Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần đồng tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 98 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VŨ MAI NAM

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2021


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VŨ MAI NAM

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HÁN KHANH


BÌNH DƯƠNG – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết rằng, nội dung của Luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một
chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình đào tạo cấp bằng nào
khác.
Tơi cũng xin cam kết thêm rằng, Luận văn này là nỗ lực cá nhân của tơi. Các kết quả,
phân tích, kết luận trong luận văn này (ngồi các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm
việc của cá nhân tôi.

Chữ ký của học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

VŨ MAI NAM

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ với đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hồn thiện chuỗi cung ứng tại
Cơng ty cổ phần Đồng Tiến”, là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và nỗ lực không
ngừng của bản thân tơi. Để hồn thành nghiên cứu này, tơi cũng đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, động viên, khích lệ của các Thầy Cô, bạn bè, người thân và đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc với TS. Nguyễn Hán Khanh
- người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn cũng như hỗ trợ cung cấp tài liệu, thông tin khoa
học cần thiết để giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và tập thể giảng viên Trường Đại học Thủ
Dầu Một đã rất tận tâm trong việc giảng dạy, chia sẻ các kiến thức trong q trình tơi học
tập tại Trường, cũng như tạo điều kiện cho tơi hồn thành Luận văn này.

Cuối cùng, xin được cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp cũ tại công ty cổ
phần Đồng Tiến đã giúp đỡ và tận tình hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
thực hiện Luận văn này.
Trân trọng!
Học viên
VŨ MAI NAM

ii


TĨM TẮT
Luận văn “Giải pháp hồn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Đồng Tiến” với
mục tiêu giúp cơng ty cổ phần Đồng Tiến gia tăng lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng
ngành dệt may trong bối cảnh dịch chuyển và hình thành lại chuỗi cung ứng sang các nước
đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Luận văn bao gồm 5 chương với các nội dung chính sau:
Chương 1: Phần mở đầu: Giới thiệu một cách tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Đồng
Tiến.
Chương 3: Quy trình nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày tồn bộ kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iii

MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................. 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4
1.8 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ........................................................................................... 5
2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng ............................................................................... 5
2.1.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng ........................................................................... 5
2.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng .................................................................................... 6
2.1.3 Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng ....................................................... 7
2.2 Những nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng .......................................... 9
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng ............................................. 9
2.3.1 Sự bất ổn về mặt môi trường ............................................................................ 10
2.3.3 Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng .................................................................. 11
2.4 Đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng ........................................................ 12
2.4.1 Tiêu chuẩn Giao hàng ...................................................................................... 12
iv


2.4.2 Tiêu chuẩn Chất lượng ..................................................................................... 13
2.4.3 Tiêu chuẩn thời gian ......................................................................................... 13

2.4.4 Tiêu chuẩn Chi phí ........................................................................................... 14
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ......................................................... 14
2.6 Tổng quan về Công ty cổ phần Đồng Tiến ......................................................... 16
2.6.1 Chức năng, nhiệm vụ và quy trình sản xuất ..................................................... 18
2.6.1.3 Định hướng phát triển của công ty ................................................................ 19
2.6.1.4. Quy trình sản xuất ........................................................................................ 20
2.7 Chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Đồng Tiến ................................................ 22
2.7.1 Đặc điểm của nhà cung cấp .............................................................................. 22
2.7.2 Đặc điểm của nhà phân phối và thị trường ...................................................... 23
2.7.3 Phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Đồng Tiến .............. 23
2.8 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 27
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 28
3.2.1.1 Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh ......................................................................... 28
3.2.1.2 Phân tích SWOT ........................................................................................... 29
3.2.2 Phân tích định lượng ........................................................................................ 31
3.2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 31
3.2.2.2 Sử dụng mơ hình xám GM (1,1) để dự báo tình hình kinh doanh ................ 32
3.3 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 34
4.1. Phân tích theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh ....................................................... 34
4.1.1 Áp lực của nhà cung cấp .................................................................................. 34
4.1.2 Áp lực từ khách hàng ....................................................................................... 35
4.1.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh .......................................................................... 36
4.1.4 Áp lực từ các sản phẩm thay thế ...................................................................... 39
4.1.5 Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn ........................................................................... 39
v



4.2. Phân tích SWOT ................................................................................................ 40
4.2.1 Điểm mạnh ....................................................................................................... 40
4.2.2 Điểm yếu .......................................................................................................... 42
4.2.3 Cơ hội ............................................................................................................... 43
4.2.4 Thách thức ........................................................................................................ 45
4.3.Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh ................................................................ 48
4.4. Phân tích kết quả dự báo .................................................................................... 49
4.4.1 Kết quả dự báo yếu tố Tổng tài sản (F1) .......................................................... 49
4.4.2 Kết quả dự báo yếu tố Vốn chủ sở hữu (F2) .................................................... 50
4.4.3 Kết quả dự báo yếu tố Giá vốn hàng bán (F3) ................................................. 51
4.4.4 Kết quả dự báo yếu tố Tổng chi phí hoạt động (F4) ........................................ 52
4.4.5 Kết quả dự báo yếu tố Doanh thu thuần (F5) ................................................... 53
4.4.6 Kết quả dự báo yếu tố Lợi nhuận sau thuế (F6) ............................................... 54
4.5. Đánh giá về những kết quả đạt được.................................................................. 56
4.6 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................ 58
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG ............................... 59
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................... 59
5.1.1 Định hướng và tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam ....................... 59
5.1.2 Mục tiêu của công ty đến năm 2025 ................................................................ 60
5.1.3 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 61
5.2 Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ................................................................. 62
5.2.1 Hoàn thiện cơng tác lập kế hoạch .................................................................... 62
5.2.2 Hồn thiện hoạt động tìm nguồn cung cấp ...................................................... 63
5.2.3 Hồn thiện hoạt động sản xuất ......................................................................... 65
5.2.4 Đầu tư để hiện đại máy móc sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực. .................. 67
5.2.5 Thúc đẩy thực hiện các sáng kiến “xanh” và trách nhiệm xã hội .................... 68
5.2.6 Từng bước xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu phụ trợ .................... 70
5.2.7 Phát triển thương hiệu và chuyển dần sang công nghiệp dịch vụ .................... 71
5.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 72

5.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................ 72
vi


5.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam ................................................ 74
5.4 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................ 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 77

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản (Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2011). .............. 6
Hình 2: Sơ đồ chuỗi cung ứng mở rộng (Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2011). ................... 7
Hình 3: Quy trình sản xuất (Nguồn: Báo cáo thường niên của cơng ty) ............................ 21
Hình 4: Mơ hình tiến trình tham gia chuỗi cung ứng hàng may mặc xuất khẩu của cơng ty.
............................................................................................................................................ 23
Hình 5: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả) ................................................................ 27
Hình 6: Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh (Nguồn: Michael E.Porter, 1985) ........................... 29
Hình 7: Quy trình tính tốn của mơ hình Xám GM (1, 1) ................................................. 32
Hình 8: Biểu đồ dự báo yếu tố F1. ..................................................................................... 50
Hình 9: Biểu đồ dự báo yếu tố F3. ..................................................................................... 52
Hình 10: Biểu đồ dự báo yếu tố F4. ................................................................................... 53
Hình 11: Biểu đồ dự báo yếu tố F5. ................................................................................... 54
Hình 12: Biểu đồ dự báo yếu tố F6. ................................................................................... 55
Hình 13: Định hướng phát triển của cơng ty ..................................................................... 20

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Đồng Tiến (2017-2020)...................... 3

Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính của Cơng ty cổ phần Đồng Tiến năm 2019 và 2020.......... 24
Bảng 3: Chi phí liên quan đến chuỗi cung ứng. ................................................................. 25
Bảng 4: Các chỉ tiêu thơng kê............................................................................................. 31
Bảng 5: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh của CTCP Đồng Tiến ................................. 31
Bảng 6: Cấp độ đánh giá MAPE ........................................................................................ 33
Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2017-2020) ............................................ 41
Bảng 8: Bảng ma trận SWOT phân tích tình hình kinh doanh của công ty ....................... 47
Bảng 9: Dữ liệu của yếu tố F5 (2017-2020) . ..................................................................... 48
Bảng 10: Dữ liệu dự báo yếu tố F5( 2021-2024) ............................................................... 49
Bảng 11: Kết quả dự báo giai đoạn 2021 – 2024. .............................................................. 49
Bảng 12: Dữ liệu dự báo yếu tố F1 .................................................................................... 49
Bảng 13: Dữ liệu dự báo yếu tố F2 .................................................................................... 50
Bảng 14: Dữ liệu dự báo yếu tố F3 .................................................................................... 52
Bảng 15: Dữ liệu dự báo yếu tố F4 .................................................................................... 52
Bảng 16: Dữ liệu dự báo yếu tố F5 .................................................................................... 53
Bảng 17: Dữ liệu dự báo yếu tố F6 .................................................................................... 54

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên tiếng Việt

DN

Doanh nghiệp

CTCP

Công ty cổ phần


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CCU

Chuỗi cung ứng

KCS

Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm

THCS

Trung học cơ sở

NPL

Nguyên phụ liệu
viii


Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

B2B


Business to business

Giao dịch thương mai điện tử giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

Business to customer

Giao dịch thương mai điện tử giữa
doanh nghiệp với khách hàng

CMT

Cut-make-trim

Hợp đồng gia công thuần túy

FOB

Free on board

Hợp đồng mua nguyên liệu, bán
thành phẩm

ODM

Original Design Manufacturing

Hợp đồng mà chủ động từ nguyên

liệu, thiết kế, sản xuất thành phẩm

Original Brand Manufacturing

Hợp đồng gia cơng theo thương
hiệu gốc

SCOR

Supply chain operation reference

Mơ hình tham chiếu hoạt động
chuỗi cung ứng

DRP

Disribution resource planing systems Lập kế hoạch phân phối

EU

European Union

ASEAN

Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nỗi

IT

Information Technology

Công nghệ thông tin

IOT

Internet Of thing

Kết nối vạn vật

JIT

Just in time

Triết lý quản lý “kịp lúc”

Lean

Lean Manufacturing

Tư duy tinh gọn trong sản xuất,
công việc

SA8000


Social Accountability International

Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn
quốc tế

OBM

Liên minh Châu Âu

ix


5S, 6S

Sort,Straighten,Sweep,Standardize,
Sustain

Sạch lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc,
sẵn sàng. Phương pháp quản lý,
hiển thị trực quan, an toàn khu làm
việc

QA


Quality Assurance

Đảm bảo chất lượng

GM

Grey Model

Mơ hình xám

MAPE

Mean Absolute Percent Error

Sai số tương đối trung bình

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

VITAS


Vietnam Textile
Association

and

Apparel
Hiệp hội Dệt may Việt Nam

CPTPP

Comprehensive and Progressive
Agreement
for
Trans-Pacific Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến
bộ xun Thái Bình Dương
Partnership

EVFTA

European-Vietnam Free Trade
Agreement

Hiệp định tự do thương mại giữa
Việt Nam và liên minh Châu Âu

Corona Virus Disease - 2019

Bệnh truyền nhiễm do vi-rút
SARS-CoV-2 gây ra khởi phát

năm 2019

Covid-19

x


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Hiện nay, khi giá bán và thu mua nguyên vật liệu ngày càng bị siết chặt, các doanh
nghiệp trên thế giới đã đặt yếu tố quản trị Chuỗi cung ứng lên hàng đầu. Thị trường cạnh
tranh nội địa và quốc tế rất khốc liệt, yếu tố này tác động lớn đến việc chiếm lĩnh thị trường
và sự tín nhiệm của khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng tốt, giúp doanh nghiệp tối thiểu
hóa chi phí và đạt được lợi nhuận cao trong sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát
triển và hội nhập bền vững.
Tại Việt Nam, ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 cả nước, có
nhiều triển vọng phát triển trong thời gian sắp tới với những biến động mới của thị trường
xuất khẩu qua Mỹ, Châu Âu và các nước châu Á dưới tác động của các hiệp định đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh châu Âu. Vị thế của ngành dệt may Việt Nam trên thế giới ngày càng được
khẳng định. Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trong tốp 5 trên thế giới về xuất khẩu dệt
may năm 2020. Hơn nữa, làn sóng dịch chuyển thị trường cung ứng may mặc cho các nước
phát triển (Mỹ, EU, Nhật…) từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (do thiếu
nhân công và do chi phí lao động và mặt bằng tại Trung Quốc cao) sang những nước đang
phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Banglades, Indonesia.
Để nắm bắt được những cơ hội trên cũng như tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong
nước xuất khẩu đòi hỏi hoạt động nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng như quản trị chuỗi cung
ứng phải được chú trọng trong mỗi doanh nghiệp, và càng đặc biệt quan trọng hơn khi các
doanh nghiệp dệt may muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ra tồn cầu,
cơng ty cổ phần Đồng Tiến cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đó. Do đó, đề tài “Giải pháp

hồn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Đồng Tiến” có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng và cấp thiết đối với tác giả và doanh nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

1


Các giải pháp hồn thiện chuỗi cung ứng của cơng ty cổ phần Đồng Tiến trong giai
đoạn năm 2021-2024, từ đó giúp Ban giám đốc cơng ty hoạch định chiến lược phù hợp thúc
đẩy công ty phát triển.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
 Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết có liên quan đến hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng nói chung và quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong ngành dệt
may nói riêng.
 Phân tích và đánh giá thực trạng, hạn chế hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của
công ty cổ phần Đồng Tiến trong thời gian qua 2017 - 2020, phân tích những mặt mạnh,
mặt hạn chế và tìm hiểu ngun nhân cốt lõi để giải quyết.
 Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đồng Tiến trong giai đoạn
2021 - 2024.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của
công ty cổ phần Đồng Tiến.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Tình hình kinh doanh của Cơng ty cổ phần Đồng Tiến trong giai đoạn 2017 - 2020
diễn ra như thế nào?
 Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Đồng Tiến hiện nay như thế nào?
 Công ty cổ phần Đồng Tiến có những định hướng như thế nào trong giai đoạn 2021
- 2024?
 Những lợi thế của của công ty cổ phần Đồng Tiến so với doanh nghiệp cùng ngành
để phát triển trong thời gian tới?

 Công ty cổ phần Đồng Tiến cần có những giải pháp nào để hoàn thiện hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng?
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
-

Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Đồng Tiến.

-

Các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Khách thể nghiên cứu
2


Phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực dệt may để phân tích các yếu tố bên trong như
điểm mạnh, điểm yếu và mơi trường cạnh tranh bên ngồi của cơng ty.
1.5 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty cổ phần Đồng Tiến.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần Đồng Tiến
dựa trên dữ liệu trong giai đoạn 2017 - 2020, từ đó đưa ra dự báo về tình hình hoạt động
trong giai đoạn 2021 - 2024.
Nội dung nghiên cứu: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của
Công ty cổ phần Đồng Tiến trong giai đoạn 2021 - 2024.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích, đánh giá và dự báo
tình hình hoạt động tại công ty cổ phần Đồng Tiến.
Đề tài sử dụng mơ hình Xám GM (1,1) để thực hiện việc dự báo liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đồng Tiến trong giai đoạn 2021 – 2024.
Đề tài sử dụng chỉ số MAPE (Means Absolute Percentage Error) để đánh giá độ chính
xác của mơ hình dự báo Xám GM (1,1).
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Đề tài thực hiện việc lấy ý kiến chuyên gia để đưa ra những phân tích định tính.
Sử dụng phương pháp mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích về
các áp lực cạnh tranh mà công ty cổ phần Đồng Tiến đang gặp phải. Bên cạnh đó, tác giả
sử dụng mơ hình SWOT để phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của công ty cổ phần Đồng Tiến, từ đó đề xuất các giải pháp để góp phần hồn thiện hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Đồng Tiến trong giai đoạn 2021 - 2024.
1.6.3 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp thơng qua những báo cáo tài chính của công ty cổ phần
Đồng Tiến giai đoạn 2017-2020 để đưa ra những dự báo trong giai đoạn 2021 – 2024.
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của cơng ty cổ phần Đồng Tiến (2017-2020).

3


Chỉ tiêu

Tổng tài sản

Vốn
chủ sở hữu

2017

690,219

158,014


1,471,058

2018

880,639

192,041

2019

938,711

2020

976,986

Năm

Giá vốn
hàng bán

Tổng chi phí
hoạt động

Doanh thu
thuần

Lợi nhuận
sau thuế


173,081

1,701,124

60,950

1,779,685

200,627

2,032,613

65,691

214,353

1,905,183

215,645

2,178,239

72,739

217,276

1,668,667

176,506


1,860,535

30,162

Nguồn: Báo cáo tài chính (đơn vị: Triệu Đồng).
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.7.1 Ý nghĩa thực tiễn
Công tác đánh giá được Hội đồng quản trị thực hiện hàng năm và dự báo cho năm tiếp
theo. Từ trước đến nay, tại công ty cổ phần Đồng Tiến chưa có một cơng trình nghiên cứu
nào thực hiện việc dự báo cho một giai đoạn.
Nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến hoạt
động kinh doanh của cơng ty cổ phần Đồng Tiến.
Phân tích và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chuỗi cung ứng của công
ty cổ phần Đồng Tiến đồng thời đưa ra giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng của công ty.
1.7.2 Ý nghĩa khoa học
Đề tài sử dụng mơ hình xám GM(1:1) vào thực tiễn một mơi trường kinh doanh tại Việt
Nam, cụ thể ở đây là công ty cổ phần Đồng Tiến.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm cho cách lĩnh vực khác tham khảo, hoặc
làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này (nếu có).
Nghiên cứu đã đóng góp và củng cố lý thuyết về chuỗi cung ứng trong ngành Dệt may,
đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của cơng ty cổ phần Đồng
Tiến.
1.8 Tóm tắt chương 1
Giới thiệu một cách tổng quan về đề tài nghiên cứu. Tóm tắt các vấn đề liên quan đến đề
tài như: tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài nghiên cứu và cấu
trúc đề tài nghiên cứu.
4



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG
ỨNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
2.1.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã khơng cịn mới lạ, đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều khía cạnh, cách tiếp cận khác
nhau, vì vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”.
Theo Micheal Porter (1990), chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ ngun vật
liệu thơ cho tới sản phẩm hồn chỉnh thơng qua q trình chế biến và phân phối tới tay
khách hàng.
Theo Chopra và Meindl (2013) nhận xét rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn
có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng
không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ
và khách hàng.
Một khái niệm khác về chuỗi cung ứng của Christopher (2005) được phát biểu như sau:
“Một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các liên kết trên (upstream)
và liên kết dưới (downstream) bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo giá trị
gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng”.
Dưới góc độ D. M. Lambert, M. C. Cooper và J. D. Pagh (1998), “Chuỗi cung ứng
không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà là mối quan hệ thương mại giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau”.
Theo Beamon (1999), chuỗi cung ứng là q trình tích hợp trong đó ngun vật liệu
được sản xuất thành sản phẩm cuối cùng và giao cho khách hàng thông qua hệ thống phân
phối, bán lẻ hoặc cả hai.
Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng “Chuỗi
cung ứng là một tập hợp các hoạt động của tất cả các “mắt xích” tham gia chuỗi như nhà
cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa hàng bán lẻ, ...
để sản phẩm được sản xuất và phân phối đúng như mong muốn của khách hàng và tổ chức”.
5



Chuỗi cung ứng ln hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dịng thơng tin
nhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau. Mục đích then chốt của
bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi
nhuận cho chính doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng bao gồm chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi
cung ứng đầu ra:
-

Chuỗi cung ứng đầu vào hay còn gọi là hoạt động cung ứng là quá trình đảm bảo

nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ…cho hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp được
tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả.
-

Chuỗi cung ứng đầu ra là quá trình đảm bảo sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp đến

tay người tiêu dùng, làm người tiêu dùng hài lòng với mức giá hợp lý và các dịch vụ đi
kèm, đảm bảo lợi nhuận cao cho tổ chức/doanh nghiệp
2.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp
và khách hàng của cơng ty đó. Đó là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra
một chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khi xét sâu đến từng mắt xích trong chuỗi cung ứng, ta có
thể thấy mỗi mắt xích cịn có thể được hình thành và mở rộng từ nhiều chuỗi nhỏ. Cụ thể,
lấy bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào đó trong chuỗi làm quy chiếu, nếu xét đến các hoạt
động trước nó – dịch chuyển nguyên liệu đến – được gọi là ngược dòng; những tổ chức ở
phía sau doanh nghiệp – dịch chuyển nguyên, vật liệu hay thành phẩm ra ngoài – được gọi
là xi dịng.

Hình 1: Cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản (Nguồn: Đồn Thị Hồng Vân-2011).

Các hoạt động ngược dịng được dành cho các nhà cung cấp: Một nhà cung cấp dịch
chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp một; nhà cung cấp đảm
nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung
ứng cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp 3 rồi đến tận cùng sẽ là cung cấp.
6


Hình 2: Sơ đồ chuỗi cung ứng mở rộng (Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2011).
2.1.3 Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức
năng khác nhau. Những cơng ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ
và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những cơng ty thứ cấp này sẽ có nhiều
cơng ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
▪ Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công
ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất nguyên vật
liệu như khai thác khống sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . và cũng bao gồm những tổ
chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng
nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác.
▪ Nhà phân phối:
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân
phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối
bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua
lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán
hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ
nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có
những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa
hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ
7



chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, khơng bao giờ sở hữu sản
phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản
phẩm. Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của
khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
▪ Nhà bán lẻ:
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ
trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực
chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng
cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
▪ Khách hàng:
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản
phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi
bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu
dùng.
▪ Nhà cung cấp dịch vụ:
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và
khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt
động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này
hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán
lẻ hay người tiêu dùng làm điều này. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ
biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công
ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
▪ Thu hồi:
Đây là khâu chỉ xuất hiện khi chuỗi cung ứng gặp vấn đề và thường ở hai dạng chính:
xử lý bồi hoàn cho những sai hỏng nhỏ, thiếu hụt, dư thừa và tiếp nhận lại tồn bộ lơ hàng
khi sai hỏng vượt quá ngưỡng chấp nhận của khách hàng. Vì vậy, quản lý hoạt động thu
hồi tốt giúp doanh nghiệp duy trì uy tín của mình với khách hàng và là bước phản ánh trung
thực nhất về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp

cần có một chính sách tiếp nhận và xử lý những vấn đề phát sinh đối với sản phẩm sau khi
bán cho khách hàng.
8


2.2 Những nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng
Khi nhận thức về những hoạt động của chuỗi cung ứng nâng cao, chúng ta có thể sử
dụng được mơ hình Nghiên cứu hoạt động cung ứng - SCOR (Supply Chain Operations
Research). Mơ hình này được Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc., 1150 Freeport
Road, Pittsburgh, PA 1538) phát triển. Theo mơ hình này, có 4 yếu tố được xác định như
sau:
▪ Lập kế hoạch: Họat động bao gồm lập kế họach và tổ chức các hoạt động cho ba yếu
tố liên quan kia. Ba yếu tố trong lập kế hoạch gồm: dự báo nhu cầu, giá sản phẩm và quản
lý tồn kho.
▪ Tìm nguồn cung ứng: Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có
được các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ. Hai hoạt động chính cần quan tâm
là hoạt động cung ứng và hoạt động tín dụng và khoản phải thu. Hoạt động cung ứng bao
gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết. Hoạt động tín
dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt. Cả hai hoạt động này đều
có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng
▪ Sản xuất: Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ mà
chuỗi cung ứng cung cấp. Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất
và quản lý nhà máy. Mơ hình SCOR khơng những hướng dẫn cụ thể cách thiết kế sản phẩm
và triển khai q trình mà cịn hướng dẫn cách tích hợp trong quá trình sản xuất.
▪ Phân phối: Là hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng; phân
phối các sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng. Hai hoạt động chính trong yếu tố
phân phối sản phẩm/dịch vụ là thực thi các đơn hàng từ khách hàng và giao sản phẩm cho
khách hàng.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng
Để có thể hiểu được một chuỗi cung ứng vận hành như thế nào, thì nhất thiết phải xác

định được các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Việc xác định các
yếu tố này tuy được nghiên cứu từ lâu bởi nhiều tác giả, nhưng trong nghiên cứu này, tác
giả sẽ chủ yếu dựa vào kết quả từ cơng trình nghiên cứu của Henry và cộng sự (2012); vì
sự cập nhật, tính kế thừa trong cơng trình này. Dưới đây chính là các yếu tố cơ bản có ảnh
hưởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.
9


2.3.1 Sự bất ổn về mặt môi trường
 Môi trường doanh nghiệp:
Yếu tố này liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp và cấp
độ của sự tin tưởng và cam kết giữa các bên. Mơi trường doanh nghiệp cũng liên quan đến
kì vọng của công ty về chất lượng, thời gian giao hàng, sự cạnh tranh trong ngành và mức
độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể đáp ứng kịp thời và hiệu quả
với nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp nhận ra rằng, việc mở rộng hoạt động ra nước
ngoài là lựa chọn tối ưu, ngay cả khi việc này đồng nghĩa với gia tăng sự bất ổn trong hoạt
động. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của Henry (2012) sự bất ổn định về mặt mơi trường
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng rủi ro này có
thể phịng tránh, giảm thiểu nếu như doanh nghiệp chủ động hình thành mối quan hệ chiến
lược với các nhà cung cấp chủ chốt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc
lên chiến lược để giải quyết sự bất ổn về môi trường trong chuỗi cung ứng, để giúp cho
chuỗi hoạt động hiệu quả hơn.
 Sự hỗ trợ của chính phủ:
Việc chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc nhập khẩu nguyên
vật liệu thô, sản phẩm từ nước ngoài hay sử dụng nguyên liệu trong nước. Ngồi ra, nó cịn
bao gồm việc chính phủ thực thi các chuẩn mực, quy định, chính sách, tiêu chuẩn ngành.
Mặt khác, việc tăng cường giao dịch từ thị trường nước ngoài cũng mang đến nhiều vấn đề
phức tạp như rào cản ngôn ngữ, vận chuyển, chi phi vận chuyển, tỷ giá, thuế quan và các
thủ tục pháp lý.
 Bất ổn từ mơi trường nước ngồi:

Khi doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu thô từ thị trường nước
ngồi, cần thiết phải nắm rõ các nhân tố mơi trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi,
cụ thể sự bất ổn chính trị tại một nước sẽ làm tăng rủi ro của các nhà cung cấp tại nước đó,
làm dẫn đến quyết định khơng đầu tư hay là thay đổi chiến lược và quyết định của doanh
nghiệp. Những bất ổn có thể gặp là về tơn giáo, mơi trường, ngơn ngữ, văn hóa, hạn chế
trong giao tiếp, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động chuỗi cung ứng.

10


2.3.2 Công nghệ thông tin
Công nghệ viễn thông và máy tính cho phép tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng giao
tiếp lẫn nhau. Việc sử dụng công nghệ thông tin cho phép nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng rút ngắn thời gian chờ, tiết kiệm giấy tờ, chứng từ và
những hoạt động không cần thiết khác. Mặt khác, công cụ hỗ trợ cho công nghệ thông tin
phục vụ cho hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, được phân loại thành hai cơng cụ chính:
cơng cụ hỗ trợ giao tiếp và công cụ hỗ trợ hoạch định.
 Công cụ hỗ trợ giao tiếp:
Các công cụ này được sử dụng để hỗ trợ việc truyền tải thông tin, dữ liệu và giao tiếp
giữa các bên thương mại, cụ thể bao gồm các công cụ như EDI, EFT, mạng intranet, internet
và extranet. Cụ thể, cơng cụ EDI được ứng dụng cho quy trình thu mua (đặt đơn hàng, tình
trạng đơn hàng và theo dõi đơn hàng). Hệ thống này hoạt động giống như một cuốn ca-talơ điện tử giúp khách hàng có thể nhận được thơng tin kích thước, chi phí của một sản phẩm
cụ thể.
 Công cụ hỗ trợ hoạch định:
Công cụ hỗ trợ cho việc hoạch định hoạt động quản trị chuỗi cung ứng được thiết lập,
nhằm mục đích tích hợp hoạt động lên kế hoạch tìm kiếm nguồn cung trong doanh nghiệp
hoặc tổ chức. Một vài công cụ hoạch định phổ biến là: công cụ hoạch định nguồn lực sản
xuất (MRP), hay phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Cụ thể, MRP là
công cụ cho phép tổ chức có thể lên kế hoạch sản xuất để đáp ứng kịp thời hạn, dựa trên
định mức nguyên vật liệu, mức độ tồn kho…Ngồi ra, cịn vài cơng cụ IT khác cũng được

xây dựng nhằm hỗ trợ việc thực hiện và quản lý nhiều hoạt động và mối quan hệ trong tồn
bộ chuỗi cung ứng. Cơng cụ này bao gồm: quản lý hàng tồn kho (Data Warehouse), quản
lý hoạt động phân phối (DRP) và quản lý dịch vụ khách hàng (CRM).
2.3.3 Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
Mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Thật vậy, việc hợp tác và tích hợp các hoạt động với nhà cung cấp cũng như việc thấu hiểu
nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. Theo đó, quản trị
chuỗi cung ứng có mối liên hệ trực tiếp với quản trị các mối quan hệ, chủ yếu là mối quan
hệ với nhà cung cấp và khách hàng.
11


 Mối quan hệ với nhà cung cấp
Doanh nghiệp có xu hướng làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau theo nhiều cách
khác nhau, và vì thế việc mối quan hệ với nhà cung cấp thỏa mãn được nhu cầu của doanh
nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Cũng theo nghiên cứu, thì trong sản phẩm hay hàng hóa, thì
dễ dàng tìm thấy mối quan hệ đối nghịch chủ yếu dựa vào giá cả giữa người mua và nhà
cung cấp. Loại quan hệ với nhà cung cấp này, không đem lại việc cắt giảm chi phí trong
chuỗi cung ứng. Để có thể mang lại lợi ích cho chuỗi cung ứng, thì việc phát triển hợp tác
và liên minh mà đem lại lợi ích cho 2 bên cần phải được chú trọng. Mối quan hệ hiệu quả,
là khi nó cho phép các bên cơ hội được chia sẻ thông tin, chia sẻ rủi ro, nhằm đạt được lợi
ích của mỗi bên và lợi ích chung của tồn chuỗi.
 Mối quan hệ với khách hàng:
Thị trường toàn cầu cung cấp một chuỗi đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng
và chi phí khác nhau. Kết quả là, các doanh nghiệp ln cạnh tranh và nỗ lực để giảm thiểu
chi phí và cải thiện chất lượng. Theo đó, khách hàng thường thích có nhiều lựa chọn hơn
và ưu tiên vào các yếu tố dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn và giao hàng nhanh hơn.
Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ với khách hàng ngày nay đã trở thành vấn đề chiến
lược của mọi công ty nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
2.3.4 Sự thỏa mãn của khách hàng

Nhận thức của khách hàng không phải lúc nào cũng tương đồng với nhận thức của
nhà sản xuất. Khách hàng có thể coi trọng tiêu chí chi phí thấp, giao hàng đúng thời điểm,
hay nhận được sản phẩm tùy chỉnh theo ý muốn của mình. Theo Henry (2012), thì nhà sản
xuất và nhà bán lẻ ln nỗ lực tìm kiếm những chính sách hậu mãi khả thi, nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng lên mức cao nhất. Hơn thế nữa, nghiên cứu của ông cũng chỉ ra
rằng việc quản lý mối quan hệ giữa khách hàng-doanh nghiệp-nhà cung cấp sẽ giúp hoàn
thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi, gia tăng thỏa mãn khách hàng, góp phần gia tăng hiệu
quả quản lý chuỗi cung ứng.
2.4 Đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng
2.4.1 Tiêu chuẩn Giao hàng
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm
của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong
12


tổng số đơn hàng. Chú ý rằng, các đơn hàng khơng được tính là giao hàng đúng hạn, khi
chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không nhận được hàng đúng
thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó thực hiện, nhưng nó
đo lường hiệu quả trong hoạt động giao toàn bộ đơn hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu.
Cụ thể tỉ lệ giao hàng đúng hạn (Ontime Delivery) được tính như sau
Tỉ lệ giao hàng đúng hạn = (Số đơn hàng giao đúng hạn)/(Tổng số đơn hàng)
2.4.2 Tiêu chuẩn Chất lượng
Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của
khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên, chất lượng có thể được đo lường thơng qua những điều
mà khách hàng mong đợi.
Để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng
câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng.
Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt được, bởi
vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại. Mặt
khác, các cơng ty cần so sánh lịng trung thành và mức độ hài lịng của khách hàng của

mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của
công ty một cách liên tục.
2.4.3 Tiêu chuẩn thời gian
Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu
chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này thì thời gian tồn kho bằng
mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ: nếu mức tồn kho là 100 triệu đồng và chúng ta
bán lượng hàng tương đương 1 triệu đồng một ngày, chúng ta có 100 ngày tồn kho. Nói
cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho
cho đến ngày xuất kho. Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung
ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ và cộng hết lại để có thời gian bổ
sung hàng lại). Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu
hồi cơng nợ, nó đảm bảo cho cơng ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo
ra vòng luân chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ phải được cộng thêm cho toàn hệ thống
chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày tồn kho cộng số ngày chưa
13


×