Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.26 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022
MƠN SINH 11
A. PHẦN LÝ THUYẾT CƠ BẢN
I. Hô hấp ở động vật

II. Tuần hoàn máu
1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mơ, hồ tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận
chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch
- Hệ thống mạch máu: Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn
- Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động
- Đưa các chất thải đến thận, phổi, da để thải ra ngoài
→ Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
3. Hoạt động của tim
3.1. Tính tự động của tim
-. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.
- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong
thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim
Nút xoang nhĩ phát xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi
theo mạng Pckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
3.2. Chu kì hoạt động của tim
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối
cùng là pha dãn chung.
- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3
giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây.


- Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật có khối


lượng càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại.
4. Hoạt động của hệ mạch
4.1. Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
4.2. Huyết áp
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch
máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
4.3. Vận tốc máu
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch
huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
III. Cân bằng nội môi
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MƠI
- Cân bằng nội mơi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
II. SƠ ĐỒ KHÁI QT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MƠI
Mơi trường trong duy trì được sự ổn định là nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội mơi.
Cơ chế duy trì cân bằng nội mơi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận
thực hiện.
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ mơi trường
(trong và ngồi) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt
động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần
kinh hoặc hoocmơn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường
trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.
III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU
1. Vai trò của thận
- Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất chất hòa tan trong máu, đặc biệt là
phụ thuộc vào nồng độ Na+ (NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu).

+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao (do ăn mặn hoặc mất nhiều mồ hôi…), thận tăng cường tái hấp
thụ nước trả về máu, đồng thời động vật uống nước vào do có cảm giác khát. Điều đó giúp cân bằng áp suất
thẩm thấu của máu.
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm (do uống quá nhiều nước làm dư thừa nước…), thận tăng thải nước,
nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
- Thận thải các chất thải (urê, crêatin…) qua đó duy trì áp suất thẩm thấu.
2. Vai trị của gan
- Gan có vai trị quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng
áp suất thẩm thấu của máu.
Ví dụ: Gan điều hịa nồng độ glucơzơ trong máu
- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan
nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng
glucơzơ. Nhờ đó, nồng độ glucơzơ trong máu trở lại ổn định.
- Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy
tiết ra hoocmôn glucagơn. Glucagơn có tác dụng chuyển glicơgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu, kết quả là
nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂN BẰNG pH NỘI MÔI
- Các tế bào trong cơ thể hoạt động trong môi trường pH nhất định. Những biến động của pH nội mơi đều có thể
gây ra những thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan, thậm chí gây tử vong cho động vật và
người.
- Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong
máu.


- Trong máu có các hệ đệm chủ yếu sau đây:
+ Hệ đệm bicacbonat : H2CO3/NaHCO3
+ Hệ đệm phôt phat : NaH2PO4/NaHPO4+ Hệ đệm prôtêinat (prôtêin)
CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG
I. CẢM ỨNG THỰC VẬT
Cảm ứng ở thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích

Đặc điểm: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
Có 2 hình thức cảm ứng ở thực hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).
II. HƯỚNG ĐỘNG
1. Khái niệm: Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng
xác định.
Có hai loại hướng động chính :
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích
Cơ chế: Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích khơng đều
nhau.
Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi (ánh sáng, nước, dinh
dưỡng) và tránh xa các tác nhân không thuận lợi của mơi trường → giúp cây thích ứng với những biến động
của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
2. Các hình thức hướng động ở thực vật
+ Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.
+ Hướng trọng lực: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả
đất). Rễ hướng trọng lực dương, thân cành hướng hướng trọng lực âm.
+ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của hoá chất.
+ Hướng nước: là phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn nước. Hướng nước ở rễ là hướng dương
+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
III. ỨNG ĐỘNG
1. Khái niệm: Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của
môi trường (do tác động từ nhiều phía của mơi trường).
Các loại ứng động:
- Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại
hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
- Ứng động khơng sinh trưởng là kiểu ứng động khơng có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ
yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
2. Vai trị: Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát
triển.

IV. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của mơi trường (bên trong và
bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần
kinh
2. Cảm ứng ở các nhóm động vật
* Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh
* Hình thức cảm ứng là các phản xạ
Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của mơi trường thơng qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật
có hệ thần kinh).
Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm).
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thơng tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).
+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).


Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới: phản ứng co tồn bộ cơ thể, thiếu chính xác
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: phản ứng mang tính chất định khu, co một phần cơ thể,
chính xác hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
• Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ(tiếp nhận và trả lời các kích thích)
• Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
• Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
VI. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
1. Điện thế hoạt động
Khi tế bào bị kích thích, trong tế bào xuất hiện điện thế hoạt động.
Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực:
2. Sự lan truyền của xung thần kinh trong tế bào thần kinh
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của bào thần kinh người ta chia tế bào thần kinh ra làm hai loại tế bào thần kinh có

bao miêlin, tế bào thần kinh khơng có bao có miêlin
- Trên sợi có bao miêlin: lan truyền liên tiếp, chậm
- Trên sợi khơng có bao miêlin: lan truyền nhảy cóc, nhanh
VII. TRUYỀN TIN QUA XINAP
1. Khái niệm: Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác
Vai trị: Có vai trị dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác
2. Cấu tạo xinap
Chùy xinap: Ngồi có màng bao bọc gọi là màng trước xinap. Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất
trung gian hóa học (axêtincơlin, norađrênalin, đơpamin, serơtơnin,.....). Có khoảng 50 loại chất trung gian hóa
học nhưng mỗi xinap chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.
Khe xinap: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap.
Màng sau xinap: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác
dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincơlin và
norađrênalin
3. Q trình truyền tin qua xinap
Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh
Ca2+ = Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.
Bước 2: Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước
và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.
Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở
màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
I. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng của thực vật là q trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số
lượng và kích thước của tế bào.
Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.
2. Các mơ phân sinh
Mơ phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hố, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời
sống của cây.

Ở thực vật Hai lá mầm có cả mơ phân sinh bên và mơ phân sinh đỉnh → tăng trưởng chiều cao (sinh trưởng sơ
cấp) và đường kính thân (sinh trưởng thứ cấp).
Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mơ phân sinh đỉnh và mơ phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và khơng tăng
kích thước bề ngang (do khơng có mơ phân sinh bên).
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và
sinh trưởng thứ cấp.
- Các thời kì sinh trưởng của giống, lồi.
- Hoocmơn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.


Nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau.
Ví dụ: những cây rau màu vụ đơng (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.
- Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến đổi
hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)
- Ơxi: Ơxi ảnh hưởng đến hoạt động hơ hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
- Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự biến
đổi hình thái của cây (cây bị cịi cọc, vàng lá,..)
II. HOOCMƠN THỰC VẬT
1. Khái niệm
- Hoocmơn thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt
động sống của cây.
- Đặc điểm chung:
• Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
• Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
• Tính chun hố thấp hơn nhiều so với hoocmơn ở động vật bậc cao.
Dựa vào tác động sinh lí của hooc mơn đối với quá trình sinh trưởng của thực vật người ta chia hooc mơn thực

vật làm hai nhóm
- Nhóm kích thích sinh trưởng:
Auxin: kích thích nguyên phân, kéo dài tế bào, kích thích nảy mầm, ra rễ phụ
Gibêrelin: tăng số lần nguyên phân, kéo dài tế bào, kích thích nảy mầm, tăng chiều cao cây, tạo quả khơng hạt
Xitơkinin: kích thích phân chia, làm chậm q trình già của tế bào, phát sinh chồi thân ở mơ callus
- Nhóm ức chế sinh trưởng:
Êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính, ức chế kéo dài thân,
kích thích sự giãn nở bên và sinh trưởng chiều ngang, tăng cường tốc độ hóa già, kích thích sự hình thành rễ và
lơng hút.
Axit abxixic (ABA/AAB): kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào
trạng thái ngủ nghỉ, gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống
chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
III. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Khái niệm
Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của 1 cá thể.
Chu trình phát triển của thực vật có hoa:
Phát triển ở thực vật có hoa được biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: Sinh trưởng, Phân hóa tế bào và mơ, Phát
sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt).
Có sự xen kẽ thế hệ đơn bội n và lưỡng bội 2n trong chu trình phát triển của thực vật.
2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống TV.
3. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
Tuổi của cây; Thực vật đến độ tuổi xác định thì ra hoa.
Nhiệt độ thấp: Nhiều loài cây để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của nhiệt độ thấp (gọi là xuân
hóa).
Quang chu kì: là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát
triển của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.
- Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây:
+ Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ), VD: đậu tương, vừng, cà phê, cà tím, mía...
+ Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), VD: hành, cà rốt, lúa mì...

+ Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). VD: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương...
Phitocrom: là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prơtêin hấp thụ ánh sáng) -> ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy
mầm, đóng mở khí khổng.
Hoocmơn ra hoa (florigen): là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các đỉnh sinh
trưởng của thân làm cho cây ra hoa.


IV. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình
thái cơ thể.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng
ra.
2. Phân loại
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật người ta chia thành các kiểu phát triển ở động vật:
+ Phát triển không qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí
tương tự con trưởng thành. Đa số động vật có xương sống (bị sát, chim, thú) và rất nhiều lồi động vật không
xương sống phát triển không qua biến thái.
+ Phát triển qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non (ấu trùng) có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí
khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.
- Phát triển qua biến thái hồn tồn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với
con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Có ở đa số lồi côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư…
- Phát triển qua biến thái khơng hồn tồn: là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện (gần
giống với con trưởng thành), trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Gặp ở một số
lồi cơn trùng như: châu chấu, cào cào, gián…
V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1. Các nhân tố bên trong
+ Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.

+ Giới tính: ở từng thời kì, q trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.
+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển.
2. Các hoocmôn
- Động vật có xương sống được điều hịa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tizoxin, testosteron, estrogen

- Động vật không xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: ecđison, juvenin


3. Các nhân tố bên ngoài
Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.
Nhiệt độ
Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp
đều sẽ làm chậm sinh trưởng.
Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ mơi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật
đẳng nhiệt.
Ánh sáng
+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh
trưởng, phát triển của động vật.
+ Những ngày tròi rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt
4. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật
Cải tạo giống: Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật ni có
năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…).
Cải thiện chất lượng dân số: Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Cải thiện đời sống kinh tế và văn
hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…) Áp dụng các biện pháp tư
vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Bảo vệ môi trường, hạn chế làm ô
nhiễm môi trường.
CHƯƠNG 4. SINH SẢN
I. SINH SẢN VƠ TÍNH Ở THỰC VẬT
Sinh sản là q trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của lồi

- Các hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vơ tính, Sinh sản hữu tính
1. Khái niệm: Là hình thức sinh sản khơng có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và
giống cá thể mẹ
2. Các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng
3. Các phương pháp nhân giống vơ tính thực vật: giâm cành, chiết cành, ghép cành, ni cấy mơ tế bào
4. Vai trị
* Đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
* Đối với con người
- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ con người
- Nhân nhanh giống cây trồng.
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩms
- Phục chế giống q đang bị thối hóa.
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CĨ HOA


2. Q trình hình thành hạt phấn và túi phơi
a. Hình thành hạt phấn
Tế bào trong bao phấn (2n) giảm phân tạo ra 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) lại nguyên phân tạo 1 hạt
phấn (n).
b. Hình thành túi phơi
Tế bào nỗn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào (n), 3 tế bào tiêu biến và 1 tế bào nguyên phân tạo túi phôi chứa 8 tế
bào (gồm 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng và 2 nhân cực) (thể giao tử cái).
3. Thụ phấn
- Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.
- Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn (hạt phấn của cây thụ phấn cho hoa cây đó) và thụ phấn chéo (hạt phấn
của cây này thụ phấn cho hoa của cây khác cùng loài).
- Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ nước, gió, động vật (côn trùng, chim hoặc thú).
4. Thụ tinh
Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phơi để hình thành nên hợp tử

(2n), khởi đầu của cá thể mới.
Quá trình thụ tinh kép (Hạt kín): Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phân. Ống phấn sinh
trưởng xun qua vịi nhụy, qua lỗ túi phơi vào túi phơi → giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế
bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo thành
nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) → hợp tử (2n)
+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) → nhân nội nhũ (3n)
Ý nghĩa của thụ tinh kép: hình thành bộ phận dữ trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình
thành cây non có khả năng tự dưỡng bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của điều
kiện môi trường để duy trì nịi giống.
5. Hình thành hạt
Nỗn thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt.
Hợp tử phát triển thành phôi.
Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ (phôi nhũ)
- Hạt gồm vỏ hạt, phơi và nội nhũ.
- Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm), hạt khơng có nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).
6. Hình thành quả
- Bầu nhụy phát triển thành quả, có chức năng chứa và bảo vệ hạt.
- Quả khơng có thụ tinh nỗn → quả giả (quả đơn tính)
- Qúa trình chín của quả:
- Quả tự phát tán hoặc phát tán nhờ động vật, gió...
III. SINH SẢN VƠ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm
Sinh sản vơ tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, khơng
có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh
sản) nhờ ngun phân.
2. Cơ sở tế bào học:
Sinh sản vơ tính chủ yếu dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.
Ưu điểm của sinh sản vơ tính:

1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể
thấp.
2. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
3. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
4. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với mơi trưởng sơng ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển
nhanh.
Nhược điểm của sinh sản vơ tính:
Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến
hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí tồn bộ quần thể bị tiêu diệt.


3. Các hình thức sinh sản vơ tính

4. Ứng dụng
Ni mô sống: nuôi cấy mô ghép mô, chữa bệnh:
Nhân bản vơ tính: Chuyển nhân của một tế bào xơma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân → kích thích
tế bào trứng phát triển thành phơi, cơ thể mới → đem cấy trở lại vào dạ con.
Ý nghĩa của nhân bản vơ tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vơ tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc,
mang những đặc điểm sinh học giống như cá thể cho nhân.
+ Nhân bản vơ tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.
IV. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm
Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái đơn bội tạo thành hợp
tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
2. Q trình sinh sản hữu tính
Ở hầu hết các lồi q trình sinh sản đều trải qua 3 giai đoạn:
Hình thành giao tử (tinh trùng và trứng)
+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng
+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng

Thụ tinh
+ Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá
thể mới (2n).
Ở động vật có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngồi (xảy ra trong mơi trường nước) và thụ tinh trong (xảy ra
trong cơ quan sinh sản).
Thụ tinh ngoài: Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngồi cơ thể cái (ở mơi trường
nước)
- Đại diện: cá, ếch nhái,...
- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hồn
thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.
Thụ tinh trong: Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Đại diện: Bò sát, chim và thú.
- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hồn thiện hơn,
gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.
Phát triển phôi thai: Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai
3. Các hình thức sinh sản


Đẻ trứng: Trứng có thể được đẻ ra ngồi rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và đẻ ra ngoài
(thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.
Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con
non → đẻ ra ngồi.
Trứng có thể phát triển thành phơi, con non nhờ nỗn hồng (một số lồi cá, bị sát) hoặc trứng phát triển thành
phôi, phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản của cơ thể cái nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua
nhau thai (thú).
Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích
hợp với sự phát triển của thai.
- Phơi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.
V. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

1. Cơ chế điều hịa sinh tinh
- Khi có kích thích từ mơi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmơn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận
này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron.
- Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng
tiết hocmon.
2. Cơ chế điều hịa sinh trứng
- Khi có kích thích từ mơi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmơn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrơgen; LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết
prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.
+ Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm
tiết GnRh, FSH và LH.
VI. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
1. Một số biện pháp làm thay đổi số con
a. Sử dụng hoocmơn hoặc chất kích tổng hợp.
+ Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm trứng
chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.
+ Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò... làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều
trứng cùng một lúc, sau đó cho thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đã chuẩn bị sẵn.
b. Thay đổi các yếu tố mơi trường.
Ví dụ: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà ni làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.
c. Nuôi cấy phôi
+ Tiêm hoocmon thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng rồi lấy các trứng đó ra ngồi. Cho các trứng đó thụ
tinh trong ống nghiệm và nuôi dưỡng các hợp tử phát triển đến một giai đoạn phơi nhất định. Sau đó đem các
phơi này cấy vào tử cung của con cái để con cái mang thai và đẻ con.
+ Có thể ứng dụng đối với các loài động vật quý hiếm chỉ đẻ một con trong một con trong một lứa đẻ.
d. Thụ tinh nhân tạo

- Thụ tinh nhân tạo có tác dụng làm tăng hiệu quả thụ tinh, có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
+ Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể:
+ Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể:
2. Một số biện pháp điều khiển giới tính
- Tùy theo nhu cầu mà người ta có thể điều khiển giới tính của động vật theo hướng đực hay cái. Muốn tăng
nhanh đàn gia súc và gia cầm cần tăng nhiều con cái. Muốn có nhiều trứng, sữa thì cần nhiều con cái. Muốn có
nhiều thịt thì cần nhiều con đực. Muốn lấy sản phẩm chỉ có ở con đực như nhung hươu, lơng cừu, tơ tằm thì cần
tạo ra nhiều con đực.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại. Tuỳ theo nhu cầu về
đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
- Nuôi cá rô phi bột bằng 17 – mêtyltestostêrôn kèm vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.


3. Sinh đẻ có kế hoạch
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học, giải trí…
+ Giảm áp lực về tài ngun mơi trường cho xã hội.
4. Các biện pháp tránh thai: Bao cao su, Dụng cụ tử cung, Thuốc tránh thai, Triệt sản nam và nữ, Tính vịng
kinh, Xuất tinh ngồi âm đạo.
B. PHẦN LUYỆN TẬP
1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng
A. nâng lên, diềm nắp mang mở ra
B. nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
C. hạ xuống, diềm nắp mang mở ra
D. hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
Câu 2. Trao đổi khí bằng hệ thống túi khí là hình thức hơ hấp của
A. giun đất.

B. châu chấu.
C. ếch nhái.
D. chim.
Câu 3. Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
A. phổi của bò sát
B. phổi của chim
C. phổi và da của ếch nhái
D. da của giun đất
Câu 4. Động vật nào dưới đây có hình thức hơ hấp qua bề mặt cơ thể?
A. Cá chép.
B. Chim bồ câu.
C. Giun đất.
D. Châu chấu.
Câu 5. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun trịn, giun dẹp) hơ hấp
A. bằng mang
B. bằng phổi
C. bằng hệ thống ống khí
D. qua bề mặt cơ thể
Câu 6. Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận
A. tim, hệ mạch, dịch tuần hồn
B. hồng cầu C. máu và nước mơ
D. bạch cầu
Câu 7. Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 8.Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

C. Mạch bị xơ cứng nên khơng co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
Câu9. Huyết áp là
A. áp lực dòng máu khi tâm thất co
B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn
C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch
D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch
Câu 10. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. tĩnh mạch và mao mạch B. mao mạch C. động mạch và mao mạch D. động mạch và tĩnh mạch
Câu 11. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với
A. tác nhân kích thích từ một hướng
B. sự phân giải sắc tố
C. đóng khí khổng
D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic
Câu 12. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là
A. ứng động sinh trưởng
B. quang ứng động
C. ứng động không sinh trưởng D. điện ứng động
Câu 13: Ứng động (Vận động cảm ứng) là
A. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích khơng ổn định.
C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích khơng định hướng (theo mọi hướng).
D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vơ hướng.
Câu 14. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
B. quang ứng động và điện ứng đơng
C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống
D. ứng động tổn thương
Câu 15: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích khơng định hướng.

B. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
C. Có sự vận động vơ hướng
D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 16. Trong các động vật sau:


(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa (4) trùng roi (5) giun trịn (6) gián (7) tơm
Bao nhiêu lồi có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 17: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?
A. Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ
→ Các cơ ngón tay.
B. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ
→ Các cơ ngón tay.
C. Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Các cơ ngón tay
D. Thụ quan đau ở da → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay.
Câu 18. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên
B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể
C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau
Câu 19: Trình tự các giai đoạn của đồ thị điện thế hoạt động là
A. Mất phân cực → Khử cực → Tái phân cực
B. Đảo cực → Khử cực → Tái phân cực
C. Tái phân cực → Mất phân cực → Đảo cực
D. Khử cực → Đảo cực → Tái phân cực.
Câu 20. Sự lan truyền xung thân fkinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì

A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh
Câu 21. Trên sợi trục khơng có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do
A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực
C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực
D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về xinap?
A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincơlin.
C. Có 2 loại xinap là xinap hóa học và xinap sinh học.
D. Cấu tạo xinap hóa học gồm: màng trước, màng sau, khe xinap và chùy xinap.
Câu 23. Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự :
A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp
B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp
C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp
D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp
Câu 24. Đặc điểm khơng có trong q trình tuyền tin qua xináp là
A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
B. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau
C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp
Câu 25: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục khơng có
bao miêlin là
A. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
B. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Câu 26. Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp
B. chùy xináp
C. màng sau xináp
D. khe xináp
Câu 27. Xináp là diện tiếp xúc giữa
A. các tế bào ở cạnh nhau
B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến C. tế bào thần kinh với tế bào cơ
D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)
Câu 28: Mơ phân sinh bên chỉ có ở nhóm cây nào sau:
A. Phượng, keo, bạch đàn
B. Lúa, ngơ, mía.
C. Sắn, ngơ, dừa. D. Phượng, cau, lúa


Câu 29. Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mơ phân sinh lóng là
A. mơ phân sinh bên và mơ phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B. mơ phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, cịn mơ phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C. mơ phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, cịn mơ phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
D. mơ phân sinh bên và mơ phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 30: Chức năng của mô phân sinh đỉnh là
A. làm cho thân cây dài và to ra.
B. làm cho thân cây, cành cây to ra.
C. làm cho rễ dài và to ra.
D. làm cho thân và rễ cây dài ra.
Câu 31. Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
D. do mơ phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 32: Êtilen có vai trị
A. giữ cho quả tươi lâu.
B. giúp cây mau lớn. C. giúp cây chóng ra hoa.
D. thúc quả chóng chín.
Câu 33. Xitơkinin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành
B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành
Câu 34: Gibêrelin có vai trị:
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
B. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
C. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
Câu 35: Nhận định nào sau đây khơng đúng?
A. Êtylen có vai trị thúc quả chóng chín, rụng lá.
B. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật không liên quan đến nhau.
C. Những nhân tố chi phối sự ra hoa gồm: tuổi cây, xn hóa và quang chu kì.
D. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có liên quan mật thiết và tương tác lẫn nhau .
Câu 36: Người ta sử dụng Gibêrelin để
A. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.
B. làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả khơng hạt.
C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả khơng hạt.
D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
Câu 37. Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra
A. Có tác dụng điều hịa hoạt động của cây
B. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây
C. có tác dụng kháng bệnh cho cây
D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
Câu 38: Tác dụng sinh lí nào sau đây khơng phải của hoocmon Auxin?
A. Kích thích q trình phân chia tế bào.
B. Duy trì ưu thế ngọn, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngọn cây, ức chế sự phát triển của chồi bên.

C. Kích thích tạo quả và tăng tỉ lệ đậu của quả non, duy trì sự trẻ hóa.
D. Tăng tốc độ phân giải tinh bột ở hạt, củ và kích thích sự nảy mầm của hạt.
Câu 39. Trong sản xuất cơng nghiệp muốn cho quả chín nhanh hơn, người ta sử dụng hooc môn nào dưới đây?
A. Etilen.
B. Axit abxixic.
C. Xitokinin.
D. Gibberelin.
Câu 40. Tuổi của cây một năm được tính theo:
A. Số chồi nách.
B. Số lá.
C. Số lóng thân
D. Số cành
Câu 41. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
B. châu chấu, ếch, muỗi.
C. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D. cá chép, gà, thỏ, khỉ.
Câu 42. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái khơng hồn tồn là
A. Châu chấu, bọ ngựa, ếch
B. Châu chấu, gián, tằm
C. Châu chấu, gián, bọ ngựa
D. Sâu cuốn lá, ếch, tằm
Câu 43. Trong quá trình phát triển của sâu bướm, giai đoạn phá hại ghê gớm nhất
A. Sâu bướm
B. trứng
C. Bướm trưởng thành D. Nhộng
Câu 44. Cho các nhận định sau
(1) Cây bưởi có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
(2) Ếch và ruồi là những lồi phát triển qua biến thái khơng hồn toàn.



(3) Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên
(4) Ở thực vật hạt kín có diễn ra thụ tinh kép. Tức là hai tinh tử cùng tham gia thụ tinh
(5) Sinh sản hữu tính có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Những nhận định sai là A. (2), (3), (5)
B. (1), (2), (3)
C. (3), (5), (1)
D. (1), (3), (4)
Câu 45: Tirôxin được sản sinh ra ở
A. tuyến yên.
B. tuyến giáp.
C. buồng trứng.
D. tinh hoàn.
Câu 46. Ở người, hoocmon Tirôxin được sản sinh ra ở tuyến nào sau đây trong cơ thể.
A. Tuyến giáp.
B. Tuyến yên.
C. Tinh hoàn.
D. Buồng trứng.
Câu 47. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Phát triển của động vật qua biến thái khơng hồn tồn là kiểu phát triển mà ấu trùng trải qua nhiều lần lột
xác, con non tương tự con trưởng thành.
B. Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển trực tiếp không qua giai đoạn trung
gian, con non khác con trưởng thành.
C. Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non phát triển trực tiếp không qua
lột xác biến đổi thành con trưởng thành.
D. Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái cấu tạo
sinh lý tương tự con trưởng thành.
Câu 48. Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở
A. tuyến giáp.
B. buồng trứng.

C. tuyến yên.
D. tinh hoàn.
Câu 49: Ý nào khơng đúng với vai trị của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.
B. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
C. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
D. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
Câu 50. Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trị chuyển hố Natri để hình thành
xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trị chuyển hố Canxi để hình thành
xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trị chuyển hố K ali để hình thành
xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trị ơxy hố để hình thành xương.
Câu 51: Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và nhân tố bên
ngoài. Trong các nhân tố sau có mấy nhân tố là nhân tố bên ngồi?
(1) Dinh dưỡng (2) Ánh sáng
(3) Nhiệt độ
(4) Hoocmon
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 52: Khoai tây sinh sản bằng
A. rễ củ
B. thân củ
C. thân rễ
D. lá
Câu 53: Loại mô phân sinh khơng có ở cây lúa là:

A. mơ phân sinh bên.
B. mơ phân sinh đỉnh rễ. C. mơ phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 54. Ngành thực vật sinh sản bằng bào tử là
A. mía.
B. lúa.
C. rau ngót.
D. rêu.
Câu 55: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào ở thực vật có hoa sẽ phát triển thành quả?
A. Ống phấn.
B. Bao phấn.
C. Cánh hoa
D. Bầu nhụy.
Câu 56: Ở thực vật có hoa, sau khi thụ tinh bộ phận phát triển thành hạt là
A. nội nhũ
B. nhân cực
C. bầu nhụy
D. noãn đã thụ tinh
Câu 57. Sinh sản bằng nảy chồi gặp ở nhóm động vật nào?
A. Ong , kiến, rệp. B. Bọt biển, giup dẹp. C. Bọt biển, ruột khoang. D. Động vật đơn bào và giun dẹp
Câu 58: LH được sinh ra ở:
A. Tuyến giáp.
B. Tuyến yên
C. Buồng trứng.
D. Tinh hồn.
Câu 59: Khi nói về sinh sản sinh dưỡng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh con, các con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.
II. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường biến động nhiều.
III. Tạo ra thế hệ con rất đa dạng về di truyền.



IV Khơng có sự kết hợp của 3 q trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 60: Hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật có ý nghĩa gì?
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền
B. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới
C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
D. Hình thành nội nhũ (2n) cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển
Câu 61: Động vật nào sau đây sinh sản bằng cả 2 hình thức nảy chồi và phân mảnh?
A. Trùng biến hình.
B. Bọt biển.
C. Ong.
D. Thủy tức.
Câu 62. Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào sau đây sai?
A. Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái.
B. Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
C. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra các cá thể mới thích nghi
với mơi trường sống.
D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai.
Câu 63. Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào sau đây sai?
A. Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái.
B. Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngồi.
C. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra các cá thể mới thích nghi
với mơi trường sống.
D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai.
Câu 64: Testostêrơn được sinh sản ra ở:
A. Tinh hồn.
B. Tuyến giáp.

C. Buồng trứng.
D. Tuyến yên.
Câu 65: Tuyến yên tiết ra những hoocmon nào?
A. FSH, testôstêron.
B. Testôstêron, LH.
C. LH, FSH.
D. Testơstêron, GnRH.
Câu 66. Sự thơng khí ở phổi của lồi lưỡng cư nhờ
A. các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng B. sự vận động của các chi
C. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
Câu 67. Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?
A. Vì diện tích trao đổi khí cịn rất nhỏ và mang bị khơ nên cá khơng hơ hấp được
B. Vì độ ẩm trên cạn thấp
C. Vì nhiệt độ trên cạn cao
D. vì khơng hấp thụ được oxi của khơng khí.
Câu 68: Khi nói về tuần hoàn của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chu kì tim, tâm thất ln co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ.
B. Máu trong động mạch ln giàu O2 và có màu đỏ tươi.
C. Các lồi thú, chim, bị sát, ếch nhái đều có hệ tuần hồn kép.
D. Hệ tuần hồn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hồn kín.
Câu 69: Khi nói về hoạt động của tim, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha là co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung.
B. Tim hoạt động suốt đời khơng mỏi vì ở tim có hệ dẫn truyền tự động phát nhịp.
C. Do một nửa chu kì hoạt động của tim là pha dãn chung, vì vậy tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi.
D. Ở hầu hết các loài động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
Câu 70. Trong các hình thức vận động sinh trưởng sau đây, hình thức vận động nào không liên quan đến sinh
trưởng của tế bào?
A. Vận động theo ánh sáng
B. Vận động theo trọng lực

C. Vận động theo nguồn dinh dưỡng
D. Vận động theo sức trương nước
Câu 71. Khi đặt một cây đang sinh trưởng cạnh cửa sổ, sau một thời gian cây sẽ sinh trưởng uốn cong về phía
cửa sổ. Đây là biểu hiện của:
A. Quang ứng động chủ động
B. Quang hướng động âm
C. Quang hướng động dương
D. Quang ứng động thụ động
Câu 72: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm
A. tăng nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế sự tiết GnRH, FSH là LH của tuyến yên và vùng
dưới đồi nên trứng khơng chín và khơng rụng
B. tăng nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH,


FSH là LH nên trứng khơng chín và khơng rụng
C. giảm nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH,
FSH và LH nên trứng khơng chín và khơng rụng
D. giảm nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế sự tiết GnRH, FSH và LH của tuyến yên và vùng
dưới đồi nên trứng khơng chín và khơng rụng
Câu 73. Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vơ tính là vì thế hệ sau có sự:
A. Tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều
biến dị tổ hợp và giảm khả năng thích nghi với sự thay đổi của mơi trường.
B. Đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trươc sự thay đổi của điều kiện môi trường
C. Tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều
biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường
D. Tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều
biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường
Câu 74. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu
quả:
A. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ

B. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
C. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
Câu 75. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến
hậu quả
A. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ
D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
Câu 76: Nồng độ progesteron và estrogen cao có tác dụng gì ?
A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH, LH
B. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH
C. Gây ức chế ngược lên tuyến yên làm tăng tiết GnRH, FSH và LH
D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm ức chế tiết GnRH, FSH, LH
Câu 77: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, phát biểu nào sau đây
sai?
A. Trong thức ăn và nước uống thiếu iốt, trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
B. Vào thời kì dậy thì ở nam, hooc mơn ơstrơgen được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và
tâm sinh lí.
C. Ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Trong cùng một loài, sự phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau.
Câu 78: Ơstrơgen có vai trị
A. kích thích chuyển hố ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
B. tăng cường q trình sinh tổng hợp prơtêin, do đó kích q trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm
tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 79. Khi nói về sinh sản sinh dưỡng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh con, các con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.
B. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường ổn định.

C. Tạo ra thế hệ con rất đa dạng về di truyền.
D. Khơng có sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng.
Câu 80. Khi nói về sinh sản sinh dưỡng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh con, các con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.
B. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường biến động nhiều.
C. Tạo ra thế hệ con rất đa dạng về di truyền.
D. Có sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng.
Câu 81. Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về thụ tinh kép:
(1). Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một nhân hợp nhất với 1 trứng, một nhân hợp nhất
với nhân lưỡng bội 2n tạo nên tế bào nhân tam bội 3n
(2). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật có hoa


(3). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
(4). Thụ tinh kép đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng trong noãn đã thụ tinh để ni phơi phát triển
cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng đảm bảo cho thế hệ sau khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi của
mơi trường sống nhằm duy trì nịi giống
(5). Tất cả thực vật sinh sản hữu tính đều xảy ra thụ tinh kép Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D.5
Câu 82. Xét các yếu tố sau:
(1) Căng thẳng thần kinh
(2) Thiếu ăn, suy dinh dưỡng
(3) Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể (4). Sợ hãi, lo âu
(5) Buồn phiền kéo dài và nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy
Bao nhiêu yếu tố gây rối loạn quá trình sinh trứng và giảm khả năng sinh tinh trùng ?
A. 3
B. 5

C. 4
D. 2
Câu 83: Hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật có ý nghĩa gì?
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền.
B. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phơi và thời kì đầu của cá thể mới.
C. Hình thành nội nhũ chứa các cá thể tam bội.
D. Hình thành nội nhũ (2n) cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển.
Câu 84 . Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy) gọi là quá trình:
A. thụ tinh.
B. tự thụ phấn.
C. thụ phấn.
D. thụ tinh kép.
Câu 85. Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là
A. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội
nhũ.
C. sự kết hợp của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể (n) của giao tử đực và cái trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội.
Câu 86. Hình thức sinh sản vơ tính đơn giản nhất ở động vật là
A. Nảy chồi
B. Trinh sinh
C. Phân mảnh
D. Phân đôi
Câu 87. Ở động vật, hình thức sinh sản vơ tính sinh ra cá thể có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) là
A. nảy chồi.
B. trinh sinh. C. phân mảnh.
D. phân đơi.
Câu 88. Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật nhận định nào sau đây sai ?
A. Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh sản đực hoặc cơ quan sinh sản cái

B. Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngồi và thụ tinh trong
C. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra cá thể mới thích nghi với
môi trường sống
D. Ở động vật đẻ con , phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai.
Câu 89: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn:
A. Prôgestêron.
B. LH
C. FSH.
D. HCG
Câu 90: Vai trị của ơstrơgen và prơgestêrơn trong chu kì rụng trứng là
A. Duy trì sự phát triển của thể vàng.
B. Kích thích trứng phát triển và rụng.
C. Ức chế sự tiệt HCG
D. Làm niêm mạc tử cung dày lên và phát triển.
Câu 91. Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật nhận định nào sau đây sai ?
A. Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh sản đực hoặc cơ quan sinh sản cái
B. Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngồi và thụ tinh trong
C. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra cá thể mới thích nghi với
mơi trường sống
D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai
Câu 92. Phát biểu nào đúng về cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai dùng bao cao su?
A. Không có trứng chín và rụng.
B. Ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
C. Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
D. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
Câu 93. Trong cơ chế điều hịa sinh tinh, FSH kích thích
A. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
B. tế bào kẽ sản sinh ra testosteron



C. phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng
D. tuyến yên sản sinh LH
Câu 94. Tại sao trong giai đoạn mang thai của động vật trứng lại khơng rụng?
A. Nhau thai tiết ra hoocmon kích dục nhau thai HCG, hoocmon này có tác dụng duy trì thể vàng tiết ơstrogen
và progesteron. Hai hoocmon này ở nồng độ cao ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế
sự sản sinh LH và FSH nên trứng khơng chín và rụng.
B. Nhau thai tiết ra hoocmon kích dục nhau thai HCG, hoocmon này có tác dụng duy trì thể vàng tiết ơstrogen
và testosteron. Hai hoocmon này ở nồng độ cao ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế
sự sản sinh LH và FSH nên trứng khơng chín và rụng.
C. Nhau thai tiết ra hoocmon kích dục nhau thai GnRH, hoocmon này có tác dụng duy trì thể vàng tiết ơstrogen
và progesteron. Hai hoocmon này ở nồng độ cao ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế
sự sản sinh LH và FSH nên trứng khơng chín và rụng.
D. Nhau thai tiết ra hoocmon kích dục nhau thai DHA, hoocmon này có tác dụng duy trì thể vàng tiết ơstrogen
và testosteron. Hai hoocmon này ở nồng độ cao ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế sự
sản sinh LH và FSH nên trứng khơng chín và rụng.
2. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Nhận biết các lồi thực vật có sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp. Đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp,
sinh trưởng thứ cấp.
Câu 2. Nhận biết các loài động vật có hình thức phát triển qua biến thái hồn tồn, biến thái khơng hồn tồn.
Đặc điểm của hình thức phát triển qua biến thái hồn tồn, biến thái khơng hồn toàn.
Câu 3. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém,
não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Câu 4. Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hồn thì phát triển khơng bình thường như mào nhỏ, khơng có
cựa, khơng biết gáy, mất bản năng sinh dục…?
Câu 5. Tại sao nói thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
Câu 6. Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng, phát
triển của trẻ?
Câu 7. Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi ở người? Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
Câu 8. Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo là gì? Vì sao?
Câu 9. Dựa vào thuyết quang chu kì, hãy giải thích 1 số ứng dụng trong trồng trọt (tại sao bắn pháo hoa ban

đêm ở các đồng mía (Cuba) vào mùa đơng, thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông…).
…………………………………..Hết……………………………………



×