Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BTL triết học maclenin tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.38 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài:
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tri thức, vai trò của tri thức và
sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên
Họ và tên: Nguyễn Duy Nam
Mã số sinh viên: 29
Lớp chuyên ngành: Kế toán CFAB 63
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
II. NỘI DUNG...................................................................................................1
1. Quan điểm của triết học Mác – lênin về tri thức........................................1
1.1. Khái niệm tri thức................................................................................1
1.2. Quan điểm của triết học Mác – lênin về tri thức.................................2
2. Vai trò của tri thức......................................................................................4
2.1. Vai trò của tri thức đối với chính trị, kinh tế.......................................4
2.2. Vai trị của tri thức đối với đời sống, xã hội, với mỗi con người.........6
III. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ
TRI THỨC TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN...............7
3.1. Cơ hội tiếp cận tri thức đối với thế hệ trẻ Việt Nam...............................7
3.2. Sự vận dụng tri thức trong việc học tập của sinh viên............................8
IV. KẾT LUẬN.................................................................................................9
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................10



I. MỞ ĐẦU
Tri thức là một trong những nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất cấu thành nên
ý thức – phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao của
sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có.
Tác động của tri thức đối với đời sống xã hội là vơ cùng to lớn. Nó
khơng chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động của thực tiễn mà còn là động lực của
thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, sự phát triển của đời sống
xã hội phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của tri thức và quan điểm của Mác –
Lênin về tri thức đã nhấn mạnh điều đó.
Hoạt động nghiên cứu và học tập của sinh viên cũng là một trong
những thành phần của đời sống xã hội và sự thành, bại của nó cũng góp phần
vào cơng cuộc phát triển đời sống xã hội. Giống như những thực tiễn khác, tri
thức cũng vừa là kim chỉ nam vừa là động lực của hoạt động nghiên cứu và
học tập của sinh viên.
Như vậy, đối với sự phát triển đời sống xã hội nói chung cũng như
trong nghiên cứu và học tập của sinh viên nói riêng, tri thức có vai trị vơ
cùng quan trọng, không thể thiếu.
II. NỘI DUNG
1. Quan điểm của triết học Mác – lênin về tri thức.
1.1. Khái niệm tri thức.
Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện
thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế
giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngơn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu
khác. Tri thức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về
con người. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: Tri thức thơng thường
được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất
cảm tính trực tiếp, bề ngồi và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ
của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực. Ngày nay, vai trò động lực
của tri thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trở nên rõ ràng, nổi bật. Loài

người đang bước vào nền kinh tế tri thức - là nền kinh tế trong đó sự sản sinh
1


ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức,
dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học 89 và cơng nghệ, vì vậy, đầu tư vào
tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn
1.2. Quan điểm của triết học Mác – lênin về tri thức.
Như nhiều nhà cách mạng chân chính, Lênin hiểu rõ tầm quan trọng
của trí tuệ. Người cho rằng trí thức chính là “niềm tự hào vĩ đại của nhân
loại”. Nhưng những kiến thức khoa học nếu bị những kẻ có đặc quyền, những
lực lượng thống trị phản động kiềm chế và sử dụng, thì sẽ trở thành vũ khí để
nơ dịch quần chúng, Cách mạng vơ sản phải có nhiệm vụ giành lại vũ khí đó
vì sự nghiệp giải phóng con người: “Những người lao động khao khát có tri
thức, vì tri thức cần cho họ để chiến thắng, tri thức góp phần lớn lao vào việc
phát triển lực lượng sản xuất lên một chất lượng mới. Do vậy “Khơng có sự
chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh
nghiệm, thì khơng thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã
hội địi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi đến một
năng suất lao động lớn hơn năng suất chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những
kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được”. Thực tiễn cách mạng thế giới và ở
Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn của Lênin về vai trị của trí thức, Bác
Hồ thấm nhuần tư tưởng này. Người nói những câu nổi tiếng: “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu” và “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”.
Từ góc độ cơ cấu xã hội- giai cấp, Lênin lưu ý: trí thức khơng phải là
giai cấp, mà “là một tầng lớp đặc biệt” trong xã hội. Từ vị trí của mình trong
phân cơng lao động xã hội, trí thức khơng có quan hệ riêng và trực tiếp với sở
hữu tư liệu sản xuất- cái dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giai cấp, do đó
khơng có khả năng đại biểu cho phương thức sản xuất nào cả, cũng không có

hệ tư tưởng độc lập... Cho nên, trí thức ln phải gắn với những giai cấp nhất
định. Với tư cách là một tầng lớp, và ở trong một thể chế chính trị cụ thể, trí
thức nói chung là của giai cấp thống trị do chính hệ thống giáo dục và đường
lối đào tạo của nhà nước của giai cấp thống trị ấy tạo ra. Tầng lớp này, tự giác
hoặc không tự giác phục vụ cho chế độ và giai cấp thống trị. Quá trình đấu
tranh giai cấp và tác động nhiều mặt về lợi ích đã làm cho tầng lớp trí thức
2


phân hóa thành những bộ phận khác nhau. Những bộ phân khác nhau đó sẽ
ngả theo lực lượng này hay lực lượng khác, giai cấp này hay giai cấp khác.
Lênin ln phê phán những ai coi trí thức là “siêu giai cấp” hoặc đứng trên
giai cấp. Người nói: “Nếu khơng nhập cuộc với một giai cấp thì giới trí thức
chỉ là một con số không mà thôi”.
Quan điểm của V.I.Lênin về trí thức ln là một trong những trọng tâm
mà các học giả tư sản, các phần tử phản động thường xun bơi nhọ, xun
tạc, hịng làm lu mờ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, họ thường vin
vào những điều kiện khách quan mới, vào thời đại mới, văn minh tin học, để
từ đó cường điệu vai trị của tầng lớp trí thức, phủ nhận sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân, chúng vay mượn hoặc xào xáo lại những lý lẽ của chủ nghĩa
kỹ trị của giai cấp tư sản, vội vã kết luận sự phát triển của xã hội trên thế giới
ngày nay không phải do cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội quyết định mà do mở rộng cuộc cách mạng khoa học-cơng nghệ quyết
định, từ đó mà họ đi đến một nhận thức sai lầm khác là coi sự tiến bộ xã hội
chỉ gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất, xem thường vai trò của cách
mạng quan hệ sản xuất, của đấu tranh giai cấp, phủ nhận tính tất yếu của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng số lượng và vai trò của giới trí thức ngày
một tăng lên trong cuộc cách mạng khoa học-cơng nghệ đã làm cho tầng lớp
trí thức có vị trí chủ đạo trong phát triển xã hội và trở thành lực lượng quyết
định cải tạo thế giới; theo họ trong thời đại trí thức hóa, cơng nhân hiện nay,

trí thức đã thực sự trở thành giai cấp thực chất của các luận điểm này là muốn
phủ nhận vị trí vai trị lịch sử của giai cấp cơng nhân.
Từ trong di sản của V.I.Lênin về trí thức, giúp chúng ta rút ra được
nhiều bài học kinh nghiệm, thiết thực và bổ ích góp phần xây dựng đội ngũ trí
thức ngày càng lớn mạnh phục vụ công cuộc đổi mới và xây dựng, phát triển
đất nước và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới

3


2. Vai trò của tri thức.
2.1. Vai trò của tri thức đối với chính trị, kinh tế.
2.1.1. Đối với chính trị
Tri thức đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức.Người có
tri thức là có khả năng tư duy lý luận, khả năng phân tích tiếp cận vấn đề một
cách sát thực,đúng đắn. Điều này rất quan trọng,một đất nước rất cần những
con người như vây để điều hành cơng việc chính trị. Nó quyết định đến vận
mệnh của một quốc gia. Để có thể điều hành xã hội đi đến thời đại mới, ngày
một bước gần hơn với chế độ xã hội chủ nghĩa thì bộ máy ấy là sự đóng góp
của vơ vàn sự lĩnh hội về tri thức ở các lĩnh vực khác nhau. Mỗi một lĩnh vực
là một chân trời tri thức mà con người luôn khao khát được vươn tới, được
lĩnh hội một cách trọn vẹn và từ những hiểu biết đó họ kiến tạo thành những ý
tưởng, xây dựng những bước đi vững mạnh hơn, đưa ra những chính sách
thiết thực hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Chính vì
vậy mà bộ máy chính trị của mỗi quốc gia luôn phải tuyện chọn những con
người học rộng tài cao, đức độ trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, bồi
dưỡng cho họ những tri thức còn thiếu và yếu để bố trí vào các cơ quan tham
mưu hoạch định đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
với những quy định củ thể về chế độ trách nhiệm quyền hạn và lợi ích.
Ví dụ: Sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911 – ngày Bác Hồ ra đi tìm

đường cứu nước tại bến Nhà Rồng. Trước hoàn cảnh Việt Nam thuộc quyền
thống trị, của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của các anh tài
đã diễn ra nhưng thất bại, Bác Hồ đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Bác lên đường sang Pháp để học hỏi những điều mà Bác cho là “tinh hoa và
tiến bộ” từ các nước phương Tây nhằm thực hiện cơng cuộc giải phóng Việt
Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp. Sau 30 năm bơn ba nước ngồi,
ngày 28 tháng 1 năm 1941, Bác trở về nước cùng với vốn tri thức dồi dào, học
thuyết cách mạng mà Bác đã tiếp thu và nghiên cứu và trau dồi khi hoạt động
ở nước ngoài, Bác đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và giành thắng
lợi hồn tồn. Từ đó ta có thể thấy tri thức có vai trị quan trọng như thế nào
đối với chính trị.
4


2.1.2. Đối với kinh tế - kinh tế tri thức.
Tri thức là nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế, là nhân tố đóng
vai trị hết sức quan trọng trong việc góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến
bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại.
Tri thức là nhận thức và kinh nghiệm mà lồi người thu được trong q
trình cải tạo thế giới. Do vậy trong bất kì giai đoạn nào con người cũng luôn
ứng dụng tri thức vào việc phát triển kinh tế. Trong các hình thái kinh tế khác
nhau, mức độ tri thức được ứng dụng sâu rộng cũng khác nhau, cho nên tác
dụng cũng khác nhau
Trong suốt khoảng thời gian phát triển, tiến hố của lồi người từ lồi
vượn cổ, với sự phát triển về mặt tri thức đã đưa loài người từ thời đồ đá trở
thành một xã hội văn minh, có tổ chức, từ nền văn minh nơng nghiệp vượt
qua nền văn minh công nghiệp và ngày nay đang tiến vào nền văn minh trí
tuệ. Tri thức chính là cỗ máy, là động lực lớn nhất của nền kinh tế. Tri thức
không bị giới hạn ở bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt có vai trị rất quan trọng
trong nền kinh tế. Chính bởi vậy sự phát triển hay thụt lùi của mỗi tổ chức, xã

hội, đất nước đều phụ thuộc vào vốn tri thức của con người
Nền kinh tế tri thức sẽ ngày càng làm xuất hiện nhiều sản phẩm thơng
minh.Đó là những sản phẩm có khả năng gạn lọc và giải thích các thơng tin
để người sử dụng có thể hành động một cách hiệu quả hơn. Ngay cả một chiếc
bánh kẹp thịt cũng có thể trở thành một sản phẩm mới dựa trên tri thức bằng
cách làm cho khách hàng biết cách sử dụng những thông tin về dinh dưỡng.Số
lượng calo và chất béo được in lên hố đơn hoặc thậm chí trình bày thơng tin
đó trước khi khách đặt hàng.Thậm chí có những sản phẩm thơng minh vừa có
thể truyền đạt thơng tin về sản phẩm vừa khuyên khách hàng nên làm gì từ
tình hình vừa được thơng tin.
Ví dụ điển hình là ở đất nước Nhật Bản, một đất nước được biết đến
với ý chí kiên cường, nghị lực phi thường cùng với tri thức tài giỏi của người
dân. Cho dù ở vị trí tài nguyên khan hiếm cùng với việc phải hứng chịu rất
nhiều trận thiên tai lớn nhỏ khắp các mùa trong năm, thậm chí là hứng chịu
hai quả bom nguyên tử của Mỹ nhưng Nhật Bản hiện tại lại là một trong
5


những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Một trong những lí do dẫn tới
sự phát triển thần kì như vâyh là do vốn tri thức của con người Nhật Bản. Họ
rất nhạy bén trong công việc kinh doanh, biết nắm bắt thị trường cùng với
việc đổi mới trong việc kinh doanh, sáng tạo khoa học, kỹ thuật. Trái ngược
lại là hầu hết các nước ở Châu Phi, mặc dù ở vị trí tài ngun phong phú
nhiều khống sản nhưng với tri thức kém, tỉ lệ người mù chữ cao khiến việc
khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn, hoặc khai thác bừa bãi gây nhiều
hậu quả nghiêm trọng cho mơi trường.
2.2. Vai trị của tri thức đối với đời sống, xã hội, với mỗi con người
Khi con người có tri thức, có hiểu biết, am hiểu sâu rộng tới mọi vấn đề
hay lĩnh vực xã hội, thì con người ta dễ dàng thực hiện được những mục tiêu,
ham muốn, ước nguyện của bản thân, chỉ có tri thức được lấy bằng chính mồ

hơi cơng sức thì mới mang lại được hiệu quả. Và hiển nhiên, một xã hội với
những con người thành đạt giúp xã hội phát triển không ngừng về tri thức.
Đơn giản rằng khi xã hội được hợp thành bởi cá nhân, nhưng sự kết hợp mang
lại hiệu quả thì cần quá trình rèn luyện không ngừng đối với thế hệ trẻ, việc
học tập như nào, trau dồi bản thân ra sao để tri thức mình mang lại cho xã hội
có sự đóng góp hiệu quả nhất.
Khi nhu cầu xã hội ngày càng nâng cao, việc đáp ứng nhu cầu địi hỏi
mỗi cơng dân cần phải có, đặc biệt nhu cầu trong giáo dục và trách nhiệm của
học sinh sinh viên là quan trọng. Con người có tri thức, kiến thức và nhận
thức tốt, làm chủ tri thức bản thân là chủ trong cách sống của mình, biết bản
thân mình làm gì, biết được nhu cầu xã hội đang địi hỏi gì ở chính các bạn
trẻ, mà khơng ngừng học hỏi. Vai trị của tri thức trong việc phục vụ những
yêu cầu của xã hội, cũng góp phần trong việc thể hiện khả năng bản thân
mình ở xã hội khơng ngừng phát triển lớn mạnh.
Khi trở thành con người có tri thức thì sống theo chuẩn mực đạo đức
tốt, giữ gìn cũng như phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp ơng cha ta
để lại. Một câu hỏi đề ra, nếu bản thân mỗi cơng dân khơng có am hiểu về tri
thức, tri thức sách vở, tri thức trong cách sống, tri thức trong sự nhìn nhận thì
xã hội sẽ duy trì như thế nào. Tri thức hình thành được là nhờ sự tiếp thu kiến
6


thức cũng như học hỏi được những kỹ năng, một xã hội sẽ lạc hậu, khơng có
sự phát triển là xã hội cịn xuất hiện những con người khơng có tri thức, một
thành phần thừa trong xã hội.
III. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
VỀ TRI THỨC TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
3.1. Cơ hội tiếp cận tri thức đối với thế hệ trẻ Việt Nam.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, có rất nhiều phương tiện có thể giúp sinh
viên tiếp cận với các nền tri thức tiên tiến, lĩnh hội cá kiến thức sâu rộng của

nhân loại.
Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục là việc áp dụng, sử dụng
kết hợp những phát minh, những thành tựu của công nghệ vào hoạt động
giảng dạy để cải tiến phương pháp, hình thức và công cụ giảng dạy và học
tập. Việc dạy và học trực tuyến ở tất cả các cấp học nói chung trong thời gian
gần đây do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 là một minh chứng rõ nét, là
bước đột phá trong việc triển khai ứng dụng công nghệ trong giáo dục.
Việc học trực tuyến đã mang lại không gian giáo dục mở với không
gian và thời gian học tập nghiên cứu linh động: Người học có thể tự học ở
mọi lúc (bất kể thời gian nào được cho là phù hợp với từng cá nhân), mọi nơi
(bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình trực tuyến, hoặc có
thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại (khi khơng có kết nối internet).
Ứng dụng cơng nghệ cho phép tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận một
vấn đề nào đó (hội thảo, hội nghị, họp,…) mà không cần phải tập trung tại
một địa điểm, khơng phải ở cùng 1 quốc gia, qua đó góp phần tạo ra một xã
hội học tập rộng lớn mà ở đó, người học có thể chủ động học tập, trao đổi
kiến thức, trau dồi kinh nghiệm suốt đời.
Cũng nhờ những nền tảng này người học có thể tiếp cận thông tin đa
chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời
gian. Ngày nay, nhờ vào công nghệ, sinh viên từ tất cả mọi nơi trên thế giới
có thể tiếp cận nền giáo dục của các nước tiên tiến hơn. Nhiều trường đại học
và cao đẳng đã triển khai các chương trình giáo dục trực tuyến từ xa. Phương
pháp giáo dục này vô cùng linh hoạt, với chi phí hợp lí, sinh viên, học sinh có
7


thể tham gia các lớp học trực tuyến từ các trường đại học hàng đầu. Đây là
một cơ hội mới giúp cho học sinh có cơ hội học hỏi từ và tiếp cận nhiều
nguồn tri thức chất lượng hơn.
Công nghệ cũng đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các

nguồn tài liệu mở. Với giáo dục truyền thống, học sinh, sinh viên tiếp nhận
kiến thức chủ yếu từ sách vở, giáo trình và ngồi nghe giáo viên giảng trên lớp
thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết
nối internet, chúng ta có thể tìm thấy hàng nghìn hàng triệu kết quả tra cứu
sau một cú click chuột. Từ đó, các em chọn lọc các nguồn thơng tin và tự tìm
tịi kiến thức thông qua sách điện tử, thư viện online, từ điển trực tuyến, các
nền tảng tìm kiếm thơng tin, các trò chơi kỹ thuật số về lĩnh vực giáo dục…
3.2. Sự vận dụng tri thức trong việc học tập của sinh viên.
Như chúng ta đã học, tri thức là sự hiểu biết, khả năng sáng tạo, kỹ
năng và năng lực có thể áp dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy, tri thức có vai trò là sản phẩm của hoạt động học tập và nghiên cứu của
học sinh, là q trình sinh viên tích lũy kiến thức chuyên môn, kiến thức xã
hội và kỹ năng mà họ có thể áp dụng vào cơng việc thực tế để hỗ trợ phát
triển kinh tế xã hội. rằng quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên là q
trình tích lũy kiến thức. Tri thức có ở mọi nơi tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên nghiên cứu và học tập. Sinh viên có thể thực hiện quá trình nghiên cứu
và học tập từ sách vở, tài liệu - nơi tri thức được đúc kết và ghi chép lại. Sinh
viên có thể nghiên cứu, học tập từ sự truyền đạt, giảng dạy của giảng viên một trong những phương pháp lưu truyền tri thức. Thậm chí sinh viên có thể
học tập từ đời sống, xã hội thực tế vì đó chính là nguồn tri thức vơ tận và rất
thiết thực.
Tri thức khơng chỉ đóng vai trị là sản phẩm, là nguyên liệu trong quá
trình nghiên cứu và học tập của học sinh mà nó cịn giúp sinh viên nghiên
cứu, học tập đúng đắn, có định hướng. Khi có tri thức, sinh viên sẽ biết
nghiên cứu và học tập những nền tri thức nâng cao, tiên tiến hơn của nhân
loại, biết cách nghiên cứu và học tập như thế nào để có thể tích lũy được
nhiều tri thức nhất, để khơng bị lãng phí q trình nghiên cứu của mình khi
cịn ngồi trên ghế nhà trường. Tri thức giúp sinh viên không tiếp thu, chọn lọc,
8



đánh giá những quan điểm khác thường, sai lệch với chuẩn mực xã hội trong
quá trình nghiên cứu và học tập bên ngồi xã hội.
Như vậy có thể thấy, trong nghiên cứu và học tập của sinh viên không
thể thiếu tri thức.
IV. KẾT LUẬN
Quan điểm triết học Mác – Lênin về tri thức đã làm kim chỉ nam cho
các thế hệ sau làm tiền đề cho sự phát triển. Trong sự phát triển xã hội nói
chung và phát triển của mỗi con người nói riêng, tri thức có vai trị quan trọng
đối với mọi lĩnh vực. Bất cứ lĩnh vực nào thiếu tri thức thì sẽ khơng phát triển
được. Và tất nhiên trong nghiên cứu và học tập của sinh viên cũng vậy, tri
thức đóng một vai trị khơng thể thiếu vắng. Nhân tố đó sẽ giúp cho q trình
nghiên cứu và học tập của sinh viên đạt kết quả cao nhất, tạo tiền đề tương lai
cho sinh viên sau khi ra trường

9


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ( dành cho
sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh). Nxb. Chính trị quốc gia sự thật.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác- Lênin (Sử dụng trong
các trường đại học- hệ chính quy khơng chun lý luận chính trị).
3. Phan Thanh Khôi, Quan điểm của Lênin về tri thức, truy cập ngày
28/11/2021, từ />4. Khơi Ngun, Trí thức khoa học thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng, truy cập ngày 30/11/2021, từ />5. GS, TS Dương Xn Ngọc, Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn
với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
quốc tế, truy cập ngày 1/12/2021, từ
/>fbclid=IwAR1gzUG8qTmLDlT2WiCY1EPzfJpVS5zMr6TybOi9fPwFJgCvKe1wFCE1OQ




×