Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

tiểu luận Cuộc Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1947 – 1989)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.11 KB, 46 trang )

Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc thiết lập lại trật tự thế giới, ổn định lại hoà bình cho các dân tộc
là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách nhất được tiến hành sau mỗi
cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), trật
tự hai cực Ianta đã hình thành mà nội dung quan trọng nhất của nó là cuộc
“chiến tranh lạnh”.
“Chiến tranh lạnh” là cuộc xung đột giữa hai khối chính trị, quân sự
Đông – Tây do Liên Xô và Mĩ đứng đầu với hình thức đặc biệt: vừa hoà bình,
vừa không hoà bình, trong đó Liên Xô và Mĩ là hai nhân vật chính và mối
quan hệ giữa hai bên là nội dung cơ bản của cuộc chiến tranh lạnh. Đó là
cuộc chiến tranh diễn ra trên phạm vi thế giới, trong đó châu Âu là chiến
trường đấu tranh chủ yếu.
Nước Đức - một nước lớn nằm ở trung tâm châu Âu với số dân
đông và tiềm năng phát triển công nghiệp lớn với nguồn tài nguyên khoáng
sản giàu có ở phía Tây. Hơn thế, nước Đức còn có một vị trí địa lý đặc biệt:
nằm giữa trung tâm châu Âu, giáp giới giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau
là XHCN và TBCN. Chính vì thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề
Đức không chỉ nổi lên là một trong những vấn đề hàng đầu cần phải giải
quyết có liên quan tới hoà bình và an ninh các dân tộc trên thế giới, nhất là
nhân dân châu Âu, mà đó còn là vấn đề trọng tâm của cuộc đấu tranh giữa hai
khối Đông – Tây trong cuộc chiến tranh lạnh.
Nghiên cứu về vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ giúp
chúng ta làm sáng tỏ những diễn biến chằng chéo, phức tạp của một vấn đề
quan trọng trong quan hệ quốc tế tứ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Thứ hai, nghiên cứu về việc giải quyết vấn đề Đức từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai còn giúp chúng ta thấy được nội dung và diễn biến của
cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây mà chủ yếu là giữa Liên Xô


và Mĩ. Qua đó, vạch rõ tính chất phản động của Mĩ và các nước phương Tây
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

trong việc chia cắt nước Đức, âm mưu khôi phục lại chủ nghĩa quân phiệt
Đức, đưa Tây Đức vào khối NATO, biến Tây Đức thành tiền đồn ngăn chặn
ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu. Đồng thời cũng nhằm làm hiểu
rõ tinh thần đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và các nước XHCN khác trong
việc đấu tranh đòi thống nhất nước Đức, giải quyết hoà bình vấn đề Đức, xây
dựng nước Đức thành một nước hoà bình và dân chủ trên thế giới.
Bài tiểu luận chính là nhằm đạt những mục đích đó.
2.Lịch sử vấn đề
Mặc dù vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những
năm 90 của thế kỷ XX luôn là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị châu
Âu và trong quan hệ quốc tế, nhưng việc nghiên cứu nó là một việc làm khó.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề Đức không phải là một việc làm
mới, tuy nhiên, trong những cuốn sách giáo trình hay sách chuyên khảo viết
về quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, vấn đề Đức chỉ
được đế cập theo từng mảng nhỏ, theo từng giai đoạn của cuộc chiến tranh
lạnh, không hệ thống.
Như trong sách giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Nguyễn Anh
Thái chủ biên), vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chỉ được đề
cập tới trong phần “Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nửa đẩu những năm 70”,
nhưng cũng không hệ thống. Trong phần “Quan hệ quốc tế từ nửa sau những
năm 70 đến năm 1995” vấn đề Đức còn không được đề cập đến.
Hay trong cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế” của Phạm Giảng, tuy
cũng đã đi vào nghiên cứu vấn đề Đức trong các hội nghị quốc tế nhưng chỉ
mới dừng ở thông sử mà chưa hệ thống cả vấn đề theo trình tự thời gian theo
nội dung chính của quan hệ quốc tế thời kỳ này.
Hay trong cuốn “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” (Vũ Dương

Ninh chủ biên), vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng được đề cập
đến trong chuyên đề “Cuộc Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

(1947 – 1989)”. Tuy nhiên nó cũng chỉ được trình bày là một nội dung nhỏ
trong những nội dung thuộc từng giai đoạn của cuộc chiến tranh lạnh.
Còn trong cuốn “Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990”
(Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam), vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới thứ
hai tuy có được trình bày một cách cụ thể hơn ở từng nội dung giải quyết vấn
đề Đức, nhưng vẫn chưa có hệ thống mà trong từng giai đoạn của quan hệ
quốc tế trong những năm 1945 – 1990.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh của hai khối Đông - Tây
mà chủ yếu ở đây là của Liên Xô và Mĩ trong diễn biến của “chiến tranh
lạnh” thông qua việc giải quyết vấn đề Đức.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, nghiên cứu cuộc đấu tranh của hai khối Đông – Tây
đứng đầu là Liên Xô và Mĩ qua việc giải quyết vấn đề Đức trong cuộc chiến
tranh lạnh.
Về thời gian, nghiên cứu vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1990.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu: phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp luận sử học macxit, phương pháp
vận dụng quan điểm lập trường của Đảng khi tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp như:
phương pháp tổng hợp, phương pháp phan tích, phương pháp so sánh…
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương:

Chương I: Việc giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1947.
Chương II: Sự chia cắt nước Đức và âm mưu phục hồi chủ nghĩa
quân phiệt Tây Đức (1947 – 1972).
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Chương III: Từ thừa nhận lẫn nhau giữa CHLB Đức và CHDC Đức
đến sự thống nhất nước Đức (1972 – 1990).
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỨC TRONG
NHỮNG NĂM 1945 – 1947
1. Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Đức trong chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh là cuộc xung đột giữa hai khối chính trị, quân sự
lớn Đông – Tây đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Đó là cuộc chiến tranh do Mĩ
khởi xướng, diễn ra trên phạm vi toàn cầu với hình thức vừa là hoà bình, vừa
là phi hoà bình, trong đó hai siêu cường Xô – Mĩ là hai diễn viên chính của
chiến tranh lạnh và quan hệ của hai bên đã trở thành nội dung hạt nhân của
chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây mà đứng đầu là Liên Xô
và Mĩ bùng nổ do nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố quốc tế, yếu tố
quốc gia, yếu tố cá nhân…, trong đó nhân tố ý thức hệ là một trong những
nguyên nhân quan trọng. Sự đối lập căn bản về ý thức hệ giữa Liên Xô và Mĩ
với một là nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) lớn nhất, một là nước tư bản chủ
nghĩa (TBCN) lớn nhất lúc bấy giờ đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Chịu sự
chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước Xô và Mĩ đã dựa vào tiến triển của
chiến tranh thế giới thứ hai và cục diện thế giới sau chiến tranh để ra sức mở

rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ya thức hệ của bản thân, ở những khu vực
mà khả năng cho phép để xây dựng và duy trì chế độ giống như của mình.
Nước Đức – nơi phát sinh ra hai cuộc chiến tranh thế giới, nơi phát
sinh ra lò lửa chiến tranh phát xít gây bao thảm hoạ cho các dân tộc trên thế
giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề Đức luôn nổi lên là một trong
những vấn đề hang đầu cần phải giải quyết có liên quan đến hoà bình và an
ninh các dân tộc trên thế giới.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Mặt khác, nước Đức có một vị trí địa lý đặc biệt: nước Đức là một
nước lớn nằm ở trung tâm châu Âu, tiền đồn giáp giới giữa hai hệ thống xã
hội đối lập nhau: TBCN và XHCN. Do đó, việc tổ chức lại nước Đức sau
chiến tranh là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định vận mệnh của đời sống
chính trị châu Âu bởi việc nước Đức đi theo con đường XHCN hay TBCN sẽ
ảnh hưởng cực kì sâu sắc đến tình hình chính trị châu Âu. Hơn thế, việc Đức
đi theo con đường TBCN hay XHCN còn ảnh hưởng tới tương quan lực
lượng giữa hai hệ thống TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu vì Đức
là một nước lớn, dân số đông, lại có tiềm năng phát triển, đặc biệt là tiềm
năng phát triển công nghiệp với những mỏ khoáng sản lớn của vùng công
nghiệp Rua. Bởi thế, việc nước Đức đi theo con đường TBXN hay XHCN là
vấn đề mấu chốt và cũng là thực chất của cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống
nhằm giải quyết vấn đề Đức.
Trong việc giải quyết vấn đề Đức, các nước tư bản phương Tây do
Mĩ đứng đầu muốn nước Đức đi theo con đường TBCN, xây dựng nước Đức
thành một tiền đồn, một lá chắn ngăn chặn ảnh hưởng củ chủ nghĩa cộng sản
ở châu Âu. Còn các nước XHCN mà đứng đầu là Liên Xô thì muốn xây dựng
nước Đức thành một nước dân chủ, hoà bình. Cuộc đấu tranh giữa hai khối
Đông – Tây đứng đầu là Liên Xô và Mĩ trong việc giải quyết vấn đề Đức
chính là một trong những nội dung quan trọng của cuộc chiến tranh lạnh diễn

ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 80 đầu thập niên 90
của thế kỷ XX.
1.2.Những thoả thuận của các cường quốc trong việc giải quyết vấn đề
Đức trong những năm 1945 – 1947
Do tầm quan trọng của vấn đề Đức nên ngay từ khi cuộc chiến tranh
thế giới đang diễn ra và ngay sau khi nó kết thúc, các hội nghị quốc tế giữa
các cường quốc đã được triệu tập để thoả thuận với nhau về các biện pháp
trong việc giải quyết vấn đề Đức.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

1.2.1. Những thoả thuận trong Hội nghị Ianta về vấn đề Đức
Tháng 2/1945, trong khi Hồng quân Liên Xô và quân đội Đồng
minh Mĩ – Anh đang ra hết sức tiến quân nhanh về Béclin thì tại Ianta (Crưm,
Liên Xô), Hội nghị tam cường Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp từ ngày 4 đến
12/2/1945. Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô -
Stalin, Tổng thống Mĩ – Rudơven, Thủ tướng Anh – Sơcxin.
Hội nghị đã thống nhất ý kiến về việc tiếp tục chiến tranh để đánh
bại phát xít Đức trên các chiến trường và buộc Đức phải đầu hang vô điều
kiện, thông qua những kế hoạch quân sự của ba nước đồng minh nhằm đánh
bại phát xít Đức. Hội nghị cũng ra tuyên bố: Nước Đức phát xít đã bị cáo
chung và quân đội phát xít Đức sẽ phải trả giá đắt hơn cho thất bại của mình
nếu chúng tiếp tục tìm cách phản kháng một cách vô vọng.
Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, theo kế hoạch đã thoả
thuận, lực lượng của ba cường quốc sẽ chiếm đóng các khu vực đã được phân
chia theo nghị định thư mà ba nước đã ký từ ngày 12/9/1944 tại Hội đồng tư
vấn châu Âu. Cụ thể: nước Đức sẽ chia thành ba vùng do ba nước chiếm
đóng, trong đó, Liên Xô sẽ chiếm đóng phần phía Đông, Mĩ chiếm đóng phần
phía Tây. Đối với thủ đô Béclin, mặc dù nằm hoàn toàn ở phía Đông nhưng
Béclin không hoàn toàn thuộc và vùng đất kiểm soát của Liên Xô mà bị chia

thành ba khu vực chiếm đóng của ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh, trong đó Liên
Xô chiếm đóng Đông Béclin, còn Mĩ, Anh chiếm đóng Tây Béclin. Đứng đầu
các khu vực chiếm đóng của mỗi nước là các Tổng chỉ huy. Và để quản lý
các vấn đề chung của nước Đức, một Hội đồng kiểm soát được thành lập bao
gồm các Tổng chỉ huy ở các khu vực chiếm đóng của các nước đồng minh.
Hội đồng này có chức năng đảm bảo sự thống nhất hành động của các Tổng
chỉ huy các khu vực chiếm đóng ở mức độ có thể. Và trụ sở chính của Hội
đồng kiểm soát sẽ đóng tại Béclin. Bên cạnh đó, ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh
còn thống nhất việc mời Pháp là thành viên thứ tư của Hội đồng nếu Pháp
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

muốn. Ranh giới khu vực kiểm soát của Pháp sẽ được bốn chính phủ quyết
định thong qua đại diện của mình tại Hội đồng tư vẫn châu Âu.
Về việc bồi thường thiệt hại chiến tranh do Đức gây ra, ba nước đều
cho rằng Đức có nhiệm vụ bồi thường vật chất trong phạm vi có thể. Những
nước được nhận bồi thường trước tiên là các nước phải gánh chịu hậu quả
nặng nề của cuộc chiến tranh, đồng thời có công lớn trong việc đánh bại phát
xít Đức. Việc bồi thường có thể được tiến hành bằng ba hình thức: thanh toán
một lần từ tài sản quốc gia của Đức, cung cấp hang hoá hằng năm trong thời
hạn nhất định hoặc sử dụng nhân công Đức. Một Hội đồng chuyên giải quyết
việc bồi thường thiệt hại chiến tranh sẽ được thành lập. Hội đồng này sẽ bàn
bạc về phạm vi và biện pháp thiệt hại do Đức gây ra đối với các nước đồng
minh. Hội đồng bao gồm đại diện của các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, và sẽ
được thành lập tại Matxcơva trong thời gian thích hợp.
Như vậy, ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn tiếp tục
với quy mô và phạm vi lớn, các nước đồng minh đã họp bàn để định đoạt số
phận của nước Đức sau này. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng của việc giải
quyết vấn đề Đức.
1.2.2. Những thoả thuận trong Hội nghị Postdam về vấn đề Đức

Đêm mùng 8 rạng sang 9/5/1945, phát xít Đức ký văn kiện đầu hang
đồng minh không điều kiện. Các nước đồng minh đã đạt được mục tiêu quan
trọng là đánh chiếm được Đức, buộc Đức đầu hang không điều kiện. Việc
tiếp theo là phải được giải pháp lâu dài cho tương lai nước Đức. Vì vậy, từ
ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh triệu tập hội
nghị ở Postdam (phía Đông nước Đức). Trọng tâm của cuộc hội nghị là thảo
luận để ra quyết định cuối cùng về việc lập lại trật tự ở Đức sau chiến tranh.
Đây cũng là cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng của ba cường quốc
trong liên minh chống phát xít. Đại diện của Liên Xô là Stalin, đại diện của
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Mĩ là Truman, đại diện của Anh ban đầu là Thủ tướng Sơcxin nhưng đến
ngày 28/7 bị thay thế bởi Átli (sau cuộc bầu cử vào Hạ nghị viện Anh).
Trong đến ngày mùng 1 rạng sáng mùng 2/8/1945, ba nguyên thủ
quốc gia của Liên Xô, Mĩ, Anh đã cùng nhau ký vào “Biên bản hội nghị
Postdam”. Kết quả của các cuộc hội đàm tại Hội nghị Postdam được đúc kết
trong một thông cáo chung được gọi là “Hiệp ước Postdam”. Hiệp ước này
bao gồm các quy định cụ thể về chính trị, kinh tế nước Đức, cũng như trách
nhiệm bồi thường chiến tranh của nước Đức cho các nước đồng minh.
Về chính trị, mục đích chủ yếu của Hiệp ước Postdam là không
được để cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể bị châm ngòi bởi
nước Đức. Nhằm thực hiện mục đích đó, các nước đồng minh quyết định:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt Đức,
không để cho Đức lại uy hiếp các nước láng giềng, đe doạ nền an ninh của
các dân tộc và sự nghiệp hoà bình.
- Trừng phạt tội phạm NAZI và tội phạm chiến tranh.
- Là trong sạch đời sống văn hoá, chính trị, tinh thần trên toàn lãnh
thổ Đức.
- Khuyến khích sự phát triển của các công đoàn dân chủ, tự do, quyền

tự do báo chí và ngôn luận, giúp cho sự phát triển của các lực lượng dân chủ, lấy
việc đó để chuẩn bị cho việc xây dựng đời sống chính trị Đức trên cơ sở dân chủ
làm tiền đề cho nền hoà bình vững chắc ở châu Âu và vị thế của nước Đức trong
cộng đồng các dân tộc tự do và hoà bình trên thế giới.
- Trước khi thành lập một chính phủ trung ương của Đức thì thành
lập những cơ quan hành chính trung ương để trông coi những vấn đề tài
chính, giao thông vận tải, ngoại thương và công nghiệp; phân tán chính
quyền cho các châu thiết lập chế độ tự trị địa phương.
Về kinh tế, mục đích của Hiệp ước Postdam là thủ tiêu tất cả những
ngành kĩ nghệ có thể sử dụng vào việc sản xuất chiến tranh. Cụ thể:
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

- Xoá bỏ sự tập trung ở mức độ cao của các thế lực kinh tế độc
quyền dưới mọi hình thức và tước bỏ quyền lực của chúng vì đó là những “lò
lửa nguy hiểm” của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
- Quy định nền công nghiệp của Đức phải được chuyển hoàn toàn
sang công nghiệp hoà bình, chủ yếu là phát triển các ngành công nghiệp sản
xuất hàng dân dụng nội địa.
- Các nước đồng minh sẽ kiểm soát các ngành sản xuất kim khí, máy
móc, hoá chất.
Về bồi thường chiến tranh, số tiền mà Đức phải bồi thường được đặt
ra là 20 tỷ USD. Liên Xô là nước bị thiệt hại nặng nề nhất về người và của,
đồng thời cũng là nước có công lao lớn nhất trong cuộc chiến tranh tiêu diệt
phát xít Đức nên sĩ nhiên phải đặt yêu cầu được bồi thường chiến tranh nhiều
nhất. Mĩ thì cho rằng số tiền 20 tỷ USD đặt ra cho Đức lúc này là không thực
tế. Nhưng cuối cùng, Mĩ và Anh cũng chấp nhận 50% số tiền này là để trả
cho Liên Xô. Liên Xô nhận bồi thường bằng nền kinh tế khu vực mà mình
chiếm đóng và 10% từ nền công nghiệp sản xuất hang dân dụng ở khu vực
phía Tây và 15% nhận bằng lương thực và chất đốt. Nhưng trong thực tế, Mĩ

chỉ chuyển bồi thường cho Liên Xô cho đến tháng 5/1946, sau khi Liên Xô
ngừng cung cấp thực phẩm cho khu vực phía Tây thì việc chuyển giao này bị
đình lại.
Tóm lại, Hội nghị Postdam đã đưa ra được những quyết định quan
trọng về việc giải quyết vấn đề Đức. Những quyết định của Hội nghị là hoàn
toàn phù hợp với quyền lợi của nhân dân các nước, kể cả nhân dân Đức, tạo
ra cơ sở pháp lý quốc tế cho cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ chống
phát xít ở Đức. Nội dung chủ yếu của các quyết định là nhằm dân chủ hoá,
phi quân sự hoá nước Đức, tạo điều kiện cho nhân dân Đức có thể xây dựng
lại một nước Đức hoà bình và dân chủ.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Nhưng chỉ có Liên Xô thực hiện một cách trung thành và nhất quán
những điều đã thoả thuận ở Hội nghị Postdam. Do bản chất đế quốc chủ
nghĩa và khuynh hướng chống CNXH, các nước Mĩ, Anh, Pháp không những
không thi hành những quyệt nghị của Hội nghị Postdam mà còn phá hoại
những quyết nghị đó, phá hoại sự hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết
vấn đề Đức, dung túng, tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tư bản độc quyền và
bọn quân phiệt miền Tây nước Đức củng cố địa vị của chúng, chuẩn bị cơ sở
cho việc chia cắt nước Đức.
1.3. Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1947.
1.3.1. Xử tội phạm chiến tranh NAZI ở Nuyrămbe
Do đấu tranh của Liên Xô và nhân dân thế giới, ngày 20/10/1945,
các nước động minh thành lập toà án xét xử tội phạm chiến tranh ở
Nuyrămbe với hơn 400 phiên toà, đến ngày 31/8/1946 thì kết thúc.
Ngay trong việc xử tội phạm chiến tranh, lập trường của Liên Xô và
các nước phương Tây đã mâu thuẫn nhau. Liên Xô chủ trương sử các chiến
phạm, các tổ chức phát xít và lên án cả tư tưởng phát xít để giáo dục và giải
phóng tư tưởng cho nhân dân Đức. Còn các nước Mĩ, Anh, Pháp đồng ý chỉ

xử những chiến phạm, không xử những tổ chức phát xít và cũng không lên án
tư tưởng phát xít.
Cuối cùng, do sự đấu tranh của Liên Xô, toà án Nuyrămbe đã kết án
tổ chức Géttapô, tổ chức cảnh sát bí mật S.S, cơ quan “an ninh” đều là những
tổ chức tội phạm. Toà án đã xử tử treo cổ 12 tên tội phạm đầu sỏ, trong đó có
Gơrinh, Ripbentơrôp… Còn một số tên tội phạm cũng đáng xử tử hoặc phải
tù tội nặng nhưng Mĩ, Anh, Pháp chỉ kết tội nhẹ như Hetxơ, hoặc tha bổng
như Phôn Papen, hoặc dung túng để một số chạy trốn ra nước ngoài…
Tuy không đạt được mọi kết quả, việc xử tội phạm chiến tranh ở
Nuyrămbe cũng đã có tác dụng quan trọng trong việc củng cố những thắng
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

lợi chống phát xít. Và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tổ chức một toà
án quốc tế để trừng trị những bọn tội phạm gây ra chiến tranh xâm lược.
1.3.2. Chính sách phá hoại Hiệp ước Postdam của Mĩ, Anh, Pháp ở Tây Đức
Theo quy định của Hội nghị cấp cao Ianta và Hội nghị cấp cao
Postdam, bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp tạo thời chiếm đóng nước Đức,
và toàn bộ chính quyền ở Đức tạm thời chuyển sang tay nhà đương cục bốn
nước chiếm đóng.
Tại khu vực do Liên Xô kiểm soát ở Đông Đức, Đông Béclin, các
lực lượng dân chủ đã cương quyết thi hành đầy đủ những điều đã ký kết giữa
các nước đồng minh ở Hội nghị Ianta và Postdam. Các lực lượng quân sự,
các tổ chức vũ trang và các tổ chức phát xít khác đều bị giải tán hoặc bị tiêu
diệt toàn bộ. Bọn phát xít bị truy bắt và bị đem ra xử, tài sản bị tịch thu. Đến
năm 1948 đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng phát xít.
Đời sống chính trị đã có các cải cách dân chủ căn bản. Chính quyền đã
chuyển sang tay của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tháng 6/1946,
Đảng dân chủ xã hội và Đảng Cộng sản hợp nhất lại thành Đảng xã hội công
nhân thống nhất Đức dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin. Về kinh tế,

đến năm 1947 cũng đã tiêu diệt toàn bộ những xí nghiệp sản xuất phục vụ
chiến tranh. Các công ty lớn, các xí nghiệp lớn đều được quốc hữu hoá. Cải
cách ruộng đất được thực hiện…
Trái lại, ở Tây Đức, các nước Mĩ, Anh, Pháp đã dung túng, nuôi
dưỡng lực lượng quân phiệt, phát xít, tìm mọi cách cho các thế lực này tồn tại
và phục hồi dưới những hình thức che đậy khác. Hầu hết những tên phát xít
tích cực trước kia và bọn tội phạm chiến tranh đã dần dần được thả ra. Chính
quyền chiếm đóng Mĩ, Anh, Pháp công khai ủng hộ các đảng phía tư sản, địa
chủ của các thế lực phát xít Đức và các đảng phái này đã dần dần nắm lấy
chính quyền Tây Đức. Hoạt động của các đảng phái và tổ chức dân chủ bị
hạn chế. Đảng Cộng sản bị công khai đàn áp.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Về kinh tế, ở ba khu vực do Mĩ, Anh, Pháp kiểm soát, những cơ sở
kinh tế của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít vẫn được tiếp tục duy
trì. Bọn “cá mập” về công nghiệp và tài chính trước kia như Titxen, Crup…
vẫn tiếp tục độc chiếm quyền thống trị trong đời sống kinh tế và chính trị Tây
Đức. Các công ty độc quyền, các tơrớt, cacten…được giải tán một cách giả
tạo bằng cách phân nhỏ, gọi là chính sách “chia nhỏ cácten”, nhưng vẫn nằm
trong tay bọn chủ cũ. Máy móc ở các xí nghiệp quân sự không được tháo ra.
Các cơ sở công nghiệp, quân sự vẫn được duy trì nguyên vẹn như xí nghiệp
sản xuất máy bay Metxecsơmit, Ôcxbua…
Cả những quyết định về việc Đức bồi thường chiến tranh cũng
không được thực hiện. Các nước Mĩ, Anh, Pháp đã phá hoại công việc của uỷ
ban bồi thường đồng minh. Những yêu cầu bồi thường chính đáng của Liên
Xô và các nước khác bị ngăn trở. Mĩ, Anh còn tịch thu 270 tấn vàng mà bọn
Hítle mang sang Tây Đức, tịch thu tất cả vốn đầu tư của Đức ở nước ngoài
(trừ các nước Đông Âu) trị giá 5 tỷ USD. Tổng cộng, Mĩ, Anh đã tịch thu của
Đức tất cả là 10 tỷ USD.

Rồi đi ngược lại với văn bản và tinh thần của Hiệp ước Postdam quy
định về việc cần thiết phối hợp hành động chung giữa tứ cường chiếm đóng ở
Đức, ngày 2/12/1946, tại Oasinhtơn, Mĩ, Anh đã tiến hành ký kết một hiệp
nghị riêng rẽ về việc thống nhất kinh tế và hành chính hai khu vực do Mĩ và
Anh chiếm đóng. Hiệp nghị này còn quy định việc phát triển tiềm lực kinh tế
của Tây Đức để là cơ sở mở rộng sản xuất, phục vụ chiến tranh và phục hồi
chủ nghĩa quân phiệt Đức sau này. Để thực hiện mục đích ấy, Mĩ đã cho các
công ty Tây Đức vay gần 1 tỷ USD và hùn vốn đầu tư vào Tây Đức. Mĩ, Anh
còn khống chế hoàn toàn ngoại thương của khu vực hợp nhất bằng cách chỉ cho
khu vực này được phát triển quan hệ buôn bán với các nước phương Tây. Việc
buôn bán giữa Tây Đức và Đông Đức bọ cản trở nghiêm trọng vì đồng đôla
được dùng làm ngoại hối chính trong việc thanh toán mậu dịch giữa hai miền.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

ngày 22/9/1947, “Hội đồng kinh tế” hợp nhất hai khu được thành
lập, bao gồm 52 uỷ viên do Hội đồng các châu bầu ra.
Những chính sách và hành động của Mĩ, Anh, Pháp trong những năm
1945 – 1947 hoàn toàn trái với những quyết định của Hội nghị cấp cao Ianta và
Postdam, làm cho tình hình Đức trở nên không ổn định và việc giải quyết vấn đề
Đức càng trở nên phức tạp. Việc thành lập khu vực hợp nhất Mĩ - Anh chính là
giai đoạn đầu trên con đường chia cắt nước Đức mà Mĩ và Anh tiến hành.
1.3.3. Đấu tranh giữa Liên Xô và cấc nước phương Tây về vấn đề Đức tại
Hội nghị ngoại trưởng trong năm 1947.
*Hội nghị ngoại trưởng Matxcơva (10/3 – 24/4/1947)
Tại hội nghị ngoại trưởng Matxcơva chủ yếu là thảo luận bản báo
cáo của Hội đồng kiểm soát chiếm đóng ở Đức, nghiên cứu những biện pháp
nhằm tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Đức, phát triển nền kinh tế Đức, thực
hiện việc bồi thường và tổ chức bộ máy quốc gia Đức.
Khi thảo luận bản báo cáo của Hội đồng kiểm soát, đại biểu Liên Xô

đã vạch ra rằng các cường quốc Mĩ, Anh, Pháp đã vi phạm thô bạo các hiệp
ước Ianta và Postdam quy định về việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Đức và
việc đối xử với Đức như là một nước thống nhất về kinh tế và chính trị. Liên
Xô đề nghị đến ngày 1/6/1947 phải giải tán tất cả các đơn vị vũ trang Đức
còn tồn tại.
Để thủ tiêu nền kinh tế chiến tranh và hướng nền kinh tế Đức sản
xuất phục vụ hoà bình, Liên Xô đề nghị bốn cường quốc kiểm soát vùng Rua,
đảm bảo cho vùng Rua phát triển theo hướng hoà bình; thủ tiêu các công ty
độc quyền và tiến hành cải cách ruộng đất ở Tây Đức để xoá bỏ nền tảng vật
chất của chế độ đế quốc phát xít ở khu vực này. Liên Xô nhấn mạnh việc cấn
thiết buộc Đức bồi thường chiến tranh cho các nước bị thiệt hại.
Để thi hành những quyết nghị về sự thống nhất nền kinh tế Đức,
Liên Xô chủ trương thành lập ngay các cơ quan hành chính trung ương của
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Đức để phụ trách các ngành công nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, ngoại
thương theo như Hiệp ước Postdam đã quy định.
Trong khi đó, lập trường của các nước phương Tây tỏ ra lập lờ, làm
ra vẻ cũng muốn tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Đức. Với âm mưu đánh lừa
dư luận, đoàn đại biểu Mĩ đưa ra dự thoả hiệp định giữa bốn cường quốc về
việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt. Nhưng hiệp định này chỉ bó hẹp ở chỗ
giải tán và không có thành lập các tổ chức quân sự và bán quân sự, đóng cửa
một số xưởng máy quân sự. Còn những nhiệm vụ tiêu diệt các công ty độc
quyền, kiểm soát vùng Rua, tổ chức lại nhà nước Đức trên cơ sở dân chủ và
hoà bình đều bị Mĩ bỏ qua.
Về các vấn đề kinh tế, Mĩ, Anh lại đặt ra điều kiện là Đông Đức
phải cung cấp thực phẩm cho vùng công nghiệp Rua do Mĩ, Anh kiểm soát;
đưa ra đề nghị thủ tiêu hang rào quan thuế để tư bản Mĩ, Tây Đức và các
nước phương Tây khác vào Đông Đức và được tự do hoạt động ở khu vực

này. Tất nhiên là Liên Xô phản đối những điều kiện ấy.
Do chính sách thiếu xây dựng của các nước phương Tây nên Hội
nghị ngoại trưởng Matxcơva đã không thong qua một quyết nghị nào mà chỉ
thoả thuận về một số vấn đề thứ yếu, trong đó có vấn đề tiêu diệt quốc gia
Phổ trong nước Đức.
*Hội nghị ngoại trưởng Luân Đôn (2/11 – 5/12/1947):
Phiên họp này thảo luận hai vấn đề cơ bản: ký hoà ước với Đức và
thực hiện thống nhất nước Đức.
Vấn đề ký hoà ước với Đức là vấn đề quan trọng bậc nhất sau chiến
tranh nhưng do sự phá hoại cảu các nước Mĩ, Anh, Pháp nên đến năm 1947
vẫn chưa được tiến hành.
Tại hội nghị, đoàn đại biểu Liên Xô đề nghị thành lập chính phủ
chung cho cả nước Đức theo như nghị quyết của Hội nghị Postdam. Chính
phủ Đức được tham gia và phát biểu ý kiến tại hoà hội, chính phủ Đức sẽ ký
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

hoà ước và hoà ước sẽ được Nghị viện Đức thong qua. Thành phần tham gia
hoà hội bao gồm năm nước lớn và các nước đứng trong phe đồng minh có lực
lượng vũ trang tham gia chống phát xít Đức, tất cả có 23 nước. Hoà ước sẽ
được chuẩn bị dựa trên cơ sở những nghị quyết ở Ianta và Postdam.
Các nước phương Tây vì có sẵn kế hoạch chia cắt nước Đức, thành
lập một quốc gia riêng ở Tây Đức nên đã bác bỏ và không chịu thoả luận
những đề nghị hợp lý cảu Liên Xô. Các nước phương Tây đã dung chiến
thuật kéo dài, đề ra những yêu sách về thủ tiêu biên giới giữa các khu vực
chiếm đóng, để cho hang hoá được tự do lưu thong trên toàn nước Đức, để
cho bất kỳ nước nào có tuyên chiến với Đức là có thể tham gia hoà hội để Mĩ
có thể kéo được đại đa số.
Về vấn đề thực hiện thống nhất nước Đức, dựa trên cơ sở hoà bình
và dân chủ để thống nhất nước Đức, Liên Xô đề nghị thành lập một chính

phủ trung ương theo như quy định của Hội nghị Postdam. Nhưng ba nước
Mĩ, Anh, Pháp không tán thành.
Liên Xô lại đưa ra đề nghị dựa trên cơ sở Hiệp ước Postdam thành
lập những cơ quan kinh tế chung cho cả nước Đức, nhấn mạnh đây là biện
pháp để thống nhất nước Đức về kinh tế để tiến tới thống nhất về chính trị.
Nhưng Mĩ, Anh, Pháp vẫn tiếp tục phản đối bởi trên thực tế, ở Tây Đức, Mĩ,
Anh đã xúc tiến việc hợp nhất hai khu vực chiếm đóng của họ và đang o ép
để hợp nhất nốt khu chiếm đóng của Pháp.
Sự phá hoại việc giải quyết đúng đắn vấn đề Đức trong các Hội nghị
ngoại trưởng đã chứng tỏ thêm rằng các chính phủ Mĩ, Anh, Pháp đã cung
nhau âm mưu đi theo con đường chia cắt nước Đức và biến Tây Đức thành
căn cứ chiến lược của tập đoàn đế quốc phương Tây do Mĩ cầm đầu để chuẩn
bị chiến tranh chống Liên Xô và các nước XHCN Trung – Đông Âu.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

CHƯƠNG 2
SỰ CHIA CẮT NƯỚC ĐỨC VÀ ÂM MƯU PHỤC HỒI CHỦ NGHĨA
QUÂN PHIỆT TÂY ĐỨC (1947 – 1972)
2.1. Sự chia cắt nước Đức thành hai quốc gia (1947 – 1949)
2.1.1. Hội nghị Luân Đôn (2/1948)
Ngay sau Hội nghị ngoại trưởng giữa Liên Xô, Mĩ, Anh bế mạc, ba
nước Mĩ, Anh, Pháp liền triệu tập Hội nghị tay ba riêng rẽ ở Luân Đôn để
năm kế hoạch thành lập một quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức.
Được tin hội nghị này chuẩn bị họp Liên Xô đã lên tiếng phản đối.
Tiếp đó, ba ngoại trưởng Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư liền gặp nhau ở Praha.
Ngày 18/2/1948, Hội nghị Praha gửi công hàm cho các nước phương Tây đề

nghị tham gia Hội nghị Luân Đôn vì ba nước Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư có
liên quan mật thiết tới vấn đề nước Đức. Hội nghị Praha còn ra một bản tuyên
bố nhấn mạnh sự cần thiết phải để bốn cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp
cùng có trách nhiệm kiểm soát chung nước Đức, vạch ra cho sư luận thế giới
biết rằng việc thành lập một nước Tây Đức riêng rẽ là một đe doạ cho nền
hoà bình và an ninh châu Âu và thế giới.Nhưng Mĩ, Anh, Pháp đã bác bỏ đề
nghị dự hội nghị của Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư; ngược lại, mở rộng cho
Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua là những nước ăn cánh với các đế quốc phương Tây.
Hội nghị Luân Đôn họp thành hai đợt: đợt một từ 23/2 – 6/3/1948,
đợt hai từ 2/4 – 1/6/1948. Hội nghị đã bàn về những vấn đề: tổ chức chính trị
ở châu Âu, chế độ khai thác than ở vùng Rua, chế độ chiếm đóng mới ở Tây
Đức, việc cải cách tiền tệ ở Tây Đức…
Các nước tham gia Hội nghị đã xem việc thành lập một quốc gia
Tây Đức riêng rẽ có ý nghĩa đặc biệt và dự kiến sẽ triệu tập hội nghị lập hiến
vào 1/9/1948.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Về quy chế vùng Rua, hội nghị chấp nhận nguyên tắc để cho các
công ty độc quyền người Đức quản trị và thành lập “Hội đồng kiểm soát kinh
tế” gồm đại biểu của Mĩ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
Về vấn đề quân sự, Mĩ, Anh, Pháp công nhiên huỷ bỏ bộ máy kiểm
soát tay tư ở Đức để thành lập ra “Cục quân sự về an ninh” gồm các tổng tư
lệnh Mĩ, Anh, Pháp. Trong bản quyên bố cuối cùng ra ngày 2/6/1948, ba
nước Mĩ, Anh, Pháp cũng không ngàn ngại gì để lộ âm mưu chiếm đóng Tây
Đức và thôn tính Đông Đức, đó là: Mĩ, Anh, Pháp không có ý định rút lực
lượng vũ trang ra khỏi Đức cho đến khi nào có sự “thống nhất nước Đức và
nền hoà bình của châu Âu được đảm bảo” trên cơ sở các quyết định riêng rẽ
của hội nghị Luân Đôn. Điều này có nghĩa là các nước phương Tây định dựa
vào lực lượng vũ trang để sáp nhập Đông Đức vào quốc gia Tây Đức.

Ngoài các vấn đề trên, các nước tham gia Hội nghị Luân Đôn còn
thoả thuận với nhau về việc tiến hành cải cách tiền tệ riêng rẽ ở Tây Đức và
khu vực Tây Béclin.
Những nghị quyết của Hội nghị Luân Đôn là một bước quan trọng
của Mĩ, Anh, Pháp nhằm chia cắt nước Đức, vi phạm những nguyên tắc của
Hội nghị Ianta và Postdam, không đếm xỉa đến lợi ích của Liên Xô và các
nước dân chủ nhân dân.
Theo đề nghị của Liên Xô, ngày 24/6/1948, 8 nước: Liên Xô, Tiệp
Khắc, Ba Lan, Nam Tư, Hungari, Bungari, Rumani, Anbani đã họp ở
Vacsava, ra bản tuyên bố không công nhận các quyết nghị Luân Đôn là hợp
pháp và có giá trị. Các nước tham gia hội nghị thống nhất kiên quyết đấu
tranh các vấn đề liên quan tới nước Đức bằng phương pháp hoà bình, dân chủ
trên cơ sở các Hiệp ước Ianta và Postdam. Cụ thể, Liên Xô và các nước dân
chủ nhân dân đề nghị Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp cùng thoả thuận thi hành
những biện pháp nhằm đảm bảo hoàn thành việc thủ tiêu chế độ quân phiệt
Đức trong một thời gian nhất định; phải thiết lập sự kiểm soát của bốn cường
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

quốc đối với vùng Rua; thành lập chính phủ lâm thời yêu hoà bình, dân chủ
toàn nước Đức gồm đại biểu các đảng phái và tổ chức dân chủ của Đức; kí
kết các hoà ước với Đức theo tinh thần các quyết định Postdam và tìm cách
tạo điều kiện cho Đức có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với các nước
bị Đức xâm lược. Những đề nghị trên phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
yêu chuộng hoà bình ở Đức nên Đảng xã hội công nhân thống nhất Đức đã
lên tiếng đồng tình và coi đó là một sự giúp đỡ to lớn đối với nhân dân Đức
trong cuộc đấu tranh cho một nước Đức thống nhất, hoà bình, dân chủ.
2.1.2. Cuộc bao vây phong toả Béclin
Ngày 8/4/1948, Pháp gia nhập liên vùng kinh tế với Mĩ, Anh. Và từ
tháng 6/1948, chính phủ Pháp đã thoả thuận chung với Mĩ, Anh để thực hiện

một cuộc cải cách tiền tệ cho cả ba khu vực ở Tây Đức.
Ngày 18/6/1948, tại các khu Tây Đức và Tay Béclin, các nhà chức
trách Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành cuộc cải cách tiền tệ riêng rẽ. Toàn bộ kế
hoạch cải cách tiền tệ được thể hiện ở bốn đạo luật:
1.Luật về việc lập lại trật tự hệ thống tiền tệ Đức, đưa vào Tây Đức
đơn vị tiền tệ mời là DM (Deutsche Mark) và cho phép mỗ người dân được
đổi 50DM tiền mặt.
2.”Luật phát hành” cho phép các ngân hàng ở các bang mới được
thành lập vào tháng 3/1948 được phát hành tiền mới và giới hạn trong phạm
vi 10 tỷ DM.
3.”Luật chuyển đổi” quy định tiền tiết kiệm và tiền nợ được chuyển
đổi với tỷ lệ 10:1. Các khoản tiền nhận thường xuyên như lương, lương hưu,
trợ cấp xã hội…được chuyển đổi với tỷ lệ 1:1.
4.”Luật cố định tài khoản” quy định hạ giá tiền cũ đối với các tài
khoản phong toả với tỷ lệ 100: 6,5.
Cải cách tiền tệ là sản phẩm của Mĩ, là hành vi phá hoại trực tiếp thể
chế kinh tế thống nhất ở Đức cảu ba cường quốc phương Tây, là bước đột
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

phá cho việc hình thành nhà nước Tây Đức, là mốc quan trọng đánh dấu sự
phân chia nước Đức về kinh tế. Đồng thời, các chính phủ phương Tây còn
nhằm dùng đồng DM mới để lũng đoạn nền kinh tế Đông Đức vì tình hình
kinh tế của Đông Đức và Tây Đức có mối quan hệ mật thiết với nhau: Béclin
là trung tâm kinh tế lớn ở Đông Đức, Đông Đức đang tiếp tế một phần lớn
thực phẩm cho cả Đông và Tây Béclin. Như thế, nếu đồng DM được lưu
hành ở Tây Béclin sẽ lập tức tràn sang Đông Béclin, rồi tràn vào cả Đông
Đức. Và như vậy có nghĩa là Đông Đức sẽ bị đặt vào khu vực ảnh hưởng của
Tây Đức.
Để bảo vệ nền kinh tế của Đông Đức, Uỷ ban quân quản của Liên

Xô tại Đức buộc phải thi hành những hạn chế về việc vận tải đi lại giữa các
khu vực miền Đông và miền Tây Béclin. Đến ngày 1/7/1948, Liên Xô chấm
dứt hoạt động của Bộ chỉ huy Béclin, cơ quan bốn bên cuối cùng.
Các nước phương Tây đã phải tổ chức cầu hàng không để tiếp tế
hàng hoá cho Tây Béclin. Việc phong toả Béclin tuy có gây cho các nước
phương Tây một số khó khăn và tốn kém, nhưng họ đã lợi dung thổi phồng
cái gọi là “cuộc phong toả Béclin” và tổ chức tuyên truyền vu cáo Liên Xô đã
gây ra cảnh đói khổ cho nhân dân Tây Béclin. Mặt khác, các nước phương
Tây còn lấy cớ tổ chức “cầu hàng không” tiếp tế cho Tây Béclin để tập trung
quân ở Tây Đức. Rất nhiều máy bay tầm xa và nhiều đơn vị lực lượng vũ
trang được đưa vào Tây Đức, gây nên tình hình quốc tế phức tạp và căng
thẳng hơn.
Ngày 6/7/1948, các chính phủ Mĩ, Anh, Pháp gửi công hàm cho Liên
Xô đòi huỷ bỏ những hạn chế được quy định trong việc đi lại với Tây Béclin.
Liên Xô đã bác bỏ những đề nghị ấy, nhưng đồng thời tuyên bố sẵn sàng thương
lượng với các nước phương Tây để giải quyết vấn đề Tây Béclin.
Mùa hè năm 1948, đại sứ các nước phương Tây ở Matxcơva đến hội
đàm với ngoại trưởng Liên Xô để chấm dứt tình tràng căng thẳng ở Béclin.Liên
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Xô hứa sẽ chấm dứt những hạn chế giao thông đi lại với điều kiện cải cách tiền
tệ được áp dụng chung cho toàn Béclin. Nhưng các nước phương Tây đã phản
đối điều kiện đó. Cuộc thương lượng không đi đến thoả thuận nào.
Thang 9/1948, Mĩ, Anh, Pháp đã đưa vấn đề Béclin ra Hội đồng bảo
an Liên Hợp Quốc. Nhưng đó lại là một sự vi phạm Hiến chương Liên Hợp
Quốc vì theo điều 107 của Hiến chương không một cơ quan nào của Liên
Hợp Quốc có thể can thiệp vào các vấn đề có liên quan đến nước Đức và các
lãnh thổ khác trước kia thuộc phe phát xít. Chỉ bốn cường quốc chiếm đóng
mới có quyền giải quyết vấn đề đó.

Chính phủ Liên Xô từ chối tham gia thảo luận vấn đề Béclin ở Hội
đồng bảo an, nhưng trong cuộc thương lượng không chính thức với Chủ tịch
Hội đồng, đại biểu Liên Xô tỏ ý sẵn sàng giải quyết vấn đề Béclin với các nước
phương Tây. Đại biểu Mĩ với đại biểu Liên Xô ở Liên Hợp Quốc qua các cuộc
tiếp xúc đã thoả thuận triệu tập lại Hội nghị ngoại trưởng vào ngày 5/5/1949,
xoá bỏ việc Liên Xô hạn chế giao thông với vùng Tây Đức và Tây Béclin vào
ngày 12/5/1949 và cùng ngày sẽ cáo bỏ các biện pháp trả đũa do phương Tây
tiến hành đối với thương mại giữa vùng Đông và Tây nước Đức.
Ngày 22/5/1949, Hội nghị ngoại trưởng đã họp ở Pari. Tuy nhiên
Hội nghị ngoại trưởng lần này cũng không giải quyết được vấn đề gì, lập
trường của hai bên cũng vẫn như ở Hội nghị Luân Đôn tháng 12/1947. Mặc
dù vậy, trước sức đấu tranh của nhân dân Đức và nhân dân châu Âu, các
nước phương Tây buộc phải cùng với Liên Xô thoả thuận một số điều: Hội
đồng ngoại trưởng phải được tiếp tục hoạt động nhằm thảo luận về việc khôi
phục sự thống nhất về kinh tế và chính trị nước Đức, các cường quốc chiếm
đóng phải trao đổi trên cơ sở bốn nước cùng với các chuyên gia và tổ chức
thích hợp của người Đức tham gia thương lượng nhằm chấm dứt tình trạng
chia cắt nước Đức và Béclin.
2.1.3. Hai nhà nước Đức thành lập
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Không chịu tiếp tục đàm phán tiếp tục với Liên Xô như đã tuyên bố
ở Hội nghị ngoại trưởng, Mĩ, Anh, Pháp gấp rút hoàn thành kế hoạch lập
quốc gia Tây Đức riêng rẽ.
Ngày 8/4/1949, Chính phủ các nước Mĩ, Anh, Pháp đã thông qua
văn bản quy định việc thành lập Cộng hoà liên bang Đức (CHLB Đức) trên
cơ sở sáp nhập lãnh thổ ba khu vực chiếm đóng của ba nước. Đồng thời cũng
thành lập Uỷ ban đồng minh tối cao ở Tây Đức với tư cách là cơ quan kiểm
soát cao nhất của ba cường quốc chiếm đóng. Như vạy là các nước Mĩ, Anh,

Pháp đã đơn phương thủ thiêu bộ máy kiểm soát của bốn nước ở Đức, thực
hiện việc chia cắt nước Đức.
Tháng 5/1949, các nước phương Tây đã cho phép trệu tập Hội đồng
nghị viện ở Bon thông qua dự thảo của CHLB Đức. Tiếp đến, ngày
14/8/1949, ở các khu miền Tây Đức đã tiến hành bầu cử quốc hội chia rẽ.
Ngày 15/9/1949, Quốc hội và Hội động liên bang đã triệu tập khoá họp đầu
tiên thông qua Hiến pháp và thành lập chính phủ CHLB đầu tiên do Konrad
Adenauer đứng đầu.
Như vậy, đến cuối tháng 9/1949, ở Tây Đức đã xuất hiện một quốc
gia riêng rẽ, hợp tác chặt chẽ với các nước phương Tây.
Việc thành lập nước CHLB Đức dẫn đến việc chia cắt lâu dài nước
Đức đã đánh dấu một bước mới trong tình hình nước Đức, đồng thời đánh
dấu một bước mới trong cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN
do Liên Xô và MĨ đứng đầu trong việc giải quyết nước Đức.
Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân kiên quyết lên án việc thành
lập quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức. Ngày 1/10/1949, Liên Xô đã gửi công hàm
đến các nước phương Tây nói rằng: “Việc thành lập chính phủ riêng rẽ ở Tây
Đức là kết quả quá trình chính sách chia cắt nước Đức mà chính phủ Mĩ,
Anh, Pháp đã thi hành trong những năm gần đây, đi ngược lai Hiệp định
Postdam”.
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Tình hình ở Đức thay đổi do sự thành lập CHLB Đức có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với dân tộc Đức và sự nghiệp thống nhất
nước Đức. Do đó, tháng 5/1949, đại biểu của tất cả các đảng phái, tổ chức
dân chủ của cả hai miền nước Đức đã họp Đại hội nhân dân Đức lần thứ ba
thông qua Hiến pháp dân chủ mới của Đức, bầu ra cơ quan hội đồng thường
trực là Hội đồng nhân dân Đức, nhằm tiếp tục động viên quần chúng nhân
dân đấu tranh cho hoà bình và thống nhất đất nước. Đến ngày 7/10/1949, Hội

đồng nhân dân Đức tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức (CHDC
Đức). Hội đồng nhân dân được cải tổ thành Quốc hội lâm thời.
Ngay sau khi được thành lập, Uỷ ban quân quản Liên Xô đóng ở
Đức đã trao trả cho Chính phủ CHDC Đức những quyền đối nội và đối ngoại.
Ngày 15/10/1949, nước CHDC Đức được Liên Xô công nhận và thiết lập
quan hệ ngoại giao trên cơ sở bình đẳng. Tiếp đến, trong tháng 10 và tháng
11/1949, chính phủ các nước Bungari, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc, Ba Lan,
CHND Trung Hoa, CHND Triều Tiên đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ
CHDC Đức.
Như vậy, nước Đức đã bị chia cắt: một ở phía Tây bao gồm lãnh thổ
ba vùng chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp, được các nước tư bản phương Tây
thừa nhận và ủng hộ; một ở phía Đông trên lãnh thổ chiếm đóng của Liên Xô,
được các nước XHCN thừa nhận và ủng hộ. Sự kiện này là sản phẩm của
chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN do Liên Xô và Mĩ đứng
đầu. Sự kiện đó càng làm cho tình hình châu Âu căng thẳng hơn. Vấn đề ký
hoà ước với nước Đức thống nhất cũng trỏ nên phức tạp và khó khăn hơn.
2.2. Âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức của các nước
phương Tây (1949 – 1955)
2.2.1. Âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức của các nước phương Tây
Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A
Lịch sử

Tháng 9/1950, Hội đồng NATO thông qua quyết định thành lập
quân đội khối Bắc Đại Tây Dương. Đầu năm 1951, Bộ chỉ huy NATO được
thành lập do tướng Mĩ Aixenhao cầm đầu.
Ngay sau khi thành lập nước CHLB Đức, Mĩ đã bắt đầu thực hiện
âm mưu vũ trang lại Tây Đức, đua Tây Đức vào khối NATO để làm lực
lượng xung kích cho khối này.
Mùa xuân năm 1950, UB quân sự NATO đã đồng ý cho phép Tây
Đức khôi phục các lực lượng vũ trang. Thang 9/1950, tại Hội nghị ngoại

trưởng Mĩ, Anh, Pháp và sau đó tại khoá họp của Hội đồng NATO, các nước
NATO đã thông qua quyết định huỷ bỏ việc hạn chế công nghiệp chiến tranh
ở Tây Đức,khôi phục quân đội Tây Đức và cho phép Tây Đức tham gia “các
lực lượng vũ trang liên hiệp” của các nước phương Tây. Ngày 9/7/1951, các
nước Mĩ, Anh, Pháp đơn phương tuyên bố chấm dứt tình tràng chiến tranh
với CHLB Đức, hàng loạt tội phạm chiến tranh được thả tự do, các lực lượng
cảnh sát Tây Đức được tăng cường. Đây là bước đầu tiên tiến tới thành lập
lực lượng vũ trang Tây Đức.
* Kế hoạch Schuman:
Ngày 12/9/1950, Ngoại trưởng Mĩ Acheson chính thức đề nghị với
Ngoại trưởng Anh, Pháp lập các sư đoàn Đức đặt dưới sự chỉ huy của NATO.
Nhân dân Pháp vẫn còn lo ngại một nước Đức vũ trang nên chưa hoàn toàn
đồng ý với việc tái vũ trang tại Tây Đức.
Để xoa dịu dư luận nhân dân Pháp và chuẩn bị cho việc tái vũ trang
Tây Đức, ngày 18/4/1951, Hiệp định thành lập “Cộng đồng Than, Thép châu
Âu” do Ngoại trưởng Pháp Schuman đưa ra hồi tháng 5/1950 được ký kết.
Hiệp định đã thành lập thị trường thống nhất và điều hoà việc sản xuất than,
thép ở Tây Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua. Các nước tham gia
Hiệp định cử ra một cơ quan lãnh đạo tối cao để giải quyết các vấn đề tiêu
thụ sản phẩm than và thép của các nước thành viên. Mục đích của Schuman

×