PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dương
Chức vụ: Giáo viên tiếng Anh
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi
Trình độ đào tạo: Đại học
Môn đào tạo: Giáo viên tiếng Anh
1
Ea Na, tháng 3 năm 2016
I.Phần Mở Đầu
I.1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển cả về văn hóa lẫn kinh tế theo
xu hướng toàn cầu hóa. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Non sông
Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các
cường quốc năm châu trên trường quốc tế hay không tất cả phụ thuộc vào công
học tập của các cháu”. Đúng vậy, một quốc gia có giàu mạnh hay không phụ
thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ. Vì thế Đảng và nhà nước coi “đầu tư cho giáo
dục là đầu tư phát triển.Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển cực
nhanh, internet trở thành nguồn cung cấp thông tin đa dạng và kiến thức quý
báu nhanh nhất, mới nhất, và tiết kiệm nhất. Hiện nay hơn 10 tỷ trang web trên
thế giới đã sử dụng tiếng Anh làm phương tiện truyền thông, quảng bá, trao đổi
thông tin, học tập và nghiên cứu. Nếu muốn tìm kiếm thông tin về một vấn đề
bạn quan tâm mà chỉ gõ vài từ đơn giản bằng tiếng Việt thì không đủ tư liệu
cho công việc của bạn. Vì thế bạn phải nhập từ bằng tiếng Anh. Hiểu rõ tầm
quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp
xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ
đắc lực cho qúa trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang
không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi
mới toàn diện .Vì thế một vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc dạy và học
Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông một cách có hiệu quả đồng thời tạo
được hứng thú học tập ngoại ngữ cho học sinh. Bồi dưỡng hứng thú học tập là
một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học
sinh bởi vì "không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó".
Đối với học sinh tiểu học cũng vậy, các em không thể học tốt nếu không có
hứng thú với việc tiếp thu bài trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ
những buổi học đầu tiên, hãy gieo vào tâm hồn các em những niềm say mê đối
2
với việc kiếm tìm những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Đó là một chìa khoá
quan trọng giúp các em mở cánh cửa đam mê với tri thức - nguồn tài nguyên
vô giá của nhân loại. Bằng cách sử dụng những thủ thuật hợp lí, phương pháp
khác nhau sẽ mang lại cho người học những điều mới mẻ, cuốn hút.Với những
lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài là “Một số biện pháp gây hứng thú
học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học”
I.2.Mục tiêu ,nhiệm vụ của đề tài
a.Mục tiêu:
Từ nghiên cứu thực trạng của các tiết học ở các lớp tại trường TH Lê Lợi để
tìm ra các biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học phù hợp hơn với
từng đối tượng học sinh.
b.Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng một tiết học hiệu quả.
-Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của các tiết dạy tại trư ờng TH Lê Lợi.
Từ đó so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng những giải pháp, biện
pháp dạy học mới. Rút ra một số bài học bổ ích sau nghiên cứu.
I.3 Đối tượng nghiên cứu.
Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng những giải pháp và
biện pháp gây hứng thú ở các đối tượng học sinh lớp 3 trường TH Lê Lợi.
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Các giải pháp và biện pháp của giáo viên trong việc gây hứng thú học Tiếng
Anh cho học sinh lớp 3 học kì 1 năm học 2015- 2016 ở trường TH Lê Lợi
I.5.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải ấp ủ ý tưởng trong một
thời gian khá dài và đã lựa chọn một số phương pháp sau:
-Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu có liên quan
-Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề
-Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến
-Phương pháp quan sát sư phạm : tổ chức trò chơi
II.Phần Nội Dung
3
II.1 Cơ sở lí luận
Trong đề án 1400 về"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008 – 2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình
dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015
đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của
nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số
thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực
ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh
của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp
tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
4
Ở cấp tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu thiếu tính kỷ luật và kiên trì.
Không thể giữ trẻ trong khuôn khổ suốt một tiết học được, Trẻ chỉ thích
được vui chơi, chạy nhảy hay tham gia các hoạt động sinh động, hấp
dẫn…Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai
đoạn hiện nay là cần quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành và bồi
dưỡng hứng thú học tập cho học sinh bằng các phương pháp dạy học
mới mẻ, phù hợp và thực sự có hiệu quả. Do vậy, mỗi giáo viên phải
không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con
đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói làm thế nào
để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục
tiêu của tiết dạy là sự trăn trở của tất cả giáo viên.
II.2.Thực trạng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ nhỏ sẽ
nâng cao khả năng làm việc của não bộ, phát triển tư duy và tạo điều kiện để
trẻ nắm vững và sử dụng ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ hai tự nhiên và
hiệu quả hơn. Trong quá trình đổi mới, thay sách, dạy theo phương pháp mới,
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT) đã đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy
ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ… Để đáp ứng cho việc đổi mới này và
thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề
ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình sao
cho đáp ứng được xu thế chung của xã hội. Chính vì vậy dạy và học tiếng Anh
trong trường tiểu học ngày càng được các quốc gia không nói tiếng Anh quan
tâm và đầu tư mạnh mẽ các nguồn lực, nhằm xây dựng được chương trình
giảng dạy và khảo thí tối ưu, đảm bảo các yêu cầu đầu ra về trình độ tiếng Anh
của học sinh. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học cũng
cần giải quyết nhiều câu hỏi: thế nào là môi trường học tiếng Anh hiệu quả cho
trẻ tiểu học? Giáo viên có nắm rõ tâm lý học phát triển của trẻ ?Giáo viên có
đủ các kỹ năng cần thiết để chuyển giao kiến thức một cách thân thiện, gần gũi
5
để trẻ tiếp thu tích cực ? Cách thức kiếm tra đánh giá có phù hợp với đối tượng
trẻ nhỏ và đảm bảo thể hiện đúng năng lực của trẻ?
a.Thuận lợi- khó khăn.
* Thuận lợi: Trường nằm trên trục đường tỉnh lộ nên thuận lợi cho học sinh
đi lại.Được sự quan tâm của ban lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, và
ban giám hiệu trường tiểu học Lê Lợi luôn tạo điều kiện tốt nhất để cho học
sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn về thể chất.Trường có một đội
ngũ giáo viên vững về chuyên môn và luôn tâm huyết với nghề.
* Khó khăn: Do học sinh chủ yếu là học sinh dân thiểu tộc số gia đình kinh
tế khó khăn nên thiếu thốn về sách vở học tiêng Anh .Đối với học sinh lớp 3
còn gặp nhiều bỡ ngỡ vì năm nay là năm đầu tiên các em làm quen với môn
học và tiếp xúc ngôn ngữ mới.
b.Thành công- Thành công:
* Thành công : Khi đề tài này được tiến hành các học sinh rất hứng thú với
các biện pháp được áp dụng.Các em mong đợi đến tiết học để các em được
tham gia vào các trò chơi.
* Hạn chế: Do điều kiện của trường không đáp ứng đủ tài liệu và nguồn tài
liệu chưa phong phú, khuôn viên lớp học quá nhỏ mà số lượng học sinh đông.
Vì thế chưa khai thác hết được khả năng của các em.
c.Mặt mạnh-mặt yếu:
-Mặt mạnh:
-Giúp các giáo viên tiếng anh thu hút được các đối tượng học sinh và đạt hi ệu
quả cao trong các tiết dạy.
- Giải quyết được khó khăn trong việc dạy môn Tiếng Anh.
- Đề tài này có thể áp dụng ở nhiều trường tiểu học và ở mọi đối tượng học
sinh.
-Mặt yếu:
-Một số học sinh chưa phát huy hết khả năng của bản thân trước tập thể.
d.Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
* Nguyên nhân
6
+ Muốn làm thay đổi hình thức hoạt động, tạo không khí lớp học dễ chịu,
thoải mái.
+ Giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức, đồng thời phát triển khả
năng giao tiếp ở trẻ.
*Các yếu tố tác động
Vì sao học sinh không thích các tiết học Tiếng Anh?
Phần lớn các tiết học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh
lắng nghe và làm theo, không có tính giao tiếp. Hình thức tổ chức đơn điệu,
nhàm chán, không hứng thú với học sinh
Nội dung kiến thức trong một tiết học là quá nhiều cộng với việc phân chia
sĩ số lớp theo qui định hiện nay là quá đông đối với một lớp học ngoại ngữ
chính vì vậy nên thật khó có cơ hội cho tất cả các em được thực hành tiếng
trong một giờ học cũng như việc vận dụng lí thuyết để làm các bài tập trong
sách workbook.
Giáo viên thiếu sự gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh
để hiểu các em.
Phần lớn phụ huynh không biết Tiếng Anh, cơ hội giao tiếp với người bản
xứ ít nên học sinh không có cơ hội thực hành nói.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Ở trường chúng tôi, Tiếng Anh còn khá xa lạ với nhiều trẻ em, phần đa trẻ
trước khi đi đến lớp học Tiếng Anh chưa biết từ Tiếng Anh nào. Các bậc phụ
huynh, chính các em học sinh chưa nắm bắt được tầm quan trọng của môn học
này, nên việc dạy – học môn Tiếng Anh ở địa phương tôi còn gặp không ít
khó khăn, hơn nữa các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học cũng đang thiếu thốn
nhiều. Chính vì vậy mà tôi luôn băn khoăn làm thế nào để học sinh thích học
môn Tiếng Anh, làm thế nào để việc học của học sinh có hiệu quả. Bên cạnh
đó có thể hiểu rằng hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh
đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự
ham thích và cao nhất là niềm đam mê đối với một đối tượng trong quá trình
học. Đối với mỗi mức độ của hứng thú, học sinh ở những lứa tuổi khác nhau
7
có những biểu hiện khác nhau, nhưng ở cấp tiểu học đa số các em đều chỉ thể
hiện ở mức chú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các
em chưa ý thức được những lợi ích của việc học tập.Hơn nữa, đây là năm đầu
tiên các em làm quen với ngôn ngữ mới nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ về cách
ngữ điệu, chữ viết, cách phát âm hoàn toàn khác tiếng mẹ đẻ.Do đó, thiết nghĩ
mỗi người giáo viên tiểu học phải là một người đưa đường bền bỉ, là người
bạn đồng hành của tất cả các em trên con đường đi tìm niềm đam mê đối với
tri thức. Hơn ai hết, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú
học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên.
Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm.
Chính vì thế việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho
từng đối tượng của từng bậc học, lựa chọn phương pháp, thủ thuật khoa học
phù hợp mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách
độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy
và học tập môn Tiếng Anh.
Kết quả điều tra:
46 học sinh
Trước khi áp dụng
Rất thích
SL
5
%
10,8
Thích
SL
10
đề tài
8
%
21,7
Bình thường
SL
10
%
21,7
Không thích
SL
21
%
45,7
Kĩ năng đọc - viết
3,75 – 4
Trước
2,75 -3,5
2,0 - 2,5
<2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
8,7
9
19,6
13
28,3
20
43,4
-Tổng hợp 4 kĩ năng
Kĩ năng nghe
4,5 – 5
SL %
Trước
8
17
Kĩ năng nói
3,5 - 4,25
SL
%
2,5 - 3,25
SL %
10
28
22
Hiệu quả của đề tài
Trước khi áp dụng đề tài
61
1
SL
4
%
9
0,75
SL %
3
7
Tổng điểm 4 kĩ năng
9 - 10
7–8
SL
%
SL
%
2
4,3
9
19,6
0,5
SL %
39
85
5–6
SL %
35 76,1
III.Giải pháp – biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây,
vì lợi ích trăm năm trồng người.” Giáo viên chính là những người gieo hạt.Vậy
để có mầm xanh khỏe mạnh đáp ứng được nhu cầu cao của thời đại công nghệ
và hội nhập thì bản thân mỗi giáo viên ngoài việc phải luôn tìm tòi, trau dồi
nghiệp vụ của bản thân, còn luôn trăn trở với công việc trồng người này. Để
góp phần năng cao năng lực và ham mê học tập của học sinh hơn thế nữa giúp
các em có một nền tảng và tâm thế vững vàng cho các cấp học sau.Tạo
không khí thoải mái cho trẻ khi tiếp cận với một ngoại ngữ mới một cách
nhẹ nhàng. Thêm vào đó giúp các trẻ em phát triển tính tò mò, hứng thú và
mong muốn nói được một thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ tạo thành động cơ, sự
ham thích học ngoại ngữ.
b.Nội dung –cách thức thực hiện giải pháp
b.1.Biện pháp thứ nhất:
Giúp trẻ có phong thái thật thoải mái trong giờ học. Biến mỗi tiết học là
một niềm vui.
9
Hay nói cách khác là giúp trẻ say mê việc học, bằng cách lôi cuốn trẻ bằng
những câu chuyện thú vị, những bài hát thường nghe. Giáo viên thường xuyên
đọc những đoạn thơ Tiếng Anh mà trẻ thích cho trẻ nghe.Khi đọc kết hợp gõ
phách và chú ý trước khi đọc giáo viên phải quảng bá tính hấp dẫn của đoạn
thơ đó. Giáo viên gọi hai em đứng cách xa nhau đứng lên đọc lại mẫu đoạn
thơ. Một em đọc câu thứ nhất, em kia đọc một câu thứ hai cho cả lớp nghe. Đôi
khi có thể kết hợp một em học sinh cùng với giáo viên để gia tăng sự chú ý cho
học sinh. Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu,
từng câu trong bài hát Tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Nhũng bài hát
ngắn gọn dễ nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe
các bài hát Tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ rất tốt. Không chỉ âm
nhạc mà những hình vẽ ngộ nghĩnh khi giáo viên vẽ để giới thiệu từ cũng sẽ
gây sự chú ý cao độ từ phía trẻ, trẻ con thường rất tò mò, trước hết chúng xem
cô giáo vẽ con gì, cái gì, đẹp hay xấu và để lại cho trẻ dấu ấn dễ nhớ, mà lại
khắc sâu. Nhìn vào hình vẽ trẻ sẽ đọc từ vựng tương ứng hoặc viết từ xuống
dưới hình hay đặt câu có chứa từ của hình vẽ minh họa. Với một hình vẽ
nhưng có thể giới thiệu cho học sinh nhiều tình huống sử dụng khác nhau.
Ví dụ: Với bức tranh vẽ một quả táo giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn
thành bốn câu sau:
1. I like an....... (apple) .
2. My favourite fruit is an..... (apple)
3. I have got an ............. (apple)
4. This.........is for you (apple)
Nhiều người vẫn thường hay đùa giáo viên cấp 1 là một nghệ sĩ tài ba với tài
biến hóa:Không chỉ vẽ tranh, đọc mẫu, viết mẫu mà còn làm động tác, sử dụng
ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt: Tiếng con vật(chim, chó, mèo...) hành động(nhảy,
hát...). Học sinh sẽ đoán từ qua điệu bộ cử chỉ của người giáo viên hay có thể
bắt chước vừa đọc, vừa làm điệu bộ. Thủ thuật này lôi cuốn toàn bộ các em
tham gia bởi trẻ có cơ hội được thể hiện năng khiếu của mình. Qua đó giúp trẻ
hình thành sự độc lập và sự tự tin.
10
b.2.Biện pháp thứ hai:
Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể. Mỗi tổ sẽ chịu trách nhiệm tổ
chức sinh hoạt lớp một tuần.Kế hoạch sinh hoạt lớp sẽ được giáo viên thông
qua và thực hiện.Khi các em tự tổ chức các em sẽ cảm thấy vai trò của mình
quan trọng hơn. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh
bằng cách trao cho các em một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả vì các em
sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.Các em có khả năng sáng tạo theo cách
các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và nhạt
nhẽo thành thú vị, sôi động.
Một số trò chơi như tổ chức thi “Rung chuông vàng” giữa các tổ với nhau.
“Đường lên đỉnh Olympia”. Nội dung câu hỏi do các em tự sưu tầm và có ý
kiến của giáo viên để cho câu hỏi sát với nội dung bài học mà chống nhàm
chán.Các tiết mục đọc thơ, hát, kịch hay đố vui bằng Tiếng Anh cũng được đan
xen.Tham gia vào trò chơi giúp các em cảm thấy thoải mái vừa ôn lài kiến thức
vừa trút bao căng thẳng mệt mỏi của giờ học tập. Giúp các em có một tâm thế
thoả mái cho những tiết học tiếp theo.
b.3. Biện pháp thứ ba:
Trẻ em học tiếng anh qua phương pháp học mà chơi-chơi mà học.
Để thu hút trẻ em học tiếng anh tốt nhất là nên thu hút trẻ em vào những trò
chơi đơn giản giúp trẻ em tiếp cận với tiếng Anh dễ dàng hơn. Lưu ý nên chọn
lựa trò chơi phù hợp với cả lớp để tất cả học sinh đều được tham gia.Trò chơi
phải phù hợp với lứa tuổi. Và tránh hình phạt mang tính bôi nhọ danh dự các
em.
Cách tổ chức chơi một số trò chơi:
TRÒ CHƠI 1: “DÀI – NGẮN – CAO – THẤP”
* Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: Luyện khả năng nghe về tính từ chỉ độ dài
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
11
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Giơ hai tay lên trước mặt theo
chiều thẳng đứng một khoảng. Khoảng cách giữa hai tay xa nhau (Cao-Tall)
tương tự Giơ hai tay lên trước mặt chiều thẳng đứng có một khoảng. Khoảng
cách giữa hai tay gần nhau(Thấp -short), tiếp tục giơ hai tay lên trước mặt
theo chiều ngang có một khoảng. Khoảng cách giữa hai tay xa nhau (Dài
-long) Tương tự giơ hai tay lên trước mặt theo chiều ngang có một khoảng.
Khoảng cách giữa hai tay gần( Ngắn -short) và yêu cầu học sinh làm theo lời
hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu giáo viên
làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho các em có định hướng về từ vựng.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng làm một nẻo.
Ví dụ. Một người quản trò hô “Short” và Khoảng cách giữa hai tay xa nhau.
Học sinh hô “short” vừa nhìn người quản trò làm lưu ý khoảng cách giữa hai
tay gần nhau chứ không làm khoảng cách giữa hai tay xa nhau.Nếu học sinh
hô hoặc làm khác phải thì bị bắt phạt
TRÒ CHƠI 2: “Slap the board - Đập bảng”
* Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: Luyện và thực hành một số từ vựng.
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
Giáo viên viết từ vựng lên bảng gọi một bạn làm trọng tài, ghi điểm và
hai bạn lên làm người chơi. Giáo viên hướng dẫn luật chơi. Hai người chơi
mặt quay xuống lớp , khi trọng tài gọi bất kỳ bạn nào đứng lên đọc từ có thể
là Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt thì người chơi sẽ nhanh tay đập vào từ vừa
nghe.Ai đập nhanh và chính xác ghi được năm điểm hai người chơi sẽ được
nghe năm lần.Sau đó trọng tài tổng kết tuyên bố người thắng cuộc. Do đó tất
cả đều phải thật sự lắng nghe để xem bạn nhắc đến ai và từ gì rồi qua đó giáo
viên đã giúp học sinh nhớ từ cũng như là rèn sự tập trung. Đồng thời rèn được
cho học sinh 2 kĩ năng nghe, nói cùng một lúc.
12
Ví d ụ: Giáo viên muốn ôn lại từ vựng về gia đình.Giáo viên sẽ viết từ lên
bảng.
TRÒ CHƠI 3:
“ Xì điện”
* Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: Luyện và thực hành một số từ vựng và ngữ pháp.
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
Đây là một hình thức gần giống như thủ thuật “Repitation drill”, với thủ
thuật này trẻ cần tập trung cao độ, mắt nhìn và tai nghe để phản xạ nhanh lại
theo yêu cầu của cô giáo. Giáo viên dùng những thẻ của bộ sách giáo khoa,
giáo viên đưa thẻ (hình vẽ minh họa) và đọc từ tương ứng. Nếu từ giáo viên
đọc là từ của hình vẽ thì học sinh đọc theo và vỗ tay, nếu từ giáo viên đọc
không đúng với hình vẽ thì học sinh đọc to từ chúng tìm ra nhưng không vỗ
tay. Để không nhàm chán có thể thay bằng cách đứng lên nếu cô đọc đúng với
hình còn sai thì ngồi yên. Nếu phòng học rộng thì cho học sinh xếp thành hai
hàng dọc sau đó giáo viên đọc nếu đúng thì nhảy qua phải một bước nếu sai
đứng yên. Như vậy tiết học sẽ trở nên sôi nổi và học sinh sẽ được củng cố từ
vựng một cách hào hứng.
V í d ụ: Để giúp học sinh nhớ mẫu câu:
Quản trò(xung phong) đưa cây bút và hỏi “Is it a book?” thì học sinh trả lời
“Yes, it is” đồng thời vỗ tay(đứng lên)
Nếu giáo viên đưa cây bút mà hỏi “Is it a book?” thì học sinh trả lời “No, it
isn’t” và không vỗ tay(ngồi im).
TRÒ CHƠI 4:
“Pass the ball-chuyền bóng”
* Mục đích giải trí: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: Luyện và thực hành một số từ vựng và mẫu câu
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
13
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
Giáo viên chuẩn bị một quả bóng nhựa, một cái máy nghe nhạc.Giáo viên
hướng dẫn luật chơi cho học sinh.Quả bóng sẽ chuyền tay nhau lần lượt từ tay
học sinh này sang học sinh khác đến khi nào nhạc dừng thì người nào đang
cầm trên tay quả bóng sẽ phải làm theo yêu cầu của giáo viên đưa ra ngay từ
đầu luật chơi. Ai giữ bóng lâu hay ném bóng lung tung sẽ bị loại khỏi cuộc
chơi và bị phạt.
V í d ụ.
Giáo viên yêu cầu khi nhạc dừng và ai trên tay cầm bóng thì phải nói ngay
một từ tiếng Anh về đồ dùng học tập như “A book”. Trò chơi này giúp học
sinh ôn từ một cách đầy hứng thú.Giáo viên chủ động kiểm tra được đối tượng
học sinh muốn kiểm tra.
b.4.Biện pháp thứ tư:Xây dựng một môi trường Anh ngữ trong mỗi lớp
học.
Ngay từ những buổi học đầu tiên giáo viên phải xây dựng ngay môi trường
Anh ngữ trong lớp của mình. Bước đầu để tránh làm một số em học yếu không
bắt kịp thì giáo viên có thể dùng song ngữ. Giáo viên sẽ cung cấp một số mẫu
câu và từ vựng liên quan đến học tập như từ các câu khẩu lệnh hay lời chào
hỏi.Và khuyến khích các em hạn chế nói Tiếng Việt trong giờ tiếng Anh.Trong
một tiết học em nào nói được nhiều câu tiếng anh nhất sẽ được khen thưởng.
Sau đây là một số mẫu câu nên khuyến khích học sinh sử dụng.
Ví dụ.
Bắt đầu bài học
-Hello Everybody, H ow are you today?
- Is everybody ready to start?
- What's the day today / What day is it today?
-Who’s absent today?
Kết thúc bài học
14
- All right, that's all for day.
- We'll finish this next time.
- Remember your homework.
- See you again on Monday.
Khi giáo viên gây ra sai sót trong lớp học có thể xin lỗi học sinh bằng
cách:
- I'll be back in the moment.
- I'm sorry.
- I've made a mistake on the board.
-Xin phép ra ngoài/ vào lớp
-May I go out?
-May I come In?
Cảnh báo học sinh khi các em gặp sai lầm:
- Be careful / Look out / Watch out.
- Mind / watch the step.
Hoạt động trong sách giáo khoa: .
- Open your books at page 10.
- Turn to page 10, please.
-Look at the dialog on page 10.
- Stop working now.
- Put your pens down.
- Let's read the text aloud.
- Do you understand everything?
Làm việc nhóm:
- Work in pairs.
- Work together with your friends.
- Work in groups
- Discuss it with your partner
Làm việc trên bảng:
- Go to the board, please.
15
- Go to the board and write the sentence out.
- Are these sentences on the board right?
- Anything wrong with sentence 1?
- Everyone, look at the board, please.
Câu mệnh lệnh:
- Close your books.
-Open your book.
- Sit down and be qiuet.
-Look, listen, stop.
Yêu cầu (tương tự câu mệnh lệnh nhưng dùng ngữ điệu thấp hơn):
- Come here, please.
- Can/Could you say it again?
- Raise your hand
-Listen and repeat
-Look, listen and repeat.
- Don't open your book, please!
- Don't talk in class!
-Stand up, please!
- Thank you! sit down, please !
- Keep quiet/silent, please!
- Be quiet, please!
-Gợi ý
- Let's start now.
- What about if we translate these sentences?
- You can leave question 1 out.
- There is no need to translate everything.
Câu hỏi:
- Do you agree with A?
- Can you all see?
16
- Are you sure?
- Do you really think so?
Câu khen/ khích lệ
-Well done
- Very good
- Perfect
- Congratulation
-Try your best
- Excellent
b.5. Biện pháp thứ năm:
Kết hợp khăng khít nhà trường và gia đình ( Công tác xã hội hóa giáo dục)
Để việc dạy – học Tiếng Anh đạt hiểu qủa cần sự giúp đỡ, kết hợp chặt
chẽ với gia đình. Với sự ra đời của thông tư 30 /2014/TT-BGDĐT, phụ huynh
học sinh đã hiểu rõ và nhận thức được cách thức đánh giá học sinh theo hướng
đổi mới, không còn trường hợp băn khoăn hay thắc mắc gì về việc không cho
điểm học sinh, đa số đều đồng ý đó là cách giảm được áp lực học tập cho các
em, chỉ rõ những hạn chế của học sinh, phương hướng giải quyết để gia đình,
nhà trường, học sinh cùng phối hợp thực hiện. Đặc biệt là kịp thời động viên,
khuyến khích các em tích cực phát huy hết khả năng của mình. Hơn thế phụ
huynh càng có điều kiện để quan tâm con em mình hơn, đồng hành cùng nhà
trường trong việc học của con nhiều hơn.Thời gian các em ở tại nhà rất nhiều,
nếu tại gia đình các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc học Tiếng Anh của
các em thì công sức thầy cô giảng dạy cố gắng trên lớp xem như muối đổ biển.
Phụ huynh cũng là một kênh thông tin để đánh giá học sinh, có thể phản hồi lại
những lời phê, nhận xét của giáo viên.Và nhất là cuối học kỳ, phụ huynh cũng
được trao đổi về khen thưởng đối học sinh. Trẻ đang lứa tuổi ham chơi nên dễ
quên khi không được nhắc nhỡ ôn luyện. Một số phụ huynh quan tâm đến
việc học của các em nhưng phương pháp sử dụng chưa khoa học nên kết quả
không giúp con yêu môn Tiếng Anh mà nhận lại một kết quả hoàn toàn ngược
với mong muốn ban đầu. Sau đây là một vài mẹo nhỏ để những phụ huynh chỉ
17
nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần
nhớ kĩ 2 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập
làm trên giấy.
Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách?
Thường thì phụ huynh bắt con em mình thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ
pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD,
thậm chí theo học nhiều giáo viên một lúc. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch
học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh
hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp.
Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các bậc phụ huynh đã làm cho con
mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc,
không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các
em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng
sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh
cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà
mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em
thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ
không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không
nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.
Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?
Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác
dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp
vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng
không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã
hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm
thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là
lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người
sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết
nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện
tập thụ động.
18
c.Điều kiện thực hiện biện pháp.
Để thực hiện được các biện pháp này giáo viên Tiếng Anh và giáo viên chủ
nhiệm cũng như các bậc phụ huynh cần phối hợp với nhau để tiến hành đông
bộ. Trước khi thực hiện cần xác định những yêu cầu và mục đích của việc thực
hiện.
- Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết học.
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố
vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Các biện pháp này có một mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể tách
rời hoặc bỏ đi một biện pháp nào ở trên. Chỉ khi phối hợp các biện pháp trên
với nhau thì mới đem lại kết quả cao.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Năm học 2015-2016 là năm thứ tư tôi được phân công giảng dạy tiếng anh ở
khối 3 Trong ba năm tôi giảng dạy đã tiến hành áp dụng phương pháp học mới
vào khối ba.Vào đầu năm học 2015-2016 tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra và
có trò chuyện với các em ở khối 3.Qua điều tra và trò chuyện tôi được biết
phần lớn các em mong chờ đến tiết học .
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu.
Tôi đã tiến hành thăm dò 46 học sinh thuộc khối 3
Phiếu điều tra
Trước khi áp
dụng các
biện pháp
gây hứng
thú.
Sau khi áp
dụngcác
biện pháp
gây hứng
thú.
19
-Kết quả điều tra:
46 học sinh
Rất thích
Trước khi áp dụng
SL
5
đề tài
Sau khi áp dụng
15
Thích
%
10,8
32,6
Bình thường
Không thích
SL
10
%
21,7
SL
10
%
21,7
SL
21
%
45,7
20
43,5
6
13,04
5
10,8
đề tài
Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp mới thì kết quả thu được có phần khả
quan hơn trước. Đây là kết quả thu được từ học kì I năm học 2015-2016 như
sau:
Kĩ năng nghe
4,5 - 5
SL %
Kĩ năng nói
3,5 - 4,25
SL
%
2,5 - 3,25
SL
%
Trước
8
17
10
30
28
61
Sau
15
33
15
33
16
35
1
SL
4
10
0,75
SL %
%
9
3
7
22
15
33
0,5
SL %
39
85
21
46
Kĩ năng đọc - viết
3,75 – 4
Trước
Sau
2,75 -3,5
2,0 - 2,5
<2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
8,7
9
19,6
13
28,3
20
43,4
14
30
16
35
12
26
4
8,7
-Tổng hợp 4 kĩ năng
20
Hiệu quả của đề tài
Trước khi áp dụng đề tài
Sau khi áp dụng đề tài
Tổng điểm 4 kĩ năng
9 - 10
7–8
SL
%
SL
%
2
4,3
9
19,6
10
21,7
20
43,4
5–6
SL
%
35
76,1
16
34,8
Từ phiếu điều tra trước và sau khi áp dụng đề tài cho thấy 32,6% học sinh
rất thích môn tiếng anh, 43,5 % học sinh thích giờ học Tiếng Anh vì có nhiều
bài học hay, các em được tham gia các trò chơi vui nhộn. Điều này cho thấy
cách tổ chức và truyền tải nội dung hấp dẫn gây hứng thú dễ thu hút được cho
các em.Có 13,04% học sinh thấy giờ học bình thường và 10,8% còn lưỡng lự
lúc vui thì thích còn buồn thì không thích. Con số này cho thấy rằng kiến thức
môn học ít nhiều bổ ích cho các em và giáo viên cần chú ý đến một số ít học
sinh còn thơ ơ với môn học để kéo các em vào môn học tốt hơn. Nhìn vào
chất lượng học sinh ở học kỳ I cho thấy trước khi áp dụng các biện pháp mới
vào tiết học thì kết quả của các em rất thấp. Nhưng khi áp dụng đề tài này
trong học kỳ I đã thấy có biến chuyển rõ rệt.Số học sinh chưa đạt ở các kỹ
năng giảm đáng kể và số học sinh hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các kỹ
năng tăng lên khá nhiều.
Đây là một trong những tiết học ở lớp tôi đã thực hiện
GIÁO ÁN CHI TIẾT
Unit 10: Our break time
Lesson 3: Write and Let’s sing
Period : 32
I.
Objectives:
- By the end of this lesson, Ss will be able to express their ideas about
some specific games and activities at break time.
- Support some weak pupils to how to write their ideas about some specific
games and activities at break time.
II. Language focus:
21
Sentence Patterns:
I don’t like playing football.
I like playing badminton.
III. Teaching aids:
- Teacher’s aids: pictures, CD song, pupil’s book.
- Student’s aids: book, notebook, workbook.
IV. Techniques: work in pairs, work in group, individual work ,
V. Procedures:
Procedures
I. Class organization: Hi everyone, How are you today?
Interaction
II. Warm up: Play game: “miming”
- T divides class into 5 groups
Group work.
- T gives some pictures about activities at break time.
- T calls 5 students of each group go to the board, back
against the board.
- Members in 5 groups have to use their mine to describe
the activity in each picture.
- 5 students who are in front of class have to look at their
group’s mine, guess and write the activities exactly and
quickly.
- Winner will be a group who has many correct answers
- Ask students to read the words again
III. New lesson:
3. Write:
Pre - writing
( We have just played game about the activities at break
time)
Whole class
-Introduce a context
-Point to the picture and say “I like chatting with friends
And then continute with some pictures
Pict A: I like playing hide and seek
22
Pict B: I like playing chess
Give the conclusion
I like ……………………. (tôi thích làm…..)
Individual
E.g
I like reading.
Ask students to find out more examples.
- Do the same with “I don’t like”
Whole class
- Ask students to open their books on page 71.
- Have students look at the pictures in this section to Pair work
identify the activities.
- Ask students to read the examples before class.
- Write the examples on the board.
- I like playing badminton
Individual
- I don’t like playing football. I like playing chess
- Read the examples and ask students to listen and repeat.
-Call some weak pupils to read again.
While – writing
Individual
- Ask students to work in pairs and fill in the sentences 3
& 4 with teacher’s suggestion.
3. I like……………………..
Whole class
4. I don’t like……………….
- Call some students to read their answers before class
Pair work
- Check and give the correct answer
- 3. I like playing hide and seek.
-4. . I don’t like playing chess.
- Give two more pictures to students practice writing
(flying a kite(V) / riding a bike(X )
Whole class
- Ask students to compare their answers with their partners
- Call students to give their answer before class.
23
- Check and give comment weak pupils’ writings
Group work
- Correct.
- I like flying the kite.
Pair work
- I don’t like riding a bike
- Check students' comprehension.
- Have the whole class read chorally to reinforce their
pronunciation.
Whole class
Post – writing
- Have students play the game “ Pass the ball” by using
the model parterns.
Guide the rule of the game.
When students listen to music they have to pass the ball to
their friends’ hands.If music is stopped,a student with the
ball in hand has to talk a sentence with
I like ………………….
I don’t like……………
4. Let’s sing:
Whole class
- Put the poster of the song on the board. Tell students that
they are going to listen a song.
- Ask students to answer some questions for students
identify the characters in the picture:
Individual
Who are they? What are they doing ?
- Play the recording the first time for students to listen.
- Play the recording again for Ss to listen and repeat each
line of the song.
- Call each team sing the song again.
- Have students play game “ The voice kids”
Guide the rule of the game.
Whole class
- 3 students from each team are going to join a music
contest with the name “The voice kids”
24
- 3 members are going to sing a song in front of the class.
Teamwork
- A winner will be a person with the majority votes .
Individual
5. Reinforcement
- Read some sentences and ask students to make:
+ A happy face with the sentences: I like…..
+ A sad face with the sentences: I don’t like….
Whole class
HOMELINK:
- Asks Students to practice singing the song.
- Do exercise in Work Book.
* Comment:
……………………………………………………….…
Whole class
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
- Với sự thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa cùng với sự chỉ đạo
của ngành GD về việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các cơ sở giáo
dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, việc áp dụng
nhiều thủ thuật dạy học kết hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ để
đem lại hiệu quả tối đa trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh là điều hết
sức cần thiết.
- Với đặt trưng của môn học là khó nhớ dễ quên nên rất dễ gây ra sự chán
nản cho người học. Vì thế việc vận dụng nhiều thủ thuật dạy học kết hợp với
nhiều phương tiện dạy học là để thu hút được nhiều đối tượng học sinh tích
cực trong học tập và tạo hứng thú học tập cho các em. Đặc biệt là đối với học
sinh Tiểu học.
- Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà
trường nên đôi lúc gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.
- Khả năng tiếp cận của học sinh còn một số hạn chế đặc biệt một số em người
dân tộc thiểu số nên các em còn nhút nhát.
2. Kiến nghị:
25