Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

SKKN một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại trường THPT huỳnh thúc kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 61 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG
THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG
THPT HUỲNH THÚC KHÁNG

LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Tác giả:

Lưu Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Vinh

Năm thực hiện: 2022

0



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
1. Tầm quan trọng của việc dạy học trực tuyến ........................................................ 1
2. Thực tế của việc dạy học trực tuyến trên thế giới và Việt nam ............................ 1
2.1. Thực tế việc dạy học trực tuyến trên thế giới..................................................... 1
2.2. Thực tế việc dạy học trực tuyến ở Việt Nam ...................................................... 2
II. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
III. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4
IV. Cấu trúc của đề tài............................................................................................... 4
NỘI DUNG ............................................................................................................... 5
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................................... 5
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về dạy học trực tuyến ....................................................................... 5
1.2. Đặc điểm của dạy học trực tuyến....................................................................... 6
1.3. Ưu điểm trong dạy học trực tuyến ..................................................................... 8
1.4. Hạn chế trong dạy học trực tuyến...................................................................... 8
2. Hệ thống quản lý dạy học trực tuyến (LMS- Learning Management Systems) ... 9
3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 9
3.1. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến được khảo sát từ phía học sinh. ......... 9
3.2. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến được khảo sát từ phía giáo viên....... 12
II. Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường
THPT Huỳnh Thúc Kháng. ..................................................................................... 13
2. Kinh nghiệm dạy học trực tuyến......................................................................... 13
2.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................ 13
2.2. Trong quá trình dạy.......................................................................................... 26
2.3. Củng cố tiết học trực tuyến vào cuối giờ ......................................................... 26
2.4. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến................................................... 27
2.5. Lưu trữ bài giảng ............................................................................................. 27
III. Kết quả đạt được ............................................................................................... 27

3.1.Về chất lượng đại trà ......................................................................................... 28
1


3.2. Về chất lượng mũi nhọn:.................................................................................. 28
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 30
I. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 30
1. Tính mới của đề tài.............................................................................................. 30
2. Tính khoa học của đề tài ..................................................................................... 30
3. Tính hiệu quả của đề tài ...................................................................................... 30
II. Một số kiến nghị và đề xuất ............................................................................... 30
1. Đối với các cấp quản lý giáo dục ........................................................................ 30
2. Đối với giáo viên................................................................................................. 31
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 55

2


DANH MỤC VIẾT TẮT

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

THPT


: Trung học phổ thơng

GD- ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

CTGDPT

: Chương trình giáo dục phổ thông

BGD- ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo

GDCD

: Giáo dục công dân

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

UBND

: Ủy ban nhân dân

KK

: Khuyến khích


TN

: Tốt nghiệp

PGS

: Phó giáo sư

TS

: Tiến sĩ

GVBM

: Giáo viên bộ môn

CNTT

: Công nghệ thông tin

0


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Tầm quan trọng của việc dạy học trực tuyến
Trong những năm gần đây, khi công nghệ hiện đại lên ngôi, việc học trực tuyến
ngày càng trở nên phổ biến và “phủ sóng” tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với
nhiều ưu điểm, đặc tính tiện lợi cả về thời gian lẫn khơng gian, đa dạng và đáp ứng

được những nhu cầu của đại đa số học sinh, sinh viên mà việc online dần được áp
dụng đa số, nhất là đối với những người thường xuyên bận rộn, không thể sắp xếp
được thời gian cố định để đến với các lớp học offline truyền thống. Ở Việt Nam,
trong thời điểm mà dịch Covid-19 đang “bùng phát” phức tạp, để học sinh “ngừng
đến trường mà khơng ngừng việc học” thì việc dạy học trực tuyến được xem là sự
lựa chọn hợp lý nhất, bởi thông qua việc dạy học trực tuyến giúp chúng ta:
+ Hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh: Việc áp dụng dạy học trực tuyến đã đảm
bảo các lớp học vẫn diễn ra theo kế hoạch, giáo viên và học sinh không phải đến
lớp nên giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
+ Thúc đẩy tính tự học: Người học có thể chủ động lựa chọn khóa học mình
mong muốn và học bất cứ lúc nào, ở đâu mà có thể rút ngắn thời gian học vì khơng
phụ thuộc vào thời gian biểu ở các lớp học truyền thống.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục: Giáo viên cần phải trau dồi
năng lực, tìm tịi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học. Từ đó, chất
lượng giảng dạy được nâng cao.
2. Thực tế của việc dạy học trực tuyến trên thế giới và Việt nam
2.1. Thực tế việc dạy học trực tuyến trên thế giới
Thuật ngữ “E-learning” tồn tại từ năm 1999, khi từ này được sử dụng lần đầu
tiên tại một hội thảo hệ thống CBT. Các từ khác cũng bắt đầu nảy sinh trong việc
tìm kiếm một mơ tả chính xác như “học trực tuyến” và “học ảo”. Tuy nhiên, các
nguyên tắc đằng sau e-learning đã được ghi nhận trong lịch sử, và thậm chí có
bằng chứng chứng tỏ rằng các hình thức e-learning đã tồn tại từ thế kỷ thứ 19.
Trước khi internet xuất hiện, các khóa học từ xa đã hình thành nhằm cung cấp
cho học sinh những khóa học kỹ năng cụ thể. Vào năm 1840, Isaac Pitman dạy học
trị của mình viết tắt qua thư từ. Hình thức viết tượng trưng này được thiết kế để
cải thiện tốc độ viết và phổ biến giữa các thư ký, nhà báo và các cá nhân khác,
những người đã thực hiện rất nhiều lưu ý khi viết hoặc tạo ghi chú.
Pitman, một giáo viên có năng lực, đã nhận bài tập về nhà từ sinh viên gửi cho
ông thông qua hệ thống thư và sau đó ơng sẽ gửi cho họ nhiều bài tập hơn để hoàn
thành.

Năm 1924, máy thử nghiệm đầu tiên được phát minh. Thiết bị này cho phép
học sinh tự kiểm tra. Sau đó, vào năm 1954, BF Skinner, một giáo sư Harvard, đã
1


phát minh ra “máy dạy học”, điều này cho phép các trường quản lý hướng dẫn
được lập trình cho học sinh của họ. Mãi đến năm 1960, chương trình đào tạo dựa
trên máy tính đầu tiên đã được giới thiệu với thế giới.
Chương trình đào tạo dựa trên máy tính này (hoặc chương trình CBT) được gọi
là Logic lập trình PLATO cho các hoạt động giảng dạy tự động. Ban đầu nó được
thiết kế cho các sinh viên theo học tại Đại học Illinois, nhưng cuối cùng được sử
dụng trong các trường học trong toàn khu vực.
Với sự ra đời của máy tính và internet vào cuối thế kỷ thứ 20, các công cụ Elearning và phương pháp phân phối được mở rộng. MAC đầu tiên trong những
năm 1980 cho phép các cá nhân có máy tính trong nhà của họ, làm cho nó dễ dàng
hơn cho họ để tìm hiểu về các đối tượng cụ thể và phát triển bộ kỹ năng nhất
định. Sau đó, trong thập kỷ tiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự phát
triển mạnh, mọi người được tiếp cận với vô số thông tin trực tuyến và các cơ hội
học tập.
Trong những năm 2000, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng E-learning để đào
tạo nhân viên của họ. Các công nhân mới và có kinh nghiệm cũng đã có cơ hội cải
thiện cơ sở tri thức ngành của mình và mở rộng các kỹ năng. Ở nhà, các cá nhân
được cấp quyền truy cập vào các chương trình cung cấp cho họ khả năng kiếm tiền
trực tuyến và làm phong phú thêm cuộc sống của họ thông qua kiến thức mở
rộng. Hôm nay, E- learning đã phổ biến hơn bao giờ hết, đa số cá nhân nhận ra
những lợi ích mà học tập trực tuyến có thể cung cấp.
Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới đã làm thay đổi vơ số
thói quen của con người. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều hoạt động của con
người đã dần dịch chuyển sang trực tuyến. Những tác động sâu sắc của đại dịch
đang được đặc biệt cảm nhận trong giáo dục. Hệ thống giáo dục của các nước phải
thay đổi để duy trì tính liên tục của chương trình học. Giáo dục online trở thành

một phương pháp kịp thời và thông minh nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ
thơng tin.
Theo đó, các nước đều đưa vào triển khai hoặc nâng cấp quy mô giảng dạy từ
xa trên cơ sở tận dụng nhiều phương tiện công nghệ. Hầu hết các nước sử dụng
mạng internet để cung cấp các nền tảng học online như Argentina, Croatia, Trung
Quốc, Cyprus, Ai Cập, Pháp, Hi Lạp, Ý, Nhật, Mexico, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc,
Saudi Arabia, UAE và Mỹ. Một số phần mềm được sử dụng rộng rãi hiện nay là
Zoom, Google Meet,…
2.2. Thực tế việc dạy học trực tuyến ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc học trực tuyến đã ngày càng phổ biến hơn: Từ các khóa học
ngắn hạn đến các chương trình đào tạo dài hạn. Nếu trước đây người ta còn lo lắng
có nên học trực tuyến hay khơng thì sau hàng chục năm giáo dục trực tuyến tại
Việt Nam đã dần khẳng định được chất lượng cũng như vị thế và vai trò của học
trực tuyến trong thời kỳ cách mạng 4.0.
2


Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến đang được nhiều
trường đại học cả ở khối cơng lập và ngồi cơng lập triển khai với những mức độ
khác nhau. Hiện có gần 20 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước cung cấp các khóa
học trực tuyến theo các hình thức: trực tuyến hồn tồn, hình thức kết hợp giữa học
truyền thống và trực tuyến hoặc một phần các mơn học. Các mơ hình đào tạo trực
tuyến tiêu biểu có thể kể đến như Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,
trường Đại học Mở Hà Nội…Trong đó, trường Đại học Mở Hà Nội đã triển khai
đào tạo trực tuyến từ năm 2009, đến nay có 7 ngành đào tạo, gồm Kế tốn, Quản
trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Cơng nghệ thơng tin, Luật kinh tế, Ngôn ngữ
Anh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh có mơ hình đào tạo trực tuyến được tổ chức theo hai hình thức: đào tạo trực
tuyến hoàn toàn dành cho hệ đào tạo từ xa qua mạng và học tập trực tuyến hỗ trợ
cho hệ chính quy. Hình thức đào tạo trực tuyến hồn tồn được triển khai từ năm

2016, đến nay đang đào tạo 9 ngành gồm: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh, Kinh
doanh quốc tế, Quản trị nhân lực, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Luật,
Luật kinh tế và Ngơn ngữ Anh. Số lượng sinh viên theo học chương trình trực
tuyến ở các trường lên đến hàng ngàn người.
Theo PGS. TS. Vũ Hữu Đức, một trong những yếu tố dẫn đến tốc độ phát triển
nhanh chóng này là mức chi cho giáo dục của Chính phủ và người dân ở mức cao,
tỉ lệ người dùng internet cao, Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng. Báo cáo
cho thấy, năm 2018, người dân Việt Nam chi 9 tỉ USD cho giáo dục. Chi tiêu giáo
dục chiếm gần 1/2 tổng chi tiêu của gia đình.
Tuy nhiên, theo khảo sát hơn 30 website E- learning tiêu biểu của công ty
More ( www.idgvv.com.vn) cho thấy, hoạt động giáo dục trực tuyến tại Việt Nam
cung cấp chủ yếu 4 nhóm dịch vụ sau: Cung cấp khóa học ngoại ngữ, các chương
trình ơn thi, bài giảng dạy trực tuyến tại các trường học, đặc biệt là các trường
THPT, đại học chưa là hoạt động chủ yếu. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên
cứu thị trường Việt Nam Q & Me trong thời gian từ ngày 10 – 18/3/2016 đối với
500 sinh viên các trường đại học tại Việt Nam cho thấy, các trường đại học đều
xây dựng cổng thông tin điện tử để chuyển tải thơng tin các hoạt động và đều có sử
dụng máy tính, máy chiếu trong q trình giảng dạy. Hầu hết sinh viên đại học đều
sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone, laptop hoặc cả hai phương tiện này.
Trong đó, có khoảng 40% sinh viên có liên hệ với giáo viên qua mạng xã hội, nhất
là facebook. Việc sử dụng sách điện tử với tỷ lệ tăng hơn trước cũng giúp sinh viên
giảm thiểu cả về thời gian lẫn chi phí trong qúa trình học tập.
Đặc biệt, từ năm học 2019-2020, khi đại dịch Covid xảy ra, các hoạt động của
con người đang dần chuyển sang trực tuyến, giáo dục không là ngoại lệ. Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng để chỉ đạo,
hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, cơ sở giáo dục hướng đến mục tiêu củng cố,
duy trì chất lượng giáo dục. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: Căn cứ các chỉ
đạo, hướng dẫn của Bộ GD- ĐT, các địa phương đã chủ động, linh hoạt xây dựng
3



và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến
khó lường của dịch Covid-19 từng địa phương, đảm bảo yêu cầu đầu ra của
chương trình giáo dục phổ thơng; tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực
tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát, kết hợp dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền
hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, việc áp dụng dạy học trực tuyến từ năm
2020 đến nay đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Các em học sinh nhạy bén và
tiếp cận cơng nghệ nhanh hơn. Trong q trình học trực tuyến, các em được thực
hiện các sản phẩm học tập theo nhóm, làm bài thuyết trình, video, thiết kế poster,
làm phim ngắn… Các kỹ năng rất có lợi trong việc học tập và làm việc cho các em
trong tương lai, đặc biệt trong thời đại phát triển của công nghệ số.
II. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại trường
THPT Huỳnh Thúc Kháng.
III. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
-

Phân tích tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phướng pháp khảo sát thực tiễn.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp đối chiếu so sánh.
Phương pháp phỏng vấn.

IV. Cấu trúc của đề tài
- Phần một: Đặt vấn đề.
- Phần hai: Nội dung.
- Phần ba: Kết luận.


4


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan về dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến (còn gọi là học online hay E-Learning) là hình thức giảng
dạy và học tập ở các lớp học trên internet. Giáo viên và học sinh sẽ sử dụng phần
mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị
thơng minh ( laptop, smartphone, máy tính bảng,…) để tham gia giảng dạy và học
tập. Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được giáo viên
đưa lên các nền tảng và học sinh có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi.
Như vậy, dạy và học trực tuyến là một hình thức đào tạo qua mạng có nhiều
đổi mới hơn so với học truyền thống, cung cấp cho người học sự kết hợp hài hịa
giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong hoạt động. Chính nhờ vào lợi ích đó,
đào tạo qua mạng đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho việc học tập như: thu hút
được nhiều đối tượng học viên trên phạm vi tồn cầu, cắt giảm được nhiều chi phí
xuất bản, in ấn tài liệu. Học sinh sinh viên khi tham gia vào các lớp học trực tuyến
có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với mình so với hình thức tiếp thu
thụ động trên lớp. Cùng với việc đánh giá nhu cầu thực tế, học trực tuyến có thể áp
dụng cho tất cả các nhu cầu cụ thể nhất. Phương pháp tương tác bảng điện tử đang
là một hình thức học online được chú trọng nhiều nhất. Các bài giảng của giáo viên
sẽ được trình bày thơng qua phương thức học tại lớp truyền thống và được ghi hình
lại. Các file video được lưu lại làm tư liệu giảng dạy một cách sinh động cho học
sinh ở khắp nơi. Chính nhờ phương pháp này, học viên sẽ tiếp thu bài nhanh chóng
và giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Từ năm 2020 đến nay, cùng với sự phát triển internet và sự phức tạp của dịch
Covid 19, việc học trực tuyến được chú trọng và là giải pháp thích ứng an tồn cho
các em học sinh, sinh viên. Ở nhiều địa phương đã sử dụng các phương tiện cơng

cụ có kết nối internet để giúp các em học sinh lĩnh hội được kiến thức hiệu quả
nhất.
“ Hoạt động dạy học trực tuyến, theo quy định trong Thông tư của Bộ
GD&ĐT, được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề theo chương trình giáo dục
phổ thơng(CTGDPT), bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong q
trình dạy học. Hoạt động này có thể hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề
đó. Dạy học trực tuyến cũng có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cở giáo dục bằng
cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để thay thế
dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này. Người đứng đầu cơ sở giáo dục được
quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, tổ
chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời
5


gian học sinh khơng đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng”.( Dẫn theo
thông tư 09/2021TT- BGD- ĐT của Bộ GD&ĐTquy định về quản lý và tổ chức
dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thơng và cơ sở giáo dục thường xun
có hiệu lực từ ngày 16/5/2021).
1.2. Đặc điểm của dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến nổi bật với các đặc điểm sau:
- Giảng dạy và học tập thông qua các phần mềm cơng nghệ thơng tin. Có thể
nói rằng hiện nay có rất nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin được sử
dụng trong dạy học như: Microsoft Education (trả phí), Zoom Meeting (trả phí),
Skype (miễn phí), Google Hangout (Miễn phí).
Ở Nghệ An nói chung và trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, phần mềm Zoom
đang được các cấp các ngành nâng cấp để hỗ trợ cho việc dạy và học đảm bảo hiệu
quả tốt nhất.
- Dạy học dựa trên sự kết hợp và hỗ trợ của các công cụ dạy học như:
TÊN CÔNG CỤ


CHỨC NĂNG CÔNG CỤ

/>
Tạo flash cards để học từ vựng, khái niệm, thuật
ngữ các thẻ từ và những trò chơi một cách thú vị
để giúp ngườihọc dễ dàng nhớ được và nhớ được
lâu hơn.

https:// mentimeter.com/

Tạo quizz và game với mentimeter, dùng để bỏ
phiếu, voete hay trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào.

/>
Brainstorm hoặc reflection.Ứng dụng này phù hợp
với giáo viên để xây dựng nội dung bài học. Với
học sinh để họp nhóm, lên ý tưởng sáng tạo, báo
cáo kết quả thảo
luận nhóm.

eworksheets.c Các bài tập tương tác hay.
om/
Chèn text hoặc notes hoặc brainstorm.
/>
Tạo câu hỏi và học sinh làm dưới dạng game.

/>
Câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến.

/>

Game tương tác ôn luyện từ vựng, mẫu câu.

Chấm writing.
kflow
6


TÊN CÔNG CỤ
Speak & Improve
(speakandimprove.com)
/>
CHỨC NĂNG CÔNG CỤ
Chấm speaking.
10 game, cả chơi đơn và chơi theo nhóm, có bộ
câu hỏi sẵn.

/>Chấm bài tập về nhà.
ogin
/>
Kiểm tra trắc nghiệm, games, giao bài về nhà.


m/

Tạo 1 bộ câu hỏi rồi chia người tham gia thành
các nhóm rồi các nhóm sẽ lần lượt chọn 1 câu hỏi
để trả lời

/>
Gồm các video phục vụ bài nghe, các worksheets,

các bài PPT.

/>
Tạo câu hỏi trắc nghiệm và các trò chơi game thú
vị qua các bài học.



Tạo bài giảng online học sinh có thể tự học lại ở
nhà nếu trên lớp theo chưa kịp.



Chia sẻ bài tập lên nhóm.

munity

Kiểm tra trắc nghiệm, games, giao bài về nhà
(giống quizizz).



Chấm bài online. Ưu điểm: trực quan, quản lý
đề thi tốt. phần mềm duy nhất ở Việt Nam có thể
đảo pdf có tính năng cảnh báo khi học sinh mở tab
khác khi làm bài. Cho thiết lập thời gian làm bài.

/>
Phần mềm giao bài tập trắc nghiệm, điền khuyết,
đề kiểm tra rất hiệu quả, có add cả phần nghe vào

được.

Nhiều chế độ thu thập đáp án, thông tin, ý kiến …
/
theo thời gian.
/>
Học sinh ghi âm, sau đó get link gửi để giáo viên
chấm. Ứng dụng đơn giản, gọn nhẹ.

7


Với sự kết hợp của các phần mềm và công cụ dạy học trên nền tảng internet,
học sinh có thể kết hợp hình thức nghe – nhìn và tương tác với giáo viên. Giáo
viên cung cấp dữ liệu để học sinh tham gia học tập bằng cách tải các tài liệu lên
nền tảng dạy trực tuyến, học sinh được học và có thể tham gia các kỳ thi và cấp
chứng chỉ.
- Người học có thể tham gia các khóa học bất cứ lúc nào họ muốn.
1.3. Ưu điểm trong dạy học trực tuyến
- Với quản lý giáo dục
+ Cung cấp cơng cụ để cơ quan quản lý giáo dục có thể chia sẻ các học liệu,
khoá học đến các cơ sở giáo dục.
+ Cung cấp công cụ để cơ quan quản lý theo dõi, giám sát và đưa ra đánh giá
đối với công tác dạy và học trực tuyến của các cơ sở giáo dục.
- Với nhà trường
+ Được triển khai một giải pháp giảng dạy và học tập toàn diện, hiện đại, hiệu
quả, với sự hỗ trợ 24/7 từ các kỹ sư trình độ cao.
+ Triển khai MIỄN PHÍ hệ thống trong thời điểm phòng chống dịch.
- Với giáo viên
Có cơng cụ giúp thiết kế bài giảng, giảng dạy và đánh giá học sinh trực tuyến.

- Với phụ huynh
+ Nắm bắt được tình hình học tập của con.
+ Biết được điểm mạnh, điểm yếu, lỗ hổng kiến thức của con.
- Với học sinh
+ Có cơng cụ học tập, tương tác với thầy cô ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị.
+ Đánh giá được năng lực và các kiến thức của mình.
1.4. Hạn chế trong dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến là hình thức dạy học trên internet , vì vậy hiệu quả dạy học
phụ thuộc vào:
+ Kết nối mạng: Nếu kết nối mạng chậm hoặc không ổn định, buổi học sẽ bị
gián đoạn. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng của giáo viên, học sinh và tiến trình
bài giảng.
+ Phụ thuộc sự chủ động, tính kỉ luật của học sinh: Việc học trực tuyến với các
thiết bị công nghệ kéo dài khiến các em mệt mỏi, dễ bị phân tâm bởi rất nhiều
những tác động khác trên mạng xã hội. Nhiều chương trình giải trí thú vị, hấp dẫn
trên các website như: game, âm nhạc, phim ảnh...mà chỉ với một cái nhấp chuột
học sinh có thể lơ là ngay với việc học của mình.
8


Bên cạnh đó, do các yếu tố về tín hiệu mạng internet hay thiếu kĩ năng về công
nghệ thông tin, giáo viên giảng dạy sẽ khơng thể kiểm sốt được hết trạng thái học
tập của học sinh. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều em lợi dụng để bùng tiết, trốn
học hoặc vừa học vừa làm việc riêng khiến cho chất lượng bài học khơng được
đảm bảo. Vì thế, dạy học trực tuyến địi hỏi mỗi học sinh phải có ý thức tự giác, kỷ
luật cao.
2. Hệ thống quản lý dạy học trực tuyến (LMS- Learning Management
Systems)
Hệ thống quản lý dạy học trực tuyến còn được gọi tắt là LMS (Learning
Management System). Có thể hiểu một cách đơn giản hơn LMS được hiểu là phần

mềm thiết kế bài giảng trực tuyến tới học viên với số lượng lớn. Đây là phần mềm
cung cấp mọi thơng tin, nội dung về khóa học, lớp học, quản lý, báo cáo,… cũng
như hỗ trợ các nhà quản lý dễ dàng theo dõi, điều chỉnh cũng như đánh giá quá
trình đào tạo một cách hiệu quả nhất. Với hệ thống, việc đào tạo cũng như quản lý
khóa học, giám sát tiến độ tham gia khóa học của mỗi học viên sẽ được thực hiện
dễ dàng, khoa học hơn. Ngồi việc tạo khố học nội bộ, các phần mềm này cịn
được tích hợp tính năng đăng tải các nội dung kiến thức để chia sẻ một cách công
khai.
Chức năng nổi bật của LMS là theo dõi, báo cáo tự động các hoạt động học tập
hàng ngày của học viên mà không cần phải theo sát hàng ngày. Hiện nay, các phần
mềm LMS tập trung sâu hơn vào việc đào tạo và giải quyết các vấn đề trong triển
khai các chương trình đào tạo trực tuyến nhiều hơn. Dành cho cả những cơ sở giáo
dục có nhiều chi nhánh. Tất cả các hệ thống LMS đều nhằm mục đích giải quyết
các tương tác của chủ thể trong hệ thống học trực tuyến. Đó là người cung cấp nội
dung giáo dục, người sử dụng nội dung và người điều hành, quản lý học trực
tuyến.
3. Cơ sở thực tiễn
3.1. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến được khảo sát từ phía học sinh.
Học kỳ 2 năm học 2019- 2020 là thời điểm dịch Covid bắt đầu bùng phát trên
thế giới, những ca đầu tiên ở Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện. Để góp phần phịng
chống sự lây lan của dịch bệnh, trong học kỳ này các trường học phải đóng cửa,
việc đến trường của học sinh tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, bằng tình cảm và
trách nhiệm nghề nghiệp đối với các em, ngay từ những ngày đầu thực hiện giãn
cách xã hội, được sự cho phép của lãnh đạo nhà trường, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát nguyện vọng học tập qua internet của học sinh lớp 10, 11, 12. Nội dung
khảo sát như sau:
9


Phiếu khảo sát nhanh nguyện vọng học tập qua internet của học sinh

trong thời gian dịch bệnh( 3/2020).
Họ và tên học sinh:................................................... Lớp: ...................................
Nội dung khảo sát Nhu cầu cao
về nhu cầu học tập
qua internet

Có nhu cầu

Khơng có nhu cầu

Kết quả khảo sát nhanh nguyện vọng học tập qua internet của học sinh
trong thời gian dịch bệnh tháng 3 năm 2020
Lớp

Sĩ số

10 A1

Nội dung khảo sát
Nhu cầu cao

Có nhu cầu

Ít có nhu cầu

43

30

13


0

10 A9

46

19

27

0

10D2

45

20

25

0

10D4

38

18

20


0

11A2

51

25

26

0

11A7

50

23

27

0

11D1

44

28

16


0

11D3

44

24

20

0

12A1

40

40

0

0

12A2

35

32

3


0

12D1

38

38

0

0

12D2

39

38

1

0

Tổng

513

335

178


0

Kết quả khảo sát trên cho thấy: trong 513 phiếu- ứng với 513 học sinh có 335
/513 phiếu tương ứng 65,3% học sinh có nhu cầu cao trong việc học online, phần
lớn tập trung ở các em học sinh khối 12. Có 178 /513 học sinh tương ứng 34,7 %
học sinh có nhu cầu học , số học sinh ít nhu cầu: khơng có.
Trước nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của học sinh, đặc biệt là các em học
sinh lớp 12 đều có tâm lý lo lắng và khơng muốn gián đoạn việc học của mình,
những phòng học zoom của nhà trường được kết nối, các lớp học qua internet được
giáo viên triển khai tự phát tại các lớp học ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
10


Những trang thi trắc nghiệm trực tuyến, Shub classroom, Azota…được các GVBM
tạo ra để các em các có thể “Học tốt vui chơi- Đẩy lùi dịch bệnh” như các em
mong muốn; thể hiện qua phụ lục I và III.
Khi làn sóng dịch Covid lần thứ 4 bùng phát rộng rãi, việc áp dụng đại trà hình
thức dạy học trực tuyến trở thành lựa chọn tối ưu nhất cho ngành giáo dục. Các lớp
học online một lần nữa đã phát huy được tính hiệu quả của trong việc truyền tải
kiến thức đến tất cả các cấp học. Tuy nhiên việc dạy và học trực tuyến kéo dài sẽ
gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học sinh, giáo viên, cũng như chất lượng
giáo dục. Các em dễ chán nản, mệt mỏi khơng hào hứng với việc học tập của mình
hoặc chỉ học đối phó. Với mục đích nắm bắt được tình hình học tập của học sinh
trong thời gian này, từ đó có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học; chúng
tơi tiến hành khảo sát tình hình học tập ở một số lớp của trường THPT Huỳnh
Thúc Kháng như sau:
Phiếu khảo sát về tình hình học trực tuyến của học sinh
Link tham gia khảo sát />Câu 1: Em có tham gia các lớp học online khơng? *


Khơng
Câu 2: Em tham gia học online bằng phương tiện gì? *
Laptop
Máy tính bàn
Điện thoại thông minh
Câu 3: Theo em, việc học online đem lại hiệu quả như thế nào? *
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Ít hiệu quả
Khơng hiệu quả
Câu 4: Trong q trình học online, em thấy có những thuận lợi và khó khăn
gì? *
Câu 5: Để việc học online mang lại kết quả tốt hơn, theo em cần phải làm
gì? *
Câu 6: Thái độ của em khi tham gia học online
Chủ động
Vui vẻ, sôi nổi
11


Thờ ơ
Nhàm chán
Tập trung cao độ
Căng thẳng
Ý kiến khác:
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Phần lớn các em tham gia học tập đầy đủ với thái độ khác nhau trong q trình
học tập. Các thái độ tích cực như: sự chủ động, sôi nổi, tập trung cao độ được các
em lựa chọn chiếm tỷ lệ khá cao, từ 55% trở lên. Các thái độ tiêu cực như sự nhàm

chán, căng thẳng, chiếm tỷ lệ không nhỏ, từ 25 - 29%. Nếu cứ duy trì thái độ học
tập tiêu cực sẽ triệt tiêu sự hứng thú và khả năng tiếp thu bài học sẽ khơng đạt
được hiệu quả.
Vì thế, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các em về những cảm nhận của giờ
học trực tuyến bằng một số câu hỏi:
- Các em có hứng thú với việc học online không?
- Nguyên nhân nào khiến các em chưa hứng thú với việc học online?
- Em có thể đề xuất giải pháp nào với thầy, cô để giờ học trực tuyến mang lại
sự hứng thú và hiệu quả hơn?
Từ những chia sẻ và mong muốn của các em học sinh về giờ học online, chúng
tôi đã trăn trở và từng bước đổi mới, hoàn thiện hơn về mọi mặt để giờ dạy đạt
hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, việc học trực tuyến trong thời kì ứng phó với dịch bệnh Covid kéo dài
là giải pháp thích ứng an tồn và phù hợp. Tuy nhiên, từ những khảo sát trên đã
cho thấy, việc học trực tuyến cũng có những hạn chế nhất định. Đây cũng chính là
cơ sở thực tiễn để chúng tơi chia sẻ một số giải pháp và kinh nghiệm nhằm nâng
cao chất lượng giờ học tốt hơn.
3.2. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến được khảo sát từ phía giáo viên
Như đã thống kê ở phần 1.2, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến;
song Zoom Meeting là phần mềm mà hiện nay các giáo viên sử dụng phổ biến
nhất. Để hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy, các lớp tập huấn về sử dụng phần
mềm để dạy học trực tuyến nhanh chóng được triển khai bởi các cấp lãnh đạo
ngành, Ban giám hiệu nhà trường. Các buổi tọa đàm, hội nghị được nhà trường
triển khai để các giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi các kinh nghiệm về kĩ năng
soạn bài giảng và xử lí các tình huống trong dạy học trực tuyến; thể hiện qua phụ
lục II. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tình
hình dạy học trực tuyến đối với giáo viên tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Nội dung khảo sát như sau:
12



Phiếu khảo sát giáo viên về tình hình dạy học trực tuyến
Họ và tên giáo viên:................................Trường :.............................................
1. Thầy( cô) đã sử dụng phần mềm, công cụ nào hỗ trợ việc dạy học trực
tuyến?
2. Thầy( cô) đã sử dụng những cách thức nào để tăng cường sự tương tác giữa
giáo viên và học sinh?
Trò chơi
Nhận xét câu trả lời của các bạn
Trả lời trên hộp Chat
3. Những cách thức nào mà thầy (cô) đã sử dụng để củng cố bài học hiệu quả?
Trò chơi
Sơ đồ tư duy
Câu hỏi trắc nghiệm
4. Cảm nhận chung của thầy (cô) về việc dạy học trực tuyến qua Zoom
Meeting tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian qua?
Rất hài lịng
Hài lịng
Tương đối hài lịng
Khơng hài lịng
Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy như sau:
Để tạo được bầu khơng khí học tập sơi nổi, tất cả các học sinh có thể tương tác
được với nhau và với thầy cơ thì đa số các giáo viên đã sử dụng rất nhiều công cụ
hỗ trợ dạy học online như: Zoom Meeting, Skype, Google Meet, Google Form,
Azota, Padlet, quizizz, Shub... Sự đa dạng và linh động trong việc sử dụng công cụ
dạy học cũng như học liệu số đã làm cho những bài học trở nên sinh động và lơi
cuốn hơn. Các phương pháp để kiểm tra tính chun cần của học sinh được giáo
viên trao đổi cởi mở, chân tình và áp dụng chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, dù dịch
bệnh diễn biến hết sức phức tạp, ngành Giáo dục Thành phố Vinh nói chung và
trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng phải chuyển sang học trực tuyến

nhưng với sự nhập cuộc một cách chủ động, mỗi thầy cô giáo chúng tơi rất hài
lịng với việc triển khai kịp thời, đúng như tinh thần: “tạm dừng đến trường nhưng
không dừng việc học”; thể hiện ở phụ lục III.
II. Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở
trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
2. Kinh nghiệm dạy học trực tuyến
2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bước vào một buổi học online thì khâu chuẩn bị rất quan trọng, nó
giúp ích rất nhiều để có được buổi dạy hiệu quả.Vì vậy, cơng tác chuẩn bị cho giờ
học được chúng tôi đánh giá rất cao, bao gồm:
13


Thứ nhất, về thiết bị công nghệ: Phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị kĩ thuật
như: máy tính có kết nối mạng ổn định; cần thiết phải có sim 4G dự phòng,
camera, mic...Giáo viên phải thực sự làm chủ được các thiết bị công nghệ. Với tư
cách là người dạy, bạn cần biết sử dụng các phần mềm để tạo ra một giờ học thú
vị, thu hút và tương tác một cách tự nhiên nhất có thể. Ngồi ra, nắm vững các kiến
thức về công nghệ giúp người dạy khắc phục được những sự cố phát sinh trong quá
trình dạy học trực tuyến.
Thứ hai, không gian dạy học: Không gian xung quanh có ảnh hưởng rất nhiều
tới tinh thần học tập, khả năng tập trung và hiệu quả của giờ dạy. Do đó giáo viên
cần lựa chọn nơi nào thật yên tĩnh, ít người qua lại.
Thứ ba, trang phục lên lớp phù hợp: Mặc dù giáo viên lên lớp ở nhà nhưng
việc lựa chọn trang phục lại càng phải nghiêm túc, chỉn chu; thể hiện sự tơn trọng
mình, tơn trọng người học. Chưa kể, bài giảng có thể cịn lưu lại, chia sẻ trên các
trang mạng xã hội khiến nhiều người biết đến, nên việc chuẩn bị phục trang lên lớp
cần phải chuẩn mực, phù hợp.
Thứ tư, nội quy lớp học: Dạy học trực tuyến là một phương thức hoàn toàn
khác với dạy học truyền thống. Dạy học trực tuyến học sinh sẽ không chịu nhiều

sự ép buộc và hối thúc của các thầy cơ.Vì vậy, nội quy, nề nếp và kỉ luật lớp học là
những điều cần thiết để giáo dục, nuôi dưỡng và đảm bảo sự phát triển lành mạnh
cho các em. Tuy nhiên, để phổ biến nội quy đến học sinh một cách hiệu quả nhất
thì giáo viên cho phép cho học sinh trực tiếp tham gia xây dựng nội quy trên nền
tảng giá trị chung và nội quy của trường học. Theo đó, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho
học sinh trong lớp cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến để xây dựng nội quy lớp học
sao cho phù hợp nhất.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: GV nêu các câu hỏi lấy ý kiến của học sinh
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, thảo luận câu hỏi: Mong muốn của em khi
học online là gì? Mong muốn lớp học online như thế nào? Mong muốn gì với thầy
cơ, bản thân?
- Mỗi cá nhân đưa ra ý kiến sau đó thống nhất đưa ra ý kiến chung.
Bước 2: Tổng hợp ý kiến qua https://www. mentimeter.com
Chia sẻ ý kiến cho cả lớp qua padlet.com để cả lớp được biết và góp ý thống nhất.
Bước 3: Thống nhất nội quy, quy chế thực hiện
- Để đạt được như mong đợi thì các em nên làm gì và khơng nên làm gì trong
ứng xử, giao tiếp, kỷ luật cũng như học tập?
- Ai là người giám sát các nội quy?
- Nên làm gì để thực hiện nội quy? Nếu vi phạm nội quy thì sẽ xử lý thế nào?
Ngược lại nếu làm tốt thì sẽ được khen thưởng như thế nào?
14


Xây dựng nội quy lớp học bằng phương pháp này tạo cho các em trong lớp
cảm thấy bản thân được chung tay trong việc quyết định các vấn đề như mong đợi
thì sẽ có các em xu hướng tn theo các quy tắc này một cách tự giác và chặt chẽ
hơn.
Bên cạnh đó, để tăng tính chủ động trong học tập cho HS, GV cần định hướng
cho các em thiết lập nội quy học tập cho bản thân, đặt ra các mục tiêu học tập của

mình như mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn và cuối cùng cho các em cam kết
thực hiện.
Thứ năm, chuẩn bị giáo án, bài giảng chi tiết: Để có được một bài giảng
online có chất lượng, giáo viên phải đầu tư rất nhiều cả về thời gian và trí tuệ. Vì
thế, kiến thức bài học cần được sơ đồ hóa, ít chữ; sử dụng kênh hình, video, trị
chơi phù hợp với đặc thù từng môn học. Chẳng hạn, để dạy bài 23. Từ thông. Cảm
ứng điện từ (tiết 1)- Vật lý lớp 11; kế hoạch bài dạy được GV chuẩn bị như sau:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 1)
Môn:

Vật lý;

Lớp: 11

Thời gian thực hiện: 1 tiết.
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- HS viết được cơng thức tính từ thơng qua một diện tích và nêu được đơn vị
đo từ thông. Nêu được ý nghĩa của từ thông. Nêu được các cách làm biến đổi từ
thông.
- Xác định được điều kiện xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Học qua E -learning rất tốt cho việc rèn luyện tính tự học, tự chủ.
- Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo thơng qua các thí nghiệm,
giải thích ngun tắc hoạt động của các thiết bị trong đời sống.
2.2. Năng lực đặc thù
*Năng lực sử dụng kiến thức vật lý
- Vận dụng kiến thức hiện tượng cảm ứng điện từ, giải thích được nguyên tắc

hoạt động của các thiết bị ứng dụng hiện tượng đó.
*Năng lực sáng tạo
- Đề xuất được các phương án thí nghiệm và mơ tả được các thí nghiệm kiểm
nghiệm điều kiện xuất hiện tượng cảm ứng điện từ.
15


- Tự làm thiết bị thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Xác định được các thiết bị trong đời sống có sử dụng hiện tượng cảm ứng
điện từ.
3. Về phẩm chất:
3.1. Hành vi
- Học sinh chủ động sử dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải
thích nguyên tắc hoạt động của các thiết bị trong đời sống.
3.2. Thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong
khoa học.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Phần mềm:
+ Phần mềm iSpring sute 10;
+ Phần mềm Catasia để chỉnh sửa các video thí nghiệm;
+ Phần mềm Powerpoint soạn bài giảng điện tử.
2. Học liệu
+ Sách giáo khoa vật lý 11;
+ Các hình ảnh tìm kiếm qua Google;
+ Video tìm kiếm qua youtube;
+ Nguồn âm thanh tìm kiếm qua
/>3. Thiết bị dạy học
Giáo viên
+ Máy tính, điện thoại, bảng tương tác, loa, máy ghi âm, ….;

+ Bộ thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ;
+ Phiếu học tập.
Học sinh
+ Máy tính, điện thoại, phone, loa, ….
C. Tiến trình dạy học E-learning
I. Hoạt động dẫn nhập vào Chương V: “Cảm ứng điện từ”, vào bài 23 “Từ
thông, cảm ứng điện từ”.
* Mục tiêu:
16


- Giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu các nội dung của Chương V. Cảm ứng
điện từ: Biết được nguyên tắc để tạo ra dòng điện đang sử dụng phổ biến hiện nay,
biết được nhiều ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ.
* Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giới thiệu cùng với slide hình ảnh về cách tạo ra điện cảm ứng, các
ứng dụng trong cuộc sống;
- Học sinh theo dõi video và lời giới thiệu của giáo viên.
II. Hoạt động Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề.
2.1 Hoạt động 1: Hình thành kiến thức từ thơng
* Mục tiêu:
- Viết được cơng thức tính từ thơng, nêu được các đại lượng trong biểu thức.
- Biết được ý nghĩa của từ thông.
- Biết được đơn vị của từ thông.
- Biết được các cách thay đổi giá trị của từ thơng.
- Vận dụng cơng thức tính từ thơng giải được một số bài tập về từ thông.
* Tổ chức thực hiện:
TT

1


Hoạt động GV, HS

Sản phẩm

- GV: Cho học sinh xem thí nghiệm về - HS: nhớ lại điều kiện xuất
hiện tượng cảm ứng điện từ khi cho nam hiện dòng điện cảm ứng đã
châm thẳng vào gần và ra xa cuộn dây.
học ở lớp 9
- HS: xem slide, nghe thuyết minh và trả
lời câu hỏi bằng cách lựa chọn cụm từ
đúng điền vào chỗ trống.
- GV: Vấn đề đặt ra “nếu định nghĩa đại
lượng đặc trưng cho số đường sức từ qua
cuộn dây kín là từ thơng ( ) thì từ thơng
được tính bởi biểu thức nào? Và điều kiện
xuất hiện dịng điện cảm ứng là gì?”

2

- HS: Lắng nghe
- GV: Xét một khung dây có diện tích S
đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B,
GV hỏi nếu tăng diện tích của khung dây
thì từ thơng qua khung dây sẽ như thế
nào?
- HS: dự đoán Từ thông sẽ tăng lên do - HS: sẽ phát biểu được Từ
17



TT

Hoạt động GV, HS
diện tích lớn lên nên số đường sức qua thông
khung dây tăng lên.

Sản phẩm

- GV: khẳng định từ thơng tỷ lệ thuận với
diện tích của khung dây
- HS: ghi nhận
- GV: nếu chúng ta giảm cảm ứng từ B thì
đồng nghĩa với mật độ đường sức sẽ giảm
xuống, vậy từ thông qua khung dây sẽ như
thế nào?
- HS: dự đốn là từ thơng qua khung dây
- HS: suy ra được
sẽ giảm xuống
- GV: khẳng định từ thông
- HS: ghi nhận khẳng định của GV
- GV: chiếu slide và cho khung dây quay
trong từ trường đều để cho hs nhận thấy số
đường sức qua khung dây khác nhau khi
chúng ta quay khung.
- HS: chú ý lắng nghe, ghi nhận.
- GV: phân tích trạng thái khung dây ban
đầu và trường hợp sau cùng (khi quay),
phân tích diện tích và chỉ ra từ thông qua
khung S và Sn bằng nhau và Sn = S.cos
- HS: suy ra được

do đó từ thông qua khung S tỷ lệ thuận với
cos , với là góc hợp giữa véc tơ cảm
ứng từ B và pháp tuyến của mặt phẳng S.
- HS: chú ý lắng nghe, ghi nhận
- GV: từ các phân tích trên, các em hãy dự - HS: Viết được cơng thức tính
từ thơng:
đốn xem cơng thức tính từ thơng là gì?
- HS: dự đốn cơng thức từ thơng phi, viết
ra giấy nháp
- GV: các em hãy cho biết dự đốn của
mình thơng qua câu hỏi lựa chọn sau đây:
“Em hãy chọn biểu thức đúng của từ
thông?”
18


TT

Hoạt động GV, HS

Sản phẩm

- HS: lựa chọn và hoàn thiện câu hỏi.
- GV: bây giờ các em hãy xét dấu của từ
thơng các em suy nghĩ xem với góc
- HS: biết được
- HS: suy nghĩ.
+ Từ thơng có giá trị đại số

- GV: các em đưa ra ý kiến của mình bằng + Dấu của từ thơng phụ thuộc

cách chọn lựa chọn đúng điền vào chỗ vào góc
trống của các câu sau đây.
+ Đơn vị của từ thông: Wb
- HS: lựa chọn và hoàn thiện các câu hỏi.
(vebe), 1Wb = 1T.1m2.
- GV: khẳng định và kết luận về dấu của
từ thơng cho từng trường hợp của góc .
- HS: ghi nhận
- GV: lý luận về đơn vị của từ thơng
“chúng ta biết cảm ứng từ B có đơn vị là T
(Tesla), của diện tích S là m2 (mét vng),
T.m2 người ta đặt bằng Wb (Vêbe), Vê be
là tên của nhà bác học Vê be nhằm ghi
nhận công lao khoa học của ông.
2.2 Hoạt động 2: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng Ic, hiện tượng
cảm ứng điện từ
* Mục tiêu:
- Biết được mối quan hệ giữa từ thông và số đường sức
- Biết được điều kiện xuất hiện dịng điện cảm ứng là thay đổi từ thơng
* Tổ chức thực hiện:
TT

1

Hoạt động GV, HS

Sản phẩm

- GV: Sau khi biết khái niệm từ thông, - HS: Học sinh phải trả lời
giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại điều được “dòng điện cảm ứng xuất

kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng
hiện trong cuộn dây khi từ
- HS: chọn phương án bằng cách tick vào thông qua cuộn dây biến
thiên”
lựa chọn của mình
- GV:khẳng định, vậy để thay đổi từ thơng
chúng ta có những cách nào, các em hãy
đề xuất bằng cách tích vào các đáp án
đúng (câu hỏi slide), giáo viên chỉ ra.
- HS: ghi nhận

- HS: ghi nhận lại một lần nữa
để từ thông thay đổi chúng ta
19


TT

Hoạt động GV, HS

Sản phẩm
- GV: chúng ta sẽ thực hiện các thí có 3 cách sau:
nghiệm để kiểm nghiệm điều kiện đó
+ Thay đổi độ lớn cảm ứng từ
B
- HS: ghi nhớ nhiệm vụ
+ Thay đổi diện tích cuộn dây
S

- GV: hỏi học sinh “để thực hiện thí

nghiệm chúng ta cần tối thiểu các dụng cụ + Thay đổi góc
nào?”, GV cho một loạt các dụng cụ, yêu
cầu học sinh lựa chọn.
- HS: học sinh lựa chọn các thiết bị cho
sẵn trên slide bằng cách kéo thả vào giỏ

- GV: sau khi có dụng cụ thí nghiệm
chúng ta tiến hành các bước để thực hiện
phương án thứ nhất đó là thay đổi độ lớn - HS: chọn được nam châm,
của cảm ứng từ, giáo viên cho các bước ống dây, điện kế, dây nối.
tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh sắp
xếp thứ tự đúng
- HS: sắp xếp các bước tiến hành cho đúng
- GV: giáo viên khẳng định và cho học
sinh xem hình ảnh của thí nghiệm sau khi
đã lắp đặt
- HS: chọn được đúng thứ tự
tiến trình thí nghiệm.
- HS: ghi nhận
- GV: cho học sinh xem video về thí
nghiệm
- HS: học sinh theo dõi
- GV: giáo viên giải thích thêm, khi nam
chậm lại gần vịng dây thì từ trường B
biến thiên tăng, dẫn đến từ thơng biên
thiên tăng; còn ngược lại nam chậm ra xa
cuộn dây thì từ trường B giảm, từ thơng
biến thiên giảm.

- HS: học sinh hứng thú, tin

tưởng và biết được cách tạo ra
điện bằng hiện tượng cảm ứng
điện từ

- HS: ghi nhận
- GV: mời học sinh quan sát thí nghiệm về
thay đổi diện tích S, và hỏi học sinh trong
thí nghiệm thầy đã thay đổi đại lượng nào?
Để trong cuộn dây xuất hiện dòng điện
cảm ứng?
20


×