Tải bản đầy đủ (.docx) (304 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam trường hợp campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 304 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


LÊ QUANG HUY

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:
TRƯỜNG HỢP CAMPUCHIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM - NĂM 2019


LÊ QUANG HUY

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:
TRƯỜNG HỢP CAMPUCHIA
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh doanh thương mại
: 9340121

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS. VÕ THANH THU


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sỹ Kinh tế: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: trường hợp
Campuchia” là cơng trình nghiên cứu độc lập do chính tơi thực hiện. Các số liệu thu
thập, kết quả phân tích trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp.HCM, năm 2019
Người cam đoan

LÊ QUANG HUY


i

LỜI CẢM ƠN
Sau 8 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, tác giả đã
hoàn thành luận án Tiến sỹ: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: trường hợp Campuchia”.
Để hoàn thành luận án này, trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
GS.TS Võ Thanh Thu. Giáo sư không chỉ là người hướng dẫn về chuyên mơn mà cịn
là người đồng hành, động viên tác giả không bỏ cuộc giữa chừng cho một chặng đường
dài trong quá trình nghiên cứu.
Thứ hai, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy cô đã tham
gia giảng dạy, góp ý phản biện, hỗ trợ, động viên tác giả hoàn thành luận án ở Khoa
Kinh doanh quốc tế - Marketing, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế

Tp.HCM.
Thứ ba, tác giả xin gửi lời cảm ơn cảm ơn chân thành đến các chuyên gia nghiên
cứu, các doanh nghiệp về các góp ý, phản biện để giúp tác giả trong việc xây dựng,
điều chỉnh thang đo, gợi ý các hàm ý quản trị - chính sách và khảo sát doanh nghiệp.
Thứ tư, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các em sinh viên, cựu sinh viên
Khoa Thương mại, ĐH Tài chính - Marketing đã giúp tác giả thu thập dữ liệu khảo sát.
Thứ năm, tác giả xin cảm ơn các anh chị nghiên cứu của Trường đã động viên,
chia sẻ kinh nghiệm trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Lãnh đạo qua các thời kỳ, các
đồng nghiệp ở Trường Đại học Tài chính – Marketing, các bạn bè và gia đình ln
quan tâm, động viên để tác giả hoàn thành luận án nghiên cứu này.
Trân trọng!
Tp.HCM, năm 2019
Tác giả luận án

Lê Quang Huy


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT.........................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..............................................................xiv
TĨM TẮT............................................................................................................xv
ABSTRACT........................................................................................................xvi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU.............................1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài.........................................................1
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết của luận án....................................................1
1.1.2. Bối cảnh thực tiễn của luận án.......................................................................5
1.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia. 7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................8
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................8
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................8
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................9
1.4. Phương pháp nghiên cứu của luận án...............................................................9
1.5. Đóng góp dự kiến của luận án nghiên cứu......................................................13
1.5.1. Đóng góp về lý thuyết.................................................................................13
1.5.2. Đóng góp về thực tiễn..................................................................................13
1.6. Điểm mới của luận án nghiên cứu..................................................................14
1.7. Bố cục của luận án..........................................................................................14


vi

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI...........16
2.1. Khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngồi............................................16
2.1.1. Khái niệm....................................................................................................16
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của FDI.....................................................18
2.2. Các lý thuyết liên quan đến nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước
ngồi...............................................................................................................19
2.3. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài...........................................................28
2.4. Ưu và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngồi...............................................30
2.5. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................31
2.6. Xu hướng FDI trên thế giới những năm gần đây............................................34

2.7. Các chỉ tiêu đánh giá mơi trường đầu tư nước ngồi......................................35
2.7.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư..........................................35
2.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư phổ biến.......................................37
2.8. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài...............................................................................................................41
2.8.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài thúc đẩy từ quốc gia đầu tư.......................................................41
2.8.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố thu hút tác động đến đầu tư trực
tiếp từ phía quốc gia tiếp nhận đầu tư..........................................................46
2.8.3. Các nghiên cứu thực nghiệm phối hợp hai nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy
tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................................50
2.9. Xác định khoảng trống nghiên cứu.................................................................53
2.9.1. Khoảng trống về lý thuyết...........................................................................54
2.9.2. Khoảng trống về thực nghiệm......................................................................54
2.10. Đề xuất các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.............................................55
2.10.1. Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu............................................................55


v

2.10.2. Mối quan hệ giữa nhóm các nhân tố thúc đẩy từ nước chủ nhà với quyết
định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp xuất khẩu vốn.................................55
2.10.3. Mối quan hệ giữa nhóm các nhân tố thu hút từ phía nước tiếp nhận vốn
FDI với quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp xuất khẩu vốn.........57
2.10.4. Mối quan hệ giữa động cơ đầu tư với việc ra quyết định đầu tư................60
2.10.5. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất........................................... 62
2.11. Tóm tắt chương hai....................................................................................... 63
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................64
3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................ 64
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 64

3.1.2. Quy trình nghiên cứu................................................................................... 65
3.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập, xử lý dữ liệu.......................................... 69
3.3. Thang đo khái niệm nghiên cứu......................................................................74
3.3.1. Thang đo nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy từ phía nước xuất khẩu vốn......75
3.3.1.1. Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường từ phía nước xuất khẩu vốn..........75
3.3.1.2. Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh từ phía nước xuất khẩu vốn..........75
3.3.1.3. Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư từ phía nước xuất
khẩu vốn................................................................................................... 76
3.3.2. Thang đo nghiên cứu các nhân tố thu hút từ phía nước nhập khẩu vốn.......77
3.3.2.1. Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường của nước nhập khẩu vốn...............77
3.3.2.2. Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của nước nhập khẩu vốn...............77
3.3.2.3. Thang đo Cơ sở hạ tầng của nước nhập khẩu vốn..................................... 78
3.3.2.4. Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư của nước nhập khẩu
vốn............................................................................................................ 79
3.3.2.5. Thang đo Văn hóa, địa lý, chính trị của nước nhập khẩu vốn...................79
3.3.3. Thang đo Quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................... 80
3.4. Điều chỉnh thang đo thông qua kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ...............80


vi

3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng..............................................83
3.5.1. Phân tích kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo............................................83
3.5.1.1. Kết quả đánh giá tin cậy thang đo các nhóm nhân tố thúc đẩy từ Việt Nam
.................................................................................................................................84
3.5.1.2. Kết quả đánh giá tin cậy thang đo các nhóm nhân tố thu hút từ Campuchia
.................................................................................................................................84
3.5.2. Phân tích kết quả đánh giá giá trị thang đo..................................................87
3.6. Tóm tắt chương ba..........................................................................................90
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.........91

4.1. Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu...............................................................91
4.2. Phân tích thống kê mơ tả dữ liệu nghiên cứu..................................................93
4.3. Đánh giá chung về độ tin cậy và giá trị thang đo............................................95
4.4. Phân tích giá trị thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá...................97
4.5. Phân tích kết quả khẳng định các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực
tiếp của DNVN sang Campuchia..................................................................103
4.5.1. Phân tích kết quả kiểm định chung về mức độ phù hợp của mơ hình........104
4.5.2. Phân tích kết quả kiểm định giá trị hội tụ của thang đo.............................104
4.5.3. Phân tích kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm..............107
4.6. Phân tích kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết.............................................110
4.6.1. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H1................................................111
4.6.2. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3......................................115
4.6.3. Ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap............................................119
4.6.4. Phân tích kết quả ước lượng tham số thành phần.......................................120
4.6.4.1. Phân tích kết quả ước lượng tham số theo nhóm nhân tố thúc đẩy.........120
4.6.4.2. Phân tích kết quả ước lượng tham số theo nhóm nhân tố thu hút............121
4.7. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức.......................................123


ix

4.7.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên
cứu định lượng được chấp nhận.................................................................125
4.7.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên
cứu định lượng bị bác bỏ...........................................................................125
4.7.3. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với các khó khăn, cản
trở hoạt động FDI của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia..................127
4.8. Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu
tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát............................................................129
4.8.1. Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố thúc đẩy từ Việt Nam đến

quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát.................................129
4.8.2 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố thu hút từ Campuchia đến
quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát...........................................132
4.9. Tóm tắt chương bốn......................................................................................136
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH, QUẢN TRỊ RÚT RA
TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................138
5.1. Kết quả nghiên cứu chính.............................................................................139
5.1.1. Kết quả xây dựng và phát triển thang đo khái niệm...................................139
5.1.2. Kết quả đề xuất mơ hình lý thuyết.............................................................140
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................141
5.3. Hàm ý và đóng góp của nghiên cứu..............................................................144
5.3.1. Cơ sở đề xuất các hàm ý............................................................................144
5.3.2. Hàm ý về mặt chính sách...........................................................................145
5.3.2.1. Hàm ý về mặt chính sách đối với các cơ quan quản lý Việt Nam liên quan đến đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài....................................................................................145
5.3.2.2. Hàm ý về mặt chính sách đối với các cơ quan quản lý của Campuchia liên quan
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài...........................................................................146
5.3.3. Hàm ý về mặt quản trị...............................................................................147


x

5.3.3.1. Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư trực tiếp nước
ngoài

147

5.3.3.2. Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp Việt Nam có ý định đầu tư trực tiếp nước
ngoài


149

5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................149
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................152
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................................................
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................
Phụ lục 1. Bảng tóm lược các cơng trình nghiên cứu điển hình liên quan đến luận
án........................................................................................................................... S1
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi định tính khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng, điều
chỉnh thang đo.....................................................................................................S14
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi khảo sát định lượng sơ bộ.............................................S18
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi khảo sát định lượng chính thức.....................................S22
Phục lục 5. Phiếu tham vấn ý kiến chuyên gia về kết quả nghiên cứu.................S26
Phụ lục 6. Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu.......................................................S30
Phụ lục 7. Kết quả phỏng vấn chuyên gia người Campuchia..............................S91
Phụ lục 8. Một số hình ảnh tham gia khảo sát tại Campuchia của tác giả...........S95
Phụ lục 9. Phân tích thực trạng về đầu tư trực tiếp của việt nam sang Campuchia
thời gian qua........................................................................................................S96
Phụ lục 10. Danh sách chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn..........................S116


xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
ANOVA: Analysis of variance: Phân tích phương sai
AVIC: Association of Viet Nam Investors in Cambodia: Hiệp hội các nhà đầu tư Việt
Nam tại Campuchia
CDC: Cambodia Development Council: Hội đồng phát triển

Campuchia CHDCND: Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
CFA: Confirmatory Factor Analysis: Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định
CIA Factbook: Central intelligent Agency Factbook: Cơ sở dữ liệu về các quốc gia của
Cục Trí tuệ Trung ương Hoa Kỳ.
CIB: Cambodia Investment Board: Hội đồng đầu tư campuchia
DNVN: Doanh nghiệp Việt Nam
ĐTTTRNN: Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
EFA: Exploratory factors analysis: Phân tích nhân tố khám phá
FDI: Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IFDI: Inward Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào
ML: Phương pháp Maximum Likelihood
MNC hay MNCs: Multinational Corporations: Công ty đa quốc gia hoặc các công ty đa
quốc gia
MTMM: Multitrait – Multi method: Đa khái niệm, đa phương pháp
NC: Nghiên cứu
OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development: Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế
OFDI: Outward Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
ONE WAY ANOVA: Phân tích phương sai một chiều
SEM: Structural Equation Modelling: Phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến
tính


x

TNCs : Transnational Corporations: Các công ty xuyên quốc gia
UNCTAD: The United Nations Conference on trade and development: Hội nghị Liên
Hiệp Quốc về thương mại và phát triển
VN: Việt Nam



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng giải thích các biến đo lường 10 tiêu chí của chỉ số thuận lợi kinh
doanh.....................................................................................................................39
Bảng 3.1. Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường từ phía nước xuất khẩu vốn.......75
Bảng 3.2. Thang đo yếu tố sản xuất kinh doanh từ phía nước xuất khẩu vốn........76
Bảng 3.3. Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư............................77
Bảng 3.4. Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường...................................................77
Bảng 3.5. Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của nước nhập khẩu vốn............78
Bảng 3.6. Thang đo Cơ sở hạ tầng.........................................................................79
Bảng 3.7. Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư............................79
Bảng 3.8. Thang đo Văn hóa, địa lý, chính trị.......................................................80
Bảng 3.9. Mơ tả đặc trưng các đáp viên trong nghiên cứu định tính sơ bộ............81
Bảng 3.10. Kết quả Cronbach’s Alpha tổng quát trong phân tích định lượng sơ bộ ..
.................................................................................................................................84
Bảng 3.11. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thành phần trong định lượng sơ
bộ........................................................................................................................... 86
Bảng 3.12. Hệ số KMO và Bartlett's Test trong phân tích EFA thuộc nghiên cứu
sơ bộ......................................................................................................................88
Bảng 3.13. Kết quả hệ số Communalities trong phân tích EFA thuộc nghiên cứu sơ
bộ........................................................................................................................... 88
Bảng 3.14. Kết quả ma trận xoay nhân tố trong phân tích EFA thuộc nghiên cứu sơ
bộ........................................................................................................................... 89
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát.........................................................................91
Bảng 4.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu chính thức.....................................................94
Bảng 4.3. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha tổng quát trong nghiên cứu định lượng
chính thức..............................................................................................................95



xi

Bảng 4.4. Kết quả Cronbach’s Alpha trong phân tích định lượng chính thức........96
Bảng 4.5. Hệ số KMO và Bartlett's Test trong phân tích EFA lần 1 trong nghiên
cứu chính thức.......................................................................................................97
Bảng 4.6. Kết quả hệ số Communalities trong phân tích EFA lần 1 thuộc nghiên
cứu chính thức.......................................................................................................98
Bảng 4.7. Kết quả ma trận xoay nhân tố trong phân tích EFA lần 1 thuộc nghiên
cứu chính thức.......................................................................................................99
Bảng 4.8. Hệ số KMO và Bartlett's Test trong phân tích EFA lần 2 thuộc nghiên
cứu chính thức.....................................................................................................100
Bảng 4.9. Kết quả hệ số Communalities trong phân tích EFA lần 2 thuộc nghiên
cứu chính thức.....................................................................................................100
Bảng 4.10. Kết quả ma trận xoay nhân tố trong phân tích EFA lần 2 thuộc nghiên
cứu chính thức.....................................................................................................102
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng thang đo chưa chuẩn hóa.....................................105
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng thang đo đã chuẩn hóa........................................106
Bảng 4.13. Giá trị phương sai trích trung bình - AVE và chỉ số tin cậy tổng hợp C.R của các thang đo...........................................................................................107
Bảng 4.14. Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đo
lường tới hạn.......................................................................................................109
Bảng 4.15. Phương sai sai số và khái niệm nghiên cứu do ML ước lượng trong mơ
hình đo lường tới hạn..........................................................................................110
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng các tham số trong kiểm định giả thuyết H1 (chưa
chuẩn hóa)...........................................................................................................113
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng các tham số trong kiểm định giả thuyết H1 (chuẩn
hóa)...................................................................................................................... 114
Bảng 4.18. Kết quả ước lượng hiệp phương sai của nhóm nhân tố thu hút và thúc
đẩy....................................................................................................................... 115



xv

Bảng 4.19. Kết quả ước lượng tương quan của nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy....
...............................................................................................................................115
Bảng 4.20. Kết quả hệ số ước lượng từ mơ hình nghiên cứu chính thức (chưa
chuẩn hóa)...........................................................................................................119
Bảng 4.21. Kết quả hệ số ước lượng từ mơ hình nghiên cứu chính thức (chuẩn
hóa)...................................................................................................................... 119
Bảng 4.22. Kết quả ước lượng các mối quan hệ chính trong mơ hình bằng Bootrap
với mẫu là 1000...................................................................................................120
Bảng 4.23. Kết quả tham số ước lượng thành phần các nhân tố trong mơ hình
nghiên cứu chính thức.........................................................................................122
Bảng 4.24. Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu được chấp nhận và bác bỏ từ
nghiên cứu định lượng chính thức.......................................................................123
Bảng 4.25. Mơ tả đặc trưng các đáp viên phỏng vấn chuyên gia.........................124
Bảng 4.26. Kết quả điểm định sự khác biệt trong đánh giá về các nhân tố thúc đẩy
giữa các nhóm đối tượng khảo sát.......................................................................130
Bảng 4.27. Kết quả thống kê mô tả trị trung bình của nhóm nhân tố thúc đẩy với
nhómcác đối tượng khảo sát................................................................................132
Bảng 4.28. Kết quả điểm định sự khác biệt trong đánh giá về các nhân tố thu hút
giữa các nhóm đối tượng khảo sát.......................................................................133
Bảng 4.29. Kết quả thống kê mơ tả trị trung bình của nhóm nhân tố thu hút với
nhómcác đối tượng khảo sát................................................................................135
Bảng 5.1. Bảng tóm tắt các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp của
doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia............................................................139
Bảng 5.2. Tóm tắt các phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu chính thức..............144


xvi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án......................................9
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu và đánh giá thang đo của luận án.......................68
HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất..................................................................62
Hình 4.1. Kết quả CFA mơ hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa)...........................108
Hình 4.2. Kết quả mối quan hệ tương quan giữa nhóm nhân tố thu hút và nhóm
nhân tố thúc đẩy..................................................................................................112
Hình 4.3. Kết quả mơ hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa)..............................117
Hình 5.1. Mơ hình các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài....................................................................................................................141


xv

TÓM TẮT LUẬN ÁN
“NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CAMPUCHIA”

Chuyên Ngành: Kinh Doanh Thương Mại
Nghiên cứu sinh: Lê Quang Huy, Khóa: 2011
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu giải thích về ngun nhân hình thành FDI từ các nước đang phát
triển. Tựu trung lại, có 2 hướng nghiên cứu là các nhân tố thúc đẩy từ trong nước và hướng
các nhân tố thu hút. Trên cơ sở đó, luận án này nghiên cứu sự tác động đồng thời của 2 nhóm
nhân tố thúc đẩy và thu hút đến quyết định FDI của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đo lường được sự ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố thúc đẩy và thu hút đến quyết
định FDI của DN Việt Nam ra nước ngoài.
3. Phương pháp nghiên cứu: hỗn hợp gắn kết định lượng kết hợp định tính.
4. Kết quả nghiên cứu: chỉ ra rằng quyết định FDI của các doanh nghiệp từ Việt Nam chịu
sự tác động đồng thời của 2 nhóm nhân tố thúc đẩy và thu hút.
5. Kết luận và hàm ý
Luận án đề xuất các hàm ý chính sách cho Nhà nước Việt Nam và hàm ý quản trị cho
các doanh nghiệp Việt Nam đang và có ý định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hướng nghiên
cứu tiếp theo, tác giả đề xuất có thể thực hiện phương pháp chọn mẫu xác suất và phân tích
thêm mối quan hệ trong việc ra quyết định đầu tư với các lĩnh vực, hình thức đầu tư.
Từ khóa: FDI từ Việt Nam, OFDI của Việt Nam, nhân tố thu hút tác động đến FDI, nhân tố
thúc đẩy tác động đến FDI, quyết định FDI

NGHIÊN CỨU SINH


xvi

ABSTRACT OF THE THESIS
THESIS TITLE: DETERMINANTS OF VIETNAMESE ENTERPRISES’ OUTWARD
DIRECT INVESTMENT DECISION: THE CASE OF CAMBODIA
Major: Commercial Business

Code: 9340121

PhD Student: Le Quang Huy

Course: 2011

1. Reason for writing


There have been many studies explaining the cause of FDI from developing countries. In
general, there are 2 research directions which are push factors and pull factors. On that basis,
this thesis studies the simultaneous impact of Push - Pull factors to FDI’decisions of
enterprises.
2. Research’s objectives

Measuring the simultaneous impact of push - pull factors to FDI’decisions of Vietnamese
enterprises.
3. Research’s methodology

The embedded mixed method is employed through CFA and SEM analysis.
4. Research’s Results: indicate that the FDI’decisions of Vietnamese enterprises is affected
by push - pull factors.
5. Conclusions:

The thesis proposes policy implications for the State of Vietnam and for Vietnamese
enterprises which are investing/ intending to FDI. Future research, the author proposes to be
able to carry out the probability sampling method and analyze further the relationship in
making investment decisions with the fields and investment forms.
Keywords: FDI from Viet Nam, OFDI of Viet Nam, Push factors of FDI, Pull factors of
FDI, FDI decision making.
PH.D STUDENT


19

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chung chương một
Chương một bao gồm các nội dung chính sau: (1) Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết và

thực tiễn liên quan đến luận án nghiên cứu và lý do chọn đề tài, (2) Mục tiêu nghiên
cứu của luận án, (3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (4) Phương pháp nghiên
cứu, (5) Đóng góp dự kiến của luận án nghiên cứu, (6) Điểm mới của luận án, (7)
Bố cục của luận án. Nội dung chi tiết của chương một sẽ được trình bày ở các mục
tiếp theo.
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Ở nội dung này trình bày bối cảnh ra đời luận án: Bối cảnh học thuật cũng
như thực tiễn, từ đó nêu bật lý do chọn đề tài và ý nghĩa của nghiên cứu.
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết của luận án
Theo định nghĩa của OECD (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại
đầu tư xuyên biên giới với mục tiêu thành lập lợi ích lâu dài trong một doanh
nghiệp mà được cư trú trong nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư. Xu hướng
đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ
thứ 21, chẳng những ở các nước cơng nghiệp phát triển, mà cịn ở các nước đang
phát triển. Nhiều nghiên cứu khoa học lý giải về vai trị đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi đối với nước xuất khẩu vốn: Đối với nhà đầu tư nhằm để tìm kiếm tỷ suất lợi
nhuận hấp dẫn hơn ở các thị trường nước ngoài (Agarwal, 1980; Moosa, 2002) hoặc
để thực hiện sự đa dạng hóa hoạt động đầu tư (Tobin, 1958; Markowitz, 1959;
Moosa, 2002) hoặc được tác động bởi sản lượng đầu ra và quy mô thị trường nước
tiếp nhận vốn (Balassa, 1966; Moore 1993; Wang & Swain, 1995). Bằng việc đánh
giá động cơ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản, Kreinin và cộng
sự (1999) kết luận rằng “sự bảo vệ thị phần là một hành động có động cơ quan
trọng nhất cho FDI”. Đối với nước tiếp nhận vốn, OECD (2002) chỉ ra FDI tạo nên
hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, hỗ trợ đầu tư nguồn nhân lực, đóng góp hội nhập
thương mại quốc tế của quốc gia, giúp tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh và
gia tăng sự phát triển của doanh nghiệp. Tất cả điều này góp phần thúc đẩy tăng


2
0


trưởng kinh tế cao hơn và được xem như một giải pháp hữu hiệu giúp tăng trưởng
kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Theo Grossman và Helpman (1991), Hermes
và Lensink (2003) đều chỉ ra rằng FDI đóng vai trị quan trọng trong việc hiện đại
hóa và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư. Johnson
(2005) trong nghiên cứu về sự tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, kết luận
FDI tác động đến nước tiếp nhận, đặc biệt là nhóm các nước đang phát triển chủ yếu
qua hình thức vốn vật chất và cơng nghệ, trong đó, cơng nghệ là nhân tố chủ yếu.
Theo Kemp (1962) giải thích sự di chuyển vốn là do sự khác biệt về năng suất biên.
Vốn di chuyển từ nơi có năng suất biên thấp sang nơi có năng suất biên cao hơn. Lý
thuyết của Kemp (1962) dựa trên giả định thị trường hoàn hảo, khơng có rủi ro nên
lợi nhuận là biến số duy nhất của quyết định đầu tư. Do đó, một quốc gia có vốn dồi
dào thì có mức lợi nhuận biên về vốn thấp hơn quốc gia khan hiếm vốn. Tuy nhiên,
lý thuyết này chưa giải thích được lý do bên cạnh dịng vốn di chuyển vào thì dịng
vốn cịn di chuyển ra khỏi một quốc gia và hơn nữa, tại sao những nước thiếu vốn,
công nghệ chưa cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, các doanh
nghiệp lại đầu tư trực tiếp ra nước ngoài? Vậy nguyên nhân nào tác động đến đầu tư
trực tiếp từ các nước đang phát triển?.
Theo UNCTAD (2006) và Dunning (2006), có sự khác biệt về các nguyên
nhân tác động đến các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước đã phát
triển và các nước đang phát triển. Đó cũng chính là chủ đề thu hút nghiên cứu của
các tác giả trên thế giới thời gian gần đây.
Tính đến nay, đã có nhiều cơng trình lý thuyết giải thích về ngun nhân
hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài như: lý thuyết giả sử thị trường hiệu quả, lý
thuyết giả sử thị trường không hiệu quả, lý thuyết quốc tế hóa, lý thuyết lựa chọn
địa điểm... Theo “Lý thuyết giả sử thị trường hiệu quả”, các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngồi để tìm kiếm tỷ suất thu hồi khác nhau ở các thị trường
(Agarwal, 1980; Moosa, 2002) hoặc để thực hiện sự đa dạng hóa (Tobin, 1958;
Markowitz, 1959; Moosa, 2002) hoặc được tác động bởi sản lượng đầu ra và quy
mô thị trường nước tiếp nhận vốn (Balassa, 1966; Moore, 1993; Wang & Swain,



2
1

1995). Với Lý thuyết lựa chọn địa điểm thì cho rằng, FDI tồn tại do sự không di
động của một số nhân tố sản xuất quốc tế như là lao động, nguồn tài nguyên thiên
nhiên… (Horst, 1972; Wheeler & Moody, 1992). Với mục đích nghiên cứu khác
nhau, các nhà nghiên cứu lập luận, vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu của mình.
Bên cạnh việc nghiên cứu về các nhân tố nội tại doanh nghiệp, có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu xem xét sự tác động của nhân tố bên ngoài tác động đến quyết định
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Deng, 2004; Gammeltoft, 2008; Masron &
Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011; Goh & Wong, 2011). Trong đó, có 2 hướng
nghiên cứu đã và đang diễn ra, đó là các nghiên cứu tập trung xem xét các nhân tố
thúc đẩy từ trong nước (Yang, 2003; Kyrkilis & Pantelidis, 2003; Kayam, 2009;
Masron & cộng sự, 2010; Wei & Alon, 2010; Yao & cộng sự, 2010; Lu & cộng sự,
2011; Lou & Wang, 2012; Wu & Chen, 2014; Saad, 2014) hoặc tập trung vào các
nhân tố thu hút của thị trường nước tiếp nhận vốn (Dunning, 1977, 1988, 1993,
2002; Zhang & Zuk, 1998; Buckley & cộng sự, 2007; Duanmu & Guney, 2009;
Anil & cộng sự (2011); Cuyvers & cộng sự (2011); Zhang & Daly (2011); Quer &
cộng sự (2012); Gill (2014); Yilmaz & cộng sự, 2014).
Theo hướng nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy từ trong nước, các nhà nghiên
cứu cho rằng, động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp quyết định đầu tư sang nước
ngồi có thể là do thị trường trong nước khơng cịn hấp dẫn (UNCTAD, 2006;
Kayam, 2009; Masron & Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011, Lou & Wang,
2012), chi phí hoạt động kinh doanh trong nước quá cao (Andreff, 2003; Kayam,
2009; Masron & Shahbudin 2010), nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt hoặc khó
để tiếp cận (UNCTAD, 2006; Masron & Shahbudin, 2010; Yao & cộng sự, 2010).
Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp FDI có thể thuận lợi đầu tư ra nước ngồi địi hỏi
sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ trong nước trong việc đưa ra các quy định, chính sách

hỗ trợ đầu tư (Aykut & Ratha, 2004; UNCTAD, 2006; Yao & cộng sự, 2010;
Masron & Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011; Lou & Wang, 2012; Stoian,
2013).


2
2

Theo hướng nghiên cứu tập trung vào các nhân tố thu hút, các nhà nghiên
cứu lập luận rằng, các doanh nghiệp quyết định đầu tư sang nước ngồi có thể xuất
phát từ việc nhận ra sự hấp dẫn của thị trường ở nước dự định đầu tư (Balassa,
1966; Dunning, 1988 & 2002; Wheeler & Mody, 1992; Moore, 1993; Wang &
Swain, 1995; Markusen & Venables, 1998, 2000; UNCTAD, 2006; Buckley và
cộng sự, 2007; Duanmu & Guney, 2009; Cuyvers & cộng sự, 2011; Anil & cộng
sự, 2011; Gill, 2014; Lee & cộng sự, 2016; Mourao, 2017), chi phí để hoạt động
kinh doanh thấp (Dunning, 1988 & 2002; MacCarthy & Atthirawong, 2003;
UNCTAD, 2006; Anıl & cộng sự, 2011), nguồn tài nguyên dồi dào hoặc dễ tiếp cận
(Dunning, 1988, 2002; Anil & cộng sự, 2011), có vị trí địa lý gần gũi hoặc có sự
tương đồng về văn hóa (Anil & cộng sự, 2014), cơ sở hạ tầng cho kinh doanh
(Dunning, 1988 & 2002; Wheeler & Moody, 1992, Zhang & Zuk, 1998, Na &
Lightfoot, 2006), sự hỗ trợ kinh doanh của chính phủ nước sở tại (Dunning, 1988 &
2002Anil & cộng sự, 2014; Buckley & cộng sự, 2007; Dunning, 1988 & 2002) hoặc
do sự hội nhập kinh tế quốc tế tốt (Dunning, 1988 & 2002; Anil & cộng sự, 2011).
Ngoài ra, Aykut và Ratha (2004), UNCTAD (2006) đã tổng hợp và kiến nghị
có 2 nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy tác động đến FDI. Tuy nhiên trong nghiên
cứu của Aykut và Ratha (2004) và báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD (2006)
mới chỉ dừng lại ở tổng kết các nghiên cứu rời rạc về các nhân tố thu hút ở nước
nhập khẩu vốn và thúc đẩy từ nước xuất khẩu vốn tác động đến FDI. Và đến nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về sự phối hợp đánh giá và
lượng hóa cả hai nhóm nhân tố trên tác động đến sự dịch chuyển vốn của các doanh

nghiệp ra nước ngoài, đặc biệt từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Cơng bố mới đây nhất bởi Li và cộng sự (2018) về việc đánh giá sự khác
nhau trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư nước ngoài từ doanh nghiệp giữa các nước
đã và đang phát triển. Các tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống hố
thơng qua đánh giá 84 bài báo nghiên cứu về FDI bởi các tạp chí uy tín nhất thế giới
trong vịng 36 năm qua, mốc thời điểm xuất phát kể từ khi mơ hình OLI của
Dunning (1980) được giới thiệu đến năm 2016. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có


2
3

thể phân loại các nghiên cứu theo hai nhóm nhân tố tác động đến FDI. Thứ nhất,
hướng nghiên cứu theo nhóm nhân tố ngoại vi (External factors), có thể như là các
nhân tố xuất phát từ trong nước chủ đầu tư hoặc các nhân tố từ nước tiếp nhận vốn,
ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương (Sub-national). Thứ hai, hướng nghiên cứu theo
nhóm nhân tố nội vi (Internal factors), là các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp
như lợi thế công nghệ sở hữu, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, Li và
cộng sự (2018) cũng kêu gọi cần có thêm những phương pháp nghiên cứu mới và
nâng cao hơn để tăng độ tin cậy so với các phương pháp mà các nghiên cứu được
tổng kết trong bài báo này đã được sử dụng trong 36 năm qua như phân tích hồi
quy, phân tích tương quan, phân tích phương sai ANOVA, MANOVA. Nhóm tác giả
cũng khuyến nghị hướng nghiên cứu mới nên đánh giá đồng thời cả 3 thành phần
tác động đến FDI gồm: góc độ nội bộ doanh nghiệp (hình thức sở hữu, loại FDI…),
góc độ nhà quản trị và bối cảnh quyết định lựa chọn địa điểm (các nhân tố thuộc về
nước đầu tư, các nhân tố thuộc về nước tiếp nhận vốn, địa phương, tiểu vùng, mạng
lưới).
Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu này đề xuất kiểm định sự tác động đồng
thời hai nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy FDI tác động đến quyết định đầu tư của
các doanh nghiệp từ một quốc gia đang phát triển. Đây chính là điểm trống về mặt

học thuật mà luận án kỳ vọng sẽ giải quyết.
1.1.2. Bối cảnh thực tiễn của luận án
Không nằm ngoài xu thế đầu tư của các nước trên thế giới, ngay năm 1989
mặc dù Việt Nam chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước
ngồi, nhưng đã có dự án đầu tư ra nước ngồi đầu tiên. Tính đến nay, Việt Nam đã
đầu tư ra nước ngoài với 1318 dự án và hơn 22 tỷ USD, số vốn đầu tư trung bình/dự
án gần 17 triệu USD (Tổng cục thống kê, 2018). Ngành nghề đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam rất đa dạng gồm: Bưu chính viễn thơng, khai thác dầu
khí, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, kho vận, bệnh viện, nơng lâm, sản xuất sữa…
có những dự án vài trăm ngàn USD, nhưng cũng có dự án cả tỷ USD. Nhiều tập
đồn đầu tư ra nước ngồi thành cơng như Viettel, tổng doanh thu từ đầu tư ra nước


2
4

ngoài lũy kế đến hết năm 2016 của tập đoàn này là 6,5 tỷ USD, riêng năm 2016 đạt
1,4 tỷ USD. Viettel cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất hiện nay có doanh thu
từ thị trường nước ngồi trên 1 tỷ USD/năm, tính lũy kế kể từ khi đầu tư ra nước
ngoài đến hết tháng 6 - 2017, Tập đoàn này đã thu về lợi nhuận hơn 520 triệu USD
(Huy Ngọc, 2017). Nhìn chung FDI từ Việt Nam liên tục tăng qua các năm, nhưng
thể hiện không ổn định, có năm tăng có năm giảm về số dự án lẫn vốn đăng ký đầu
tư.
Trong số hơn 30 quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư từ Việt Nam, tính đến hết năm
2017, Vương quốc Campuchia là quốc gia xếp thứ 2 về tổng số dự án với 168 dự án
(chiếm tỷ trọng 16,05%) và thứ 3 về vốn đầu tư với hơn 2,7 tỷ USD (chiếm tỷ trọng
13,7%).
Năm 2017, VN và Campuchia kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong chiều dài lịch sử này, quan hệ kinh tế - chính trị - quân sự giữa 2 nước láng
giềng luôn phát triển theo chiều rộng và sâu. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là nhà đầu tư

lớn thứ 5 trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Campuchia (sau Trung Quốc, Anh,
Singapore, Campuchia), kết quả này thể hiện chưa tương xứng với tiềm năng, quan
hệ 2 nước. Vì vậy, cần có các nghiên cứu chun sâu tìm hiểu các nguyên nhân, các
nhân tố tác động đến sự dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang
Campuchia, để từ đó góp phần thúc đẩy đầu tư trực tiếp Việt Nam sang Campuchia
nói riêng và ra nước ngồi nói chung trong thời gian tới.
Tính đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động
FDI từ Việt Nam ra nước ngồi, tuy nhiên các cơng trình chủ yếu dùng phương
pháp phân tích thống kê mơ tả nhằm đánh giá thực trạng và phân tích tình huống
nhằm đưa ra các kết luận nói chung về thành công, hạn chế trong hoạt động đầu tư
trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, chứ chưa tập trung vào
nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Việt
Nam ra nước ngoài và đo lường mức độ ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố này
đến quyết định hoạt động đầu tư trực tiếp ở hải ngoại và cũng chưa có cơng trình


2
5

thực tế nào nghiên cứu chuyên sâu về đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại thị trường
Campuchia.
Trên cơ sở bối cảnh lý thuyết và thực tiễn, tác giả đề xuất luận án: “Nghiên
cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam: trường hợp Campuchia”, nhằm làm sáng tỏ những nhân tố
nào có ý nghĩa tác động chính đến FDI của một nước có nền kinh tế đang phát triển
vào một nền kinh tế đang phát triển khác, trường hợp FDI của Việt Nam vào
Campuchia.
1.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang
Campuchia
Campuchia là thị trường nhỏ nhưng có vị trí rất quan trọng đối với VN vì 2

nước liền lãnh thổ, sự gắn kết về kinh tế, thâm nhập sâu rộng vào thị trường của
nhau sẽ giúp ổn định an ninh chính trị - xã hội. Thật vậy, không phải ngẫu nhiên
gần 70 năm qua vận mệnh của 2 dân tộc đều gắn với nhau trong cuộc chiến bảo vệ
hịa bình chống pháp, chống Mỹ, chống chế độ diệt chủng Pôn pốt, hàng vạn chiến
sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia. Giờ đây hịa bình tăng cường giao kết kinh tế
giữa hai nước trong đó có hoạt động đầu tư có ý nghĩa rất lớn khơng những vì sự
thịnh vượng của hai dân tộc mà cịn góp phần củng cố hịa bình, an ninh chính trị, là
nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nguyện vọng đầu tư ra nước
ngoài, theo kết quả khảo sát Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2016 của
Vietnam Report cho thấy, có khoảng 45% doanh nghiệp “khát khao” đầu tư ra nước
ngoài trong 5 năm tới (Hồng Lam, 2017). Do đó, kết quả của nghiên cứu của luận
án không những bổ sung vào hoạt động nghiên cứu về FDI từ các nước có nền kinh
tế đang phát triển nhưng khởi đầu muộn như Việt Nam mà còn giúp các cơ quan
quản lý Nhà nước Việt Nam có cơ sở để đề xuất chiến lược và giải pháp phù hợp
tăng cường hoạt động FDI từ Việt Nam sang Campuchia nói riêng và sang các nước
khác nói chung, góp phần to lớn vào phát triển mối quan hệ kinh tế chính trị của
Việt Nam đối với Campuchia và các nước trên thế giới.


×