Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đặc trưng dân tộc Việt Nam thời kì nhà Hồ qua hành trang và sự nghiệp của nhân vật Hồ Quý Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.38 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2020-2021

Tên chủ đề: ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC THỜI KÌ NHÀ HỒ QUA HÀNH
TRẠNG CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT HỒ QUÝ LY

1


HÀ NỘI-2021

Số phách (để trống):…………………

TÊN HỌC PHẦN:

Thông tin cá nhân sinh viên:

Lịch sử Việt Nam
Điểm bài thi sau thống nhất:
Bằng số:…………………………
Bằng chữ: ..……………………..

Cán bộ chấm thi 1
(ký ghi rõ họ tên)

……………………………………..
Cán bộ chấm thi 2



=====CẮT PHÁCH =========== CẮT PHÁCH=====

Số phách (để trống):……………

Họ tên sinh viên: Nguyễn Phú Hiếu
Ngày sinh: 28/05/2002
Mã sinh viên: 705606043
Lớp tín chỉ:
SBD:
Chủ đề số: 2

(ký ghi rõ họ tên)

………………………………………

2


Contents
Contents......................................................................................................................................................3

3


Tên chủ đề: ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC THỜI KÌ NHÀ HỒ QUA
HÀNH TRẠNG CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT HỒ QUÝ
LY

BÀI LÀM:

1. MỞ ĐẦU
Qua các thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam chúng ta, từng
giai đoạn, thời kì lịch sử đều sẽ có những sự kiện, những biến đổi khác nhau.
Trong từng triều đại lịch sử, mỗi triều đại lại gặp nhiều các biến động, trải qua
nhiều nốt thăng trầm khác nhau, nhưng dù thế nào, mỗi giai đoạn đó lại là một
sợi dây xích móc nối nhau, kết nối với nhau, chuyển biến từ giai đoạn này qua
giai đoạn khác. Và không thể phủ nhận được những cống hiến của mỗi triều đại
cho dân tộc, đó là điều đáng để cảm phục, ghi long tạc dạ và lưu truyền, phát
huy những điều tốt đẹp từ những con người vĩ đại hay một điều gì đó cho thế hệ
về sau.
Trong biên niên lịch sử của dân tộc Việt Nam hào hùng, vượt qua hang ngàn
năm nung đúc, tôn tạo qua các thời kì để có được một non song, gấm vóc như
ngày hôm nay. Chúng ta đã trải qua rất nhiều các triều đại “Từ Triệu, Đinh, Lý
Trần bao đời xây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng
đế một phương”,… Và hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài nét chính
cơ bản về một nhân vật, một cái tên xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ thứ XIV –
Trong bối cảnh nhà Trần đang rơi vào tình thế bế tắc, nội bộ lục đục, khủng
hoảng trầm trọng, nhân vật này đã xuất hiện và đã xoay chuyển diện mạo đất
nước, khôi phục lại cán cân thời đại, đó chính là Hồ Q Ly. Hồ Q Ly xuất
hiện với những phương án cải cách tạo bạo, dứt khốt nhưng cũng có nhiều ưu
nhược điểm trong vấn đề đó. Đây chính là vấn đề thú vị trong nghiên cứu cũng
như là một trong những bài học kinh nghiệm cần thiết để liên hệ với tình hình
thực tiễn trong những giai đoạn nhất định.
1.1.

Mục đích nghiên cứu đề tài

Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, những thông tin chung về nhân vật Hồ Quý
Ly trong thời đại của ông. Làm rõ về lai lịch cũng như những đóng góp và
những điều hạn chế của Hồ Quý Ly trong giai đoạn này.

Thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước, lưu giữ và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại.
4


1.2.

Phương pháp nghiên cứu

1) Phương pháp nghiên cứu sử học
2) Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng tư liệu
3) Phương pháp phân tích so sánh
2.

NỘI DUNG

2.1. Khái quát về quê hương, gia đình, dịng họ của nhân vật lịch sử
Hồ Quý Ly sinh năm 1336 mất năm 1407, quê của ông thuộc địa phận Đại
Lại, Vĩnh Lộc (nay là địa phận Hà Đơng, Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Theo sử
xưa ghi lại, tổ tiên của Hồ Quý Ly gốc ở Chiết Giang (một tỉnh thuộc Trung
Quốc). Vị tổ đó chính là nhân vật Hồ Hưng Dật được cử làm chức thái thú ở
Diễn Châu (thuộc địa phận tỉnh Nghệ An) và từ sự kiện này, dòng họ Hồ cai
quản, làm chủ vùng đất nơi đây. Hồ Liêm – Nhân vật đời thứ mười hai của dòng
họ Hồ đã quyết định di dời tới Đại Lại (thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa) và ơng
nhận làm con ni của một vị quan có tên là Tun Úy Lê Huấn, cũng bởi vì lí
do này mà ơng mang họ Lê nên theo sử xưa, Lê Quý Ly là một tên gọi khác của
Hồ Quý Ly, sau này ông mới đổi lại. Nhấn mạnh thêm, Hồ Quý Ly là cháu đời
thứ tư của Hồ Liêm.
Hồ Quý Ly theo học võ nghệ từ khi còn nhỏ (cùng với Sư Tề). Sư Tề - Người
là nhân vật thuộc dịng họ Nguyễn, con trai của ơng cũng rất giỏi về võ thuật, đó

là nhân vật Nguyễn Đa Phương. Cũng khơng có gì là lạ, Nguyễn Đa Phương và
Hồ Quý Ly đã kết thành huynh đệ trong quá trình rèn luyện võ nghệ và sinh
sống với nhau.
Cả hai người vợ của vị vua Trần Minh Tông đều là cô của Hồ Quý Ly. Các
con lần lượt là: Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông. Cũng bởi vì
lí do này, Hồ Q Ly rất được tín nhiệm, thân cận từ vua Trần Nghệ Tơng.
Thượng Hồng Trần Nghệ Tơng và vua Trần Duệ chính thức phong Hồ Q Ly
làm tham mưu quân sự vào năm 1375. Đến năm 1379, tiếp tục được vua lúc bấy
giờ là Trần Phế Đế cùng với Thượng Hồng Trần Nghệ Tơng phong tước Tiểu
tư không kiêm khu mật viện đại sứ. Cùng với các sự kiện nổi bật khác trong sự
nghiệp của ông.

5


2.2.

Khái quát những thông tin chung cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật
lịch sử
Trong cuộc đời và sự nghiệp gây dựng vương triều của Hồ Quý Ly có rất
nhiều những sự kiện nổi bật, thành tựu đáng khen. Bên cạnh đó, ơng cũng phải
đối mặt với nhiều biến cố về các vấn đề khác nhau. Có thể nói trong lịch sử
dựng nước, Hồ Quý Ly là một người mà khó có thể tìm kiếm được ai sánh bằng
ơng. Từng bước giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều chính (chức cao vọng
trọng) và trên cả các lĩnh vực quân sự lẫn chính trị.
 Phụ chính cho nhà Trần
Vào năm 1371, Hồ Quý Ly được vua Trần Dụ Tông lúc bấy giờ phong làm
Trưởng cục Chi hậu. Dần dần sau này, ông được vua Trần Nghệ Tông gả em là
công chúa Huy Ninh (tự Nhất Chi Mai) cho, đồng thời, ông còn được phong
tước tới chức Khu mật đại sứ. Thời gian Hồ Quý Ly làm đại thần của nhà Trần

tương đối lâu (khoảng hơn 20 năm) – Người được nhiều lần trao quyền thân
chinh, lãnh đạo binh mã đánh giặc Chiêm Thành khu vực phía Nam nước ta.
Nhưng kết quả không được như mong đợi, bởi tài năng quân sự của Hồ Quý Ly
còn nhiều hạn chế, đa số những lần ông cầm quân đều bại trận. Nhưng cũng
không vì thế mà vua Trần trục xuất ơng, ngược lại ông vẫn nhận được nhiều
niềm tin từ các vua Trần cũng như các đại thần khác trong triều lúc bấy giờ.
Trận chiến liên miên với quân đội Chiêm Thành dần dần cũng đến hồi phải
lắng xuống, giảm nhịp độ lại. Trong nội bộ triều đình nhà Trần lâm thời, các
quan lại, tơng thất thấy rõ được vị trí, cương vị, quyền uy của Hồ Quý Ly quá to
lớn, nhiều người nghi ngờ, đặt ra nhiều vấn đề rằng ông sẽ tước đoạt ngôi vị của
nhà vua nên đã nhiều lần hãm hại và mưu đồ giết ông để ngăn chặn. Đối nghịch
với những sự nghi ngờ nhất thời này, Hồ Quý Ly lại nhận được một sự tin tưởng
tuyệt đối từ Thượng hồng Trần Nghệ Tơng – Người bảo vệ và che chở cho ông
khỏi những thủ đoạn từ các tơng thất. Hậu quả là những tơng thất đó là bị Trần
Nghệ Tông trừ khử, thủ tiêu, ngăn chặn các thủ đoạn làm nội bộ triều chính có
nguy cơ mất đoàn kết, lục đục. Ngay cả con, cháu trong Hoàng tộc cũng bị
Thượng hồng Trần Nghệ Tơng trừ khử.
Thượng hồng Trần Nghệ Tông băng hà vào năm Ất Hợi (1395), lúc này, Hồ
Quý Ly được thăng vị thành Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên
Vệ quốc Đại vương, mọi quyền hành, lực lượng ông đều nắm giữ. Bấy giờ, con
6


rể của Hồ Quý Ly là vua Trần Thuận Tông cũng bị người nắm bắt quyền lực, bị
thao túng hoàn toàn.
Vào khoảng tháng 4-1396, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Hồ
Quý Ly ban hành lệnh phát hành tiền mang tên “thông bảo hội sao” (gồm 7
loại: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan), cấm sử dụng lưu
hành tiền đồng, ai có tiền đồng phải đem đổi cho nhà nước để lấy tiền giấy tiêu.
Trong sự việc vua Trần lúc này quyết định dời đô từ kinh thành Thăng Long

vào Tây Đô đã làm Hồ Quý Ly rất bức xúc trong vấn đề này. Nhân sự việc này
diễn ra, các cận thận tin cậy với vua Trần đã lập mưu đồ làm một cuộc chính
biến để làm sụp đổ họ nhà Hồ (gồm có các nhân vật như: Trần Nhật Đôn, Trần
Nguyên Hàng, Trần Khát Chân,…). Hồ Quý Ly rất nhanh đã phát hiện ra ý đồ
này của các quần thần triều trần nên ông ra chủ động trừ khử trước, thủ tiêu hết
phe phái này.
Đến khoảng tháng hai năm 1400 (tức năm Canh Thìn), Hồ Quý Ly đã chủ
động loại bỏ ngai vàng của Trần Thiếu Đế (cháu ngoại của Hồ Quý Ly) lúc bấy
giờ. Ông lên xưng vua, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu (có nghĩ là sự n vui hịa
bình), đồng thời đổi niên hiệu sang Thánh Nguyên và cũng đổi cả họ của mình
từ Lê Quý Ly thành Hồ Quý Ly, lập nên triều đại nhà Hồ. Lí do người đổi sang
họ của mình thành họ Hồ bởi ơng tự nhận mình là có vị tổ mang tên Hồ Cơng
Mãn, kế nhiệm dịng dõi của vua Thuấn, quốc hiệu Đại Ngu cũng chính là sự kế
thừa từ quốc hiệu Ngu Thuấn. Nhưng tuy nhiên, Trần Xn Sinh lại cho rằng
ơng đã sai, dịng dõi của vua Thuấn duy nhất có chi họ Quy và họ Diêu chứ
khơng hề có chi nào họ Hồ. Nhân vật Hồ Công Mãn không phải vị thần tổ của
họ Hồ, mà là của họ Trần (theo Sử kí Tư Mã Thiên). Sau khi thành cơng tiêu
diệt nhà Thương, Hồng đế Chu Vũ Thương tìm được Quy Mãn thuộc dịng dõi
Thuấn nên phong làm vua nước Trần. Và sau khi băng hà, Quy Mãn đặt thụy
hiệu là Trần Hồ công. Hồ là thụy hiệu chứ khơng phải là họ, cịn cơng chính là
tước phong. Thống kê các vị vua nước Trần đều thuộc dịng dõi họ Trần Hồ chứ
khơng phải là họ Hồ (tính từ thời Tây Chu trở đi). Vì vậy, việc đổi từ họ Lê sang
họ Hồ và tự nhận dịng dõi vua Thuấn thì chỉ là việc Hồ Quý Ly mượn danh
vương triều xưa. Về sau, nhà Minh sang chinh phạt nước Đại Ngu cũng liệt kê
22 tơi của Hồ Q Ly, trong đó có tội danh tự ý đổi họ từ Lê sang Hồ.
 Sự nghiệp gây dựng đất nước
7


- Các chính sách nhằm cải tổ đất nước:

Với niên hiệu là Thánh Nguyên khi lên làm vua triều Hồ, sau gần một năm
làm vua, Hồ Quý Ly đã phải truyền lại ngai vàng cho con thứ của mình là Hồ
Hán Thương, cịn ơng giữ chức Thái Thượng hồng. Tuy nhường ngơi vua cho
con mình, những các cơng việc triều chính vẫn do ơng quyết định tồn bộ.
Vào năm 1403. Hồ Quý Ly ra lệnh cho lưu hành các vật dụng đo lường như:
thước, thưng, đấu, cân,… để giúp thuận lợi hơn trong giao dịch buôn bán.
Tiếp đến năm 1404, ban hành quy định mới trong vấn đề khoa cử đó là người
nào đỗ thi Hương bắt buộc phải vượt qua kì thi tốn pháp là điều kiện để tiến
vào kì thi Hội.
Hồ Quý Ly tăng cường xây dựng quân đội, tổ chức huấn luyện, xây thành,
đóng thuyền chiến các loại,… Ông hay hỏi các quan đại thần rằng: “Ta phải
làm gì để có 100 vạn qn đánh giặc phương Bắc”. Để xây dựng thành công
ước nguyện này, ông đã tạo ra một cách là bắt những người từ 2 tuổi trở lên phải
kê khai lại với triều đình, nếu cố tình trốn tránh hay phản lại thì phải phạt nặng.
Bởi vậy, số quân thường trực dưới triều Hồ không ngừng gia tăng về số lượng
cùng với chất lượng binh mã.
Trong các chiến thuật phát triển quân đội chủ lực, Hồ Quý Ly đẩy mạnh việc
huấn luyện thủy binh chiến để trấn giữ các cửa sông và trên biển Đông. Các con
thuyền được thiết kế đặc biệt hơn, phía bên trên của con thuyền phải đóng thêm
một lớp ván gỗ để có thể di chuyển cơ động hơn, phía dưới khoang cũng dễ
dàng chèo và chủ động phòng ngự rất lợi hại. Vận dụng theo phương pháp dụng
binh, bày bố chiến thuật của Ngơ Quyền, ơng cũng cho đóng các loại cọc gỗ lớn
ở các cửa sông, cửa biển (là nơi thuyền chiến của quân định đi vào) để xây dựng
chiến tuyến phòng thủ một cách vững vàng.
Cách phân bố quân đội của Hồ Quý Ly cũng khá đều và hợp lí, Nam Bắc tổng
số 12 vệ binh, phía Đơng Tây tổng số có 8 vệ. Một vệ binh có tổng số 18 đội
quân khác nhau, nhỏ hơn thì mỗi đội qn có 18 binh lính. Đại qn chủ lực có
tổng số 30 đội, trung quân có 20 đội. Mỗi đồn có 10 đội và mỗi doanh có 15
đội. Bên cạnh đó, lực lượng cấm vệ quân là lực lượng khơng thể thiếu (gồm 5
đội). Mỗi đội đều có người chỉ huy và cao nhất là có một Thống sối làm tướng

lĩnh.
- Sự xâm lược của nhà Minh:
8


Nhà Hồ sử dụng sách lược ngoại giao mềm mỏng, nép vế trước nhà Minh, và
đến năm Ất Dậu (1405) hai cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương phải đứng
trước nguy cơ xâm lược của quân đội nhà Minh. Tình thế lâm nguy, Hồng Hối
Khanh được Hồ Q Ly giao cho trọng trách chỉ huy đắp thành Đa Bang, đóng
cọc gỗ ở ngã ba sơng Bạch Hạc (địa phận Việt Trì), đồng thời chia quân đội trấn
yếm khắp nơi. Đúng vậy, Hồ Ngun Trừng nói: “Thần khơng ngại chiến đấu,
chỉ sợ khơng hợp lịng dân.”.
Sau đó một năm, vào năm 1406, nhà Minh mượn cớ “Phù Trần diệt Hồ” mang
20 vạn quân sang xâm chiếm nước Đại Ngu do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ
huy. Đối phó với các đường tiến công của quân Minh, quân đội nhà Hồ chủ
động phòng tuyến chặn đánh ở một số nơi rồi gấp rút quay về trấn giữ tuyến
Nam sông Hồng. Thừa cơ, quân Minh tập trung quân số vượt qua sông Hồng để
tiến công vào thành Đa Bang. Ngày 20/1/1407 – chiến tuyến phịng ngự tan vỡ
nhanh chóng, qn Minh chiếm được thành Đa Bang một cách gọn gàng. Chưa
dừng lại ở đó, quân Minh tiếp tục tiến cống vào Thăng Long. Quân đội nhà Hồ
thác chạy xuống hạ lưu sông Hồng, hai cha con Hồ Quý Ly cùng các thuộc hạ
chạy ra phía Đơng rồi quay vào Thanh Hóa.
Chạy trốn đến địa phận Lỗi Giang, quân Hồ lại tiếp tục bị quân nhà Minh truy
cản và đánh cho tan rã. Tướng Ngụy Thức thấy tình hình như vậy bèn tâu với bệ
hạ rằng: “Giang sơn đã mất, làm vua thì khơng nên để giặc bắt được, xin Bệ hạ
tự đốt đi mà chết còn hơn”. Hồ Quý Ly tức giận sút kiếm chém Ngụy Thức rồi
tiếp chạy vào Nghệ An thoát khỏi sự truy đuổi của quân Minh. Nhưng đáng tiếc
khi đến địa phịa Kỳ La (tỉnh Hà Tĩnh), Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị quân
Minh bắt sống. Không biết rằng ông bị quân Minh sát hại ngay lúc đó hay bị
đưa đi đày ở Quảng Tây (Trung Quốc), có nhiều thuyết khác nhau nói về sự

việc này.
Triều đại Hồ tồn tại trong vịng 7 năm thì sụp đổ (từ năm Canh Thìn tức năm
1400 đến năm Đinh Hợi tức năm 1407). Đưa nước ta lần nữa quay lại ách thống
trị của thực dân phong kiến phương Bắc – thời kì đen tối, lầm than của nhân
dân.
2.3. Đóng góp của nhân vật lịch sử trên phương diện chính trị, quân sự
9


Về chính trị: Hồ Quý Ly chủ trương sửa đổi lại các cấp bậc hành chính của
quốc gia, cụ thể: chia đất nước thành 2 phần là lộ và trấn, lộ trấn phủ, phủ thống
châu, châu thống huyện, huyện thống xã. Ông cho người xây dựng các trạm
dịch khắp nơi, bắu đầu từ trạm Thăng Long với mục đích để kết nối giữa các địa
phận, khu vực hành chính với nhau. Việc xây dựng thành nhà Hồ nằm ở địa thế
hiểm trở, bao quanh là núi sông hùng vĩ, được hai con sông lớn che chở là sông
Bưởi và sông Mã. Việc dời đơ từ Thăng Long về Thanh Hóa cũng là một trong
những kế sách nhằm phòng vệ trước nguy cơ xâm lược của quân đội nhà Minh
lúc bấy giờ. Hồ Quý Ly chủ trương cải cách lại các vị trí, vai trị của các quan
lại trong triều đình, ông dần dần phế bỏ các quan cấp cao do những người trong
dòng tộc nhà Trần nắm giữ bằng những người khơng phải trong họ Trần nhưng
có tài qn sư thao lược và trung thành với ơng. Bên cạnh đó, theo thường lệ
ơng vẫn cho đích than các quan trong triều chính trực tiếp đi xem xét, thăm hỏi
cuộc sống của con dân và qua đó cũng khảo thái độ làm việc của các triều thần,
thơng qua đó ơng sẽ quyết định việc giáng chức hay phong tước.
Về quân sự: Hồ Quý Ly từng tâm sự với các quan cận thần rằng: “Ta phải
làm gì để có 100 vạn qn đánh giặc phương Bắc”. Tham vọng đẩy mạnh quân
sự của Hồ Quý Ly là rất lớn, bằng việc ông làm sổ hộ tịch trong cả nước, toàn
bộ những người từ 2 tuổi trở lên làm thực số. Những người nào có ý định lẩn
trốn hay cố tình ẩn náu sẽ bị chịu hình phạt. Qua kế sách này, quân đội của nhà
Hồ lúc bấy giờ đã gia tăng đáng kể về số lượng quân chiến đấu. Hồ Quý Ly cực

kì chú trọng việc huấn luyện, đào tạo thủy quân, ông cho đóng các con thuyền
chiến lớn, thêm nữa, cho đóng các chiến thuyền có nhiều đinh lớn để phịng vệ
trước quân Minh (điển hình như: Cổ lâu thuyền tải lương, Trung tàu tải lương),
mượn tiếng chở lương thảo nhưng thực chất là để phục kích chiến đấu. Chủ
trương xây dựng các phịng tuyến ở các cửa sơng, cửa biến để ngăn chặn việc
quân địch tiến vào, xây dựng các bãi cọc ngầm lớn để phục kích thuyền chiến
của địch. Trong thời Hồ, Hồ Nguyên Trừng đã cải tiến thành công loại súng
thần cơ có sức cơng phá lớn, đó chính là sự nâng cấp từ thời Trần. Biên chế
quân đội gồm: Nam Bắc tổng số 12 vệ binh, phía Đơng Tây tổng số có 8 vệ.
Một vệ binh có tổng số 18 đội quân khác nhau, nhỏ hơn thì mỗi đội qn có 18
binh lính. Đại qn chủ lực có tổng số 30 đội, trung quân có 20 đội. Mỗi đồn
có 10 đội và mỗi doanh có 15 đội. Bên cạnh đó, lực lượng cấm vệ quân là lực
10


lượng không thể thiếu (gồm 5 đội). Mỗi đội đều có người chỉ huy và cao nhất là
có một Thống sối làm tướng lĩnh.
2.4. Đóng góp của nhân vật lịch sử trên phương diện ngoại giao
Hồ Quý Ly chủ trương ngoại giao mềm mỏng với nhà Minh, với mục đích để
tránh cuộc chiến xâm lược của nhà Minh đối với Đại Việt. Bởi vậy, nhà Hồ lúc
bấy giờ phải làm theo đủ yêu cầu từ phía nhà Minh. Chúng hạch sách hàng vạn
điều, đưa ra đủ thứ bắt phải công nộp từ người, lương thảo, động vật đến thái
giám, hoạn quan. Tất cả những đáp ứng từ phía triều đại nhà Hồ, mục đích
chính để tránh được những xung đột khơng đáng có từ quốc gia láng giềng, đó
là một trong những sách lược ngoại giao mềm mỏng của ông cha ta cịn có thể
áp dụng cho đến ngày nay.
2.5. Đóng góp của nhân vật lịch sử trên phương diện văn hóa
Hồ Quý Ly chủ trương chấn chỉnh lại Nho giáo và Phật giáo lúc bấy giờ. Ông
đề cao vị thế của Nho Giáo, giảm sức ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.
Nho giáo mà Hồ Quý Ly đề cao là Nho giáo thực dụng, có sự kết hợp với tinh

thần Pháp gia. Ơng cho sa thải tồn bộ các tăng ni có độ tuổi dưới 50, bắt phải
hồn tục, tổ chức sát hạnh kinh giáo.
Hồ Quý Ly là vị vua đầu tiên trong lịch sử quyết định sử dụng chữ Nơm của
dân tộc để chấn hưng văn hóa quốc gia. Ông chủ trương cho các nhà sư dịch
nhiều loại kinh thư từ chữ Hán qua chữ Nôm để phục vụ giảng dạy. Hồ Q Ly
cịn là người đích thân dịch thiên “Vô dật” để giảng dạy cho con vua, các phi
tần và con cháu trong hoàng tộc. Bên canh đó, ơng cịn soạn sách Thi nghĩa
bằng chữ Nơm ta và làm nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng.
 HẠN CHẾ CHUNG: Bên cạnh những đóng góp tích cực của Hồ Q
Ly cho đất nước thì vẫn cịn những hạn chế chung của các chính sách
đó là nó chưa thật sự phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia lúc bấy giờ,
các chính sách đưa ra thì cịn thực hiện một cách triệt để và chưa thể
đáp ứng được những nhu cầu thường nhật trong đời sống nhân dân
trong cả nước, ơng khơng lấy được lịng dân.
2.6. Đánh giá chung những đặc trưng của dân tộc, thời đại mà nhân vật
lịch sử đó sống và cống hiến
11


Kể từ khi xây dựng vương triều Hồ, ông đã có nhiều chính sách nhằm nâng
tầm đất nước trên tồn bộ các lĩnh vực khác nhau. Cải cách kinh tế, tổ chức bộ
máy chính trị, chú trọng thi cử, văn hóa quốc gia và huấn luyện quân sự trước
ách thống trị của qn Minh. Song, ơng khơng được lịng dân, và cũng chính vì
ngun nhân này, nhà Hồ đã khơng chống lại được cuộc chiến tranh xâm lược
của nhà Minh. Nhìn chung, những đóng góp của Hồ Q Ly cho dân tộc Đại
Việt lúc bấy giờ có nhiều điểm tích cực và vơ cùng tiến bộ. Song, những đóng
góp đó lại không mang lại hiệu quả lớn, thực hiện quá mau chóng, dồn dập tính
thực tế chưa cao. Nếu sinh ra đúng thời, có thể Hồ Quý Ly sẽ trở thành một bậc
vĩ nhân vì đầu óc cải cách vượt thời đại. Việc khiến quốc gia lâm vào thế hỗn
loạn, lầm than, đất nước rơi vào tay nhà Minh cùng với việc lật đổ ngai vàng

của vua Trần, sử xưa cứ thế quy tội ông như một kẻ tội đồ của dân tộc.
3. KẾT LUẬN
Cho đến thời điểm hiện tại, Hồ Quý Ly là một nhân vật trong lịch sử mà có
nhiều ý kiến trái chiều đưa ra. Có quan điểm cho rằng ông là một kẻ tội đồ,
chiếm đoạt ngơi vương, tàn độc, nhưng lại có nhiều quan điểm tích cực hơn
rằng ơng là một người có đầu óc vượt thời đại, quan điểm mới mẻ so với thời
bấy giờ, có một giấc mộng xây dựng quốc gia trở nên cường thịnh, bình an.
Nhưng nhìn chung lại, Hồ Quý Ly đã có những lúc là một vị đại thần chưa thật
sự trung thành, lạm dụng quan hệ để thăng quan tiến chức, tổ chức bè phái rồi
lật đổ ngôi vua Trần. Song, khi trở thành vua của một nước, ông cũng đã có
những đột biến mới trong xây dựng quốc gia dân tộc. Song, nó chưa thực sự
hiệu quả, bởi vậy, ơng bị nhân dân phật lịng dẫn đến nhiều vấn đề khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. />2. />3. edu.viettel.vn

12



×