Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện dương minh châu, tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 151 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

DƯƠNG QUỐC HỒNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NI HEO THỊT
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAHP
TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG - 2020


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

DƯƠNG QUỐC HỒNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NI HEO THỊT
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAHP
TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. HỒNG MẠNH DŨNG

BÌNH DƯƠNG - 2020


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi, do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Hoàng Mạnh Dũng.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho phân tích, đánh giá đều được thu thập từ các nguồn khác nhau
và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, trong khóa luận cịn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác với việc trích dẫn, chú thích
nguồn rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về pháp lý nếu có bất kỳ sự vi phạm nào
về nguyên tắc nghiên cứu khoa học của luận văn này.
Học viên

Dương Quốc Hoàng


iii

LỜI CÁM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, Phòng
Sau Đại học đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học

viên trong quá trình học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Mạnh Dũng đã giảng dạy, giúp đỡ, tận tình
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu thực
hiện đề tài này.
Cảm ơn Lãnh đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, UBND huyện
Dương Minh Châu, Phịng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Chi cục
Thống kê huyện đã giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp những tài liệu cho quá trình
nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn./.
Học viên

Dương Quốc Hoàng


iv

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chăn ni heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP là áp dụng những nguyên
tắc, trình tự, thủ tục trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng đạt
các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội,
sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó còn nâng cao khả năng cạnh tranh và phát
triển bền vững cho ngành chăn ni heo.
Luận văn hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản trị chất lượng bao gồm hoạch
định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
đối với quá trình chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP. Trên cơ sở đó,
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, xây dựng phương pháp nghiên
cứu để phân tích thực trạng phát triển chăn ni heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP.

Từ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi heo thịt theo
tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu; luận văn đề xuất các giải
pháp về quản lý hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa
bàn huyện. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra các khuyến nghị đối với UBND tỉnh
Tây Ninh, Hội Chăn nuôi và Thú y tỉnh, UBND huyện Dương Minh Châu và chủ
các trang trại chăn nuôi heo.
Luận văn phản ánh thực trạng ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi heo
thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Những phân tích và đề xuất của luận văn giúp Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện
Dương Minh Châu nghiên cứu, áp dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện, kiểm tra, giám sát q trình quản trị hoạt động chăn ni heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP. Qua đó nâng cao chất lượng hoạt động chăn nuôi heo thịt theo
tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện trong thời gian tới.


v

THESIS ABSTRACT
The pork breeding with VietGAHP standards is the application of
principles, orders and procedures in breeding to ensure that the animals are
nourished to meet the requirements of quality, food safety, welfare. society,
producers and consumers' health, environmental protection and product
traceability. Besides, it also enhances the competitiveness and the sustainable
development for the hogproducer.
The thesis systematizes the basic theory of quality management such as the
quality planning, quality control, quality assurance and quality improvement for
the pork breeding process, according to VietGAHP standards. Following that,
determine the factors affecting the development of porker production according
to VietGAHP standards in Duong Minh Chau district, develop a research
methodology to analyze the current state of pork breeding according to

VietGAHP standards.
From analyzing thoseaffecting factors, especially the development of pork
production with VietGAHP standards in Duong Minh Chau district; The thesis
proposes solutions for the management of porkbreeding activities with
VietGAHP standards in this district. At the same time, this thesis also gives
recommendations for the People's Committee of Tay Ninh province, the
Provincial Livestock and Animal Health Association, the People's Committee of
Duong Minh Chau district and the owners of pork farms.
The thesis reflects the current situation, which affects the development of
pork production with VietGAHP standards in Duong Minh Chau district and Tay
Ninh province. The analysis and recommendations of this thesis help leaders of
the People's Committee of Duong Minh Chau district to study and apply in the
process of leading, directing, examining and supervising the management process
of pork breedingactivities with VietGAHP standards. Thereby improving the
quality of pork raising activities with VietGAHP standards in this district in the
forthcoming.


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4
4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu ............................................................... 4
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 4
4.1.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu ...................................................................... 4
4.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu ........................................................................... 5
4.2.1. Tổng thể mẫu................................................................................................ 5
4.2.2. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 6
4.3. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 6
4.3.1. Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................. 6
4.3.2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................... 6
4.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................ 7
5. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 7
6. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn ..................................................... 8


vii

7. Bố cục của luận văn.......................................................................................... 8
Tóm tắt phần mở đầu .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HEO
THỊT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAHP ...................................................... 10
1.1. Các khái niệm .............................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm chất lượng ................................................................................. 10

1.1.2. Khái niệm quản lý chất lượng .................................................................... 11
1.1.3. Khái niệm về các phương thức quản lý chất lượng trong nông nghiệp ..... 12
1.1.4. Khái niệm về trang trại ............................................................................... 13
1.2. Lý thuyết ứng dụng về quản lý chất lượng trong chăn nuôi ................... 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP ........................................................................................................... 15
1.3.1. Hoạch định chất lượng hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP ............................................................................................................ 15
1.3.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP ............................................................................................................ 16
1.3.3. Đảm bảo chất lượng hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP ............................................................................................................ 17
1.3.4. Cải tiến chất lượng hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP ............................................................................................................ 17
1.4. Các nghiên cứu trước liên quan ................................................................. 18
1.4.1. Các cơng trình nước ngồi có liên quan ..................................................... 18
1.4.2. Các cơng trình trong nước có liên quan ..................................................... 19
1.4.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 21
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN
NI HEO THỊT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAHP TẠI HUYỆN
DƯƠNG MINH CHÂU (GIAI ĐOẠN 2017 – 2019) ....................................... 25
2.1. Giới thiệu về huyện Dương Minh Châu .................................................... 25


viii

2.2. Phân tích thực trạng về hoạt động chăn ni heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP trên địa bàn huyện Dương Minh Châu ........................................ 27
2.2.1. Phân tích thực trạng về hoạch định chất lượng chăn nuôi heo thịt theo tiêu

chuẩn VietGAHP tại huyện .................................................................................. 27
2.2.1.1. Thực trạng về thiết lập mục tiêu chất lượng về hoạt động chăn nuôi heo
thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện ............................................................ 27
2.2.1.2. Thực trạng thiết lập các biện pháp về hoạt động chăn nuôi heo thịt theo
tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện ........................................................................... 30
2.2.2. Phân tích thực trạng về kiểm sốt chất lượng chăn ni heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại huyện .................................................................................. 35
2.2.3. Phân tích thực trạng về đảm bảo chất lượng chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại huyện .................................................................................. 43
2.2.4. Phân tích thực trạng về cải tiến chất lượng chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại huyện .................................................................................. 46
2.3. Đánh giá thực trạng về hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP trên địa bàn huyện Dương Minh Châu ........................................ 50
2.3.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 50
2.3.1.1. Hoạch định chất lượng ............................................................................ 50
2.3.1.2. Kiểm soát chất lượng .............................................................................. 51
2.3.1.3. Đảm bảo chất lượng ................................................................................ 51
2.3.1.4. Cải tiến chất lượng .................................................................................. 51
2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu .......................................................... 52
2.3.2.1. Hoạch định chất lượng ............................................................................ 52
2.3.2.2. Kiểm soát chất lượng .............................................................................. 52
2.3.2.3. Đảm bảo chất lượng ................................................................................ 53
2.3.2.4. Cải tiến chất lượng .................................................................................. 54
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 57
3.1. Định hướng về chăn nuôi VietGAHP tại tỉnh và huyện đến năm 2025 . 57
3.2. Mục tiêu về chăn nuôi VietGAHP tại huyện đến năm 2025. .................. 61


ix


3.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 61
3.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 61
3.3. Các giải pháp nâng cao hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP trên địa bàn huyện Dương Minh Châu (Giai đoạn 2020-2025) . 62
3.3.1. Các giải pháp liên quan đến hoạch định chất lượng hoạt động chăn nuôi
heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện ....................................... 62
3.3.1.1. Lý do áp dụng.......................................................................................... 62
3.3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 63
3.3.1.3. Nội dung giải pháp .................................................................................. 63
3.3.2. Các giải pháp liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động chăn nuôi heo
thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện ............................................. 69
3.3.2.1. Lý do áp dụng.......................................................................................... 69
3.3.2.2. Mục tiêu .................................................................................................. 69
3.3.2.3. Nội dung giải pháp .................................................................................. 70
3.3.3. Các giải pháp liên quan đến đảm bảo chất lượng hoạt động chăn nuôi heo
thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện ............................................. 72
3.3.3.1. Lý do áp dụng.......................................................................................... 72
3.3.3.2. Mục tiêu .................................................................................................. 73
3.3.3.3. Nội dung giải pháp .................................................................................. 73
3.3.4. Các giải pháp liên quan đến cải tiến chất lượng hoạt động chăn nuôi heo
thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện ............................................. 77
3.3.4.1. Lý do áp dụng.......................................................................................... 77
3.3.4.2. Mục tiêu .................................................................................................. 77
3.3.4.3. Nội dung giải pháp .................................................................................. 77
3.4. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ................. 82
3.4.1. Những hạn chế của luận văn ...................................................................... 82
3.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 83
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 84
1. Kết luận ........................................................................................................... 84

2. Khuyến nghị .................................................................................................... 85


x

2.1. Đối với UBND tỉnh ....................................................................................... 85
2.2. Đối với Hội Chăn nuôi và Thú y tỉnh ........................................................... 86
2.3. Đối với UBND huyện Dương Minh Châu .................................................... 86
2.4. Đối với chủ trang trại .................................................................................... 87
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN VĂN................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 96
Phụ lục 1 ............................................................................................................... 96
Phụ lục 2 ............................................................................................................. 103
Phụ lục 3 ............................................................................................................. 104
Phụ lục 4 ............................................................................................................. 107
Phụ lục 5 ............................................................................................................. 115


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15

Tên đầy đủ của bảng
Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Dương Minh Châu
(Giai đoạn 2017 - 2019)
Thu nhập bình quân đầu người của huyện Dương Minh
Châu (Giai đoạn 2017 - 2019)
Thực trạng phát triển chăn nuôi heo thịt đạt tiêu chuẩn
VietGAHP của tỉnh Tây Ninh
Kết quả chăn nuôi heo thịt tại huyện Dương Minh Châu
Chăn ni heo thịt theo hình thức trang trại tại huyện
Dương Minh Châu (Giai đoạn 2017-2019)
Kết quả chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại
huyện Dương Minh Châu (Giai đoạn 2017-2019)
Sản lượng thịt heo tiêu thụ của các trang trại chăn nuôi
heo tại huyện Dương Minh Châu
Quy trình thực hành chăn ni heo VietGAHP
Nguồn nhân lực quản trị chất lượng chăn nuôi heo thịt
theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu
Kết quả kiểm soát và đánh giá hoạt động các trang trại
chăn nuôi heo tại huyện Dương Minh Châu
Kết quả đánh giá yếu tố “địa điểm” các trang trại chăn

nuôi heo thịt tại huyện
Kết quả đánh giá yếu tố “Bố trí khu chăn ni” các trang
trại chăn nuôi heo thịt tại huyện
Kết quả đánh giá yếu tố “Chuồng trại và thiết bị chăn
nuôi” các trang trại chăn nuôi heo thịt tại huyện
Kết quả đánh giá yếu tố “Giống và quản lý chăn nuôi”
các trang trại chăn nuôi heo thịt tại huyện
Kết quả đánh giá yếu tố “Vệ sinh chăn nuôi” các trang

Trang
26
26
28
29
29
30
31
32
33
35
36
37
37
38
38


xii

trại chăn nuôi heo thịt (Giai đoạn 2017-2019) tại huyện

Kết quả đánh giá yếu tố “Quản lý thức ăn và nước uống
Bảng 2.16

trong chăn nuôi” các trang trại chăn nuôi heo thịt tại

39

huyện
Bảng 2.17
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20

Kết quả đánh giá yếu tố “Quản lý dịch bệnh” các trang
trại chăn nuôi heo thịt tại huyện
Kết quả đánh giá yếu tố “Quản lý chất thải và bảo vệ
môi trường” các trang trại chăn nuôi heo thịt tại huyện
Kết quả đánh giá yếu tố “Kiểm sốt động vật và cơn
trùng gây hại” các trang trại chăn nuôi heo thịt tại huyện
Kết quả đánh giá yếu tố “Quản lý nhân sự” các trang trại
chăn nuôi heo thịt tại huyện

39
40
40
41

Kết quả đánh giá yếu tố “Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy
Bảng 2.21


nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm” các trang trại

41

chăn nuôi heo thịt
Bảng 2.22
Bảng 2.23

Kết quả đánh giá tình hình chăn ni heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu
Mô tả về các yếu tố đảm bảo chất lượng hoạt động chăn
nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện

42
44

Kết quả tính giá trị LAT đối với từng yếu tố quản lý
Bảng 2.24

chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện

46

Dương Minh Châu
Xếp hạng thứ tự ưu tiên cải tiến 14 nội dung quản lý chất
Bảng 2.25

lượng chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại

49


huyện
Xếp hạng thứ tự ưu tiên cải tiến về sự hài lòng liên quan
Bảng 2.26

đến hoạt động quản lý chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP tại huyện

50


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên đầy đủ của hình

STT

Trang

Hình 1.1

Quy trình nghiên cứu

5

Hình 1.2

Các chức năng của quản trị chất lượng


11

Hình 1.3

Các nội dung của hoạch định chất lượng

16

Hình 1.4

Các bước tiến hành kiểm sốt chất lượng

16

Hình 2.1

Bản đồ hành chính huyện Dương Minh Châu

25

Tình hình thực hiện chăn ni heo theo tiêu chuẩn
Hình 2.2

VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu (Giai đoạn

43

2017-2019)
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5

Quản lý chăn ni heo thịt theo VietGAHP tại huyện
Dương Minh Châu
Sự hài lịng về chăn ni heo thịt theo VietGAHP tại
huyện Dương Minh Châu
Đánh giá nội bộ hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP

48
48
71


xiv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ và giải thích

CTCL

Cải tiến chất lượng

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

FDI


Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Good Agricultural Practices - là những phương pháp cụ

GAP

thể, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực
phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến tiếp được an
toàn và hợp vệ sinh.

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội.
Global Good Agricultural Practice - Thực hành nơng
nghiệp tốt tồn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các

GlobalGAP

biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được
xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch
và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.

HĐCL

Hoạch định chất lượng

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng


KSCL

Kiểm sốt chất lượng

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

QTCL

Quản trị chất lượng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VietGAP
VietGAHP
VSATTP

Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
Vietnamese Good Animal Husbandry Practices - Thực
hành chăn ni tốt của Việt Nam.
Vệ sinh an tồn thực phẩm


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2019 là một năm gặp nhiều khó khăn đối với ngành chăn ni nói
chung và đặc biệt là chăn ni heo, do chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh dịch tả
heo Châu phi. Sản lượng thịt heo giảm sâu dẫn đến tổng sản lượng thịt hơi các
loại giảm gần 4% so với năm 2018. Tỷ trọng sản lượng các loại thịt hơi có sự
thay đổi đáng kể so với năm 2108 khi có dịch; tỷ trọng sản lượng thịt heo chiếm
65,6% trong tổng sản lượng thịt hơi các loại (Bộ NN&PTNT, 2019). Ngành chăn
nuôi heo đã và đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng lớn khi dịch tả heo Châu
phi xuất hiện và lan rộng ra 63 tỉnh thành trên cả nước. Tổng đàn heo sụt giảm
mạnh, tổng đàn heo của cả nước tháng 12 năm 2019 giảm 25,5% so với thời
điểm năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2019). Một số vấn đề đang nổi lên hiện nay
làm cho ngành chăn ni đã khó khăn lại càng khó khăn hơn như lạm dụng các
chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh trong thức ăn; đặc biệt là vấn đề ô nhiễm
môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế của ngành và ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng. Tuy nhiên, chăn ni heo đã và đang góp phần quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp, không những cung cấp nguồn thực phẩm hàng ngày cho con
người mà còn tạo nhiều việc làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn.
Trước bối cảnh trên nhằm phát triển chăn nuôi trang trại, mở rộng chăn
nuôi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAHP là một trong những biện pháp phịng
ngừa hữu hiệu nhất. Qua đó loại trừ được những thách thức đã gặp phải trong
năm 2019 trên phạm vi tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Dương Minh Châu nói
riêng. Chăn ni heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP là một phương thức chăn
nuôi tiên tiến nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ơ nhiễm làm
ảnh hưởng tới an tồn, chất lượng sản phẩm, mơi trường, sức khỏe, an tồn lao
động và an sinh xã hội (Bộ NN&PTNT, 2015). Đây là xu thế tất yếu của quá
trình phát triển chăn nuôi trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu.
Từ đó góp phần nâng cấp và hồn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi heo, nâng
cao hiệu quả, thu nhập của người sản xuất. Tuy nhiên, áp dụng VietGAHP vào



2

thực tiễn địi hỏi đầu tư chi phí cao, thời gian chuẩn bị kéo dài, quy mô chăn nuôi
lớn, tập trung, trình độ hiểu biết và áp dụng quy trình của người chăn nuôi… Đây
lại là những cản trở cho việc phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững áp
dụng quy trình VietGAHP ở huyện Dương Minh Châu.
Huyện Dương Minh Châu là một trong những huyện đứng đầu trong chăn
nuôi heo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với số lượng đàn heo năm 2019 đạt 84 nghìn
con (Chi cục Thống kê huyện, 2019). Song vẫn phổ biến là chăn nuôi trang trại
quy mô nhỏ, phân tán, năng suất thấp, khó kiểm sốt dịch bệnh, sản phẩm hàng
hố có giá trị gia tăng thấp. Căn cứ Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 20072020 của Bộ NN&PTNT, mục tiêu chung được xác định là: “Phát triển chăn
nuôi heo phù hợp với sự phát triển chăn nuôi các vật nuôi khác trong tổng thể
các hoạt động chăn nuôi ở nước ta, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn
trong nước và hướng tới xuất khẩu; nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng với năng
suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm; phát triển chăn ni lợn bền
vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội” (Bộ NN&PTNT, 2007). Tỉnh Tây Ninh đã cụ thể hoá chiến lược cho
ngành như ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích phát triển
chăn ni như Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20 tháng 2 năm 2017 của
UBND tỉnh Tây Ninh về phê duyệt Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017
của UBND tỉnh Tây Ninh về phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi heo trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng VietGAHP đến năm
2020. Mặt khác, nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm rất lớn; đặc biệt là nhu
cầu về sản phẩm sạch, an tồn theo quy trình VietGAHP cho thị trường trong
tỉnh và các thị trường lớn ở các tỉnh lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Bình Dương. Với lý do trên, chúng tơi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Phát triển
chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh

Tây Ninh” là hết sức cần thiết.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên nền tảng nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, luận văn đề xuất các giải pháp
quản trị trong chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương
Minh Châu. Qua đó nâng cao thu nhập, đảm bảo chất lượng an tồn thực phẩm,
vệ sinh mơi trường, an tồn lao động và an sinh xã hội; cũng như góp phần nâng
tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong nơng nghiệp và hình thành
mối liên kết trong chăn ni heo đáp ứng bối cảnh hội nhập kinh tế thế hệ mới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu giai đoạn 2017-2019.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu giai đoạn 2017-2019.
 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Dương Minh Châu cho giai đoạn
2020-2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lĩnh vực QTCL bao gồm HĐCL,
KSCL, ĐBCL và CTCL đối với q trình chăn ni heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Khách thể nghiên cứu: Chủ các trang trại chăn nuôi heo, đại diện cán bộ
quản lý của các cơ quan chun mơn có liên quan đến phát triển chăn nuôi heo
thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh và huyện
Dương Minh Châu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được tiến hành tại huyện
Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các luận án tiến sĩ, tạp chí
khoa học, báo cáo của các cấp chính quyền quản lý trang trại trên địa bàn từ năm


4

2017 - 2019. Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phát phiếu khảo sát trong tháng 2
năm 2020. Thời gian xử lý dữ liệu trong tháng 3 năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính dựa vào chủ trương, chính sách của Nhà
nước, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục hành chính, các cơng trình
nghiên cứu được cơng bố. Qua đó, cung cấp nhận định về xu hướng đang phát
triển về lĩnh vực nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thơng qua bảng hỏi
chính thức được thiết kế sẵn, khảo sát trực tiếp các đối tượng nghiên cứu tại
huyện Dương Minh Châu. Qua đó, xác định thực tế đang diễn ra để phối hợp với
nhận định về xu hướng nhằm hình thành các quyết định có tính khách quan. Sau
khi thu phiếu về, kiểm tra mức độ hoàn chỉnh về thông tin của các phiếu thu thập
được, loại bỏ những phiếu khơng phù hợp, tiến hành mã hóa, nhập liệu và làm
sạch, nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích thống kê mơ tả kết
quả nghiên cứu. Sau đó, tổ chức họp chuyên gia để báo cáo kết quả xử lý thống
kê, nghe các ý kiến đề xuất, gợi ý giải pháp.
Phương pháp chuyên gia được tiến hành với các chuyên gia đang làm việc

tại cơ quan Nhà nước thuộc tỉnh, huyện có liên quan đến trang trại chăn nuôi.
Đây là phương pháp điều tra qua đánh giá, nhận định của các chuyên gia về điểm
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu của quá trình chăn nuôi heo thịt theo
tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh để củng cố
nội dung nghiên cứu, cũng như khám phá các yêu cầu mới cần cải tiến nhằm phù
hợp với từng bối cảnh.
4.1.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn được mô tả như sau:


5

Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính
- Tổng hợp các cơ sở lý thuyết
liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia.

Phương pháp định lượng
- Phương pháp thống kê: Thu
thập và tổng hợp số liệu.
- Phương pháp thống kê mơ tả.
- Phương pháp phân tích, tổng
hợp.


Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đề xuất giải pháp và khuyến nghị
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả, 2020).
4.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu
4.2.1. Tổng thể mẫu
Nghiên cứu điều tra tổng thể các trang trại chăn nuôi heo thịt tại huyện
Dương Minh Châu; cán bộ quản lý tại huyện Dương Minh Châu và Sở
NN&PTNT tỉnh Tây Ninh có liên quan đến hoạt động chăn nuôi heo theo tiêu
chuẩn VietGAHP như sau:
Các trang trại thực hiện quy trình VietGAHP

: 48 hộ.

Các trang trại chưa thực hiện quy trình VietGAHP

: 71 hộ.

Cán bộ thuộc Sở NN&PTNT

: 08 người.

Cán bộ thuộc UBND huyện Dương Minh Châu

: 08 người.

Cán bộ thuộc Phòng NN&PTNT huyện DMC

: 04 người.



6

Cán bộ thuộc các xã trực thuộc huyện DMC

: 11 người.

Tổng cộng

: 150 phần tử.

(Đính kèm danh sách phát phiếu khảo sát phục vụ nghiên cứu tại Phụ lục 1).
4.2.2. Cỡ mẫu
Phạm vi điều tra là các trang trại chăn ni heo thịt trên phạm vi tồn
huyện. Với số phiếu điều tra (quy mô mẫu) được xác định như sau:
Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:
n = N/(1 + N*e2) ; trong đó:
N: tổng số trang trai chăn nuôi heo tại huyện, n: số trang trại đại diện
e: sai số cho phép
Với tổng số trang trại chăn nuôi heo của huyện Dương Minh Châu, N = 119
trang trại và độ chính xác là 95% (tức sai số cho phép là 5%), ta tính được n =
92. Học viên chọn n = 119 phiếu điều tra nhằm loại bỏ những phiếu không đạt
yêu cầu và sai sót. Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành phỏng vấn cán bộ quản
lý địa phương là 31 cán bộ; trong đó có 8 cán bộ tỉnh, 12 cán bộ huyện và 11 cán
bộ xã. Tổng số phiếu dự kiến phát ra là 150 phiếu.
4.3. Thu thập dữ liệu
4.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm gần đây từ 2017-2019 từ các văn
bản công bố về tình hình phát triển chăn ni heo theo tiêu chuẩn VietGAHP của
Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Tây Ninh; báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Tây

Ninh; báo cáo của UBND huyện Dương Minh Châu; báo cáo khoa học; luận án
tiến sĩ; tạp chí khoa học; số liệu thống kê của Tổng cục và Chi cục Thống kê.
Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng, nghiên
cứu bài học kinh nghiệm; xác định các giải pháp hoàn thiện cũng như đưa ra các
khuyến nghị.
4.3.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát các chủ trang
trại chăn nuôi heo và cán bộ quản lý của Sở NN&PTNT tỉnh và huyện Dương
Minh Châu từ ngày 15/02/2020 - 15/03/2020. Căn cứ vào Quyết định số


7

4653/QĐ-BNN-CN ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về Ban hành quy trình thực hành chăn ni tốt
(VietGAHP) cho chăn ni heo tại Việt Nam cũng như quá trình thảo luận với
chun gia (Xem Phụ lục 3). Từ đó, hình thành phiếu thu thập thông tin (Xem
Phụ lục 4).
4.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
Trên cơ sở thu thập thơng tin từ phiếu điều tra xã hội học, số phiếu hợp lệ
được tiến hành mã hóa và làm sạch. Sau đó nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để xử
lý thống kê, tính tốn các yếu tố và chỉ số thành phần. Phân tích các dữ liệu thống
kê về tính giá trị trung bình, min, max, độ xiên, độ nhọn bằng phần mềm SPSS
20.0. Ngồi ra, luận văn tiến hành tính giá trị trung bình theo LAT [17] như sau:

Trong đó: xi là mức thành quả thực tế được đánh giá tại tổ chức.
a là giá trị tốt nhất; b là giá trị xấu nhất.

Trong đó: m là số nhân tố.
là số chỉ số thành quả có trong mỗi nhân tố j (hay số

câu hỏi trong nhóm nhân tố định tính). j= 1,2,3… m;
i=1,2,3….
): giá trị thành phần mờ của chỉ số thành quả thứ i
trong nhân tố thứ j.
5. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Các cơ sở lý luận nào liên quan đến phát triển chăn nuôi theo hướng thực
hành nông nghiệp tốt (VietGAHP); đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang
đứng trước tình hình dịch bệnh, vấn đề an tồn thực phẩm đang diễn ra?


8

(2) Các nước phát triển và các nước trong khu vực với điều kiện tương đồng
với Việt Nam đã có những kinh nghiệm gì khi đẩy mạnh phát triển chăn
ni heo thịt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt?
(3) Thực trạng phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP diễn
ra tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh như thế nào?
(4) Những hệ thống giải pháp nào nhằm thúc đẩy chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
vào giai đoạn 2020 - 2025?
6. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn
VietGAHP được xây dựng dựa trên bốn nội dung chủ yếu là tiêu chuẩn về
kỹ thuật sản xuất an tồn thực phẩm; bảo vệ mơi trường; bảo đảm sức khỏe cho
người lao động - phúc lợi xã hội và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Qua nghiên
cứu của luận văn giúp sản phẩm heo thịt tại huyện Dương Minh Châu đạt chất
lượng và giá cả luôn ổn định; được đánh giá cao, dễ dàng lưu thông trên thị
trường Việt Nam; làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an
toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an tồn, ảnh hưởng
khơng tốt tới sức khỏe; tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của các bên
tham gia trong chuỗi cung ứng; hình thành một ngành chăn ni bền vững với

việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
7. Bố cục của luận văn
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, học viên xây dựng bố cục của luận văn
theo hướng ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chăn ni heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP. Trình bày cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP. Giới thiệu các chức năng của QTCL bao gồm: HĐCL, KSCL,
ĐBCL và CTCL theo ISO 9000:2015 và các khái niệm về các phương thức quản
lý chất lượng trong nơng nghiệp làm cơ sở phân tích thực trạng ở chương 2
Chương 2: Phân tích thực trạng về hoạt động chăn nuôi heo thịt theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu (Giai đoạn 2017 – 2019). Phân


9

tích thực trạng hoạt động chăn ni heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP dựa trên
phân tích thực trạng về HĐCL, KSCL, ĐBCL và CTCL đối với hoạt động chăn
nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện; thông qua thảo luận với các
chuyên gia là cán bộ quản lý trên lĩnh vực nộng nghiệp của tỉnh, huyện. Sau khi
phân tích, học viên đánh giá thực trạng và làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở
chương 3.
Chương 3: Các giải pháp phát triển chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn
VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu (Giai đoạn 2020 – 2025). Dựa trên kết
quả phân tích thực trạng và những nhận xét, đánh giá ở chương 2, học viên đưa
ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động chăn nuôi heo thịt
theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh (Giai
đoạn 2020 – 2025). Đồng thời, nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đề nghị
các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tóm tắt phần mở đầu:

Trong phần mở đầu, học viên đã trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, xác
định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu luận văn bao gồm: Phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các số liệu thứ cấp
và sơ cấp được sử dụng trong nghiên cứu, trong đó số liệu thứ cấp được thu thập
trong 3 năm gần đây từ 2017-2019 từ các văn bản công bố về tình hình phát triển
chăn ni heo theo tiêu chuẩn VietGAHP của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Tây
Ninh; Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh; báo cáo khoa học; luận án tiến sĩ; tạp chí
khoa học; số liệu thống kê của Tổng cục và Chi cục Thống kê; báo cáo của
UBND huyện Dương Minh Châu; số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng
câu hỏi khảo sát các chủ trang trại chăn nuôi heo thịt và cán bộ quản lý của Sở
NN&PTNT tỉnh và huyện Dương Minh Châu. Tổng số lượng mẫu dự kiến điều
tra là 150. Những nội dung này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng qt về nội dung và
q trình hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu về các cơ sở lý
thuyết liên quan trong chương tiếp theo.


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
HEO THỊT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAHP
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với cuộc sống ngay từ thời cổ đại.
Tuy nhiên, chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo đối
tượng sử dụng, “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau nên cách hiểu về chất lượng
cũng đa dạng.
Theo Bill Conway - Mỹ, “Chất lượng phụ thuộc vào cách thức quản lý
đúng đắn” [17].
Theo W. Edwards Deming - Mỹ, “Chất lượng là mức dự báo về độ đồng

đều, độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường”[17].
Theo tiêu chuẩn Pháp NF X 50 – 109, “Chất lượng là tiềm năng của một
sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng” [17].
Theo Oxford Pocket Dictionary, “Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc
trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông
số cơ bản” [17].
Theo Kaoru Ishikawa, “Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị
trường với chi phí thấp nhất” [17].
Theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2017), “Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu
trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng” [21].
Theo ISO 9000: 2015, “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính
vốn có đáp ứng các yêu cầu” [32].
Mặc dù, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng từ các chuyên gia,
nhà quản lý, nhà sản xuất, người bán lẻ cho đến người tiêu dùng. Những năm gần
đây, khái niệm chất lượng được tiếp tục mở rộng. Chất lượng còn là “lao động
sạch” để tạo sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với tính thân thiện với mơi trường
và tính đạo đức trong kinh doanh tồn tại từ khâu thiết kế đến tiêu dùng sản phẩm.


×