Giải pháp tổng hợp ngăn chặn, phòng
trừ hiệu quả rầy nâu và bệnh vàng lùn,
lùn xoắn lá hại lúa các tỉnh phía Nam
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến đầu tháng 5/2012, lúa Hè Thu 2012 ở các tỉnh Nam
bộ đã xuống giống 844.370ha (Khu vực đồng bằng sông Cửu Lon
g
: 823.506ha; Đọn
g
Nam
bộ: 20.864ha). Các giai đoạn sinh trưởng mạ: 330.936ha; đẻ nhánh: 317.981ha; đòng trổ:
118.742ha; chín: 24.638ha và thu hoạch 52.073ha. Theo kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu
2012, các tỉnh Nam bộ sẽ còn tiếp tục gieo 935.425ha, trong đó gieo trong tháng 5 khoản
g
700.000ha (tháng chủ lực) và gieo trong tháng 6 khoảng trên 235.000ha (vùng không chủ
động nước, nhờ nước trời)
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, theo Công điện số 07/CĐ-BNN-TT về việc
tăng cường chỉ đạo sản xuất lúa Hè Thu 2012 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bài viết sau
đây sẽ tổng hợp các giải pháp một cách đồng bộ để quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn l
á
như sau:
1. Đối với vùng chưa gỉeo sạ:
1.1. Tập trung làm đất (cày, phơi ải), vệ sinh đồng ruộng, để đất nghỉ ít nhất 3 tuần (cho đất phục
hồi, cắt đứt vòng đời sâu bệnh). Củng cố hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng, chú ý san sử
a
mặt bằng đồng ruộng (ruộng có mặt bằng tốt dễ điều khiển đạt năng suất cao)
1.2. Chấp hành tuyệt đối lịch gieo sạ đồng loạt, tập trung né rầy của địa phương.
1.3. Sử dụng giống xác nhận (không lấy lúa thịt làm lúa giống), nên sử dụng các giống lúa ưu
điểm vượt trội về năng suất, khả năng chống chị
u sâu bệnh, đặc biệt phẩm chất gạo ngon để thay
thế giống lúa IR50404, OM576 như: OM4088, 0M4101, OM6561, OM5464, OM4218,
OMCS10434, OM10424, OM6932, OM6904, OM11211 hoặc có thể sử dụng các giống thích
nghi tốt, cho năng suất, phẩm chất cao ở địa phương.
1.4. Nên gieo sạ với mật độ vừa phải từ 80-120kg/ha (nếu có mặt bằng đồng ruộng tốt và chủ
động nước) sẽ hạn chế sâu bệnh, giúp cây lúa khỏe và về sau có số hạt chắc/bông cao (60-80
hạt), sẽ dễ dàng đạt năng suất rất cao kể cả trong vụ Hè Thu.
2. Đối với trà lúa nhỏ dưới 30 ngày:
- Bón phân cân đối, hợp lý: Tăng cường bón phân lót (lân, hữu cơ), bón phân đợt 1 (7-10 ngày)
theo nguyên tắc nặng đầu, nhẹ cuối (30-40%N và trên 50% P
2
O
5
của cả vụ), vùng đất xám, đất
cát nên bón thêm 25-50kg KCl tạo cho cây lúa khoẻ, bộ rễ khoẻ ngay từ đầu. Bón phân đợt 2
(18-22 ngày) phải biết gia giảm theo tình hình sinh trưởng của lúa: Lúa tốt giảm phân, lúa xấ
u
tăng phân (gia giảm trong tổng số 30-40%N và lượng lân còn lại của cả vụ).
- Không sử dụng thuốc trừ sâu sớm để bảo vệ thiên địch. Khi có rầy nâu di trú: (dự báo trong
tháng 5: từ 25-31/5 và trong tháng 6: 20-25/6) không nên phun thuốc, nên áp dụng biện pháp
bơm nước ngập đọt lúa để che chắn rầy (từ 3-5 ngày), khi hết đợt rầy sẽ tháo nước và chăm sóc
bình thường.
3. Đối với trà lúa từ 30-40 ngày và sau 40 ngày đến trổ, chín:
- Khi lúa đã đẻ kín hàng (khoảng 30 ngày), nên tiến hành cắt nước (tháo nước), cắt phân (tuyệt
đối không bón thêm phân vào lúc này sẽ phát sinh nhiều chồi vô hiệu và tăng sự hấp dẫn sâ
u
bệnh). Việc cắt nước, cắt phân lúc này (từ 30-40 ngày) giúp cho ruộng lúa làm đòng thuận lợi,
cứng cây, hạn chế sâu bệnh và giảm sự đổ ngã.
- Khi lúa chuyển sang màu vàng tranh (thang màu số 3 của bảng so màu lá lúa) và tách đọt lúa,
quan sát thấy bùi nhùi (tim đèn) đã nhú ra từ 5-10mm sẽ tiến hành bón phân đón đòng theo kỹ
thuật “không ngày, không số”: (i) chỗ vàng tranh: bón 40kg Urea + 50 kg KCl/ha; (ii) chỗ xanh
lợt: bón 20kg Urea + 50 kg KCl/ha; (iii) chỗ lúa xanh đậm (chỗ trũng, lúa tốt) bón 50kg KCl/ha
(không bón Urea). Tuyệt đối không bón thừa phân đạm cuối vụ sẽ gây bộc phát sâu bệnh, cây lú
a
bị đổ ngã, bì lép, giảm năng suất.
- Đối với vùng đang có dịch xảy ra, khoanh vùng, vận động nông dân nhổ hủy cây lúa bệnh.
Diện tích nhiễm vàng lùn – lùn xoắn lá (VL-LXL) hiện nay (đầu tháng 5/2012 là 2.218 ha, tập
trung trên các trà lúa gieo sạ sớm giai đoạn đẻ nhánh-làm đòng. Trong đó đa số diện tích nhiễm
nhẹ: 1.962ha có tỷ lệ bệnh từ 3-10%; diện tích nhiễm trung bình: 39ha có tỷ lệ bệnh trên 10-
20%; diện tích nhiễm nặng: 217ha có tỷ lệ bệ
nh trên 20-50%. Bệnh xuất hiện ở tỉnh Đồng Tháp,
Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang).
Tại những diện tích lúa bị nhiễm bệnh VL-,LXL có mật số rầy nâu rất thấp, lúa hồi phục tốt, vì
vậy cần tích cực tuyên truyền vận động bà con nhổ hủy và tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu để
trừ rầy và sâu hại khác để tránh rầy nâu bộc phát vào cuối vụ, lan truyền mầm bệnh ra nơi khác,
toàn vùng theo gió mùa Tây Nam đã bắt đầu hoạt động mạnh.
- Giải pháp phun thuốc: Đối với rầy nâu tuyệt đối không phun ngừa, không phun định kỳ. Bà con
nên thăm đồng thường xuyên, chỉ phun thuốc trừ rầy khi thấy rầy cám nở rộ với mật số cao > 3
con/tép. Sử dụng thuốc đặc trị rầy, phun theo 4 đúng. Chú ý nên luân phiên sử dụng thuốc và
không sử dụng thuốc cấm, trước khi phun nên đưa nước vào ruộng để dâng rầy lên chảng ba cây
lúa, sử dụng vòi phun 1 bec, phun sát xuống vùng gốc lúa, nên phun vào lúc sáng sớm hay chiề
u
mát, lượng nước phun ít nhất 3 bình 16 lít/công (tức 480 lít nước/ha) pha đúng nồng độ thuốc
theo chỉ dẫn trên bao bì mới đạt hiệu quả cao.
- Nếu được thì bà con nên tăng cường giải pháp sử dụng nấm xanh để phòng trử rầy nâu (nh
ư
một số tỉnh đã làm có hiệu quả cao).
4. Đề nghị chung:
- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các biện pháp tổng hợp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắ
n
lá lúa theo Sổ tay hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp -PTNT đã ban hành và cụ thể theo các hướng
dẫn đã nêu trên.
- Ban Chỉ đạo thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp tập trung
chỉ đạo công tác giám sát, theo dõi diễn biến rầy nâu tại diện tích bị nhiễm bệnh VL- LXL, tổ
chức phòng trừ rầy tập trung khi rầy gia tăng mật số, vận động nông dân ra đồng nhổ hủy lú
a
bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất rầy di trú mang mầm bệnh phát tán sang trà lúa Hè Thu chính
vụ tại địa phương và vùng ĐBSCL.
- Tích cực tuyên truyền vận động nông dân hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu để trừ rầy v
à
sâu hại khác để hạn chế rầy gia tăng mật số cao vào cuối vụ, phát tán mầm bệnh ra diện rộng
tương tự như năm 2006.
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia