Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

BÁO CÁO GIỮA KỲ MÔN MARKETING TOÀN CẦU ĐỀ TÀI VINAMILK XUẤT KHẨU SỮA TƯƠI SANG CHI LÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 166 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO GIỮA KỲ
MƠN MARKETING TỒN CẦU
ĐỀ TÀI:

VINAMILK XUẤT KHẨU SỮA TƯƠI SANG CHI LÊ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thanh Vân
Lớp Marketing toàn cầu – Nhóm 01 – ca 4 thứ 3
Nhóm sinh viên thực hiện: Venus
1.

Nguyễn Cao Xuân Trúc

71802339

2.

Vũ Thị Liên

71802238

3.

Lương Thị Kim Ngân

71802259

4.



Trương Thị Ngọc Ánh

71802171

5.

Lê Minh Hùng

71802222

6.

Đỗ Thị Kim Thoa

71802305

7.

Nguyễn Ngọc Minh Tú

71800869

8.

Nguyễn Hồng Lam

71801566

9.


Lê Nguyễn Minh Sơn

71900224

TP.Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 1 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT

Họ tên

MSSV

Nội dung thực hiện

Đánh giá

2.1 + 3.3 + 3.4 + 5.3.2 +
1

Nguyễn Cao Xuân Trúc

71802339

5.4 + 6.4 + 6.5

100%


Hỗ trợ 4.1
2

Lương Thị Kim Ngân

71802259

3.2 + 3.4 + 4.3 + 4.4
Thuyết trình chương 4

100%

1.3 + 1.4 + 6.1 + 6.2 +
3

Vũ Thị Liên

71802238

6.3
Làm powerpoint chương

100%

4,5,6
4

Trương Thị Ngọc Ánh

71802171


1.1 + 5.3.1
Thuyết trình chương 6

100%

3.1 + 4.1 + 4.2
5

Lê Minh Hùng

71802222

Làm powerpoint chương

100%

1,2,3
6

Đỗ Thị Kim Thoa

71802305

2.4 + 4.5 + 4.6
Chỉnh format word

100%

1.2 + 5.6.4 + 5.6.5

7

Nguyễn Ngọc Minh Tú

71800869

Thuyết trình chương

100%

1,2,3
2.2 + 5.5 + 5.6.1 + 5.6.2
+ 5.6.3
8

Nguyễn Hoàng Lam

71801566

Hỗ trợ 5.4 + 5.6.4 +

100%

5.6.5 + 6.4 + 6.5
Thuyết trình chương 5
2.3 + 5.1 + 5.2
9

Lê Nguyễn Minh Sơn


71900224

Hỗ trợ chỉnh sửa 5.6.5
Edit video

2

100%


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................7
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU....................................................................9
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN (BACKGROUND ANALYSIS)..................11
1.1. Phân tích tổng quan về cơng ty (Internal analysis)..............................................11
1.1.1. Về cơng ty....................................................................................................11
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................12
1.1.3. Về sản phẩm kinh doanh..............................................................................14
1.1.4. Các đơn vị thành viên..................................................................................14
1.1.5. Tóm tắt thơng tin tài chính 2015-2020.........................................................15
1.2. Phân tích tổng quan về ngành sữa (External analysis)........................................16
1.2.1. Ngành sữa Việt Nam....................................................................................16
1.2.2. Ngành sữa thế giới.......................................................................................17

1.3. Phân tích SWOT (International SWOT analysis)...............................................19
1.3.1. Điểm mạnh (Strength)..................................................................................19
1.3.2. Điểm yếu (Weakness)..................................................................................24
1.3.3. Cơ hội (Opportunities).................................................................................25
1.3.4. Thách thức (Threats)....................................................................................26
1.4. Kết luận (Preliminary assessment)......................................................................28
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG.....................................................................30
2.1. Chiến lược tập trung và chiến lược đa dạng hóa (Concentration and
Diversification)............................................................................................................. 30
2.2. Lựa chọn vùng thương mại tốt nhất (Best trade areas).......................................30
2.2.1. Thị trường nước ngoài của Vinamilk...........................................................30
2.2.2. Thị trường Châu Mỹ....................................................................................33
2.2.3. Kết luận........................................................................................................37
2.3. Xác định thị trường mục tiêu (Target market identification)..............................37
2.3.1. Tổng quan thị trường Nam Mỹ theo mơ hình Pestel....................................37
2.3.2. Tổng quan thị trường sữa tại Nam Mỹ.........................................................43
2.3.3. Kết luận........................................................................................................44
2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu (Selection of target market).................................44
2.4.1 Hiệp định VCFTA và Hiệp định CPTPP..........................................................44
4


2.4.2. Nhu cầu tìm kiếm đối tác sản xuất sữa của Chi Lê.........................................46
2.4.3. Thị trường sữa tại Chi Lê................................................................................46
2.4.4. Kết luận...........................................................................................................51
CHƯƠNG 3: THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG...................................................................52
3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường (Market entry strategies)................................52
3.2. Phương pháp thâm nhập thị trường (Choosing a method of market entry).........53
3.2.1. Tìm hiểu hệ thống phân phối và lựa chọn nhà phân phối.............................53
3.2.2. Lựa chọn phương thức vận tải......................................................................54

3.2.3. Xuất khẩu hàng hóa và tiến hành kế hoạch kinh doanh................................58
3.2.4. Tổng kết và đánh giá....................................................................................59
3.3. Lựa chọn nhà phân phối (Selection of distributors)............................................59
3.3.1. Hệ thống phân phối tại Chi Lê.....................................................................59
3.3.2. Lựa chọn kênh phân phối.............................................................................63
3.3.3. Lựa chọn nhà phân phối...............................................................................66
3.4. Các điều khoản đàm phán (Negotiating conditions)...........................................68
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ SẢN PHẨM.......................................................74
4.1. Lựa chọn sản phẩm (Product & service selection for target market)..................74
4.1.1. Lựa chọn sản phẩm:.....................................................................................74
4.1.2. Chọn loại sữa nước:.....................................................................................76
4.2. Tiêu chuẩn hóa và thích ứng sản phẩm (Standardization & Adaptation)............77
4.2.1. Tiêu chuẩn hóa.............................................................................................77
4.2.2. Thích ứng sản phẩm.....................................................................................79
4.3. Chiến lược giá (Pricing Strategy).......................................................................80
4.4. Kênh phân phối (Distribution Channels)............................................................82
4.4.1. Quy trình phân phối tại nước Xuất khẩu......................................................83
4.4.2. Quy trình phân phối hàng hóa bên Chi Lê....................................................84
4.4.3. Phân bổ lượng hàng hóa tại các siêu thị.......................................................87
4.5. Hệ thống vận hành (Operation system)...............................................................87
4.6. Điều khoản và thủ tục (Terms & procedures).....................................................89
4.6.1. Điều khoản...................................................................................................90
4.6.2. Thủ tục.........................................................................................................95
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG...........................................................99
5.1. Thương hiệu (Brand)..........................................................................................99
5


5.2. Định vị trên thị trường mục tiêu (Positioning in target market)........................104
5.2.1. Xác định khách hàng mục tiêu...................................................................104

5.2.2. Đối thủ cạnh tranh......................................................................................105
5.2.3. Thuộc tính sản phẩm Vinamilk..................................................................107
5.2.4. Sơ đồ định vị..............................................................................................108
5.2.5. Phương án định vị......................................................................................110
5.3. Giá (Pricing).....................................................................................................111
5.3.1. Chi phí.......................................................................................................111
5.3.2. Xác định giá sản phẩm...............................................................................116
5.4. Dự báo bán hàng (Sales Forecast).....................................................................120
5.4.1. Ước lượng số khách hàng mục tiêu............................................................120
5.4.2 Ước lượng số doanh số bán hàng...................................................................121
5.5. Công cụ truyền thông (Communication tools)..................................................124
5.6. Kế hoạch Marketing (Communication budget).................................................128
5.6.1. Khuyến mại:...............................................................................................129
5.6.2. Quảng cáo:.................................................................................................133
5.6.3. PR:.............................................................................................................140
5.6.4. Bán hàng cá nhân:......................................................................................141
5.6.5. Tiếp thị tại điểm bán (Trade Marketing):...................................................142
5.7. Chi Phí Marketing (Marketing Costs)...............................................................144
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH KINH DOANH...................................................................149
6.1. Tổng chi phí (Total Cost)..................................................................................149
6.2. Tổng doanh thu (Total Revenue)......................................................................149
6.3. Điểm hòa vốn (Break even Point).....................................................................150
6.3.1. ROI (Return on Investment).........................................................................150
6.3.2. Điểm hòa vốn (Break even Point)................................................................151
6.4. Kết luận (Conclusion).......................................................................................151
6.5. Bàn luận (Discussion).......................................................................................154
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................158

6



LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk là một trong những “ông lớn” đứng
đầu ngành Sữa tại Việt Nam với thị phần 43,3 % tính tới cuối năm 2020. Tính đến thời
điểm hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế
giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các nước khác.
Với kiến thức được học trong Marketing tồn cầu và những thơng tin tìm hiểu được,
nhóm đề xuất ý tưởng Vinamilk xuất khẩu sữa sang Chi-lê, đây là một thị trường mới mà
Vinamilk chưa đặt chân đến. Sở dĩ lựa chọn thị trường Chi-lê, bởi vì đây là một thị
trường tiềm năng cho ngành sữa phát triển nói chung và Vinamilk nói riêng. Ngồi ra,
giữa Việt Nam và Chi Lê có mối quan hệ thương mại khá tốt, hai quốc gia đã ký kết Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - Chi-lê (VCFTA) vào ngày 11/11/2011 và có hiệu lực
từ ngày 1/1/2014. Bài báo cáo này sẽ được chia thành 6 chương:
Chương 1 sẽ phân tích tổng quan về cơng ty Vinamilk cũng như tổng quan về ngành
sữa Việt Nam và thế giới. Qua đó, nhóm sẽ tiến hành đánh giá SWOT và đưa ra kết luận
về tiềm năng gia nhập ngành của cơng ty.
Chương 2 sẽ viết về quy trình lựa chọn vùng thương mại cũng như thị trường mục
tiêu mà Vinamilk nhắm đến để mở rộng kinh doanh.
Chương 3 sẽ là nội dung về chiến lược cũng như quy trình thâm nhập Chi Lê của
Vinamilk. Bên cạnh đó, bài báo cáo cũng sẽ trình bày về việc lựa chọn đối tác và các điều
khoản được thỏa thuận giữa hai bên trong quá trình kinh doanh tại thị trường này.
Chương 4 sẽ nói về việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu và hệ thống phân phối, vận
hành cũng như những điều kiện và thủ tục xoay quay sản phẩm đó.
Chương 5 sẽ phân tích về đối thủ cạnh tranh cũng như giá trên thị trường để đưa ra
mức giá bán phù hợp cho sản phẩm. Đồng thời chương này sẽ viết về dự báo doanh thu
cũng như tiến hành đưa ra kế hoạch marketing cụ thể cho dự án.
Chương 6 sẽ cho biết dự án này sinh ra bao nhiêu lợi nhuận hằng năm và điểm hòa
vốn của doanh nghiệp. Từ đó bài viết sẽ nêu ra hạn chế của dự án cũng như hướng phát
triển tương lai cho Vinamilk tại thị trường Chi Lê.


7


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt nhất đề tài báo cáo giữa kỳ này, ngoài sự nỗ lực của mỗi cá
nhân, nhóm chúng em cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân
khác.
Đầu tiên chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự kính trọng tới
Ban lãnh đạo trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện cho chúng em được học
hỏi kiến thức bổ ích mơn “Marketing Toàn Cầu”.
Đặc biệt là giáo viên hướng dẫn - cơ Trần Thị Thanh Vân đã tận tình truyền đạt, chỉ
bảo chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo này. Trong thời gian
học tập và thực hiện báo cáo vừa qua, cảm ơn Cô đã truyền đạt lại một cách cụ thể và sâu
sắc những kiến thức liên quan đến bộ mơn Marketing Tồn Cầu. Chúng em khơng chỉ
nhận được những kiến thức bổ ích về chun mơn mà cịn ở những lĩnh vực khác. Những
trải nghiệm q báu đó khơng chỉ giúp chúng em hồn thành tốt bài báo cáo mà cịn là
hành trang trong những khoảng thời gian còn lại được học tập tại trường cũng như cho
công việc tương lai sắp tới.
Tuy chúng em đã cố gắng hết sức và dồn hết tâm huyết để hoàn thành bài báo cáo
này nhưng do giới hạn về lượng kiến thức, thông tin thu thập cịn hạn chế nên bài báo cáo
khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình nghiên cứu và thực hiện. Vì vậy, chúng
em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá chân thành của quý thầy cô để bài báo cáo
càng có giá trị về mặt lý thuyết và thực tiễn.
Cuối cùng chúng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

8



DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1. 1: Tóm tắt thơng tin Tài chính Vinamilk 2015-2020...........................................15
Hình 1. 2: Vinamilk được bình chọn là thương hiệu đứng đầu thị trường sữa Việt Nam
năm 2019......................................................................................................................... 19
Hình 1. 3: Top 50 cơng ty sữa lớn nhất thế giới theo Plimsoll năm 2021........................20
Hình 1. 4: Các sản phẩm của Vinamilk được mua nhiều nhất tại Việt Nam....................21
Hình 1.5: Hệ thống phân phối của Vinamilk trên cả nước năm 2019..............................22
Hình 2.1: Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk tăng trưởng trong 2017-2021..................31
Hình 2.2: Thị trường nước ngồi Vinamilk đã có mặt (Nguồn: Vinamilk.com.vn...........31
Hình 2.3: Các cột mốc bức phá về xuất khẩu của Vinamilk trong năm 2020 (Nguồn:
Baotuoitre.com)...............................................................................................................32
Hình 2.4: Tỷ lệ lạm phát của khu vực Nam Mỹ năm 2021...............................................40
Hình 2.5: Giá trung bình hàng tháng trên một lít sữa của Chile năm 2019-2020...........47
Hình 2.6: Sản xuất sữa tại các vùng miền của Chile năm 2019-2020..............................47
Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu sữa của Chile (từ tháng 1 đến tháng 7) năm 2019-202048
Hình 2.7: Các cơng ty sản xuất sữa chính tại Chi Lê.......................................................49
Bảng 3.1: Các loại hình phân phối tại Chi Lê (Nguồn: />Bảng 3.2: Bảng xếp hạng các trang thương mại điện tử lớn nhất theo danh mục Thực. .63
phẩm và Đồ uống.............................................................................................................63
Hình 3.1: Trang París.cl – một trong những cửa hàng bách hóa nổi tiếng tại Chi Lê....65
Hình 3.2: Trang Linio.cl – một trong những cửa hàng bách hóa nổi tiếng tại Chi Lê.....65
Hình 3.3: Trang Ripley.cl – một trong những cửa hàng bách hóa nổi tiếng tại Chi Lê...66
Hình 3.4: Q trình hình thành và phát triển của Cencosud SA Chi Lê..........................67
Hình 4.1: Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của Chi Lê................................................74
Hình 4.2: Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tại Chi Lê..................................................74
Hình 4.3: Phần trăm tiêu thụ sữa nước và sữa bột giai đoạn 2004-2015........................75
Hình 4.4: Tiêu thụ sữa nước và sữa bột giai đoạn 2011-2016.........................................75
Hình 4.5: Tỷ lệ tiêu thu các loại sữa tại tỉnh Santigo.......................................................76
Hình 4.6: Quy trình phân phối từ nước xuất khẩu đến nhà phân phối tại quốc gia Chi Lê
......................................................................................................................................... 83

Hình 4.7: Quy trình vận chuyển đến nhà máy sữa và chế biến........................................84
Bảng 4.1: Phân bổ lượng sữa được bán tại hai thương hiệu siêu thị...............................87
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống vận hành của Vinamilk tại Chi Lê............................88
Hình 4.8: Giao diện tra cứu mã HS trên hệ thống ITC....................................................96
Hình 4.9: Giao diện tra cứu mã HS trên hệ thống ITC....................................................96
Hình 5.1: Logo Vinamilk...............................................................................................101
Hình 5.2: Slogan của Vinamilk: Vươn cao Việt Nam.....................................................102
Hình 5.3: Hình ảnh chủ đạo của thương hiệu Vinamilk.................................................102
Hình 5.4: Video: Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam.............................................103
Hình 5.5: Tiêu biểu phải kể đến các giai điệu “Mắt sáng dáng cao”, “Vươn cao Việt
Nam”............................................................................................................................. 103
Hình 5.6: Bảng số liệu thống kê đặc điểm của người tiêu dùng tại Chi Lê....................105
Sơ đồ 5.1: Sơ đồ định vị thương hiệu Vinamilk trong thị trường Chi Lê........................110
9


Bảng 5.1: Chi phí sản xuất biến đổi...............................................................................111
Bảng 5.2: : Bảng chi phí ngun vật liệu và gia cơng trên sản phẩm............................112
Bảng 5.3: Kết quả giá sản phẩm tại thị trường Việt Nam..............................................112
Bảng 5.4: Ước tính lượng sữa xuất khẩu theo từng quý trong năm 1 của mõi dòng sữa
....................................................................................................................................... 112
Bảng 5.5: Chi phí sản xuất cố định................................................................................113
Bảng 5.6: Chi phí lương, vận hành................................................................................113
Bảng 5.7: Chi phí Logistics...........................................................................................114
Bảng 5.8: Tính toán số lượng SP trong 1 container......................................................114
Bảng 5.9: Số lượng container cần thuê cho mỗi lần xuất khẩu......................................114
Bảng 5.10: Chi phí vận tải nội địa từ kho của Vinamilk đến cảng Cát Lái....................115
Bảng 5.11: Ước tính chi phí vận tải đường biển............................................................115
Bảng 5.12: Phí bảo hiểm...............................................................................................116
Bảng 5.13: Chi phí thuê kho của Cencosud Chi Lê.......................................................116

Hình 5.7: Giá 1 lít sữa ngun kem của Soprole...........................................................117
Hình 5.8: Giá 1 lít sữa các loại của Soprole..................................................................117
Hình 5.9: Giá 1 lít sữa các loại của Colun....................................................................118
....................................................................................................................................... 118
Hình 5.10: Giá 1 lít sữa các loại của Loncolech...........................................................118
Hình 5.11: Giá 200ml sữa các loại của các thương hiệu...............................................118
Bảng 5.14: Tổng chi phí 1 năm để tính chi phí nền.......................................................119
Bảng 5.15: Xác định chi phí nền và giá bán cho 1 đơn vị sản phẩm.............................119
Bảng 5.16: Bảng giá bán ra một hộp sữa......................................................................120
Hình 5.12: Tỷ lệ tiêu thụ sữa nước tại các tỉnh Santigo,Chi Lê.....................................120
Hình 5.13: Biểu đồ phân tích độ tuổi, giới tính nhóm người sử dụng các trang mạng xã
hội tại Chi Lê................................................................................................................. 121
Bảng 5.17: Ước lượng doanh số bán hàng trong một tháng..........................................122
Bảng 5.18: Ước lượng só hộp sữa bán ra trong 3 năm..................................................122
Bảng 5.20: Dự báo doanh thu bán ra các loại sữa trong 3 năm....................................124
Bảng 5.21: Mục tiêu tổng quát cho kế hoạch của Vinamilk 1........................................124
Bảng 5.22: Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch truyền thơng của Vinamilk............................125
Hình 5.14: Influencer sẽ được mời đóng Viral Clip.......................................................135
Bảng 6.1: Tổng chi phí năm đầu tiên.............................................................................149
Bảng 6.2: Tổng chi phí trong ba năm của Vinamilk......................................................149
Bảng 6.3: Bảng doanh thu năm đầu tiên của Vinamilk 1...............................................149
Bảng 6.4: Bảng doanh thu trong ba năm của Vinamilk.................................................150
Bảng 6.5: Bảng lợi nhuận năm đầu tiên của Vinamilk 1...............................................150
Bảng 6.6: Bảng lợi nhuận trong ba năm của Vinamilk..................................................150
Bảng 6.7: Tỷ lệ lợi nhuận rịng trên tổng chi phí đầu tư của Vinamilk..........................150
Bảng 6.8: Điểm doanh thu hòa vốn của Vinamilk.........................................................151

10



11


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN (BACKGROUND ANALYSIS)
1.1.

Phân tích tổng quan về công ty (Internal analysis)
1.1.1. Về công ty

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company)
hay con gọi là Vinamilk thành lập năm 1976, hiện Vinamilk là công ty dinh dưỡng hàng
đầu Việt Nam và thuộc Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu. Ước tính tới
cuối năm 2020, Vinamilk vẫn chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với 43,3%. Các sản
phẩm dinh dưỡng đa dạng và có chất lượng cao của Vinamilk ln được người tiêu dùng
trong và ngồi nước tin dùng. Để có được sự phát triển bền vững như hiện nay, trước tiên
hãy nhìn xem những giá trị, định hướng mà một công ty hàng đầu về ngành đầu nước ta
đang hướng đến.
Tầm nhìn của Vinamilk là “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về
sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất
lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao của mình
với cuộc sống con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
 Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
 Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn
trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
 Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác.
 Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo

đức.
 Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách,
quy định của Cơng ty.
Triết lý kinh doanh: Chất lượng – Sáng tạo – Nhu cầu. Vinamilk mong muốn trở
thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng
chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng
là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
12


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Trên chặng đường hình thành và phát triển của mình, Vinamilk đã có những dấu
mốc son đáng nhớ như sau:
1976 – Sự ra đời: Vào ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở
tiếp quản nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là
nhà máy Foremost). Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina). Nhà máy
sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') (Thụy Sỹ)
1985 - Nhận Huân chương Lao động hạng Ba: Vinamilk vinh dự được nhà nước
trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
1991 - Nhận Huân chương Lao động hạng Nhì: Vinamilk vinh dự được nhà nước
trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
1995 - Khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội: Vinamilk chính thức khánh
thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
1996 - Nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; Vinamilk vinh dự được nhà nước
trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
2000 - Danh hiệu Anh hùng lao động: Vinamilk được nhà nước phong tặng Danh
hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
2001 - Khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ
2003 - Khánh thành Nhà máy sữa Bình Định và Sài Gịn
2005 - Nhận Hn chương Độc lập hạng Ba và Khánh thành Nhà máy sữa Nghệ

An.
2006 - Khánh thành Trang trại bò sữa Tuyên Quang: Vinamilk khánh thành trang
trại bò sữa đầu tiên tại Tuyên Quang.
2008 - Khánh thành trang trại bò sữa thứ 2 tại Bình Định và Khánh thành Nhà máy
sữa Tiên Sơn.
2009 - Xây dựng Trang trại bò sữa Nghệ An và Nhà máy thân thiện với môi trường:
Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa thứ 3 tại Nghệ An. Nhà máy sữa Thống Nhất,
Trường Thọ, Sài gòn được Bộ Tài nguyên và Mơi trường tặng Bằng khen "Doanh nghiệp
Xanh” về thành tích bảo vệ mơi trường.
2010 - Xây dựng Trang trại bị sữa Thanh Hóa, Nhận Hn chương Độc lập hạng
Nhì, Cơng nghệ mới, sản phẩm mới
13


2012 - Khánh thành nhiều nhà máy hiện đại: Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà
Nẵng, nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền
sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức, Ý, Hà Lan - Xây dựng trang trại bò sữa
thứ 5 tại Lâm Đồng: Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng (trang trại
Vinamilk Đà Lạt), nâng tổng số đàn bò lên 5.900 con.
2013 - Khởi cơng xây dựng trang trại bị sữa Tây Ninh và Hà Tĩnh
2014 - Đánh dấu 38 năm đổi mới và phát triển: Thương hiệu Vinamilk đã trở nên
quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và
phát triển. Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần ln cải tiến, sáng
tạo, tìm hướng đi mới để cơng ty ngày càng lớn mạnh. Vinamilk xây dựng trang trại bị
sữa Như Thanh tại Thanh Hóa.
2015 - Khởi cơng xây dựng trang trại bị sữa Thống Nhất - Thanh Hóa, Tăng cổ
phần tại công ty sữa Miraka tại New Zealand: Vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa
Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%.
2016 - 40 năm Vươn cao Việt Nam: Cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình
thành và phát triển của Vinamilk (1976 – 2016) để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và

khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới. Sản phẩm Sữa tươi
Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ. Sở hữu của Vinamilk tại Driftwood lên 100%.
Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk. Chính thức ra mắt
thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan.
2017 - Khánh thành trang trại bò sữa Organic, Ra mắt Sữa tươi 100% Organic, và
Được xếp vào danh sách Global 2000: Một trong 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới
và là công ty hàng tiêu dùng nhanh duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, với
doanh thu và vốn hóa lần lượt là 2,1 tỷ USD và 9,1 tỷ USD.
2018 - Khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa cơng nghệ cao Thống Nhất - Thanh
Hóa, Tiên phong ra mắt sản phẩm Sữa tươi 100% A2 đầu tiên tại Việt Nam.
2019 - Khánh thành trang trại Bò Sữa Tây Ninh, Khởi cơng dự án tổ hợp trang trại
bị sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro tại Lào, Vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ
đơ tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion)
2020 - Mộc Châu Milk chính thức trở thành cơng ty thành viên của Vinamilk:
Vinamilk chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần GTNfoods, đồng
14


nghĩa với việc Cơng ty Cổ phần Giống Bị Sữa Mộc Châu chính thức trở thành một đơn
vị thành viên của Vinamilk.
2021 - Công bố Công ty liên doanh tại thị trường Philippines, Ra mắt hệ thống trang
trại Vinamilk Green Farm. Giới thiệu sản phẩm cao cấp sữa tươi Green Farm với nguồn
sữa từ hệ thống…
1.1.3. Về sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng, với hơn 200 sản phẩm khác nhau trong nhiều
dòng sản phẩm. Cụ thể các dòng sản phẩm đang được Vinamilk sản xuất và phân phối
như: Dinh dưỡng Organic, Sữa nước, Sữa chua, Sữa Đậu nành, Sữa đặc, Bột ăn dặm, Sản
phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn, Dinh dưỡng dành cho bà mẹ mang thai và trẻ em,
Phô mai, Nước giải khát, Kem ăn, Đường Vietsugar.
1.1.4. Các đơn vị thành viên

Trải qua hơn 43 năm hình thành và phát triển, từ 03 nhà máy tiếp quản ban đầu, đến
nay Vinamilk đã mở rộng quy mô lên đến 40 đơn vị gồm các chi nhánh, nhà máy, trang
trại bò sữa, kho vận và các công ty con, công ty liên kết cả trong và ngồi nước.
Bắt đầu chính thức hoạt động từ năm 1976 với trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đến nay, Vinamilk đã phát triển thêm 3 chi nhánh chính khác: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần
Thơ. Vinamilk còn sở hữu phòng khám An Khang, đây là phòng khám điện tử (e-clinic)
do Vinamilk đầu tư. Tất cả các bộ phận đều được kết nối về dữ liệu và cho phép truy cập
trực tuyến, giúp gia tăng lợi ích và sự thuận tiện cho bệnh nhân. Về kho vận, Vinamilk có
2 xí nghiệp kho vận tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện tại, Vinamilk đang sở
hữu 13 nhà máy sản xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam, đặc biệt là “siêu nhà máy” sữa
Bình Dương tại KCN Mỹ Phước 2 với diện tích 20 hecta, ngồi ra cịn đầu tư vào nhà
máy ở New Zealand. Đặc biệt, Vinamilk đang sở hữu hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu
chuẩn quốc tế tại Việt Nam và đang đầu tư để phát triển các dự án trang trại ở nước
ngoài, số trang trại của Vinamilk là 12 trang trại bò sữa.
Có thể nói Vinamilk khá lớn mạnh khi có nhiều cơng ty con, liên kết trong và ngồi
nước như: Cơng ty con trong nước có Cơng ty TNHH MTV Bị sữa Việt Nam, Cơng ty
TNHH MTV Bị sữa Thống Nhất Thanh Hóa đều sở hữu hồn tồn 100%, Cơng ty cổ
phần GTNFOODS với tỷ lệ sở hữu là 75% và Công ty cổ phần đường Việt Nam với
65%. Công ty con nước ngồi có Driftwood Dairy Holding Corporation (Mỹ), Angkor
15


Dairy Products Co., LTD (Campuchia), Vinamilk Europe Spostkaz Ograniczona
Odpowiedzialnoscia (Ba Lan) sở hữu hoàn toàn 100% và Lao-Jagro Development
Xiengkhouang CO., LTD (Lào) với tỷ lệ sở hữu là 51%.
1.1.5. Tóm tắt thơng tin tài chính 2015-2020

Hình 1. 1: Tóm tắt thơng tin Tài chính Vinamilk 2015-2020
Trong 5 năm, từ 2015 đến 2020, Vinamilk đã có nhiều hoạt động mở rộng thị
trường sang các nước khác, phát triển nhiều dòng sản phẩm, và gặt hái được những thành

công nhất định trong ngành Sữa ở Việt Nam.
Doanh thu tăng trưởng đều qua từng năm, cụ thể 2015-2016 tăng 16.76%, 3 năm
tiếp theo tăng chậm hơn lần lượt với 8.87%, 2.92%, 7.16% qua mỗi năm. Năm 2020
doanh thu tăng 5.9% so với 2019. Nhìn chung Doanh thu của Vinamilk tăng trưởng tốt
qua từng năm, từ 2015 đến 2020 đã tăng được 48.48% tổng doanh thu. Tương tự Doanh
thu, EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần) cũng tăng tương
tự với biểu đồ tăng của Doanh thu.
Về chỉ số sinh lời, thì ROE tăng từ 2015 đến 2017, nhưng sau năm 2017 đã có sự
giảm xuống, từ 44% (2017) giảm còn 35% (2020). ROA năm 2016 (33%) tăng 4% so với
năm 2015 (29%), nhưng đã giảm dần đến năm 2020 cịn 24%.
Tổng tài sản và Tổng nợ có sự tăng nhiều vào năm 2019 và năm 2020. Cụ thể năm
2019, tổng tài sản là 44,700 tỷ đồng và nợ phải trả là 14,969 tỷ đồng. Năm 2020, tổng tài
sản là 48,432 tỷ đồng và nợ phải trả là 14,785 tỷ đồng.

16


Vốn hóa tăng từ 92, 967 tỷ đồng năm 2015 tới 227,387 tỷ đồng năm 2020, tức là
tăng 144.6%. Tỷ lệ chi trả cổ tức từ năm 2015 tới năm 2020 lần lượt tăng giảm như sau:
82%, 83%, 70%, 71%, 73%, 71%.
1.2.

Phân tích tổng quan về ngành sữa (External analysis)
1.2.1. Ngành sữa Việt Nam

Ngành sữa Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển và đang được các nhà đầu tư
trong và ngoài nước chú trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành hiện vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng phát triển của thị trường trong nước bởi hiện nay nhu cầu tiêu dùng
đối với các sản phẩm trong ngành vẫn cịn rất lớn.



Chăn ni

Ngành sữa đang đẩy mạnh hiện đại hóa các trang trại bị sữa một cách nhanh chóng.
Ngành chăn ni bị sữa của nước ta tiến rất nhanh trong những năm qua và đang dần
tiệm cận với các nước chăn ni bị sữa phát triển trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp tiêu
biểu đầu tư chăn ni bị sữa với số lượng rất lớn, như: TH Milk hiện có 63.000 con bị,
Vinamilk (bao gồm cả cơ sở Mộc Châu) có 60.000 con, Nutifood có 7.000 con, Cơ gái
Hà Lan có 35.000 con. Đến thời điểm này ở nước ta, nơi có đàn bị sữa lớn nhất vẫn là
khu vực Đông Nam Bộ: 106,283 ngàn con chiếm 32,07%.


Sản xuất sữa

Sản xuất sữa trong nước tại Việt Nam không thể bắt kịp với nhu cầu gia tăng trong
nước. Từ năm 2001 – 2014, sản xuất sữa trong nước tăng trưởng 26,6%/năm, đạt 456.400
tấn năm 2013, chỉ đủ đáp ứng 28% nhu cầu trong nước và đạt 549.500 tấn vào năm 2014.
Nhiều doanh nghiệp lớn đi tiên phong để đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến,
hiện đại, tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật của thế giới cả giống và cơng nghệ trong
chăn ni bị sữa (nhập khẩu những giống bò sữa cao sản nhất thế giới, áp dụng công
nghệ hiện đại để quản lý và sản xuất sữa) như: Vinamilk, TH milk, Cơng ty cổ phần
giống bị sữa Mộc Châu, với những trang trại chăn ni bị sữa tập trung quy mơ lớn.
Trong lĩnh vực bao bì và đóng gói, những năm qua, các Cơng ty trong ngành đã
không ngừng đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất đồng bộ, đầu tư đổi mới thiết bị hiện
đại trong lĩnh vực đa dạng hố bao bì sản phẩm, sử dụng bao bì giấy tiệt trùng để đóng
gói sản phẩm. Loại bao bì này có cấu tạo đặc biệt 6 lớp giúp bảo vệ sản phẩm chống lại

17



các ảnh hưởng có hại từ ánh sáng, khơng khí, độ ẩm trong khơng khí trong q trình tồn
trữ sản phẩm.


Xuất nhập khẩu sữa

Xuất khẩu sữa nước ta có nhiều triển vọng. Năm 2020, ngành sữa đạt tổng doanh
thu 113.715 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2019. Theo số liệu của Tổng
cục Hải quan, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đạt 302,7 triệu USD,
tăng 10,5% so với năm 2019.
Đây cũng là năm lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt
Nam vượt mốc 300 triệu USD. Trong năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
sang Iraq tăng trưởng mạnh tới 79,2%. Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu sữa
và sản phẩm sữa ước đạt 34 triệu USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Ở chiều nhập khẩu, năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm sữa
đạt 1.048 triệu USD, tăng 0,1% so với năm 2019. Trong đó, New Zealand tiếp tục dẫn
đầu là thị trường cung cấp sữa lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 27% tổng kim ngạch đạt
285,7 triệu USD, giảm nhẹ 2,7% so với năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản
phẩm sữa 4 tháng đầu năm 2021 đạt 395,4 triệu USD, tăng 6,3%.
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, thị trường sữa
tại Việt Nam luôn được đánh giá là có tiềm năng lớn. Tỉ lệ tăng trưởng GDP
6%-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện
sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa
luôn giữ mức tăng trưởng cao.
Người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc nguyên
liệu cũng như xuất xứ và sự an tồn của các sản phẩm sữa. Do đó, họ thường lựa chọn
các sản phẩm sữa được sản xuất trực tiếp từ sữa tươi so với các sản phẩm sữa hoàn
nguyên. Xu thế lựa chọn này được thể hiện rõ tại khu vực đô thị, nơi nhận thức người
tiêu dùng tốt hơn và với thu nhập cao hơn, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản
phẩm tốt nhất.

1.2.2. Ngành sữa thế giới


Tiêu thụ sữa

Ngành sữa thế giới cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh bởi nhu cầu tiêu thụ sữa
ngày càng cao, chủ yếu tập trung ở các nước phát triển như Mỹ, New Zealand, Úc,v.v và
18


các sản phẩm thường được xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Động lực thúc đẩy
sự phát triển của ngành sữa đến từ Trung Quốc và Châu Âu (tốc độ phát triển lên tới
20%/ năm).
Dựa theo mức tiêu thụ sữa bình qn trên đầu người, chúng ta có top những quốc
gia có mức tiêu thụ sữa lớn nhất thế giới như: Luxembourg, Romania, Albania,
Montenegro, Thụy Sĩ, Hà Lan, Thụy Ðiển và Phần Lan mặc dù chỉ là một đất nước nhỏ
nằm ở địa đầu phương Bắc của châu Âu với dân số hơn 5,5 triệu người, cịn ít hơn cả dân
số của Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, nhưng Phần Lan lại là quốc gia tiêu thụ nhiều sữa
nhất thế giới với mức tiêu thụ bình quân theo đầu người đạt 361,19 kg/người/năm. Sữa
gần như là thức uống hàng ngày của người Phần Lan trong bữa ăn. Trung bình mỗi ngày
một người Phần Lan uống một lít sữa. Không thể tưởng tượng được cuộc sống ở Phần
Lan sẽ như thế nào nếu khơng có sữa. Sữa đã ăn sâu từ thời thơ ấu, vì mỗi bữa ăn ở
trường đều có một ly sữa trên khay.


Chăn ni

Theo khảo sát có 8 trang trại chăn ni bị sữa có diện tích "khủng" nhất thế giới
đều nằm ở Trung Quốc & Australia với những đồng cỏ thẳng cánh cò bay và mơ hình
chăn ni hiện đại. Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích. Chính vì

thế chúng ta cũng khơng mấy ngạc nhiên khi đất nước này sở hữu 2 trang trại có diện tích
lớn nhất thế giới. Đứng ở vị trí thứ 2, Úc cũng khơng hề kém cạnh khi có tận 6 trang trại
với diện tích hàng đầu trên thế giới. Trong đó, Anna Creek là trang trại đã đầu tư cả vệ
tinh viễn thông và những máy bay hạng nhẹ để quản lý đàn bị của mình. Những "đàn bị
sữa có học" ở Israel hay "Hệ thống trang trại đạt chuẩn Global G.A.P. lớn nhất châu Á về
số lượng trang trại. Có thể, nhận thấy ngành công nghiệp sữa thế giới hiện nay đang có
những bước phát triển mang tính đột phá, đóng góp ngày càng nhiều giá trị dinh dưỡng
cho cuộc sống con người. Điển hình như: trang trại Mudanjiang City Mega Farm ở Trung
Quốc là nhà của khoảng 100.000 chú bò sữa. Trang trại China Modern Dairy của Trung
Quốc rộng mênh mơng, ước tính lên đến khoảng 5 triệu ha. Trang trại Anna Creek
Station ở Australia rộng 2,4 triệu ha. Ở Australia nổi tiếng với các trang trại bò khổng lồ,
trong đó có Davenport Downs (rộng 647 nghìn ha), Innamincka (1,4 triệu ha.), Wave Hill
(1,3 triệu ha) vô cùng rộng lớn.


Sản xuất
19


Tình hình sản xuất sữa trên tồn thế giới trong tháng đầu năm 2020, theo số liệu từ
Công ty nghiên cứu sản phẩm sữa và thực phẩm CLAL, sản lượng sữa tại các nước sản
xuất chính trên thế giới tăng giảm đan xem.
Tại Mỹ, sản lượng sữa trong tháng 1/2020 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019 đạt
mức 8,52 triệu tấn. Tại Australia, sản lượng sữa trong tháng 1/2020 đạt 754 nghìn tấn,
tăng 0,5% so với tháng 1/2019. Tại New Zealand, sản lượng sữa trong tháng đầu năm
2020 đạt 2,45 triệu tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2019. Thời tiết khô ở miền Bắc và
lũ lụt ở miền Nam New Zealand là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới sản xuất sữa của
nước này. Tại EU, sản lượng sữa năm 2019 đạt 158,2 triệu tấn, tăng 0,5% so với năm
2018. Sản lượng sữa tại Đức và Pháp đều sụt giảm trong khi tăng tại Ailen và Tây Ban
Nha.

1.3.

Phân tích SWOT (International SWOT analysis)
1.3.1. Điểm mạnh (Strength)



Thương hiệu nổi tiếng và lâu đời

Điểm mạnh đầu tiên của Vinamilk đó là Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng. Kể
từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng lên một thương hiệu mạnh
cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu sữa Vinamilk với hơn 40 năm
xây dựng và phát triển lớn mạnh, ngày càng khẳng định vị trí là thương hiệu sữa tươi số 1
Việt Nam, với các sản phẩm sữa tươi khơng chỉ được người dùng trong nước tin tưởng
mà cịn xuất khẩu sang những thị trường nước ngồi khó tính nhất.
Là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị
phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua. Bởi vậy nên
Vinamilk có khả năng định giá bán trên thị trường trong nước.

20


Hình 1. 2: Vinamilk được bình chọn là thương hiệu đứng đầu thị trường sữa Việt Nam
năm 2019
Ngoài ra theo thống kê của Plimsoll năm 2021 về doanh thu ngành sữa, Vinamilk
đã xuất sắc đứng thứ 36 về tổng doanh thu đạt 2,432,211 nghìn USD trong số 50 cơng ty
sữa lớn nhất thế giới, chỉ sau công ty Tine SA của Na Uy với 2,712,090 nghìn USD và
cơng ty Want Want China Holdings Limited với 2,892,161 nghìn USD.
Với hai bảng xếp hạng trên, ta có thể thấy Vinamilk là một cơng ty có tiềm lực
mạnh mẽ khơng chỉ trong nước mà cịn có chổ đứng khá vững vàng ở thị trường quốc tế.


21


Hình 1. 3: Top 50 cơng ty sữa lớn nhất thế giới theo Plimsoll năm 2021


Chất lượng sản phẩm

Hệ thống các phịng thí nghiệm của Vinamilk đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Về hệ thống quản lý năng lượng, tất cả 11 nhà máy sản xuất
sữa của Vinamilk đều được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO: 50001:2011. Không chỉ
vậy, các nhà máy này cũng lần lượt đạt các tiêu chuẩn FSSC 22000: 2005 về chứng nhận
an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng nhà máy Sài Gòn đến nay đã đạt được giấy chứng nhận
22


về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm BRC theo tiêu chuẩn của Anh cấp. Ngoài ra,
Vinamilk cũng xuất sắc giành được những chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế khác về hệ
thống quản lý phòng thử nghiệm hay hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường v.v.
Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng với trên 200 sản phẩm sữa và các mặt
hàng từ sữa, phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Các dòng sản phẩm nhắm đến
những đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể như: trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng
với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh như quán café.
Với giá thành phù hợp với người tiêu dùng của từng phân khúc. Sản phẩm của
Vinamilk đạt chất lượng cao nhưng giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và sở
hữu thị phần lớn nhất Việt Nam trong số các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại.

Hình 1. 4: Các sản phẩm của Vinamilk được mua nhiều nhất tại Việt Nam



Mạng lưới phân phối phủ rộng

Mạng lưới phân phối sản phẩm sữa Vinamilk trải dài khắp cả nước và còn xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống.
Tính đến năm 2019, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng
với hơn 140.000 điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán hàng
nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các
nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng
bá sản phẩm của công ty. Đội ngũ bán hàng kiêm luôn nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động
phân và phát triển mối quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ. Năm 2019, Vinamilk đã
nâng sở hữu tại GTNFoods lên 75%, gián tiếp sở hữu 51% tại Sữa Mộc Châu.

23


Hình 1.5: Hệ thống phân phối của Vinamilk trên cả nước năm 2019
Về thị trường nước ngoài, các sản phẩm của Vinamilk cũng cho thấy sự khả quan
khi nhận được các tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng quốc tế. Tính đến nay, Vinamilk
đã có mặt tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, khai thác tích cực các thị trường mới tiềm
năng tại khu vực Châu Á.
Năm 2019, Vinamilk đã thành công thâm nhập thị trường Trung Quốc, thiết lập hệ
thống phân phối với các chuỗi siêu thị lớn tại Trung Quốc cũng như thông qua kênh
thương mại điện tử.
Mới đây, tại Hàn Quốc, nơi các sản phẩm sữa hạt và trà sữa của Vinamilk đã bắt
đầu được người tiêu dùng đón nhận thơng qua kênh thương mại điện tử và cửa hàng tiện
lợi. Từ đầu tháng 9/2020, sản phẩm trà sữa Vinamilk Happy cũng đã lên kệ tại chuỗi
1.500 cửa hàng tiện lợi phổ biến ở Hàn Quốc.



Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chất lượng cao

Sở hữu công nghệ tiên tiến cũng là một điểm mạnh nổi bật của Vinamilk. Vinamilk
sở hữu công nghệ sản xuất châu Âu đạt tiêu chuẩn toàn cầu, Thiết bị khử trùng của
Vinamilk được nhập khẩu từ Thụy Điển cùng các trang thiết bị khác có xuất xứ từ các
nước châu Âu. Các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001: 2011 và HACCP đều được áp
dụng để kiểm soát hệ thống sản xuất.
24


Vinamilk luôn đổi mới công nghệ, lắp đặt các hệ thống dây chuyền sản xuất hồn
chỉnh, hiện đại, đón đầu công nghệ mới với các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn
thực phẩm tốt nhất. Vinamilk cũng xây dựng thêm nhiều nhà máy với trang bị hiện đại,
tiên tiến tại các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, tạo thế chủ động trong sản xuất, kinh
doanh.
Tất cả các nhà may sản xuất sữa của Vinamilk đều được đầu tư công nghệ hiện đại
và tân tiến, nhập khẩu từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây
chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử
dụng cơng nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, đảm bảo sản phẩm sữa chất lượng đến
với người tiêu dùng.


Nguồn sữa tự nhiên chất lượng, trang trại đạt chuẩn quốc tế

Công ty đầu tư xây dựng những trang trại bò sữa Organic theo tiêu chuẩn quốc tế,
hỗ trợ người dân ni bị sữa nhằm chủ động về ngun liệu đầu vào. Bên cạnh đó, cơng
ty cịn có dự án ni bị sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu nhiều
nhất vào thị trường Việt Nam).
Các nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được đặt tại các vị trí chiến lược gần nơng
trại, cho phép Vinamilk ngồi việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn

đảm bảo thu mua được sữa tươi với chất lượng tốt. Vinamilk tiêu thụ hơn 1/2 sản lượng
sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước, đây cũng là doanh nghiệp có khả năng điều
hướng giá thành sữa trên thị trường Việt Nam.
Với một tập đồn lớn, có bề dày thành tích như Vinamilk thì các chương trình
quảng cáo, PR, Marketing đều rất bài bản và chuyên nghiệp, mang tính nhân văn cao,
chạm đến trái tim người dùng, điển hình như các chương trình Sữa học đường, Quỹ sữa
Vươn cao Việt Nam, chiến dịch “Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam” …
Bên cạnh đó, Vinamilk có một bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm lớn
mạnh. Vinamilk rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu người dùng,
cũng như các hoạt động bán hàng của các nhà phân phối, lắng nghe phản hồi của người
tiêu dùng trên nhiều phương diện, tận dụng tốt phương tiện truyền thông mạng xã hội để
làm thương hiệu và cũng nhờ đó, Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa tốt và phù hợp
nhất cho người tiêu dùng.


Tài chính mạnh
25


×