Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu và triển khai blended learning trong đào tạo đại học tình huống tại trường đại học kinh tế TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Nghiên cứu và triển khai Blended Learning
trong đào tạo đại học - Tình huống tại
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Mã số: CS-2016-43

Chủ nhiệm:

ThS. Võ Hà Quang Định
ThS. Đặng Thái Thịnh

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12, NĂM 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:

TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU.......................................... 1

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO CÓ

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ............................................................................................... 3
2.1

Bối cảnh chung trên thế giới .............................................................................. 3

2.2



Bối cảnh chung tại Việt Nam ............................................................................ 7

CHƯƠNG 3:

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ BLENDED LEARNING 11

3.1

Thuật ngữ E-learning ....................................................................................... 11

3.2

Thuật ngữ Blended Learning ........................................................................... 13

3.3

Lịch sử ............................................................................................................. 13

3.4

Các mô hình Blended Learning ....................................................................... 14

3.5

Ưu điểm ........................................................................................................... 15

3.6

Hạn chế ............................................................................................................ 17


3.7

Tính cộng đồng ................................................................................................ 18

3.8

Digital natives .................................................................................................. 18

3.9

Công nghệ kỹ thuật thế kỷ 21 .......................................................................... 19

CHƯƠNG 4:

GIẢI PHÁP CỦA VIỆC THỰC HIỆN BLENDED LEARNING

TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .................................................................................... 21
4.1

Các bước triển khai Blened Learning: ............................................................. 21

4.2

Lựa chọn công cụ ............................................................................................ 23

4.3

Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 25


CHƯƠNG 5:

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BLENDED LEARNING TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH (UEH) .................................... 27
5.1

Thực hiện Blended Learning tại UEH ............................................................. 27

5.2

Mô hình kỹ thuật và quá trình tích hợp hệ thống ............................................ 30

5.3

Những tính năng hệ thống ............................................................................... 32
iii


5.4

Kết quả ứng dụng Blended Learning tại UEH ................................................ 35

5.5

Nhận xét – Đánh giá kết quả ........................................................................... 49

CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 51


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 55
PHỤ LỤC

.............................................................................................................. 57

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng khu vực trong
giai đoạn 2011 - 2016 ...................................................................................................... 3
Hình 2: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng sản phẩm
trong giai đoạn 2011 - 2016 ............................................................................................ 4
Hình 3: Tác động của quy mô E-learning (theo số lượng người dùng) đến cách thức
triển khai ......................................................................................................................... 5
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng E-learning theo từng khu vực trong giai đoạn 2012 - 2017
......................................................................................................................................... 5
Hình 5: Tốc độ tăng trưởng từ khóa “Blended Learning” trên Google .......................... 7
Hình 6: Bản đồ các quốc gia sử dụng “Blended Learning” ............................................ 7
Hình 7: Thống kê mức độ quan tâm về E-learning tại Việt Nam của Google Trends
trong vòng 5 năm gần đây ............................................................................................... 9
Hình 8: Quy trình triển khai phần mềm theo Waterfall Model ..................................... 22
Hình 9: Quy trình đăng ký lớp học phần ....................................................................... 29
Hình 10: Quy trình định nghĩa/ điều chỉnh đề cương chi tiết môn học dùng LMS-UEH
....................................................................................................................................... 29
Hình 11: Mô hình kỹ thuật của hệ thống LMS-UEH .................................................... 31
Hình 12: Vai trò của người học ..................................................................................... 33
Hình 13: Ví dụ cây danh mục sơ đồ tổ chức của UEH trên LMS................................. 34
Hình 14: Nhận thức về sử dụng LMS-UEH.................................................................. 38

Hình 15: Lợi ích dạy - học từ hệ thống LMS-UEH ...................................................... 39
Hình 16: Cảm nhận TRƯỚC khi sử dụng LMS-UEH .................................................. 41
Hình 17: Cảm nhận SAU khi sử dụng LMS-UEH ........................................................ 42
Hình 18: Kế hoạch - Đề xuất ........................................................................................ 43
Hình 19: Chất lượng thông tin của hệ thống LMS-UEH .............................................. 46
Hình 20: Chất lượng của hệ thống LMS-UEH ............................................................. 47
Hình 21: Chất lượng dịch vụ của hệ thống LMS-UEH................................................. 48
Hình 22: Kiến thức thu nhận từ hệ thống LMS-UEH ................................................... 48

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTT trong giáo
dục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại học........................................................ 9
Bảng 2: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTT trong giáo
dục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại học (tiếp theo) .................................... 10
Bảng 3: Danh sách các phần mềm được khuyến khích sử dụng ................................... 23
Bảng 4: Danh sách các công cụ được khuyến khích sử dụng ....................................... 24
Bảng 5: Quy trình và các bước triển khai Blended Learning........................................ 30
Bảng 6: Hạ tầng thiết bị sử dụng tại UEH .................................................................... 32
Bảng 7: Bảng thống kê mô tả câu trả lời của giảng viên .............................................. 36
Bảng 8: Mức độ khai thác hệ thống LMS-UEH ........................................................... 38
Bảng 9: Mẫu đối tượng sinh viên .................................................................................. 43
Bảng 10: Phân loại đối tượng sinh viên theo năm học.................................................. 45
Bảng 11: Bảng thống kê mô tả câu trả lời của sinh viên............................................... 45

vi



Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1: TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt và giáo dục cũng không nằm ngoài
dòng chảy đó. Việc cải cách và đổi mới các phương pháp giáo dục trở thành điều tất
yếu. Tại Việt Nam, thực trạng triển khai phương pháp đào tạo truyền thống vẫn còn
phổ biến. Nhiều báo cáo giáo dục trong nước cũng chỉ ra những hạn chế nhất định của
phương pháp thầy giảng – trò chép. Một số phương pháp cải tiến được áp dụng nhằm
tăng cường tính chủ động của người học như lấy người học làm trung tâm, kết hợp
việc sử dụng công nghệ thông tin như bảng điện tử, máy chiếu hay phòng Lab trong
giảng dạy.
Phương pháp đổi mới nổi bật có thể kể đến gần đây là E-learning – học trực
tuyến qua mạng Internet. E-learning là phương pháp có nhiều ưu điểm so với phương
pháp truyền thống. Tuy nhiên, E-learning thường chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông
tin, tài liệu cho người học là chủ yếu, chưa có sự kết hợp rõ ràng giữa phương pháp
truyền thống và trực tuyến qua mạng.
Blended Learning (phương pháp kết hợp giảng dạy truyền thống và E-learning)
được báo cáo rằng hiệu quả hơn các lớp học face-to-face hay online thuần túy. Bằng
cách kết hợp các ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và E-learning, các
phương pháp Blended Learning có thể mang đến sự thành công của sinh viên ở mức
độ cao.
Với Blended Learning, giảng viên sẽ hướng dẫn một phần và phần còn lại sinh
viên sẽ làm việc trực tuyến không có giảng viên, sinh viên chủ động hơn và làm quen
với khái niệm mới dễ dàng hơn việc tiếp thu thụ động trên các lớp học truyền thống.
Blended Learning được cho rằng ít tốn kém hơn học trong các lớp học truyền thống,
thậm chí là có tiềm năng cắt giảm được chi phí giáo dục. Blended Learning có thể
giảm chi phí bằng cách đặt những lớp học lên thế giới online và nó cơ bản thay thế
được cho các cuốn sách đắt đỏ với các thiệt bị điện tử mà sinh viên có thể tự mang đến
lớp. E-textbooks, thứ mà chúng ta có thể tiếp cận bằng kỹ thuật số có thể giúp làm

giảm chi phí cho những cuốn sách giấy thông thường (Scardamalia và Bereiter, 2003).
Các bài kiểm tra kiến thức trong phương pháp Blended Learning được chấm tự động,
cung cấp phản hồi tức thời. Quá trình sinh viên đăng nhập và thời gian làm việc cũng
được đo lường để đảm bảo trách nhiệm giải trình. Ngoài ra, phương pháp Blended
1
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Leaning còn tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dạy và người học, điều kiện cơ sở
vật chất, đồng thời chất lượng giáo dục được gia tăng.
Trước sự phát triển và yều cầu của xã hội, ngày 22/04/2016 bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT về việc quy định Ứng dụng Công
nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, trong đó đã đề cập đến
phương thức đào tạo kết hợp (Blended Learning) nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giảng dạy và chất lượng giáo dục.
Trước những yêu cầu nêu trên cũng như những hiệu quả từ việc áp dụng
phương pháp Blended Learning đã tạo động lực cho nghiên cứu này được triển khai.
Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra các ưu điểm của phương pháp Blended Learning
mang lại, bên cạnh đó nhóm cố gắng xác định hướng áp dụng phương pháp này tại
Việt Nam nói chung, và trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

2
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO
CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
2.1 Bối cảnh chung trên thế giới
Sự gia tăng về chi phí chi trả cho E-learning toàn cầu trong những năm gần đây
diễn ra rõ rệt và đạt 35.6 tỷ USD trong năm 2011 và 51.5 tỷ USD trong năm 2016.
Khu vực tăng cao nhất là châu Á, theo sau là Đông Âu và cuối cùng là châu Mỹ.
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng khu vực
trong giai đoạn 2011 - 2016

(Nguồn: E-Learning Market Trends & Forecast 2014 - 2016 Report)

Điện toán đám mây đã thay đổi cách nhìn của các tổ chức giáo dục khi có sự
chuyển dịch mạnh mẽ từ việc đầu tư trang thiết bị sang thuê các dịch vụ đám mây.
Khái niệm phần mềm hướng dịch vụ (Software as a service) được phát triển mạnh mẽ
trong các năm gần đây đặc biệt trong giai đoạn 2014-2015. Riêng dịch vụ này đạt 22 tỷ
USD trong toàn bộ ngân sách cho E-learning (Theo Docebo (2016, March). Nghiên
cứu cũng chỉ ra lý do phần mềm hướng dịch vụ phát triển mạnh mẽ là:
-

Tốc độ triển khai rất nhanh

-

Tiết kiệm ngân sách đầu tư

-

Tiết kiệm chi phí hoạt động


3
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Hầu hết các giải pháp E-learning vừa và nhỏ đều lựa chọn cách thức xây dựng
theo mô hình phần mềm hướng dịch vụ, trong khi các giải pháp E-learning lớn lại
muốn tự triển khai hệ thống.
Hình 2: Tốc độ tăng trưởng mức chi phí chi trả cho E-learning theo từng sản phẩm
trong giai đoạn 2011 - 2016

Nguồn: Docebo (2016, March)

Theo nghiên cứu của IDC, số lượng tỷ lệ máy tính cá nhân PC trong thiết bị
máy điện tử giảm 28.7% trong năm 2013 sang 13% vào 2017 để nhường chỗ cho các
thiết bị di động tăng từ 59.5% lên 70.5%. Đây là động lực rất lớn cho việc phát triển
hình thức học trực tuyến qua mạng và nhất là thiết bị di động. Dự báo sự phát triển của
các hệ thống E-learning trong năm 2017 và 2018 là 23.17%.
Thống kê sau cho thấy sự phát triển của quy mô E-learning (theo số người dùng) tác
động đến cách thức triển khai của nó.

4
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


Hình 3: Tác động của quy mô E-learning (theo số lượng người dùng) đến cách thức
triển khai

Nguồn: Docebo (2004, March)

Việc ứng dụng E-learning trong đào tạo được diễn ra ở nhiều khu vực: khu vực
các trường đại học, khu vực doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên. Trong đó khu
vực trường học chiếm tỷ trọng rất cao 88%, trong khi việc ứng dụng cho doanh nghiệp
là 12%.
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng E-learning theo từng khu vực trong
giai đoạn 2012 - 2017

5
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Xét về khu vực Châu Á, đây là khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đạt 5.2 tỷ
USD trong năm 2011 và tăng thành 11.5 tỷ USD trong năm 2016. Dẫn đầu trong khu
vực là Ấn Độ với mức tăng trưởng về nội dung số phục vụ cho E-learning. Những
nhân tố sau đây được phân tích là có hiệu quả tác động đến sự phát triển của Elearning trong khu vực (Docebo (2016, March):
-

Sự phát triển của Internet băng thông rộng cho giáo dục: đây là nền tảng cơ sở
cho phát triển bởi Internet giữ vai trò là xương sống của toàn bộ quá trình.

-


Cơ chế chính sách về giáo dục: ở Nhật, Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore đều có
những chính sách khuyến khích sự phát triển của E-learning và hạn chế đi lại tại
các trung tâm lớn.

-

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thiết bị trong trường học: là cơ sở hạ tầng cốt
lõi để các trưởng mạnh dạng triển khai E-learning tại mỗi đơn vị và có khả năng
phục vụ lượng truy cập đông từ sinh viên từ khắp nơi.

-

Thiết kế nội dung số: sự chuyển đổi từ giảng dạy truyền thống sang giảng dạy
có sự hỗ trợ cộng tác của thiết bị điện tử như trình chiếu, bảng thông minh, yêu
cầu cần có bài giảng thiết kế lại cho phù hợp trên thiết bị trình chiếu. Ở mức độ
cao hơn, nội dung bài giảng tương tác là các tài liệu số cho E-learning đòi hỏi
một sự kỳ công trong thiết kế.

-

Tăng cường sự phát triển của Đại học trực tuyến: khi E-learning phát triển đến
một xu hướng có thể tự vận hành một mình thì Đại học trực tuyến ra đời. Mô
hình này phát triển rất mạnh ở Mỹ và Ấn Độ. Tuy có nhiều đánh giá không tốt
ảnh hưởng đến uy tín của cả mô hình nhưng một số tổ chức tổ chức đào tạo rất
có chất lượng như: Kaplan University, Liberty University Online, Southern
New Hampshire University Online, Capella University… Các trường này được
thống kê đầy đủ tại: />Mô hình Blened Learning được hầu hết các trường tổ chức, nguồn thống kê của

Google Trends cho thấy từ khóa “Blended Learning” có 4.2 triệu kết quả trong đó
được tìm kiếm gia tăng trong 5 năm ở lại đây.


6
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng từ khóa “Blended Learning” trên Google

Nguồn: Google Trends
Trong đó các quốc gia có mức độ sử dụng Blended Learning cao như Malaysia,
Netherlands, Đức, Mỹ, Canada và Việt Nam chưa xuất hiện trên bản đồ Blended
Learning.
Hình 6: Bản đồ các quốc gia sử dụng “Blended Learning”

Nguồn: Google Trends
2.2 Bối cảnh chung tại Việt Nam
Trong thời kì hội nhập và phát triển, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa mà đặc biệt phải nói đến
giáo dục và đào tạo. Tháng 2/2016, Microsoft đã đưa ra công bố về kết quả khảo sát tại
Châu Á – Thái Bình Dương về tầm ảnh hưởng của công nghệ trong cải tiến phương
pháp sư phạm. Theo đó, 95% các chuyên gia giáo dục đồng tình vai trò quan trọng của
công nghệ và 100% thừa nhận công nghệ sẽ là chìa khóa then chốt trong chuyển đổi
giáo dục tiên tiến và truyền cảm hứng cho người học trong thời đại mới với 3 ưu thế:
nâng cao trải nghiệm học tập, nâng cao hiệu quả giảng dạy và nâng cao tần suất tương
tác với người học.

7
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43



Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Nhìn chung trên thế giới, việc áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã
không còn xa lạ, những sản phẩm phần mềm, thiết bị điện tử hỗ trợ cho việc giảng
dạy, học tập ngày càng được phát triển hơn, thông minh hơn, thân thiện hơn với người
dùng. Áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo như một ngành cần nghiên cứu và
phát triển nhằm phục vụ cho việc giáo dục.
Việt Nam là một trong những nước nằm trong bảng xếp hạng có tốc độ phát triển
công nghệ cao nhất khu vực. Tuy nhiên, hoạt động chuyển giao còn rất hạn chế. Chính
vì thế, các nhà giáo dục đã ứng dụng nhiều cách để làm cho bài giảng thêm sinh động,
kích thích khả năng tiếp thu, sáng tạo của người học, người dạy có thể tự do phát triển
bài giảng, hơn thế nữa tiết kiệm được thời gian học và dạy học, nguồn tài liệu giảng
dạy sẽ phong phú hơn, không bị hạn hẹp trong quyển sách giáo khoa khô khan. Việc
áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy
mà còn tin học hoá quy trình giảng dạy, giúp cho công việc của người dạy bớt rườm rà
và ít thủ tục giấy tờ hơn, tạo ra nhiều mô hình giảng dạy phù hợp hơn để phù hợp với
bước tiến của xã hội.
Tại Việt Nam, trong năm 2008 – 2009 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phát động
“Năm học CNTT” nhằm tạo ra bước đột phá trong đổi mới giáo dục. Việc áp dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục mới được áp dụng và phổ biến rộng rãi khắp cả
nước trong những năm gần đây, tuy muộn nhưng ngày càng phát triển và đóng vai trò
quan trọng trong nền giáo dục, đặc biệt là các mô hình giảng dạy dựa trên công nghệ
thông tin cũng được phổ biến rộng rãi tại các trường. Nhằm thích ứng với nền giáo dục
phát triển thời đại mới, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công nghê,
đặc biệt là Internet vào chương trình dạy và học đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng
đầu. Thông qua đó, giảng viên có thể dễ dàng tiếp cận bài giảng bằng cách truy cập
trên hệ thống mạng, người học có thể dễ dàng tương tác với giảng viên qua những

video đăng tải, những bải giảng online. Điều này giúp cho quá trình giảng dạy tại lớp ít
áp lực hơn. Bên cạnh đó, giảng viên có thể cập nhật thông tin bài vở, hạnh kiểm và
tương tác hiệu quả với các phụ huynh học sinh.
Qua đó, chúng ta có thể thấy, công nghệ thông tin không chỉ hỗ trợ một phần mà
ngày càng có xu hướng đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục, thay thế dần các
mô hình giảng dạy cũ, tạo ra các mô hình mới năng động hơn, hiện đại hơn.
8
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Hình 7: Thống kê mức độ quan tâm về E-learning tại Việt Nam của

Google Trends trong vòng 5 năm gần đây

Theo thống kê của Google về E-learning trong đào tạo từ 5 năm trở lại thì Thái
Nguyên là nơi quan tâm nhiều nhất về E-learning, biểu đồ cũng chứng minh việc áp
dụng công nghệ thông tin vào đào tạo tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh.
Bảng 1: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTT

trong giáo dục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại học

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) và dựa trên mô hình 4 giai đoạn ứng dụng CNTT

9
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43



Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

trong giáo dục của UNESCO: giới thiệu/làm quen, áp dụng, lan truyền, chuyển đổi
(UNESCO, 2005)
Nhìn chung là những người được khảo sát cho rằng việc áp dụng CNTT ở trung
học và đặc biệt là ở cao đẳng, đại học phát triển cao hơn so với tiểu học: đa số cho
rằng việc áp dụng CNTT hầu hết các lĩnh vực ở cấp tiểu học chỉ là giai đoạn giới
thiệu/làm quen, ở các cấp cao hơn là giai đoạn lan truyền hoặc áp dụng.
-

Giá trị trung bình cao nhất là ở “cơ sở hạ tầng và các nguồn lực” (2,53) và
“phương pháp dạy và học” (2,45) trong cấp đại học. Giá trị trung bình thấp nhất
là ở “cơ sở hạ tầng và nguồn lực” (1,32), “CNTT trong chương trình giáo dục
quốc gia” (1,33) và “cộng đồng/quan hệ đối tác” (1,32) trong cấp tiểu học.

-

Ở lĩnh vực “cộng đồng/đối tác” và “đánh giá”, có duy nhất 1 người cho rằng các
cấp cao đẳng/đại học đang ở giai đoạn chuyển đổi. Các lĩnh vực khác ở các cấp
khác nhau, không có người nào cho rằng đã đạt được đến giai đoạn này

Bảng 2: Điểm tối thiểu, tối đa và giá trị trung bình trong các lĩnh vực CNTT trong
giáo dục tại cấp tiểu học, trung học và cao đẳng/đại học (tiếp theo)

Cũng theo VVOB :
-

Có một người cho rằng một vài lĩnh vực đã ở giai đoạn chuyển đổi như
“Chính sách, kế hoạch quốc gia về CNTT trong giáo dục” và “Bổ sung cho

chính sách quốc gia về CNTT và giáo dục”.

-

Những người còn lại cho rằng ở tất cả lĩnh vực giai đoạn tối đa là lan truyền.

-

Giá trị trung bình thấp nhất là ở lĩnh vực “tầm nhìn quốc gia về CNTT trong
giáo dục” (1,75).

10
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 3: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ
BLENDED LEARNING
Blended Learning là một phương pháp kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và
trực tuyến – tương tự E-learning. Mặt khác, Blended Learning là một chương trình
giáo dục chính thức mà một sinh viên phải học ít nhất một phần thông qua việc chuyển
phát nội dung và lời hướng dẫn nhờ kỹ thuật số và truyền thông trực tuyến với một số
yếu tố kiểm soát sinh viên thông qua thời gian, địa điểm, đường dẫn hoặc tốc độ truy
cập. Blended Learning được sử dụng trong thiết lập phát triển chuyên nghiệp và đào
tạo, cũng như chuyển đổi tri thức thành kỹ năng hữu ích và thực tiễn cho công việc cụ
thể. Định nghĩa của Blended Learning vẫn chưa tìm được sự thống nhất nên dẫn đến
sự khó khăn trong nghiên cứu về tính hiệu quả của nó trong các lớp học.
3.1 Thuật ngữ E-learning

E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ đã tồn tại song song với
sự phát triển của Internet, nhưng so với giảng dạy truyền thống thì là khái niệm mới.
Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu
về E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ
thông tin. Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,
Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video,
audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với
nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến
(chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video… Gắn với sự phát triển của công nghệ thông
tin và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-learning có thể chia ra
làm bốn thời kì như sau:
• Trước thập niên 80: Khi máy tính còn đắt đỏ và chưa được sử dụng rộng rãi, vì
vậy vai trò người thầy và giảng dạy truyền thống được nhấn mạnh, những khái
niệm về phương pháp giáo dục ứng dụng công nghệ chưa được đề cập đến.
• Từ 1984 – 1993: Với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tử
và nhóm phần mềm trình chiếu, nhưng chưa có mạng Internet. Giai đoạn này e11
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

learning được hình thành với công nghệ CD-ROM (chép tập tin vào đĩa) và
truyền tải bằng cách nhân bản các CD-ROM này. Tập tin trong các đĩa có thể là
bài giảng, video, âm thanh. Bất cứ thời gian nào, người học có thể mua và tự
học. Do đó sự hướng dẫn của giảng viên là hạn chế.
• Từ 1993 – 1999: Phát triển mạnh mẽ của công nghệ Web và Internet. Ngoài ra
các dịch vụ trên Internet cũng tạo ra cuộc cách mạng như Email, Chat, Java. So

với giai đoạn hiện nay, các hình thức này bị cản trở bởi tốc độ mạng Internet
chưa cao, nhưng bước đầu cũng đã thay đổi được cách thức học một cách cơ
bản hướng đến học từ xa với thông tin cập nhật tức thời.
• Từ 2000 – đến nay: Máy tính điện tử phát triển mạnh mẽ, Internet băng cộng và
thiết bị di động điện tử là những động lực và cơ sở cho E-learning phát triển.
Ngày nay, thuật ngữ E-learning được nhắc nhiều đến và các cơ sở giáo dục triển
khai E-learning với nhiều hình thức khác nhau.
Có thể nói giai đoạn hiện nay là kỷ nguyên của E-learning với sự phát triển mạnh
mẽ trong đào tạo với giá thành rẻ và hiệu quả cao thông qua hình ảnh, âm thanh, video,
các công cụ trình bày sinh động.
E-learning không những là truyền tải bài giảng mà còn gia tăng tính tương tác bổ
sung cho quá trình giảng dạy truyền thống. E-learning và Internet tạo ra môi trường
trao đổi thông tin đa chiều và có thể cá nhân hóa với từng người học điều mà giảng
dạy truyền thống rất khó đạt được.
Dưới ảnh hưởng của kỷ nguyên bùng nổ thông tin, thuật ngữ “E-learning” đang trở
nên phổ biến hơn bao giờ hết và gần như trở thành xu hướng chung trong giáo dục trên
toàn thế giới hiện nay. Cùng với sự phát triển công nghệ web, việc học dần trở nên
sinh động với các bài giảng được tích hợp hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn
tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Công nghệ web thể hiện
khả năng mang lại hiệu quả cao trong học tập, cho phép đa dạng hóa môi trường học
tập. Tất cả những điều đó đã tạo nên cuộc cách mạng trong giáo dục với chi phí thấp,
hiệu quả cao, tạo nên một làn sóng mạnh mẽ lan ra khắp thế giới.

12
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


3.2 Thuật ngữ Blended Learning
Các thuật ngữ “blended”, “hybrid”, "technology-mediated instruction," "webenhanced instruction," và "mixed-mode instruction" thường được sử dụng hoán đổi
cho nhau trong các văn bản nghiên cứu. Khái niệm của Blended Learning đã có một
thời gian dài, song thuật ngữ của nó vẫn chưa được thiết lập một cách chắc chắn cho
đến đầu thế kỷ 21. Một trong số những trích dẫn sớm nhất về khái niệm xuất hiện
trong một ấn phẩm vào năm 1999, khi mà các trung tâm học tương tác, một công ty
giáo dục thành lập ở Atlanta đã thông báo về sự thay đổi tên của mình sang EPIC
Learning. Tiêu đề đề cập rằng “Công ty hiện tại hoạt động 220 khóa học online nhúng
sẽ bắt đầu đưa ra những chương trình dạy học sử dụng phương pháp học Blended
Learning. Ý nghĩa của Blended Learning rẽ rộng ra để bao gồm sự tổng hợp đa dạng
trong phương pháp học cho đến 2006, khi mà cuốn Handbook of Blended Learning
đầu tiên của Bonk và Graham được xuất bản. Graham đã thách thức bề rộng và sự mơ
hồ về thuật ngữ định nghĩa, và định nghĩa “ hệ thống Blended Learning” như hệ thống
học mà “kết hợp chỉ dẫn trực diện với chỉ dẫn trung gian máy tính”. Hiện nay, sử
dụng thuật ngữ Blended Learning liên quan “kết hợp máy tính và truyền thông kỹ
thuật số với các lớp học yêu cầu sự đồng thời có mặt của giảng viên và sinh viên”.
3.3 Lịch sử
Đào tạo dựa trên kỹ thuật nổi lên như một sự thay thế cho đào tạo có người
hướng dẫn vào những năm 1960 trên các máy tính lớn và các máy nhỏ. Ưu điểm lớn
nhất mà Blended Learning đưa ra là quy mô, nơi mà một người hướng dẫn chỉ có thể
dạy cho nhiều người. Một ví dụ là PLATO (Programmed Logic for Automatic
Teaching Operations), một hệ thống được phát triển bởi Đại học Illinois và Control
Data. PLATO có một chặng đường lịch sử dài trong cải tiến và đưa ra những khóa học
từ trình độ tiểu học cho đến cao đẳng. Đào tạo dựa trên các mainframe có một số giới
hạn chung mở đường cho video trực tiếp dựa trên vệ tinh vào những năm 1970. Ưu
điểm ở đây là phục vụ cho những người không như người biết đọc máy tính. Thách
thức lớn nhất là chi phí yêu cầu để thực hiện việc này. Vào đầu những năm 1990, CDROMs nổi lên như một hình thức thống trị của cung cấp học tập dựa trên công nghệ
trong khi băng thông qua modem 56k không có khả năng hỗ trợ video chất lượng âm
13
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43



Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

thanh quá cao. Hạn chế của CD-ROMs là theo dõi độ hoàn thành của khóa học, vậy
nên hệ thống quản lý học tập nổi lên như cách làm cho quá trình theo dõi dễ dàng hơn.
Ngành công nghiệp hàng không dùng hệ thống này rất nhiều để theo dõi mức độ tốt
trong khóa học của một người, tiêu tốn bao nhiêu thời gian và nơi nào có người rời đi.
AICC, Aviation Industry Computer-Based Training Committee, được hình thành năm
1988 và các công ty như Boeing dùng CD-ROMs để đào tạo nhân lực. Blended
Learning hiện đại đã có trực tuyến, mặc dù CD-ROMs vẫn có thể được sử dụng nếu hệ
thống quản lý học tập đáp ứng được tiêu chuẩn của tổ chức. Vài ví dụ của các kênh
thông qua Blended Learning trực tuyến bao gồm webcasting (đồng bộ và không đồng
bộ) và online video (trực tiếp và ghi lại). Các giải pháp như học viện Khan đã sử dụng
trong lớp học để phục vụ như nền tảng cho Blended Learning.
3.4 Các mô hình Blended Learning
Mặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn về định nghĩa của Blended Learning và
một số nghiên cứu học thuật đã đề xuất rằng nó chỉ là thuật ngữ dư thừa, nhưng vẫn có
nhiều mô hình Blended Learning khác biệt đã được đề ra bởi một số nhà nghiên cứu và
cố vấn giáo dục.
Blended Learning có thể phân loại 1 cách tổng quát thành sáu mô hình tùy theo đặc
thù học sinh của lớp học:
➢ Face-To-Face Driver : nơi mà giảng viên cho lời hướng dẫn và các gia tố bằng
công cụ kỹ thuật số, thích hợp với các lớp học có đa dạng các phân khúc học
sinh về khả năng cũng như trình độ hiểu biết.
➢ Sự luân phiên (Rotation) : Sinh viên xoay vòng thông qua thời khóa biểu của
các môn học trực tuyến độc lập và các lớp học trực diện với giảng viên. Mô
hình này thích hợp với các học sinh giỏi về mặt này nhưng yếu về mặt khác.
➢ Flex : Hầu hết chương trình giảng dạy được phân phối bằng nền tảng kỹ thuật

số và giảng viên có mặt để thảo luận và ủng hộ trực diện. Các giáo viên đóng
vai trò là người trực tiếp hướng dẫn hơn là người cung cấp hướng dẫn. Mô hình
này phù hợp với người học gặp phải vấn đề gì đó hoặc người học vừa học vừa
làm, thời gian lên lớp không nhiều.

14
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

➢ Labs : Tất cả các chương trình giảng dạy được phân phối thông qua nền tảng kỹ
thuật số nhưng ở một địa điểm phù hợp. Sinh viên thường tham gia các lớp học
truyền thống trong mô hình này.
➢ Self-blend : Mô hình cho phép sinh viên học các môn học ngoài chương trình
truyền thống. Sinh viên có thể chọn tăng lên cách học truyền thống của họ với
khóa học online.
➢ Online driver : Sinh viên hoàn thành toàn bộ khóa học thông qua một nền tảng
online với giảng viên check-ins. Tất cả các chương trình đào tạo và dạy học đều
được phân phối thông qua nền tảng kỹ thuật số và gặp gỡ trực diện được thiết
lập và xuất hiện khi cần thiết.
Blended Learning được nhiều trường phái định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, với bản
chất là một chương trình giáo dục chính thức thông qua việc chuyển phát nội dung và
hướng dẫn nhờ kỹ thuật số và truyền thông trực tuyến với một số yếu tố kiểm soát sinh
viên thông qua thời gian, địa điểm, đường dẫn hoặc tốc độ qua Internet. Blended
Learning cũng được sử dụng trong phát triển các loại hình đào tạo chuyên nghiệp
hướng đến hiện đại bằng cách chuyển đổi tri thức thành kỹ năng, kiến thức hữu ích
cho thực tiễn.
Allen và Seaman (2013) đã chia thành 4 nhóm đào tạo:

-

Lớp học truyền thống

-

Lớp học có hỗ trợ của công nghệ Web (giảng viên đưa tài liệu lên Web)

-

Các lớp học hoàn toàn trực tuyến

-

Lớp học lai Blended kết hợp lớp học truyền thống và trực tuyến

3.5 Ưu điểm
Blended instruction được báo cáo rằng hiệu quả hơn các lớp học trực diện hay
trực tuyến thuần túy. Các phương pháp Blended Learning có thể mang đến sự thành
công của sinh viên ở mức độ cao hơn hiệu quả hơn học trực diện.
Bằng cách kết hợp giữa chỉ dẫn kỹ thuật số và thời gian có mặt một đối một, sinh
viên có thể tự làm việc với khái niệm mới mà không có giảng viên để giảng dạy và
ủng hộ cá nhân sinh viên có thể cần sự chú ý cá nhân. “Thay vì chơi để giảm thiểu
mẫu số chung – như trong lớp học truyền thống – giảng viên bây giờ có thể sắp xếp
15
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


những chỉ dẫn của họ để giúp sinh viên đạt tối đa tiềm năng của mình.” Những người
ủng hộ Blended Learning chứng tỏ rằng sáp nhập “công nghệ liên lạc Internet không
đồng bộ” vào các khóa học cao hơn phục vụ cho “ dễ dàng trải nghiệm học tập độc lập
đồng thời và tương tác”. Sự kết hợp này là đóng góp lớn cho sự hài lòng của sinh viên
và thành công cho các khóa học. Việc sử dụng công nghệ thông tin liên lạc đã được
tìm thấy để cải thiện thái độ học tập của sinh viên. Bằng việc kết hợp công nghệ thông
tin vào các dự án lớp học, giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên bán thời gian đã được
cải thiện, và sinh viên có thể đánh giá tốt hơn sự hiểu biết của họ về các tài liệu môn
học thông qua việc sử dụng các "module đánh giá định tính và định lượng dựa trên
máy tính."
Blended Learning cũng có tiềm năng cắt giảm được chi phí giáo dục. Blended
Learning có thể giảm chi phí bằng cách đặt những lớp học lên thế giới trực tuyến và nó
cơ bản thay thế được cho các cuốn sách đắt đỏ với các thiệt bị điện tử mà sinh viên có
thể tự mang đến lớp. E-textbooks, thứ mà chúng ta có thể tiếp cận bằng kỹ thuật số có
thể giúp làm giảm chi phí cho những cuốn sách giấy thông thường. Những người ủng
hộ Blended Learning trích dẫn cơ hội cho thu thập dữ liệu và sự tùy chỉnh hướng dẫn
và đánh giá như hai lợi ích lớn của cách tiếp cận này. Blended Learning thường bao
gồm phần mềm tự động thu thập dữ liệu và đo lường quá trình học thuật, cung cấp cho
giảng viên, sinh viên và các bậc phụ huynh thông tin chi tiết của sinh viên. Thông
thường, các bài kiểm tra tự động được chấm, cung cấp phản hồi tức thời. Sinh viên
đăng nhập và thời gian làm việc cũng được đo lường để đảm bảo trách nhiệm giải
trình. Các trường học với chương trình Blended Learning cũng có thể chọn để phân bổ
lại nguồn lực để thúc đẩy kết quả thành tích của sinh viên. Sinh viên với các biệt tài
hoặc lợi ích bên ngoài của các chương trình có sẵn sử dụng công nghệ giáo dục nâng
cao kỹ năng của họ hoặc vượt lớp. Blended Learning cho phép giáo dục cá nhân, thay
thế cho mô hình cứ giảng viên đứng trước lớp thì mọi người ở cùng một nhịp độ.
“Blended Learning cho phép sinh viên làm việc với nhịp độ của mình , chắc chắn rằng
họ hoàn toàn thấu hiểu một khái niệm mới trước khi đi tiếp”. Một số trường trực tuyến
liên lạc với sinh viên và giảng viên thông qua công nghệ họp web từ một lớp học số.

Những trường học này mượn nhiều công nghệ làm cho các khóa học online ở bậc đại
học trở nên phổ biến. Một số ưu điểm của Blended Learning đặc biệt và ở bậc mẫu
16
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

giáo đến lớp 12 có thể tìm ra dưới khái niệm chung là công nghệ giáo dục. Đó cũng là
một trong số các cách hữu hiệu nhất cho việc giáo dục cá nhân về quy mô. Blended
Learning ủng hộ Common Core State Standards - chuẩn khích lệ cho phức hợp công
nghệ cho vào đa dạng môn học.
Scardamalia và Bereiter (2003) đã đưa ra rất nhiều ưu điểm của Blended
Learning trong giáo dục như gia tăng tính sáng tạo, khả năng tự giác trong học tập và
tạo động lực thích thú trong giai đoạn đầu triển khai. Theo Dziuban, Hartman và
Moskal (2012) phương pháp này gia tăng cơ hội học tập cho mọi người trong điều
kiện thiếu hụt về cơ sở vật chất, gia tăng tính tương tác nhiều hơn là hoạt động truyền
thống, tính tinh gọn trong công tác quản lý hành chính hoạt động đào tạo do áp dụng
công nghệ.
Sự áp dụng của Blended Learning trên thế giới rất rộng rãi. Đơn cử như
University of Central Florida xây dựng một bộ công cụ (toolkit) để phục vụ cho quá
trình Blended Learning ( Ở Việt Nam, đơn vị triển
khai mạnh mẽ nhất e-learning là Topica () ứng dụng để đào tạo từ
xa hoàn toàn, tuy nhiên họ không có mô hình lai như Blended Learning. Ngoài ra, một
số trường tiêu biểu đã triển khai trong khu vực phía Nam như Đại học Bách khoa
TP.HCM, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Nguyễn Tất Thành. Hầu hết, các
trường đã triển khai thuộc khối kỹ thuật có điều kiện về công nghệ vững vàng.
3.6 Hạn chế
Nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa về Blended Learning như Matukhin, D. &

Zhitkova, E. (2015); Garrison, D. R. và Kanuka, H. (2004) đã chỉ ra tầm quan trọng
của nó trong đào tạo. Tuy nhiên, những hạn chế của Blended Learning cũng được đề
cập như khả năng trực tuyến của các đối tượng tham gia, việc kiểm tra đánh giá, các
khóa học có kết hợp trực tuyến không có sự khác biệt đáng kể so với phương pháp
thông thường. Những vấn đề mới được đặt ra trong các nghiên cứu về phương pháp
này như: Có nên khuyến khích toàn bộ sinh viên tham gia khóa học có kết hợp trực
tuyến? Có phương pháp nào tốt hơn thay thế hay chống lại Blended Learning hay
không? Nếu có vấn đề với mắt thì có thể tham gia hay không? E-learning tác động đến
kết quả học tập như thế nào? (Lumadi, 2013), hoặc có sự khác biệt nào trong việc áp
17
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

dụng phương pháp Blended Learning cho những môn học khác nhau trong các ngành
kinh tế?
Blended Learning phụ thuộc mạnh vào nguồn kỹ thuật hoặc công cụ nơi mà
những kinh nghiệm của Blended Learning được thể hiện. Nhưng công cụ này cần được
tin cậy, dễ sử dụng và nâng cấp, để có tác động ý nghĩa lên kinh nghiệm học tập. Biết
đọc viết về tin học có thể phục vụ như một rào cản quan trọng cho sự nỗ lực của sinh
viên để truy cập vào tài liệu môn học, làm cho khả năng hỗ trợ kỹ thuật chất lượng cao
tối quan trọng. Khía cạnh khác của Blended Learning đó là nó có thể thách thức làm
việc nhóm vởi vì sự khó khăn về quản lý trong môi trường trực tuyến. Theo báo cáo
việc sử dụng công nghệ ghi âm bài giảng có thể dẫn đến sinh viên tụt lại phía sau về
tài liệu môn học. Trong một bài nghiên cứu qua bốn trường đại học tìm ra rằng chỉ có
một nửa sinh viên xem video hướng dẫn một cách thường xuyên, và 40% sinh viên
xem video của vài tuần trong 1 lần ngồi trước máy.
Từ quan điểm gần đây của các nhà giáo dục, khi so sánh với truyền thống (dựa

trên giấy) cung cấp phản hồi hiệu quả nhưng mất thời gian hơn (đồng thời tốn kém
hơn) thay vì dùng truyền thông điện tử. Sử dụng nền tảng E-learning có thể tốn nhiều
thời gian hơn phương pháp truyền thống và có thể gặp các chi phí mới như nền tảng Elearning và nhà cung cấp dịch cụ sẽ tính phí người dùng.
3.7 Tính cộng đồng
Một hệ thống quản lý học tập giúp phát triển một cảm nhận tốt hơn về cộng đồng
trực tuyến nơi mà các cuộc thảo luận có thể giúp đỡ sinh viên. Môi trường học tập ảo
này giúp kết nối các giáo sư tới sinh viên mà không cần phải có mặt, điều đó làm nên
“Virtual Café”. Một số trường dùng công cụ online này cho các lớp học, khóa học,
diễn đàn hỏi đáp và các công việc liên quan khác của trường. Blended Learning mang
lại kết quả tích cực từ cộng đông mạng. Những kết quả này được so sánh và cho thấy
kết quả tương tự với nghiên cứu của Alcoholics Anonymous và Weight Watchers.
3.8 Digital natives
Sinh viên được sinh ra trong hai mươi năm qua ở các nước đầu tiên trên thế giới
được xem là digital natives. Bởi vì sự tích hợp công nghệ vào cuộc sống, digital
natives được cho là những người dùng thông thạo về công nghệ. Việc sử dụng công
18
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

nghệ di động bao gồm máy tính bảng, điện thoại di động cho phép digital natives truy
cập thông tin nhanh chóng, đó là điều tiện lợi cho Blended Learning trở thành một
phần quá trình học tập của digital natives. Khác biệt chính giữa digital natives và
những người sinh ra trước thời đại này đó là họ là những người dùng chủ động của
công nghệ thông tin, họ tạo ra và chia sẻ công việc của mình, trái ngược với người tiêu
dùng thụ động trong công việc của digital non-natives.
3.9 Công nghệ kỹ thuật thế kỷ 21
Thuật ngữ "Literacies 21" được hiểu là những công nghệ kỹ thuật đã được đặt ra bởi

Hội đồng Quốc gia Giáo viên tiếng Anh để mô tả bản chất xã hội học tập được hỗ trợ
bởi khả năng cộng tác sử dụng các công nghệ kỹ thuật số trong học tập. Công cụ hỗ trợ
học tập và Blended Learning bao gồm Facebook, Twitter và Wikis. Những literacies
năng động bởi vì khả năng liên kết với nhau. Theo NCTE, Active, người tham dự
thành công trong xã hội toàn cầu thế kỷ 21 này cần phải:


Thành thạo và lưu loát với các công cụ công nghệ.



Xây dựng các kết nối và mối quan hệ xuyên quốc gia để hợp tác giải quyết các
vấn đề và tăng cường suy nghĩ độc lập.



Thiết kế và chia sẻ thông tin cho cộng đồng toàn cầu để đáp ứng đa dạng mục
đích, quản lý, phân tích và tổng hợp nhiều nguồn thông tin cùng lúc.



Tạo ra, phê bình, phân tích và đánh giá đa văn bản.



Tham gia vào những trách nhiệm đạo đức xã hội theo yêu cầu của các môi
trường phức hợp này.

Qua những nghiên cứu và khảo sát trên đây, có thể thấy việc đầu tư nghiên cứu giải
pháp Blended Learning là cần thiết và còn nhiều ưu điểm có thể triển khai và có thể

khắc phục nhược điểm cũng như gia tăng tiện ích khi triển khai đào tạo tại Việt Nam.

19
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học
Tình huống tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

20
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường / CS-2016-43


×