Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tieu luan cao học môn quan hệ quốc tế,cải tổ liên hợp quốc nhu cầu khách quan của quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.94 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT: LIÊN HỢP QUỐC VÀ TIẾN TRÌNH CẢI TỔ........3
I. Vài nét về lịch sử hình thành Liên hợp quốc.............................................3
II. Một số nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu cải tổ Liên hợp quốc......3
1. Nguyên nhân khách quan...........................................................................3
2. Nguyên nhân chủ quan...............................................................................7
PHẦN THỨ HAI: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CẢI TỔ
LIÊN HỢP QUỐC.........................................................................................10
I. Thách thức đối với nỗ lực cải tổ LHQ......................................................10
PHẦN THỨ BA: THAM GIA CỦA VIỆT NAM TẠI LIÊN HỢP QUỐC
VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ....................................................................18
I. Tham gia, đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc............................18
II. Một số khuyến nghị để nâng tầm tham gia, đóng góp của Việt Nam tại
Liên hợp quốc................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................26

0


LỜI MỞ ĐẦU
Được thành lập từ năm 1945, ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới
thứ II, hơn 70 năm hình thành và phát triển, Liên hợp quốc (LHQ) đã có nhiều
đóng góp to lớn trong việc thực thi sứ mệnh gìn giữ hồ bình, an ninh, xây
dựng một trật tự thế giới công bằng, tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển bền vững
cho nhân loại. Tuy nhiên, trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp của
tình hình thế giới, LHQ đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề thuộc về lòng
tin của các quốc gia đối với vai trị duy trì hịa bình và khả năng ứng phó với
các thách thức tồn cầu mới và cũ, truyền thống và phi truyền thống về an
ninh và phát triển như biến đổi khí hậu, thiên tai, khủng bố, đói nghèo, dịch
bệnh, môi trường... Để thực thi hiệu quả hơn mục đích, tơn chỉ của mình,


LHQ cần phải được cải tổ một cách triệt để, toàn diện để phù hợp với tình
hình mới. Đây là địi hỏi bức thiết của cộng đồng quốc tế và của chính bản
thân LHQ.
Vấn đề cải tổ LHQ được đặt ra từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với nhiều
sáng kiến và thực tiễn đã bắt đầu kể từ sau "chiến tranh lạnh”. Tuy nhiên,
công cuộc cải tổ diễn ra một cách chậm chạp với những bước đi rất thận trọng
do khơng có sự đồng thuận giữa các nước thành viên về cách thức tiến hành
cải tồ LHQ. Thậm chí có những ý tưởng đối lập nhau giữa một bên muốn xóa
bỏ hồn tồn LHQ và một bên muốn LHQ thực sự trở thành một “Chính phủ
tồn cầu” (a full-fledged world government).
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5/2006, Cựu Tổng thư ký LHQ
Kofi Annan nói rằng, thời gian qua, những nỗ lực cải tổ LHQ đã đem lại
những thành cơng nhất định, trong đó có việc thành lập Uỷ ban Xây dựng hồ
bình và Hội đồng Nhân quyền. Tuy nhiên, quá trình cải tổ Ban Thư ký và
phương thức làm việc của LHQ đang gặp một số khó khăn do các nước thành
viên chưa đạt được nhất trí chung. Tại khố họp Đại hội đồng LHQ khoá 60

1


(4/2005), Tổng thư ký Kofi Annan đã đọc báo cáo về cải tổ LHQ với tựa đề
"Vì một nền tự do rộng lớn hơn: hướng tới Phát triển, An ninh và Nhân
quyền". Tiếp đó, trong Thơng điệp ngày 26/5/2005, nhân kỷ niệm 60 năm
thành lập LHQ, ông lại kêu gọi các nhà lãnh đạo của các nước thành viên
LHQ có những quyết định nghiêm túc, mạnh mẽ để cải cách tổ chức quốc tế
lớn nhất này.
Tân Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon (nhậm chức từ ngày
01/01/2007) cũng xác định việc cải tổ LHQ là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm và thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình. Ngày 01/6/2011,
ơng Ban Ki-moon đã bổ nhiệm ơng Atul Khare, người Ấn Độ, làm Trưởng

nhóm thực hiện cải tổ tại LHQ (Change Management Team - CMT) với
nhiệm vụ chính là thúc đẩy nỗ lực triển khai chương trình cải tổ theo hướng
tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả của tổ chức lớn nhất hành tinh này1.
Một số câu hỏi đặt ra là vì sao phải tiến hành cải tổ LHQ? Những yếu
tố nào tác động và đẩy mạnh quá trình cải tổ LHQ? Và, LHQ cần phải được
cải tổ theo hướng nào? Chuyên đề “Cải tổ Liên hợp quốc - nhu cầu khách
quan của quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh” được thực hiện
nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho các câu hỏi trên. Theo đó, Chun đề được
chia thành 03 phần chính. Phần thứ nhất đi sâu phân tích những nguyên nhân
khách quan và chủ quan dẫn tới nhu cầu bức thiết phải cải tổ LHQ với giới
hạn về thời gian là sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Phần thứ hai tập trung
vào định hướng và những nội dung, lĩnh vực cần cải cách trong hệ thống
LHQ. Phần thứ ba đánh giá sự tham gia của Việt Nam trong vấn đề cải tổ
LHQ hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị cụ thể nhằm nâng tầm tham gia,
đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực chung này.
Để thực hiện Chuyên đề, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu
tổng hợp các thơng tin; các chun đề; các bài viết có uy tín liên quan đến
chuyên đề đồng thời bằng hoạt động thực tiễn của LHQ thời gian qua.
Reform of the United Nations, Wikipedia

1

2


PHẦN THỨ NHẤT
LIÊN HỢP QUỐC VÀ TIẾN TRÌNH CẢI TỔ
I. Vài nét về lịch sử hình thành Liên hợp quốc
Ý tưởng thành lập Liên hiệp quốc được hình thành trong thời kỳ chiến
tranh thế giới thứ hai. Danh từ “Liên hiệp quốc” (United Nations) lần đầu tiên

xuất hiện trong bản Tuyên bố các quốc gia liên hợp, được 26 nước trong Mặt
trận Đồng minh chống Phát xít trong đó có Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc ký
ngày 01/01/1942 tại Oasinhtơn.
Ngày 30/10/1943, Hội nghị ngoại trưởng ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh
họp tại Mátxcơva ra tuyên bố thành lập tổ chức quốc tế thay thế Hội quốc liên
để duy trì hịa bình và phát triển quốc tế sau khi chiến tranh kết thúc. Từ tháng
8 đến tháng 10/1944, các đại diện Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc diễn ra ở
Đumbatơn (ngoại ô Oasinhtơn), quyết định thành lập một tổ chức quốc tế sau
chiến tranh với tên gọi Liên hợp quốc. Các đại biểu cũng thảo luận về tôn chỉ,
nguyên tắc, bộ máy của Liên hợp quốcII. Một số nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu cải tổ Liên hợp
quốc
1. Nguyên nhân khách quan
Cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh chứng kiến những thay đổi căn
bản với sự tan rã của thế giới hai cực tồn tại trong suốt thời gian dài kể từ sau
Thế chiến thứ II. Mặc dầu thế giới đang phát triển nhanh chóng theo hướng đa
cực, song đến nay cục diện đa cực chưa thực sự hình thành mà đang trải qua
thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới với hiện trạng "nhất
siêu, đa cường”. Trong đó, Mỹ là siêu cường duy nhất, trong khi Tây Âu
(EU), Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và phần nào Ấn Độ là những cường quốc.
Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các xu thế mới, tác động sâu
rộng, nhiều chiều đến đời sống quan hệ quốc tế cũng như nhu cầu cải tổ vai
trò, sứ mệnh và hoạt động của LHQ, cụ thể:

3


1.1. Xu thế dân chủ hóa quan hệ quốc tế

Sau sự tan rã của Liên Xô, cục diện thế giới hiện nay cho thấy không
phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối và đang ra sức điều

chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây
dựng Trật tự thế giới mới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên, sự trỗi
dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và phần nào là Ấn Độ, Brazil… đã làm thay
đổi tương quan lực lượng trên phạm vi toàn cầu. Các nước lớn đều có xu
hướng đi đầu thúc đẩy các tập hợp lực lượng để cạnh tranh ảnh hưởng, tạo vị
trí thuận lợi trong cục diện mới đang định hình, do đó đẩy nhanh xu thế dân
chủ hóa quan hệ quốc tế, trong đó các nước nhỏ ngày càng có vai trị, tiếng
nói quan trọng hơn tại các cơ chế, diễn đàn quốc tế, trong đó có LHQ.
Với vị thế quốc tế và tiềm lực ngày càng gia tăng của Nhật Bản, Đức và
các cường quốc mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, các nước này đều muốn
có quyền lực lớn hơn và thực chất hơn tại các tổ chức khu vực và quốc tế,
trong đó có LHQ, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an - cơ quan LHQ có quyền
lực cao nhất trong các vấn đề liên quan đến hịa bình và an ninh quốc tế. Kể từ
những năm đầu của thế kỷ 21, các nước này đã phối hợp thúc đẩy và triển
khai vận động mạnh các nước thành viên ủng hộ cải tổ LHQ, trong đó trọng
tâm là mở rộng ghế Ủy viên thường trực HĐBA LHQ. 2 Trong khi đó, các
nước đang phát triển muốn thúc đẩy cải cách LHQ nhằm bảo đảm tổ chức này
tôn trọng ý kiến, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thiết thân của họ.
1.2. Xu thế tồn cầu hóa
Q trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của khoa
học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong hơn hai thập kỷ qua đã
làm thay đổi thế giới. Nền tảng kinh tế toàn cầu có những chuyển dịch căn
bản và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và khoảng cách giàu nghèo
ngày càng gia tăng, kéo theo sự mâu thuẫn về quan điểm, lợi ích giữa nhóm
nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. Các nước giàu ca ngợi toàn
2

Cơ chế đặc quyền của các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ II - năm nước uỷ viên thường trực HĐBA LHQ
có quyền phủ quyết gồm Mỹ, Nga (kế thừa Liên Xô), Anh, Pháp và Trung Quốc.


4


cầu hóa và chỉ nhấn vào mặt thuận lợi của nó. Họ cho rằng đây là cơ hội để
các nước nghèo và các nước đang phát triển tranh thủ vươn lên thốt khỏi đói
nghèo và trở nên giàu có như những con rồng, con hổ châu Á... Còn các nước
nghèo và các nước đang phát triển thì lo lắng, trăn trở trước những khó khăn,
thách thức và mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hội nhập vào tiến trình này.
Tuy nhiên, cũng có một điểm chung là hầu hết các nước đều lo ngại
trước sự bá quyền của Mỹ trong tiến trình tồn cầu hóa. Tổng thống Pháp
Jacques Chirac kêu gọi một thế giới đa cực trong đó Liên minh châu Âu phải
trở thành một trong những cực mạnh nhất và kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hóa
Pháp cũng như văn hóa châu Âu trước sự thâm nhập và bành trướng mạnh mẽ
của văn hóa Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Vedrine cho rằng Mỹ hiện nay
đã trở thành "siêu siêu cường" (Hyperpower) vì Mỹ đã vượt trội các nước
khác cả về kinh tế, tiền tệ, công nghệ, quân sự, lối sống, ngơn ngữ và các sản
phẩm văn hóa đại chúng3. Quan điểm này được nhiều nước chia sẻ. Bộ
Trưởng Giáo dục Singapo Teo Chee Hean từng phát biểu tại cuộc hội thảo tại
Pháp nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) rằng:
"Điều bất hạnh là tồn cầu hóa thực tế là một sự Mỹ hóa".
Vì vậy, các nước nghèo và đang phát triển một mặt thừa nhận tồn cầu
hóa sẽ tiếp tục là xu thế nổi trội trong thế kỷ thứ XXI, nhưng địi hỏi tồn cầu
hóa phải đem đến những cơ hội đồng đều cho tất cả các nước, trước hết phải
xóa nợ cho các nước nghèo, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước
nghèo và đang phát triển có khả năng hội nhập vào tiến trình tồn cầu hóa.
Muốn vậy, các nước phát triển khơng được sử dụng các tổ chức và thể chế
quốc tế, đặc biệt là LHQ, để áp đặt các luật chơi có lợi cho họ và tất nhiên bất
lợi cho các nước nghèo và đang phát triển. Các nước nghèo và đang phát triển
đòi hỏi "tồn cầu hóa phải nhân văn hóa" và trong những thập kỷ tới LHQ và
các tổ chức quốc tế cần phải nỗ lực kiến tạo một thế giới hoà bình, thịnh

vượng, trong đó tất cả các nước nhất là các nước phát triển phải cùng quan
/>3

5


tâm giải quyết các vấn đề bức xúc đặt ra, đó là xóa đói giảm nghèo, an ninh
lương thực, nguồn nước, bảo vệ môi trường, chuẩn mực xã hội và sự đa dạng
văn hóa...
1.3. Sự xuất hiện những thách thức toàn cầu mới về an ninh và phát triển

Trước hết là những thách thức an ninh truyền thống ngày càng gay gắt
hơn, làm thay đổi quan niệm của nhiều nước về chủ quyền quốc gia và sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Những hành xử mang tính chất chủ nghĩa
đơn phương của các nước lớn, cùng với đó là chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa
Hồi giáo cực đoan... đang có chiều hướng gia tăng. Có thể kể đến Mùa xuân
Ả rập với sự can thiệp thô bạo của Mỹ và phương Tây nhằm thay đổi chính
thể ở một số quốc gia khu vực Trung Đông - châu Phi (Iraq, Lybia, Ai Cập,
Tunisia, Syria...); Kosovo tuyên bố độc lập, tách khỏi Serbia hay Nam Ossetia
và Abkhazia ly khai khỏi Georgia; hay thái độ ngang ngược, coi thường luật
pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông những năm gần đây. Trong hầu
hết các sự kiện nêu trên, LHQ dường như chỉ thể hiện được vai trò khá mờ
nhạt, khiến lòng tin của các quốc gia vào LHQ đang ngày một suy giảm.
Cùng với đó là những thách thức an ninh phi truyền thống tiếp tục diễn
biến phức tạp, tác động sâu sắc, nhiều chiều đến hịa bình và an ninh ở các
khu vực và toàn cầu, vượt ra ngoài tầm kiểm soát và khả năng giải quyết của
một quốc gia hay khu vực đơn lẻ. Đó là sự ỉ an rộng và nhanh của chủ nghĩa
khủng bố dưới sự lãnh đạo của Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) tại nhiều
quốc gia, khu vực trên thế giới như Pháp, Bỉ, Thái Lan, Philippines,
Singapore, Bangladesh...; những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu,

thiên tai, lũ lụt, hạn hán, an ninh năng lượng - nguồn nước - lương thực, dịch
bệnh, đói nghèo... Phải cơng bằng đánh giá LHQ đã có những đóng góp có ý
nghĩa trong việc thúc đẩy nỗ lực chung tồn cầu để ứng phó với các thách
thức này, song hiệu quả của các hoạt động trên thực tế chưa tương xứng với
sứ mệnh, trách nhiệm của một tổ chức lớn nhất thế giới.
2. Nguyên nhân chủ quan

6


Có thể nói, bên cạnh những thành quả đạt được, LHQ còn bộc lộ nhiều
điểm yếu kém, lỗi thời. Nguyên nhân chủ yếu nằm ngay trong cơ cấu tổ chức,
bộ máy nhân sự, phương thức làm việc, ngân sách tài chính... của tổ chức
này, khiến sức mạnh và hiệu quả hoạt động của LHQ bị hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu mới của một thế giới luôn biến đổi. Có thể nêu một số mặt
chủ yếu sau:
2.1. LHQ cịn mang đậm dấu ấn của trật tự thế giới cũ thời kỳ sau
chiến tranh thế giới thứ II, thể hiện ở vị thế chi phối của các nước thắng
trận. Hiến chương LHQ đề cập đến những “quốc gia thù địch” (chống các
nước đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ II) và nội dung này mới chỉ
được khoá họp năm 1994 của Đại hội đồng LHQ đề nghị xem xét “vào thời
điểm thích hợp”, mặc dù những “quốc gia thù địch” (như Đức, Ý, Nhật) từ lâu
đã trở thành những quốc gia thành viên có trách nhiệm của LHQ. Một điểm
bất cập khác là cơ chế đặc quyền dành cho 05 nước ủy viên thường trực
HĐBA LHQ là quyền phủ quyết. Chính cơ chế này đang bị nhiều quốc gia chỉ
trích mạnh mẽ và là một trong những nguyên nhân khiến các nước địi sớm
cải tổ LHQ.

2.2. Sứ mệnh gìn giữ hồ bình, an ninh, ngăn chặn khủng hoảng,
xung đột vũ trang hoặc chiến tranh - một trong những chức năng chủ yếu của

LHQ đang bị thách thức nghiêm trọng.
Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của LHQ trong lĩnh vực này kể
từ khi thành lập4, tuy nhiên trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng,
phức tạp và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường như hiện nay, LHQ đã bộc lộ nhiều yếu
kém, bất lực, ít tác dụng, hoặc bị chi phối, lợi dụng. Tiêu biểu như các cuộc xung
đột ở Bosnia - Herzegovina, Kosovo, Rwanda, Somalia, Afghanistan, và đặc biệt là
các cuộc xung đột ở Trung Đông... LHQ đều can dự nhưng tỏ ra bất lực hoặc kém
hiệu quả. Vào thời kỳ "chiến tranh lạnh”, phần lớn các cuộc khủng hoảng, xung đột
được dàn xếp ngồi khn khổ LHQ, tiêu biểu như chiến tranh Đông Dương.
Theo Báo cáo của Đại học Colombia năm 2014, Mỹ, kể từ khi thành lập, LHQ đã góp phần làm giảm 40%
các cuộc xung đột bạo lực, 80% các cuộc xung đột gây đổ máu nhiều nhất, 80% những cuộc diệt chủng và
thanh lọc sắc tộc, chính trị và thành cơng trong 2/3 chiến dịch gìn giữ hịa bình của tổ chức này.
4

7


Khơng ít các cuộc chiến tranh mà LHQ bị chi phối, lợi dụng trao quyền “uỷ nhiệm”,
như chiến tranh Triều Tiên (1950), chiến tranh Iraq (1991) làm cho thế giới rơi vào
tình trạng bị chia rẽ sâu sắc5.

2.3. LHQ ngày càng bộc lộ thực trạng thiếu dân chủ trong các hoạt
động thuộc hệ thống của tế chức này.
Nổi bật là, LHQ với 193 thành viên, về mặt lý thuyết, là 193 lá phiếu
có giá trị ngang nhau. Song trên thực tế lại không phải như vậy, cho dù các
nước đang phát triển, các nước thuộc “thế giới thứ ba” chiếm đa số áp đảo.
Quyền lực thực tế vẫn nằm trong tay các nước lớn, đặc biệt là 05 ủy viên
thường trực HĐBA. Các nước này đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chi phối
hầu hết các hoạt động trong khn khổ LHQ. Vì vậy, LHQ thường bị ví von
là “câu lạc bộ của các ơng lớn”. Vai trị, quyền lực của nhóm nước này có thể

dễ dàng nhận thấy qua việc lựa chọn ứng cử viên giữ chức Tổng Thư ký LHQ
- chiếc ghế quyền lực nhất tổ chức này. Chỉ cần một thành viên trong thường
trực HĐBA phủ quyết thì mọi việc sẽ khơng thể thực hiện được 6. Thậm chí,
khơng ít trường hợp, các nước lớn, nhất là Mỹ, không thực hiện các nghị
quyết của Đại hội đồng LHQ mặc dù đã được hầu hết các nước thành viên bỏ
phiếu thơng qua. Điển hình là Nghị quyết của LHQ về sự cần thiết chấm dứt
cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ đối với Cuba7, Mỹ đã liên
tục bỏ phiếu chống và không thực thi trong suốt hơn 20 năm qua. Tính chất
khơng ràng buộc của các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ cũng là một quan
ngại lớn của các nước thành viên.
Bên cạnh đó, các nước lớn ln nắm giữ những vị trí then chốt trong
thành phần của các cơ chế ra quyết định tại LHQ như Uỷ ban Ngân sách và
Tài chính, Tổng Thanh tra LHQ, Trợ lý Tổng thư ký tại Đại hội đồng (thường
là người Mỹ), Trợ lý Tổng thư ký tại HĐBA (thường là người Nga), Uỷ ban
Cải tổ Liên hợp quốc - tăng cường giữ gìn hịa bình, an ninh thế giới, Tạp chí Quốc phịng tồn dân,
31/10/2011.
6
Tổng thư ký LHQ Boutros Boutros-Ghali chỉ tại vị một nhiệm kỳ (1/1992 - 12/1996) vì khơng được sự ủng
hộ của Mỹ.
7
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ký sắc lệnh (proclamation) 3447 cấm vận Cuba vào ngày 03/2/1962 và có
hiệu ỉực ngày 07/2/1962.
5

8


chung (quyết định chương trình nghị sự của mỗi khố họp Đại hội đồng).
Nhân sự lãnh đạo tại phần lớn các tổ chức trong hệ thống LHQ cũng đều chủ
yếu do các nước phát triển nắm giữ như Chương trình phát triền LHQ

(UNDP), Quĩ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Chương trình lương thực thế giới
(PAM)...

9


PHẦN THỨ HAI
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CẢI TỔ LIÊN HỢP QUỐC
I. Thách thức đối với nỗ lực cải tổ LHQ
Cải tổ LHQ là nguyện vọng và mục tiêu chung của nhiều quốc gia trên
thế giới. Tuy nhiên, trong suốt hơn 70 năm qua, cho dù LHQ vẫn bị chỉ trích
là "một cơ cấu lỗi thời", song hầu như chưa có những cải cách đáng kể nào
được thực hiện và các nước vẫn chưa thể đi đến thống nhất về định hướng cải
tổ LHQ. Điều này cho thấy nỗ lực nâng cao vai trị, uy tín và hiệu quả hoạt
động của tổ chức này gặp phải những trở ngại khơng nhỏ. Có thể kể đến một
số thách thức, trở ngại chính sau:
1. Quyết định cải tổ LHQ hay không và cải tổ đến mức độ nào hay
trong những lĩnh vực nào lại nằm trong tay 05 ủy viên thường trực HĐBA.
Hay nói cách khác, bất kỳ sự sửa đổi nào trong Hiến chương LHQ hoặc
liên quan đến các vấn đề có tính chất quan trọng trong hệ thống của tổ chức
này đều phải được sự đồng thuận của 05 nước ủy viên thường trực HĐBA,
trong khi nhóm này không dễ từ bỏ hoặc chấp nhận chia sẻ đặc quyền này với
các thành viên khác. Đó là chưa kể đến sự khác biệt về quan điểm, lợi ích
giữa 05 nước thành viên này, thường là giữa một bên là Mỹ, Anh, Pháp và bên
kia là Nga, Trung Quốc, trong nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận tại Đại hội
đồng, HĐBA hay các cơ quan chuyên trách khác của LHQ, trong khi các
nước khơng thường trực thì khơng có quyền tương xứng.
2. Sự khác biệt về quan điểm, lợi ích giữa nhóm nước phát triển và
nhóm nước đang phát triển đang kéo chậm tiến trình cải tổ LHQ.
Thực tế những năm qua cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên

LHQ và giữa các nhóm nước, khu vực về những ưu tiên trong hoạt động của
LHQ cũng như nội dung, lĩnh vực cần cải tổ trong hệ thống tổ chức này. Các
nước phát triển thường coi trọng thúc đẩy giá trị dân chủ, nhân quyền, môi
trường, tự do hóa thương mại... trong khi các nước đang phát triển quan tâm
10


đến giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao
năng lực... Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao tìm được giải pháp đồng bộ,
hài hịa, vừa có thể đáp ứng được mọi lợi ích chung và riêng, cho tất cả các quốc
gia và khu vực. Song, dường như đây là nhiệm vụ bất khả thi và con đường cải
cách Liên hợp quốc sẽ còn mất rất nhiều thời gian để có thể đi tới đích.
3. Sự hạn chế về nguồn lực và những tác động, ảnh hưởng từ bên
ngoài cũng là một thách thức không nhỏ khi tiến hành cải tổ LHQ một
cách sâu rộng và toàn diện.
Hiện nay 82% số nguồn tài trợ cho Liên hợp quốc là của các khối và
các nước phát triển, như Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada... Những nước này hiện
đang bị chỉ trích là lạm dụng quyền để tác động, chi phối chương trình nghị
sự cải cách Liên hợp quốc theo hướng có lợi cho mình. Bên cạnh đó, quan hệ
phức tạp giữa các quốc gia thành viên bên ngoài hệ thống Liên hợp quốc cũng
là thách thức lớn bởi tính chất độc lập với Liên hợp quốc, nhưng có thể ảnh
hưởng đến cách thức hợp tác giữa các quốc gia này trong khuôn khổ Liên hợp
quốc nhằm đạt được mục tiêu chung. Những cuộc xung đột chính trị, quân sự,
lợi ích địa chính trị, khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn kinh tế - thương
mại là những thách thức tiềm tàng đối với các ưu tiên hợp tác giữa các nước
thành viên LHQ và sự nghiệp cải tổ chung của tổ chức này.
4. Mục tiêu và định hướng cải tổ Liên hợp quốc
Mục tiêu các nước thành viên đặt ra đối với tiến trình cải tổ LHQ là
nhằm đáp ứng có hiệu quả những thách thức của tình hình thế giới trong thế
kỷ XXI Mục tiêu và định hướng bao trùm được các nước thành viên nhất trí

là nhằm dân chủ hố, nâng cao hiệu quả và tính đại diện, minh bạch trong các
hoạt động của LHQ. Sau thời gian dài thảo luận và trên cơ sở tổng hợp các ý
kiến, nội dung liên quan đến cải tổ LHQ, có thể thấy nổi lên 04 lĩnh vực được
nhiều nước thành viên LHQ quan tâm như sau:
4.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động gìn giữ hồ bình
Kể từ khi thành lập đến nay, LHQ đã kết thúc hoạt động của 55 Phái bộ
11


gìn giữ hịa bình và hiện đang tiếp tục triển khai 16 Phái bộ khác tại các khu
vực châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu và Trung Đông với khoảng 100.000
binh sĩ từ nhiều quốc gia thành viên.8
Trước những diễn biến mới, phức tạp của tình hình thế giới trong hai
thập niên đầu của thế kỷ XXI, LHQ đứng trước đòi hỏi phải mở rộng hoạt
động của lực lượng gìn giữ hồ bình, tham gia giải quyết các cuộc xung đột
mới. Trong khi đó, LHQ đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tài
chính và binh lính. Hoạt động gìn giữ hồ bình, khơng chỉ bao gồm hoạt
động quân sự thuần tuý mà được mở rộng sang các nhiệm vụ mới như giám
sát bầu cử, hỗ trợ cứu trợ nhân đạo, giám sát trừng phạt, cấm vận... LHQ đã
từng xem xét đề nghị thành lập đội quân gìn giữ hồ bình thường trực thuộc
quyền quyết định của Tổng thư ký LHQ, nhưng ít nước thành viên hưởng
ứng vì lo ngại việc này sẽ vượt ra khỏi quyền quyết định của mình. LHQ
cũng bàn nhiều về việc thành lập đội qn gìn giữ hồ bình dự phịng trực
thuộc qn đội các quốc gia thành viên, sẵn sàng chịu sự điều động của
HĐBA LHQ. Đề nghị này đến nay mới được trên 30 nước trong tổng số 193
thành viên hưởng ứng.
Một lỗ hổng lớn trong hoạt động gìn giữ hịa bình của LHQ là việc xử
lý những vấn đề nảy sinh thời kỳ hậu xung đột. Hai cơ quan được cho là hoạt
động rất hiệu quả của LHQ là Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) và
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) được trang bị đầy đủ để gửi viện

trợ khẩn cấp đến những nơi vừa xảy ra thiên tai hoặc xung đột, trong khi
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) có thể hỗ trợ bằng những kế hoạch
kinh tế dài hạn. Tuy nhiên, đến nay khơng có cơ quan nào được phân công
làm nhiệm vụ lấp khoảng trống đang ngày càng lớn hơn giữa việc cứu trợ
khẩn cấp và kế hoạch dài hạn. Ý tưởng thành lập ủy ban Kiến tạo Hịa bình đã
được đề xuất như một tâm điểm cho sự phối hợp các hoạt động cứu trợ và
phân bổ hợp lý những khoản đóng góp của các tổ chức phi chính phủ và các
Nguồn: />
8

12


nhà tài trợ. Đối với những cuộc xung đột đang diễn ra, Tổng thư ký đã bổ
nhiệm những “đại diện đặc biệt” (Special Representative) có uy tín và sáng
tạo từ khắp các nước trên thế giới để đóng vai trị chủ chốt trong việc tìm ra
những giải pháp hịa bình tại những khu vực có xung đột. Do đó, việc thành
lập ủy ban Kiến tạo Hịa bình có thể sẽ làm cho công việc họ đang làm trở
nên hiệu quả hơn.
4.2. Đổi mới hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và phát triển
LHQ mong muốn tạo dựng một thể chế thuận tiện cho việc đạt được
nhất trí của các nước thành viên về các vấn đề kinh tế - xã hội và phát triển
nhằm điều phối có hiệu quả các chính sách và hoạt động của các cơ quan
thuộc hệ thống LHQ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, phát triển và nhân quyền.
LHQ đang nỗ lực cải tổ Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) nhằm nâng
cao quyền lực của cơ quan này đối với các tổ chức chun mơn và liên kết.
Nhưng cũng có những nước đề nghị giải tán cơ quan này, thay bằng Hội đồng
An ninh Kinh tế - Xã hội với cơ chế hoạt động và quyền hạn như HĐBA hiện
nay. Cơ quan Cao ủy LHQ về Nhân quyền thành lập năm 1993 đã được cải tổ
thành Hội đồng Nhân quyền LHQ vào ngày 15/3/2006 theo Nghị quyết

A/RES/60/251 của Đại hội đồng LHQ khóa 60. Nhiều nước thành viên cũng
đề nghị hoạt động của LHQ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, thương mại và
đầu tư cần gắn kết chặt chẽ với phát triển bền vững và ứng phó hiệu quả với
các thách thức tồn cầu.
4.3. Nâng cao tính đại diện, dân chủ hoá với trọng tâm là cải tổ
HĐBA LHQ
Theo quy định hiện hành, HĐBA là cơ quan chính trị quan trọng nhất
và hoạt động thường xuyên của LHQ, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì
hồ bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của HĐBA được thơng qua
mà phù hợp với Hiến chương LHQ thì các nước thành viên có nghĩa vụ phải
thi hành. HĐBA khơng phải phục tùng Đại hội đồng LHQ. Đã từng có nhiều
nước đưa ra những phương án khác nhau để cải tổ HĐBA. Nhiều nước thành
13


viên đề nghị nên quy định để HĐBA phải có trách nhiệm thực hiện nghị
quyết của Đại hội đồng LHQ. HĐBA thời gian qua đã giảm các cuộc họp kín,
trao đổi khơng chính thức, có thơng báo kịp thời về nội dung và quyết định,
các cuộc họp của mình.
Nhóm làm việc của LHQ về vấn đề mở rộng thành viên HĐBA đã có
nhiều cuộc họp, thương lượng về cơng việc cải tổ cơ quan này. Đã có nhiều ý
kiến cho rằng nên mở rộng từ 15 nước thành viên HĐBA hiện nay lên
khoảng 23 hoặc 25 nước. Ngoài 05 ủy viên thường trực, cịn có các ủy viên
khơng thường trực của HĐBA. Từ năm 1946 đến 1965, HĐBA chỉ có 06 ủy
viên không thường trực nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 ủy
viên với định mức dành cho châu Phi, châu Á, châu Mỹ, Tây Âu - mỗi khu
vực được 02 ủy viên. Riêng Đông Âu được 01 ghế và suất còn lại luân phiên
giữa châu Phi và châu Á. Các nước ủy viên không thường trực được chia làm
hai nhóm với nhiệm kỳ hai năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 05 thành viên
ra đi để nhường ghế cho 05 gương mặt mới. Các ủy viên không thường trực

HĐBA LHQ hiện tại gồm Angola (2016), Ai Cập (2017), Nhật Bản (2017),
Malaysia (2016), New Zealand (2016), Senegal (2017), Tây Ban Nha (2016),
Ukraine (2017), Uruguay (2017) và Venezuela (2016).
Cùng với những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, HĐBA
đang đứng trước yêu cầu mở rộng quy mô số ủy viên thường trực. Đây là vấn
đề gây tranh cãi nhiều nhất. Theo một số đề xuất gần đây, số ủy viên thường
trực có thể sẽ tăng thêm 05 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề
cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ và một quốc gia châu Phi (có
thể là Nam Phi hoặc Nigeria). Gần đây, đại diện một số quốc gia gợi ý rằng,
có thể 05 ủy viên thường trực mới sẽ không được trao quyền phủ quyết. Việc
cải tổ HĐBA, đặc biệt là việc mở rộng ủy viên thường trực và quy định lại
việc sử dụng quyền phủ quyết sẽ có tác động sâu rộng đến quyền lợi nhiều
nước thành viên. Các nước thành viên đều rất dè dặt, thận trọng. Những đề
xuất nêu trên vẫn còn nằm trong vịng tranh cãi, chưa có hồi kết và khó có thể
14


được giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, đây là vấn đề cốt lõi của công
cuộc cải tổ LHQ và có liên quan mật thiết tới các nỗ lực cải tổ khác. Để cải tổ
một cách triệt để và toàn diện, HĐBA cần cải cách cả về thành phần và
phương thức làm việc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của tất cả các nước thành
viên LHQ về việc bảo đảm dân chủ thực sự và tính cơng khai, minh bạch, để
mọi người có thể giám sát được cơng việc của cơ quan này.
4.4. Cải cách hệ thống nhân lực theo hướng tinh giản bộ máy, giảm
lãng phí, nâng cao hiệu quả, minh bạch và giải quyết khủng hoảng tài
chính của LHQ
Bộ máy LHQ nói chung, đặc biệt là Ban Thư ký nói riêng cịn q
cồng kềnh, chức năng chồng chéo, trong khi LHQ ln bị khủng hoảng tài
chính, nhiều nước cịn mắc nợ nghĩa vụ đóng góp hàng trăm triệu, thậm chí
hàng tỷ USD, nhất là Mỹ. Một số quan chức LHQ dính líu tham nhũng; tình

trạng binh lính, nhân viên LHQ phạm tội khi thi hành nhiệm vụ ở một số nơi,
khiến cho LHQ bị suy giảm uy tín. Tình trạng đó đã và đang được chấn chỉnh,
cải tổ theo hướng tinh giản bộ máy, giảm lãng phí, nâng cao chất lượng tuyển
chọn nhân viên, nâng cao hiệu quả công tác. Trọng tâm của việc giải quyết
khủng hoảng tài chính là cải tiến “thang” đóng góp, dựa trên khả năng đóng
góp thực tế của các nước thành viên, thay thế “thang” đóng góp hiện hành mà
nhiều nước cho là lỗi thời và khổng công bằng.
Hiện nay, LHQ đang hoạt động dựa trên một hệ thống biên chế chính
thức, nhưng lại không cho phép thi tuyển đầu vào trừ phi quốc tịch của nhân
viên mới đó là “thiếu tính đại diện” trong một lĩnh vực nào đó. Tuổi tuyển
dụng thấp nhất phải là 32, do đó ngay cả một sinh viên tốt nghiệp đại học xuất
sắc cũng khơng có cơ hội được tuyển dụng vì thiếu tuổi dự tuyển. Bản thân hệ
thống biên chế chính thức cũng đã có vấn đề, vì nó khơng cho phép tuyển dụng
những nhân viên mới với những kỹ năng mới. LHQ có tuổi về hưu bắt buộc là
62, và vì vậy đã từng có những nhận xét mỉa mai về qui định này: "Ngoài việc
chờ họ về hưu, chúng ta khơng cịn cách nào khác để thoát khỏi họ!".
15


Do đó, vấn đề cần thay đổi, cải tổ ở đây là LHQ nên chấp nhận tuyển
dụng những cán bộ chuyên môn đang làm việc thành đạt ở những tổ chức
kinh doanh và khu vực nhà nước, những người có thể đem những phong
cách, thói quen làm việc và tư duy mới mẻ đến cho LHQ. Ngoài ra, Tổng thư
ký LHQ cần phải có quyền tái phân cơng nhân viên đến những chương trình
cần nhân lực nhất của tổ chức, chứ khơng nên duy trì những vị trí cố định
khơng cần thiết như hiện nay. Và người đứng đầu một bộ phận cũng cần được
trao quyền quyết định trong việc tuyển chọn những nhân viên chủ chốt, và
sau đó phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của bộ phận mình, chứ
khơng nên để cho nhân viên được phân công một cách ngẫu nhiên. Một điều
quan trọng nữa là LHQ phải sử dụng hợp lý những tài năng nữ, và phải cải

thiện môi trường làm việc vốn đầy tai tiếng vì chuyện quấy rối tình dục, phân
cơng cơng việc khơng cơng bằng, và khơng cố gắng tìm kiếm những ứng cử
viên nữ phù hợp cho những vị trí lãnh đạo.
Cùng với đó, chức năng kiểm tốn và thanh sát trong hệ thống LHQ
cần có mức độ độc lập nhất định về chuyên môn đối với những tranh ỉuận
thường xảy ra tại Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội và ủy ban Ngân
sách và Tài chính của LHQ. Vụ bê bối về tài chính liên quan đến Chương
trình đổi dầu lấy lương thực (The Oil-for-Food Programme) trị giá nhiều tỷ
USD đã cho thấy sự cần thiết phải có những tiêu chuẩn hợp lý cho việc cơng
khai tài chính và tránh xung đột lợi ích giữa các nước cung cấp cho Chương
trình và nhân viên của Ban Thư ký, trong đó có cả những trường hợp tham
nhũng của các nhân viên LHQ.

16


PHẦN THỨ BA
THAM GIA CỦA VIỆT NAM TẠI LIÊN HỢP QUỐC
VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
I. Tham gia, đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc
Việt Nam chính thức gia nhập LHQ vào ngày 20/9/1977. Trong suốt
gần 40 năm là thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh này, Việt Nam ln
tích cực và tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động trong khuôn khổ hệ
thống LHQ, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác của các nước
thành viên để xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam luôn coi LHQ là
một diễn đàn đa phương quan trọng để tăng cường quan hệ với tất cả các
quốc gia trên thế giới, cùng bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương
LHQ vì hịa bình, hợp tác và phát triển, bảo đảm những lợi ích cốt lõi của
quốc gia và hài hịa với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Có thể thấy sự
chủ động, tích cực và những đóng góp nổi bật của Việt Nam trong các hoạt

động chung của LHQ và nỗ lực cải tổ tổ chức này qua một số mặt sau:
1. Việt Nam - một thành viên tích cực và trách nhiệm của Liên hợp quốc
Với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác, phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy và trách
nhiệm của các nước trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã chủ động tích cực
tham gia và được các nước bầu vào các cơ chế hoạch định chính sách của
LHQ, như ECOSOC (1997 - 2000), ủy ban Nhân quyền (2001 - 2003) và Hội
đồng Nhân quyền (2014 - 2016), Liên minh Viễn thơng quốc tế (2003 2007), Phó Chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA, phối hợp
với LHQ triển khai kế hoạch chung trong phát triển kinh tế - xã hội. Nổi bật
nhất là Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trị Ủy viên khơng thường trực
HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009. Trong nhiệm kỳ đó, Việt Nam đã đề cao
các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đồng thời thúc
đẩy hợp tác, giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, bảo vệ lợi ích chính
17


đáng của các bên liên quan; góp phần giảm căng thẳng và hỗ trợ giải quyết
các vấn đề hịa bình, an ninh tại nhiều khu vực trên thế giới. Trong thời gian
là Chủ tịch HĐBA LHQ vào tháng 7/2008, Việt Nam đã tổ chức và chủ trì
thảo luận mở về "Trẻ em và xung đột vũ trang" tại HĐBA. Sáng kiến này đã
được các nước đánh giá cao, thể hiện đóng góp thực chất và có trách nhiệm
của Việt Nam đối với LHQ.
Cùng LHQ gánh vác sứ mệnh gìn giữ hịa bình, an ninh quốc tế, Việt
Nam đã cử cán bộ tham gia Lực lượng gìn giữ hịa bình của LHQ làm nhiệm
vụ tại Phái bộ ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi 9. Việt Nam ủng hộ giải
trừ quân bị toàn diện và triệt để do LHQ đề ra, nghiêm túc thực hiện các
nghĩa vụ thành viên của các điều ước quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy
diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của HĐBA LHQ về báo cáo
các biện pháp thực hiện các điều ước này, phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt
nhân toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm hạt nhân

theo Hiệp ước Khơng phổ biến vũ khí hạt nhân.
2. Những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thực hiện nghĩa vụ
thành viên của Liên hợp quốc
Trong những năm qua, với những nỗ lực khơng ngừng nghỉ, vượt qua
những khó khăn, thách thức do trình độ phát triển cịn thấp, nhưng Việt Nam
ln tích cực triển khai thực hiện và hồn thành trước thời hạn các Mục tiêu
Thiên niên kỷ (MDGs), chủ động lồng ghép các mục tiêu này vào các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã hoàn thành sớm
một cách ấn tượng mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói 10,
đạt được mục tiêu thứ hai về phổ cập giáo dục tiểu học như tỷ lệ hoàn thành
tiểu học là 88,2% và tỷ lệ người dân từ 15 - 35 tuổi biết đọc biết viết là
98,5%11, hoàn thành mục tiêu về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị
Năm 2014, Việt Nam cử 02 sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hịa bình tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung
Phi.
10
Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm từ 14,2% năm 2010 xuống dưới 5% năm 2015 theo chuẩn nghèo giai đoạn
2011 - 2015; thiếu đói giảm xuống còn 6,9% (năm 2008), giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống còn 11,7% (năm
2011).
9

11

Nguồn: Báo Nhân dân điện tử ngày 06/05/2016.

18


thế cho phụ nữ. Trước tiến độ triển khai MDGs chưa đồng đều và còn chậm ở
nhiều nơi trên thế giới, những thành tựu của Việt Nam đã được các nhà lãnh
đạo Liên hợp quốc đánh giá cao, coi đây là một mơ hình tốt cho các nước

đang phát triển tham khảo. Hiện Việt Nam đang cùng các thành viên LHQ nỗ
lực triển khai Chương trình Nghị sự phát triển 2030 của LHQ được thông qua
tại Đại hội đồng LHQ khóa 70 (25/9/2015) với 17 Mục tiêu phát triển bền
vững và 169 mục tiêu cụ thể.
3. Việt Nam - nước thí điểm thực hiện mơ hình “Một LHQ tại Việt Nam”
Việt Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng và vai trị trung tâm của
LHQ trong ứng phó với các thách thức tồn cầu, qua đó ủng hộ sự phát triển
LHQ theo hướng ngày càng minh bạch, dân chủ để ứng phó tốt hơn với tình
hình mới. Tháng 01/2007, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon chính thức chọn
Việt Nam là một trong 8 nước thí điểm thực hiện sáng kiến “Một Liên hợp
quốc” (One United Nations) tại Việt Nam. Đây là sự tiếp nối của cả một quá
trình cải cách việc quản lý, sử dụng và nâng cao tính hiệu quả của nguồn lực
ODA, phản ánh sự chủ động, tính làm chủ của Chính phủ Việt Nam. Ngày
23/5/2015, Ngơi nhà chung LHQ đã được khánh thành, là một trong 6 trụ cột
của Sáng kiến cải tổ thống nhất hành động tại Việt Nam (gồm kế hoạch
chung, ngân sách chung, lãnh đạo chung, bộ quy tắc thực hành quản lý chung,
tiếng nói chung và ngơi nhà xanh - Một Liên hợp quốc).
Những đóng góp của Việt Nam tại LHQ đã góp phần nâng cao uy tín, vị
thế, vai trị của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm lợi ích, lập trường
quốc gia trên nhiều vấn đề quốc tế.
II. Một số khuyến nghị để nâng tầm tham gia, đóng góp của Việt Nam
tại Liên hợp quốc
Chặng đường hình thành và phát triển của LHQ trong hơn 70 năm qua
cho thấy tổ chức này sẽ tiếp tục là nền tảng không thể thiếu cho một nền hịa
bình bền vững, cơng bằng và thịnh vượng trên thế giới. Do đó, Việt Nam cần
tiếp tục đẩy mạnh tham gia các hoạt động của LHQ vừa để nâng tầm đóng
19


góp của ta vào nỗ lực chung nhằm thúc đẩy uy tín, vai trị của tổ chức này,

vừa tranh thủ hợp tác, hỗ trợ của LHQ để phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ
quốc, nâng cao vị thế quốc tế và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Để thực hiện tốt mục tiêu này, trong thời gian tới, chúng ta cần triển
khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh tham gia và đóng góp thoả đáng vào các nỗ lực
vì hồ bình, độc lập và phát triển.
Ta cần tham gia đầy đủ và thực chất hơn vào các cơ chế hoạch định
chính sách và các cơ chế, hội nghị trong khuôn khổ LHQ về phát triển kinh tế
- xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân
quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng
chống HIV/AIDS... nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của các nước thành
viên và của LHQ trong nỗ lực thực hiện Chương trình Nghị sự phát triển đến
2030 và các mục tiêu phát triển quan trọng khác.
2. Chủ động, tích cực hơn nữa trong nỗ lực cải tổ LHQ để phát huy
vai trò và thúc đẩy các lợi ích của ta
Tham gia bàn bạc, đề xuất hướng giải quyết, chủ động đối thoại, có
những đóng góp, sáng kiến cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn). Đặc biệt, cần tích
cực phối hợp với các nước thành viên, nhất là các nước ASEAN và các nước
có cùng quan điểm để đề ra định hướng và một số biện pháp cụ thể nhằm cải
tổ phương thức hoạt động của LHQ theo hướng ngày càng thiết thực, hiệu
quả, đáp ứng được lợi ích của các nước thành viên, nhất là các nước đang
phát triển.
3. Kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của ta, nhất là trên
các vấn đề nhân quyền, an ninh, lãnh thổ.
Trước tình hình chính trị - xã hội ổn định của Việt Nam, dân chủ, nhân
quyền luôn là chiêu bài được Mỹ và phương Tây thường xuyên lợi dụng để
chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của ta, thúc đẩy “diễn biến hịa
bình”. Trong bối cảnh đó, cơng tác đấu tranh ngoại giao trong các vấn đề dân
20



chủ, nhân quyền cần được triển khai một cách bài bản, tích cực, chủ động, có
hiệu quả thơng qua các biện pháp, hình thức đấu tranh linh hoạt, có sự tham
gia và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong và ngoài nước.
Đặc biệt là cần phát huy vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền
LHQ, chủ động đấu tranh ngăn chặn Mỹ và phương Tây lợi dụng cơ chế này
để đưa ra các nghị quyết về tình hình nhân quyền Việt Nam. Cần tiếp tục ứng
cử và vận động các nước bầu Việt Nam vào các cơ chế quan trọng của LHQ
trong thời gian tới, như Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Nhân quyền,
Uỷ ban Phát triển Xã hội, Uỷ ban về Tình trạng Phụ nữ… để nâng cao vị thế
của Việt Nam và tận dụng tốt lợi thế là thành viên của các cơ quan này nhằm
vơ hiệu hố âm mưu của các thế lực thù địch chống phá ta tại các diễn đàn
này. Trong quá trình tham gia các cơ chế này, ta cần tích lũy và học hỏi kinh
nghiệm từ các nước thành viên để nghiên cứu, áp dụng các hình thức đấu
tranh mới, linh hoạt hơn để đề cao vị thế của ta và hạn chế can thiệp tác động
từ bên ngoài.
4. Tiếp tục thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý các vấn đề
nhạy cảm, tránh căng thẳng, đối đầu với các nước, nhất là các nước lớn.
Ta cần chủ động hơn trong việc xử lý, có sự phối hợp chặt chẽ trong
nước và tranh thủ nhiều bạn bè có cùng quan điểm nhằm thực hiện chủ trương
của ta về các vấn đề liên quan (thể hiện quan điểm nhất quán của ta về giải trừ
quân bị vũ khí huỷ diệt hàng loạt, ủng hộ giải quyết hịa bình các tranh chấp
quốc tế, cải tổ LHQ, đề cao vai trị của chủ nghĩa đa phương...). Chủ động,
tích cực tham gia theo dõi và cùng các nước đóng góp vào q trình bàn bạc
và xử lý nhiều vấn đề mới nổi lên, thay vì bị động ngồi chờ các nước định
đoạt cách thức xử lý vấn đề xong rồi mới tham gia. Với một số nước lâu nay
ta chưa thực sự có quan hệ đối tác trên các vấn đề chính trị, ta cần chủ động
tỏ thái độ hợp tác và ủng hộ trên một số vấn đề không gây cấn đối với ta để
tranh thủ thiện cảm, sự ủng hộ của các nước này đối với những vấn đề thuộc
quan tâm, lợi ích của ta.

21


5. Tiếp tục huy động hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của LHQ cho các
yêu cầu mới của ta về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
Trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn
diện, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định
để phát triển, ta cần tập trung tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong hệ
thống phát triển LHQ, đặc biệt là các dự án viện trợ của LHQ, để nâng cao
trình độ năng lực sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật, như
các dự án của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho trồng rừng và
nâng cấp đê biển, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng... Do viện trợ từ các tổ chức
thuộc hệ thống LHQ thường không kèm điều kiện ràng buộc nào nên ta cần
tích cực tận dụng để hỗ trợ hoạch định chính sách trên những lĩnh vực cần
thiết, đơi khi nhạy cảm song ta cịn yếu hoặc thiếu, như thuỷ lợi, nông nghiệp
và thực phẩm, lâm nghiệp, thương mại, viễn thơng… Các cơng trình nghiên
cứu, quy hoạch này sẽ là cơ sở có giá trị cho việc xây dựng định hướng của
Việt Nam trong thời gian tới. Ta cũng cần tranh thủ ý kiến tư vấn của các
chuyên gia có kinh nghiệm của các tổ chức của LHQ để soạn thảo nhiều bộ
luật, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng khác, đặc biệt trong bối cảnh ta
vừa ký kết và chuẩn bị thực thi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do
(FTA) thế hệ mới, nổi bật là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
và FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
6. Cần sớm xây dựng định hướng vêu cầu sự hỗ trợ của LHQ với
tầm nhìn dài hạn
Trong đó ưu tiên chuyển mạnh từ hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ, cung cấp tư vấn... sang hỗ trợ các biện pháp cải cách về chính sách, thể
chế kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nền hành chính cơng, luật pháp,
lập kế hoạch đầu tư và phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng... Cùng với
đó là thúc đẩy sự hỗ trợ của các tổ chức trong hệ thống LHQ đối với Việt

Nam trong các lĩnh vực phát triển bền vững, ứng phó với các thách thức tồn
cầu như biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước, năng lượng, môi trường
22


và đa dạng sinh học.
7. Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công
tác đối ngoại đa phương.
Đây là một đòi hỏi tất yếu và cần có sự quan tâm của Lãnh đạo Cấp cao
và các Bộ, ngành, cần kết hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo, bồi dưỡng thường
xuyên với đào tạo, bồi dưỡng tăng cường theo hướng giúp cán bộ có nền tảng
kiến thức rộng, trình độ ngoại ngữ tốt và khả năng phân tích, tổng hợp các
diễn biến riêng lẻ để đưa ra các nhận định chính xác. Đồng thời, cần quan tâm
đặc biệt bồi dưỡng cán bộ trẻ để hướng cán bộ phát triển theo các hướng khác
nhau và theo thế mạnh của mỗi cá nhân, hướng cán bộ đi chuyên sâu hơn vào
một số lĩnh vực của ngoại giao đa phương như giải trừ qn bị, gìn giữ hồ
bình, mơi trường, phát triển... trong khi vẫn tiếp tục bồi dưỡng cán bộ theo
chiều rộng.
8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đối ngoại đa phương
Tuyên truyền là hoạt động ngày càng cần thiết trong ngoại giao đa
phương nhằm góp phần giúp quần chúng nhân dân theo dõi sát các hoạt động
của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết về những quyết
sách của Việt Nam trên những vấn đề phức tạp tại các cơ quan này và nâng
cao niềm tin vào đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta. Sự tham gia của các cơ quan truyền thông cũng giúp dư luận quốc tế
hiểu hơn về chính sách đối ngoại, nỗ lực đóng góp xây dựng của Việt Nam,
qua đó góp phần tăng cường quan hệ của ta với các đối tác. Cùng với đó, ta
cần chú trọng phát triển quan hệ và tăng cường hợp tác với các cơ quan, hãng
thơng tấn nước ngồi, nhất là các hãng thơng tấn, báo chí có uy tín, để cung
cấp thơng tin kịp thời, chính xác, tạo sự tin cậy và tranh thủ tuyên truyền chủ

trương, chính sách và quan điểm, lập trường của ta trên các vấn đề quốc tế
quan tâm.
Hòa vào dịng chảy của lịch sử và với chính sách đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa cũng như nỗ lực vượt bậc và sự chuẩn bị kỹ
23


lưỡng của Việt Nam, chúng ta hồn tồn có thể tự hào và tin tưởng Việt Nam
có đủ khả năng tham gia và tham gia hiệu quả vào các hoạt động của tổ chức
đa phương lớn nhất hành tinh này, phấn đấu phát huy vai trị của Liên hợp
quốc vì lợi ích chung của mọi dân tộc./.

24


×