranh, ảnh, mơ hình, đồ dùng, đồ chơi, vật thật,… vì trẻ ở lứa tuổi mầm non
ln thích cái mới, cái lạ.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ “Tìm hiểu về một số loại rau” tôi đã sử dụng mơ
hình vườn rau để trẻ tham quan, sử dụng rau thật như rau bắp cải, xu hào, rau
muống, rau ngót,…để trẻ quan sát về đặc điểm, hình dạng; sử dụng rau bằng đồ

chơi để cho trẻ chơi trò chơi luyện tập, củng cố. Qua đó trẻ đã rất hứng thú và
100 % trẻ trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của các loại rau đó.
Mỗi một loại đồ dùng, đồ chơi đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Hình ảnh tuy có đẹp nhưng chưa sinh động, đồ dùng trực quan thì giúp trẻ nhận
biết được đầy đủ, chính xác về đối tượng và sinh động hơn tranh. Nhưng khơng
có đầy đủ các vật thật cho trẻ chơi trị chơi, cho nên tơi đã lựa chọn nhiều loại
đồ dùng trực quan để đưa vào trong các hoạt động hàng ngày, phù hợp với nội
dung các hoạt động sao cho vừa có thể thuận tiện cho việc truyền thụ kiến thức
của cơ, vừa có thể gây được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tập trung chú ý, quan sát
đối tượng một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Khi giáo viên sử dụng các loại đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội
dung từng hoạt động cụ thể. Khi xây dựng các tiết hoạt động về môi trường xã
hội thì tơi đã lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ.
Ví dụ như: Tổ chức cho trẻ tìm hiểu về Thủ đơ Hà Nội thì tơi khơng thể
sử dụng được vật thật mà tôi đã sưu tầm những loại tranh ảnh và tơi đã tự vẽ
những bức tranh có nội dung về Thủ đô Hà Nội như Lăng Bác Hồ, Chùa Một
Cột, Hồ Gươm, cầu Thê Húc,…Thông qua các bức tranh trẻ được quan sát sẽ
giúp trẻ nắm bắt được những kiến thức mà cơ truyền đạt.
Cịn có những tiết dạy tôi cũng không sử dụng vật thật hay tranh ảnh mà
tôi đã sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi để tổ chức cho trẻ tìm hiểu
Ví dụ: “Cho trẻ làm quen với một số đồ chơi của bé” thì tôi đã sử dụng những
đồ chơi đẹp, hấp dẫn và rất gần gũi với trẻ như: Búp bê, bóng nhựa, đồ chơi xếp
hình,…Hay “Tìm hiểu về một số loại phương tiện giao thơng đường bộ” thì tơi đã
sử dụng những đồ dùng bằng đồ chơi có chất liệu an tồn, màu sắc đẹp, hấp dẫn cho
8


trẻ như: Xe đạp, xe máy, ơ tơ, xích lơ,…để cho trẻ tìm hiểu. Hoặc “Cho trẻ tìm hiểu
về một số con vật sống trong rừng” tôi đã sử dụng bộ đồ chơi các con vật sống trong
rừng được Sở giáo dục và đào tạo cấp như: Con hổ, con voi, con gấu, con sư tử,…

Qua những đồ chơi được làm khéo léo, giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát
đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về đối tượng.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non có trí tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm
sống của trẻ cịn hạn chế nên tơi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ.
Khi trẻ được quan sát với vật thật thì trẻ sẽ thấy và sinh động hấp dẫn hơn vì vật
thật gần gũi với trẻ giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng, chính xác và
tồn diện hơn.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ “Tìm hiểu về một số loại quả” tơi đã lựa chọn một
số loại quả thật như: quả cam, quả bưởi, quả lê, quả táo,..để dạy trẻ thì những
vật thật đó đã gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một
cách tồn diện hơn, được ngắm nhình xung quanh vật một cách kỹ lưỡng.
Khi cho trẻ tìm hiểu về chủ đề động vật thì tơi đã chuẩn bị những con vật
gần gũi với trẻ như chó, mèo, gà, vịt, cá, tơm…để cho trẻ quan sát. Trẻ rất hứng
thú và tích cực khám phá đối tượng mà cơ giới thiệu
Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về “Một số con vật sống dưới nước”, tôi đã cho trẻ
quan sát con cá vàng thật. Trẻ được trực tiếp nhìn thấy con cá vàng bơi tung tăng,
nhìn thấy con cá bơi lên để đớp mồi,…trẻ rất thích thú và tập trung chú ý quan sát.
Bản thân tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng trực
quan. Ở các hoạt động học tôi không sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuối
mà tôi luôn phối hợp sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp,
linh hoạt theo từng phần để giúp trẻ khơng nhàm chán.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động “Cho trẻ làm quen với một số loại hoa” tôi đã
sử dụng các loại đồ dùng như: Lô tơ, vật thật, hình ảnh,...kết hợp với nhau sao cho
linh hoạt và phù hợp. Tôi cho trẻ đi thăm quan mơ hình vườn hoa nhà trường, sau
đó tơi cho trẻ làm quen một số loại hoa thật, trò chơi củng cố tơi cho trẻ chơi trị
chơi qua những đồ chơi bằng nhựa, lơ tơ và sử dụng các hình ảnh vào các phần
trong tiết học sao cho phù hợp với nội dung tiết dạy và sự thiết kế giáo án của
mình.
Khi sử dụng biện pháp này tơi thấy hiệu quả của giờ học đạt rất cao. Nếu
không biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung

của bài học thì trẻ nhàn chán, mệt mỏi, kiến thức trẻ lĩnh hội được rất thấp và
sau khi áp dụng biện pháp này việc kết hợp sử dụng các loại đồ dùng trực quan
9


trong tiết học sẽ giúp cho trẻ có cảm giác mới lạ, hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ, thu
hút sự chú ý của trẻ, từ đó trẻ sẽ tham gia hoạt động để khám phá kiến thức một
các tích cực và có hiệu quả hơn.
7.2.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng các giác quan phù hợp.
Nhận thức cảm tính là nhận thức chủ yếu của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ
có thể nhận biết về các sự vật hiện tượng khi trẻ được tiếp xúc với đối tượng
bằng các giác quan, vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ tơi đã tạo
mọi cơ hội để trẻ có thể sử dụng nhiều giác quan như thị giác, xúc giác, vị giác,
thính giác, khứu giác để tham gia vào việc khám phá đối tượng.
Việc tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng các trong quá trình giáo dục là rất
cần thiết. Ở các tiết dạy không thể cùng một lúc sử dụng tất cả các giác quan, vì
vậy tơi đã phải lựa chọn các hình thức khác nhau để trẻ sử dụng những giác
quan khám phá và lĩnh hội những kiến thức sao cho phù hợp với nội dung dạy
trẻ.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động “ Một số loại hoa” tôi đã cho trẻ sử dụng
các giác quan như xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác để trẻ khám phá. Trẻ sẽ
dùng thị giác để quan sát bơng hoa từ đó khám phá ra hoa có màu sắc, hình
dạng, kích thước như thế nào? Trẻ sẽ dùng xúc giác để sờ hoa xem cánh hoa
như thế nào, trẻ dùng khứu giác để ngửi hoa xem hoa có thơm khơng?
Ví dụ: Đối với hoạt động “Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông”,
tôi đã cho trẻ sử dụng thị giác, xúc giác, thính giác để khám phá kiến thức về
các phương tiện giao thông. Từ các giác quan trẻ sẽ trẻ nắm bắt được những
kiến thức về phương tiện giao thông, trẻ có thể dễ dàng so sánh được sự khác
nhau của một số phương tiện giao thông một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Ví dụ 3: Tiết dạy “Cho trẻ tìm hiểu về một số loại hoa” tơi đã cho trẻ sử

dụng khứu giác để ngửi xem bông hoa hồng có thơm khơng? Cho trẻ dùng xúc
giác để sờ vào cánh hoa xem cánh hoa có mịn màng khơng? Cho trẻ sờ vào lá
xem lá có răng cưa khơng?...
Việc cho trẻ sử dụng các giác quan phù hợp là một biện pháp đạt hiệu quả
rất cao để tạo hứng thú, tập trung sự chú ý của trẻ, việc trẻ được hành động với
đối tượng là sờ mó, nếm, ngửi, nghe…sẽ giúp trẻ rất thú vị vì trẻ được trực tiếp
hành động, trực tiếp tự mình khám phá. Từ đó trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động để tìm hiểu, khám phá về đối tượng. Trẻ tự nói lên suy nghĩ, ý kiến,
nhận xét của mình về sự vật hiện tượng từ đó sẽ khắc sâu kiến thức cho trẻ, giúp
trẻ nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn hơn.
10


7.2.4. Biện pháp 4: Cho trẻ hành động với đối tượng.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo ln hiếu động, tị mị, ham hiểu biết nên trong
q trình tổ chức hoạt động cho trẻ bằng những đồ dùng trực quan cô phải cho
trẻ được thực hành với đối tượng thông qua những việc làm cụ thể để thoả mãn
nhu cầu của trẻ. Khi cho trẻ hoạt động với đối tượng sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến
thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và khắc sâu kiến thức cho trẻ.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động “Cho trẻ làm quen với một số con vật”. Để
trẻ có thể nhận biết được các đặc điểm như: đi lại, chạy, nhảy, cách ăn uống của
con vật tôi đã chuẩn bị một số thức ăn cho con vật. Tôi không cho con vật ăn
mà tôi cho trẻ tự tay đưa thức ăn cho con vật ( cho gà, cá ăn...). Khi trẻ được
hoạt động trực tiếp trẻ sẽ rất hứng thú và chú ý quan sát những con vật đó sẽ
giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn.
Đối với hoạt động “Đồ dùng của bé” tôi đã hướng dẫn trẻ cách mặc quần
áo. Để trẻ biết các kỹ năng về sử dụng quần áo và đồ dùng dễ dàng và nhanh
chóng thì tơi đã tổ chức cho trẻ tự mặc quần áo, lúc đó trẻ được tự tay cầm vào
quần áo đẹp do cô chuẩn bị, được tự mình cho tay vào tay áo, cho chân vào ống
quần, được tự cài cúc, chui đầu qua sự gợi ý, hướng dẫn của cô. Qua các các

hoạt động trẻ rất hứng thú và cảm thấy vui sướng khi được thực hiện nhiệm vụ
do cô yêu cầu từ đó trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ.
Khi được hoạt động với đối tượng trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, thích thú,
khích thích được tính tị mị ham hiểu biết ở trẻ từ đó trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu
được những kiến thức mà cô truyền đạt.
7.2.5. Biện pháp 5: Lựa chọn các thủ thuật để tạo hứng thú.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non ln thích cái mới, cái lạ, hấp dẫn sinh động, đối
với sự vật hiện tượng quen thuộc trẻ sẽ thấy nhàm chán nên trong khi cho trẻ
tìm hiểu về thế giới mơi trường xung quanh trẻ, luôn đem đến cho trẻ những sự
vật hiện tượng mới lạ kích thích sự tìm tịi ham hiểu biết của trẻ qua đó trẻ sẽ
tiếp thu bài tốt hơn.
Ở phần tạo hứng thú cho các hoạt động cơ cho trẻ chơi một trị chơi nhỏ,
cho trẻ đi thăm quan một vườn rau, vườn hoa.., cho trẻ đi tham dự sinh nhật
hoặc cơ trị chuyện với trẻ về chủ đề để để tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của
trẻ.
Để tạo được hứng thú cho trẻ khi tiếp thu bài một cách dễ dàng và thoải
mái bản thân tơi ln sử dụng những hình thức tạo hứng thú bằng nhiều hình

11


thức đa dạng và phong phú tránh sự nhàm chán cho trẻ. Từ đó tơi đã sử dụng
một số nội dung sau:
* Sử dụng mơ hình: Mơ hình là một loại hình thu nhỏ của các đối tượng.
Khi tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh hay bất cứ một tiết
học nào khác trong chương trình Giáo duc mầm non thì hình thức mơ hình được
sử dụng tạo hứng thú rất hiệu quả.
Ví dụ: Phần tạo hứng thú của hoạt động “Làm quen với một số loại hoa,
quả” tơi đã tổ chức cho trẻ chơi một trị chơi “Chọn các loại hoa, quả theo ý
thích”. Tơi cho trẻ cùng nhau thi đua chạy ra vườn hoa, quả (mơ hình vườn hoa,

quả mà tơi chuẩn bị có rất nhiều loại như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, quả
táo, quả cam... để chọn những loại hoa, quả rồi mang về tổ. Trẻ được trải
nghiệm như vậy sẽ thấy thích thú.
Đối với hoạt động “Cho trẻ làm quen với một số loại rau củ quả” Tôi đã
cho trẻ đi tham quan một vườn rau trong trường. Trong hoạt động này, trẻ được
vận động, được đi ra ngoài trời, được quan sát vật thật sẽ tạo được sự thay đổi,
không khí mới, tạo cho trẻ cảm giác dễ chịu, thoải mái.
* Kể chuyện: Để tạo hứng thú cho trẻ thì việc kể chuyện bằng giọng
truyền cảm, kết hợp với những cử chỉ, điệu bộ với những tình tiết li kỳ, hấp dẫn
sẽ tăng hứng thú, kích thích sự tập trung chú ý của trẻ.
Ví dụ: Đối với tiết dạy về “Một số loại hoa” tơi đã đưa ra hình thức là kể
một câu chuyện ngắn hay một đoạn trong câu chuyện có liên quan đến các loại
hoa như “Sự tích của các loại hoa”, “Sự tích hoa Dâm bụt”, “Sự tích hoa mào
gà”, “Sự tích hoa hồng”…, sau đó dẫn dắt vào nội dung của bài.
* Hình thức Hội thi: Đây là một hình thức tạo hứng thú rất hiệu quả, qua
các cuộc thi có “trao giải” sẽ làm tăng sự hưng phấn, kích thích sự tập trung,
chú ý của trẻ.
Ví dụ: Đối với tiết dạy về “Một số loại hoa” thì tơi đã tổ chức một tình
huống: Các con ơi! Ở ngồi kia có rất là nhiều các loại hoa, các loại hoa cùng
đua nhau khoe sắc, nhưng Ban giám khảo khơng biết đó là lồi hoa gì? Và Ban
giám khảo đã nhờ lớp mình chọn hái giúp và xem đó là hoa gì đấy.(Tơi đã chia
lớp thành 3 đội và cho 3 đội thi đi hái hoa, mỗi đội chỉ được hái một loại hoa
sau đó nói tên của các lồi hoa đó). Khi đó trẻ sẽ rất vui vì được tham gia thi
đua tranh tài và hiệu quả của tiết học đạt rất cao.
* Đọc thơ, ca dao, đồng dao, vè: Thơ, ca dao, đồng dao, vè được sử dụng
rất phổ biến trong các tiết học và với môn học Cho trẻ làm quen với môi trường
12


xung quanh cũng vậy thơ, ca dao, đồng dao là một phương tiện để tạo cho trẻ

cảm hứng khi tham gia khám phá về một đối tượng nào đó. Nhất là đồng dao, vì
các bài đồng dao thường rất vần, dễ nhớ, dễ thuộc.
Ví dụ: Khi “Tìm hiểu về một số loại rau” thì tơi đã cho trẻ đọc bài đồng dao:
“Dềnh dềnh ràng ràng Chẳng thích khoe màu
Đi chợ mua hàng
Cơ hoa lơ đấy
Nhìn các loại rau
Nấu ăn rất ngậy
Lẩn dưới đất sâu
Là bác đỗ xanh
Là anh cà rốt
Vừa ngọt vừa lành
Chín đỏ mi mắt
Rau lang, rau muống
Là chị cà chua
Nấu canh làm nộm
Nấu bát canh cua
Là bác xu hào
Mùng tơi với mướp
Xin gửi lời chào
Ăn phải bỏ ruột
Vui cùng các bé
Là bí là bầu
Ăn rau ngon thế
Các bé thích khơng?”
Sau khi đọc bài đồng dao thì trẻ rất hứng thú và vốn kiến thức của trẻ về
các loại rau rất phong phú, kết quả là 100% trẻ biết tên gọi và đặc điểm của các
loại rau quen thuộc, trẻ đã tham gia vào các hoạt động khác một cách tích cực.
* Sử dụng bài hát: Các bài hát Mầm non thường là vui tươi, rộn ràng
nhưng cũng rất nhẹ nhàng. Vì vậy sử dụng các bài hát sẽ kích thích hứng thú

cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ để trẻ có thể bắt đầu lĩnh hội
những kiến thức mới lạ.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ “Tìm hiểu về các lồi hoa”, tơi đã cho trẻ hát
bài hát “Màu hoa” của nhạc sỹ Hồng Đăng để gây thú cho trẻ, hay “Tìm hiểu về
các loại quả” thì hát bài hát “Quả gì?” để gây thú cho trẻ, “Tìm hiểu về một số
vật ni trong gia đình” thì hát bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” của nhạc
sỹ Thế Vinh để gây thú cho trẻ,…Những lời ca, tiếng hát, những giai điệu mượt
mà, những âm thanh sống động sẽ lơi cuốn trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ.
* Sử dụng câu đố: Để gây sự hứng thú, hấp dẫn và kích thích tính tị mị,
ham hiểu biết thì câu đố là một trong những hình thức đạt hiệu quả rất cao.
Ví dụ: Hoạt động “ Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước”dVí dụ:
“Làm quen với một số con vật sống dưới nước”. Khi tìm hiểu về con cua thì tơi
đã sử dụng câu đố: “ Con gì tám cẳng hai càng
Một mai hai mắt, bò ngang suốt đời”
13


Hay tìm hiểu về con cá vàng thì tơi sử dụng câu đố:
“ Nhởn nhơ bơi lội lượn vịng
Đi hồng như dải lụa hồng xịe ra
Là con cá gì? ”
Khi tơi vừa đọc câu đố thì trẻ đã rất hứng thú, chú ý lắng nghe xem câu
đố đó nói về con gì và trẻ phát biểu rất tích cực.
Như vậy, không những phần tạo hứng thú phải lựa chọn những hình thức
sinh động, sáng tạo và thay đổi thường xuyên mà trong phần nội dung chính của
bài bài học cũng phải sinh động và sáng tạo.
Trong quá trình dạy trẻ, tôi luôn tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ. Cho
trẻ quan sát đối tượng tôi không đưa ngay ra để cho trẻ quan sát mà tôi đã kích
thích sự tị mị của trẻbằng cách dùng câu đố để trẻ đốn, có đối tượng thì tơi lại
đọc một đoạn thơ, hát một đoạn bài hát nói về đối tượng, có đối tượng thì tơi lại

cho vào túi, vào hộp và giới thiệu đó là món quà tặng lớp hoặc đó là một bí mật
để trẻ đốn. Việc thay đổi hình thức trong cùng một tiết dạy sẽ tạo cho trẻ có
cảm giác mới lạ, trẻ sẽ thích thú và tập trung chú ý vào việc quan sát đối tượng.
Thành công của một tiết dạy là tạo được hứng thú, sự khoái cảm của trẻ
ngay từ đầu bài học. Chính vì vậy, sử dụng linh hoạt các hình thức tạo hứng thú
cho trẻ sẽ là một trong những biện pháp đạt hiệu quả cao nhất.
Khi sử dụng các thủ thật để gây hứng thú cho trẻ đã làm thay đổi khơng
khí, hình thức sinh động làm cho tiết dạy thêm sinh động, trẻ hứng thú, tập
trung, chú ý, giúp cho hoạt động giữa các phần nhẹ nhàng, thu hút trẻ tham gia
hoạt động mới, giúp trẻ dẽ lĩnh hội kiến thức mới.
7.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng trò chơi trong tiết dạy.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo với phương châm là:
“Học bằng chơi, chơi mà học” nên trong quá trình cho trẻ làm quen với môi
trường xung quanh tôi đã thường xuyên sử dụng trị chơi trong tiết học nhằm
mục đích ơn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ. Thông qua chơi, trẻ vừa được ôn
luyện củng cố kiến thức, vừa được thoả mãn nhu cầu chơi.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục và đặc biệt là tổ chức cho
trẻ làm quen với môi trường xung quanh, bản thân tôi đã thường xuyên đưa trò
chơi vào các phần của tiết dạy, có thể là phần giới thiệu bài, có thể là phần cuối
ôn luyện kiến thức, nhằm tạo hứng thú cho trẻ và củng cố những kiến thức trẻ
đã có để khắc sâu và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Tiết học “Tìm hiểu về hoa, quả”. Tơi đã tổ chức cho trẻ chơi trò
14


chơi: “Hoa nào quả ấy”:
- Chuẩn bị: 4 – 5 bộ lô tô hoa quả (tôi đã vẽ các loại hoa quả vào bìa
cứng, mỗi bộ có một loại hoa, quả khác nhau: hoa bưởi, quả bưởi; hoa chanh,
quả chanh; hoa mướp quả mướp,…)
- Luật chơi: Xếp đúng quả nào hoa ấy.

- Cách chơi: Cô chia cho mỗi trẻ một bộ lơ tơ hoa và quả. Sau đó cho các
cháu chọn hoa của nào thì về với quả ấy, rồi thi xem ai chọn nhanh và xếp đúng.
Qua trò chơi này trẻ rất hứng thú và khắc sâu được kiến thức về các loại
hoa, quả.
Khi sử dụng trò chơi vào trong các hoạt động, tơi đã đan xen cả trị chơi
động và trị chơi tĩnh để thay đổi khơng khí và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.
Ví dụ: Trị chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, cách chơi như sau: Tôi chuẩn bị một
cái túi trong đó đựng những đối tượng mà trẻ vừa học. Tôi gọi một trẻ lên chơi
và nhắm mắt lại, khi tơi gọi tên đồ vật gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn đúng đồ
vật đó giơ lên và gọi tên cho cả lớp cùng nghe. Tơi đã thay đổi cách chơi và luật
chơi của trị chơi để nó mới lạ hơn. Ví dụ: Trị chơi “Nhà thám hiểm”, cách chơi
như sau: Tôi cũng đưa ra những cái túi hoặc hộp mà bên trong đựng các đối
tượng trẻ vừa học, cô cho 2, 3 trẻ lên chơi cùng một lúc, trẻ lên chơi thì được
đeo kính màu (do tôi tự làm) để làm sao cho trẻ khơng nhìn thấy. Khi tơi gọi tên
đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn nhanh được đúng đối tượng đó. Ai
chọn nhanh và đúng sẽ là nhà thám hiểm thắng cuộc. Từ cách tổ chức trò chơi
như vậy đã kích thích sự hứng thú tham gia trị chơi hơn.
Ví dụ:
Khi tổ chức trị chơi: “ Bác sửa chữa giỏi”- (trong giờ “Làm quen với
một số phương tiện giao thông”)
Cô giới thiệu cách chơi: Cô giới thiệu bức tranh phương tiện giao thơng
cịn thiếu một số bộ phận (bánh xe, cửa sổ, cửa ra vào...) và cô chuẩn bị sẵn một
số bộ phận của loại phương tiên giao thơng đó. Cơ cho trẻ quan sát tranh để phát
hiện ra phương tiện giao thơng đó cịn thiếu bộ phận gì rồi chọn bộ phận đó và
dán vào đúng vị trí
Trị chơi: “Hái hoa” - (Tổ chức trong giờ học: “Một số loại hoa”)
- Chuấn bị:
+ 3 mơ hình vườn hoa, có trồng hoa hồng, hoa cúc, hoa sen (có thể
là hoa thật hoặc cơ làm, có màu sắc, rực rỡ, tươi tắn, đẹp)
+ 3 thảm cỏ làm chướng ngại vật, 3 lọ hoa

15


- Cách bố trí các đồ chơi: Trước mỗi tổ là thảm cỏ, trước thảm cỏ là 3
vườn hoa.
- Cách chơi: Cô cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc theo 3 tổ, các thành viên
trong tổ lần lượt lên bật qua thảm cỏ tới vườn hoa hái một bông mang về cắm
vào lọ hoa của tổ mình. Tổ hoa hồng chỉ được hái những bông hoa hồng, tổ hoa
cúc chỉ được hái những bông hoa cúc và tổ hoa sen sẽ hái những bông hoa sen.
Trong một thời gian, sau một hiệu lệnh là bản nhạc không lời của bài hát “Màu
hoa” sáng tác của nhạc sỹ Hồng Đăng thì trị chơi dừng lại. Cho cả lớp đếm số
bơng hoa của mỗi tổ, tổ nào hái đúng loại hoa và hái được số lượng nhiều hơn là
thắng cuộc.
Khi trẻ được chơi với những trò chơi mới mẻ, sinh động, hấp dẫn được tổ
chức thay đổi trong các hoạt động vừa có tác dụng củng cố, ơn luyện kiến thức
cho trẻ vừa làm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ. Kết quả là trẻ rất hứng thú, tích
cực tham gia vào trò chơi và nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn hơn.
7.2.7. Biện pháp 7: Làm thí nghiệm.
Ở lứa tuổi mầm non với bản năng tị mị, thích khám phá thế giới xung
quanh. Tổ chức cho trẻ được làm các thí nghiệm là khuyến khích và ni dưỡng
tính tị mị ấy. Cách tổ chức các thí nghiệm đơn giản, dễ làm, vừa sức với trẻ sẽ
kích thích khả năng sáng tạo, sự hứng thú và làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về
thế giới xung quanh.
Việc tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm như: Sự nảy mầm của hạt, sự tan
ra của đá, nước bốc hơi, vật nổi - vật chìm, cây cần ánh sáng… trẻ được nhìn
nhận và tìm hiểu qua thực tế sẽ làm trẻ rất hứng thú.
Ví dụ 1: Làm thí nghiệm “Cây cần ánh sáng”
* Vật liệu: - Một ít đất trồng cây trộn sẵn.
- Giấy thiếc, bạc (Có thể dùng giấy bọc kẹo, giấy gói hoa)
- Nước

- Hạt ngơ giống.
- Bình trồng cây nhỏ.
* Tiến hành: Cho đất trộn sẵn vào chậu. Hạt giống ngơ ngâm nước ấm
một đêm, sau đó ấn hạt sâu vào đất trong chậu (sâu khoảng 1 - 1,5 cm). Để chậu
ở nơi ấm, tối và tưới ẩm vừa phải (nhớ không làm đất sũng nước). Sau vài ngày
hạt nảy mầm. Khi nảy mầm lớn khoảng độ 2,5cm thì mang chậu ra ngồi nơi có
ánh sáng như: bậu cửa sổ, ngoài thềm,… cắt giấy thiếc thành những mảnh nhỏ

16


và cuộn lại thành hình những cái nón. Đội những cái nón lên nửa số mầm trong
chậu. Khoảng 2 tiếng đồng hồ sau quan sát kết quả.
* Khi quan sát kết quả cơ giáo gợi ý trẻ giải thích: Điều gì đã xảy ra?
Hướng của các mầm trong chậu như thế nào?
Ví dụ 2: Quan sát vật chìm vật nổi.
* Chuẩn bị:
- Một chậu nước sạch.
- Những miếng xốp, ống hút, lá cây khô.
- Đá, sỏi, cục sắt.
* Tiến hành:
- Trẻ quan sát và nói tên của các đồ dùng đó.
- Cho trẻ tự tay thả một vật nào đó mà cô đã chuẩn bị như: một miếng
xốp, hay một viên đá,..vào chậu nước.
- Cô cùng trẻ quan sát xem những vật nào nổi? Những vật nào chìm? Vì
sao?
Tơi đã cùng trẻ tiến hành làm những thí nghiệm này và trẻ rất hứng thú, mong
muốn tìm hiểu những điều xảy ra. Và trẻ đã giải thích được các hiện tượng đó.
Kết quả là: Khi tổ chức cho trẻ được làm những thí nghiệm dưới sự
hướng dẫn của cơ trẻ rất hứng thú, 100% trẻ đều tích cực tham gia vào các hoạt

động, kích thích sự tập trung tư duy của trẻ.
7.2.8. Biện pháp 8: Lời nói, thái độ, nét mặt của cô.
Lứa tuổi mẫu giáo trẻ rất ưa nhẹ nhàng, tình cảm nên trong quá trình tổ
chức các hoạt động tôi luôn yêu quý, gần gũi với trẻ, không quát mắng trẻ. Cô
luôn đối xử công bằng với tất cả các trẻ trong lớp, luôn thể hiện sự dịu dàng,
yêu mến trẻ. Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt dịu hiền với lời nói nhẹ nhàng sẽ giúp cho
trẻ có cảm giác được yêu mến và trẻ sẽ thấy thoải mái, vui tươi khi tham gia vào
các hoạt động.
Trong khi dạy trẻ, tơi đã sử dụng những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm.
Cường độ giọng nói của tơi vừa phải, khơng nói q to hoặc q nhỏ, nếu nói
q nhỏ thì trẻ sẽ khơng đủ nghe, nếu nói q to thì trẻ có cảm giác là cơ mắng
nên trẻ sợ hãi.
Lời nói của cơ phải diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bô, ánh mắt để thể
hiện đúng nội dung câu nói, đúng hồn cảnh, nói phải có ngữ điệu, ngắt, nghỉ
đúng chỗ.

17


Ví dụ: khi sử dụng lời nói trong phần trị chơi, tơi phải nói với giọng vui
tươi, sơi nổi, thể hiện sự vui nhộn của trị chơi để tạo khơng khí vui vẻ cho q
trình chơi của trẻ từ đó sẽ hấp dẫn lơi cuốn trẻ tham gia vào trị chơi một cách
tích cực. Khi tơi nói trong phần truyền đạt, cung cấp kiến thức thì tơi phải nói
chậm rãi nhưng rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ dễ dàng nắm bắt được kiến
thức mà tôi muốn truyền đạt. Hoặc khi kể một câu chuyện nhỏ trong phần giới
thiệu bài thì tơi phải kể diễn cảm thể hiện thể hiện được tính cách của nhân vật
qua lời nói, kể phải chậm rãi, rõ ràng để thu hút sự chú ý của trẻ để trẻ cảm nhận
được nội dung câu chuyện .
Trong q trình dạy tơi cũng phải thường xun sử dụng những câu nói,
lời nói có tính chất động viên khích lệ trẻ để lơi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động

như: “Cơ đố các con biết”, “Chúng mình cùng thi đua xem ai giỏi hơn, ai nhanh
hơn, ai thơng minh hơn, ai khéo hơn…”
Trong q trình dạy, thì tơi cũng đã xử lý những tình huống thật khéo
léo, tế nhị, vì trẻ mẫu giáo cịn nhỏ hay sợ sệt, nhút nhát và trẻ lại rất thích khen
ngợi nên tôi đã thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ. Khi trẻ trả lời đúng và
làm tốt những công viêc, nhiệm vụ được giao thì tơi ln nêu gương, khen ngợi
trẻ kịp thời, còn khi trẻ trả lời chưa đúng hoặc làm chưa tốt thì tơi khơng qt
mắng trẻ, chê bai trẻ hoặc lờ đi mà tôi đã nhẹ nhàng động viên trẻ, khéo léo gợi
ý để trẻ hiểu ra và trả lời được câu hỏi của mình đưa ra.
Với những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, nói diễn cảm thể hiện được đúng nội
dung của câu nói, nói đúng hồn cảnh, tình huống kết hợp với ánh mắt, cử chỉ,
điệu bộ, thái độ của cô sẽ lôi cuốn trẻ, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào việc
khám phá đối tượng từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm được những kiến thức mà cô truyền
đạt.
7.2.9. Biện pháp 9: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào tiết dạy.
Có những sự vật, hiện tượng mà chúng ta muốn cung cấp kiến thức cho
trẻ chỉ có thể có được nhờ những hình ảnh sinh động, những cảnh quay đẹp mắt
và có những kiến thức cần cung cấp trong một quá trình dài như: sự phát triển,
q trình tuần hồn,..Do đó, cần phải ứng dụng công nghệ thông tin một cách
linh hoạt trong tiết dạy sẽ đạt được hiệu quả giáo dục rất cao.
Để tạo được hứng thú cho trẻ tôi đã tìm kiếm những hình ảnh sinh động,
hấp dẫn trên mạng Internet hoặc trong phầm mềm Vui học mầm non để làm
giáo án điện tử Microsoft Office PowerPoint và trình chiếu cho trẻ xem, những

18


hình ảnh đó đã giúp trẻ hứng thú và giúp trẻ tìm hiểu được những quá trình phát
triển của sự vật nào đó trong một thời gian dài.
Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu, khám phá về sự nảy mầm của hạt hoặc sự

phát triển của con Bướm,…tơi đã tìm và sưu tầm được những video về q trình
đó và trình chiếu cho trẻ quan sát.
Việc sử dụng màn hình, đèn chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực
quan đồng thời cũng là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ dạy.
Thông qua những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự
thay đổi, sự mới lạ cho trẻ bởi vì tất cả các sự vật hiện tượng trên thực tế đều có
thể quay lại, chụp lại để đưa lên màn hình. Những hình ảnh có thể là tĩnh như
ảnh chụp và có thể là động như cảnh quay và qua những cảnh quay đã diễn tả
lại mọi hoạt động của các sự vật hiện tượng và với màu sắc đẹp của hình ảnh,
tính thực tiễn sẽ lơi cuốn trẻ, giúp trẻ có hứng thú tham gia vào việc khám phá
kiến thức về đối tượng.
Khi tổ chức các hoạt động giáo dục có sử dụng ứng dụng công nghệ
thông tin đã làm cho trẻ rất hứng thú, kích thích tính tị mị, ham hiểu biết ở trẻ.
Mặt khác qua việc sử dụng màn hình sẽ mở rộng được nhiều kiến thức và khắc
sâu kiến thức cho trẻ hơn.
7.2.10. Biện pháp 10: Tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan.
Dạo chơi, tham quan là hình thức giáo dục đạt hiệu quả cao. Bởi khi trẻ
được đi dạo chơi, tham quan là trẻ được thay đổi khơng khí mơi trường trong
lớp học, trẻ được thay đổi hình thức hoạt động: được đi, được chạy,…trẻ sẽ rất
hứng thú và lĩnh hội kiến thức bằng cách trải nghiệm thực tế. Vì vậy, những
kiến thức mà trẻ thu được sẽ chính xác và sự ghi nhớ được lâu hơn.
Với các nội dung về: Động vật, thực vật, phương tiện giao thông, thiên
nhiên vô sinh, hiện tượng thiên nhiên hay 1 số hoạt động của con người (Lao
động của người lớn trong trường mầm non, công việc của công nhân vệ sinh môi
trường, của thợ xây, của người bán hàng….) trong các buổi dạo chơi, cô giáo
giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tị mị,
ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ về đối tượng.
Đây là hình thức tơi thường xun tổ chức trong q trình hướng dẫn trẻ
khám phá một số nội dung như: “Tìm hiểu về cơng việc của các cơ cấp dưỡng”
thì cho trẻ tham quan khu vực nhà bếp và quan sát các công việc của cô cấp

dưỡng ở trường Mầm non, hay “Tìm hiểu về trường Mầm non” thì cho trẻ dạo
chơi xung quanh trường để quan sát khung cảnh, các khu vực của nhà trường,..
19


8. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Môn làm quen với môi trường xung quanh như là nguồn sống và hơi thở
ni dưỡng trẻ từng ngày. Nó giúp trẻ khám phá thế giới quan trong phạm vi
rộng lớn của vũ trụ, nơi đó có ảnh hưởng trực tiếp giữa con người với thiên
nhiên và động thực vật. Để gây được hứng thú cho trẻ trong quá trình tổ chức
cho trẻ khám phá, tìm hiểu về mơi trường xung quanh thì cần phải chuẩn bị đầy
đủ các điều kiện như sau:
- Các loại đồ dùng đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn, an tồn với trẻ.
- Có đầy đủ các trang thiết bị như: Ti vi, máy tính, máy chiếu, loa…
- Môi trường học tập thân thiện, sinh động.
10. Đánh giá lợi ích thu được:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi áp dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm
quen với môi trường xung quanh vào trong q trình dạy trẻ, tơi thấy có những
kết quả như sau:
+ Về kiến thức: Trẻ đã nắm được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất của
các sự vật hiện tượng. Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật
hiện tượng, biết được ích lợi, cách bảo quản, cách sử dụng, các mối liên hê,
quan hệ….giữa các sự vật hiện tượng, trẻ biết được đặc điểm, ý nghĩa của một
số hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội.
+ Về kỹ năng: Trong quá trình cho trẻ làm quen với mơi trường xung
quanh đã hình thành và rèn luyện ở trẻ một số kỹ năng như khả năng quan sát,
khả năng diễn đạt, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, phân biệt.
Rèn luyện kỹ năng tô, vẽ, đếm, kỹ năng vận động ….

+ Về thái độ: Trong quá trình cho trẻ làm quen với mơi trường xung
quanh đã hình thành ở trẻ ý thức học tập, trẻ học ngoan, luôn tập trung chú ý
nghe cô giảng bài, trẻ học rất sôi nổi, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, nhiệt
tình, tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhóm, trẻ ln
có sự phối hợp với nhau, tích cực, chủ động tìm tịi để khám phá kiến thức
Áp dụng các biện pháp gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức các hoạt động
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh và tổ chức khảo sát thực tế trên 37
trẻ của lớp 5 – 6 tuổi A2 Trường Mầm non Thị trấn, huyện Lập Thạch về khả
năng chú ý và sự hứng thú của trẻ, tôi đã thu được kết quả như sau:

20


STT
1
2
3

Khả năng hứng thú, tập trung chú ý
của trẻ
Loại Tốt
Loại Khá
Loại Trung bình

Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %
33/37
89
4/37

11
0
0

* Bảng tổng hợp, so sánh khả năng hứng thú, chú ý của trẻ:
Trước khi áp dụng các
Sau khi áp dụng các biện
Khả năng hứng thú,
biện pháp gây hứng thú
pháp gây hứng thú cho trẻ
TT tập chung chú ý của
cho trẻ
trẻ
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1 Loại Tốt
11/37
30
33/37
89
2 Loại Khá
14/37
38
4/37
11
3 Loại Trung bình
12/37
32

0
0
Với kết quả này, 33/34 trẻ đã hứng thú và chú ý rất tốt trong q trình tơi
tổ chức cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh, cịn 4 cháu hứng thú chưa
nhiều chỉ ở mức độ Khá.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sau khi bản thân tôi đã đề ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 – 6
tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh” thì đã được 5 giáo viên trong
tổ 5 – 6 tuổi của trường mầm non Thị trấn, huyện Lập Thạch áp dụng đối với các
cháu tại lớp 5 tuổi A1,A2, A3 và giáo viên đã thu được kết quả như sau:
+ Có thêm kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để tạo hứng
thú cho trẻ.
+ Tạo đươc hứng thú cho trẻ để phát huy được tính tích cực của trẻ trong
các hoạt động.
+ Biết sử dụng linh hoạt các biện pháp tạo hứng thú cho trẻ theo nội dung
của bài học.
+ Có nhiều tiết dạy tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
được xếp loại Tốt.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm
quen với mơi trường xung quanh nói riêng và trong các tiết dạy, các hoạt động
khác nói chung.
21


11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:

Số Tên tổ chức/ cá nhân
TT


Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp
dụng sáng kiến

1

Trần Thị Kim Nhung

Trường mầm non Thị
trấn, huyện Lập Thạch

Lĩnh vực phát triển nhận
thức

2

Nguyễn Thị Diệu
Thùy

Trường mầm non Thị
trấn, huyện Lập Thạch

Lĩnh vực phát triển nhận
thức

3

Nguyễn Thị Hà


Trường mầm non Thị
trấn, huyện Lập Thạch

Lĩnh vực phát triển nhận
thức

4

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trường mầm non Thị
trấn, huyện Lập Thạch

Lĩnh vực phát triển nhận
thức

5

Nguyễn Thi Ngọc Ngà

Trường mầm non Thị
trấn, huyện Lập Thạch

Lĩnh vực phát triển nhận
thức

Lập Thạch, ngày tháng

năm 2022


Lập Thạch, ngày tháng

năm 2022

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Hải Ninh

Nguyễn Thị Hà Loan

Thị trấn, ngày …. tháng….. năm 2022
Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

22



×