CHƯƠNG 4
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1 Định nghĩa về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa, đề cập sự
tham gia của cộng đồng có lợi ích liên quan trong việc quản lý tài nguyên đất và nước, rừng và
động vật hoang dã, nguồn lợi thủy sản [4].
Theo Trung tâm Nước và Vệ sinh Quốc tế, khái niệm về quản lý nước dựa vào cộng đồng
lần đầu tiên được giới thiệu tại Hội nghị thế giới về nước năm 1977 ở Achentina cho chương
trình quốc tế Thập kỉ về cung cấp nước và vệ sinh trong những năm 1980. Sau đó, lần lượt các ý
tưởng về quản lý nước dựa vào cộng đồng và phi tập trung hóa trong cấp ước được thử nghiệm,
củng cố và lan rộng trong những năm 1990, đặc biệt là ở những nước đang phát triển sau sự kiện
quốc tế Hội nghị tư vấn toàn cầu về nước sạch được tổ chức tại New Delhi năm 1990 và Tuyên
bố Dublin về nước và phát triển bền vững năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất ở Rio
de Jainero được tổ chức năm 1992 tại Bazil [4].
1.2 Nguyên tắc và các khía cạnh chính trong quản lý mơi trường nước dựa vào cộng
đồng
Ngun tắc:
Nguyên tắc cốt lõi của quản lý nước dựa vào cộng đồng là dù tồn tại dưới bất kì hình thức
nào, vẫn là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy trì các hệ thống
cấp nước mà cộng đồng được hưởng lợi [4].
Ba khía cạnh chính trong việc quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng
-
Trách nhiệm: cộng đồng tham gia có quyền làm chủ (quyền sở hữu) và có nghĩa vụ tham
gia vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành cơng [4].
-
Quyền lực: cộng đồng có quyền hợp pháp ra quyết định nhữnng việc có liên quan đến
kiểm sốt, vận hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm với tư cách
vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý [4].
-
Kiểm sốt: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả tử các quyết định
của mình có liên quan đến hệ thống. Ở khía cạnh này, ý chính là đề cập đến năng lực của
cộng đồng có khả năng đóng góp về mặt kỹ thuật, nhân cơng và tài chính, cũng như là sự
hổ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính
bền vững của hệ thống cung cấp nước [4].
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng là một q trình có sự tham gia, mà cộng
đồng là trung tâm của hệ thống quản lý có hiệu quả. Và tùy vào quy mơ cộng đồng, luật pháp
nhà nước, thể chế và năng lực của từng bối cảnh ở các địa phương, vùng, miền, khu vực mà mơ
hình quản lý này có thể xác lập dưới dạng hộ người tiêu dùng và nhóm hành động cộng đồng khu
vực thành thị hoặc nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy lợi ở các vùng nông thôn [4].
Quản lý tài nguyên nước không bao hàm ý cộng đồng phải có trách nhiệm với tất cả các
khía cạnh trong quản lý tài nguyên nước. Họ có tham gia vào mộ, một vài hoặc tất cả công việc
quản lý, vận hành, kỹ thuật và tài chính của một hệ thống cấp nước. Mức độ tham gia của cộng
đồng cũng rất đa dạng, từ những việc đơn giản như chia sẻ các thông tin về kế hoạch [4].
1.3 Mô hình về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng về hình thức và mức độ, nên rất khó có thể nói
chính xác mơ hình quản lý tài ngun nước dựa trên cộng đồng nào là tốt nhất ở Việt Nam hiện
nay vì khi mỗi mơ hình thích ứng cho một cộng đồng cụ thể với những đặc trưng riêng về dân
cư, địa lý, thể chế và văn hóa. Vì thế, khi xem xét mức độ thành công của một mô hình quản lý
tài nguyên dựa vào cộng đồng, cần phải dựa vào những tiêu chí cụ thể. Về mặt lý thuyết, những
tiêu chí cơ bản để đáng giá một mơ hình được xem là thành cơng có thể bao gồm: việc thực hiện,
tính bền vững, lợi ích thu được. Sau đây là mơ hình quản lý tài ngun nước dựa vào cộng đồng
đã được áp dụng tại nhiều tỉnh của nước ta [4].
Mơ hình truyền thống hoặc bản địa: Nước là tài sản chung
Mơ hình quản lý tài ngun nước dựa vào cộng đồng thường gặp ở các vùng cao, miền
núi nơi dân cư bản địa sinh sồng và các vùng đồng bằng. Việc quản lý tài nguyên nước của người
dân ở những vùng này hoàn toàn được định hướng bởi luật tục. Vì thế, Luật tục có vai trị quan
trọng trong việc sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất [4].
Giếng làng là một loại hình cung cấp nước khá phổ biến trong các cộng đồng dân cư
vùng đồng bằng nhiều tỉnh như Hà Tây, Nghệ An, Hà Tỉnh… Mỗi làng thường có một giếng và
giếng là tài sản chung của cả cộng đồng. Tất cả mọi người đều có quyền sử dụng nước giếng cho
mục đích sinh hoạt và có nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước giếng. Việc quản lý và bảo vệ giếng là
trách nhiệm chung của cả cộng đồng, không do bất một cơ quan nào quản lý. Việc chăn thả tự do
gia súc, vứt rác bừa bãi quanh khu vực giếng đều bị ngăn cấm. Mỗi năm, làng sẽ tổ chức những
ngày lao động cơng ích để làm sạch và duy tu giếng. Người dân không phải trả chi phí cho việc
sử dụng nước nhưng họ phải đóng góp cơng lao hoặc tiền nếu họ muốn xây dựng thành giếng
bằng bêtông. Tuy nhiên, theo quan sát cho thấy, giếng trong làng không thể đào sâu hơn 5 m để
sử dụng vì có chứa phèn nhưng giếng làng có thể sử dụng mặc dù chất lượng nước uống có thể
khơng đáp ứng do có thể bị nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ đồng ruộng [4].
Đối với cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, họ có phong tục bảo vệ rừng và nguồn nước đầu
nguồn bằng cách thần thánh hóa tài nguyên của họ. Họ tin rằng tất cả sơng, suối, mó nước và
rừng đầu nguồn đều có “linh hồn” hoặc thuộc thần linh, nên mỗi khi sử dụng nước họ đều lập
bàn cúng tế, thực hiện các lễ nghi. Luật lệ này dần trở thành luật tục về việc bảo vệ tài nguyên
nước trong cộng đồng bản địa [4].
Những luật tục đó có thể thấy rõ ở người Thái ở tỉnh phía Bắc, luật quy định không một
ai được phép giết mổ gia súc, gia cầm, xả rác ở đầu nguồn nước, bất kì vi phạm nào cũng đều bị
xử phạt, kể cả già làng [4].
Ở cộng đồng người Mường, Giao, H’Mông thường xây dựng hệ thống cấp nước chung
bằng các guồng nước làm từ tre, nứa và hệ thống nước tự chảy để dẫn nước từ trên cao xuống
thấp dẫn vào các ruộng nương [4].
Người Thái ở Lai Châu có những qui định rất nghiêm trong việc bảo vệ nguồn nước Pak
Bom, Pak Muoi ở gần khu vực rừng thiêng. Luật tục quy định rõ các điều khoản liên quan đến
việc giải quyết xung đột về nguồn nước tưới tiêu, thay đổi bất hợp pháp dòng chảy và tranh
giành các ống cấp nước bị xem như là hành vi ăn cắp. Ngoài ra, luật tục cũng xử phạt rất nặng
những người mà phá bẫy cá và ăn trộm cá của người khác hoặc đánh cá trộm từ cánh đồng hoặc
ao hồ của người khác. Trong đó, việc phân chia ranh giới các đoạn suối cho mọi người dân nuôi
cá cũng được qui định. Họ dùng cành cây phân dòng suối ra và treo một cọc tre leo lên thân cây
để đánh dấu. Đó là dấu hiệu báo cho người khác biết đoạn suối đó dã có chủ, nếu như có bất kì vi
phạm nào bị phát hiện sẽ bị phạt tiền và rượu thịt [4].
Có thể cịn có rất nhiều mơ hình truyền thống khác vể quản lý tài nguyên nước dựa vào
cộng đồng ở Việt Nam chưa được khám phá. Những mơ hình đó đã tồn tại rất lâu đời và gắn liền
với đời sống văn hóa của họ. Tuy chưa có thơng tin hoặc điều tra cho thấy mơ hình nào là thành
cơng nhất nhưng tính bền bững của chúng thì đã được xác định một cách rõ ràng [4].
Mơ hình tiên tiến – tài ngun nước là một loại hàng hóa
Với sự thay đổi ngày càng tăng của nền kinh tế - xã hội định hướng theo thị trường của
Việt Nam, sự phát triển của mô hình tiên tiến về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng là
tất yếu. Trong đó, nước với tư cách là một nguồn tài nguyên giới hạn và được chấp nhận rộng rãi
như một loại hàng hóa thương mại phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi và cấp nước sinh hoạt
[4].
a) Nước cho nông nghiệp: Quản lý thủy lợi có sự tham gia
Quản lý thủy lợi có sự tham gia là phương pháp hiệu quả cho việc quản lý tài nguyên
nước dựa vào cộng đồng vì cộng đồng đều hưởng lợi sẽ cùng tham gia với tư cách là người sử
dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là hệ thống thủy lợi có quy mô nhỏ. Về mặt thể
chế, các đánh giá gần đây cho thấy có ba mơ hình quản lý thực hiện ngày càng tốt do sự tham gia
ngày càng tăng của cộng đồng trong q trình ra quyết định: Mơ hình tổ chức nông dân và nhà
nước cùng quản lý; Mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nơng dân và một tổ chức có liên quan
đến nhà nước; Mơ hình tổ chức cộng đồng tự quản lý [4].
-
Mơ hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý
Mô hình này tồn tại ở xã Bắc Thành, Trung Thành, Xuân Thành, Yên Thành tỉnh Nghệ
An. Các tổ chức nông dân như Hợp tác xã sử dụng nước hay hợp tác xã nông nghiệp sẽ được
thành lập và phối hợp với Công ty Thủy nông Bắc Nghệ An (công ty dịch vụ nhà nước) để cung
cấp dịch vụ thủy lợi cho các hộ dân gia đình [4].
Cơng ty thủy lợi có nhiệm vụ cấp nước từ trạm đầu mối đến kênh cấp 3 và chuyển giao cho hợp
tác xã nông thôn hoặc hợp tác xã sử dụng nước để phân phối vào đổng ruộng.
Hợp tác xã nông nghiệp hay hợp tác xã sử dụng nước được thành lập theo Luật Hợp tác
xã. Mô hình Hợp tác xã nơng nghhiệp phù hợp cho các địa phương có các cơng trình thủy lợi
được bố trí ngay tại một xã hoặc một làng. Đối với hợp tác xã sử dụng nước lại thích hợp cho
việc quản lý và khai thác cơng trình thủy lợi có tuyến kênh liên thôn hoặc liên xã. Mỗi tuyến
kênh do một nhóm dịch vụ cấp nước độc lập chịu trách nhiệm phân phối và dẫn nước đến từng
mảnh ruộng của các hộ. Các hợp tác xã này có trách nhiệm duy tu, bảo vệ và dẫn nước từ tuyến
kênh vào hệ thống kênh nội đồng do họ kiểm sốt. Và thơng qua hợp đồng với công ty tthủy
nông, mỗi hộ sẽ có ruộng sẽ trả phí thủy lợi dưới sự giám sát của hợp tác xã [4].
Những lợi ích thu được từ mơ hình hợp tác xã sử dụng nước [4]:
+ Cải thiện quyền làm chủ và tinh thần trách nhiệm
+ Việc lập kế hoạch có sự tham gia một cách cẩn thận và hợp lý dựa trên tập hợp
yêu cầu tưới tiêu từ các hộ một cách hiệu quả và thời gian tưới tiêu.
+ Tiết kiệm nước đáng kể, hiệu quả tưới tiêu cao hơn, người cuối nguồn nhận
được nhiều nước hơn.
+ Các tuyến kênh duy tu tốt hơn, chi phí giảm do đội bảo vệ của hợp tác xã trực
tiếp đảm nhận, thái độ quan tâm của người dân được cải thiện.
+ Nguồn nước trong kênh luôn được giữ sạch vì thành viên hợp tác xã thường
xuyên tham gia thu gom rác.
Bên cạnh những lợi ích đạt được, các trở ngại và hạn chế của mơ hình vẫn cịn tồn tại
[4]:
+ Chính sách và khung luật pháp hỗ trợ còn yếu kém, chưa hiệu quả.
+ Năng lực quản lý và vận hành của các nhà quản lý còn hạn chế.
+ Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
+ Mức độ hiểu biết và nhận thức của nơng dân cịn hạn chế.
+ Hợp tác xã quản lý nước còn hạn chế về khả năng quản lý và tài chính.
-
Mơ hình chia sẻ quản lý tổ chức nông dân và một chức có liên quan đến nhà nước
Mơ hình này đã được thực hiện tại xả Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Tại đây, đội thủy lợi và tổ chức cộng đồng phối hợp với Hợp tác xã nông lâm nghiệp của xã để
cung cấp các dịch vụ thủy lợi. Hợp tác xã hoạt động tự do và độc lập với công ty thủy nông qua
cơ chế tự chủ về tài chính. Hợp tác xã chịu trách nhiệm chung cho việc quản lý cơng trình tưới
tiêu, nhưng các hộ gia đình cũng được u cầu trơng coi và bảo vệ cơng trình tưới tiêu nội đồng
từ đó các cơng trình này được duy tu, sửa chữa kịp thời, tránh lãng phí nước [4].
Ngồi ra khi mơ hình này được thực hiện, đội thủy lợi được đào tạo nâng cao hiểu biết về
thủy lợi và hệ thống tưới tiêu, quản lý và sử dụng cơng trình, thiết bị tưới tiêu do đó năng lực
cùng tinh thần trách nhiệm của họ được nâng cao, đảm bảo cho việc bảo vệ và quản lý nguồn
nước được cải thiện đáng kể. Hàng năm, các đội thủy cùng các hộ gia đình cịn tổ chức những
ngày cơng lao động để duy tu, cải tạo và nạo vét cơng trình thủy lợi [4].
-
Mơ hình do nơng dân tự quản lý
Hội những người sử dụng nước ở xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông là một ví dụ điển
hình. Trước khi mơ hình được thực hiện, ở địa phương khơng có tổ chức nào chịu trách nhiệm về
việc điều phối nguồn nước, dẫn đến việc người dân tự do sử dụng hệ thống thủy lợi dẫn nước về
ruộng mình. Từ đó có nhiều vấn đề phát sinh như mùa vụ hết nước tưới, năng suất thấp, hệ thống
kênh mương xuống cấp do không được duy tu sửa chữa, thất thoát nước xảy ra, chi phí lao động
cho việc tưới tiêu cao, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các hộ sử dụng nước [4].
Từ sự tư vấn của dự án và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền xã, các hộ gia đình đã quyết
định thành lập ra Hội những người sử dụng nước để điều hành và quản lý hệ thống thủy nông.
Họ chọn ra những người vận hành cơng trình có trách nhiệm dẫn nước vào ruộng, sửa chữa nhỏ
hệ thống thủy lợi, cùng nhau bảo vệ các cơng trình thủy lợi. Ban quản lý gặp nhau hàng tháng để
xem xét tiến độ cũng như lập kế hoạch tưới tiêu cho tháng tiếp theo. Họ đều đã được đào tạo về
mặt quản lý và tài chính [4].
Thơng qua việc thành lập nên Hội mà công tác tưới tiêu của xã đã được cải thiện: cơng
trình thủy nơng được duy tu, bảo vệ tốt hơn, lượng nước bị thất thoát cũng được giảm rõ rệt, diện
tích tưới tăng 15% và năng suất mùa vụ cũng tăng lên 20% so với trước đây [4].
b) Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Chưa có thơng tin nào cho thấy có sự tồn tại về mơ hình quả lý tài ngun nước dựa vào
cộng đồng ở hai thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố lớn việc
cấp nước chủ yếu do các công ty và doanh nghiệp dịch vụ nhà nước đảm nhận. Ở một số địa bàn
vùng ven công ty cấp nước tư nhân và hợp tác xã điều hành. Mức độ tham gia của người chỉ
dừng ở việc theo dõi chỉ số sử dụng trên đồng hồ đo nước để trả phí, đóng góp chi phí lắp đặt và
duy tu hệ thống. Cơng ty bán nước trực tiếp đến từng hộ gia đình thu phí sử dụng nước hàng
tháng dựa vào mức tiêu thụ [4].
Ở vùng nơng thơn, có hai hình thức cấp nước sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng
thường gặp là hợp tác xã cấp nước nông thôn và trạm cấp nước do cộng đồng quản lý. Trong đó,
hợp tác xã cấp nước nơng thơn là một mơ hình giới hạn cùng phối hợp quản lý giữa một
cơ quan nhà nước (như Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) và một tổ
chức dựa vào cộng đồng. Mơ hình này hoạt động dựa theo ngun tắc “Nhà nước và nhân
dân cùng làm” [4].
Hợp tác xã cấp nước (nơng thơn) ở thơn Bình Trung, xã Thanh Nhựt, huyện Gị Cơng
Tây, tỉnh Tiền Giang được xem là mơ hình có hiệu quả về sự tham gia của cộng đồng trong quản
lý tài nguyên nước. Người dân trong thôn lựa chọn 07 người để thành lập ban quản lý, chịu trách
nhiệm tổ chức và giám sát xây dựng trạm cấp nước nhỏ và chi tiêu tài chính. Ban đầu chỉ có 138
hộ gia đình tham gia vào năm 1991. Tính đến 2003, đã có 1.345 hộ gia đình ở Bình Trung và các
thơn xung quanh cũng tham gia. Một nhóm 06 người vận hành cơng trình được nhận lương và có
trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng các trạm nước [4].
Mơ hình trạm cấp nước sinh hoạt hồn tồn do cộng đồng quản lý ở xã Tân Bình, huyện
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long bắt đầu hoạt động từ năm 2001 với sự tham gia của 135 hộ gia đình.
Bằng nguồn tài trợ của một tổ chức quốc tế, trạm cấp nước được xây dựng và chuyển giao cho
cộng đồng quản lý. Người dân trả chi phí lắp đặt đồng hồ nước và ống dẫn nước. Họ cũng đã lựa
chọn một người có khả năng để điều hành trạm cấp nước. Tuy nhiên, sau một vài năm sử dụng
một số hộ gia đình tham gia sử dụng nước khơng tăng lên, do đó phí sử dụng nước thu lại khơng
đủ để bù cho chi phí vận hành và duy tu hệ thống. Một trong những nguyên nhân chính là do
cơng nghệ sử dụng (bơm và đẩy) khơng cịn phù hợp với điều kiện địa phương. Hàng ngày trạm
bơm chỉ cấp nước trong 06 tiếng, vì thế các hộ gia đình cần phải có hoặc xây dựng các bể chứa
để tích nước nhưng hầu hết bà con ở đây khơng có đủ tiền để chi phí cho hạng mục này. Vì
những khó khăn đó, đến năm 2002 trạm này cùng với 34 trạm tương tự khác đã được bàn giao lại
cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Vĩnh Long quản lý [4].
1.4 Những đánh giá chung
a) Có sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng trong các mơ hình quản lý tài ngun nước mới ở mức độ trung bình
và phổ biến với hình thức sau [4]:
+ Được tham gia các buổi họp tư vấn khi bắt đầu triển khai.
+ Đóng góp cơng lao động và tài chính xây dựng, duy tu và bảo vệ cơng trình nước ở địa
phương.
+ Thanh tốn chi phí nước theo mức tiêu thụ hoặc thỏa thuận hộ gia đình.
Về mặt tổ chức, mơ hình phổ biến là hợp tác xã hoặc hội những người sử dụng nước
được thành lập dưới hình thức tổ chức cộng đồng phối hợp với cơ quan nhà nước. Nước được
xem là hàng hóa và người sử dụng phải trả phí. Đối với cộng đồng bản địa, họ vẫn xem nước là
tài sản chung, có giá trị tinh thần nên nguồn tài nguyên nước vẫn được quản lý theo luật tục [4].
Vai trò của cộng đồng trong quá trình ra quyết định về quản lý tài nguyên nước được thể
hiện khá rõ nhưng họ chỉ mới tham gia ở mức thấp như bầu chọn ban quản lý hay địa điểm lắp
đặt cơng trình nước. Và cũng do hạn chế về năng lực nên cộng đồng ít khi tham gia việc ra quyết
định về việc lựa chọn công gnhệ hay thiết bị vận hành [4].
b) Năng lực, chuyển giao công nghệ và huy động nguồn lực
Khi tham gia vào các mơ hình quản lý và sử dụng nước, năng lực của cộng đồng đã được
cải thiện thơng qua các khóa tập huấn và trao đổi kinh nghiệm về thiết kế hệ thống, vận hành kĩ
thuật, giám sát tài chính [4].
Cơng nghệ áp dụng cho việc cấp nước tưới tiêu đơn giản phù hợp với năng lực của dân
địa phương.
Việc thiếu minh bạch về quyền sở hữu của người dân đối với cơng trình cũng làm
ảnh hưởng đến quá trình huy động cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng hệ thống cấp
nước, đồng thời cũng dễ gây hiểu nhầm và tranh cãi giữa các bên có liên quan khi vận hành
và duy trì hệ thống [4].
c) Tiếp cận dựa vào nhu cầu
Người điều hành thuỷ lợi dẫn và cấp nước vào ruộng theo mức độ phù hợp yêu cầu mùa
vụ của người dân; nước sinh hoạt được tính theo chỉ số trên đồng hồ nước. Người sử dụng phải
trả tiền là một nguyên tắc quan trọng giúp tiết kiệm nước và nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ nước. Tuy nhiên, cách tiếp cận này khơng phù hợp với mơ hình quản lý nước khi cộng
đồng địa phương xem nước là tài sản chung hoặc có hệ thống nước tự chảy [4].
d) Tự chủ về tài chính
Các cơng trình cấp nước và thủy lợi quy mơ nhỏ, có sự tham gia của cộng đồng thường
được xây dựng bằng kinh phí từ ba nguồn: tài trợ của nhà nước, tài trợ từ bên ngoài (thường là từ
dự án do các tổ chức phi chính phủ thực hiện) và đóng góp của cộng đồng. Khi đi vào hoạt động,
chi phí vận hành và duy tu sẽ được thanh tốn bằng ngân sách thu được từ phí sử dụng nước.
Mức thu tiền nước này thường do cộng đồng thỏa thuận quy định tại các cuộc họp dân và được
Ủy ban nhân dân xã phê duyệt [4].
e) Tính bền vững
Tính bền vững của mơ hình quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng là tập hợp tất cả
các khía cạnh về xã hội, tài chính, kinh tế, thể chế, kĩ thuật và môi trường. Đây cũng được xem là
khía cạnh thành cơng nhất của mơ hình và trên thực tế đó lại là thách thức lớn. Một vài khía cạnh
có thể xem xét về mức độ thực hiện tố của mơ hình như áp dụng cách tiếp cận định hướng người
sử dụng nước hay đáp ứng nhu cầu thường có tác động tích cực đối với sự bền vững của hệ
thống quản lý nước. Ở nhiều nơi phụ nữ đã tham gia tích cực vào việc xây dựng và giám sát các
hệ thống cấp nước [4].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[4] Nguyễn Danh Tĩnh (eds, 2006). Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam –
Nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm và mơ hình thành công. Hà Nội.