Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

HÀNH TRÌNH PHẬT PHÁP TU VIỆN KHÁNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 22 trang )

1

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ CHÍ MINH
KHOA ĐẠI CƯƠNG
---------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TƠN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG
HÀNH TRÌNH PHẬT PHÁP TU VIỆN KHÁNH
AN
Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Giàu
MSSV : 192020008
Nhóm :
Ngày nộp : 28/09/2020

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09/2020


2

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..........................


3

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU........................................................................... 4
1.1. Lý

do chọn đề tài
1.2. Giới hạn nội dung, thời gian, không gian nghiên cứu
1.3. Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn
1.3.1 Cơ sở lý thuyết

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG
II.

NỘI

DUNG........................................................................... 7
2.1. Lịch sử hình thành
2.2. Kiến trúc Tu Viện Khánh An
2.3. Sinh hoạt tính ngưỡng của Tu viện Khánh An
2.3.1 Sinh hoạt tính ngưỡng hằng ngày
2.3.2 Sinh hoạt tính ngưỡng vào các dịp lễ
2.3.3 Khóa tu
CHƯƠNG
III:
LUẬN......................................................................... 19
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài

KẾT


4

Chùa là một cơng trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Khơng chỉ
là như thế Phật giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới là
chốn tĩnh lặng, giúp con người cân bằng tâm hồn giữa chốn phồn hoa đơ hội,
chùa chiền cịn là nơi lưu giữ những dấu tích đặc sắc về kiến trúc, văn hóa,

lịch sử…
Do đó Tu viện Khánh An là một ngôi chùa trải qua đợt trùng tu lớn dài 6 năm
từ năm 2006 sau bao thăng trầm và phát triển. Khi hoàn thành, chùa đổi tên
thành

tu

viện

Khánh

An

như

hiện

tại.

Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á
đông. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người ấn tượng nhất là nét kiến trúc tựa
như những ngôi chùa ở đất nước mặt trời mọc. Từ chất liệu bằng gỗ, màu sơn
cho đến những trang trí, tiểu cảnh đều tốt lên hình ảnh thanh tục và khơng
chỉ là nơi tâm linh mà cịn là nơi thanh tịnh. Đây là một cơng trình Phật giáo
mang đậm phong cách kiến trúc chùa chiền của xứ sở hoa anh đào. Chỉ cần
phóng xe lướt qua đoạn đường quốc lộ 1 này, bạn chắc chắn sẽ bị thu hút bởi
một góc Tokyo thấp thống trên những mái vòm cong cong tươi màu gạch
mới của tu viện. Kèm với những chiếc chng gió treo khắp nơi tạo ra những
âm thanh trầm bỗng du dương thoát tục. Khiến cho những khách thập phương
đến viếng cảnh như lạc vào một thế giời tâm linh đầy an lạc. Tu viện với lối

kiến trúc sang trọng và hoành tráng, xung quanh khuôn viên được trồng nhiều
cây hoa lá rất đẹp và yên bình. Bước vào tu viện, bạn sẽ được lạc vào thế giới
của Phật Giáo tơn nghiêm hịa lẫn với màu sắc Nhật Bản đặc trưng toát ra từ
lối kiến trúc độc đáo. Từng sắc đỏ nổi bật trên nền trời xanh, từng chiếc cửa
gỗ tươi màu, từng nét chạm trỗ hay con đường lát đá giữa thiên nhiên xanh
mát… tất cả làm nên một Tokyo thu nhỏ cho bạn sống chậm lại trong một
nhịp điệu thật sự “Nhật Bản”. Song, tu viện Khánh An còn gắn liền với các sự
kiện lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của quân và dân.
Tu Viện được công nhận là di tích lịch sử cấp Thành phố có bề dày lịch sử vơ
cùng hào hùng và là nơi có nền kiến trúc cổ kính mang phong cách của xứ sở


5

mang tên của loài hoa anh đào. Và đây là lí do chúng em chọn tu viện Khánh
An làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Giới hạn nội dung, thời gian, không gian nghiên cứu
Tu viện Khánh An đã trải qua một quá trình hình thành và tồn tại biết bao
nhiêu thăng trầm, khó khăn. Song, qua hơn một trăm năm tu viện vẫn vững
vàng phát triển theo thời gian. Tu viện có một đặc điểm nổi bật là chùa theo
phái Bắc Tông, tọa lạc ở Việt Nam, là một thành viên trong giáo hội Phật giáo
Việt Nam nhưng lại có kiến trúc mang đậm nét Nhật Bản. Do đó, nhóm sẽ tìm
hiểu, nghiên cứu về các khía cạnh lịch sự hình và phát triển, kiến trúc và sinh
hoạt tín ngưỡng của Tu viện Khánh An trong phạm vi từ lúc hình thành cho
đến nay.
1.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn
1.3.1 Cơ sở lý thuyết
Tu viện là những nhà cửa hay cơng trình xây dựng dành cho các nhà tu
hành (tu sĩ, ẩn sĩ, đan sĩ, nữ tu...) ở, nghỉ ngơi, sinh hoạt, hành lễ và tu đạo. Tu
viện cũng có thể là một phịng hoặc một buồng dành riêng để cầu nguyện (nhà

nguyện). Có thể có nhiều tịa nhà trong một tu viện, bao gồm: ký túc xá nhà
thờ, bệnh xá, tu viện, thư viện... Thuật ngữ tu viện trong tiếng
Anh: monastery bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: μοναστήριον monasterion.
Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên có thể gọi là tu viện.
Trong hầu hết các tôn giáo, cuộc sống bên trong tu viện được điều chỉnh bởi
các quy tắc khắt khe của cộng đồng tơn giáo đó. Có những quy định cấm quan
hệ tình dục trong tu viện hoặc đòi hỏi người đi tu phải vẫn độc thân và ít hoặc
khơng có tài sản cá nhân. Nhìn chung cuộc sống trong tu viện tương đối khổ
hạnh và thanh đạm, đây cũng là một cách rèn luyện của người tu hành. Cuộc
sống bên trong tu viện diễn ra tương đối khép kín với thế giới bên ngồi. Một
số tu viện duy trì việc cung cấp lương thực thông qua việc sản xuất tự túc, tự
cấp.


6

Phật giáo Bắc Tông (zh. 北 北 北 北 ) hay Đại thừa ( 北 北 , sa. mahāyāna), dịch âm
Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (北北北北) hay Ma-ha-diễn (北北北), tức là "cỗ xe lớn"
hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái
lớn của đạo Phật, phổ biến tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam, Hàn Quốc và Triều Tiên. Sơ kỳ, các đại sư của phái này gọi pháp mơn
của mình là Đại thừa để phân biệt với Phật giáo Nguyên thủy, mà họ gọi
là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ".
Xuất hiện ý nghĩa trong các Kinh nguyên thủy, nhưng được triển khai vào thế
kỉ thứ nhất trước công nguyên, Đại thừa là tâm tánh rộng lớn, trịn đồng thái
hư, khơng thiếu khơng dư, là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo
pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu
thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng
khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Hình tượng
tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát với đặc tính vượt trội là lịng bi. Bộ kinh

được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn : tiến hành phỏng vấn một số tăng lữ của tu viện
Khánh An về lịch sử hình thành, kiến trúc và sinh hoạt tính ngưỡng của tu
viện.
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: thu thập các tài liệu có liên quan
đến tu viện Khánh An từ việc đi thực tế khảo sát, các trang web đáng tin cậy
và sắp xếp, xử lý tài liệu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa vào những tư liệu tìm kiếm
được tiến hành phân tích và tổng hợp những nội dung có liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1. Lịch sử hình thành :


7

Từ khi thành lập chùa (1905). Ngôi chùa được khai sơn bởi Hịa thượng
Thích Trí Hiền, h Như Phận, thế danh Lê Văn Phận, những ngày đầu về
chùa Khánh An, ngôi chùa sập xệ, đất trũng ngập nước và hoang sơ. Q trình
xây chùa có những người Phật tử có trái tim Bồ tát đã âm thầm cúng dường
để góp phần xây dựng ngôi phạm vũ khang trang.
Thời điểm ấy, ông Biện Lục hiến tạng một thửa đất khoảng 80 sào (gân 4 ha)
cho sư Trí Hiền để xây dựng chùa Khánh An. Vì vậy nhân dân địa phương
thường gọi chùa Khánh An là “chùa thầy Phận” hay “chùa thầy Năm Phận"
Tu viện Khánh An (phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM) ban đầu là ngôi
chùa nhỏ Chùa Khánh An khi ấy chỉ là ngôi chùa nhỏ nằm giữa hai làng An
Lộc Đông và Hanh Phú (sau này là An Phú Đông) từng là nơi tập hợp nhiều
chiến sĩ yêu nước tham gia chống Pháp. Vì bị chống phá nhiều lần, thế nên
dấu tích của chùa lúc đó chỉ là am nhỏ dựng từ vật liệu bằng tre, nứa hay bằng

gạch vữa sơ sài.
Tháng 7 năm 1939 Chi bộ Đảng đầu tiên của vùng An Lộc Đông được thành
lập tại chùa Khánh An. Năm 1940, hai thôn An Lộc Đồng và Hạnh Phú sáp
nhập thành An Phú Đông. Chi bộ An Phú Đơng lúc này có khoảng 20 đảng
viên. Thầy Năm Phận - trụ trì chùa Khánh An cũng gia nhập tổ chức Đảng.
Dưới sự lãnh dạo của Chi bộ Đảng An Lộc Đông, từ năm 1939 phong trào
cách mạng vùng An Lộc Đông phát triển ngày càng mạnh mẽ với nhiều hình
thức như: tổ chức mit-tinh địi giảm sưu giảm thuế, chống bắt thanh niên Việt
Nam đi lính làm bia đỡ đạn cho Pháp.... Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của
quần chúng, tháng 7 năm 1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng quyết định
chuẩn bị khởi nghĩa. Các Ban khởi nghĩa được thành lập.
Tỉnh úy Gia Định cử Nguyễn Văn Tiến (tức Mười Tiến - tỉnh ủy viên tính Gia
Định) lãnh dạo Ban khởi nghĩa tại tổng Bình Trị Thượng. Nhận được chỉ đạo
của cấp trên, các thành viên trong Chi bộ An Phú Đông trong đó có thầy


8

Thích Trí Hiền đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động nhằm chuẩn bị cho Tổng
khởi nghĩa.Khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, một số thành viên của Chi bộ An
Phú Đơng phụ trách tấn cơng bót Vườn Tiêu Tân Sơn Nhất, bót ngã năm Vĩnh
Lộc bị bắt, trong đó có thầy Thích Trí Thiện, Thầy Thiện bị giam cầm khoảng
1 năm. Mặc dù đã sử dụng những hình thức tra tấn đã man nhưng thực dân
Pháp không thê khai thác được thơng tin gì nên chúng buộc phải trả tự do cho
thầy. Nhưng do bị thương tích nặng vì tra tấn, năm 1942 Thượng tọa Thích Trị
Thiện đã qua đời.
Sau khi thầy trụ trì tạ thế, chùa Khánh An vẫn tiếp tục trở thành cơ sở bí mật
của phong trào cách mạng. Tháng 3 năm 1945, Mười Lụa vượt ngục trở về An
Phú Đông đã đến chùa Khánh An đề ẩn náu. Từ đây, ông bắt liên lạc với
Phạm Văn Khải (tức Bảy Khải) Bí thư Chỉ bộ xã Quới Xuân để củng cố lại

Chi bộ An Phú Đông. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, tháng 11 năm 1945. lực
lượng quân sự và các cơ quan của tỉnh Gia Định đang đóng tại Gị Vấp rút về
An Phú Đơng. Ngày 25/12/1945 Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định quyết
định xây dựng căn cứ An Phú Đồng trên địa bàn hai xã An Phú Đông và
Thạnh Lộc. Chùa Khánh An nằm trong căn cứ An Phú Đông và là một cơ sở
của lực lượng kháng chiến, chùa Khánh An còn là nơi Tiểu đội 17 Vệ quốc
đoàn tiễn hành sản xuất các loại vũ khí thơ sơ như súng mút, mìn ve chai, lựu
đạn...
2.2 Kiến trúc Tu viện Khánh An
Kiến trúc chùa ở Việt Nam được xây dựng và phát triển đa dạng qua các
thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc ta và không gian khác nhau ở các phong
cách kiến trúc cũng khác nhau.


9

Tu viện Khánh An mang kiến trúc của những ngôi chùa Nhật Bản giữa dòng
người tấp nập ở Sài Gòn. Hiện tại tu viện thu hút nhiều du khách và các bạn
trẻ đến tham quan, chiêm ngưỡng cũng như tham gia những khoá tu, thiền.Tu
Viện mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông mang đậm nét kiến trúc Á
Đông.
Cổng tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa ở Việt
Nam là cổng chùa, thường là một ngôi chùa nhà với ba cửa vào. Có nhiều
chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại.
Khắp tu viện đượm màu xanh mát dịu. Ngay lối vào cổng chính, là
khoảng khơng gian rộng lớn với những phiến đá to và những cây trúc cây tre
khi bước vào liền cảm thấy thật ấm áp và quen thuộc nhìn chếch bên phải là
thảm cỏ nhân tạo, đặt phiến đá lớn khắc dòng chữ: Tu Viện Khánh An nằm
sừng sững to lớn.



10

Sân chùa được bày trí các chậu cảnh, hịn non bộ với mục đích tăng cảnh
sắc cho thiên nhiên


11

Khi bước vào chùa đều ấn tượng một ngôi chùa đầy cổ kính như thế này
lại có phong cách thật đơn giản. Màu sắc của tu viện có ba gam màu chủ đạo
là nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng của những hoa văn trang trí. Màu
nâu gỗ là màu trầm và cũng là màu chủ đạo của tu viện nó mang lại cho
chúng ta cảm giác khi bước vào tu viện mang cảm giác gần gũi với đất vì đất
hiền từ ơn hịa và nhân hậu làm cho mọi người khi bước vào chùa có cảm giác
được thanh tịnh và tịnh tâm nơi cửa phật. Màu trắng đại diện cho sự tinh khiết
và tâm hồn trong sáng luôn hướng đến cái thiện nơi cửa Phật. Màu vàng thể
hiện sự ấm áp và ánh nắng chang hòa che chở sẽ giúp cho du khách đến thăm
tu viện chúng ta thấy rằng ánh sáng mặt trời thường biểu hiện cho sự ấm áp,
che chở và là hơi ấm của mặt trời là tố chất cho muôn vật sinh sôi nảy nở.
Ánh sáng của mặt trăng là sự nhẹ nhàng, huyền diệu và lung linh. Ánh sáng
ấy có tác dụng xua tan bóng đêm ở mọi nẻo đường và soi sáng mọi ngõ ngách
của muôn lối về. Ánh sáng của lửa sẽ sưởi ấm cho chúng ta trong đêm đông
buốt giá, hơn thế nữa ánh sáng của lửa cũng là thể hiện cho sự vươn lên của
kiếp người. Ánh sáng của trí tuệ là kim chỉ nam, là la-bàn định hướng cho
mọi hành giả hướng về đời sống hướng thượng, đời sống ấy chính là an lạc
giải thốt.


12


Quanh khuôn viên là những chiếc đèn làm bằng gỗ, dán giấy hình lục giác
thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản.Những
chiếc đèn này được làm bằng gỗ hoặc giấy, được làm vơ cùng tỉ mỉ, bao phủ
gần như tồn bộ khn viên của chùa,Và bao trọn dãy hành lang, nhà tăng,
hay khu chánh điện…cũng đều được treo bằng các loại đèn lồng. Theo các sư
vào những ngày rằm, giỗ Tổ hay các khóa tu thiền thì đèn lồng sẽ được thắp
sáng khắp tu viện mang đến không gian đẹp về đêm.Và chiếc đèn lồng mang
phong cách Nhật Bản Đem lại sự bình an, may mắn cho mọi người.

Xung quanh chánh điện được bao phủ hàng cây xanh ngắt những tiếng gió
lung lay hòa cùng nhau nhưng đang chào mừng. Xung quanh là 1 đài sen
khổng lồ chúng ta luôn nghĩ rằng thấy là hoa sen tối cao và được coi là đích
thực của Đức Phật. Hoa sen này tượng trưng cho trái tim và ý nghĩa của nó có
liên quan đến tình u và từ bi. Hoa sen cũng chính là biểu tượng của sự hoàn
hảo, thuần khiết, tượng trưng cho bản chất nguyên thủy của trái tim.


13

Kết cấu Chánh Điện của tu viện Khánh An Sài Gòn gồm 1 tầng trệt và 2
tầng lầu, mỗi tầng đều có lan can bằng đá cùng những chi tiết chạm trỗ tinh
khảo, tựa như cung điện thời phong kiến. Cột, kèo, trong ngôi chùa này làm
từ chất liệu gỗ quý, sang bóng và nổi bật.Lối đi lên Chánh Điện là những bậc
thang bằng đá với được chạm trổ hình hoa sen. Tiếp tầng một là chánh điện tu
viện, du khách sẽ phải bước hơn 20 bậc bằng đá để lên chánh viện. Đến đây
du khách sẽ thấy một bể non bộ nhỏ được đặt chính giữa ngồi của viện, đi
tiếp thêm sẽ là hai lục bình bằng gốm ở hai bên.Bên trong tu viện được làm
bằng gỗ, gồm các cột lớn chống đỡ và những cánh cửa bằng gỗ được làm
nghệ thuật. Chánh điện là một bức tượng phật cao khoảng 1m, đằng sau bức

tượng phật là một bức phù điêu bằng gỗ miêu tả đức phật giảng đạo cho các
đệ tử dưới cây bồ đề.


14

Bên ngồi khi bước vào chánh điện sẽ nhìn thấy những tấm bảng mà chùa
đã để phía trước: “ bạn chỉ cần ngồi xuống với tư thế hoa sen, lưng thẳng, đầu
hơi cúi, mắt khép hờ, thân thể thả lỏng, tâm buông thư, không nghĩ ngợi, lăng
xăng chuyện quá khứ hay toan tính, hoạch định cho tương lai, đem tâm theo
dõi hơi thở, rõ biết hơi thở đi vào, hơi thở ra, rõ biết mình đang có mặt bây
giờ và ở đây, chỉ cần 5 đến 10 phút thôi long sẽ lắng lại và bạn sẽ mầu nhiệm
của hơi thở”.
Bên trong tu viện được làm bằng gỗ, gồm các cột lớn chống đỡ và những
cánh cửa bằng gỗ được làm nghệ thuật.Tầng hai là phật đường tỉnh thức gian
thờ chính của tu viện, gian chính giữa được đặt ba tượng phật là Đức Thích
Ca Mơ Ni Phật, ở hai bên là A Na Đà và Ca Nhíp. Một gian được thờ những
vị tu sĩ đã có cơng xây dựng chùa. Xung quanh được làm bằng gỗ và trang trí
và hoa rất lộng lẫy.Bên ngoài khi chúng ta bước vào sẽ thấy những tấm bảng
mà chùa chỉ dẫn cho chúng ta cách thanh tịnh và nghiêm trang khi bước vào
trong. Bên trong chánh điện hầu hết là gỗ, gian chính của chánh điện được các
thiền sư tại tu viện đặt với cái tên là Phật đường tỉnh thức .Đây chính là nơi để
hành lễ, tụng kinh, đồng thời cũng là khu vực để các chư tăng, phật tử nghe
các sư thầy giảng đạo.Tầng ba du khách di chuyển lên để ngắm cảnh quanh
khuôn viện. Những cầu thang bằng đá được chạm rất tỉ mỉ, đứng trên tầng ba
của tu viện hóng những cơn gió mát, ngắm cây cối hồ nước thật an nhiên, tự
tại.


15


Khu vực nhà tăng và khách đường được xem là điểm nhấn của tu viện, với
một màu đỏ rực. Bên cạnh đó, nơi đây cũng trang trí rất nhiều lồng đèn, bao
phủ bởi hàng cây xanh mát, tạo cảm giác vơ cùng thoải mái, thư giãn cho du
khách.Nhìn phía bên trái, là gian nhà ba tầng, thiết kế ba tầng gác mái, chủ
đạo màu đỏ tươi, đó là Khách Đường Thảnh Thơi.

Ngay sườn trái Khách đường là tòa bảo tháp. Phần nóc của khách đường là
tịa tháp có màu đỏ, với phần mái được lợp theo hình rồng phượng.Ngồi ra,
điểm đặc biệt nhất của ngơi bảo tháp chính là phần chóp tháp.Phần chóp này
có màu vàng, thẳng đứng và cao vút lên tận trời xanh.Đây được xem là nét
kiến trúc thường thấy ở rất nhiều ngôi chùa tại Nhật Bản


16

Từ cổng chính đi thẳng vào, tới khoảng sân rộng sau Khách Đường Thảnh
Thơi, chếch nhẹ bên trái là lầu Quán Âm lộ thiên. Phía bên phải, nơi những
rặng cây xanh rì rợp mát, theo lối đi lát đá phiến nhỏ, dẫn về khuôn viên gần
hậu viên tu viện. Khuôn viên tu viện có rất nhiều cây xanh, ngồi ra cịn có
một bể thả rất nhiều loại cá. Ở giữa bể là một ngôi lầu với đầy đủ bàn ghế đá
để du khách có thể ngồi nghỉ ngơi.

2.3 Sinh hoạt tính ngưỡng của Tu viện Khánh An
2.3.1 Sinh hoạt tính ngưỡng hằng ngày


17

Khơng chỉ là nơi sinh họat thơng thường mà cịn ẩn chứa nhiều giá trị văn

hóa, theo sư thầy Quảng Thích cho biết thời khóa bình thường của Tu Viện
được chia làm thời khóa buổi sáng, trưa, chiều và tối. Được tiến hành với nội
dung như sau:
Thời khóa buổi sáng thường bắt đầu vào 4 giờ 45 phút, tất cả toàn thể đại
chúng cùng thức dậy gọi là “thức chúng”. Mọi người có 15 phút để vệ sinh cá
nhân và có mặt ở Chánh điện để tụng kinh. Tu viện thường xun trì tụng
“Nhật tụng Thiền mơn”.Thời khóa buổi sáng thường có một tiếng để tụng
Chánh kinh, đi kinh hành niệm Phật, lễ lạy các vị Phật và Bồ Tát, đọc các bài
Sám văn trong quyển “Nhật tụng Thiền môn”.Thực hiện ba phép quy hàng
nương tựa Phật.
Thời khóa buổi sáng ở tu viện Khánh An khá uyển chuyển, không bắt
buộc lúc nào cũng phải tụng kinh, mà có thể thay bằng “Thiền hành” hoặc
“Thiền tọa”.
+ “Thiền hành”có nghĩa là mọi người đi cùng với nhau trong Chánh điện, ý
thức về bước chân của mình. Khi bước chân trái thì ta biết đó là chân trái,
đồng dạng, bước chân phải thì biết đó là chân phải. Tùy theo hơi thở của các
vị mà bước một bước hay hai bước.
+ “Thiền tọa” là mọi người ngồi thiền quáng niệm hơi thở, thở vào thở ra và ý
thức hơi thở của mình đang trong giây phút hiện tại. “Thiền tọa” là do tu viện
chủ trương hướng đi pháp môn của Sư ông Bồ Đề Đạt Ma –“ Thiền chánh
niệm”.
Thời khóa buổi trưa là “cúng ngọ”. “Cúng ngọ” là cúng cơm cho Phật,
việc cúng cơm này có một nghi thức riêng để cơm trong Chánh điện và thực
hiện tụng kinh khoảng 15 phút.
+ Vào 3 giời 45 phút chiều, tu viện Khánh An sẽ cúng “thí thực”. Đây là cúng
cho những cơ hồn, vonglinh vất vưởng để “người ta” hịa nhập.
Thời khóa tối bắt đầu vào lúc 6 giờ 45 phút, thời kinh tối dành cho Phật tử
và cả đại chúng trong tu viện cùng lên hành trì.



18

Trong quyển “Nhật tụng thiền kinh” được chia thành nhiều bài khác nhau, tu
viện cũng chia ra bài đọc theo ngày. Ví dụ như ngày thứ hai đọcbài thứ hai,
ngày thứ ba đọc bài thứ ba …khi hết tuần thì lập lại như ban đầu.
Tu viện Khánh An có một đặc điểm là trước các thời khóa đều phải ngồi thiền
từ 15 đến 20 phút, Sám hối hay tụng kinh bình thường cũng vậy.
Về ăn uống hằng ngày, theo thầy Quảng Thích cho hay tu viện thường là ăn
thức ăn tự trồng (tự cung, tự cấp) và hạn chế tới mức tối đa hoặc khơng sử
dụng các thực phẩm, món ăn giả mặn. Vì theo thầy quan niệm: “Khi tu hành
mà còn ăn những thực phẩm giả mặn tức là tâm cịn nhiều tạp niệm”.
Sinh hoạt tín ngưỡng ởtu viện Khánh An diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản và bình
yên nhằm tạo ra một không gian tĩnh lặng giúp việc tu tập hiệu quả hơn, hơn
nữa cứ cách nhau mỗi giờ sẽ có tiếng trống vang lên nhằm nhắc nhở dù chúng
ta đang có bận rộn việc gì cũng phải dừng cơng việc đó lại để tâm hồnlắng
động tịnh tâm vào nhữnng giây phút đó. Mỗi khi tiếng trống vang lên là
những vị sư thầy tu hành đều dừng lại vừa thở nhẹ nhàng vừa để cho tâm hồn
mình trở lại trạng thái tĩnh tại làm cho việc tu tập trở nên có chiều sâu.
2.2.1.

Sinh hoạt tính ngưỡng vào các dịp lễ:

Trong Phật giáo có nhiều ngày lễ trong năm, có lễ diễn ra trong một hoặc
hai ngày, có lễ diễn ra một tháng. Tùy vào mỗi dịp lễ, mỗi chùa sẽ có một
cách tổ chức riêng, thời gian riêng. Tu viện Khánh An cũng thế. Ở đây nhóm
lấy ví dụ về hai lễ lớn trong năm của Phật giáo: lễ Phật Đản và lễ Vu Lan
+ Đầu tiên là lễ Phật Đản. Đây là lễ kỷ niệm ngày đức Phật Thích Ca sinh ra
đời tại vườn Lâm-tỳ-ni diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Trước ngày Phật Đản (14 tháng 4 âm lịch), tu viện Khánh An sẽ tổ chức tụng
kinh mừng Khánh Đản. Tới ngày 15 tháng 4 âm lịch thì tùy theo từng chùa tổ

chức, ở Khánh An thì tiến hành tắm Phật, trì tụng kinh và tổ chức các phật tử
ăn cơm với chùa.
+ Về lễ Vu Lan còn gọi là lễ báo hiếu, được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm
lịch hằng năm. Tuy ngày lễ chính của Vu Lan là vào rằm tháng 7 nhưng có


19

một số chùa tụng kinh Vu Lan báohiếu hết cả tháng 7. Song, tu viện Khánh
An chỉ tụng Vu Lan báo hiếu 15 ngày (Từ mùng 1 tháng 7 đến 15 tháng 7).
Vào dịp lễ này, tu viện sẽ thực hiện trang trímột số vị trí trong tu viện, sau đó
mời quý phật tử vào ngày rằm tháng 7 cùng về chùa. Trong buổi lễ, các nhà
sư sẽ bắt đầu tụng kinh, sau đó là thực hiện các nghi thức bông hồng cài áo.
Sư thầy sẽ tiến hành cài bông hồng cho phật tử, phật tử cài bông cho sư thầy,
phật tử cài bơng cho phật tử, tùy theo tình trạng cha mẹ cịn hay mất mà mỗi
người có một màu hoa tương ứng.
2.3.3 Khóa tu
Khánh An tổ chức khóa tu một tháng một lần. Ở các khóa tu đều áp dụng
những nghi thức sinh hoạt hằng ngày. Phật tử đến vào ngày chủ nhật, tập
trung ghi danh rồi ăn sáng. Sau khi ăn sáng xong, các phật tử sẽ đi “thiền
hành” với nhau, tiếp đó là thiền tọa, ung tụng năm giới, quy pháp hội, ăn cơm
và nghỉ trưa. Nghỉ trưa xong, các phật tử sẽ tham gia pháp đàm do tu viện tổ
chức. Vào thời khóa buổi chiều sẽ có nghi thức sám hối.

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN


20

Là một ngôi chùa đã trải qua hơn trăm năm lịch sử, từ một ngôi chùa sập

xệ, đất trũng ngập nước và hoang sơ do chiến tranh gây ra mà chính hơm nay
đã trở thành một Tu Viện có nét kiến trúc độc đáo, thu hút được nhiều phật tử
và khách du lịch. Đây cũng là một ngôi chùa anh dũng kiên cường, có lịng
u nước nồng nàn. Ở nơi đây từng là nơi tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước
tham gia chống Pháp. Điển hình là thầy Thích Trí Thiện thầy trụ trì, mặc dù bị
sử dụng những hình thức tra tấn đã man nhưng thực dân Pháp vẫn khơng thể
khai thác được thơng tin gì từ thầy. Sau khi thầy trụ trì tạ thế, chùa Khánh An
vẫn tiếp tục trở thành cơ sở bí mật của phong trào cách mạng.


21

Tu Viện mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông mang đậm nét kiến trúc Á
Đông. Kiến trúc của chùa có ba tơng màu chủ đạo là nâu gỗ, màu trắng của
vôi và màu vàng của những hoa văn trang trí.Mỗi tơng màu sẽ tưởng trưng
cho mỗi ý nghĩa khác nhau. Kết cấu của tu viện gồm Chánh điện, nhà tăng,
khách đường, lầu Quán Âm lộ thiên .Về sinh hoạt tính ngưỡng ở đây diễn ra
rất quy luật. Tùy vào từng thời khóa sẽ có những hoạt động cụ thể. Tuy nhiên
thời khóa buổi sáng của Tu Viện Khánh An khá uyển chuyển, có thể thay đổi
tụng kinh thành thiền hành hay thiền tọa, không nhất thiết lúc nào cũng phải
tụng kinh. Tu viện Khánh An có một đặc điểm là trước các thời khóa đều phải
ngồi thiền từ 15 đến 20 phút, sám hối hay tụng kinh bình thường cũng vậy.
Vào những dịp lễ, chùa cũng giống bao nhiêu chùa khác, vẫn sẽ tổ chức các
hoạt động tổ chức, tùy vào dịp lễ sẽ có hoạt động khác nhau. Nghệ thuật bày
đặt điêu khắc, kiến trúc độc đáo, đẹp đẽ linh thiêng, kết hợp với cảnh quan
thiên nhiên vốn có Tu Viện. Dù nằm ở xa trung tâm thành phố nhưng Tu Viện
đẹp này lúc nào cũng có du khách – Phật tử khắp nơi ghé thăm, hành
hương. Du lịch Hồ Chí Minh, đến đây vào thời điểm ít người để có thể tận
hưởng sự an yên và dễ dàng chụp ảnh. Cũng như bao nhiêu ngôi chùa khác,
Tu Viện Khánh An Sài Gòn mang nét đẹp trang nghiêm của chốn thiền tịnh.

Do đó khi đến chùa, nên đi nhẹ nói khẽ, chọn trang phục kín đáo. Dù có tinh
thần sống ảo đến đâu thì các chàng trai cũng nên tránh quần sọt, áo ba lỗ. Còn
với phái nữ thích mặc váy, bạn nên ưu tiên váy dài để đảm bảo được sự thanh
lịch. Về màu sắc, hãy ưu tiên các gam màu nổi như trắng, vàng, hồng, xanh,
… vì tổng thể tu viện có màu nâu trầm mang đậm nét của Tokyo thu nhỏ giữa
lòng thành phố ngột ngạt.
Tài liệu tham khảo:
/> />

22

/> /> />


×