Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: Giáo dục PL và KT - KHỐI 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.61 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI: 11

Giáo viên: Đinh Thị Hải Yến
I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT.
1. Những nội dung kiến thức đã học:
Từ bài 1 đến bài 6.
2. Luyện tập câu hỏi tự luận:
Câu 1: Vì sao sự phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng
dân số và bảo vệ mơi trường?
Câu 2: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức
năng nào của tiền tệ trong đời sống?
Câu 3: Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối
với người sản xuất và người tiêu dùng?
Câu 4: Em hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh và khơng lành mạnh? Khi thấy
có hiện tượng cạnh tranh khơng lành mạnh, em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 5: Mặt tích cực của cạnh tranh
Câu 6: Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh?
Câu 7: Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thơng hàng hố.
Câu 8: Tính tất yếu khách quan, tác dụng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Luyện tập câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
B. Sức lao động.
C. Công cụ lao động.
D. Hệ thống bình chứa.
Câu 2: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản
xuất?


A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Vật chất nhân tạo.
D. Công cụ lao động.
Câu 3: Để răn dạy con cháu, ông cha ta từng khẳng định câu “tấc đất, tấc vàng.
Muốn nói đến yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất?
A. Sức lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Đối tượng lao động.
Câu 4: Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình
sản xuất ra nó được gọi là
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
Trang 1


TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
C. Tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. Phát triển kinh tế bền vững.
Câu 5: Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng, cơ
cấu, chủng loại hàng hóa, điều kiện mua bán là thể chức năng nào dưới đây của thị
trường?
A. Thông tin.
B. Thừa nhận giá trị và giá trị
sử dụng.
C. Điều tiết sản xuất.
D. Mã hóa.
Câu 6: Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây?
A. Phương tiện mua bán.

B. Phương tiện giao dịch.
C. Phương tiện lưu thông.
D. Phương tiện trao đổi.
Câu 7: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hố khi nó là đối tượng
A. được xã hội thừa nhận.
B. mua – bán trên thị trường.
C. có giá trị sử dụng.
D. được đưa ra để bán trên thị trường.
Câu 8: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ khơng thực hiện chức năng nào dưới
đây?
A. Quản lí sản xuất.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Thước đo giá trị.
Câu 9: Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con
người thơng qua trao đổi mua bán là
A. Tiền tệ.
B. Hàng hóa.
C. Lao động.
D. Thị trường.
Câu 10: Cơng dụng của sản phẩm làm cho hàng hố có
A. Giá trị trên thị trường.
B. Giá trị sử dụng.
C. Giá trị.
D. Giá trị trao đổi.
Câu 11: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại
lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là
A. Chợ.
B. Sàn giao dịch.
C. Thị trường.

D. Thị trường chứng khoán.
Câu 12: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục
A. Giá trị trao đổi
B. Giá trị sử dụng của hàng hóa
C. Giá trị hàng hóa
D. Thời gian lao động cá biệt
Câu 13: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thơng hàng hóa bởi yếu tố
nào sau đây?
A. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất .
B. Điều tiết dòng vốn trên thị trường.
C. Điều tiết tiền cơng lao động.
D. Kích thích tiêu dùng tăng lên.
Câu 14: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra
tổng hàng hóa phải phù hợp với
A. Tổng thời gian lao động cộng đồng. B. Tổng thời gian lao động tập thể.
C. Tổng thời gian lao động xã hội.
D. Tổng thời gian lao động cá nhân.
Câu 15: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào ?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Thời gian lao động cá biệt ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết

Trang 2


TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH
Câu 16: Trong sản xuất và lưu thơng hàng hố cạnh tranh dùng để gọi tắt cho
cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh văn hoá.

B. Cạnh tranh kinh tế.
C. Cạnh tranh chính trị.
D. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 17: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh
tế nào dưới đây?
A. Quy luật cung cầu
B. Quy luật giá trị
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật cạnh tranh
Câu 18: Cạnh tranh có vai trị nào sau đây trong sản xuất và lưu thơng hàng
hố?
A. Cơ sở sản xuất hàng hố.
B. Một địn bẩy kinh tế.
C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá. D. Một động lực kinh tế.
Câu 19: Yếu tố nào dưới đây khơng phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
B. Khai thác tài ngun làm cho mơi trường suy thối.
C. Kích thích lực lượng sản suất, khoa học kĩ thuật phát triển.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh.
Câu 20: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được
những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những
A. Tính chất của cạnh tranh.
B. Nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.
C. Nguyên nhân của sự giàu nghèo. D. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
Câu 21. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong
một thời kì xác định tương ứng với giá cả và
A. Thu nhập xác định.
B. Khả năng xác định.
C. Nhu cầu xác định.
D. Sản xuất xác định.

Câu 22. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra
thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và
chi phí sản xuất xác định là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cung.
B. Cầu.
C. Tổng cầu.
D. Tiêu thụ.
Câu 23. Mối quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể
nào sau đây?
A. Người mua và người mua.
B. Người bán và người bán.
C. Người sản xuất với người tiêu dùng.
D. Người bán với tiền vốn.
Câu 24. Trên thị trường, khi nào giá cả bằng giá trị?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung khác cầu.
Câu 25. Cung và giá cả có mối quan hệ với nhau như thế nào sau đây?
A. Giá cao thì cung giảm. B. Giá cao thì cung tăng.
C. Giá thấp thì cung tăng. D. Giá biến động nhưng cung khơng biến động.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Thời gian: 45 phút
- Tự luận 50% và trắc nghiệm 50%.

Trang 3




×