Tải bản đầy đủ (.docx) (219 trang)

Nghiên cứu thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

HOÀNG THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CHIA SẺ CHI PHÍ
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2021


HỒNG THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CHIA SẺ CHI PHÍ
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. TRẦN THỊ KIM THU
2. TS. BÙI HỒNG QUANG

HÀ NỘI - 2021


iii



LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021.

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thanh Huyền


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Tập thể lãnh đạo, các thầy cô giáo và
cán bộ Viện đào tạo Sau đại học, Khoa Thống kê - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Kim Thu và
TS. Bùi Hồng Quang đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình về ý tưởng nghiên cứu khoa học,
đã ln khuyến khích, động viên và có những góp ý quý báu trong suốt q trình
nghiên cứu để tác giả có thể hồn thành và bảo vệ thành công luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ
KH&ĐT, Tổng cục Thống kê đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả có được những thơng
tin, dữ liệu cần thiết cho việc thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè và
những người thân trong gia đình đã ln động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tác giả có thể hồn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ............................................................................ x
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu....................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung................................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 3
2.3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 4
4. Khung phân tích của luận án............................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5
6. Những đóng góp mới của luận án....................................................................... 7
6.1. Về mặt lý luận.................................................................................................. 7
7. Kết cấu của luận án.............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHIA SẺ 9
CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC..................................................................................9
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chia sẻ chi phí đào tạo đại học.....................9
1.1.1. Chi phí đào tạo đại học................................................................................. 9
1.1.2. Chia sẻ chi phí đào tạo đại học.................................................................... 15
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về chia sẻ chi phí đào tạo đại học....26

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về xác định chi phí đào tạo đại học.........................26
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về chia sẻ chi phí đào tạo đại học...........................30


1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí đào tạo
đại học................................................................................................................... 36
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở một số nước trên
thế giới.............................................................................................................. 38
1.3.1. Kinh nghiệm từ các nước phát triển............................................................ 38
1.3.2. Kinh nghiệm từ các nước thu nhập thấp, trung bình và các nước Đơng Á
Thái Bình Dương........................................................................................ 42
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về chia sẻ chi phí đào tạo đại học.............................. 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 47
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU CHIA SẺ CHI PHÍ......48
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM....................................................................... 48
2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích chia sẻ chi phí đào tạo đại học
ở Việt Nam..............................................................................................................48
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê........................................48
2.1 2. Thực trạng các chỉ tiêu thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam49
2.1.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh chia sẻ chi phí đào tạo đại
học ở Việt Nam.....................................................................................................53
2.2. Lựa chọn các phương pháp thống kê nghiên cứu chia sẻ chi phí đào tạo đại học
ở Việt Nam..............................................................................................................61
2.2.1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu chia sẻ chi phí
đào tạo đại học ở Việt Nam................................................................................... 61
2.2.2. Các phương pháp thống kê trong phân tích chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở
Việt Nam............................................................................................................... 64
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam...........72
2.3.1.Cơ sở hình thành các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí đào tạo đại học 72
2.3.2. Nhóm nhân tố xu thế phát triển của đào tạo đại học trên thế giới...............75

2.3.3. Nhóm nhân tố cơ chế tài chính cho giáo dục đại học.................................. 76
2.3.4. Nhóm nhân tố đặc điểm của trường đại học................................................ 77
2.3.5. Nhóm nhân tố đặc điểm của người học và gia đình.................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 82
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỐNG KÊ CHIA SẺ CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌCƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................................................84


3.1. Thực trạng thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam.................84
3.1.1. Thực trạng chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam........................................... 84
3.1.2. Thực trạng chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam...............................91
3.1.3. Thực trạng thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam..............110
3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở
Việt Nam............................................................................................................... 114
3.2.1. Mô tả đặc điểm đối tượng điều tra............................................................ 114
3.2.2. Kết quả nghiên cứu................................................................................... 117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 128
CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP..........................................................131
4.1. Định hướng thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam............131
4.1.1. Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam....................131
4.1.2. Định hướng thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam............133
4.2. Kiến nghị lộ trình và điều kiện thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở
Việt Nam...............................................................................................................138
4.2.1. Đề xuất mức chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam..........................138
4.2.2. Kiến nghị lộ trình thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam...139
4.2.3. Kiến nghị điều kiện thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam....140
4.3. Kiến nghị về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê chia sẻ chi phí đào
tạo đại học......................................................................................................148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................ 151
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 152

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN..................................................................................155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 156
PHỤ LỤC................................................................................................................. 164
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN Ở VIỆT NAM..................165
PHỤ LỤC 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007-2017...........................................................................................166
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CHIA SẺ CHI PHÍ ĐÀO
TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM............................................................................... 176


PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC
THUỘC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO................................................................. 183
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH KHỐI NGÀNH ĐÀO TẠO...................................... 186
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THỰC HIỆN PHỎNG VẤN SÂU........187
PHỤ LỤC 7: TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIA SẺ CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 188
PHỤ LỤC 8: TỶ LỆ QUY ĐỔI VỀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY........190
PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 191


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

CSCP

Chia sẻ chi phí


ĐTĐH

Đào tạo đại học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐH

Giáo dục đại học

GDP

Gross Domestic Products

HGĐ

Hộ gia đình

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

KTXH

Kinh tế xã hội

NSNN


Ngân sách nhà nước

OECD (Organization for Economic Co-operation
and Development)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

UNESCO (United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization)

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hợp Quốc

KSMS

Khảo sát mức sống dân cư

WB (World Bank)

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Phân biệt chi phí trực tiếp cho ĐTĐH của cá nhân, Nhà nước, và xã hội....12

Bảng 1.2.

Phân biệt chi phí gián tiếp cho ĐTĐH của cá nhân và xã hội.................13


Bảng 1.3.

Tỷ trọng trợ cấp từ NSNN trong chi phí đào tạo một sinh viên chia theo
ngành học năm 2005..............................................................................43

Bảng 1.4.

Các nguồn thu cho giáo dục đại học ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2004...44

Bảng 2.1.

Tóm tắt các biến trong mơ hình nghiên cứu...........................................80

Bảng 3.1.

Cơ cấu trường đại học cơng lập trực thuộc Bộ GD&ĐT phân theo nhóm ngành 84

Bảng 3.2.

Chi phí thực tế trên một sinh viên ở các trường đại học cơng lập phân
theo nhóm ngành năm 2017...................................................................86

Bảng 3.3.

Chi phí đào tạo ở các trường đại học công lập đã thực hiện tự chủ theo
Nghị quyết 77/NQ-CP............................................................................89

Bảng 3.4.


Cơ cấu chi của các trường đại học công lập theo nội dung năm 2017

91

Bảng 3.5.

Chia sẻ chi phí đào tạo phân theo nhóm ngành trong các trường đại học
công lập tại Việt Nam năm 2010, 2013, 2017........................................92

Bảng 3.6.

Chia sẻ chi phí giữa Nhà nước, người học, và nhà trường tại các trường
đại học công lập thực hiện tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư
theo Nghị quyết 77/NQ-CP tính đến ngày 01/01/ 2017..........................94

Bảng 3.7.

Chi NSNN cho GDĐH giai đoạn 2011-2017..........................................95

Bảng 3.8. Chi NSNN cho GDĐH tính bình quân một sinh viên đại học giai đoạn 20112017........................................................................................................98
Bảng 3.9.

Cơ cấu chi NSNN cho GDĐH giai đoạn 2011-2017..............................99

Bảng 3.10. Mức trần học phí đối với trình độ đại học tại trường cơng lập theo các
nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà giai đoạn 2010-2015............102
Bảng 3.11. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại
học tại các cơ sở giáo dục cơng lập tự bảo đảm kinh phí chi thường
xuyên và chi đầu tư giai đoạn 2015-2020.............................................103
Bảng 3.12. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại

học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường
xuyên và chi đầu tư giai đoạn 2015 - 2020...........................................104


Bảng 3.13.

So sánh tỷ lệ tăng học phí và mức tăng lương tối thiểu........................104

Bảng 3.14.

Chi tiêu của hộ gia đình cho một sinh viên đại học trong một năm phân
theo các khoản chi năm 2018...............................................................105

Bảng 3.15.

Chi phí thực tế của HGĐ cho một sinh viên đại học trong một năm học
phân theo giới tính và loại hình giáo dục năm 2018.............................106

Bảng 3.16.

Cơ cấu thu, chi của các trường phân theo hệ đào tạo năm 2017...........109

Bảng 3.17.

Thống kê mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu .

116 Bảng 3.18............................................................................................................Kết
quả Cronbach’s Alpha của từng biến độc lập.............................................................118
Bảng 3.19.


Ma trận hệ số tải nhân tố trong phân tích EFA lần thứ nhất.................121

Bảng 3.20.

Ma trận hệ số tải nhân tố trong phân tích EFA lần thứ hai....................122

Bảng 3.21.

Kết quả phân tích EFA lần thứ ba và hệ số Cronbach alpha của các nhân

tố.123 Bảng 3 22.

Các nhân tố và biến quan sát trong mơ hình sau khi phân tích

nhân tố 124
Bảng 3.23.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến........................................................126

Bảng 4.1.

Đề xuất mức chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam.....................138

Bảng 4.2.

Phân nhóm cơ sở GDĐH dựa trên phân tầng và xếp hạng...................146


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Xu hướng lợi ích rịng của các cấp học.......................................................16

Hình 1.2. Thuộc tính của một số loại hàng hóa..........................................................17
Hình 2.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê chia sẻ chi phí đào tạo trong các trường đại học
cơng lập tại Việt Nam.................................................................................54
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí đào tạo đại
học ở Việt Nam...........................................................................................75

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu trường đại học cơng lập phân theo nhóm ngành năm 2017.............85
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu chi NSNN cho GD&ĐT phân theo cấp học năm 2017...................96
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ chi NSNN cho GDĐH chiếm trong GDP giai đoạn 2011-2017.........98
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu các trường đại học công lập phân theo vùng kinh tế.....................115


13

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Giáo dục đại học là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai
trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người, đào tạo và cung
cấp lực lượng lao động chủ yếu trong tương lai, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế
và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Phát triển GDĐH chính là phát triển chất
lượng nguồn nhân lực, làm tăng năng suất lao động của xã hội, đồng thời cũng làm
tăng thu nhập cho bản thân người lao động được đào tạo. Vì vậy, GDĐH cịn được coi
như một thị trường hàng hóa, dịch vụ đặc biệt và học phí là “giá cả” có tác động đến
lợi ích của nhà trường. Đây chính là lí do cốt lõi khiến nhà nước, các doanh nghiệp,
các cơ sở đào tạo, gia đình và người học ngày càng sẵn sàng đầu tư nguồn lực nhiều
hơn cho GDĐH.
Đầu thế kỷ 21 đánh dấu sự gia tăng đột biến về nhu cầu GDĐH, xuất hiện
đầu tiên ở các nước Tây - Âu, sau đó lan tỏa dần sang các nước Châu Á và Mỹ La
tinh. Điều này đã tạo ra sự dịch chuyển của GDĐH từ mơ hình đào tạo “tinh hoa”
dành cho số ít sang mơ hình đào tạo “đại chúng” dành cho số đông (Johnstone,

2004). Nhu cầu học đại học ngày càng tăng cao đã gây áp lực rất lớn đến NSNN
trong việc cung cấp nguồn tài chính cho GDĐH. Bởi lẽ, chính phủ cùng một lúc
phải đáp ứng nhiều yêu cầu mang tính cấp bách của xã hội hơn là GDĐH, như là
phổ cập giáo dục tiểu học và trung học, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, phát
triển hệ thống giao thông công cộng, bảo vệ môi trường sinh thái... Trong bối cảnh
đó, sự chuyển dịch một phần gánh nặng tài chính từ chính phủ sang phía sinh viên
và gia đình được xem là cần thiết.
Quan điểm về chia sẻ chi phí ĐTĐH ở mỗi quốc gia là khác nhau. John
Weidman (1995) cho rằng chia sẻ chi phí nhấn mạnh vào một số chiến lược của
chính phủ nhằm giảm đầu tư công cho GDĐH, và tăng cường tài trợ của doanh
nghiệp cho các cơ sở GDĐH. Theo quan điểm của Johnstone (2004), “chia sẻ chi phí
hàm ý sự dịch chuyển một phần gánh nặng chi phí GDĐH từ chỗ “trơng cậy” hồn
tồn hoặc gần như hồn tồn vào chính phủ, thực chất là những người đóng thuế, sang
một số nguồn cung cấp tài chính khác nhờ vào phụ huynh và/ hoặc sinh viên, dưới
dạng học phí hoặc phí sử dụng, nhằm chi trả tồn bộ các chi phí cho cơ sở vật chất và
đội ngũ giảng dạy mà cơ sở giáo dục hay chính phủ cung cấp trước đây”. Trong một
số nghiên cứu khác, các tác giả cho rằng chia sẻ chi phí ĐTĐH được thực hiện bởi
bốn bên, gồm: chính phủ, hay người đóng thuế; phụ huynh, hay gia đình người học;


sinh viên; và/hoặc cá nhân hay tổ chức tài trợ. Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển
Châu Á (2009) “Good Practice in Cost Sharing and Financing in Higher Education ” đã
nhận định rằng: chia sẻ chi phí ĐTĐH vừa là một sự khẳng định của thực tiễn, hàm ý
sự chia sẻ bởi chính phủ (hay người đóng thuế), gia đình, sinh viên, và các nhà tài
trợ, vừa là Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (2009) đã nhận định rằng:
chia sẻ chi phí GDĐH vừa là một sự khẳng định của thực tiễn, hàm ý sự chia sẻ bởi
chính phủ (hay người đóng thuế), gia đình, sinh viên, vừa là thuật ngữ thiết kế chính
sách tài chính trên tồn cầu về sự dịch chuyển chi phí giáo dục cũng như chi phí sinh
hoạt của người học, từ việc phụ thuộc hồn tồn hoặc dựa chủ yếu vào chính phủ đã
dần chuyển sang chia sẻ giữa chính phủ, gia đình và người học. Trong báo cáo của

European Union (trích trong Orr, Wespel & Usher, 2014) đã đưa ra quan điểm về
chia sẻ chi phí được hiểu là “sự chuyển dịch dần chi phí nhằm đảm bảo sự cân bằng
giữa nguồn tài chính cơng và tài chính tư nhân”.
Ở Việt Nam, giáo dục và đào tạo nói chung, và giáo dục đại học nói riêng ln
được Đảng và Nhà nước quan tâm, xác định là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Điều này được thể hiện khá rõ trong các văn kiện,
các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, trong nhiều bài tham luận, bài báo khoa học và
ở một số đề tài nghiên cứu các cấp. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhận định: “tạo chuyển biến căn bản, mạnh
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo”, GDĐH cần có những đổi mới mạnh mẽ
“theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành và việc phân tầng của hệ
thống GDĐH”, “từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến thế giới”.
Xu hướng này không chỉ thể hiện ở qui mô NSNN cấp cho GDĐH tăng lên hàng năm
mà còn thể hiện trong xu hướng tăng qui mô và tỷ trọng chi tiêu cho GDĐH trong tổng
thu nhập hàng năm của các hộ gia đình. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra
rằng, mức học phí của các cơ sở GDĐH cơng lập ở Việt Nam hiện nay cịn q thấp
so với chi phí đào tạo thực tế. Hơn thế nữa, theo Nghiên cứu của UNDP (2007) trích
trong Phạm Phụ (2012) cho thấy với mức học phí thấp như ở Việt Nam hiện nay có
đến 35% NSNN trợ cấp cho giáo dục đã chảy vào con em của lớp 20% dân cư giàu
nhất, nhưng chỉ có 15% chảy vào con em của lớp 20% dân cư nghèo nhất. Vì vậy, để
đáp ứng được nhu cầu tài chính, đồng thời đảm bảo chất lượng GDĐH ngày càng
được nâng lên, cần tăng cường chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước với gia đình và
người học, đặc biệt đặt trong bối cảnh đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các trường
đại học như hiện nay.


Chủ đề nghiên cứu chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay còn
khá hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu mang tính đơn lẻ, phần nhiều mang tính định
tính, các nghiên cứu định lượng cịn rất ít. Cho đến nay, chưa có cơng trình nào mang
tính tồn diện về chia sẻ chi phí ĐTĐH. Theo nhiều bài báo, tham luận khoa học,

việc xác định chi phí đào tạo theo cách thức nào, mức độ chia sẻ chi phí đào tạo đại
học như thế nào, hay cần có những chỉ tiêu thống kê và phương pháp thống kê nào
được sử dụng để phân tích thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH vẫn đang là sự tranh luận
của nhiều nhà khoa học và cần có câu trả lời thoả đáng. Bên cạnh đó, khi đề cập đến
các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH, các nghiên cứu đã có chủ yếu là
nghiên cứu định tính, chưa có nghiên cứu định lượng nào đo lường và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam hiện nay.
Từ những phân tích trên đây, vấn đề “Nghiên cứu thống kê chia sẻ chi phí đào
tạo đại học ở Việt Nam” được lựa chọn làm chủ đề của luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của luận án là đánh giá thực trạng thống kê chia sẻ chi phí
ĐTĐH ở Việt Nam và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH ở
Việt Nam; Từ đó, kiến nghị lộ trình và điều kiện thực hiện chia sẻ chi phí ĐTĐH ở
Việt Nam trong thời gian tới; Kiến nghị hệ thống chỉ tiêu thống kê, các phương pháp
thống kê, và nguồn dữ liệu phục vụ thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
-

Hoàn thiện cơ sở lý luận về chia sẻ chi phí ĐTĐH, làm sáng tỏ các quan điểm, nội
dung và phương thức chia sẻ chi phí ĐTĐH;

-

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH tại Việt Nam; Lựa chọn các
phương pháp thống kê phân tích chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam; Xây dựng mơ hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam;

-


Phân tích thực trạng chia sẻ chi phí ĐTĐH theo các nhóm ngành đào tạo của các
trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT; Xác định những vấn đề còn bất cập,
hạn chế, và ngun nhân của những hạn chế đó; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam hiện nay;

-

Kiến nghị lộ trình và điều kiện thực hiện chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam trong thời
gian tới; Kiến nghị về hệ thống chỉ tiêu thống kê, phương pháp thống kê chia sẻ chi
phí ĐTĐH ở Việt Nam.


2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nêu trên, luận án tập trung trả lời những
câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1). Chia sẻ chi phí đào tạo đại học là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí
ĐTĐH ở Việt Nam hiện nay?
(2). Những chỉ tiêu thống kê nào phù hợp để phản ánh chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam?
Các phương pháp thống kê nào được sử dụng để phân tích chia sẻ chi phí ĐTĐH ở
Việt Nam?
(3). Mức độ chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Lộ trình và điều kiện
thực hiện chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam trong thời gian tới như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở
Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến chia sẻ chi phí
đào tạo đại học, như là hệ thống chỉ tiêu thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH, các phương
pháp thu thập dữ liệu và các phương pháp phân tích thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH,
các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên cứu
như sau:
-

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Về cơ cấu chia sẻ chi phí cho ĐTĐH được hình
thành từ bốn nguồn đầu tư chính, đó là: (1) Ngân sách Nhà nước (hay tiền thuế của
người dân); (2) Đầu tư của hộ gia đình và người học (chủ yếu thơng qua học phí,
lệ phí); (3) Nguồn tự huy động và tự tạo của các trường đại học thông qua các khoản
cho tặng và nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và thu từ nghiên
cứu khoa học; (4) Nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân
trong xã hội. Do hạn chế về nguồn lực và các dữ liệu thống kê, nên luận án
không đề cập đến nguồn thứ tư. Do đó, giả định rằng chia sẻ chi phí ĐTĐH được
hình thành từ ba nguồn, đó là: (1) Ngân sách Nhà nước; (2) Đầu tư của người học;
(3) Nguồn tự huy động và tự tạo của nhà trường.
- Giới hạn khơng gian nghiên cứu (về phạm vi và loại hình của GDĐH): Thuật
ngữ “GDĐH” được quy định tại Khoản 2, điều 6, chương I, Luật Giáo dục số


43/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019 như sau: GDĐH đào tạo trình độ
đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Như vậy, khái niệm GDĐH khá rộng. Vì
vậy, với phạm vi nghiên cứu của một luận án, tác giả chỉ tập trung phân tích chia sẻ
chi phí đào tạo đối với trình độ đại học (gọi tắt là chia sẻ chi phí đào tạo đại học) trong
các trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Chia sẻ chi phí ĐTĐH theo các nhóm ngành
được tính tốn dựa trên số liệu Báo cáo quyết toán thu chi của các trường đại học công
lập trực thuộc Bộ GD&ĐT trong giai đoạn từ 2011 đến 2017.

4. Khung phân tích của luận án
Đầu tư của Nhà

nước

Hệ thống chỉ tiêu thống kê chia sẻ chi
phí ĐTĐH

Đầu tư của người
học

Đầu tư của nhà
trường

Nghiên cứu thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH

Phương pháp thống kê nghiên cứu chia sẻ chi
phí ĐTĐH

Thực trạng chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam hiện nay

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chia sẻ chi phí
ĐTĐH ở Việt Nam

Đề xuất lộ trình, điều kiện và giải pháp thực hiện chia sẻ chi phí
ĐTĐH ở Việt Nam trong thời gian tới

Hình 1. Khung phân tích của luận án

Nguồn: NCS

5. Phương pháp nghiên cứu
Bám sát mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng một số

phương pháp sau đây:
(1) Nhóm phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp: luận án thu thập, tổng hợp và tổng quan các tài liệu,


các nghiên cứu, các qui định của Nhà nước có liên quan đến nội dung của luận án: tài
liệu của Ngân hàng thế giới WB, Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, cơ quan thống kê
các nước và một số các tổ chức quốc tế khác; Các bài báo đăng trên các tạp chí trong
và ngồi nước; Kết quả của một số cơng trình nghiên cứu khoa học; Khai thác số liệu
từ Niên giám thống kê, Tổng điều tra Kinh tế, Khảo sát mức sống dân cư, Báo cáo thu
chi của các trường đại học, Dự toán chi NSNN cho GDĐH của Bộ Tài chính, Quyết
tốn thu chi của các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT quản lý trong giai
đoạn 2011-2017. Từ các số liệu này, tác giả tiến hành tổng quan chung nghiên cứu về
chia sẻ chi phí ĐTĐH. Các số liệu thứ cấp được dùng để tính tốn, phân tích, đánh giá
chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam hiện nay.
Thu thập thông tin sơ cấp: luận án tiến hành phỏng vấn sâu 12 chuyên gia am
hiểu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia đang cơng tác tại Bộ GD&ĐT, Bộ Tài
chính, Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT, và 04 trường Đại học công lập trực thuộc Bộ
GD&ĐT, đó là trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Ngoại thương,
trường Đại học Thương mại, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Chi tiết trong Phụ lục
6). Phỏng vấn được thực hiện nhằm xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi
phí ĐTĐH ở Việt Nam, từ đó hồn thiện bảng hỏi để tiến hành điều tra. Đây cũng là
bước nghiên cứu định tính trong q trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, để có được thơng
tin phục vụ đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH, luận án tiến
hành điều tra qua bảng hỏi với các cán bộ là lãnh đạo, trưởng phịng, phó trưởng
phịng, và các cán bộ phịng Tài chính của 53 trường đại học cơng lập trực thuộc Bộ
GD&ĐT, trong đó có 33 trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT và 20 trường
thành viên thuộc 3 Đại học, đó là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà
Nẵng.
(2) Nhóm các phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý, trình bày thơng tin và

kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở tiến hành thu thập thông tin về chia sẻ chi phí đào tạo tại các trường
đại học cơng lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, luận án tiến hành xử lý thông tin, tổng hợp
kết quả điều tra và sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: phân tổ thống kê, bảng
và đồ thị thống kê để phản ánh các nguồn tài chính cho ĐTĐH, cơ cấu các nguồn tài
chính; tính tốn các tham số phản ánh chia sẻ chi phí và biến động chia sẻ chi phí
ĐTĐH ở Việt Nam qua các năm; thống kê mô tả các trường đại học theo nhóm ngành,
vùng địa lý, mức độ tự chủ. Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong việc
phân tích, đánh giá chi phí ĐTĐH, chia sẻ chi phí ĐTĐH theo nhóm ngành trong các
trường đại học cơng lập ở Việt Nam.


(3) Nhóm các phương pháp kiểm định thang đo và đánh giá sự phù hợp của
biến số.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm chọn lọc các nhóm
nhân tố, các chỉ báo, xác định các thành phần, xác định độ giá trị và độ tin cậy của các
biến số. Các biến số được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA. Sau khi xác định được các thành phần, luận án sử dụng
phương pháp hồi quy đa biến để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chia
sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua nghiên cứu này, một số kết quả đạt được sẽ đóng góp những tri thức
mới về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể như sau:

6.1. Về mặt lý luận
-

-


-

-

Luận án làm sáng tỏ và phát triển quan điểm về chia sẻ chi phí đào tạo đại học
(ĐTĐH). Chia sẻ chi phí ĐTĐH được hiểu là tỷ trọng phần trăm (%) đóng góp giữa
các bên liên quan, gồm chính phủ (thơng qua NSNN hay người đóng thuế), phụ huynh
và/ hoặc sinh viên (thơng qua học phí, lệ phí), nhà trường (thơng qua các khoản thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, thu từ dịch vụ khoa học công nghệ, và các khoản cho,
biếu tặng) trong chi phí đào tạo bình qn một sinh viên.
Luận án xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam,
gồm 13 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm: (1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí
của Nhà nước; (2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí của nhà trường; (3) Nhóm
chỉ tiêu phản ánh chi phí của người học; (4) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chia sẻ chi
phí đào tạo đại học.
Luận án đề xuất các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng gồm: (1)
Xu thế phát triển của ĐTĐH trên thế giới; (2) Cơ chế tài chính cho ĐTĐH;
(3) Đặc điểm của trường đại học; (4) Đặc điểm của người học và gia đình.
6.2. Về mặt thực tiễn
Từ số liệu khảo sát thực tế ở các trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, luận
án nghiên cứu chia sẻ chi phí ĐTĐH giữa các bên liên quan, gồm Nhà nước - Người
học - Nhà trường. Một số kết quả thực nghiệm mới được phát hiện, gồm chia sẻ chi phí
chủ yếu được thực hiện ở các trường thuộc nhóm ngành có khả năng xã hội hố cao
như kinh tế, ngân hàng tài chính, luật; đối với các ngành khác như sư phạm, một số
ngành khoa học cơ bản, hay một số ngành có chi phí đào tạo lớn thì mức độ thực hiện
chia sẻ chi phí cịn khá hạn chế.


-


-

Kết quả phân tích mối liên hệ và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam cho thấy những đóng góp mới sau: có 4 nhân
tố (“Xu thế phát triển của ĐTĐH trên thế giới”, “Cơ chế tài chính cho ĐTĐH”,
“Đặc điểm của nhà trường”, “Đặc điểm của người học và gia đình”) ảnh hưởng đến
“Chia sẻ chi phí ĐTĐH” ở Việt Nam hiện nay, trong đó, nhân tố được coi là ảnh
hưởng mạnh nhất đến chia sẻ chi phí là “Đặc điểm của người học và gia đình”.
Dựa trên những kết quả thực nghiệm, luận án đề xuất mức chia sẻ chi phí ĐTĐH ở
Việt Nam giữa các bên liên quan, gồm Nhà nước - Người học - Nhà trường trong
thời gian tới; Kiến nghị lộ trình và điều kiện thực hiện chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt
Nam nhằm giải quyết vấn đề tài chính cho ĐTĐH và giảm áp lực lên NSNN. Bên
cạnh đó, để khắc phục những vấn đề còn tồn tại khi thực hiện chia sẻ chi phí
ĐTĐH, luận án đề xuất một số kiến nghị với các chủ thể liên quan, gồm: (1) Các cấp
quản lý nhà nước; (2) Các trường đại học; (3) Các doanh nghiệp, tổ chức, lực lượng
xã hội khác.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về chia sẻ chi phí đào tạo đại
học.
Nam.

Chương 2: Phương pháp thống kê nghiên cứu chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt
Chương 3: Thực trạng thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHIA SẺ
CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Chương 1 trình bày các vấn đề lý luận chung về chia sẻ chi phí ĐTĐH. Khái
niệm, phân loại chi phí ĐTĐH. Làm sáng tỏ khái niệm, nội dung và phương thức chia
sẻ chi phí ĐTĐH. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước về chia
sẻ chi phí ĐTĐH. Kinh nghiệm quốc tế về chia sẻ chi phí ĐTĐH.

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chia sẻ chi phí đào tạo đại học
1.1.1. Chi phí đào tạo đại học
1.1.1.1. Khái niệm chi phí đào tạo đại học
Việc xác định chi phí ĐTĐH bắt nguồn từ lý thuyết về chi phí vốn con người
của Schultz (1960), một nhà kinh tế học Mỹ. Ông cho rằng, đầu tư cho giáo dục là một
loại đầu tư vốn con người (human capital) và “các trường học có thể được xem như
các cơng ty đặc biệt, sản xuất các văn bằng”. Vì thế, các cơ sở giáo dục và các trường
đại học cũng giống như các nhà máy/ công ty trong các lĩnh vực công nghiệp, cần coi
trọng việc xem xét những phí tổn giáo dục. Bởi lẽ, đây chính là cơ sở để tính tốn các
chính sách liên quan đến giáo dục, đặc biệt là chính sách học phí. Việc tính đúng, tính
đủ chi phí đào tạo thực tế cịn là điều kiện để từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ
trong các trường đại học. Do đó, các nghiên cứu đã chỉ ra việc xác định chi phí ĐTĐH
xuất phát từ 3 lí do chính sau đây:
Một là, yêu cầu phân bổ hợp lý nguồn tài chính cơng cho ĐTĐH;
Hai là, yêu cầu cải cách cơ chế tài chính cho ĐTĐH để đa dạng hóa và gia tăng
nguồn lực cho ĐTĐH
Ba là, yêu cầu xác định căn cứ khoa học để điều chỉnh học phí, là điều kiện cơ
bản để tăng chất lượng đào tạo tại các trường đại học
Trên thế giới, chi phí đào tạo được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, gồm
chi phí của người học, chi phí của cơ sở đào tạo, chi phí của xã hội, chi phí của nhà
nước. Ở mỗi góc độ nghiên cứu, chi phí ĐTĐH có nội dung, bản chất và quy mơ khác
nhau.
Dưới góc độ của người học, chi phí đào tạo được hiểu là tồn bộ giá trị hàng

hóa và dịch vụ mà người học đã tiêu dùng liên quan đến q trình học của mỗi người.
Dưới góc độ của nhà nước, chi phí đào tạo sẽ bao gồm toàn bộ các khoản chi
cho đào tạo mà NSNN phải chi trả.


Dưới góc độ của cơ sở đào tạo, hiểu một cách tổng qt nhất, chi phí đào tạo là
tồn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ đã hao phí cho việc đào tạo một người học trong
một thời gian nhất định, thường là trong một năm hoặc trong một khóa học.
Theo Johnstone (1991), chi phí đào tạo có thể phân loại thành 4 nhóm chi phí
như sau: (1) Chi phí cơ bản cho giảng dạy, bao gồm tiền lương cho giảng viên và nhân
viên, thiết bị, thư viện, máy tính, phịng học… (2) chi phí liên quan đến các hoạt động
nghiên cứu khoa học; (3) chi phí liên quan đến sinh hoạt của sinh viên, mặc dù chi phí
này khơng hồn tồn liên quan đến GDĐH và nó phụ thuộc vào việc sinh viên sống
với cha mẹ hoặc thuê trọ hay ở ký túc xá; (4) chi phí của các khoản thu nhập đã bỏ đi
của sinh viên khi họ tách ra khỏi lực lượng lao động sản xuất. Mặc dù đây là một chi
phí hồn tồn hợp lý trong xã hội về mặt lý thuyết.
Wang Shang-mai (1999), một học giả Trung Quốc cho rằng “chi phí đào tạo
là giá trị của toàn bộ các nguồn lực đã được tiêu dùng khi nhà trường thực hiện việc
giáo dục sinh viên/học sinh". Hay nói cách khác, đó là tất cả các phí tổn được trả
trực tiếp hoặc gián tiếp bởi xã hội, các cá nhân được giáo dục và gia đình họ dưới
hình thức tiền tệ.
Theo quan điểm của Levin và McEwan (trích dẫn trong Phạm Vũ Thắng,
2012), dưới góc độ của cơ sở đào tạo, các khoản chi đào tạo cần thiết cho một sinh
viên bao gồm: (1) chi cho con người, bao gồm: tiền lương và phụ cấp theo lương, tiền
cơng, các khoản đóng góp theo lương, phúc lợi, khen thưởng, dự phòng ổn định thu
nhập; (2) chi cho cơ sở vật chất; (3) chi máy móc thiết bị và vật liệu; (4) các chi phí
đầu vào khác; và (5) chi phí đầu vào của sinh viên... Tất cả các chi phí cần thiết đó
được cộng lại với nhau để thiết lập tổng chi phí của chương trình để đào tạo một sinh
viên.
Theo Nguyễn Văn Áng (2009), “chi phí đào tạo của trường đại học là tổng

giá trị hàng hóa và dịch vụ đã chi phí cho việc đào tạo 01 người học trong một thời
gian nhất định, thường là trong một năm hoặc một khóa học”. Chi phí đào tạo bao
gồm nhiều khoản mục khác nhau, có thể phân chia thành 3 nhóm: (1) Chi về tài
sản; (2) Chi về lương và các khoản có tính chất như lương; (3) Chi hàng năm khơng
phải lương. Chi phí đào tạo phải đáp ứng nhu cầu cơ bản cho hoạt động đào tạo
nhằm đảm bảo được chuẩn đầu ra trên cơ sở tính đúng, tính đủ và khơng tính đến
yếu tố lợi nhuận và đầu tư mà xét đến nguồn lực hỗ trợ từ NSNN và khả năng đóng
góp của người học.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ việc sử dụng nguồn tài


chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập như sau:
a) Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài
chính hợp tác khác;
b) Chi thường xuyên bao gồm: Chi tiền lương, chi hoạt động chun mơn, chi quản lý,
trích khấu hao tài sản cố định theo quy định;
c) Chi nhiệm vụ khơng thường xun.
Như vậy, thuật ngữ chi phí đào tạo theo các nhà nghiên cứu đều được xác định
thống nhất, bằng tổng chi phí nhà trường bỏ ra để đào tạo một sinh viên trong năm.
Khi xác định chi phí đào tạo, thơng thường, sử dụng chỉ tiêu chi phí đào tạo bình quân
một sinh viên. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy tổng chi phí đào tạo chia cho
số sinh viên trong một năm.
Tổng chi phí đào tạo có thể được chia thành các khoản chính như sau: (1) chi
cho con người: tiền lương và phụ cấp theo lương, tiền cơng, các khoản đóng góp theo
lương, phúc lợi, khen thưởng, dự phòng ổn định thu nhập...; (2) chi cho hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ: chi giảng dạy và quản lý trực tiếp, coi thi, chấm thi; hướng
dẫn, chấm chuyên đề, khóa luận; chi cho hoạt động thực tập, đào tạo kỹ năng, thực
hành...; chi học bổng, dịch vụ cơng cộng, vật tư văn phịng; thơng tin, tun truyền,
liên lạc...; (3) chi cho mua sắm cơ sở vật chất, sửa chữa tài sản cố định, chi máy móc
thiết bị, vật liệu, và các chi phí đầu vào khác.


1.1.1.2. Phân loại chi phí đào tạo đại học
Có nhiều cách khác nhau để phân loại chi phí ĐTĐH. Cụ thể như sau:
a. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
• Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là chi phí phát sinh trực tiếp để tài trợ cho việc thực hiện giảng
dạy, nghiên cứu và dịch vụ cộng đồng, bao gồm tồn bộ những khoản chi phí thực tế
phát sinh trong quá trình đào tạo, được sử dụng để mua sắm những “đầu vào” cần thiết
nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, như chi lương giáo viên, lương nhân
viên, giáo trình, và các vật tư khác (Cohn, 1976).
Chi phí trực tiếp đứng ở góc độ chủ thể khác nhau là khơng giống nhau. Đó là,
chi phí của cá nhân, chi phí của nhà nước, và chi phí của xã hội cho ĐTĐH. Cụ thể,
được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 1.1. Phân biệt chi phí trực tiếp cho ĐTĐH của cá nhân,
Nhà nước, và xã hội
Chi phí của cá nhân

Chi phí của nhà nước

Chi phí của xã hội

Chi phí của cá nhân Chi phí của Nhà nước Chi phí xã hội là bao gồm
thường bao gồm 5 khoản thường bao gồm 8 khoản chi phí của cá nhân và của
mục chi cơ bản sau:
mục chi cơ bản sau:
Nhà nước, ngồi ra cịn một
-Học phí và các khoản phí-Lương và các khoản có tính phần chênh lệch, xuất phát
phải nộp;

chất lương cho giảng viên từ các nguồn sau đây:
-Trang thiết bị và học liệu và cán bộ quản lý giáo dục-Chi phí của tư nhân cho
của cá nhân;
các cấp;
ĐTĐH thơng qua các hình
-Tiền ăn, ở, đi lại;
-Chi đào tạo, bồi dưỡng đội thức hợp tác công tư trong
-Mua đồng phục và đóng ngũ giảng viên và cán bộ ĐTĐH;
-Các khoản tiền/ hiện vật
góp các khoản quĩ khác ở quản lý giáo dục;
trường, lớp;
-Cơ sở vật chất trường học cho, tặng, viện trợ của các
cá nhân, tổ chức cho
-Chi cho các khóa học có (xây dựng hoặc th);
tính chất bổ trợ cho-Trang thiết bị và học liệu ĐTĐH;
chương trình chính khóa của nhà trường (mua hoặc-Phần thu nhập từ hoạt
động sản xuất - kinh doanh;
(học thêm).
thuê);
-Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa-dịch vụ của các cơ sở ĐTĐH
nhỏ;
công được đầu tư trở lại
-Học bổng, trợ cấp cho người cho ĐTĐH.
học;
-Nghiên cứu khoa học;
-Chương trình dự án.
Nguồn: Đặng Thị Minh Hiền (2016)
• Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp bao gồm tổn thất thu nhập vì người học đang tham gia học đại
học. Nó cũng có thể là lợi nhuận bị mất hay cịn gọi là chi phí cơ hội mà sinh viên

“mất đi” trong khi học tập, được xác định trên cơ sở giả thiết: “Điều gì sẽ xảy ra nếu
các cá nhân khơng tham gia học đại học”. Khi đó, giá trị của cơ hội lớn nhất sẽ mất đi
khi cá nhân đó quyết định tham gia học đại học cho phép tính tốn chi phí gián tiếp
(chi phí cơ hội) của ĐTĐH. Cụ thể như sau: một học sinh tốt nghiệp THPT (hoặc
trung cấp, sơ cấp nghề...) sẽ đứng trước hai sự lựa chọn: một là, tiếp tục tham gia vào
hệ thống GDĐH (cao đẳng/ đại học); hai là, tham gia vào thị trường lao động (đi làm).
Nếu tham gia vào thị trường lao động, họ sẽ nhận được khoản thu nhập hàng tháng


tương ứng với công việc của họ. Ngược lại, nếu tiếp tục học cao đẳng/ đại học, họ
sẽ không nhận được khoản thu nhập đó. Như vậy, nếu học sinh này lựa chọn
phương án tiếp tục học cao đẳng/ đại học thì anh ta sẽ mất cơ hội đi làm và khơng
có thu nhập. Có thể thấy rằng, thu nhập từ việc đi làm chính là chi phí gián tiếp
(hay chi phí cơ hội) của việc đi học đại học/ cao đẳng.
Chi phí gián tiếp cho ĐTĐH xét ở góc độ chủ thể khác nhau là không giống
nhau. Cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Phân biệt chi phí gián tiếp cho ĐTĐH của cá nhân và xã hội
Chi phí gián tiếp của cá nhân

Chi phí gián tiếp của xã hội

Thu nhập sau thuế của cá nhân khi họ Thu nhập trước thuế của cá nhân khi học
không tiếp tục đi học mà tham gia ngay không đi học mà tham gia ngay vào thị
vào thị trường lao động.
trường lao động.
Nguồn: Đặng Thị Minh Hiền (2016)
b. Chi phí đơn vị và chi phí bình qn trong một năm học của một cá nhân
hồn thành chương trình đào tạo
• Chi phí đơn vị
Chi phí đơn vị (cost unit) được hiểu là chi phí tính bình qn cho một sinh viên

hồn thành chương trình đào tạo cao đẳng/đại học/ thạc sĩ/ tiến sĩ.
Chi phí đơn vị cho ĐTĐH của các chủ thể khác nhau và cho từng trình độ đào
tạo, ngành đào tạo,... cũng khác nhau.
Cách xác định chi phí đơn vị cho ĐTĐH như sau:
(1.2)
��

� =−(1−�
Trong đó,

)

C: là chi phí đơn vị;
GC: là tổng chi phí cho ĐTĐH;
N: là qui mơ đào tạo
d: là tỷ lệ bỏ học
Tương ứng với tổng chi phí cá nhân và tổng chi phí xã hội đầu tư cho ĐTĐH,
sẽ tính được chi phí đơn vị của cá nhân và xã hội theo cách tính trên.
• Chi phí bình qn trong một năm học cho một người hồn thành chương trình đại học
Chi phí bình qn trong một năm học của một cá nhân xác định như sau:


×