Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT Đề tài:SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.32 KB, 28 trang )

SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN
ĐỘ CỔ ĐẠI
HVTH : TRẦN THỊ KHÁNH VÂN
STT :
NHÓM : NHÓM 8
LỚP : CAO HỌC ĐÊM 1 - K20
GV : TS. BÙI VĂN MƯA
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 1
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1:Tổng quan về triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ cổ đại 2
1.1. Khái quát triết học Hy Lạp cổ đại 2
1.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời 2
1.1.2 Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 2
1.1.3 Những đặc điểm cơ bản 2
1.1.4 Các tư tưởng, trường phái triết học 3
1.1.4.1 Chủ nghĩa duy vật: 3
1.1.4.2 Chủ nghĩa duy tâm: 4
1.2. Khái quát chung về triết học Ấn Độ cổ đại 5
1.2.1. Điều kiện ra đời 4
1.2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.2.1.2. Điều kiện về khoa học và văn hóa … 5
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại 5
1.2.3. Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại 5
1.2.4. Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại 6
1.2.4.1. Tư tưởng triết học trong Upanisát 6


1.2.4.2. Trường phái triết học chính thống 6
1.2.4.3. Hệ thống triết học không chính thống 6
Chương 2: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn độ cổ đại 8
2.1. Sự tương đồng giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại 8
2.2 Sự khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại … 12
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO … 25

K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 2
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Khi nhắc đến khởi nguyên tiềm tàng của nền triết học nhân loại chúng ta không
thể không nói đến hai nền triết học lớn của thế giới, đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại
và Ấn Độ cổ đại. Có thể nói Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại là những cái nôi của triết học
thế giới, là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học, làm
nền tảng cho toàn bộ hệ thống triết học thế giới sau này. Nét nổi bật của triết học Hy Lạp
cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơ bản của triết học mà sau này các học thuyết triết
học khác từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình Trong khi đó, triết học
Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và giải quyết những vấn đề của tư duy triết học. Việc tìm hiểu sự
tương đồng và khác nhau của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại giúp chúng ta có
khái niệm gần như hoàn chỉnh về triết học phương Tây và triết học phương Đông, những
ảnh hưởng của nó đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó chúng ta biết cách
vận dụng những tinh hoa của hai nền triết học này, nâng cao khả năng tư duy, nhận thức
thế giới, con người và xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu::
Bài viết không chỉ nêu lên hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, những tư tưởng cùng
những trường phái của hai nền triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại, mà mục đích
chính của bài viết là làm rõ nét được những tương đồng và khác biệt giữa hai nền triết
học cổ đại này.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết hình thành trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân
tích tổng hợp và so sánh các nguồn tư liệu tham khảo với nhau để có được kết quả chính
xác nhất, tránh cách nhìn phiến diện.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 3
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT
HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.1. Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại
1.1.1. Điều kiện lịch sử ra đời
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu
sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế
độ chiếm hữu nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra cơ sở cho sự phân hóa lao động và
đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Điều này thúc đẩy sự hình thành
tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học
và khoa học. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất
yếu - đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại.
1.1.2. Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ đại trải qua 3 giai đọan: Giai đoạn hình thành, giai đọan cực
thịnh và giai đọan suy tàn. Trong đó sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng nhất nguyên
duy vật và nhất nguyên duy tâm của giai đọan cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất
trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại.
1.1.3. Những đặc điểm cơ bản
- Thứ nhất: Triết học Hy Lạp thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của
giai cấp chủ nô thống trị.
- Thứ hai: Triết học Hy Lạp có sự phân chia và sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu,
trường phái duy vật - duy tâm, vô thần - hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị
- tư tưởng
- Thứ ba: Triết học Hy Lạp đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác.Các nhà triết
học Hy Lạp cổ là “những nhà biện chứng bẩm sinh”. Họ nghiên cứu và sử dụng phép

biện chứng để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý
- Thứ tư: Triết học Hy Lạp gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu
biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình
ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 4
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
- Thứ năm: Triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề về con người. Dù còn có nhiều bất đồng,
song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo
hóa
1.1.4. Các tư tưởng, trường phái triết học
1. 1.4.1. Chủ nghĩa duy vật:
Trường phái Milet: Đóng góp chính quan trọng nhất của trường phái Milet này là
đã được đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm đó như khái niệm triết học để các
triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái
niệm chất, không gian, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trường phái Héraclite: Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phán đoán thiên tài
về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sau này Marx đã đề cập và đi
sâu. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Héraclite vào tư tưởng
của nhân loại.
Trường phái đa nguyên Empédocle – Anaxago: Để giải thích tính đa dạng của
vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empédocle và Anaxago cố vượt qua quan
niệm đơn nguyên sự phát minh của các trường phái Milet, trường phái Héraclite, xây
dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Tuy nhiên quan
điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, còn hạn chế.
Trường phái nguyên tử luận Leucippe – Démocrite: Là một hệ thống quan điểm duy
vật đầy đủ, nhất quán, trường phái nguyên tử làm cho chủ nghĩa duy vật đạt được đỉnh
cao. Nó xung đột mạnh với chủ nghĩa duy tâm của Xocrat Platong sau này.
o Quan điểm về nhận thức- đạo đức:
 Quy nạp là phương pháp nhận thức đúng đắn
 Hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống có đạo đức là sống đúng mực,

ôn hoà, không hại mình, không hại người.
o Quan điểm về chính trị - xã hội:
 XH tốt nhất được cai trị bởi nhà nước dân chủ chủ nô
  Quản lý nhà nước là một nghệ thuật mang lại hạnh phúc, vinh quang, tự do &
dân chủ cho con người.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 5
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
1.1.4.2. Chủ nghĩa duy tâm:
Trường phái Pytago: Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản
nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Chính trường phái Pytago đã đặc nền móng
ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp.
Trường phái Êle: Do Xenophan thành lập trên tinh thần duy vật, nhưng sau đó được
Pacmenit phát triển theo hướng duy lý ngả về duy tâm
Trường phái duy tâm khách quan của Xocrat – Platong: do Xocrat đặt nền móng
và Platong, học trò của ông hoàn thiện
o Xocrat: Xuất phát từ đạo đức học duy lý, ông cho rằng, hiểu biết là cơ sở của điều
thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác; chỉ có cái thiện mới là cơ sở của đạo đức, tiêu
chuẩn của đức hạnh.
o Platong: xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết ý
niệm”, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc
khác về đạo đức, chính trị, xã hội.Quan điểm chính trị - xã hội của Platong đầy mâu
thuẫn và bảo thủ. Ông vừa đòi hỏi xóa bỏ tư hữu, lại vừa đòi bảo vệ chế độ đẳng cấp và
sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa kêu gọi xây dựng nhà nước cộng hòa lý tưởng, lại vừa
bảo vệ địa vị và lợi ích của chủ nô quý tộc.
Triết học nhị nguyên của Arixtốt: Arixtốt là người tổng kết Triết học Hy Lạp cổ đại,
người đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa duy lý, góp phần thúc đẩy lý trí Hy Lạp
nẩy nở, khoa học, văn minh phương Tây phát triển.
o Quan niệm về sinh thể, con người, linh hồn & nhận thức:
 Sinh thể (cả con người) đều có thể xác & linh hồn
 Con người là sinh thể có lý trí, luôn khát vọng nhận thức, bản chất con người

sinh ra là để nhận thức.
 Nhận thức là hoạt động bản tính của linh hồn, nhưng khi con người mới sinh
ra, linh hồn như một tấm bảng trắng.
o Quan điểm về đạo đức, chính trị - xã hội:
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 6
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
 XH tốt nhất phải dựa trên chế độ cộng hoà quý tộc, do chủ nô trung lưu lãnh
đạo.
 Công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công bằng XH & bình
đẳng giữa các cá nhân…
 Lý trí, lẽ phải là cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh
1.2. Khái quát chung về triết học Ấn Độ cổ đại
1.2.1. Điều kiện ra đời
1.2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông thôn, toàn bộ ruộng đất
thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, sự phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt. Xã hội có
4 đẳng cấp lớn: Tăng lữ (Bà la môn), Đẳng cấp quý tộc, Đẳng cấp bình dân tự do, Đẳng
cấp nô lệ. Xã hội Ấn Độ có nhiều tôn giáo: Đạo Ấn (Thờ bò) (HinDu), Đạo Hồi (không
ăn thịt heo), Đạo Thiên chúa, Đạo Cơ Đốc
1.2.1.2. Điều kiện về khoa học và văn hóa:
- Về tri thức khoa học, người Ấn Độ đã có những tri thức rất sớm và phong phú về nhiều
lĩnh vực như: thiên văn, lịch pháp, toàn học, y học, nông nghiệp, kiến trúc…
- Nền văn hóa Ấn Độ mang đậm nét tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh có pha trộn sự thần bí.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ
- Triết học thời kỳ Véđa (khoảng thế kỷ XV đến VIII TCN): thời kỳ này tập trung phản
ánh ước vọng của người dân thường như mong mưa thuận gió hòa, mong có thức ăn, có
gia súc ; đồng thời phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, chưa có những
khái quát triết học. Tuy nhiên qua các tập Véđa đã thể hiện sự phát triển của tư duy trừu
tượng trong đó người ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu
hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ.

- Triết học thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Bàlamôn – Phật giáo (khoảng thế kỷ VI TCN đến
thế kỷ VI): được hình thành và phát triển trong truyền thống Vêđa nhưng các trường phái
triết học Ấn Độ lại sung đột lẫn nhau
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 7
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
1.2.3. Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại
- Thứ nhất: triết học ấn độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang tính cách
mạng; các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước, không
đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo ra một hệ thống triết học mới. Điều đó phản ánh sự
trì trệ của xã hội ấn độ cổ đại.
- Thứ hai : triết học ấn độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn
giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo.
- Thứ ba: các hệ thống triết học - tôn giáo ở ấn độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhân
sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo.
1.2.4. Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại
1.2.4.1. Tư tưởng triết học trong Upanisát:
- Sự xuất hiện của Upanisát đánh dấu bước chuyển tiếp từ thế giới quan thần thoại tôn
giáo sang tư duy triết học. Tư tưởng đó được thể hiện trong các vấn đề chủ yếu sau: Brát-
man (đại ngã), Átman (tiểu ngã), Giải thoát và thực trạng giải thoát.
1.2.4.2. Trường phái triết học chính thống: Trường phái Vêđanta. Samkhya,
Yoga, Mimansa, Nyaya, Vaisêsika
- Nguyên nhân dẫn đến sự luân hồi của mỗi cá nhân là vì linh hồn cá biệt nơi mỗi người
thường bị những ham muốn dục vọng che lấp, nên linh hồn rơi vào vòng ám muội của
thế giới vật chất, thường biến, hữu hình, hữu hạn, không giữ được bản lai thanh tịnh của
mình.
- Theo trường phái này, không thể giải thoát bằng cách lễ bái, tích lũy khổ hạnh hay tin
tưởng vào sự cứu rõi của đấng tối cao. Đối với họ, phương pháp đưa đến sự giải thoát là
phải chế dục theo pháp Yoga, diệt trừ nghiệp lực và phải thấu triệt sáu nguyên lý tạo
thành vũ trụ. Nếu thực hiện được như thế thì linh hồn cá biệt mới đạt đến sự giải thoát
hoàn toàn

1.2.4.3. Hệ thống triết học không chính thống
- Triết phái Jaina (Kỳ na giáo): Trường phái này mang đượm màu sắc tôn giáo, ra đời
vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên.
- Triết phái Lokayata (hay còn gọi là Carvaka): Triết học Lokayata mang tính duy vật
chủ nghĩa và vô thần tương đối triệt để, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian tương đối
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 8
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
ngắn Nó được trình bày trong chính kinh Veda, trong các sử thi và cả trong kinh sách
của Phật giáo. Thuyết ấy tuyên bố rằng chỉ có thể biết là hiện hữu những gì ta tri giác
được. Không có thế giới bên kia: chết là hết. Niềm tin vào những cái như thế bị xem là
tưởng tượng kỳ quái. Không có bằng chứng hợp lý luận cho tính khả thi của cái không
thể thấy; không thể dùng sự suy ra như một nguồn có giá trị của tri thức mới vì không thể
chứng minh nó một cách vô điều kiện.
- Triết phái Budđhsam (Phật giáo): Là một trường phái triết học tôn giáo lớn của Ấn
Độ cố đại. Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo Ấn độ cổ đại được thể hiện: thế
giới quan (phản ánh trong ba pham trù : vô ngã, vô thường, duyên khởi ) & nhân sinh
quan tập trung vào tứ diệu ( 4 chân lý tuyệt diệu): khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 9
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TRIẾT HỌC ẤN
ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ HY LẠP CỒ ĐẠI
2.1. Sự tương đồng của triết học Ấn Độ và Hy Lạp thời cổ đại.
2.1.1. Tư tưởng triết học Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại cùng chịu ảnh hưởng của sự
tác động từ điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội
- Về điều kiện tự nhiên: Triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại cùng ra đời dựa
trên điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi với đất nước rộng lớn và khí hậu ôn hoà,
dân cư đa dạng
oẤn Độ cổ là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á với núi non trùng điệp,
có hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng tạo nên hai đồng bằng màu mỡ -
cái nôi của nền văn minh cổ Ấn Độ. Cư dân Ấn Độ rất phức tạp với nhiều bộ

tộc khác nhau, nhưng về chủng tộc có hai loại chính là người Đraviđa và người
Arya
oBên cạnh đó, Hy Lạp cổ đại cũng là một quốc gia có khí hậu ôn hoà và rộng lớn
gồm nhiều bán đảo ở Bancăng, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn
đảo ở biển Êgiê với nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng rộng lớn phì
nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng biển phía đông của bán đảo Bancăng
khúc khuỷ tạo nên nhiều vịnh , hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát
triển. Các đảo trên biển Êgiê là nơi trung chuyển cho việc đi lại , buôn bán giữa
Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Còn vùng ven biển Tiểu Á là đầu
mối thông thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông…
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 10
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
- Về điều kiện lịch sử xã hội, cả hai nền Triết học này cùng ra đời trong bối cảnh xã
hội có sự phân chia giai cấp rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự đàn áp đối với tầng lớp nô
lệ.
o Ở Ấn độ cổ, các công xã nông thôn sớm được khẳng định hình thành bốn đẳng
cấp với sự phân biệt giai cấp rất rõ rệt : ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước
và các đế vương; nhà nước kết hợp với tôn giáo thống trị nhân dân và bóc lột
nông nô công xã ; tôn giáo bao trùm mọi mặt đời sống xã hội; con người sống
nặng nề về tâm linh tinh thần và khao khát được giải thoát
o Trong khi đó ở Hy Lạp, chế độ chiếm hữu nô lệ kéo dài đến thế kỷ thứ IV ,
đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc
gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ
thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp
và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”.
Tuy nhiên trong bối cảnh này cả hai nền triết học Ấ Độ và Hy Lạp đều đạt được
những thành tựu đáng kể:
o Ở Ấn Độ: Chữ viết đã xuất hiện từ thời văn hoá Harapap, các bộ kinh Vêđa và
sử thi sớm xuất hiện, nghệ thuật tạo và nhiều thành tựu trong khoa hoc tự
nhiên , sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như đạo Bàlamôn – Hindu, đạo Phật …

o Ở Hy Lạp đã đạt được những thành tựu về văn học, nghệ thuật , luật pháp và
về khoa học tự nhiên. Đặc biệt Hy Lạp cổ đã để lại một di sản triết học đồ sộ
2.1.2. Tương đồng trong xem xét nguồn gốc thế giới tự nhiên, sự ra đời của vạn
vật
Cả hai nền triết học đều nghiên cứu về con người, lĩnh vực nhân sinh quan, đặt vai trò
của con người lên hàng đầu. Tuy nhiên, triết học vẫn chưa tách rời được yếu tố thần
linh ra khỏi ý thức của con người. Cả hai đều có những trường phái chịu ảnh hưởng
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 11
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
của thần thánh, tôn giáo. Quan điểm linh hồn con người tồn tại và trải qua luân hồi.
Thế giới tự nhiên là do thần thánh sáng tạo, sắp xếp, có nguồn gốc thần bí.
o Ấn Độ:
 Trường phái Upanisat với khái niệm đại ngã, tiểu ngã dựa trên ý niệm thần
thánh hóa cặn nguyên vạn vật, xem đại ngã là linh hồn vũ trụ, sinh ra vạn
vật. Tiểu ngã là linh hồn con người, biểu hiện cụ thể của đại ngã, chịu luân
hồi báo ứng.
 Trường phái Vêđanta tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của đại ngã và tiểu ngã,
khuyến khích giải thoát tiểu ngã khỏi vây hãm thể xác, quay về với đại ngã.
o Hy Lạp:
 Trường phái duy tâm của Pytago ủng hộ quan điểm duy tâm – tôn giáo của
phương đông, coi linh hồn tồn tại bất tử, độc lập với thể xác và chịu luân
hồi.
 Trường phái Xôcrát-Platông cho rằng hiện tượng tự nhiên do thần thánh
sáng tạo và an bài. Ý niệm của Platông là lý tính, tồn tại trên trời, chân thực
tuyệt đối. Thế giới sự vật là sự sao chép của ý niệm, sinh ra từ ý niệm, do
thần Tạo hóa mô phỏng từ ý niệm. Linh hồn vũ trụ là thần linh, tồn tại dưới
dạng các tinh tú, và chỉ được nhận thức bằng linh hồn vũ trụ của con người.
Con người bao gồm thể xác khả tử và linh hồn bất tử.
2.1.3. Tương đồng trong nhận thức ,thế giới quan duy vật và vô thần có tính biện
chứng sâu sắc.

O Ấn Độ:
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 12
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
 Phái Nyaga về mặt nhận thức luận thừa nhận đối tượng nhận thức tồn tại
khách quan cần phải tìm tòi thông qua bốn phương thức là cảm giác, kết
luận, tương tự và bằng chứng.
 Phái Nyaga và Vaisêsika đều xây dựng những phương thức logich hoc.
O Hy Lạp:
 Đêmôcrit đề cao nhận thức lý tính, muốn khám phá bản chất của sự vật cần
tiến hành nhận thức lý tỉnh, đó là một quá trình khó khăn và phức tạp và đòi
hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người.
 Đêmôcrit cũng tiến hành xây dựng những phương pháp nhận thức logich
học như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa
2.1.4. Ấn độ và Hy Lạp cổ đại có cả hai trường phái duy vật và duy tâm :
o Ấn Độ:
 Duy vật : Gaimini,Gotama,Kanada,
 Duy tâm : Upanisad(bratman,atman)
o Hy Lạp:
 Duy vật : Talet,Anaximen,Hecraclit,Democrit,…
 Duy tâm : Pitago,Pacmenic,Xocrat ,Platong,…
2. 1.5. Tương đồng trong mối quan tâm về con người và đều tìm cách đem lại cho
con người cuộc sống hạnh phúc:
- Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, tất cả đều nghiên cứu về vai trò của con người và tự
nhiên, mỗi thời kỳ có một sự quan tâm khác biệt nhưng cùng tô màu vẽ sắc cho các
nền triết ấy, cả hai nền triết học đề khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 13
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
tạo hoá . Vì vậy, đây chính là nền tảng, tiền đề cho sự phát triển của 2 nền Triết học
này trong các giai đoạn sau.
oẤn Độ: giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa cuộc

sống, nguồn gốc nỗi khổ)
oHy Lạp: tìm hiểu, lí giải quan hệ linh hồn – thể xác, đời sống đạo đức, chính trị, xã
hội của con người
2. 1.6. Bên cạnh những ưu điểm, hai nền triết học đều chưa rõ ràng, chưa hệ
thống hóa và giải thích được nguồn gốc, tính chất vai trò của phạm trù đối với
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2.1.7. Cả hai nền triết học đều đề cao lao động trí óc đã thúc đẩy hình thành tầng
lớp tri thức ,họ đã sử dụng tư duy lý luận để nghiên cứu thế giới và xây dựng nền
triết học và khoa học đồ sộ và sâu sắc.
2.1.8. Trong quá trình nhận thức ,suy tư triết lý, đôi khi đã đạt tới ý tưởng siêu
thực; vượt qua tầm suy nghĩ, nhận thức giác quan đạt tới những phán đoán siêu
hình về sự tồn tại.
2.2. Sự khác biệt giữa triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ cổ đại
2.2.1 Nếu như ở Hy Lạp triết học gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là
khoa học tự nhiên thì triết học Ấn Độ lại gắn liền với tôn giáo
o Triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã có sự gắn bó với nhu cầu thực
tiễn và gắn với khoa học được thể hiện qua quá trình lịch sử lâu đời ở Hy Lạp gắn liền
với sự phát triển kinh tế - xã hội và tư tưởng triết học của nó trong đó sự phân chia xã
hội thành giai cấp , sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao động
chân tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũ các nhà trí thức chuyên nghiệp chuyên
nghiên cứu về khoa học, nó đã phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất, những tri thức về khoa học tự nhiên
phát triển mạnh, bên cạnh đó, khoa học thời bấy giờ chưa phân ngành nên các nhà triết
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 14
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
học đồng thời cũng là các nhà Toán học, nhà Vật lý học như Talét, Pytago, Ácximét,
Ơclít, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học.
Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi
hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình
ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó. Do trình độ tư duy lý

luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để
đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức
tranh tổng quát về thế giới.
Hy Lạp cho rằng: “triết học là khoa học của mọi khoa học”, triết học được coi
như “người mẹ” của các ngành khoa học,. Triết học mang lại cho chúng ta năng lực
hiểu biết, “người mẹ” đó nuôi “con” bằng tư duy lý luận, vì nếu không có tư duy lý
luận nhà khoa học không thể trở thành nhà khoa học đúng nghĩa
o Bên cạnh đó nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ đại là mang dấu ấn sâu đậm về tín
ngưỡng tôn giáo. Do đó, triết học Ấn Độ cổ đại là một nền triết học chịu ảnh hưởng
lớn của những tư tưởng tôn giáo. Giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư
tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua các bộ kinh
Vêđa, Upanisát.
Người Ấn Độ cổ tin và giải thích rằng trong vũ trụ tồn tại đồng thời 3 thế lực liên
quan nhau là thần linh, con người và quỹ ác ứng với 3 cõi vũ trụ bao la là thiên giới,
trần thế và địa ngục. Họ đã phân tích các hiện tượng tự nhiên và lý giải chúng qua biểu
tượng của thế giới thần linh phong phú, chia nhau chi phối sự biến hóa của vũ trụ vạn
vật theo sự điều khiển của nguyên lý rita ( chân xác, thích hợp, trật tự vận hành vũ
trụ), “Toàn thể vũ trụ được thành lập trên nguyên lý rita và vận hành trong nó”(Kinh
Rig – Vêđa, I, 156). Do đó, người Ấn Độ cổ đại rất sùng bái, tín ngưỡng, cầu nguyện
và hiến tế.
Tôn giáo Ấn Độ cổ đại có xu hướng “hướng nội”, đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh,
tinh thần để phát hiện ra sức mạnh của linh hồn cá nhân con người. Triết học Ấn Độ
cổ đại coi linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao, là bản chất, là nguồn sống vĩnh
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 15
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thành và hủy diệt của mọi cái trong thế giới,
còn linh hồn cá nhân bị vây hãm, rang buộc bởi những ham muốn nhục dục của thể
xác. Con người phải dốc lòng tu luyện , chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính
thần thánh của mình mà quay về với linh hồn vũ trụ. Vì vậy, triết học Ấn Độ cổ đại
mang nặng tính chất duy tâm, chủ quan, thần bí.

Xuất phát từ những đòi hỏi và hiện thực xã hội, các nhà triết học Ấn Độ cổ đại là
những nhà hiền triết, nhà tôn giáo, nhà giáo dục, đạo đức, chính trị - xã hội, thiên về
cải tạo thế giới, giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khắc
nghiệt
2.2.2. Triết học Hy Lạp có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu,
trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần, còn theo các trường phái của
các nhà triết học Ấn Độ thì triết học có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và pháp siêu hình.
o Triết học Hy Lạp cổ đại đã giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học và chia ra
thành các trường phái khác nhau: trường phái nhất nguyên (duy vật, duy tâm) và trường
phái nhị nguyên. Có thể nói triết học Hy Lạp cổ đại rất nhất quán, kiên định một quan
điểm, một lập trường
Trường phái nhất nguyên
 Chủ nghĩa duy vật nổi bật với các trường phái:
_Trường phái Milê: là trường phái duy vật đơn nguyên do 3 nhà triết học duy
vật: Talet, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng.
_Trường phái Lơxip – Đêmôcrit: cũng là trường phái duy vật đơn nguyên.
Đêmôcrit đã hoàn thiện chủ nghĩa duy vật, đưa nó lên đỉnh cao đủ sức mạnh
chống lại trào lưu duy tâm.
 Chủ nghĩa duy tâm: Xuất phát từ Pytago và dừng lại phát triển đỉnh cao với
trường phái của thầy trò Xôcrat – Platông, đặc biệt là quan điểm Platông.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 16
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Platông đã hoàn thiện chủ nghĩa duy tâm và hệ thống duy tâm của ông là mẫu
mực nhất, nhất quán nhất trong tất cả các học thuyết duy tâm thời cổ đại.
Tường phái nhị nguyên: nổi bật là triết học của Arixtốt. Ông đã tổng kết toàn bộ
triết học Hy Lạp nên bắt buộc phải đứng trên cả 2 trường phái duy vật và duy tâm để thấy
được cái hay cái dở của các trường phái.
Ngoài ra triết học Hy Lạp còn chia ra những nhà vô thần và hữu thần, gắn liền với
cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng, trong đó điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu triết

học duy vật của Đêmôcrit và trào lưu triết học duy tâm của Platông. Hai học thuyết đó
ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống phương Tây. Học thuyết Đêmôcrit ảnh hưởng sâu đậm
đến đời sống tinh thần, còn học thuyết Platông để lại dấu ấn sâu đậm đến đời sống tinh
thần
Platông đã xây dựng học thuyết ý niệm để đối lập lại học thuyết nguyên tử của
Đêmôcrit. Platông chia thế giới thành hai: thế giới ý niệm và thế giới lý tính tồn tại trên
trời mang tính phổ biến, bất biến, vĩnh hằng duy nhất, còn thế giới sự vật là thế giới
cảm tính dưới trần gian. Sau khi chia thế giới thành hai, ông ta mới bắt đầu xác định các
mối quan hệ giữa chúng và xác định theo tinh thần duy tâm khách quan, cho rằng ý
niệm là cái có trước, cái sản sinh, nguyên nhân, bản chất của mọi sự vật, còn sự vật là
cái có sau, mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm, có quan hệ ràng buộc với ý niệm.
Còn Đêmôcrit dựa vào thuyết nguyên tử thừa nhận sự ràng buộc lẫn nhau theo quy
luật nhân quả tính khách quan trong tính tất yếu của sự vật, hiện tượng tự nhiên. Song
ông lại phủ nhận tính ngẫu nhiên, ông coi ngẫu nhiên là một hiện tượng không có
nguyên nhân.Đêmôcrit bác bỏ quan nhiệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của
thần thánh. Theo ông sự sống là kết quả của quá trình biến đổi dần dần từ thấp đến cao
của tự nhiên. Sinh vật đầu tiên sống ở dưới nước, sau đó chuyển lên cạn, cuối cùng con
người được ra đời. Ông coi cái chết là sự phân tích của các nguyên tử tạo nên xác và
của những nguyên tử cấu tạo lên linh hồn chứ không phải linh hồn rời khởi thể xác.
Ông cho rằng đối tượng của nhận thức là vật chất, là thế giới xung quanh con người và
nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người mới nhận thức
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 17
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
được. Đêmôcrit phân chia nhận thức thành nhận thức mờ tối và nhận thức chân lý. Nhận
thức mờ tối do các giác quan đem lại còn nhận thức chân lý là do sự phân tích sâu sắc
về sự vật để nắm bắt bản chất bên trong của nó. Triết học duy vật của Đêmôcrit đã đóng
vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng sự tồn tại của thần chẳng qua
là sự nhân cách hoá những hiện tượng của tự nhiên hay những thuộc tính của con người.
O Do chịu ảnh hưởng bởi tinh thần Vêđa mà triết học Ấn Độ cổ đại được chia
thành hệ thống chính thống và hệ thống không chính thống. Trong các trường phái triết

học cụ thể luôn có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép
biện chứng và phép siêu hình.
Chẳng hạn như những nhà tư tưởng của phái Samkhya sơ kỳ bộc lộ những tư tưởng
có tính duy vật chứa ít nhiều biện chứng về bản nguyên hiện hữu. Họ đưa ra học thuyết
về sự tồn tại của kết quả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết về sự
chuyển hóa thực tế của nguyên nhân trong kết quả. Từ đó họ cho rằng nếu vạn vật của
thế giới này là vật chất thì yếu tố tạo nên vạn vật với tính cách là nguyên nhân cũng là
vật chất, đó là “vật chất đầu tiên” (Prakriti) một dạng vật chất tiềm ẩn, không hình dạng,
không giới hạn, không thể nhận biết được bằng cảm tính. Thế giới vật chất là thể thống
nhất của ba yếu tố: Sativa (nhẹ nhàng, thuần khiết), razas (tích cực, năng động), tamas
(nặng, ỳ). Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng thì Prakriti ở trạng thái chưa biểu
hiện, tức là trạng thái không thể trực quan được. Nhưng khi sự cân bằng bị phá vỡ thì sự
sinh thành vạn vật của vũ trụ khởi đầu.
Ngược lại, các nhà tư tưởng của phái Samkhya hậu kỳ lại có khuynh hướng nhị
nguyên luận khi thừa nhận sự tồn tại song song của hai yếu tố đầu tiên là vật chất
(Prakriti) và tinh thần (Purusa). Yếu tố tinh thần (Purasa) mang tính phổ quát, vĩnh
hằng, bất biến, nó truyền sinh khí, năng lượng và biến hóa vào yếu tố vật chất ở con
người. Khi tinh thần chiếu rọi vào Sativa thì sinh ra trí tuệ, khi tinh thần chiếu rọi vào
razas thì sinh ra vận động, khi tinh thần chiếu rọi vào tamas thì sinh ra hình thể.
Còn các nhà triết học Mimansa đưa ra các kiến giải nhằm biện hộ , củng cố và
tuyên truyền các nghi thức được đề cập đến trong vêđa. Phái Mimansa không phản đối
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 18
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
việc coi thần linh như cái tên hay âm thanh cần thiết cho các câu thần chú của nghi lễ.
Nghi lễ không phải là hành động khẩn cầu, sùng bái thần linh, mà nghi lễ tự nó có sức
mạnh, có thể đưa lại hiệu quả. Họ hiểu nghi lễ như một hành động ma thuật. Tuy nhiên,
tinh thần duy vật và vô thần của phái Mimansa không được tiếp tục phát triển. Những
nhà triết học Mimansa hậu kỳ đã thừa nhận sự tồn tại của thần.
Khi giải quyết mối quan hệ giữa tinh thần với thể xác, họ lại đứng trên lập trường duy
tâm coi tinh thần tồn tại mãi mãi, còn thể xác thì mất đi.

Qua đó có thể thấy, trong triết học Ấn Độ cổ đại sự phân chia các trường phái triết
học chỉ có tính đại thể, còn khi đi sâu vào những nội dung cụ thể thì có mặt duy vật, có
mặt duy tâm, sơ kỳ là duy vật thì hậu kỳ là nhị nguyên hay duy tâm. Điều đó thể hiện rõ
sự thiếu nhất quán trong thế giới quan, sự thiếu triệt để của triết học vì phân kỳ lịch sử
trong các xã hội Ấn Độ không mạch lạc như phương Tây.
2.2.3. Triết học Hy Lạp cổ đại đi từ gốc lên ngọn là từ thế giới quan, vũ trụ quan,
bản thể luận…từ đó xây dựng nhân sinh quan con người, ngược lại triết học Ấn Độ
đi từ ngọn xuống gốc là nhân sinh quan làm gốc, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp
báo, vấn đề cách sống , lối sống sau đó mới là vũ trụ quan và bản thể luận
Các nhà triết học Hy Lạp đầu tiên có khuynh hướng chung là suy tư về bản chất và
khởi thuỷ của thế giới. Họ lấy một thực thể bản nguyên tượng trưng làm nguồn gốc của
tất cả mọi vật. Chẳng hạn đối với Talet đó là nước, đối với Anaximăngđrơ đó là cái vô
hạn bất định, đối với Anaxago đó là tinh thần. Pytago tìm cái chìa khoá phổ quát của
hiện thực trong các con số, Pacmênic cho rằng bản chất của thực thể nằm trong tồn tại;
Lơxip và Đêmôcrit phỏng đoán mọi sự vật đều được tạo thành từ những nguyên tử, là
những phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa và số lượng của chúng là vô
hạn. Hêraclit đưa ra quan niệm mọi sự vật của thế giới luôn thay đổi, sự kết hợp của các
yếu tố vật chất là vô hạn, vì vậy cái bất biến trong thế giới chỉ có thể được thừa nhận
chính là sự biến đổi, chuyển hoá vĩnh hằng đó.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 19
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Từ thế giới quan, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại mới đi đến vấn đề nhân sinh quan,
đạo đức, xã hội. Mỗi con người là thước đo sự vật cho mình, không phải chỉ sự vật được
nhận thức, mà cả sự vật thuộc thiện, ác trong xã hội. Platông và Xôcrat chống lại "chủ
nghĩa cá nhân" và "chủ nghĩa tương đối" cực đoan này của các nhà ngụy biện. Cấu trúc
xã hội và cấu trúc linh hồn (hay tự ngã) của con người phản ảnh lẫn nhau và phụ thuộc
lẫn nhau. Bản chất của con người là lý trí và được tìm thấy trong một xã hội được xếp
đặt theo trật tự duy lý. Cái tư tưởng hiện đại cho rằng cá nhân không thể tách khỏi xã
hội và "nhân tính" là hình thành do xã hội và phát triển trong xã hội, tư tưởng đó không
lớn mạnh trong tư tưởng Hy Lạp Xôcrat và Platông thì chỉ rõ xã hội là sự phóng rọi

của bản chất con người trên tấm vải thô lớn, hay là sự phản ánh được khuếch đại của
bản chất con người. Con người chỉ thực sự sống trong xã hội, không thể sống ngoài xã
hội Arixtốt, một nhà duy lý, chấp nhận các nguyên lý chính yếu của Platông “Con
người không thể là con người nếu không có xã hội "
Còn trong triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra nhiều vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân
sinh (bản chất, ý nghĩa đời sống, nguồn gốc nổi khổ của con người) nhằm tìm kiếm
phương tiện, con đường, cách thức giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội khắc nghiệt mà không thấy mối quan hệ giữa con người trong lao động
sản xuất.
Upanishad bàn tới vấn đề "luân hồi", "nghiệp báo". Vì Atman "linh hồn" tồn tại
trong thể xác con người trần tục nên ý thức con người lầm tưởng rằng "linh hồn" đó
khác với "linh hồn vũ trụ" bất tử. Những cảm giác, ham muốn dục vọng và hành động
của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn đó trong đời sống trần tục đã gây ra
những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là "nghiệp báo" (Karma).
Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thể xác khác, bị che lấp,
ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là sự "luân hồi" (Samsara), không
nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình là Brahman được.
Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi, nghiệp báo để đạt tới
đồng nhất với "Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối thì con người phải dốc lòng toàn tâm
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 20
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
tu luyện hành động và tu luyện tri thức. Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm
linh, con người mới nhận ra chân bản của mình, khi đó linh hồn bất tử mới đồng nhất
được với "linh hồn vũ trụ tối cao" và bắt đầu "siêu thoát" (moksa).
Phật giáo đặc biệt chú trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát
cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn
(Nirvana).
Từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra
thuyết "Tứ diệu đế" và " Thập nhị nhân duyên" để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi
khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. Thuyết “tứ diệu đế” là cốt lõi của quan niệm nhân

sinh quan của Phật
Từ đó cho thấy xu hướng cơ bản trong triết học Ấn Độ cổ đại là quan tâm giải quyết
các vấn đề nhân sinh dưới gốc độ tâm linh tôn giáo với xu hướng “hướng nội”. Có thể
nói sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và là ưu thế của nhiều học thuyết triết học Ấn
Độ cổ đại.
2.2.4. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tách chủ thể với khách thể để nhận xét
khách quan còn triết học Ấn Độ nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa
con người và vũ trụ.
O Các nhà triết học Hy Lạp đã nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con
người là chủ thể để nghiên cứu, chinh phục vũ trụ - thế giới khách quan. Và cũng chính
từ thế giới khách quan khác nhau nên dẫn đến hướng nghiên cứu tiếp cận cũng khác
nhau. Đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – tính chất hướng ngoại; còn vấn đề con
người chỉ được nghiên cứu để giải thích thế giới mà thôi. Cho nên triết học Hy Lạp cổ
đại thể hiện đậm nét về bản thể luận của vũ trụ.
Triết học Hy Lạp có hai hình thức chủ đạo. Hình thức thứ nhất là triết học đồng
nhất với đạo đức học. Nghĩa là triết gia là người tìm hiểu căn nguyên sự vật không phải
để biết mà còn để sống, để hành động cho phù hợp với đạo trời. Do đó, bầu khí của thời
đại này mang đầy tính cách thánh thiêng và thuần thần. Hình thức thứ hai : triết học
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 21
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
chính là tri thức. Hình thái này chủ chương muốn thực hành đạo đức, nhất thiết phải biết
tri thức là gì, căn nguyên của tri thức từ đâu mà có và tại sao con người phải thi hành
những bổn phận đó? Nhờ vậy, con người có thể tự mình suy tư và tự mình giải thích vũ
trụ bằng lý trí của mình.
Bước tiến vĩ đại đó được thể hiện một cách cụ thể nơi Protagoras khi ông khẳng
định rằng : “Con người là thước đo của vạn vật”. Với chủ trương người ta không thể
suy tư về những điều gì không hiện hữu, ông đã dùng giác quan của mình để tri thức
vạn vật. Bất kỳ sự vật nào đâp vào mắt tôi thì chủ thể tôi đánh giá và xác định theo lăng
kính của tôi, chứ không phải theo một qui tắc chung ngoại tại nào. Từ trong tôi, tôi có
quyền quyết định giá trị, sự hiện hữu của sự vật. Do đó ông muốn chứng minh cho cái

cảm giác (chủ quan) của riêng mỗi người đều có tính cách khách quan tuyệt đối.
Đến đây, trong vấn đề nhận thức, chủ thể tính của con người được hình thành khá rõ
ràng. Con người tự mình nhận thức sự vật và quyết tuyển chân lý cho riêng mình, không
còn lệ thuộc, không còn bị chi phối bởi niềm tin mù quáng vào sự thánh thiêng của vụ
trụ.
o Bên cạnh đó các nhà triết học Ấn Độ cổ đại cho rằng muốn nhận thức tốt thì phải
hòa hợp giữa chủ thể và khách thể với nhau.
Xu hướng chính của Upanisát là nhằm biện hộ cho học thuyết duy tâm tôn giáo
trong kinh Vêđa về cái gọi là “tinh thần sáng tạo tối cao” sáng tạo và chi phối thế giới
này. Upanisát cho rằng “tinh thần vũ trụ tối cao” Brátman là thực thể cao nhất, có trước
nhất, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra và nhập về với
nó sau khi chết, là khách thể. Còn Atsman là tinh thần con người, là tiểu ngã, là cái có
thể mô hình hóa, là chủ thể, và chẳng qua chỉ là linh hồn vũ trụ cư trú trong con người
mà thôi. Linh hồn con người “Átman” chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của
“Brátman”.
Rig Vêđa đã suy tư về quan hệ giữa thế giới vĩ mô và vi mô, quan hệ giữa tự nhiên
và con người. Rig Vêđa không phân chia con người và tự nhiên thành chủ thể và khách
thể mà đồng nhất con người và tự nhiên.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 22
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Tư tưởng triết học cốt lõi của trường phái Yôga là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất
của vũ trụ nơi mỗi cá thể, thông qua các phương pháp Yôga mà mỗi cá thể có thể tập
luyện để khai thác được sức mạnh vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tới
làm chủ môi trường, và sau cùng là vươn đến sự giải thoát.
Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều đặc điểm
khác của triết học Ấn Độ cổ đại như: lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu –
tính chất hướng nội, hay nghiên cứu thế giới cũng để làm rõ con người và vấn đề bản
thể luận trong triết học Ấn Độ trong triết học Ấn Độ cổ đại bị mờ nhạt.
Về vấn đề con người, triết học Ấn Độ cổ đại đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ
giữa người với đời sống tâm linh ít quan tâm tới mặt sinh vật của con người, chỉ quan

tâm giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh quan (bản chất, ý nghĩa, đời sống,
nguồn gốc, nổi khổ của con người” gắn liền với quan điểm tôn giáo nhằm tìm kiếm con
đường, phương tiện, cách thức giải thoát con người, mà không thấy mối quan hệ giữa
con người trong lao động sản xuất.
2.2.5. Triết học Hy Lạp ngã về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ trong khi đó triết
học Ấn Độ cổ ngã về dùng trực giác
o Thế mạnh của Hy Lạp là khoa học, kỹ thuật và nhận thức luôn hướng đến nhận
thức cái chân lý vô hạn cùng. Triết học Hy Lạp đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt
những trừu tượng, khái niệm, quy luật của toàn thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản
chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá, cách
ly hoá, làm mất đi tính tổng thể. Phương tiện nhận thức của triết học Hy Lạp là khái
niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn.
Triết học Hy Lạp nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
Một nét nữa của triết học Hy Lạp thiên về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu
tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận,
khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 23
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
o Triết học Ấn Độ dùng trực giác tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm
bản chất của cái tổng thể mà tư duy, phân tích Trường phái Mimansa coi cảm giác là
nguồn gốc duy nhất của nhận thức.Nhận thức trong triết học Ấn Độ bắt đầu từ luân lý
đạo đức, nhận thức gắn liền với đạo đức. Trong nhận thức, triết học Ấn Độ đề cao việc
tự nhận thức, tự hiểu. Điều này quy định tính chất trực nhận, trực giác trong triết học
Ấn Độ. Từ đó một logic kéo theo là công cụ, phương tiện nhận thức lại nghiêng về ẩn
dụ, hình ảnh. Tuy nhiên triết học cổ Ấn Dộ có tiềm tang nhược điểm là không phổ biến
rộng được và không phải lúc nào trực giác cũng đúng
2.2.6. Trong triết học Hy Lạp cổ đại có sự đấu tranh giữa các trường phái mang
tính chất quyết liệt, triệt để, có sự phát triển về chất khá rõ rệt còn trong triết học
Ấn Độ cổ đại thường tôn trọng và có khuynh hướng phục cổ, không có những bước
nhảy vọt về chất

o Triết học Hy Lạp thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng
phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn
cái ở giai đoạn trước.
Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, bên cạnh các trường phái cũ lại có những trường phái
mới ra đời có tính chất vạch thời đại như thời cố đại bên cạnh trường phái Talét,
Hêraclit đến Đêmôcrit. Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại có thể chia làm ba
thời kỳ. Xuyên suốt ba thời kỳ ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô-crít và đường
lối duy tâm của Pla-tôn.
 Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI tr.CN): Ba nhà triết học duy vật thuộc trường
phái Mi-lê (tên một đô thị cổ Hy Lạp) là Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen cho rằng
có những thực thể vật chất đầu tiên, vĩnh viễn vận động tạo ra mọi vật trên thế giới.
Theo Talét đó là nước, theo Anaximăngđrơ đó là một thực thể vô định và vô hạn, theo
Anaximen đó là không khí. Hêraclít không thuộc trường phái nói trên, ông cũng cho
rằng bản nguyên của vũ trụ là lửa, lửa thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 24
SVTH:Trần Thị Khánh Vân GVHD: TS Bùi Văn Mưa
sinh ra vạn vật.Ngược lại, một số nhà triết học thuộc trường phái Êlê (tên một đô thị cổ
ở miền nam nước Ý) như Xênôphan, Pácmênít, Dênông và trường phái Pitago lại có
những quan điểm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc vũ trụ. Họ cho rằng, thế giới là một
tồn tại bất động và bất biến (trường phái Êlê), con số là bản nguyên của vũ trụ (trường
phái Pitago).
 Thời kỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V. tr.CN): Theo khuynh hướng duy vật.
Ămpeđôclơ cho rằng, bản nguyên của vũ trụ không phải chỉ là một thực thể riêng biệt
(như trường phái Milê) mà là gồm 4 thực thể: đất, nước, lửa, không khí. Anaxago lại
cho rằng, mọi vật đều được cấu tạo từ hạt cực nhỏ nhờ quá trình phân giải và đồng nhất
của chúng. Đạt tới đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy vật thời kì này là học thuyết về
nguyên tử của Đêmôcrít. Theo ông, tất cả mọi vật đều được cấu thành từ những nguyên
tử. Nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được, chúng
vĩnh viễn vận động, không có điểm kết thúc.Đối lập lại chủ nghĩa duy vật trên đây là

chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn. Ông là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy
tâm thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa
duy vật. Theo ông, giới tự nhiên bắt nguồn từ ý niệm.
Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Platôn là
Arixtốt. Ông là một nhà triết học lớn, bộ óc bách khoa thời cổ đại Hy Lạp - La Mã,
nhưng là một nhà triết học không triệt để. Một mặt, ông bác bỏ thuyết ý niệm của
Platôn; mặt khác ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức
của mọi hình thức là tư duy (hình thức thuần tuý).
 Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN): Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy
vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp - La Mã. Cùng với sự suy tàn đó, nền văn
hoá mà nó sản sinh ra cũng suy tàn theo. Vào cuối thế kỷ này, chỉ còn Êpiquya và học
trò của ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối duy vật của Đê-mô-crít.
Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học mà người ta
thường thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triết học sau này.
K20-Đêm 1- Nhóm 8 Trang 25

×