Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo đồ án thiết kế băng tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
============

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN
CAD TRONG KỸ THUẬT
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HĨA

THIẾT KẾ MƠ HÌNH HỆ THỐNG BĂNG TẢI CHỞ HÀNG
Người hướng dẫn: Th.S Lê Văn Chương
Sinh viên thực hiện: 1.Trần Phương Nam
2. Trần Văn Đạt
3. Lê Quang Kiên
4. Trần Phương Nam
5. Nguyễn Văn Thế
Lớp: 62K-Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Khóa: 2021-2026

NGHỆ AN, 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Họ và tên sinh viên: 1.Trần Phương Nam


2.Trần Văn Đạt
3.Lê Quang Kiên
4.Trần Phương An
5.Nguyễn Văn Thế
Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Lớp: 62K.
1.Mục tiêu đồ án: (tên đồ án)
Thiết kế mơ hình hệ thống băng tải chở hàng theo phương ngang.
2.Nhiệm vụ: (nội dung và dữ liệu ban đầu)
Nhóm chọn băng tải con lăn làm đề tài nghiên cứu. Băng tải con lăn để di
chuyển các loại hàng hóa có phần đáy phẳng và cứng (ví dụ như: thùng
carton, sản phẩm có dạng hình hộp,…).
- Chiều dài của băng tải con lăn sẽ giới hạn trong khoảng từ 1.000 –
20.000mm (tùy theo quãng đường vận chuyển sản phẩm thực tế).
- Chiều cao của băng tải con lăn sẽ nằm trong khoảng từ 400-1.200mm.
- Chiều rộng của băng tải con lăn sẽ tùy thuộc vào kích thước của hàng
hóa cần vận chuyển nhưng thường có giới hạn từ 190 – 2.500mm
- Đường kính của con lăn nằm trong khoảng ø34 – ø219 (mm).


- Độ dày con lăn nằm trong khoảng từ 1.5 – 10mm.
- Khoảng cách giữa 2 con lăn thường có kích thước: 80, 120, 150 hoặc
180 (mm).
3.Ngày giao đồ án: 17/04/2022
4.Ngày hoàn thành đồ án:…………….
5.Người hướng dẫn: Th.S Lê Văn Chương
Nghệ An, ngày…tháng…năm 2022
NGƯỜI HƯỚNG DẪN



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Tên đồ án: Thiết kế mơ hình hệ thống băng tải chở hàng theo phương ngang.
Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Người hướng dẫn: Th.S Lê Văn Chương.
T
T

Họ và tên

Mã sinh viên

Nhiệm vụ

Tự đánh
giá

Chữ
ý

(Mức
A,B,C,D)
1


Trần Phương
Nam

215752021610076

Làm báo cáo,
vẽ băng tải,
con lăn, thanh
giá, gối đỡ

2

Trần Văn Đạt 215752021610106

Làm silde, vẽ
khung, thanh
giá, thanh nối

3

Lê Quang
Kiên

215752021610130

Làm báo cáo,
vẽ chân giá

4


Trần Phương
An

215752021610035

Làm slide,vẽ
tấm nối, tấm
dẫn hướng

5

Nguyễn Văn
Thế

215752021610110

Tìm tài liệu
,vẽ tấm giá

(Danh sách gồm….sinh viên)
Nghệ An, ngày.….tháng…..năm 20…
NHÓM TRƯỞNG
MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BĂNG TẢI...................................................2
1.1. Tổng quan về thiết bị...............................................................................2
1.2. Cấu tạo chung..........................................................................................4

1.3. Nguyên lý hoạt động...............................................................................5
1.4. Phân loại..................................................................................................5
1.5. Ưu điểm và nhược điểm..........................................................................8
1.6. Ứng dụng.................................................................................................9
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH BĂNG TẢI CON LĂN............11
2.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................11
2.2. Mục tiêu thiết kế....................................................................................11
2.3. Tổng quan về băng tải con lăn..............................................................12
2.4. Một số dây chuyền sản xuất sử dụng băng tải con lăn..........................13
2.5. Cấu tạo của băng tải con lăn.................................................................14
2.6. Thông số kỹ thuật của băng tải con lăn.................................................15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MƠ HÌNH BĂNG TẢI CON LĂN........................16
3.1. Giới thiệu 1 số chi tiết của băng tải con lăn..........................................16
3.1.1. Khung băng tải................................................................................16
3.1.2. Con lăn băng tải..............................................................................16
3.1.3. Các loại động cơ điện......................................................................17


3.1.4. Tổng quan về biến tần.....................................................................18
3.2. Bản vẽ chi tiết của băng tải con lăn.......................................................22
3.3. Kết quả thực hiện..................................................................................23
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................25


LỜI NĨI ĐẦU
Hiện nay ngành cơng nghiệp nói chung và lĩnh vực tự động hóa nói
riêng đang giữ vai trị quan trọng trong kim ngạch phát triển của đất nước.
Khi đất nước phát triển, con người ngày càng có nhu cầu cao trong cuộc sống,
trong lao động cũng cần đòi hỏi cải tiến các phương tiện kỹ thuật, làm sao để

chất lượng sản phẩm được nâng cao, an toàn trong lao động phải được đảm
bảo. Thay bằng những cách vận chuyển thuần túy thời xa xưa, bây giờ sử
dụng các băng tải với sự điều khiển giám sát và quản lý của con người. Đó là
các hệ thống điều khiển và giám sát với sự can thiệp của đại đa số các thiết bị
máy móc tự động hóa giúp giảm nhân công, tăng năng suất trong lao động.
Hoạt động ổn định và tin cậy, trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu. Trên cơ
sở những vấn đề đã đưa ra, nhóm đã quyết định chọn đề tài: ʽThiết kế mơ hình
hệ thống băng tải chở hàng theo phương ngang’ để tìm hiểu và phát triển.
Nhóm xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Chương
đã tận tình giúp đỡ chúng em hồn thành học phần. Trong q trình thiết kế và
trình bày chúng em khơng tránh khỏi những khó khăn sai sót do thời gian làm
đồ án có hạn, kiến thức chun mơn cịn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều vì vậy mong thầy chỉ bảo, giúp đỡ chúng em để có kết quả tốt hơn
trong học phần này.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BĂNG TẢI
1.1. Tổng quan về thiết bị
a) Lịch sử phát triển
Băng tải đã được sử dụng từ thế kỷ thứ XIX. Năm 1892, Thomas
Robins đã bắt đầu một loạt các phát minh về băng tải, việc này dẫn đến sự
phát triển của việc dùng một băng tải để vận chuyển than, quặng và các sản
phẩm khác.
Năm 1905, Richard Sutcliffe đã phát minh ra băng tải đầu tiên để sử
dụng trong các mỏ than, việc này dẫn đến cuộc cách mạng hóa ngành cơng
nghiệp khai thác mỏ. Đến năm 1913, Henry Ford đã giới thiệu dây chuyền
băng tải tại xưởng Michigan của công ty Ford.

Hiện tại ở Việt Nam, sản xuất băng tải là một ngành mới và đang phát
triển. Vấn đề được đặt ra là việc vận chuyển các sản phẩm cũng như hàng hóa
tốc độ cao này đến độ cao khác như: việc vận chuyển hàng hóa trong các
xưởng sản xuất, tại các bến cảng... Điều này làm cho việc phát triển một băng
tải có khả năng di chuyển và nâng hạ trở nên cần thiết. Năm 2014, tỷ lệ mua
các hệ thống băng tải từ các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á đã tăng
trưởng hơn. Băng tải chủ yếu được mua vào là dòng con lăn ở trục băng tải,
băng tải dây chuyền, băng tải tại nhà máy đóng gói và các nhà máy công
nghiệp ở lĩnh vực thương mại và dân sự (tại các sân bay, trung tâm mua
sắm...) cũng đang ngày càng sử dụng nhiều băng tải để đáp ứng và phục vụ
cơng việc. Với tình hình như thế đã cho thấy phạm vi phát triển tích cực và
ngày càng tăng trưởng cho ngành công nghiệp sản xuất băng tải
b) Giới thiệu băng tải
Băng tải là thiết bị cơng nghiệp tự động hóa, chuyển tải có tính kinh tế
cao và được ứng dụng trong vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ở mọi
2


khoảng cách. Hay có thể hiểu rằng, đó là thiết bị vận chuyển các đồ vật từ nơi
này đến nơi khác, từ điểm A đến điểm B. Băng tải được ứng dụng rộng rãi từ
rất lâu nhờ những ưu điểm là có cấu tạo đơn giản, bền và có khả năng vận
chuyển hàng hóa đi xa, để vận chuyển nguyên liệu dạng hạt, dạng lát và dạng
đơn chiếc với hướng mặt phẳng nằm ngang hoặc nằm nghiêng. Băng tải dễ
dàng vận hành, có độ bền cao, hiệu quả kinh tế và có khoảng lớn để điều
chỉnh năng suất, làm việc êm năng suất cao và tiêu hao năng lượng không lớn
lắm. Thay vì vận chuyển bằng sức người vừa tốn thời gian lại vừa tốn kém chi
phí nhân cơng lại tạo khung cảnh lộn xộn cho nơi làm việc. Ứng dụng công
nghệ băng tải vào sản xuất đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời, công sức,
tiền của cho nhà sản xuất.


Hình 1.1: Băng tải

3


Hình 1.2: Hệ thống băng tải
1.2. Cấu tạo chung
- Khung băng tải:
+ Khung băng tải Nhơm định hình: được ưa chuộng trong công nghiệp
sản xuất lắp ráp điện tử, máy tính chịu tải trọng nhẹ và vừa vào những
năm gần đây vì ưu điểm đẹp, nhẹ, tính linh hoạt cao dễ thay đổi kết cấu
theo yêu cầu sản xuất.
+ Khung băng tải Inox: Thường dùng trong các môi trường chịu hóa chất
bụi bẩn như cơng nghiệp chế biến thực phẩm, hàng khơng vũ trụ, dược
phẩm, hóa chất, đóng chai và đóng hộp…
+ Khung băng tải Thép mạ kẽm và thép sơn tĩnh điện: ưu điểm kinh tế và
chịu được mọi tải trọng khác nhau. Thường sử dụng trong công nghiệp
ô tơ, xe máy, hồn thiện in ấn và bao bì…
- Dây băng tải:
+ Tùy theo tải trọng và yêu cầu của sản phẩm ta thường dùng dây băng
PVC hoặc dây băng PU dày từ 1- 5mm.
+ Đối với băng tải chịu tải nặng ta dùng dây băng tải cao su.
- Con lăn kéo băng: bằng inox, thép mạ kẽm hoặc nhơm. Có các đường kính
tiêu chuẩn: Ø50, Ø60, Ø76, Ø89, Ø102 ...
- Con lăn đỡ băng mặt trên và mặt dưới: bằng inox hoặc thép mạ kẽm, có các
đường kính Ø25, Ø32 và Ø38.
- Truyền động từ động cơ vào trục cơng tác: bằng bộ truyền xích hoặc đai.
- Động cơ băng tải: hiện nay thường dùng 2 loại phổ biến:
+ Động cơ liền hộp giảm tốc có dải cơng suất từ 25W đến 200W.


4


+ Động cơ và hộp giảm tốc tách rời, dải công suất thường từ 0.37KW đến
2.5KW.
- Bộ điều khiển tốc độ: biến tần, sensor, timer, cảm biến, PLC...
- Tấm đỡ belt: thường làm bằng vật liệu inox, thép mạ kẽm hoặc nhôm.
- Các gối bi đỡ của con lăn.
- Đối với các loại băng tải khác thì cịn một số bộ phận khác như:
+ Băng tải xích có xích nhựa và xích inox, tấm đỡ xích.
+ Băng tải lưới có: lưới băng tải và cơ cấu đỡ xích lưới.
+ Băng tải con lăn có con lăn tự do hoặc con lăn truyền chuyển động.
- Băng chuyền, Line sản xuất, dây chuyền tự động hóa có thêm bàn thao tác
và hệ thống khí nén, hệ thống điện, bộ phận băng tải sấy sản phẩm, tấm đỡ
sản phẩm…
1.3. Nguyên lý hoạt động
- Khi rulô chủ động quay làm cho dây băng tải chuyển động nhờ lực ma
sát giữa rulô và dây băng băng tải.
- Để tạo ra lực ma sát giữa rulô và dây băng tải khi dây băng tải gầu bị
trùng thì ta điều chỉnh rulơ bị động để dây băng tải căng ra tạo lực ma
sát giữa dây băng tải và rulô chủ động lực ma sát giữa dây băng tải và
rulô sẽ làm cho băng tải chuyển động tịnh tiến.
- Khi các vật liệu rơi xuống trên bề mặt dây băng tải, nó sẽ được di
chuyển nhờ vào chuyển động của băng tải.
Để tránh băng tải bị võng, người ta dùng các con lăn đặt ở phía dưới bề
mặt băng tải, điều này cũng làm giảm đi lực ma sát trên đường đi của băng
tải.

5



1.4. Phân loại
Băng tải có rất nhiều hình dạng, chức năng và ứng dụng khác nhau, cho
nên phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng, chức năng của
từng loại băng tải để có thể phát huy hết chức năng của nó. Đồng thời sẽ tiết
kiệm được chi phí và tăng năng suất cho cơng việc.
Có các loại băng tải sau:
- Băng tải cao su: là một hệ thống vận chuyển nguyên liệu mang lại hiệu
quả kinh tế rất cao so với các hệ thống cùng chức năng. Hệ thống vận
chuyển nguyên liệu bằng Băng tải cao su có thể được lắp đặt ở mọi địa
hình, mọi khoảng cách.

Hình 1.3: Băng tải cao su
- Băng tải xích: chủ yếu được sử dụng để vận chuyển tải nặng đơn vị, ví
dụ như tấm nâng hàng, hộp lưới điện, và các đồ chứa cơng nghiệp.
Những băng tải có thể được một hoặc hai sợi dây chuyền trong cấu
hình. Tải được đặt trên các dây chuyền, ma sát kéo tải phía trước.

6


Hình 1.4: Băng tải xích
- Băng tải con lăn
Gồm các loại: băng tải con lăn nhựa, băng tải con lăn nhựa PVC, băng
tải con lăn thép mạ kẽm, băng tải con lăn truyền động bằng motor là giải pháp
phù hợp để vận chuyển sản phẩm với trọng lượng từ nhẹ, trung bình đến rất
nặng, trong các mơi trường thơng thường đến các mơi trường có hóa chất ăn
mịn, bụi bặm…

Hình 1.5: Băng tải con lăn

- Băng tải đứng: vận chuyển hàng hóa theo phương hướng lên thẳng
đứng.Băng tải đứng cũng thường được gọi là thang máy và thang máy
vận chuyển hàng hóa. Nó dùng để vận chuyển các sản phẩm hàng hóa
dạng hộp từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn theo phương thẳng đứng.

7


Hình 1.6: Băng tải đứng
- Băng tải PVC: là loại băng tải cực kỳ thông dụng. Đặc biệt trong các
ngành cơng nghiệp điện tử. Nó được các cơng ty, tập đoàn lớn của Hàn
Quốc, Nhật Bản sử dụng nhiều cho các dây chuyền sản xuất của
mình. Băng tải PVC có ưu điểm là độ bền cao đi cùng giá thành rẻ nên
được sử dụng rộng rãi.

Hình 1.7: Băng tải PVC
- Ngồi ra cịn có các loại băng tải khác như: băng tải linh hoạt, băng tải
xoắn ốc, băng tải rung, băng tải PU, băng tải mini,…
1.5. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm:
8


+ An toàn cao, cấu tạo đơn giản, bền, làm việc khơng ồn.
+ Có khả năng vận chuyển vật liệu rời và đơn chiếc theo các hướng
nằm ngang, nằm nghiêng và kết hợp cả hai.
+ Không làm hư hỏng vật liệu do vật liệu khơng có chuyển động
tương đối với mặt băng.
+ Vốn đầu tư và chế tạo không lớn; có thể tự động hóa.
+ Vận hành đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng.

+ Tiêu hao năng lượng ít.
+ Năng suất vận chuyển lớn có thể đạt 500 tấn/h.
- Nhược điểm:
+ Băng tải có độ dốc cho phép khơng cao, thường từ 16-24° tùy
theo vật liệu.
+ Không thể vận chuyển theo đường cong.
+ Khơng vận chuyển được vật liệu dẻo, dính kết.
+ Tốc độ vận chuyển khơng cao.
+ Có hao hụt vật liệu vận chuyển do rơi vãi trên đường vận chuyển
và gây ô nhiễm môi trường.
+ Khi vận chuyển ở những khoảng cách dài và khơng thẳng địi hỏi
phải có thêm những trạm trung chuyển tốn kém.
+ Vật liệu vận chuyển tiếp xúc chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi
trường và thời tiết (như ẩm ướt, bụi,...).

9


1.6. Ứng dụng
- Ứng dụng trong ngành thực phẩm, đóng gói, vận chuyển chai, chế biến
thủy hải sản, rau củ quả,…
- Trong ngành lắp ráp linh kiện điện tử, chế tạo linh kiện, lắp ráp xe máy,
….
- Đóng gói, vận chuyển hàng hóa trong các nhà kho, container, xe hàng,

- Hệ thống phịng sạch, bệnh viện, sân bay,…

Hình 1.8: Băng tải được dùng ở sân bay

10



Hình 1.9: Băng tải trong được dùng trong nhà kho

11


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH BĂNG TẢI CON LĂN
2.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhiều nước trên thế giới có nền cơng nghiệp phát triển, đã tự
thiết kế và chế tạo băng tải có năng suất cao để sử dụng hoặc xuất khẩu.
Chúng ta đã phải nhập nhiều loại băng tải của nhiều nước trên thế giới để
dùng trong công nghiệp như Liên Xô, Ba lan, Trung Quốc. Vì vậy việc thiết
kế và chế tạo băng tải trong nước là một nhu cầu cầu thiết. Và với những ưu
điểm như: được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng. Dễ dàng kết
hợp với nhiều dây chuyền sản xuất. Băng tải có thể điều chỉnh tốc độ và khả
năng đảo chiều. Hệ số ma sát thấp, có hệ thống làm kín và khơng thấm nước,
khơng bám bụi. Băng tải hoạt động trong nhiều giờ vẫn đảm bảo hiệu quả và
khơng gây tiếng ồn trong q trình vận chuyển. Vì vậy nhóm quyết định chọn
băng tải con lăn làm đề tài nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu thiết kế
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi sinh viên
phải nắm vững kiến thức lý thuyết để từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất. Đồ
án này đã giúp sinh viên hiểu và nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc
tính của băng tải con lăn để từ đó áp dụng vào thực tế tạo ra các sản phẩm
phục và hữu ích cho sản xuất. Sau khi thiết kế xong giúp sinh viên có thể nắm
bắt nhanh với các vấn đề thực tế. Băng tải chế tạo ra phải đảm bảo các thông
số đầu vào, các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật cũng như khả năng làm việc trong
thời gian nhất định.
1. Tính lắp lẫn: Khi thay thế các chi tiết có thể lắp với nhau một cách dễ đằng,

thuận tiện, nhanh chóng đảm bảo tính chất của mối ghép, chính xác. Các chi
tiết của vít tải có thể lắp với các chi tiết của băng tải cũng có.

12


2. Môi trường: Do vật liệu được vận chuyển trong băng tải nên đảm bảo q
trình vận chuyển khơng có bụi, mơi trường làm việc ít độc hại, ít gây ô nhiễm
môi trường.
3. Dễ vận hành: Tương đối dễ vận hành, thao tác an tồn cho cơng nhân.
4. Bảo dưỡng: Nhất thiết phải lập kế hoạch kiểm tra toàn bộ băng tài để đảm
bảo băng tải hoạt động liên tục, tránh sự cố bất ngờ xảy ra.
5. An toàn: Băng tải hay những bộ phận đi kèm nó ln phải có những thiết bị
an tồn để bảo vệ cho người sử dụng. Tất cả các bộ phận của băng tài cần
được che chắn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị xung quanh.
6. Băng tải được bố trí theo phương ngang.
2.3. Tổng quan về băng tải con lăn
Băng tải con lăn thường được sử dụng để giảm bớt việc xử lý thủ công,
lặp đi lặp lại, và được sử dụng để cho phép vận chuyển các mặt hàng nặng
một cách dễ dàng. Vì lý do này, chúng được sử dụng trong các môi trường
công nghiệp, nơi các sản phẩm và thành phần cần được vận chuyển qua các
giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Băng tải con lăn chịu trọng lượng
của sản phẩm được vận chuyển, có nghĩa là nhân viên ít có nguy cơ bị thương
hoặc bị chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại. Băng tải con lăn là giải pháp
tối ưu nhất để vận chuyển các dịng sản phẩm có bề mặt đáy cứng và trong
nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt. Với chi phí đầu tư thấp, thời gian sử
dụng lâu dài, băng tải con lăn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh
nghiệp.
Băng tải con lăn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp bởi các
lợi ích mang lại cho doanh nghiệp:

- Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp.

13


- Sản xuất thực phẩm, y tế.
- Sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử.
- Vận chuyển, đóng gói, đóng thùng sản phẩm.

Hình 2.1: Băng tải con lăn
2.4. Một số dây chuyền sản xuất sử dụng băng tải con lăn
- Dây chuyền sản xuất đồ hộp: Hệ thống con lăn băng tải thép được bố trí
thành 2 hàng ngang cùng tầng, với độ dốc xác định nhằm đưa đồ hộp từ
dưới lên dây chuyền được bố trí ở phía trên.
- Dây chuyền phân loại sản phẩm: Hệ thống con lăn băng tải nhựa được
bố trí thành 2 hàng ngang 2 tầng, ở đây 2 hàng con lăn băng tải được
dẫn động ngược chiều nhau, tại cùng 1 vị trí, đối tượng được đưa vào ở
tầng trên và lấy ra ở tầng dưới và ngược lại.
- Dây chuyền phân chia, dàn đều sản phẩm: Hệ thống con lăn băng tải
nhựa được bố trí theo 1 cung trịn, chúng được dẫn động nhờ 1 động cơ
ở bên dưới, các đối tượng vận chuyển sẻ được dẫn hướng theo cung

14


trịn, trong q trình di chuyển chúng sẽ được phân chia và dàn đều
trước khi đi vào dây chuyền sau.
- Dây chuyền vận chuyển thùng sữa sau đóng gói: Hệ thống con lăn băng
tải thép được bố trí theo 1 đường dẫn xác định (đường biên nối các vị
trí máy), chúng được dẫn động nhờ 1 động cơ ở bên dưới, các đối

tượng vận chuyển sẻ được dẫn hướng theo đường dẫn này đến vị trí cần
sắp xếp.
2.5. Cấu tạo của băng tải con lăn
- Khung băng tải được làm bằng chất liệu inox, thép mạ kẽm,.. dễ dàng
tháo lắp và di chuyển.
- Con lăn được sử dụng bằng chất liệu inox, thép, nhựa,..
- Bề mặt con lăn được mạ kẽm, bọc cao su,..
- Hai đầu trục con lăn được gia công phay rãnh, ta rô lỗ, vát mép, hoặc
chạy ren bắt bu lơng theo mục đích và ứng dụng để gắn với khung băng
tải.
- Động cơ, biến tần.
- Bên cạnh đó có nhiều phụ kiện khác như: ổ bi, ống con lăn, trục,.. tùy
thuộc vào từng cấu tạo của các loại băng tải.

15


Hình 2.2: Cấu tạo băng tải con lăn
2.6. Thơng số kỹ thuật của băng tải con lăn
- Chiều dài băng tải con lăn: 1.000-20.000 (mm).
- Chiều cao: 400-1.200 (mm).
- Chiều rộng: 190 – 2.500 (mm).
- Khoảng cách 2 con lăn: 80, 100, 120 , 150, 180 (mm) …
- Đường kính con lăn: ø34 đến ø219 (mm).
- Chiều dài con lăn: 190-2,500 (mm).
- Chiều dầy con lăn: 1.5 – 10 (mm).
- Vật liệu khung: Thép bề mặt sơn tĩnh điện, khung Inox.
- Dây băng tải: PVC hoặc PU.
- Công suất động cơ giảm tốc: 25W đến 2.2KW.


16


- Điện áp động cơ: 1 pha, 3 pha, bất kỳ điện áp theo yêu cầu.
- Vận tốc băng tải: 0.06 đến 4.5 (m/s).

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MƠ HÌNH BĂNG TẢI CON LĂN
3.1. Giới thiệu 1 số chi tiết của băng tải con lăn
3.1.1. Khung băng tải
Khung băng tải là một hệ thống dùng động cơ để kéo băng tải di
chuyển từ đó vận chuyển vật liệu trong khoảng cách vừa và lớn với các tải
trọng khác nhau một cách dễ dàng. Khung băng tải có nhiệm vụ giúp băng tải
ln vững chắc, an tồn, là bộ phận đỡ và lắp con lăn, các loại dây băng
tải. Được cấu tạo chủ yếu từ những khung sườn được đúc kết từ những vật

17


liệu chắc chắn, bền bỉ, khung băng tải có chức năng quan trọng nhất cho một
thiết bị vận tải hàng hóa tối ưu.
Các chất liệu cơ bản tạo nên khung băng tải
- Khung băng tải nhơm định hình
- Khung băng tải inox
- Khung băng tải sắt thép
3.1.2. Con lăn băng tải
Con lăn băng tải là một phần quan trọng của bất kỳ hệ thống băng tải
con lăn nào vì chúng được sử dụng để hỗ trợ di chuyển vật liệu hiệu quả. Các
con lăn băng tải là sản phẩm cơ khí chính xác có cấu trúc độc đáo, phụ kiện
hợp lý lắp ráp chính xác và có tuổi thọ dài. Các con lăn băng tải có khả năng
bơi trơn chống ma sát, chống va đập loại bỏ tiếng ồn và độ rung, chống bám

dính và chống ăn mịn, có bề mặt nhẵn rất dễ vệ sinh. Hiệu suất ổn định của
các con lăn có thể vận hành trơn tru tồn bộ bằng tải.
Cấu tạo của con lăn băng tải khá đơn giản, chỉ gồm ổ bi, bề mặt con
lăn, trục và một số linh kiện kèm theo. Con lăn được lắp vào trục với một ổ
bi, vịng ngồi ổ gắn chặt với con lăn, vòng trong gắn với trục. Một số loại
con lăn làm băng tải phổ biến hiện nay như: con lăn nhựa, con lăn inox, con
lăn thép, con lăn bọc cao su. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm và dùng cho
từng mục đích cụ thể khác nhau tùy vào yêu cầu của mỗi hệ thống.

18


Hình 3.1: Cấu tạo con lăn
Ưu điểm:
- Kết cấu cực kỳ đơn giản, gọn nhẹ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc lắp
đặt, bảo hành, sửa chữa và sử dụng.
- Kích thước nhỏ gọn, vận hành linh hoạt.
3.1.3. Các loại động cơ điện
Trong công nghiệp thường sử dụng nhiều loại động cơ song chúng ta
cần chọn loại động cơ sao cho phù hợp nhất để vừa đảm bảo yếu tố kinh tế
vừa đảm bảo yếu tố kỹ thuật. Dưới đây là 1 vải loại động cơ thường gặp:
- Động cơ điện một chiều: loại động cơ này có ưu điểm là có thể thay
đổi trị số của mơmen và vận tốc góc trong phạm vi rộng, đảm bảo khởi động
êm, hãm và đảo chiều dễ dàng... nhưng chúng lại có nhược điểm là giả thành
đắt, khó kiếm và phải tăng thêm vốn đầu tư để đặt thiết bị chỉnh lưu, do đó
được dùng trong các thiết bị vận chuyển bằng điện, thang máy, máy trục, các
thiết bị thí nghiệm ...
- Động cơ điện xoay chiều: bao gồm 2 loại: một pha và ba pha
+ Động cơ xoay chiều một pha có cơng suất nhỏ do đó chỉ phù hợp cho dân
dụng là chủ yếu

+ Động cơ xoay chiều ba pha: gồm hai loại: đồng bộ và không đồng bộ
- Động cơ ba pha đồng bộ có tụ điểm hiệu suất cao, hệ số tài lớn nhưng
có nhược điểm; thiết bị tương đối phức tạp, giá thành cao vì phải có thiết bị
phụ để khởi động động cơ, do đó chúng được dùng cho các trường hợp cần
công suất lớn (>100kW), và khi cần đảm bảo chặt chẽ trị số không đổi của
vận tốc góc.

19


×