Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề KT CK1 tiếng việt 4a6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.39 KB, 4 trang )

PHỊNG GD&ĐT HUYỆN ĐƠNG ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ĐƠNG ANH

Điểm

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
KIỂM TRA VIẾT

( Thời gian làm bài: 50 phút).
1. Chính tả (nghe- viết): (2 điểm)
Trăng trên biển
Trăng trên sông, trên đồng,trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới
mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu lòng đỏ trứng mỗi
lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ
dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước lóa sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng
chói lọi. Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn
trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhòa đi, nghe không gọn tiếng,
không rõ ràng như trước…
Trần Hoài Dương
2. Tập làm văn: ( 8 điểm )
Em hãy chọn làm một trong hai đề sau:
Đề bài 1: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng
nhân hậu.
Đề bài 2: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.


PHỊNG GD&ĐT HUYỆN ĐƠNG ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ĐƠNG ANH
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I


NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
KIỂM TRA ĐỌC
Thời gian: 30 phút
Họ và tên: ……………………………………….........Lớp 4….........
Điểm đọc tiếng: ……..

Điểm đọc hiểu: ……...

I. Đọc thầm
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất u thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỡi, cậu nặn những
con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết
mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm
được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng
Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của
Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vơ cùng lí thú là pho tượng sống
động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng,
đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
Theo Lâm Ngũ Đường
II. Dựa vào nội dung bài đọc, thực hiện yêu cầu sau:
* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
A. Thiên nhiên
B. Đất sét
C. Đờ ngọc
D. Con giống

Câu 2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?
A. Tinh tế
B. Chăm chỉ
C. Kiên nhẫn
D. Gắng công
Câu 3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng
Câu 4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài
giỏi?
A. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt
C. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ
trần
nhỏ
B. Gặp được thầy giỏi truyền nghề
D. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình


Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
A. Ung dung, tinh tế, sống động, mỹ lệ.
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ
Câu 6. Trong đoạn: “Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn
rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trơng y như thật” có mấy danh từ ?
A Một danh từ. Đó là từ: ……………………………………………....…………..
B Hai danh từ. Đó là các từ: ………...…………………………….....……………
C Ba danh từ. Đó là các từ: ………………………………………….....………….

D Bốn danh từ. Đó là các từ: ………………………………………………………
Câu 7. Câu: “Anh có thể tạc giúp tơi một pho tượng Quan Âm khơng ?” được dùng làm
gì ?
A. Để hỏi
C. Tỏ thái độ khen, chê
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn
Câu 8. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Hơm qua Hương đã nói : “Làm người phải biết ước mơ.”
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bợ phận câu đứng trước
C. Báo hiệu bộ phận được liệt kê
D. Dùng để báo hiệu câu hỏi
Câu 9. Khoanh vào chữ cái trước tình huống chưa thể hiện phép lịch sự của người hỏi :
A. Mẹ hỏi Sơn : “Hôm nay, mấy giờ con tan học vậy?”
B. Liên hỏi mẹ : “Tối nay mẹ có bận không ạ?”
C. Sơn hỏi Hà : “Mấy giờ sẽ họp lớp?”
D. Hà thỏ thẻ với bà : “Bà ơi, bà có cần cháu xâu kim giúp bà không ạ?”
Câu 10. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả ?
A. Lép Tôn - xtôi
C. Lép tôn xtôi
B. Lép tôn - xtôi
D. Lép Tôn - Xtôi


Câu 11. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:
a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.
………………………………………………………………………………………………......
b) Chú bé Đất muốn trở thành người xơng pha, làm được nhiều việc có ích.
………………………………………………………………………………………………......

Câu 12. Kể tên 3 - 5 trò chơi dân gian mà các con yêu thích:
………………………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………………………......



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×