Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

skkn một số BIÊN PHÁP gây HỨNG THÚ CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG về số LƯỢNG, CON số và PHÉP đếm môn làm QUEN với TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.92 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BIÊN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ
LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM MÔN LÀM QUEN VỚI
TOÁN.


A, PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì
chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học
cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng...
Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả
năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc
các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ. Là người
giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn
dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Tôi
thấy việc đổi mới "giáo dục làm quen với toán" cũng đã có định hướng đổi mới hình
thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng.
Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái,
đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán.
Qua quá trình dạy trẻ hoạt động với toán theo hình thức cải cách, tôi nhận thấy
trẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với
toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình.
Từ nhận thức thực tế đó và sau khi được học chuyên đề "đổi mới hình thức giáo
dục làm quen với toán" ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, đặc biệt là việc hình thành biểu tượng về


số lượng, con số và phép đếm cho trẻ. Đây cũng là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi
“Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 hình thành biểu tượng về số
lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán”.


Trường mầm non Yên Thanh nói chung và lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường
đã và đang thực hiện chương trình hình thành các biểu tượng toán cho trẻ theo hình
thức đổi mới. Qua quá trình dạy, tôi thấy khả năng và hứng thú học toán của trẻ so với
chương trình cải cách đã cao hơn.
2 – Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi:
Lớp tôi là lớp điểm ở trường tại khu trung tâm, lớp có cơ sở vật chất tương đối
đầy đủ, bàn ghế đúng quy cách. Ban giám hiệu chỉ đạo giúp đỡ chuyên môn cho giáo
viên nhiệt tình, có sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh, có sự quan
tâm sâu sắc của phòng giáo dục. Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn vững và trực
tiếp giảng dạy cho trẻ làm quen với toán theo hình thức đổi mới ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi
của trường.
* Khó khăn:
Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động làm quen với toán chưa đầy đủ.
Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn
học.


Từ những thuận lợi và khó khăn và tình hình thực trạng trên, qua quá trình giảng
dạy, tôi đã nghiên cứu trên 40 cháu lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, thời gian nghiên cứu trên
một năm.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu quá trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi,
hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, từ
đó tìm ra biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi học lập số môn làm quen với toán.

III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Trong khuôn khổ của đề tài tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số biện
pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con

số và phép đếm môn làm quen với toán.

IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu:
- Nghiên cứu trẻ lớp mẫu giáo 5A1 trường mầm non Yên thanh.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu
tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán.


V. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
- Việc dạy trẻ hình thành các biểu tượng toán sở đẳng sẽ đạt được hiệu quả cao
hơn, trẻ sẽ có các kỹ năng, sẽ có đầy đủ những biểu tượng toán, trẻ hứng thú cao và
tham gia hoạt động hình thành các biểu tượng về toán một cách thoải mái, tự tin khi cô
giáo có những biện gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng,
con số và phép đếm môn làm quen với toán.

VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình hình thành biểu tượng về số lượng,
con số và phép đếm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
2. Đề xuất một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ ẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thành
biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán.

VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:
1. Phương pháp tham khảo tài liệu
2. Phương pháp quan sát
3. Phương pháp điều tra viết
4. Phương pháp phỏng vấn



5. Phương pháp thực nghiệm giáo dục
6. Phương pháp trắc nghiệm khách quan
7. Phương pháp phân tích nội dung
8. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP
ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI:
1. Đặc điểm phát triển những biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi:
Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của các sự vật và hiện tượng đa dạng. Ngay từ
nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu sắc, kích thước và số


lượng phong phú, với các âm thanh chuyển độngcó ở xung quang trẻ Trẻ lĩnh hội số
lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như: Thị giác, thính giác, giác quan vận
động...
Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tập
hợp, các tập con trong tập lớn. Trẻ khái quát được một tập lớn gồm nhiều tập con và
ngược lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể gộp lại với nhau theo một đặc điểm chung nào
đó để tạo thành một tập lớn. khi đánh giá độ lớn của các tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn ít bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt của các phần tử của
tập hợp.
Hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo lớn đã phát triển lên một bước mới, trẻ rất thích
đếm và phần lớn trẻ nắm được trình tự của các số từ 1- 10, thậm trí còn nhiều số hơn
nữa. Trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 trong quá trình đếm, mỗi từ số ứng với một phần
tử của tập hợp mà trẻ đếm. Trẻ không chỉ hiểu rằng, khi đếm thì số cuối cùng là số kết
quả ứng với toàn bộ nhóm vật, mà trẻ còn bắt đầu hiểu con số chỉ là chỉ số cho số
lượng phần tử của tất cả các tập hợp có cùng độ lớn không phụ thuộc vào những phụ

thuộc vào những đặc điểm, tính chất cũng như cách sắp đặt của chúng.
Trẻ 5- 6 tuổi bắt đầu hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề của dãy số
tự nhiên(mỗi số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau một đơn vị và mỗi số đứng sau lớn
hơn số đứng trước một đơn vị). Trên cơ sở đó dần dần trẻ hiểu quy luật thành lập dãy
số tự nhiên n±1. Kỹ năng đếm của trẻ ngày càng trở nên thuần thục, trẻ không chỉ đếm


đúng số lượng các nhóm vật mà còn cả các âm thanh và động tác, qua đó trẻ hiểu sâu
sắc vai trò của số kết quả. Mặt khác, trẻ không chỉ đếm từng vật mà còn đếm từng
nhóm vật, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của các khái niệm đơn vị - đơn vị phép
đếm có thể là các nhóm vật chứ không chỉ là từng vật riêng lẻ.
Hơn nữa dưới tác động của dậy học, trẻ lớn không chỉ biết đếm xuôi mà còn biết
đếm ngược trong phạm vi 10, trẻ nhận biết các số từ 1-10. Trẻ hiểu rằng mỗi con số
không chỉ được diễn đạt bằng lời nói mà còn có thể viết, và muốn biết được số lượng
các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào cũng phải đếm, mà đôi lúc chỉ cần nhìn
con số biểu thị số lượng của chúng. Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng
phát triển tư duy trìu tượng cho trẻ, phát triển khả năng trừu suất số lượng khỏi những
vật cụ thể, dậy trẻ thao tác với các ký hiệu con số.
Như vậy cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,
bước đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều đó tạo cơ sở cho trẻ
học các phép tính đại số sau này ở trường phổ thông. Tiếp tục dạy trẻ phép đếm trong
phạm vi 10, trẻ lớn không chỉ đếm từng vật riêng lẻ, mà còn đếm từng nhóm vật. Nhờ
vậy mà tư duy của trẻ tiếp tục được phát triển, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn
vị, tạo tiền đề cho trẻ hiểu bản chất của các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ
thông.


2. Nội dung hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi
Nội dung hình thành cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi các biểu tượng về số lượng, con

số và phép đếm cần hướng tới việc củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức, kỹ
năng mà trẻ đã được học từ các lớp trước. Hơn nữa nội dung dạy trẻ phải có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và tư duy toán học cho trẻ nhỏ. Ngay từ các lớp mẫu giáo
bé và nhỡ, trẻ đã được làm quen với các bài tập học cách phân tách các tập con trong
tập lớn theo dấu hiệu như: mằu sắc, kích thước, hình dạng... Trẻ đã nắm được các biện
pháp so sánh độ lớn của các tập hợp hoặc các tập con trong tập lớn bắng cách thiết lập
mối tương ứng 1:1 giữa các phần tử của các tập hợp hoặc của các tập con, xác định mối
quan hệ của chúng và diễn đạt mối quan hệ đó bằng lời nói. Trẻ đã nắm được kỹ năng
đếm trong phạm vi 5, xác định số lượng các phần tử trong tập hợp hay số các tập con
trong tập lớn bằng phép đếm và phản ánh độ lớn của tập hợp bằng từ số.
ở lớp mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ.
Nếu trẻ bé va nhỡ thường nhận biết tập hợp theo các dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy
như: màu sắc, kích thước, hình dạng, thì trẻ mẫu giáo cần nhận biết các tập hợp theo
những dấu hiệu phức tạp hơn. Ví dụ: trẻ phân loại đồ chơi theo vật liệu tạo nên chúng (
đồ chơi bằng nhựa, đồ chơi bằng gỗ... ), sau đó đếm để xác định và so sánh số lượng
từng loại đồ chơi.


Trẻ mẫu giáo lớn cần tiếp tục hoc phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10, trẻ
được làm quen với cách lập các số tiếp theo 5 số đầu của dãy số tự nhiên (6,7,8,9,10)
trên cơ sở so sánh các tập hợp cụ thể có độ lớn bằng nhau hoặc hơn kém nhau một
phần tử. Trẻ học cách tạo các tập hợp với số lượng nhất định bằng cách thêm bớt. Trẻ
học cách hình thành số tiếp theo từ số đứng trước bằng cách thêm 1 vào số đứng trước,
qua đó trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên. Dạy trẻ
nhận biết các con số từ 1-10.
Để củng cố và phát triển kỹ năng đếm cho trẻ 5-6 tuổi, cần tổ chức cho trẻ luyện tập
đếm các nhóm vật được xếp theo các cách khác nhau trong không gian. Qua luyện tập
đếm, kỹ năng đếm của trẻ không chỉ được củng cố và phát triển mà nó còn giúp trẻ
hiểu rằng, số lượng của nhóm vật không phụ thuộc vào tính chất của các vật, vào cách
sắp đặt của chúng, cũng như vào hướng đếm (đếm từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ

trên xuống dưới.... ). Cần dạy trẻ đếm tách các nhóm vật có số lượng trong phạm vi 10
theo số lượng mẫu và theo con số cho trước, luyện tập đếm bằng các giác quan khác
nhau, nhận biết độ lớn các tập hợp trong phạm vi 10. Các bài luyện tập này đồng thời
cũng góp phần phát triển độ nhạy cảm của các giác quan.
Ngoài ra, nội dung dạy trẻ còn hướng vào việc cho trẻ làm quen với các phép biến
đổi đơn giản như: thêm, bớt, chia các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 làm
hai phần theo các cách khác nhau. Trên cơ sở đó cho trẻ làm quen với thành phần con



×