Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo về bệnh cao huyết áp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.06 KB, 11 trang )

NGÔ TẤN TÀI 0972520356
BÀI THUYẾT TRÌNH POWPOINT
1. Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực hay sức ép của máu vào thành động mạch. Áp lực này
được tạo ra khi trái tim bóp, đẩy máu vào huyết quản.
- Đơn vị đo: mmHg
2. Huyết áp được diễn tả bằng hai phần:
Huyết áp tâm thu (systolic) khi tim bóp vào để đưa máu sang đại động
mạch.( được tính từ hai tiếng đập liên tiếp đầu tiên, để tránh nhầm với "lỗ thủng huyết
áp" của người già có xơ vữa động mạch hay người bị hẹp van động mạch chủ, chỉ có một
tiếng đập đầu tiên.)
Huyết áp tâm trương (diastolic) khi tim thư dãn giữa hai nhịp đập và máu
từ động mạch chạy vào các mao quản để nuôi cơ thể.( được tính khi tiếng đập cuối
cùng mất đi.)
120/80, có nghĩa rằng áp suất tâm thu là 120 và áp suất tâm trương là 80
3. Sự giao động của huyết áp
Ở người bình thường HA ban ngày cao hơn ban đêm, HA hạ xuống thấp
nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và HA cao nhất từ 8-10 giờ sáng.
Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh…
đều có thể làm HA tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm HA hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ
mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên.
4. Thế nào là bệnh cao huyết áp?
Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của đại
tuần hoàn.
Bệnh cao huyết áp, người dân thường gọi là “ lên máu ” hoặc “ tăng xông
máu ”. Đây là trường hợp chỉ số huyết áp cao hơn bình thường.
Bảng xếp loại huyết áp (HA – mmHg)
Tâm thu Tâm trương
NGÔ TẤN TÀI 0972520356


HA bình thường < 120 < 90
Tiền cao HA 120 – 139 80 – 89
Cao HA giai đoạn I 140 – 159 90 – 100
Cao HA giai đoạn II > 160 > 100
5. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp do các yếu tố như : dinh
dưỡng, lối sống , di truyền
- Di truyền: Huyết áp thường hay xẩy ra cho những người trong một gia
đình.
- Chủng tộc: Theo thống kê, người châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh
thường bị cao huyết áp hơn các sắc dân khác.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp cũng lên theo. Tuổi
càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch
trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch. Đàn ông thường bị
cao huyết áp sớm, nhưng tới tuổi 45-50 thì các bà cũng bị cao huyết áp nhiều như
các ông.
- Tình trạng kinh tế xã hội: Tăng huyết áp cũng gặp nhiều hơn ở những
nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp.
- Béo phì: Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh sự liên hệ nhân quả
giữa mập phì và huyết áp cao. Người mập có nguy cơ bị cao huyết áp hơn người
không béo từ hai tới sáu lần và mắc các bệnh của động mạch vành. Theo một vài
thống kê thì tới 60% người cao máu đều mập. Lý do là khi ta mập thì trái tim phải
làm việc liên tục nhiều hơn để cung cấp đủ máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của
cơ thể. Một lý do nữa là người mập dễ bị tiểu đường loại II, mà tiểu đường là một
trong nhiều nguy cơ đưa tới cao huyết áp. Chất béo trong máu nhiều quá sẽ làm
các thành phần khác của máu kết dính với nhau, tim phải tăng sức co bóp để đẩy
máu dính cục này vào động mạch và áp suất động mạch tăng theo.
- Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết
áp
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
- Muối: Nhạy cảm với Natri (muối): Một số người bị nhạy cảm với Natri

(muối) do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối.
+ Đa số thực phẩm làm sẵn như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đều có
nhiều muối.
+ Rượu: Thống kê cho hay, từ 5 tới 7% người cao huyết áp đều tiêu thụ nhiều
rượu các loại. Chỉ cần 3 oz là đủ để nâng áp suất mạch máu lên 3 mmHg.
6. Biểu hiện của chứng cao huyết áp
Cao huyết áp đã được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Khoảng 20-30%
dân chúng bị bệnh này, mà phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu
chứng, chỉ được phát hiện khi đã bị tai biến mạch não, đau tim, suy thận, tức là đã
trễ.
Cao huyết áp thường xuất hiện với những dấu hiệu như :
- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi
kéo dài cả ngày.
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
- Ù tai, mất ngủ.
* Nhưng tốt nhất, để biết chắc chắn mình có bị CHA hay không, ta phải đo huyết
áp.
Phần 2: Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Khi bị cao huyết áp (HA), ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn
khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
7. Các loại thực phẩm tốt cho người
cao huyết áp
Những thực phẩm giàu Kali, Canxi, Magnie:
+ Kali và Magnie có trong ngũ cốc,khoai củ,đâu đỗ và các loại rau quả.
+ Sửa và các chế phẩm từ sửa là nguốn cung cấp Canxi tốt. Nên chọn sửa
tách béo, không đường, bổ sung canxi.

Rượu vang: Vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch
Tính năng lượng
 Dựa vào các yếu tố:
- Độ tuổi
- Trọng lượng cơ thể
- Công việc
- Thời gian nghỉ ngơi
Công thức tính: Kcal/ngày
REE là Năng lượng tối thiểu cho các hoạt động
trong cơ thể lúc nghỉ
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
Ví dụ: một người 40 tuổi, nặng 55kg
Nhu cầu năng lượng lúc nghỉ trong một ngày là:
REE = (11,6*55) + 879 = 1517Kca
Bảng nhân hệ số của REE
Nghỉ ngơi(REE*1.0): ngủ, nằm nghỉ
Rất nhẹ(REE*1.5): ngồi, đứng, đánh máy, lái xe, nấu ăn, thêu, ăn uống
Nhẹ (REE*2.5) : đi bộ trên đường bằng phẳng, lau nhà, chơi golf, bóng bàn
Vừa (REE*5.0) : Đi xe đạp, Tenis, nhảy múa, cuốc đất, khiêng vác
Nặng (REE*7.0) : cử tạ, đá bóng, leo núi, mang vật nặng, leo dốc, chặt cây,
đào đất
Ví dụ: Một người nam cao huyết áp 40 tuổi, nặng 55kg. Có hoạt động trong
24h như sau:
Chơi bóng bàn 3 giờ
Ngủ- nghỉ 8h
Làm Kế toán văn phòng 8h
Ăn uống 2h
Làm việc nhà 3h
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
Nhu cầu năng lượng trong 1 ngày (24h) điển hình như sau:

Hoạt động Thời gian (giờ) Tính theo REE/24
Nghỉ, ngủ: 1.0 * 8 8
Rất nhẹ: 1.5 * (8+ 2) 15
Nhẹ: 2.5 * (3+3) 15
Vừa: 5.0 * 0 0
Nặng:7.0 *
Tổng cộng: 24giờ 38 REE/24
= 1517 * 38 / 24 = 2401Kcal
Bảng năng lượng khác 2000 kcal/ngày
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
Những thực phẩm người cao huyết áp cần phải hạn chế ăn
Tránh ăn mặn : Nhu cầu Na+ ở trẻ em và người lớn 200mg, trong khi,
thông thường, hàng ngày chúng ta ăn vào 4.000 – 6.000mg (tương đương 10g-15g
muối, lượng Na+ chiếm 40% trong NaCl) tức là cao hơn nhiều so với nhu cầu.
Việc tiêu thụ quá nhiều muối còn dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức
khỏe như :
+ Giữ nước trong các bệnh suy tim, thận nhiễm mỡ.
+ Gây phù chu kỳ , phù trước kỳ kinh, phù vô căn.
+ Tăng co thắt, kích thích cơn suyễn.
+ Liên quan đến ung thư dạ dày .
+ Tăng thải Ca++ qua thận, tăng nguy cơ loãng xương.
Do vậy việc giảm lượng muối (Na+) ở người cao huyết áp luôn được khuyến cáo
ngay ở giai đoạn đầu điều trị không dùng thuốc.
Mục tiêu: Giảm lượng muối tiêu thụ < 5g/ ngày, người bị cao huyết áp chỉ
nên ăn khoảng 2-3g
+ Hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn.
+ Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…
+ Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước
mắm … khi không thật sự cần.
+ Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …

+ Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp
xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga
Tránh thức ăn cay và thức ăn tinh: Thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh
(bột mỳ, các loại bánh ngọt…) đều làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo
bón. Khi đại tiện khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đó có nguy cơ xuất huyết não.
Không ăn phủ tạng động vật: Người bị huyết áp cao không nên ăn các
loại phủ tạng động vật (gan, tim, bầu dục, ruột non…) bởi các thức ăn này rất giàu
cholesterol, làm tăng huyết áp.
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng: Thức ăn chứa nhiều năng lượng như
đường glucô, đường mía, chocolate… sẽ dẫn đến béo phì. Tỷ lệ người béo phì bị
cao huyết áp nhiều hơn so với người có huyết áp ở mức ổn định. Do đó, người cao
huyết áp nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng
Cẩn thận chất béo: Khi bị huyết áp cao, hạn chế sử dụng thực phẩm chất
béo bão hòa, cholesterol ( mỡ động vật,thịt đỏ). Khi ăn nhiều thịt béo thức ăn
chiên, xào, rán, thức ăn ngọt, bơ, sửa toàn phần, dầu mỡ… Rất giàu chất béo no
và là nguyên nhân chính làm tăng cholesterol và lipid máu. Hạn chế thực phẩm
chứa nhiều Cholesterol như : óc, tim, gan, cật, trứng, da, gia súc, gia cầm. Giảm
hoặc loại bỏ chất béo no trong thành phần ăn. Nên tốt nhất là chọn những loại thịt
càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm
(nhớ bỏ da). Không nên ăn nhiều thịt gà vì thịt gà có dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ
khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là
thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, đặc biệt là người cao huyết áp cần hạn chế sử
dụng.
Hạn chế thức uống kích thích: (Hạn chế rượu,bia,ca phê,thuốc lá)
Không uống rượu: Uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại,
huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động
mạch. Uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng
cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên tránh uống rượu.
Tránh uống trà đặc . Huyết áp cao nên tránh uống trà đặc vì trong trà đặc

chứa nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, tinh thần bất an, mất
ngủ, tim đập loạn nhịp và huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho
việc điều trị bệnh cao huyết áp
Không hút thuốc: Nó làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm
lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan đồng thời làm tăng nguy cơ vữa
xơ động mạch
Trong cà-phê có chất gọi là caphêin, uống nhiều sẽ kích thích nhịp đập
của tim, làm tăng huyết áp.
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
Các nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
phòng và điều trị Cao huyết áp
- Tăng hoạt động thể lực: Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cũng cần có
một chương trình vận động cơ thể đều đặn, vừa sức mình. Người không vận động
dễ bị cao huyết áp hơn người vận động tới 30%. Sự vận động cơ thể đều đặn có
thể làm hạ huyết áp tâm trương và tâm thu từ 6-7 mmHg.
- Cân đối năng lượng và các chất dinh dưỡng
- Cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày: (Ăn nhiều rau, củ quả
và trái cây) Thực phẩm thực vật cũng làm giảm cao huyết áp, đó là nhờ chất xơ
trong trái cây và các chất chống oxy hóa như sinh tố C. Các chất xơ, nhất là chất
xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng
lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra
khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để
tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc
cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới
dẫn đến hạ độ cholesterol. Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều
potasium (kali) và ít sodium (Natri), yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết
áp. Nhiều loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali
rất cao. Tuy nhiên, khi chế biến rau quả tránh trộn thêm bơ hay sốt mayonaise
- Hạn chế cholesterol, acid béo bão hòa
- Hạn chế Natri ăn vào ( muối): Đọc kỹ nhãn hiệu để biết thức ăn mà bạn

đang dùng chứa bao nhiêu natri. Tránh những loại thức ăn có nồng độ natri cao.
Khi nấu, nên cho muối hơi nhạt, rồi chêm mặn thêm khi ăn, nếu cảm thấy cần; xả
bớt muối trong rau đóng hộp; để ý số lượng muối sodium trong nước uống vì
nhiều nơi có lượng rất cao; đọc kỹ nhãn hiệu trên thực phẩm để biết rõ số lượng
muối trong món ăn và dùng muối thay thế.
- Chế độ ăn giàu kali (potassium): Theo một số nghiên cứu, K giảm huyết
áp bằng cách làm thư dãn mạch máu, lòng mạch máu rộng hơn , giảm sực cản máu
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
lưu thông; làm tăng sự bài tiết nước và muối sodium khỏi cơ thể; làm giảm renin
tiết ra từ thận. K có nhiều trong chuối, trái cam, trái bơ, khoai tây, hạt đậu.
- Đảm bảo đủ canxi và magnie: Magnesium làm hạ huyết áp bằng cách
làm dãn mở mạch máu, giảm lực cản động mạch. Mg có nhiều trong các rau có lá
xanh, các loại hạt, thịt, cá, trứng. Calcium làm giảm cao huyết áp gây ra do ăn
nhiều muối sodium. Calcium có nhiều trong rau lá xanh, sữa, phomát, sữa chua, cá
hộp sardine, salmon.
- Hạn chế các thức uống kích thích
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối
- Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây.
- Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn
- Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng trong bữa ăn của bệnh nhân cao huyết
áp
+ Đường glucose, đường mía, chocolate, bánh kẹo ngọt sẽ dẫn đến béo
phì.
+ Ăn thịt nạc, bỏ da
+ Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào;
+ Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa
nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng
gà)
+ Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao kỵ dùng

phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này
sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.
+ Uống sữa không chất béo.
+ Thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật (magarin): - Nên dung chất béo giàu acid
chưa no như cá, dầu thực vật ( trừ dầu dừa,dầu cọ). Chế độ ăn giàu Omega 3 được
nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có hiệu quả trong phòng chống các bệnh
tim mạch do hỗ trợ giảm Cholesterol và Triglycerid
NGÔ TẤN TÀI 0972520356
Kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI) nên có: 18.5 - 22
Cân nặng (kg)
Cách tính: BMI =
(Chiều cao)* (Chiều cao) (m)
- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40
- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40

×