Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận triểt đề tài 1 nhóm lớp 04 BF2 k65 HUST mã lớp 123465

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.56 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----o0o----

TIỂU LUẬN MƠN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài:
“Vai trị thế giới quan và phương pháp luận của triết học trong
đời sống xã hội”
Giảng viên hướng dẫn: Mai Thị Thanh
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên

SHSV

Mã lớp

1.

Hoàng Thị Hoàn

20201146

123465

2.

Hoàng Lã Yến Nhi

20201199

123465



3.

Hồng Chí Hiếu

20201143

123465

Hà Nội 6/2021

1


MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3
2. Tổng quan đề tài ................................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ....................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5
7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 5
Phần nội dung ........................................................................................................... 6
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về triết học mác – lênin ...................................... 6
1.1. Sự ra đời của triết học và định nghĩa triết học. ....................................... 6
1.2. Triết học với tư cách là một khoa học....................................................... 7
1.3. Đặc điểm của khoa học triết học................................................................ 9
Chương 2: Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác – Lenin
trong đời sống xã hội............................................................................................. 10

2.1.Chức năng thế giới quan: .......................................................................... 10
2.2. Chức năng phương pháp luận: ................................................................ 13
Phần kết luận .......................................................................................................... 15
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................ 16

2


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Will Durant, một Sử ln lí gia nổi tiếng từng nói: “Mọi mơn khoa
học đều bắt đầu là triết học và kết thúc là nghệ thuật.” Do đó khơng phải
ngẫu nhiên mà có người cho rằng triết học Mác - Lênin là khoa học của
mọi khoa học. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử, các triết gia
được mệnh danh là nhà thơng thái, thánh nhân, người nắm được bí mật của
sự vật thậm chí trong lịch sử nhân loại.
Từ khi ra đời đến nay, triết học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, triết học ln phản ánh sự phát triển
của trí tuệ con người, phát huy tư duy của con người, có khi trở thành vũ
khí sắc bén nhất để phát triển.
Đó là mặt tác động đến đời sống xã hội từ chính triết học Mác Lênin. Ngày nay, khoa học kỹ thuật có những thay đổi nhanh chơng cùng
với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội nhưng ảnh hưởng của nó
khơng hề làm giảm đi tính chất kì bí và vai trị đối với thực tiễn của triết
học, mà vấn đề là phải có một tư duy lý luận, đúng đắn để không bị "lạc
lối" trong sự phát triển đó.
Vì vậy chúng tơi chọn đề tài: “Vai trị thế giới quan và phương pháp
luận của triết học trong đời sống xã hội ”. Trước tầm quan trọng của triết
học đối với sự phát triển tư tưởng xã hội và thực tiễn đời sống, bài viết này
chỉ mong tổng hợp được một số vai trò của triết học trong đời sống xã hội
dưới góc độ thế giới quan và phương pháp luận.

2. Tổng quan đề tài
Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học trong đời
sống xã hội là một vấn đề rất thực tế để làm đề tài nghiên cứu. Đã có nhiều
tác giả, các nhà nghiên cứu, các nhà báo viết về vấn đề này, giả dụ như:
+ Cuốn sách “Một số vấn đề về vai trò của triết học trong đời sống xã
hội” của nhà soạn giả Trần Đức Thăng

3


+ Cuốn sách “Vai trò của triết học trong việc hình thành thế giới
quan khoa học cho học sinh - sinh viên hiện nay” của soạn giả Nguyễn Thị
Thu Hà
+ Cuốn sách “Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học”
của soạn giả Lê Tử Thành
+ Bài viết “Phương pháp, phương pháp luận và vai trò của phương
pháp luận Triết học Mác Lênin” của ThS. Trần Thiên Tú - Phó Trưởng
khoa LL M-LN, TT HCM
+ Bài viết “Thế Giới Quan – Chiếc La Bàn Định Hướng Cuộc Sống”
của Tác giả Bùi Quang Minh trên báo
/>Trong trường học, cụ thể như trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đề
tài này mới chỉ được nghiên cứu như một bài luận nhỏ, mang tính chất
tham khảo.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tiểu luận tập trung phân tích quan điểm triết học Mác –
Lênin về con người, từ đó cho thấy thế giới quan và phương pháp luận của
triết học Mác - Lênin có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội.
Để đạt được mục đìch đó, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người - thực thể
thống nhất giữa cái sinh học và cái xã hội.

- Luận giải mối liên hệ giữa các yếu tố sinh học, xã hội và quá trính đời
sống xã hội con người.
- Nêu ra một số vai trò, chức năng của triết học với sự phát triển tư tưởng
xã hội và với thực tiễn đời sống xã hội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vì đây cũng chỉ là một bài tiểu luận nhỏ, nên có sự giới hạn của nó
trong việc nghiên cứu, đề tài chỉ tiếp cận và làm sáng tỏ phần nào nội dung
và tầm quan trọng của thế giới quan và phương pháp luận trong triết học.
Từ đó điểm qua những vai trò của chúng trong đời sống vật chất cũng như
tinh thần của con người. Bên cạnh đó, luận văn được tham khảo từ các tài
4


liệu, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài
nước về vấn đề này để hoàn thành bài tiểu luận một cách toàn diện nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Leenin, Chính sách của
Nhà nước, của Đảng Cộng Sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định
hướng nghiên cứu.
Ngoài các phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng các phương pháp
cụ thể, chú trọng phương pháp lịch sử tổng hợp kết hợp với logic, so sánh,
phân tích, tổng hợp, thống kế, khảo sát, điều tra xã hội học và tổng kết thực
tiễn,...
6. Đóng góp của đề tài
Bài tiểu luận là cơ sở đánh giá quá trình học tập, tự nghiên cứu, tìm
hiểu các nội dung học phần Những nguyên lí cơ bản của Chủ Nghĩa Mác
Lenin. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên về sau.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần nội dung gồm 2 chương và 5 tiết


5


Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về triết học mác – lênin
1.1. Sự ra đời của triết học và định nghĩa triết học.
1.1.1. Sự ra đời của triết học Mác Lênin
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một
thời gian (khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ VII trước công nguyên) tại
một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hi
Lạp. Theo người Trung Quốc, thuật ngữ triết học có nguồn gốc ngôn ngữ là
chữ triết và khoa học này hiểu theo nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối
tượng, triết học chính là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Theo người
ấn Độ, triết học được coi là Danshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng
mang hàm ý là trí thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con
người đến với lẽ phải.theo phương Tây thuật ngữ triết học xuất hiện ở HiLạp,
theo tiếng HiLạp triết học là Philosophia, nghĩa là ‘yêu mến sự thơng thái’,
nó là khoa học vừa mang tính định hướng vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm
kiếm chân lý của con người. Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương
Tây, ngay từ đầu triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận
thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức
xã hội.

.

1.1.2. Định nghĩa triết học.
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao
hàm những nội dung giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách
là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của

chính thể nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống
6


cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Vậy: Triết học là hệ thống trí thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về vị trí vai trị của con người trong thế giới ấy.
1.2. Triết học với tư cách là một khoa học.
Ngày nay, Triết học khơng cịn là bí mật mà chỉ những nhà Triết học
mới biết nữa (Ph.Ăngghen, "Chống Đuy-rinh") nó từ "Hhoa học của các
khoa học" đã trở thành một môn khoa học độc lập. Là một mơn khoa học
độc lập, Triết học cần phải có: Đối tượng riêng của nó, phải có phương pháp
nghiên cứu (gần phương pháp luận và phương pháp riêng); có các vấn đề cơ
bản, có các khái niệm và các phạm trù; các quy luật.
1.2.1. Đối tượng của Triết học.
Theo Ph.Ăngghen: "Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất
sử sự vận động và phát triển của thế giới; từ tự nhiên, xã hội và cả tư duy",
(Ph. Ăng ghen, "chóng Đuy-rinh") Như vậy có thể coi đối tượng của Triết
học là tự nhiên, xã hội và tư duy của con người nhưng Triết học không phải
là khoa học tự nhiên, khoa học về xã hội, khoa học về tư duy (logic học) mà
là khoa học chung nhất, nó coi thế giới là "một chỉnh thể thống nhất " các
mặt trên.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Có một điều đặc biệt của khoa Triết học, đó là, với khoa học này thì sự
khác nhau về phương pháp luận là cơ sở để phân biệt các trường phải Triết
học (siêu hình hay biện chứng), thể hiện tính khoa học hay phản động của
một hệ thống Triết học. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ đối
tượng của Triết học: Coi thế giới như là một chỉnh thể, nghiên cứu bao trùm
thế giới: tự nhiên, xã hội, tư duy. Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương
pháp của riêng mình khác với mọi khoa học cụ thể: Nó xem xét thế giới như

một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể

7


đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của
khoa học và lịch sử của bản thân Triết học
1.2.3. Vấn đề cơ bản của Triết học:
Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn
đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và
là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ
bản của Triết học. Theo Ph. Ăngghen "vấn đề cơ bản lớn của mọi Triết học,
đặc biệt là Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Giải
quyết vấn đề cơ bản của Triết học không chỉ xác định được nền tảng và điểm
xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của Triết học mà nó cịn là tiêu chuẩn
để xác định lập trường, thế giới quan của các Triết gia và học thuyết của họ.
Vấn đề cơ bản của Triết học có hai mặt mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi
lớn:
Mặt thứ nhất: giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay
không?
Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các
trường phái Triết học và các học thuyết về nhận thức của Triết học.
1.2.4. Hệ thống các phạm trù và các quy luật.
Mỗi bộ mơn khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng của mình
phản ảnh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ
biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. Với các khoa học chuyên ngành
các phạm trù chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực nhất
định của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của môn khoa học chuyên

ngành đó. Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật
như:"(vật chất", "ý thức", "vận động", "đứng im", "mâu thuẫn" là những khái
niệm trung nhất phản ảnh những mặt những thuộc tính, những mối liên hệ
cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy
của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội
8


và tư duy. Mọi sự vật, hiện tượng đều có ngun nhân xuất hiện, đều có q
trình vận động biến đổi, đều có mâu thuẫn... nghĩa là đều có những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của
Triết học.
- Khi Triết học duy vật biện chứng ra đời; nó trở thành vũ khí lý luận
sắc bén cho giai cấp tiến bộ, nó kết tinh mọi tinh hoa của tư tưởng nhân loại,
vì vậy nó là "khoa học nhất", là "triệt để và hồn mỹ nhất", là "sâu sắc và
toàn diện nhất" (V.I. Lênin; "Ba nguồn gốc của chủ nghĩa Mác"). Vì vậy có
thể coi các quy luật của Triết học duy vật biện chứng là quy luật cơ bản của
khoa học Triết học. Triết học duy vật biện chứng gồm ba quy luật cơ bản:
+ Quy luật mâu thuẫn: nói lên nguồn gốc và động lực vận động và phát
triển của thế giới, cả về các mặt: tự nhiên, xã hội, và tư duy.
+ Quy luật về mối quan hệ giữa mặt lượng với mặt chất nói lên cách
thức của sự phát triển.
+ Quy luật phủ định của phủ định: nói lên con đường tất yếu của sự
phát triển.
1.3. Đặc điểm của khoa học triết học
1.3.1. Triết học tồn tại như một hình thái ý thức xã hội
Như các hình thái ý thức xã hội khác (đạo đức, tơn giáo, khoa học... )
Thì triết học cũng tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, từ là có
đặc tính biến đổi phụ thuộc vào sự biến đổi của tồn tại xã hội và tác động trở
lại những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, triết học là một hình thái ý thức xã

hội đặc biệt: nó khơng phải là một bộ phận trong hình thái ý thức xã hội khoa
học vì bản chất nó cũng là một hình thái ý thức xã hội; nó khơng giống như
tơn giáo, là hình thái ý thức xã hội ra đời ngay từ thời nguyên thủy. Triết học
chỉ ra đời khi con người đã có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả
năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng
lẻ và khi xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc.
1.3.2. Triết học là hệ thống tri thức chung nhất
Điều này thể hiện qua định nghĩa về triết học và đối tượng của nó.
9


1.3.3. Triết học mang tính giai cấp
Mỗi tư tưởng triết học đều đại diện cho một giai cấp nhất định trong
xã hội và cũng mỗi tư tưởng triết học phản ánh một giai đoạn một trình độ
nhận thức về thế giới của mỗi thời đại nhất định. Khơng có một thứ triết học
phi giai cấp, một thứ triết học chung chung. Mỗi hệ thống triết học đều có
Chính Đảng của nó và trở thành vũ khí lý luận cho một giai cấp nhất định
thường là có vai trị nổi bật trong lịch sử ở mỗi thời đại. Cứ như vậy "Triết
học vẫn có tính đáng của nó trong suốt thời hơn 2000 năm nay" (V.I. Lênin).
Chương 2: Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác –
Lenin trong đời sống xã hội
Triết học nói chung và triết học Mác – Lê nin nói riêng cùng một lúc
thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Vai trò xã hội của triết học Mác – Lê
nin được biểu hiện ở các chức năng của nó trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Triết học Mác – Lê nin thực hiện nhiều vai trò, chức năng khác
như: nhận thức, giáo dục, dự báo, thế giới quan, phương pháp luận. Tuy
nhiên, chức năng thế giới quan và phương pháp luận là hai chức năng cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
2.1.Chức năng thế giới quan:
2.1.1. Khái niệm thế giới quan:

Thế giới quan là hệ thống các quan điểm chung nhất của con người
về thế giới, về bản thân con người, mối quan hệ giữa con người với thế giới
xung quanh và vị trí của con người trong thế giới đó, nhằm giải đáp những
vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sống.
Thế giới quan được hình thành trong quá trình con người sống, cải
tạo thể giới và phát triển nhận thức. Thế nhưng giới quan khoa học khơng
hình thành một cách tự phát. Muốn hình thành thế giới quan khoa học phải
có một cơ sở lý luận khoa học, mà lý luận đó tổng hợp được những tri thức
khoa học, tổng kết được kinh nghiệm lịch sử của con người. Lý luận đó chỉ
có thể là một hệ thống triết học khoa học. Triết học khoa học là hạt nhân lý
10


luận của thế giới quan khoa học. Trong lịch sử phát triển của triết học đã
tồn tại nhiều hệ thống triết học khác nhau. Căn cứ vào cách giải quyết vấn
đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại mà người ta phân chia các lý thuyết triết
học thành các trường phái khác nhau như: triết học duy tâm, triết học duy
vật, triết học nhị nguyên, triết học bất khả tri, triết học khả tri.. Triết học
Mác – Lênin là hình thức phát triển cao nhất và hợp lý nhất của triết học
duy vật. Những đặc điểm của triết học Mác – Lênin, như đã trình bày trong
mục trên, phản ánh bản chất khoa học và nhân văn của triết học Mác –
Lênin. Với những điều trình bày trên đây, chúng ta có cơ sở để khẳng định
rằng: Trong thời đại ngày nay, triết học Mác – Lênin mới thực sự đóng vai
trị là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học. Thơng qua việc hình
thành thế giới quan khoa học cho con người, triết học Mác – Lênin tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Triết học Mác – lê nin là hạt nhân lý luận của thế giới quan, chi phối
các phẩm chất cụ thể của thế giới quan con người. Triết học Mác – lê nin
đã đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng
sản.

2.1.2. Thế giới quan duy vật biện chứng:
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị đặc biệt quan trọng định
hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Triết học
được ví như một “lăng kính” để con người xem xét, nhận dạng thế giới, xét
đoán mọi sự vật, hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp cho con
người cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và
nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị là cơ sở khoa học để đấu
tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản
chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân
của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách
mạng; là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách
mạng, phản động.

11


Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành
quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó giúp con người xác
định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình. Trên một ý nghĩa nhất
định, thế giới quan cũng đóng một vai trị của phương pháp luận. Giữa thế
giới quan và phương pháp luận trong triết học Mác – Lênin có sự thống
nhất hữu cơ với nhau.
Thế giới quan duy vật biện chứng cịn có chức năng nâng cao vai trị
tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề
để cấu thành nên nhân sinh quan tích cực. Trình độ phát triển về thế giới
quan cũng là một tiêu chí quan trọng đối với sự trưởng thành cá nhân cũng
như một cộng đồng xã hội nhất định.
Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan
đúng đắn. Trong đó, thế giới quan triết học là hạt nhân lý luận của thế giới

quan, làm cho thế giới quan của con người phát triển như một quá trình tự
giác.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị là cơ sở khoa học để đấu
tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản
chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân
của hệ tư tưởng giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là
cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản
khoa học.
2.1.3. Thế giới quan trong thời kỳ hiện nay:
Qua thời gian, xã hội, thời đại đã có những bước chuyển biến lớn, có
nhiều phát triển, tiến bộ như: xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế; các
cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra trên nhiều quốc gia trên thế
giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đưa nhân loại chạm tay đến với
những đỉnh cao của công nghệ, cho thấy được tri thức của con người là
khơng có giới hạn. Đứng trước tình hình mới như vậy, thế giới quan càng
phải thể hiện tầm vóc, sức ảnh hưởng lớn lao của nó. Chúng ta cần một thế
giới quan đúng đắn hơn, hoàn thiện hơn, thể hiện tầm vóc lớn lao phù hợp
với bối cảnh mới, bám sát nhu cầu hiện thực, bám sát với nhận thức của
12


nhân loại hiện đại. Thế giới quan của kỷ nguyên mới sẽ cần phải mang
những đặc điểm:
- Bám sát nhiều lĩnh vực thực tiễn mới, tích hợp nhiều nguồn tư liệu
phục vụ thế giới quan, tri thức khoa học công nghệ. Đảm bảo đầy đủ,
rõ ràng, dễ hiểu, logic, tránh sự lẫn lộn, mâu thuẫn, chồng chéo nhau
- Kế thừa và phát huy những tinh hoa của thế giới quan duy vật.
- Cung cấp những câu trả lời tốt nhất về những vấn đề cơ bản của thế
giới quan
- Phù hợp sự đa dạng, phức tạp, tính mở, sự tiến hóa, tương tác và

thơng tin giữa các hệ thống.
2.2. Chức năng phương pháp luận:
2.2.1. Khái niệm phương pháp luận:
Ngoài vai trò là hạt nhân của thế giới quan khoa học, triết học Mác –
lê nin cịn đóng vai trị phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa
học và hoạt động thực tiễn. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là
hệ thống về những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát, những cách
thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phương pháp
luận quyết định đến việc xác định phương pháp cụ thể thích hợp, từ đó ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của con người. Trên thực tế, chúng ta thấy có
thể mục tiêu, phương, hướng xác định đúng nhưng nếu phương pháp hoạt
động không đúng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy
phải có phương pháp luận khoa học, tức là phải có hệ thống các nguyên tắc
xuất phát phản ánh đúng quy luật vận động của các sự vật và hoạt động của
con người. Nhưng nguyên tắc không thể được đặt ra một cách tùy tiện theo
ý muốn thuần túy chủ quan của con người, mà được rút ra từ hệ thống lý
luận. Nếu hệ thống lý luận không phản ánh đúng hiện thực khách quan,
chẳng hạn hệ thống triết học duy tâm, thì nguyên tắc phương pháp luận rút
ra từ đó cũng khơng phải là nhũng ngun tắc phù họp. Như vậy, sự đúng
đắn của hệ thống lý luận là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự đúng
đắn của nguyên tắc phương pháp luận. Triết học Mác – Lênin có phép biện
chứng duy vật là hệ thống lý luận khoa học phản ánh đúng quy luật khách
13


quan của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Tính khoa học đó là yếu tố quyết định đảm bảo cho việc xác lập những
nguyên tắc phương pháp luận khoa học. Thông qua việc cung cấp phương
pháp luận khoa học làm cơ sở để xác định các phương pháp cụ thể, triết
học Mác – Lênin thể hiện vai trị của mình đối với đời sống xã hội, thực

hiện chức năng phương pháp luận chung nhất cho nhận thức và thực tiễn.
2.2.2.Vai trò của Phương pháp luận:
Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết
là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận
duy vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc,
những quy tắc, những yêu cầu đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái
niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người
phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.
Tuy nhiên, triết học Mác – Lênin không phải là một đơn thuốc vạn
năng có thể giải quyết được mọi vấn đề. Để đem lại hiệu quả trong nhận
thức và hành động, cùng với tri thức triết học, con người cần phải có tri
thức khoa học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động xã hội.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn khơng được xem thường
hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học. Nếu xem thường phương
pháp luận triết học sẽ sa vào tình trạng mị mẫm, dễ mất phương hướng,
thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai
trị của phương pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị
vấp váp, thất bại. Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng sẽ giúp
mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương
pháp tư duy siêu hình gây ra.

14


Phần kết luận
Với những nội dung nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy được vai
trị của thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với đời sống xã
hội. Đây là một trong những vấn đề quan trọng mang tính định hướng cho
cơng cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn khi mà

Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội như hiện nay.
Từ mối quan hệ giữa vai trò của phương pháp luận, thế giới quan với
đời sống xã hội ta có thể rút ra được một số kết luận như sau:
- Khi bàn về vai trò của triết học đối với đời sống xã hội và tác động
của nó đối với hiện thực xã hội, trước hết phải nhận thức rằng triết học là
một khoa học chân chính, chứ khơng phải là tập hợp những tư tưởng giải
thích thế giới của những Triết gia, những nhà tư tưởng, Những tư tưởng
của họ không phải là xuất phát từ hảo tâm hay thành ý của họ.
- Sự tác động của tư tượng triết học, vai trò của nó đối với đời sống
là:"khơng phải là giải thích thế giới mà vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới"
(C.Mác ), triết học phải là khoa học "giải thích thế giới thế tục chứ khơng
phải là thốt ly thế giới thế tục "(C. Mác). Triết học tác động đến đời sống
hiện thực trên vị trí, tư cách đặc biệt. Nó là hạt nhân cơ bản của thế giới
quan.
Trên đây là tồn bộ nội dung mà chúng tơi đã tìm hiểu và nghiên cứu
về vai trò của phương pháp luận và thế giới quan trong đời sống xã hội.
Vấn đề này cịn nhiều khía cạnh để chúng tơi có thể bàn tới, tuy nhiên do
có sự hạn chế nhất định nên chúng tơi chỉ xin góp một số nội dung cơ bản
của vấn đề. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo và
các bạn đã giúp chúng tơi hồn thành tốt bài tiểu luận này.

15


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác Lê-nin – GS.TS. Phạm Văn Đức (chủ biên)
2. Trần Đức Thăng: “Một số vấn đề về vai trò của triết học trong đời sống
xã hội” - Chính trị Hành chính, 2013
3. Nguyễn Thị Thu Hà: “Vai trị của triết học trong việc hình thành thế giới
quan khoa học cho học sinh - sinh viên hiện nay” - Tạp chí Giáo dục; 2014.

- Tháng 9. - Số 342. - tr. 20-21, 27; (ĐKCB: DV0193)
4. “Phương pháp, phương pháp luận và vai trò của phương pháp luận Triết
học Mác Lênin” - ThS. Trần Thiên Tú - Phó Trưởng khoa LL M-LN, TT
HCM
5. Bùi Quang Minh : “Thế Giới Quan – Chiếc La Bàn Định Hướng Cuộc
Sống” - Báo Thông tin Pháp luật dân sự; 2008 – Tháng 8.
6. Nguyễn Đình Huấn: Cơng trình nghiên cứu “C.Mác phê phán học thuyết
về mâu thuẫn của Hêghen trong tác phẩm “góp phần phê phán triết học
pháp quyền của Hêghen”.”
7. Tạp chí triết học, Số phát hành 36-39

16



×