Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.33 KB, 24 trang )

Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

MỤC LỤC
Mục đề
Trang
Phần 1. Mở đầu .........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................2
1.2. Đóng góp của đề tài ........................................................................................3
Phần 2. Nội dung ......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................3
2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................4
2.3. Nguyên nhân.....................................................................................................4
2.4. Giải pháp thực hiện...........................................................................................5
Phần 3. Kết luận.......................................................................................................10
3.1. Hiệu quả áp dụng...........................................................................................10
3.2. Ưu điểm của phương pháp ............................................................................10
3.3. Hạn chế của phương pháp..............................................................................10
Tài liệu tham khảo - Phụ lục

11


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.1.1. Lí do khách quan.
Đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn nhân lực không
những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu này, một
trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo


dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng
việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực
cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải
cách phương pháp dạy học ở nhà trường.
Điều 27, mục 2, chương 2 – Luật Giáo Dục 2005 quy định: “ Mục tiêu của
giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động,
sáng tạo…”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học…”
1.1.2. Lí do chủ quan
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó
giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ
mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã
học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Đặc điểm
này rất phù hợp với đặc thù bộ môn Địa lí.
Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học theo
dự án trong môn Địa Lí lớp 11”, nhằm giúp cho học sinh vận dụng được kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất, đổi mới quan hệ giáo viên –
học sinh theo hướng cộng tác.
1.2. Đóng góp của đề tài
Việc tìm hiểu, sử dụng phương pháp dạy học theo dự án giúp tạo hứng thú
học tập, tăng khả năng tự học, phát huy tính sáng tạo trong học sinh.

22


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11


Phần 2: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều
khiển và giúp đỡ của giáo viên, tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính
phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó
tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
2.1.2. Cách phân loại dự án
a)Theo quỹ thời gian thực hiện dự án:
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
- Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng
giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
- Dự án lớn: thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài
trong nhiều tuần.
b) Theo nhiệm vụ:
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
- Dự án nghiên cứu: là dự án nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng,
quá trình.
- Dự án kiến tạo: là dự án tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực
hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng
bài, biểu diễn, sáng tác.
c) Theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:
- Dự án mang tính thực hành: là dự án có trọng tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ
thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã
học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất.
- Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt
động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các
hoạt động thực hành, thực tiễn.
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn

học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án
cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).
2.1.2. Các bước tổ chức dạy học dự án
Bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chuẩn bị
- Xây dựng bộ câu hỏi định - Xây dựng kế hoạch dự
- Xây dựng ý tưởng. hướng: xuất phát từ nội dung án: xác định những công
- Lựa chọn chủ đề, học và mục tiêu cần đạt được. việc cần làm, thời gian dự
tiểu chủ đề.
- Thiết kế dự án: xác định lĩnh kiến, vật liệu, kinh phí,
- Lập kế hoạch các vực thực tiễn ứng dụng nội phương pháp tiến hành và
33


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
nhiệm vụ học tập.

dung học, ý tưởng và tên dự
án.
- Thiết kế các nhiệm vụ cho
học sinh: làm thế nào để học
sinh thực hiện xong thì bộ câu
hỏi được giải quyết và các mục
tiêu đồng thời cũng đạt được.
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ
cũng như các điều kiện thực
hiện dự án trong thực tế.
2. Thực hiện dự án - Theo dõi, hướng dẫn, đánh

- Thu thập thông tin. giá học sinh trong quá trình
- Thực hiện điều tra. thực hiện dự án.
- Thảo luận với các - Liên hệ các cơ sở, khách mời
thành viên khác.
cần thiết cho học sinh.
- Tham vấn giáo viên - Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo
hướng dẫn.
điều kiện thuận lợi cho các em
thực hiện dự án.
- Bước đầu thông qua sản
phẩm cuối của các nhóm học
sinh.

phân công công việc trong
nhóm.
- Chuẩn bị các nguồn
thông tin đáng tin cậy để
chuẩn bị thực hiện dự án.
- Cùng giáo viên thống
nhất các tiêu chí đánh giá
dự án.

- Phân công nhiệm vụ các
thành viên trong nhóm
thực hiện dự án theo đúng
kế hoạch.
- Tiến hành thu thập, xử
lý thông tin thu được.
- Xây dựng sản phẩm
hoặc bản báo cáo.

- Liên hệ, tìm nguồn giúp
đỡ khi cần.
- Thường xuyên phản hồi,
thông báo thông tin cho
giáo viên và các nhóm
khác.
3. Kết thúc dự án
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho - Chuẩn bị tiến hành giới
- Tổng hợp các kết buổi báo cáo dự án.
thiệu sản phẩm.
quả.
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm - Tiến hành giới thiệu sản
- Xây dựng sản dự án của các nhóm.
phẩm.
phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm
- Trình bày kết quả
dự án của nhóm.
Phản ánh lại quá
- Đánh giá sản phẩm dự
trình học tập.
án của các nhóm khác
theo tiêu chí đã đưa ra.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Đặc trưng bộ môn
Địa lí là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực tiễn. Nó
không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lí xảy ra trên bề mặt
Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lí,
cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Để phù hợp với đặc trưng
44



Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, thì việc áp dụng dạy học theo dự
án là rất thiết thực.
2.2.2. Điều kiện trang thiết bị, đặc điểm học sinh.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường khá đảm bảo. Học sinh được tiếp
nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có
hiểu biết nhiều hơn, có nhu cầu tự khám phá. Ngoài ra, học sinh của trường có chất
lượng đầu vào tương đối cao nên các em có sẵn kiến thức cơ bản vững vàng để có
thể tự nghiên cứu, chiếm lĩnh kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên.
2.2.3. Yêu cầu xã hội.
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được coi là một
trong những xu hướng đặc biệt quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học. Do đó, Bộ và Sở giáo dục đã tổ chức các đợt tập huấn về đổi mới phương
pháp dạy học, trong đó có tập huấn về dạy học theo dự án đối với chương trình
mới.
2.3.Nguyên nhân
Đối với nội dung tự nhiên, dân cư, xã hội của các quốc gia, khi dạy học bằng
phương pháp truyền thống như phương pháp thuyết trình sẽ rất nhàm chán do cấu
trúc các bài giống nhau. Hoặc thực hiện hoạt động nhóm, các kỹ thuật dạy hoc tích
cực tại lớp thì học sinh chỉ khai thác nội dung sách giáo khoa, học sinh vận dụng,
liên hệ được rất ít và giờ học chưa được sinh động. Đồng thời, qua khảo sát mức
độ yêu thích môn Địa lí trong học sinh, tôi nhận thấy phần lớn học sinh hứng thú
với nội dung mang tính thực tiễn của môn học. Do đó khi sử dụng dạy học theo dự
án bằng hình thức giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị ở nhà, học sinh sẽ có điều
kiện tìm hiểu thông tin, khai thác được nội dung bài học và chuẩn bị được nội dung
báo cáo sinh động.
2.4. Giải pháp thực hiện

2.4.1. Lựa chọn các bài học có thể áp dụng phương pháp dạy học dự án
- Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư
- Bài 8: Liên Bang Nga
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư và xã hội
- Bài 9: Nhật Bản
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư và tình hình phát triển kinh tế.
- Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư và xã hội
2.4.2. Đổi mới phân chia và chuyển giao nhiệm vụ các nhóm.
Chia lớp thành các nhóm học tập, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng điều
hành và một thư ký. Việc phân chia nhóm sẽ cố định các thành viên trong suốt các
dự án, chỉ hoán đổi nội dung tìm hiểu. Trong lí thuyết chuyên đề, tên nhóm gọi
55


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
chung là nhóm 1, nhóm 2,... Nhưng trong thực tế từng dự án, nhóm sẽ tự chọn cho
mình một cái tên gắn với đất nước tìm hiểu như đặt tên nhóm theo địa danh nổi
tiếng, công trình kiến trúc, tỉnh, thành phố…để học sinh khắc sâu hơn về đất nước
tìm hiểu.
Thông thường, khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, giáo viên thường chỉ giao
nội dung và học sinh sẽ khai thác thông tin để làm rõ nội dung giáo viên yêu cầu.
Với hướng giao nhiệm vụ này có thể đảm bảo được về mặt kiến thức, nhưng sẽ
không khai thác hết được những kỹ năng của học sinh. Đồng thời sẽ làm cho phần
báo cáo thiếu sinh động do nhóm nào cũng chung một hình thái đó là một đại diện
của nhóm sẽ nói về nội dung nhóm được phân công tìm hiểu.
Để việc giao nhiệm vụ cho các nhóm đạt hiệu quả cao hơn, học sinh thể hiện
được cả kiến thức và kỹ năng, giáo viên không chỉ giao nội dung tìm hiểu mà còn
yêu cầu phương pháp thể hiện. Mỗi nội dung của từng nhóm sẽ gắn với một

phương pháp thể hiện riêng.
2.4.3. Xác định mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học không chỉ hướng đến kiến thức, kỹ năng, thái độ mà phải
xác định được các năng lực, phẩm chất cần phát triển trong học sinh qua quá trình
chiếm lĩnh kiến thức.
a. Kiến thức
- Biết được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã
hội và phân tích được ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của quốc gia đó.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các yếu tố. Liên hệ so sánh giữa các quốc gia
và tích hợp các vấn đề liên quan.
b. Kỹ năng
Sử dụng bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, tranh ảnh, video clip, để khai thác đặc
điểm vị trí, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, dân cư – xã hội của từng quốc gia.
c. Thái độ
Có ý thức học tập các nước bạn để vươn lên trong học tập và cuộc sống.
d. Các năng lực cần phát triển:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong học
tập, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng thông tin và
truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, video clip.
e. Các phẩm chất cần phát triển:
Các phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với
bản thân, tập thể.
2.4.4. Xây dựng bản mô tả câu hỏi đánh giá năng lực học sinh.
66


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

Xây dựng bản mô tả câu hỏi đánh giá sẽ giúp cho giáo viên xây dựng được
bộ câu hỏi định hướng năng lực học sinh.
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các năng lực cần phát
triển
Nội
Vận
Vận
Nhận
Thông
dung
dụng
dụng
biết
hiểu
thấp
cao
Biết
- Xác định
Năng lực tư duy tổng
được
được trên
hợp theo lãnh thổ:
đặc
bản đồ vị
- Trình bày được đặc
điểm vị trí và lãnh
điểm vị trí địa lí và lãnh
Vị trí trí địa thổ
các

thổ, các yếu tố tự nhiên,
địa lí lí,
nước.
dân cư, xã hội. Đánh giá

phạm vi Hiểu
được những thuận lợi và
lãnh lãnh
được ảnh
khó khăn của chúng đối
thổ thổ.
hưởng của
với phát triển kinh tế xã
chúng đến
hội.
phát triển
- Biết liên hệ, tích hợp
kinh tế xã
vấn đề biến đổi khí hậu.
hội.
- Biết liên hệ, so sánh đặc
Biết
- Xác định Phân tích Tích hợp điểm dân cư, xã hội giữa
được
được trên được
biến đổi các quốc gia.
đặc
bản
đồ mối quan khí hậu Năng lực sử dụng bản
điểm

các yếu tố hệ giữa vào các đồ, biểu đồ: Đọc và khai
các yếu tự nhiên.
các yếu yếu tố tự thác được kiến thức từ
Điều
tố
tự Hiểu tố
tự nhiên có bản đồ thế giới, bản đồ tự
kiện
nhiên, bản đồ địa hình và
nhiên
được ảnh nhiên.
liên
tự
khoáng sản, bản đồ phân
của mỗi hưởng các
quan.
nhiên
bố dân cư các nước.
quốc
yếu tố tự
Năng lực sử dụng số
gia.
nhiên đến
liệu thống kê: Dựa vào
sự
phát
bảng số liệu, nhận xét
triển kinh
được quy mô lãnh thổ,
tế xã hội.

Dân Biết
Hiểu được So sánh Giải trữ lượng một số loại tài
nguyên, quy mô dân số,
cư và được
ảnh hưởng được đặc thích
xã hội đặc
của
đặc điểm dân được đặc cơ cấu dân số của quốc
gia.
diểm
điểm dân cư của điểm
dân cư, cư, xã hội các quốc phân bố - Năng lực sử dụng
tranh ảnh, video clip:
xã hội. đối với sự gia.
dân cư.
phát triển
- Liên hệ Sử dụng tranh ảnh, video
77


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
kinh
tế
mỗi quốc
gia.

với vấn
đề dân
số ở Việt
Nam.


clip để thấy rõ hơn thuận
lợi, khó khăn của các yếu
tố tự nhiên, dân cư, xã
hội

2.4.5. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng năng lực học sinh
Căn cứ vào bảng mô tả câu hỏi, bài tập đánh giá, giáo viên xây dựng bộ câu
hỏi định hướng năng lực học sinh.
Ví dụ: Bộ câu hỏi định hướng năng lực học sinh trong bài 8: Liên bang Nga - tiết
1: Tự nhiên, dân cư và xã hội.
Câu 1: Quan sát Bản đồ các nước trên thế giới, Bản đồ vị trí địa lí và lãnh thổ
Liên Bang Nga, hãy xác định vị trí, phạm vi của Liên bang Nga.
Câu 2: Trình bày đặc điểm, ý nghĩa vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
Câu 3: Quan sát hình 8.1. Địa hình và khoáng sản LB Nga, hãy xác định đặc điểm
các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông hồ, rừng.
Câu 4: Trình bày đặc điểm các yếu tố tự nhiên.
Câu 5: Phân tích thuận lợi, khó khăn của các yếu tố tự nhiên đối với sự phát triển
kinh tế xã hội.
Câu 6: Chứng minh ngành công nghiệp khai khoáng đã gây ô nhiễm nặng nề môi
trường.
Câu 7: Nhận xét bảng. 10 quốc gia đông dân nhất thế giới của năm 2005 và 2007.
Câu 8: Nhận xét Biểu đồ số dân Liên Bang Nga giai đoạn 2000 – 2017.
Câu 9: Nhận xét Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số.
Câu 10: Nhận xét bảng. Tình hình di cư giai đoạn 1990 – 2017.
Câu 11: Nhận xét lược đồ phân bố dân cư.
Câu 12: Trình bày đặc điểm dân cư của Liên Bang Nga. Phân tích tác động của
chúng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Câu 13: So sánh sự thay đổi dân số của Liên bang Nga và Hoa Kì
Câu 14: Giải thích đặc điểm phân bố dân cư.

Câu 15: Đặc điểm dân cư của Liên bang Nga có gì giống với đặc điểm dân cư
nước ta.
Câu 16: Chứng minh Liên bang Nga có tiềm lực xã hội lớn.

88


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
2.4.6. Thiết kế tiến trình dạy học
Thực hiện theo hướng dẫn tại (mục III4) Công văn số 1976/SGDĐT- GDTrH ngày
20/10/2014 của Giám đốc Sở về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên
môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Cụ thể,
từng hoạt động học tập tổ chức theo 4 bước:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

99


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

Phần 3: KẾT LUẬN
3.1. Hiệu quả áp dụng
Nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp và để chứng minh tính
đúng đắn, tính khả thi của những vấn đề đặt ra trong chuyên đề. Với ý tưởng như
đã nêu trên tôi đã áp dụng trên các lớp 11 mà tôi trực tiếp giảng dạy. Sau khi kết
thúc dự án, tôi đã khảo sát ý kiến học sinh và kết quả thu được như sau:

- Đa số học sinh tham gia nhiệt tình. Học sinh biết cách xây dựng kế hoạch, phân
công nhiệm vụ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Về mức độ tiếp thu kiến thức và sự yêu thích phương pháp dạy học:
Lớp

Sĩ số

Hiểu và vận dụng được nội
dung học tập

Thích học phương pháp dự án

Số lượng

%

Số lượng

%

11A1

29

23

79.3

25


86.2

11A2

28

21

75.0

22

78.6

11A3

30

22

73.3

22

73.3

11C4

26


24

92.3

25

96.1

Tổng
113
90
79.6
94
83.2
3.2. Ưu điểm của phương pháp.
- Việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy môn Địa Lí rất phù
hợp với mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục.
- Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, khả năng sáng tạo,
năng lực giải quyết những vấn đề, năng lực cộng tác làm việc và phát triển các
năng lực chuyên biệt ở học sinh.
- Qua thực hiện các dự án, giáo viên được nâng cao tính chuyên nghiệp, có cơ hội
xây dựng các mối quan hệ với học sinh và có thể phát hiện được các năng lực của
học sinh, từ đó có thể hướng nghiệp cho học sinh.
3.2. Hạn chế của phương pháp
- Để thực hiện một dự án, giáo viên và học sinh cần nhiều thời gian chuẩn bị. Với
chương trình học tập hiện nay, nếu thực hiện nhiều dự án cho môn học sẽ khó khăn
về mặc thời gian.
- Khó áp dụng rộng với tất cả các đối tượng học sinh.

10



Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình phát triển giáo dục trung học – Tài
liệu bồi dưỡng: Cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây
dựng thư viện câu hỏi và bài tập, năm 2011.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình phát triển giáo dục trung học - Tài
liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, năm 2014.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn: Phương pháp, kĩ thuật tổ chức
hoạt động dạy học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, năm 2017.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu hướng dẫn thực nghiệm chương trình mới,
năm 2018.
5. Báo, internet…

11


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Lớp: …….............Năm học:……………………
Để rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy bộ môn Địa lí trong thời gian tới và làm
cơ sở đánh giá hiệu quả công tác giảng dạy. Cô mong các em với tinh thần trung
thực và thẳng thắn hãy cho ý kiến về hoạt động giảng dạy của giáo viên, các em
cung cấp những thông tin dưới đây bằng cách đánh dấu X vào câu trả lời sau:
1. Được học môn Địa lí ở trường phổ thông em cảm thấy thế nào:

a. Rất thích học
b. Thích học
c. Không thích học
d. Bình thường
2. Em đánh giá như thế nào về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy
học của trường ta:
a. Rất tốt.
b. Tốt.
c. Chưa tốt.
3. Giáo viên tổ chức làm việc nhóm trong dạy học địa lí như thế nào?
a. Bài học nào cũng sử dụng.
b. Chỉ một số bài.
c. Không bao giờ sử dụng.
4. Khi giao nhiệm vụ cho các nhóm giáo viên thường:
a. Giao cho mỗi nhóm một nội dung trong bài học.
b. Giao cho các nhóm cùng giải quyết một nội dung trong bài học.
c. Giao cho mỗi nhóm một nội dung và phương pháp thực hiện nội dung đó.
d. Giao cho các nhóm cùng giải quyết một nội dung và phương pháp thực hiện
nội dung đó.
5. Em đánh giá như thế nào về hiệu quả dạy học qua hoạt động nhóm?
a. Đa số học sinh tham gia tích cực và nắm được nội dung bài học.
b. Chỉ một số học sinh tham gia và nắm được nội dung bài học.
c. Chỉ tập hợp lại cho có nhóm.
7. Em đã được học tập bằng phương pháp dạy học theo dự án trong môn học
nào không?
a. Có
b. Không.
12



Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH SAU KHI KẾT THÚC DỰ ÁN
Đối tượng: Lớp ………
Em hãy Đánh dấu X vào đáp án lựa chọn.
Câu 1: Theo em Dạy học dự án là:
(có thể chọn nhiều đáp án)
1. Làm việc nhóm để đưa ra một sản phẩm cuối cùng có vận dụng kiến thức bài
học và thông tin từ nhiều nguồn.
2. Giáo viên ra bài tập về nhà, học sinh làm theo nhóm.
3. Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.
4. Yêu cầu học sinh làm việc nhiều hơn, tính tự lực cao hơn.
5. Ý kiến
khác………………………………………………………………………….
Câu 2: Em đánh giá như thế nào về mức độ hiệu quả của Phương pháp dạy
học dự án:
a. Rất hiệu quả
b. Hiệu quả
c. Bình thường
d. Không hiệu quả bằng phương pháp truyền thống
Câu 3: Sau khi kết thúc dự án em học được những gì? (có thể chọn nhiều đáp
án)
a. Những kiến thức về …
b. Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả
c. Cách tìm kiếm và tổng hợp thông tin từ Internet để giải quyết nhiệm vụ học
tập.
d. Biết về công việc cụ thể của một số ngành nghề trong xã hội.
e. Thôi thúc em suy nghĩ về nghề nghiệp cho tương lai.
Câu 4: Tự đánh giá về mức độ hiệu quả trong hoạt động của nhóm và bản
thân em.
a. Các thành viên đều tham gia đầy đủ nhiệt tình.

b. Chỉ một số thành viên làm việc.
c. Em không tham gia đầy đủ.
d. Em không tham gia, công việc do 1, 2 bạn làm.
Câu 5: Em nhận xét gì về cách phân công nhiệm vụ của nhóm em?
a. Nhiệm vụ được phân công hợp lý, phù hợp với năng lực của từng bạn.
b. Nhiệm vụ được phân công đều nhau nhưng chưa phù hợp năng lực và sở
trường của từng bạn.
c. Nhiệm vụ được phân công một cách cảm tính, chưa hợp lý, gây khó khăn
cho quá trình thực hiện dự án.
d. Chẳng phân công nhiệm vụ, 1 hay 2 người làm hết.
13


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
Câu 6: Em đánh giá như thế nào về quá trình thực hiện và hiệu quả sản phẩm
của nhóm?
a. Tiến độ hợp lý, sản phẩm đạt yêu cầu
b. Tiến độ bất hợp lý về phân phối thời gian, sản phẩm đạt yêu cầu
c. Tiến độ bất hợp lý nên sản phẩm chưa đạt yêu cầu.
d. Làm việc cẩu thả, chưa hài lòng với cách làm việc nhóm.
Câu 7: Em đánh giá như thế nào về mức độ tiếp thu kiến thức bài học thông
qua dạy học dự án?
a. Hiểu sâu sắc các vấn đề, nội dung bài học.
b. Tiếp thu được nhiều hơn, kiến thức được mở rộng, phong phú thêm.
c. Thuộc bài ngay trên lớp và trong lúc làm việc nhóm.
d. Không tiếp thu được kiến thức đầy đủ, không tự tin làm bài kiểm tra.
Câu 8: Những khó khăn em gặp phải khi thực hiện dự án: (có thể chọn nhiều
đáp án)
a. Không có nhiều thời gian.
b. Nhiệm vụ được giao không phù hợp với năng lực của bản thân.

c. Nhóm chưa có phương pháp làm việc hiệu quả.
d. Không có máy tình, máy chiếu, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường hạn chế.
e. Giáo viên chưa theo sát để kịp thời giúp đỡ.
f. Tốn nhiều tiền
Câu 9: Nếu thầy cô tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học dự án thì em sẽ:
a. Ủng hộ và tham gia nhiệt tình.
b. Ủng hộ.
c. Phải tham gia thôi.
d. Không quan tâm.

14


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

PHIẾU HỌC TẬP
1. vị trí địa lí và lãnh thổ của LB Nga
Yếu tố
Đặc điểm
Vị trí
địa lí

Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
- Khó khăn:

Lãnh
thổ

2. Điều kiện tự nhiên


3.Dân cư – xã hội
15


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
Yếu tố

Đặc điểm

ảnh hưởng
Thuận lợi

Dân cư

Xã hội

16

Khó khăn


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

BÀI 8: LIÊN BANG NGA
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I.

Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân tích được ảnh hưởng của chúng đối với
sự phát triển kinh tế xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận
lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Biết được nước Nga là nước đứng đầu thế giới về khai thác nhiên liệu hóa thạch
gây biến đổi khí hậu.
- Biết phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với
sự phát triển kinh tế.
2. Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, tranh ảnh, video clip, để khai thác đặc
điểm vị trí, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội.
3. Thái độ:
Khâm phục tinh thần hi sinh của dân tộc Nga để cứu loài người thoát khỏi ách phát
xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2 và tinh thần sáng tạo của nhân dân Nga, sự
đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hóa chung của thế giới.
4. Các năng lực cần phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong học
tập và làm việc, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng
thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy, năng lực tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực
sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, video clip.
5. Các phẩm chất cần phát triển:
Các phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với
bản thân, tập thể.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
a. Xây dựng bản mô tả câu hỏi đánh giá năng lực học sinh
Các năng lực cần phát
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
triển

Nội
dung Nhận
Thông
Vận dụng Vận dụng
biết
hiểu
thấp
cao
Vị trí Biết
- Xác định
Năng lực tư duy tổng
địa lí được
được trên
hợp theo lãnh thổ:
17


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11

lãnh
thổ

đặc
điểm
vị trí
địa lí,
phạm
vi lãnh
thổ.


bản đồ vị
trí

phạm vi
lãnh thổ.
Hiểu
được ảnh
hưởng vị
trí địa lí,
phạm vi
lãnh thổ
đến
sự
phát triển
kinh tế, xã
hội.
Điều Biết
- Xác định
kiện được
được trên
tự
đặc
bản
đồ
nhiên điểm
các yếu tố
các
tự nhiên.
yếu tố Hiểu
tự

được ảnh
nhiên hưởng các
yếu tố tự
nhiên đối
với
sự
phát triển
kinh tế xã
hội .
Dân Biết
Hiểu được
cư và được
ảnh hưởng

đặc
của
đặc
hội
điểm
điểm dân
dân
cư, xã hội
cư, xã đối với sự
hội.
phát triển
kinh tế.

Phân tích
được mối
quan hệ

giữa các
yếu tố tự
nhiên.

Nhận thức
được
việc
khai
thác
nhiều nhiên
liệu
hóa
thạch
làm
môi trường ô
nhiễm nặng
nề, dẫn đến
biến đổi khí
hậu.

So sánh
được đặc
điểm khác
nhau về
sự
thay
đổi dân số
của Liên
bang Nga
với Hoa

Kì.

- Giải thích
được
đặc
điểm phân
bố dân cư.
- Liên hệ với
vấn đề dân
số ở Việt
Nam.

18

- Trình bày được đặc
điểm vị trí địa lí và lãnh
thổ, các yếu tố tự nhiên,
dân cư, xã hội. Đánh giá
được những thuận lợi và
khó khăn của chúng đối
với phát triển kinh tế xã
hội.
- Biết liên hệ để thấy
được ảnh hưởng đến
mội trường của ngành
công
nghiệp
khai
khoáng.
- Biết liên hệ, so sánh

đặc điểm dân cư của
Liên bang Nga với Hoa
Kì và Việt Nam
Năng lực sử dụng bản
đồ, biểu đồ: Đọc và
khai thác được kiến
thức từ bản đồ thế giới,
bản đồ tự nhiên, bản đồ
địa hình và khoáng sản,
bản đồ phân bố dân cư.
Năng lực sử dụng số
liệu thống kê: Dựa vào
bảng số liệu, nhận xét
được quy mô lãnh thổ,
trữ lượng một số loại tài
nguyên, quy mô dân số,
cơ cấu dân số.
- Năng lực sử dụng
tranh ảnh, video clip:
Sử dụng tranh ảnh,
video clip để thấy rõ
hơn thuận lợi, khó khăn
của các yếu tố tự nhiên,
dân cư, xã hội


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
b. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng năng lực học sinh.
Câu 1: Quan sát Bản đồ các nước trên thế giới, Bản đồ vị trí địa lí và lãnh thổ
Liên Bang Nga, hãy xác định vị trí, phạm vi của Liên bang Nga.

Câu 2: Trình bày đặc điểm, ý nghĩa vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
Câu 3: Quan sát hình 8.1. Địa hình và khoáng sản LB Nga, hãy xác định đặc điểm
các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông hồ, rừng.
Câu 4: Trình bày đặc điểm các yếu tố tự nhiên.
Câu 5: Phân tích thuận lợi, khó khăn của các yếu tố tự nhiên đối với sự phát triển
kinh tế xã hội.
Câu 6: Chứng minh ngành công nghiệp khai khoáng đã gây ô nhiễm nặng nề môi
trường.
Câu 7: Nhận xét bảng. 10 quốc gia đông dân nhất thế giới của năm 2005 và 2007.
Câu 8: Nhận xét Biểu đồ số dân Liên Bang Nga giai đoạn 2000 – 2017.
Câu 9: Nhận xét Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số.
Câu 10: Nhận xét bảng. Tình hình di cư giai đoạn 1990 – 2017.
Câu 11: Nhận xét lược đồ phân bố dân cư.
Câu 12: Trình bày đặc điểm dân cư của Liên Bang Nga. Phân tích tác động của
chúng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Câu 13: So sánh sự thay đổi dân số của Liên bang Nga và Hoa Kì.
Câu 14: Giải thích đặc điểm phân bố dân cư.
Câu 15: Đặc điểm dân cư của Liên bang Nga có gì giống với đặc điểm dân cư
nước ta.
Câu 16: Chứng minh Liên bang Nga có tiềm lực xã hội lớn.
c. Giao nhiệm vụ cho HS: (trước 3 tuần)
- Chuẩn bị một tiết mục nhảy: bài Kachiusa (khoảng 6 bạn).
- Chọn một MC điều khiển chương trình.
- Dựa vào sách giáo khoa tìm hiểu nội dung vị trí địa lí và lãnh thổ ở nhà theo
yêu cầu sau:
Yếu tố
Đặc điểm
Ảnh hưởng
Vị trí địa lí
- Thuận lợi:

- Khó khăn:
Lãnh thổ
- Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng điều hành,
một thư ký và chọn tên cho nhóm (tên nhóm có thể đặt theo tên một địa
danh, công trình kiến trúc…nổi tiếng của Liên bang Nga). Nhiệm vụ hai
nhóm như sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên: sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy. Nội
dung tìm hiểu được hệ thống bằng sơ đồ tư duy và sẽ chiếu trên power point.
Nhóm 2: Tìm hiểu dân cư – xã hội: sử dụng phương pháp đóng vai.
19


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
+ Thành viên của nhóm sẽ đóng vai đoàn khách du lịch thăm quan đất nước Liên
bang Nga, trong đó có một thành viên đóng vai hướng dẫn viên.
+ Bản đồ, hình ảnh, số liệu, Clip để dẫn chứng trình chiếu bằng powerpoint.
- Tiến hành phỏng vấn học sinh trường THPT Xuyên Mộc về nội dung: những
hiểu biết về đất nước, con người Liên bang Nga và mối quan hệ giữa Việt
Nam và Liên bang Nga.
2. Học sinh
- Lựa chọn “diễn viên” cho tiết mục nhảy, thiết kế động tác.
- Lựa chọn MC dẫn chương trình.
- Lựa chọn tên cho nhóm, phát thảo nội dung, xác định những công việc cần
làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong
nhóm, chuẩn bị tài liệu thực hiện dự án.
- Chuẩn bị bài báo cáo trên poverpoint.
- Chuẩn bị phương tiện để phỏng vấn.
III. Tiến trình dạy học
1. Khởi động: (2 phút)
- Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi, hào hứng để học sinh cảm thấy thoải mái

bước vào tham gia tìm hiểu bài học.
- Phương thức tác động: Năm học sinh sẽ biểu diễn một tiết mục nhảy bài
Kachiusa.
- Sản phẩm mong đợi: Học sinh sẽ có ấn tượng về đất nước Liên bang Nga.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV giới thiệu về vị trí địa lí và lãnh thổ (học sinh tìm hiểu ở nhà) và sản
phẩm mong đợi:
Yếu tố
Đặc điểm
Ảnh hưởng
Vị trí
- Nằm ở 2 châu lục Á – Âu,
- Thuận lợi: Giao lưu,
địa lí
- Phía Tây và phía Nam giáp 14 nước và hợp tác với các nước,
biển Bantich, biển Caxpi, biển Đen.
phát triển kinh tế biển,
- Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
giàu tiềm năng phát
- Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
triển kinh tế.
Lãnh
- Đất nước rộng lớn, diện tích lớn nhất thế - Khó khăn: việc quản
lí đất nước khó khăn.
thổ
giới (17,1 triệu km2).
- Trải trên 11 múi giờ.
- Đường biên giới, bờ biển dài.
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án, các nhóm khác lắng nghe, theo dõi quá
trình báo cáo của nhóm bạn và đóng góp ý kiến. MC của lớp sẽ điều khiển phần

báo cáo của các nhóm. Sau phần báo cáo của từng nhóm, giáo viên sẽ nhận xét, bổ
sung.
20


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
Nhóm Matryoshka: Báo cáo nội dung điều kiện tự nhiên
Mục tiêu: Xác định trên bản đồ và trình bày được đặc điểm các yếu tố tự nhiên
như: địa hình, khí hậu, khoáng sản, sông hồ, rừng. Phân tích thuận lợi, khó khăn
của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời nhận thức được ngành công
nghiệp khai khoáng là ngành phát thải lượng lớn khí nhà kính làm biến đổi khí hậu.
Phương pháp: Sử dụng sơ đồ tư duy
HS sẽ trình chiếu nội dung trên power point.
Sản phẩm mong đợi:
Thuận lợi tập trung dân cư

Khó khăn cho sản xuất
Khí hậu khắc nghiệt khó
khăn cho sản xuất nông
nghiệp
Nông sản đa dạng
Cung cấp nguồn nguyên liệu
dồi dào cho công nghiệp
Tập trung những nơi khó khai
thác
Có giá trị về thủy lợi thủy điện,
giao thông

Sông đóng băng vào mùa đông
gây cản trở giao thông


21

Cung cấp nguồn gỗ lớn


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
Nhóm Quảng Trường Đỏ: Báo cáo nội dung dân cư và xã hội
Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm dân cư, xã hội. Phân tích tác động của
chúng đến phát triển kinh tế xã hội của Liên bang Nga. Giải thích được đặc điểm
phân bố dân cư. Qua đó, so sánh, liên hệ với đặc điểm dân số Hoa Kì và nước ta.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp đóng vai.
Học sinh sử dụng bản đồ, biểu đồ, bản số liệu, tranh ảnh, clip để thể hiện.
Sản phẩm mong đợi:
Ảnh hưởng
Yếu tố
Đặc điểm
Thuận lợi
Khó khăn
- Dân số đông (143 - Nguồn lao động dồi - Dân số già hóa gây
triệu người), thứ 8 thế dào, có đội ngũ lao thiếu hụt nguồn lao
giới vào năm 2005
động chất lượng cao. động và tăng phúc lợi
- Dân số giảm do tỉ suất - Đa dân tộc tạo nên xã hội
gia tăng tự nhiên có chỉ nét đa dạng về văn - Chảy máu chất xám
số âm và dân di cư ra hóa.
làm mất đi đội ngũ lao
nước ngoài
động chất lượng cao.
Dân

- Có hơn 100 dân tộc
- Đa dân tộc gây khó

chủ yếu là người Nga
khăn cho việc quản lí.
chiếm 80% dân số.
- Dân cư tập trung chủ
- Tập trung chủ yếu ở
yếu ở phía Tây, trong
phía Tây, mật độ dân số
khi phía đông giàu tài
thấp, 70% dân cư sống
nguyên, do dó, chưa
ở thành thị.
khai thác hết tiềm
năng của đất nước
- Có tiềm lực lớn về - Có tiềm năng phát
khoa học và văn hóa triển du lịch.
như: có nhiều nhà bác - Trình độ dân trí cao
học nồi tiếng, nhiều giúp Nga tiếp thu
Xã hội
công trình kiến trúc…
thành tựu khoa học kĩ
- Trình độ dân trí cao, thuật
có đội ngũ lao động
chất lượng cao…
3. Hoạt động luyện tập (2 phút)
a. Mục tiêu
- Kiểm tra và củng cố kiến thức vừa học.
b. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

Cả lớp cùng tham gia trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
c. Cách thức tổ chức
- Trên màn hình có 6 ô số. Bên dưới các ô số là một bức hình có chủ đề về
thực vật.
22


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Địa Lí lớp 11
- Người chơi sẽ chọn ô số và trả lời nội dung của hình ảnh kèm theo.
- Người chiến thắng là người giải mã được bức hình trước tiên và sẽ được
nhận một phần quà.
 Số 1: Taiga,
 Số 2: U ran
 Số 3: Sông băng
 Số 4: Lê Nin
 Số 5: Dân tộc Nga
 Số 6: Ê nit xây
Đáp án: bạch dương
1. Hoạt động vận dụng, mở rộng (2 phút)
a. Mục đích: Biết được những hiểu biết của học sinh trường THPT Xuyên Mộc về
đất nước, con người Liên bang Nga và mối quan hệ Việt – Nga.
b. Phương pháp: Phỏng vấn
c. Sản phẩm mong đợi: Clip về những hiểu biết của học sinh trường THPT Xuyên
Mộc về đất nước, con người Liên bang Nga và mối quan hệ Việt – Nga.

23


Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình Địa Lí lớp 11


24



×