Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

SKKN sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống pháp ở chương trình ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 54 trang )

Đề tài:

“SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG
DẠY VĂN XI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
Ở CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12”
(Môn Ngữ Văn)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT HOÀNG MAI 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

“SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG
DẠY VĂN XUÔI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
Ở CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12”

Họ và tên

: NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG

Bộ môn

: Ngữ văn

Điện thoại : 0941085222

Năm học: 2021 – 2022



MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5. Những đóng góp của đề tài .............................................................................. 3
1.6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 4
1.7. Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................... 4
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 5
1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 5
1.2. Dạy học dự án ................................................................................................. 5
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 5
1.2.2. Mục tiêu của dự án: ...................................................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm của dự án ...................................................................................... 6
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp .......................................................... 6
1.2.5. Hồ sơ bài dạy theo phương pháp dạy học dự án ............................................ 7
1.2.6. Quy trình thiết kế dự án ................................................................................ 7
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 9
2.1. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự án môn Ngữ văn THPT ........... 9
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài ........................................... 10
2.2.2. Khó khăn .................................................................................................... 11
3. Giải quyết vấn đề ............................................................................................ 11
3.1. Sơ lược về chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn THPT .......................... 11
3.1.1. Mục tiêu xây dựng chương trình mơn Ngữ văn THPT ................................ 11
3.1.2. Nội dung, cấu trúc phần văn xuôi Việt Nam chương trình Ngữ văn lớp 12 . 12
3.2. Vận dụng dạy học dự án trong dạy văn xuôi chống Pháp ở chương trình Ngữ
văn lớp 12 ............................................................................................................ 12
3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung bài học để dạy học dự án............................. 12

3.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện các dự án môn Ngữ văn lớp 12 ....................... 12


3.2.3. Những nội dung có thể tiến hành DHDA trong dạy văn xi kháng chiến
chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12 ......................................................... 13
3.2.4. Thiết kế và vận dụng một số dự án trong dạy học văn xuôi kháng chiến
chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12 ......................................................... 14
3.2.4.1. Dự án 1: Văn học và pháp luật ................................................................. 14
3.2.4.2. Dự án 2: Tình người trong cuộc sống hơm nay ........................................ 28
4. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 39
4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 39
4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 39
4.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................. 39
4.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 39
4.5. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 40
PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................. 42
I. ĐÓNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 42
1. Tính khoa học ................................................................................................... 42
2. Tính mới........................................................................................................... 42
II. KHẢ NĂNG MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................. 43
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ............................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 45
PHỤ LỤC................................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ


GDPT

Giáo dục phổ thông

PPDH

Phương pháp dạy học

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

DHDA

Dạy học dự án

PC

Phẩm chất

NL

Năng lực

THPT


Trung học phổ thông

NCKH

Nghiên cứu khoa học

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

PPDHDA

Phương pháp dạy học dự án

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài

1.1.1. Vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông trong dạy học Ngữ Văn
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với giáo dục trong giai đoạn hiện
nay là phải đổi mới phương pháp để phát huy được khả năng sáng tạo của người
học. Phương pháp giáo dục của Chương trình Ngữ Văn 2018 là dạy học tích hợp
và phân hóa, đa dạng các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của học sinh.
Phương pháp dạy học chuyển từ cách dạy nhồi nhét nội dung sang cách dạy
hình thành và phát triển năng lực. Dạy cách đọc, cách viết, cách nghe, nói, khuyến
khích tính tích cực, sáng tạo của người học, khuyến khích tranh luận, đặt câu hỏi,
tận dụng kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ.
Trong xu thế đổi mới ngành giáo dục ở Việt Nam, để phù hợp với sự thay đổi
của xã hội, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, Chương trình GDPT mơn Ngữ Văn
phải xây dựng theo hướng mở. Với việc xây dựng chương trình mở, kiểm tra đánh
giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh…càng đặt ra thách thức cho HS trong
vai trò chủ động tiếp cận lĩnh hội và giải quyết kiến thức trong tồn bộ q trình
học tập. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trở thành một yêu cầu
vừa hiển nhiên vừa bức thiết.
Môn Ngữ Văn, với đặc thù riêng thông qua các tác phẩm văn học-những đứa
con tinh thần của người nghệ sĩ giúp HS phát triển những phẩm chất: yêu nước,
nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. Đồng thời hình thành các nhóm năng
lực chung tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. Hình
thành và phát triển năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Và
một trong những nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là đảm bảo
tính tích cực của người học khi tham gia vào các hoạt động học tập, tăng cường
những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS, hình thành và phát triển kĩ năng
thực hành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống. Từ đó, HS
biết ứng xử, vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống một cách đúng đắn, khoa
học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của
mình cũng như điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình.

1.1.2. Dạy văn xi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn 12
đang gặp nhiều khó khăn đối với GV- HS
Hiện nay, tình hình chung thì phần lớn HS vẫn chưa nhận thức được bản chất
và tầm quan trọng của Văn học trong cuộc sống dù sự đổi mới trong giáo dục nói
chung và trong dạy học mơn Ngữ Văn nói riêng đã được đẩy mạnh trong những
năm gần đây. Đối với các em, Văn học là môn học khó, phải học thuộc, ít trường
để lựa chọn nghề nghiệp ưa thích, chủ yếu các em lựa chọn khối A, hoặc ban khoa
1


học tự nhiên. Là một giáo viên dạy Ngữ văn, tơi muốn mỗi giờ văn có một giá trị
riêng, vừa tìm tịi những phương pháp mới tạo hứng thú cho học sinh vừa thơng
qua những bài dạy của mình gợi nhắc một số kĩ năng cần thiết, khơi gợi ở các em
những tình cảm, ý thức tốt đẹp…để HS ngày càng u thích mơn học, khối học.
Đối với văn xi thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn
lớp 12 gồm hai văn bản: “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi). Việc
đọc hiểu văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân) trong chương trình Ngữ Văn 12, đây là một
văn bản quan trọng không chỉ phơi bày tình cảnh thê thảm của người nơng dân
nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật
gây ra mà cịn thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình
thương u đùm bọc lẫn nhau. Qua đó để hình thành những phẩm chất cao đẹp:
niềm nhân ái, lịng lạc quan, tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của con người, trân
trọng những khát vọng đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người… Ở tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ”(Tơ Hồi), tác phẩm đã phản ánh chân thực cuộc sống tăm tối,
tủi nhục, bị áp bức cùng cực của những người dân nghèo miền núi xưa, đồng thời
khẳng định và tin tưởng phẩm chất đẹp đẽ của họ, sức sống mãnh liệt và khả năng
tự giải phóng để đến với cách mạng của người dân nghèo. Nhưng học sinh chưa
thực sự hứng thú, chưa hiểu sâu sắc những giá trị tư tưởng mà tác phẩm mang lại.
Nhiều GV đã tích cực đổi mới phương pháp, tuy nhiên một số giáo viên vẫn chưa
tìm tịi, sáng tạo, chưa có sự thay đổi trong PPDH nên chưa kích thích được hứng

thú, say mê học tập của HS.
1.1.3. Dạy học dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học vừa
có tính tích cực vừa có tính thực tiễn cao. DHDA giúp HS nắm vững các kiến thức
và rèn luyện các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính tích cực,
khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong q
trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phương pháp dạy học
này mang lí thuyết lại gần với thực tế, gần gũi với cuộc sống của chính người học,
góp phần khơi gợi hứng thú học tập và chuẩn bị những kĩ năng cần thiết cho người
học bước vào cuộc sống sau này. Trong môn Ngữ văn, việc sử dụng dạy học dựa
trên dự án có thể góp phần phát triển cho người học một số PC chủ yếu, NL chung,
và các NL đặc thù thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Với việc thực hiện
các sản phẩm học tập bằng các hoạt động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và
nghe, HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển NL ngơn ngữ và NL văn học.
Từ những lí do đó tơi chọn đề tài “Sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án
trong dạy văn xi kháng chiến chống Pháp ở chƣơng trình Ngữ văn lớp 12”
với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương
pháp dạy học dựa trên dự án nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn
Ngữ Văn lớp 12 nói riêng và chất lượng dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thơng nói
chung. Đề tài đã được áp dụng thành công trong dạy học văn bản “Vợ nhặt”(Kim
Lân) và “Vợ chồng A Phủ”(Tô Hoài) những năm gần đây và được hội đồng khoa
học nhà trường đánh giá và đề xuất dự xét sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành.
2


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà văn xuôi kháng
chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ Văn lớp 12 hướng đến sự hình thành, phát
triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Vừa sử dụng phương pháp dạy học dự án, đưa ra một số dự án cụ thể gắn
những vấn đề của tác phẩm văn học gần với thực tế đời sống. Để học sinh không

chỉ cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học mà còn hiểu lịch sử, xã hội, con
người trong một giai đoạn lịch sử nhiều thắng lợi vẻ vang nhưng cũng đầy gian
khổ của dân tộc thời kì kháng chiến chống Pháp khi học các văn bản “Vợ nhặt”
(Kim Lân); “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi). Từ đó góp phần đào tạo các thế hệ học
sinh khơng chỉ có kiến thức hàn lâm sách vở mà cịn có tư tưởng đạo đức đúng
đắn, có tâm hồn trong sáng, trung thực, thật thà, giàu lòng nhân ái, biết trân trọng
những giá trị của cuộc sống hơm nay, có trách nhiệm cao với bản thân, gia đình,
đất nước…
- Giúp GV và HS THPT nói chung, ở trường THPT Hồng Mai 2 nói riêng
nâng cao được chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12A1, 12A4, 12A8 trường THPT Hoàng Mai 2
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành đề tài SKKN này, tôi đã sử dụng: Phương pháp nghiên cứu;
Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp khảo sát và đánh giá tình hình
thực tế
1.5. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học Ngữ văn. Đề tài đưa ra một
số dự án dạy học cụ thể nhằm khám phá, khắc sâu kiến thức văn học đồng thời đưa
văn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phát huy năng lực, phẩm chất HS.
- Đề xuất các giải pháp dạy học tích cực hướng tới yêu cầu ĐỌC – VIẾT –
NĨI- NGHE trong đó sử dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án làm trọng tâm
nhằm giúp HS vận dụng kiến thức thực tế để giải quyết các vấn đề của bài học.
Giúp các em phát huy năng lực thu thập thơng tin, phân tích thơng tin, thuyết trình
và tăng cường làm việc nhóm. Qua đó giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng đọc,
viết, nói và nghe đồng thời phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị
hành trang tốt nhất khi rời ghế nhà trường.
- Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xi kháng chiến chống
Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12 góp phần hồn thiện và đóng góp vào thực
tiễn dạy học tác phẩm văn xuôi ở lớp 12 nói riêng và đáp ứng u cầu chương

trình Ngữ Văn THPT nói chung. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, công nghệ thông
tin và khoa học kĩ thuật phát triển, là yếu tố rất thuận lợi để thực hiện phương pháp
3


dạy học này. Đề tài giúp bổ sung vào ngân hàng dự án học tập dùng trong dạy học
Ngữ Văn lớp 12 ở trường THPT theo nội dung chương trình để phát triển năng lực
và những phẩm chất, kĩ năng cần thiết cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Gồm 3 phần
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở của đề tài
Chương 2. Các giải pháp
Chương 3. Thực nghiệm đề tài
- Phần kết luận và kiến nghị
1.7. Kế hoạch nghiên cứu
STT

Thời gian

Nội dung cơng việc

Sản phẩm

1

Tháng 5/2021

Hình thành ý tưởng và chọn đề

tài, viết đề cương nghiên cứu

Bản đề cương chi tiết

- Nghiên cứu lí luận dạy học,
phương pháp dạy học tích cực
của bộ môn

- Tập hợp lý thuyết
của đề tài.

2

Tháng 6,7,8,9,10 - Khảo sát thực trạng, tổng hợp
số liệu năm trước.
- Trao đổi với đồng nghiệp và
đề xuất sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiểm tra trước thực nghiệm.

3

4

5

- Xử lý số liệu khảo
sát được.
- Tổng hợp ý kiến
của đồng nghiệp.
- Xử lý kết quả trước

khi thử nghiệm đề
tài.

Tháng 11,12/
2021 và Tháng
1,2 /2022

- Áp dụng thực nghiệm: Dạy
văn bản, ra đề kiểm tra, ra bài
tập về nhà

Tháng 2,3,4

Viết và hoàn thành sáng kiến
kinh nghiệm

Sáng kiến kinh
nghiệm chính thức
chấm cấp trường

Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến
kinh nghiệm sau khi chấm cấp
trường

Hoàn thành sáng
kiến
nộp
Sở
GD&ĐT


Tháng 4

- Tổng hợp và xử lý
kết quả thử nghiệm
đề tài.

4


PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Môn Ngữ văn là môn học mang tính cơng cụ và tính thẫm mĩ - nhân văn, giúp
học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt
động giáo dục khác trong nhà trường. Dạy văn học là đưa những kiến thức văn học
gần gũi và gắn liền với cuộc sống con người.
Dạy văn học gắn liền với thực tiễn không chỉ là mong muốn mà còn là nhiệm
vụ của giáo viên văn học. Văn học phải giúp HS thấy được sự gần gũi giữa kiến
thức bộ mơn với thực tế, từ đó các em sẽ u thích mơn Văn hơn, hứng thú tìm
hiểu có thêm kĩ năng sống, giáo dục tư tưởng đạo đức tốt hơn và đặc biệt có năng
lực giải quyết vấn đề tốt hơn. Bộ sách giáo khoa hiện nay có nhiều tư liệu kèm theo
với những hình ảnh sống động phần nào đó đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà việc gắn bài học với các nội dung có liên
quan đến thực tiễn cuộc sống phần lớn là ở các văn bản nhật dụng, các bài tiếng
Việt mà ít chú ý đến các văn bản văn học, cũng như việc giảng dạy môn học gắn
với thực tiễn cuộc sống cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều đề tài NCKH,
SKKN, đề tài luận văn, bài báo,… đã nghiên cứu về các phương pháp để phát triển
phẩm chất và năng lực cho HS. Và để phát triển đồng thời nhiều năng lực cho HS
THPT, bên cạnh các PPDH truyền thống thì các PPDH tích cực đóng vai trị quan
trọng.

Phương pháp dạy học dự án vận dụng trong dạy học văn học được giáo viên
ngày càng quan tâm. DHDA cũng được nhiều tác giả nghiên cứu qua các đề tài
NCKH, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, báo cáo khoa học. Mặc dù đã có một số cơng trình
nghiên cứu dạy học dự án nhưng số lượng nghiên cứu cịn rất hạn chế. Điều đó
chứng tỏ phương pháp DHDA vẫn còn rất mới mẻ với đa số giáo viên và chưa thực
sự thâm nhập vào trường học để có thể phát huy những ưu điểm của nó trong việc
phát triển con người tồn diện. Xã hội đang bước vào thời đại cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thời đại cơng nghệ 4.0, địi hỏi con người phải phát triển các kĩ năng,
đặc biệt là các kĩ năng mềm. Vận dụng DHDA giúp HS phát triển nhiều năng lực,
kĩ năng của thế kỉ XXI. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực là mục tiêu cũng
như nhiệm vụ quan trọng của giáo viên hiện nay.
1.2. Dạy học dự án
1.2.1. Khái niệm
Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho HS tự quyết trong tất cả các giai đoạn
học tập, giúp HS tạo ra được một hay nhiều sản phẩm hoạt động nhất định. Vì vậy,
dạy học theo dự án được coi là PPDH mà ở đó GV và HS cùng nhau giải quyết các
vấn đề cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tiễn. Trong PPDH này, HS được cung
cấp các điều kiện (tài liệu, phần mềm, video ...) đảm bảo và các chỉ dẫn, hướng dẫn
5


để áp dụng trong các tình huống cụ thể, qua đó HS tích lũy được kiến thức và có
khả năng giải quyết vấn đề.
Như vậy, dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong
đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ
năng thơng qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời
sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo
ra các sản phẩm cụ thể.
1.2.2. Mục tiêu của dự án
- DHDA là một trong những PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm và gắn với

thực tiễn cuộc sống của chính HS với những mục tiêu sau:
- Nội dung học tập theo dự án phải hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn kết
nội dung học với cuộc sống thực tế.
- DHDA giúp phát triển cho HS những kĩ năng như kĩ năng phát hiện và giải
quyết vấn đề, các kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
- DHDA rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng khác như tổ chức kiến thức, kĩ năng
sống, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, …
- DHDA cho phép HS làm việc một cách độc lập để hình thành kiến thức và
cho ra những kết quả thực tế.
- DHDA giúp HS nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá
trình học tập và tạo ra sản phẩm.
1.2.3. Đặc điểm của dự án
- Dạy học dự án gắn liền với các vấn đề thực tiễn
- Dạy học dự án mang tính định hướng hứng thú và hành động của người học
- Dạy học dự án định hướng sản phẩm
- Dạy học dự án giúp hoàn thiện người học với các kỹ năng thế kỉ 21
- Dạy học dự án có nhiều hoạt động học tập phong phú, đa dạng
Thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của dự án, người học không chỉ
cần hiểu biết kiến thức Văn học, mà người học còn phải biểu biết một số kiến thức
cả các ngành khoa học có liên quan (Địa lí, Lịch sử, Giáo dục cơng dân…) và một
số kỹ năng cần thiết (kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng viết báo cáo
khoa học, kỹ năng xử lý số liệu bằng bảng thống kê, bằng biểu đồ và đồ thị, kỹ
năng sử dụng thiết bị hiện đại…). Chính vì vậy, dạy học theo dự án tạo cơ hội cho
người học tự đánh giá mình, tự khẳng định mình thơng qua việc thực hiện dự án.
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp
DHDA là PPDH hiện đại, có nhiều ưu điểm nổi trội:
6


- DHDA gắn lý thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường với

xã hội, từ đó làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn.
- DHDA phát huy được tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người
học
- DHDA tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển.
- DHDA giúp người học phát triển khả năng giao tiếp, năng lực đánh giá, vận
dụng kiến thức
- DHDA giúp HS rèn luyện năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết
những vấn đề phức hợp.
Bên cạnh các ưu điểm đã nêu ở trên, DHDA cũng có những hạn chế cần khắc
phục như sau:
- DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu
tượng, hệ thống, cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
- DHDA phải địi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy, DHDA không thay thế cho các
PPDH khác mà là hình thức bổ sung cần thiết cho PPDH truyền thống.
- DHDA đòi hỏi phương tiện, cơ sở vật chất và tài chính phù hợp.
1.2.5. Hồ sơ bài dạy theo phương pháp dạy học dự án
Để tiến hành DHDA một cách hiệu quả, GV cần xây dựng được hồ sơ bài dạy
một cách đầy đủ và chi tiết. Hồ sơ bài dạy trong DHDA bao gồm:
Bộ câu hỏi định hướng, kế hoạch thực hiện, tình huống xuất hiện dự án, các ý
tưởng dự án, các công cụ đánh giá và công cụ trợ giúp, nguồn tư liệu tham khảo.
Các thành phần trong hồ sơ bài học dự án bao gồm
- Xây dựng các ý tưởng dự án
- Kế hoạch thực hiện dự án
- Bộ câu hỏi định hướng bao gồm: Câu hỏi khái quát; Câu hỏi nội dung; Câu
hỏi bài học; Câu hỏi dẫn dắt
- Xây dựng công cụ đánh giá sản phẩm (gồm các phiếu đánh giá): Tiêu chí
đánh giá; Phiếu đánh giá (phiếu đánh giá nhóm và phiếu tự đánh giá)
- Các công cụ trợ giúp, nguồn tư liệu tham khảo
1.2.6. Quy trình thiết kế dự án
Dạy học bộ môn Ngữ Văn theo phương pháp DHDA, dựa trên cấu trúc của

tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu trúc của DHDA làm 3 giai đoạn
bao gồm 5 bước:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
7


- Tìm trong chương trình mơn Ngữ văn THPTnhững bài dạy có nội dung liên
quan đến các vấn đề đang diễn ra trong thực tế, hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của các em.
- Phát hiện những gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn
đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm.
- GV chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định tên
đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các
em, trong đó có sự liên hệ giữa nội dung học tập với hồn cảnh thực tiễn đời sống
xã hội. GV cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa chọn.
Bước 2: Lập kế hoạch dự án
- GV hướng dẫn HS xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch
thực hiện dự án; xác định những cơng việc cần làm, thời gian dự kiến, kinh phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ
năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được. Đặc
biệt, đưa ra được bộ câu hỏi dẫn dắt gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi nội dung, câu
hỏi bài học, yêu cầu về thời gian, đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể.
- Việc lập kế hoạch cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang
tính định hướng hành động cho cả q trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá
dự án.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho mỗi thành viên
- Học sinh trực tiếp thực hiện dự án, GV là người hướng dẫn, đôn đốc và giúp
đỡ khi cần thiết
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự án,

các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và chúng tác động
qua lại lẫn nhau, kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án.
- Học sinh thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích
và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà
học sinh tích lũy sẽ được thực nghiệm qua thực tiễn.
Bước 4: Thu thập kết quả, báo cáo sản phẩm
- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng ấn phẩm (bản tin, báo
cáo, áp phích, thu hoạch, …) và có thể trình bày trên PowerPoint hoặc thiết kế
thành trang Web, …
- Các học sinh cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức
mới mà họ đã tích lũy được thơng qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân).
- Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm người học, giới
thiệu trong lớp, trong trường hoặc ngoài xã hội như: báo cáo, thiết kế xây dựng, bài
8


tiểu luận, bản thiết kế, trình bày nghệ thuật, ấn phẩm, bài trình diễn đa phương
tiện, …
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Giáo viên và HS đánh giá quá trình thực hiện dự án, kết quả của dự án dựa
trên những sản phẩm thu được, GV nhận xét, cho điểm. GV chốt lại những nội
dung quan trọng liên quan trực tiếp tới bài học, sau đó tính điểm cho từng thành
viên, nhóm…
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án môn Ngữ văn
THPT
Kết quả thăm dị 15 GV dạy mơn Văn học của 3 trường THPT trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hồng Mai tơi thấy:
- Về mức độ quan trọng của các năng lực cần phát triển cho HS THPT, đa số
GV đều cho rằng các NL đều cần phát triển cho HS, trong đó NL tự học, NL giải

quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống có
vai trị rất quan trọng.
- Về khả năng tổ chức DHDA của GV cho thấy: kĩ năng tổ chức hoạt động
cho HS cịn yếu, đặc biệt là hoạt động nhóm.
- Về mức độ sử dụng: Đa số GV chưa sử dụng PPDHDA; một số GV đã sử
dụng dạy học PPDHDA nhưng cũng cịn ở mức độ ít khi sử dụng.
- Về tính hiệu quả của DHDA trong việc phát triển năng lực toàn diện cho HS,
đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Văn học: Đa số GV đánh giá
cao hiệu quả mà PPDHDA đem lại như: rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử; phát
triển các năng lực tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức Văn học vào cuộc sống; rèn
luyện năng lực hợp tác, kĩ năng thuyết trình giữa đám đơng, kĩ năng giải quyết vấn
đề
- Về hạn chế của DHDA: Hầu hết GV đều cho rằng, DHDA cần nhiều thời
gian để thực hiện và khơng phù hợp với hình thức thi cử hiện nay
Song song với kết quả thăm dị GV, tơi đã tiến hành thăm dò về sự hứng thú
của HS với phương pháp DHDA đối với 40 HS lớp 12A4 trường THPT Hồng
Mai 2 sau khi cung cấp những kiến thức lí luận về PPDH này. Sau khi được hỏi, đa
số HS thấy thích thú, rất muốn thử thách khả năng của mình. Qua việc thực hiện
nhiệm vụ của dự án, các em được giao lưu, học hỏi; được tìm hiểu thế giới, những
vấn đề xã hội liên quan đến văn học. Các em thấy văn học gắn liền và gần gũi với
cuộc sống của các em.
Như vậy, tuy DHDA còn gặp một số khó khăn trong q trình thực hiện
nhưng DHDA thực sự là một PPDH hay, có nhiều ưu điểm nổi trội, giúp người GV
9


dạy học hướng vào mục tiêu lấy người học làm trung tâm, phát triển người học một
cách toàn diện.
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài
2.2.1. Thuận lợi

Ngữ văn là mơn học mang tính cơng cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học
sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt
động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để
giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngơn ngữ dân tộc;
phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân
ái, vị tha,…
Quan điểm xây dựng chương trình nhấn mạnh: Chương trình được xây dựng
trên nền tảng lí luận và thực tiễn. Mơn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân
và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có
quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình u đối với tiếng Việt và văn học; có
ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị
văn hố Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại và khả năng hội
nhập quốc tế.
Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự
học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc
biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn
học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông
nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic,
góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hố; từ đó biết ứng xử
với tự nhiên, với xã hội một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng và
chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cấp học. Giáo viên trong nhà trường ln có trách
nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương học sinh. Ngay từ đầu
năm học, ban giám hiệu và tổ bộ mơn đã có triển khai các kế hoạch, chỉ thị năm
học; đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực HS, tạo hứng thú học tập cho HS.
Lãnh đạo trường ln khuyến khích giáo viên tích cực sử dụng các PPDH
mới như DHDA, STEM, trải nghiệm sáng tạo, chủ đề, tích hợp,... nhằm tăng
cường rèn luyện cũng như phát triển các năng lực của HS.
Bên cạnh đó, trường THPT Hồng Mai 2, tuy mới thành lập, cơ sở vật chất

nhìn chung còn thiếu thốn nhưng cũng đảm bảo cơ sở vật chất để giáo viên và học
sinh thực hiện phương pháp dạy học này. Cụ thể là PP dạy học theo dự án đòi hỏi
sự tham gia nhiều của CNTT, trường có 28 tivi và máy chiếu trang bị cho 28 lớp
học và có 1 số máy chiếu rời có thể sử dụng ở phòng hội đồng nếu cần thực hiện

10


với số lượng HS đơng. Vì vậy, việc sử dụng để báo cáo sản phẩm dự án của HS rất
dễ dàng.
2.2.2. Khó khăn
Phương pháp DHDA địi hỏi thời gian thực hiện nhiều. Đa số HS và cả phụ
huynh HS đều khơng thích mất nhiều thời gian. Chương trình giáo dục đang xây
dựng theo hướng thay đổi nội dung nhằm phát triển năng lực học sinh, tuy nhiên
lại chưa thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá, thi cử. Vì thế, tâm lí HS vẫn
nặng về điểm số, vẫn học theo phương pháp truyền thống với mục đích “học để
thi”. HS chủ yếu giành nhiều thời gian cho việc học kiến thức để đạt kết quả cao
trong các kì thi. Đối tượng học sinh của trường THPT Hoàng Mai 2, là những học
sinh có lực học yếu, một số ở vùng nơng thơn nên khơng có nhiều điều kiện cả về
kinh tế và thời gian cho việc học tập. Mặt khác, PP này địi hỏi HS chủ động tích
cực tìm hiểu để tạo ra sản phẩm như mong muốn, nhưng đa phần HS vẫn đang rất
thụ động. Vì thế phương pháp mới chủ yếu áp dụng lên đối tượng HS khá, HS có ý
thức cao, chủ yếu dạy ở các lớp chọn, lớp chất lượng chứ chưa đồng bộ tác động
lên tất cả các đối tượng HS.
3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Sơ lƣợc về chƣơng trình GDPT 2018 mơn Ngữ văn THPT
3.1.1. Mục tiêu xây dựng chương trình mơn Ngữ văn THPT
Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu
cầu cần đạt cao hơn: nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư
duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu

hướng – trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và
bên ngồi văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Viết thành thạo kiểu văn
bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các
thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết
phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng
như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính,
có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
Theo chương trình GDPT mới: Mơn Ngữ văn hình thành và phát triển ở HS
năng lực Văn học, năng lực ngôn ngữ; đồng thời góp phần cùng các mơn học khác,
hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu
và các năng lực chung, đặc biệt là biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan
điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hố tranh luận phù hợp; có khả
năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài
thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn
đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; nắm được
phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận.

11


3.1.2. Nội dung, cấu trúc phần văn xuôi Việt Nam chương trình Ngữ văn
lớp 12
Kế hoạch giáo dục Ngữ văn phần văn xi Việt Nam chương trình Ngữ văn
lớp 12 gồm các tiết bài dạy, tiết học cụ thể (Ngữ văn,Trường THPT Hồng Mai 2)
Tác phẩm văn xi

TT

Số tiết


Tiết dạy chính

Tự chọn

1

Vợ chồng A Phủ

6

74,75,76,77

78,79

2

Vợ nhặt

6

82,83,84,85

86,87

3

Rừng xà nu

6


90,91,92,93

94,95

4

Những đứa con trong gia đình

5

96,97,98

99,100

5

Chiếc thuyền ngồi xa

5

102,103,104

105,106

6

Một số tác phẩm hướng dẫn tự đọc

Nhìn chung, phần văn xi Việt Nam ở chương trình Ngữ văn lớp 12 với 5
tác phẩm văn học dạy học chính khóa được chia làm ba giai đoạn theo thời gian

sáng tác: Văn xuôi kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954); Văn xuôi kháng chiến
chống Mĩ (1955 - 1975); Văn xi thời kì đổi mới sau năm 1975.
3.2. Vận dụng dạy học dự án trong dạy văn xi chống Pháp ở chƣơng
trình Ngữ văn lớp 12
3.2.1. Ngun tắc lựa chọn nội dung bài học để dạy học dự án
DHDA địi hỏi nhiều thời gian, cơng sức và địi hỏi sự tự lực cao của HS nên
khơng thể áp dụng cho mọi bài học trong chương trình. Lựa chọn bài phù hợp để
tiến hành DHDA là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án.
Dưới đây là các nguyên tắc lựa chọn nội dung bài phù hợp:
- Nội dung bài phải có tính thực tiễn
- Nội dung bài phải thiết thực, hữu ích đối với người học
- Nội dung bài phải đảm bảo thời gian hợp lí
- Nội dung bài phải phù hợp với điều kiện thực tế
3.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện các dự án môn Ngữ văn lớp 12
Căn cứ vào các biểu hiện của năng lực, dựa trên nguyên tắc dạy học đảm bảo
tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay,
tôi đề xuất các bước tổ chức dạy học dự án gồm 3 giai đoạn tương ứng với 5 bước
và vận dụng tổ chức dạy học phần văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương
trình Ngữ văn lớp 12 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể như hình dưới:

12


3.2.3. Những nội dung có thể tiến hành DHDA trong dạy văn xi kháng
chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12
Qua nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số nội dung văn học trong chương trình
văn xi kháng chiến chống Pháp có thể tiến hành DHDA. Căn cứ vào từng điều
kiện cụ thể mà GV có thể lựa chọn nội dung để xây dựng dự án phù hợp.
- Văn bản “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi): Phản ánh chân thực cuộc sống tủi
nhục, bị áp bức cùng cực của những người dân nghèo miền núi xưa đồng thời

khẳng định và tin tưởng phẩm chất đẹp đẽ của họ, là sức sống mãnh liệt, tinh thần
phản kháng và khả năng tự giải phóng để đến với cách mạng của họ. Và nhân vật
Mị, A Phủ chính là những nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi ở miền núi, họ bị
xem như một món hàng để trao đổi, gạt nợ.
Nhân vật Mị là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi: cha con nhà thống lí
Pá Tra đã lợi dụng món nợ truyền kiếp để bắt Mị về làm dâu. Món nợ có từ ngày
bố Mị lấy mẹ Mị đã đeo đẳng bố mẹ Mị suốt cả đời, quần quật vẫn khơng trả nổi,
thậm chí mẹ Mị chết rồi món nợ vẫn cịn đó. Chỉ vì một nương ngô từ hàng chục
năm trước mà Mị bị tước đoạt cả tình yêu, hạnh phúc, tuổi xuân và tự do. Hủ tục
bắt dâu gạt nợ tái hiện một hiện thực tăm tối ở xã hội miền núi xưa, thể hiện thân
phận bị rẻ rúng của người phụ nữ.
Nhân vật A Phủ chỉ vì đánh A Sử mà phải chịu phạt một trăm đồng bạc
trắng, đó là số tiền khổng lồ với những người dân nghèo. Đó khơng chỉ là tiền phạt
mà còn là tiền A Phủ phải mua thuốc phiện cho bọn chức việc, thống lí, xéo phải
hút suốt mấy ngày mấy đêm, là tiền lợn để làng ăn vạ. Vì món nợ đó A Phủ đã bị
tước đoạt quyền tự do và quyền làm người một cách tàn nhẫn. A Phủ phải làm
người ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra, bị bóc lột sức lao động, trở thành nơ lệ
khơng cơng. Món nợ ấy khơng chỉ phải trả bằng cuộc đời A Phủ mà bằng cuộc đời
13


của con, của cháu A Phủ, trở thành món nợ truyền kiếp để biến những người nông
dân nghèo khổ thành nô lệ cho bọn chúa đất phong kiến.
Nội dung này liên quan mật thiết đến một hiện tượng khá nhức nhối trong
thực tế xã hội Việt Nam: Vấn đề cho vay lãi nặng hiện nay. Đây là vấn đề rất đáng
được khảo cứu vì tính thực tế và những lợi ích thiết thực từ việc khảo cứu: Điều tra
để nắm bắt thông tin, hiểu biết về pháp luật, tự nhận thức và tuyên truyền về tình
trạng cho vay nặng lãi, những điều luật pháp quy định và vi phạm pháp luật, đồng
thời cung cấp kiến thức và kĩ năng cho bài viết nghị luận xã hội...
- Văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân): Phản ánh tình cảnh thê thảm của người nơng

dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 đồng thời khẳng định bản chất tốt đẹp và
sức sống kì diệu của họ: Ngay bên bờ vực của cái chết họ vẫn hướng về sự sống,về
tương lai để vui, hi vọng; vẫn khao khát tổ ấm gia đình và yêu thương, đùm bọc
lẫn nhau
Ở văn bản này chúng ta thấy được sức mạnh của tình người, của tình u
thương ln cần thiết, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước hiện nay.
3.2.4. Thiết kế và vận dụng một số dự án trong dạy học văn xuôi kháng
chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12
Chương trình Ngữ văn lớp 12 phần văn xuôi kháng chiến chống Pháp với
những đề tài gần gũi, gắn với cuộc sống con người bởi phản ánh thực trạng cuộc
sống của nhân dân ta trong một giai đoạn cụ thể. Để học sinh hiểu kĩ hơn về các
vấn đề quan trọng gắn với cuộc sống con người, dựa vào cơ sở lí luận cũng như
quy trình dạy học dự án, tôi thiết kế 2 dự án sau đây để vận dụng vào dạy phát triển
phẩm chất và năng lực cho học sinh qua dạy học dự án phần văn xuôi kháng chiến
chống Pháp – THPT Ngữ văn lớp 12 trường THPT Hồng Mai 2 nơi tơi công tác,
cũng như mong muốn áp dụng rộng rãi ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
3.2.4.1. Dự án 1: Văn học và pháp luật
A. TỔNG QUAN DỰ ÁN
Văn học và pháp luật tưởng chừng là hai lĩnh vực hoàn tồn khác nhau, văn
học là bộ mơn nghệ thuật, lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy
hình tượng làm phương tiện biểu đạt nội dung và lấy ngơn từ làm chất liệu xây
dựng hình tượng, là lĩnh vực của sáng tạo. Còn luật pháp được hiểu là hệ thống các
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp nhân
dân trong xã hội. Nhưng có những vấn đề phản ánh trong văn học lại gần gũi, gắn
liền với pháp luật, gắn liền với thực tế đời sống.
Hiện nay, tình trạng cho vay tiền với lãi suất cao vẫn diễn ra phổ biến, diễn ra
ở nhiều địa phương trên cả nước, từ thành thị đến nơng thơn, với nhiều đối tượng
thậm chí có đối tượng là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Hậu quả nhiều
người dân lâm vào cảnh túng quẫn, học sinh sao nhãng việc học, dẫn đến bỏ học

14


cũng vì bị những băng nhóm, những kẻ chun cho vay nặng lãi hành hung, đe
dọa, khủng bố tinh thần... Vậy cho vay lãi suất cao đến mức nào mới bị xem là cho
vay nặng lãi? Và như thế nào thì bị xử lý hình sự?
1.Mục tiêu của dự án
a. Kiến thức
- Từ những kiến thức về tác phẩm văn học, cụ thể từ vấn đề vay nặng lãi ở
miền núi Tây Bắc đã đẩy người nông dân vào cuộc sống tăm tối, số phận rẻ rúng
như món hàng trao đổi, nơ lệ qua cái nhìn của nhà văn Tơ Hồi.
- Học sinh tìm hiểu vấn đề liên quan đến thực tế đời sống
- Học sinh tìm hiểu và trình bày được những kiến thức về luật pháp quy định
cho vay lãi
- Các hình thức cho vay lãi nặng, các mức độ vi phạm pháp luật trong cho vay
lãi nặng
- Những nguyên nhân và hậu quả của việc cho vay lãi nặng hiện nay
- Bày tỏ quan điểm trước vấn đề và đề xuất các giải pháp khắc phục
b. Kĩ năng
án

- Kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của dự
- Kĩ năng giải thích và kết luận
- Kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lí và giải quyết tình huống thực tế
- Kĩ năng giao tiếp và thuyết trình trước tập thể
- Kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội…
c. Thái độ, phẩm chất
- Rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua thực hiện các hoạt động, trải nghiệm.
- Biết cách bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh


- Xây dựng các thói quen tốt trong học tập và đời sống; nâng cao ý thức và
trách nhiệm công dân trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
- HS nhận thức được tầm quan trọng của hiểu biết pháp luật, những điều nên
làm, nên tránh…trong đời sống cũng như những hậu quả của việc vay lãi nặng gây
ra
d. Năng lực hƣớng tới
Dự án nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực sau:
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ
- Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống
15


- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực hợp tác nhóm
2. Ngƣời thực hiện
- Giáo viên hướng dẫn: có thể 1 giáo viên hoặc nhóm giáo viên
- Học sinh thực hiện: áp dụng với tất cả các lớp 12 hoặc áp dụng tùy lớp và có
sự điều chỉnh theo đối tượng.
3. Thời gian thực hiện: 2 tuần
B. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
1. Lí do hình thành dự án
Trong câu chuyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hồi, Mị là một cơ gái xinh đẹp,
có khao khát tự do nhưng vì món nợ truyện kiếp của cha mẹ - món nợ “cho vay
nặng lãi “của nhà thống lí Pá Tra, chính món nợ ấy đã cướp đi thanh xuân của một
cô gái xinh đẹp tài năng đẩy cô vào cuộc đời với kiếp trâu ngựa khi làm dâu gạt nợ.
Và cũng món nợ đã đẩy A Phủ từ một chàng trai khỏe mạnh, gan bướng, tự do
thành nơ lệ khơng cơng suốt đời cho nhà thống lí Pá Tra.
Ngày nay cũng là cho vay nặng lãi nhưng hình thức tinh vi hơn và hậu quả
cũng khơn lường hơn, chúng khơng chỉ bắt người mà chúng cịn đập phá, cướp
bóc, tra tấn về cả tinh thần và thể xác... Hậu qủa nặng nề, hằng năm xảy ra hàng

ngàn cuộc cho vay nặng lãi số tiền lên tới hàng nghìn tỉ đồng, với nhiều hình thức
lừa tinh vi mới. Công an đã nhắc nhở và tuyên truyền rất nhiều vì vậy chúng ta
phải ln cảnh giác với mọi âm mưu của kẻ xấu khơng để mình và gia đình là nạn
nhân của những kẻ bất nhân đó. Việc cho vay nặng lãi là một hành động sai trái và
vô lương tâm, họ đã cướp đi cuộc sống hạnh phúc và êm ấm của hàng ngàn gia
đình, bao nhiêu người phải từ bỏ mạng sống vì số tiền ấy, những hành động ấy
trước sau gì cũng sẽ bị pháp luật trừng trị.
Chúng ta phải ln ln có những hiểu biết về pháp luật, về các vấn đề xã hội
để đề phịng nhắc nhở bản thân, gia đình và những người thân luôn tỉnh táo trước
những âm mưu, lôi kéo của kẻ xấu. Hướng tới xây dựng một môi trường sống lành
mạnh, tích cực, một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
2. Nhiệm vụ của dự án
* Nhiệm vụ riêng từng nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu về
- Cuộc sống của nhân vật Mị với kiếp làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra.
Qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm (Tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tơ Hồi)
Nhóm 2: Tìm hiểu về
16


- Cuộc sống của A Phủ với kiếp đứa ở gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra. Qua đó
thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm (Tác phẩm “Vợ chồng
A Phủ” của nhà văn Tơ Hồi)
Nhóm 3: Tìm hiểu về
- Những quy định của pháp luật về việc cho vay lãi (Hình thức cho vay lãi,
đối tượng được vay, người được cho vay lãi theo quy định)
- Các hình thức cho vay lãi nặng hiện nay
- Những hiểu biết, thái độ của người dân địa phương về các hình thức cho vay
lãi nặng tràn ngập hiện nay (khảo sát ở một số phường, xã thuộc thị xã Hoàng Mai:

Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Quỳnh Thiện, Quỳnh Vinh)
Nhóm 4: Tìm hiểu về
- Các ngun nhân và hậu quả của việc tham gia vay lãi nặng
- Khảo sát ở một số phường, xã thuộc thị xã Hoàng Mai: Quỳnh Xuân, Mai
Hùng, Quỳnh Thiện, Quỳnh Vinh…
* Nhiệm vụ chung:
Mỗi nhóm cần thực hiện
- Đề xuất các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vay lãi nặng hiện nay
- So sánh kết quả thực tế với cái nhìn của nhà văn Tơ Hồi để thấy được giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
- Viết bài thu hoạch theo yêu cầu của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời
sống.
3. Điều kiện thực hiện dự án
- Nguời phối hợp: phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh
- Thiết bị, cơ sở vật chất: máy chiếu, máy tính, máy ảnh, điện thoại có quay
phim chụp ảnh khi phỏng vấn, các vật dụng cần thiết khác.
- Tài chính: sử dụng giấy A0 để vẽ sơ đồ tư duy, các loại bút màu, sáp,...nên
kinh phí ít.
4. Hồ sơ bài dạy
a. Bộ câu hỏi định hướng
* Câu hỏi khái quát:
Nhân vật Mị và A Phủ (Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”- Tơ Hồi) có cuộc sống
như thế nào ở nhà thống lí Pá Tra?
nào?

Hiểu biết về pháp luật thực sự cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế

17



* Câu hỏi bài học:
Câu hỏi dẫn dắt

Nhiệm vụ

Từ khóa tìm kiếm

Ngun nhân Mị trở thành Nhóm 1:
Ngun nhân
con dâu gạt nợ?
- Tìm hiểu nguyên nhân Mị Cuộc sống của Mị
Cuộc sống của Mị - với kiếp trở thành con dâu gạt nợ
làm dâu gạt nợ ở nhà thống - Cuộc sống của Mị ở nhà Pá
lí Pá Tra
Tra
Nguyên nhân A Phủ trở Nhóm 2:
thành đứa ở trừ nợ cho nhà Tìm hiểu nguyên nhân A Phủ
Pá Tra?
trở thành đứa ở trừ nợ
Buổi xử kiện A Phủ tại nhà Buổi xử kiện A Phủ diễn ra ở
Pá Tra diễn ra như thế nào?
nhà Pá Tra

Nguyên nhân
Buổi xử kiện
Cuộc sống của A
Phủ

Cuộc sống của A Phủ ở nhà Cuộc sống của A Phủ với kiếp
Pá Tra?

đứa ở trừ nợ

- Pháp luật có những quy Nhóm 3
định như thế nào về việc cho - Các hình thức cho vay lãi
vay lãi? Các hình thức cho nặng hiện nay
vay lãi?
- Những hiểu biết, thái độ của
- Hãy tìm hiểu và liệt kê người dân địa phương về các
những hình thức cho vay lãi hình thức cho vay lãi nặng
nặng hiện nay?
tràn ngập hiện nay
- Thái độ, quan điểm của
người dân trước các hình
thức cho vay nhanh, khơng
cần thế chấp đang tràn ngập
hiện nay?

Hình thức vay lãi
Thái độ, quan
điểm
Phỏng vấn

Tìm hiểu nguyên nhân, hậu Nhóm 4
Nguyên nhân
quả của việc vay và cho vay - Các nguyên nhân và hậu quả Hậu quả
nặng lãi
của việc tham gia vay lãi nặng Phỏng vấn
Tìm hiểu tại địa phương (5
phường, xã)
- Mỗi nhóm đề xuất các giải Nhiệm vụ chung các nhóm:

pháp?
- Đề xuất các giải pháp ngăn
- Phỏng vấn những người chặn, giảm thiểu tình trạng
dân địa phương đã từng vay vay lãi nặng hiện nay
lãi nặng?

Các giải pháp ngăn
chặn, giảm tình
trạng vay và cho
vay lãi nặng
18


b.Dự kiến sản phẩm
Nhóm

Nhiệm vụ

Sản phẩm dự kiến
của nhóm

Sản phẩm chung
của dự án
Báo cáo powerpoint

Nhóm 1

Nguyên nhân Mị trở Sơ đồ tư duy
thành con dâu gạt nợ
Ghi chép báo cáo,

Làm rõ số phận bi thảm bài thuyết trình
của Mị khi về làm dâu Hình ảnh, video
gạt nợ nhà thống lí Pá
Tra

Báo cáo powerpoint

Nhóm 2

Nguyên nhân A Phủ trở Ghi chép báo cáo
thành đứa ở trừ nợ cho Hình ảnh, video
nhà Pá Tra
Bài thuyết trình
Buổi xử kiện và cuộc
sống của A Phủ ở nhà Pá
Tra

Nhóm 3

- Các quy định của pháp Những kiến thức Báo cáo powerpoint
luật về việc cho vay lãi
về pháp luật về Sơ đồ tư duy
- Các hình thức cho vay vấn đề cho vay lãi Bài phỏng vấn
Sơ đồ tư duy
lãi nặng hiện nay
Video, hình ảnh
- Những hiểu biết, thái Bài phỏng vấn
độ của người dân địa Video, hình ảnh
phương về các hình thức
cho vay lãi nặng tràn

ngập hiện nay

Nhóm 4

- Các nguyên nhân và Sơ đồ tư duy
hậu quả của việc cho vay Video, hình ảnh
và tham gia vay lãi nặng

Sơ đồ tư duy
Những kiến thức,
cảm nhận hình
tượng văn học

Bài thuyết trình

Báo cáo powerpoint
Sơ đồ tư duy

- Các giải pháp ngăn
chặn, giảm thiểu việc
vay lãi nặng hiện nay

c. Cơng cụ đánh giá (phụ lục): Tiêu chí đánh giá sản phẩm; Đề bài kiểm tra
thường xuyên; Phiếu điều tra năng lực
5. Tổ chức thực hiện
a. Giai đoạn 1: Triển khai dự án (thực hiện trong 1 tiết – 45 phút)
Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục tiêu của dự án (20 phút)
19



GV

HS

GV nêu tình huống
triển khai, sau đó cho
HS nghiên cứu và
lựa chọn các đề tài
thuộc
văn
xuôi
kháng chiến chống
Pháp, xoay quanh
đến vấn đề liên quan
đến thực tiễn.

HS thống nhất lựa chọn dự án “Văn học và Pháp luật”, cụ
thể là vấn đề cho vay lãi nặng hiện nay
Chia lớp làm 4 nhóm bắt thăm nội dung
* Nhiệm vụ riêng từng nhóm

GV tổ chức cho học
sinh bắt thăm nội
dung
GV cùng HS chia
nhóm theo đề tài dự
án và các nhóm thảo
luận để bầu chọn
trưởng nhóm, thư kí,
Nhóm 1: (có 10 HS)Tìm hiểu về

đặt tên nhóm.
- Tìm hiểu ngun nhân Mị trở thành con dâu gạt nợ
GV hướng dẫn HS
xác định mục tiêu, - Cuộc sống của Mị ở nhà Pá Tra
bộ câu hỏi định Nhóm 2: (có 10 HS) Tìm hiểu về
hướng cho từng đề -Tìm hiểu nguyên nhân A Phủ trở thành đứa ở trừ nợ
tài dự án để giúp HS - Buổi xử kiện A Phủ diễn ra ở nhà Pá Tra
đưa ra được sơ đồ tư - Cuộc sống của A Phủ với kiếp đứa ở trừ nợ
duy hợp lí cho đề tài
Nhóm 3: (có 10 HS) Tìm hiểu về
dự án của nhóm.
- Những quy định của pháp luật về việc cho vay lãi
- Thực trạng vấn đề cho vay lãi nặng hiện nay
- Những hiểu biết, thái độ của người dân địa phương về các
GV cung cấp cho HS hình thức cho vay lãi nặng tràn ngập hiện nay
một số tài liệu tham Nhóm 4: (có 10 HS)Tìm hiểu về
khảo hỗ trợ thêm
- Các nguyên nhân và hậu quả của việc tham gia vay lãi
(sách báo, các địa chỉ nặng
các trang web có liên
- Khảo sát ở một số phường, xã thuộc thị xã Hoàng Mai:
quan,...).
Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Quỳnh Thiện, Quỳnh Vinh…
* Nhiệm vụ chung:
Mỗi nhóm cần thực hiện
- Đề xuất các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng
20



×