TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
VÕ TRƯỜNG TOẢN
TỔ NGỮ VĂN
NHÓM VĂN 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quận 1, ngày 29 tháng 11 năm 2022
ĐỊNH HƯỚNG ƠN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MƠN NGỮ VĂN 6
Năm học 2022– 2023
I. Đọc - hiểu văn bản (6,0 điểm)
1. Ngữ liệu:
- Ngồi chương trình sách giáo khoa (các câu hỏi phân chia theo cấp độ nhận biết, thông hiểu,
vận dụng).
- Thể loại: truyện đồng thoại, thơ lục bát.
- Hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận.
2. Nội dung khai thác kiến thức
a. Phần Văn
- Nhận biết được thể loại và đặc điểm của thể loại.
- Nhận diện được các yếu tố từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích/văn bản.
- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ đoạn trích/văn
bản.
- Nêu được nội dung/ chủ đề/ thơng điệp,…
- Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ đoạn trích/văn
bản.
- Đánh giá được giá trị của các yếu tố nghệ thuật
b. Phần tiếng Việt
- Nhận ra các kiến thức tiếng Việt HK1.
- Nhận xét được nét độc đáo của văn bản thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu
từ,…
- Chỉ ra tác dụng của các yếu tố nghệ thuật.
II. Viết (4,0 điểm)
- Tạo lập văn bản - Văn tự sự (Kể lại một truyện cổ tích, kể lại một trải nghiệm của bản
thân)
1. Dàn ý kể lại trải nghiệm của bản thân
- Mở bài: Giới thiệu
+ Tên của trải nghiệm
+ Thời gian và địa điểm diễn ra sự việc
+ Ấn tượng chung
- Thân bài: Kể toàn bộ diễn biến câu chuyện một cách chi tiết
+ Sự việc mở đầu
+ Sự việc diễn biến
+ Sự việc cao trào
+ Sự việc kết thúc
(Học sinh lần lượt kể các sự việc theo trình tự hợp lí và tách đoạn các sự việc rõ ràng.
- Kết bài:
+ Khẳng định giá trị của buổi trải nghiệm
+ Rút ra bài học, giá trị sống tích cực cho bản thân
- Xây dựng cốt truyện hợp lí, trình tự sự việc phù hợp.
- Nội dung sâu sắc, sáng tạo.
- Biết kết hợp, vận dụng các yếu tố trong bài viếtmiêu tả và biểu cảm một cách hài hịa.
- Học sinh kể theo ngơi thứ nhất (xưng “tôi”).
2. Dàn ý kể lại một truyện cổ tích
- Mở bài: Giới thiệu
+ Tên truyện cổ tích
+ Lý do chọn truyện kể và nhận định chung
- Thân bài: Kể tồn bộ diễn biến cốt truyện cổ tích có sẵn một cách chi tiết
+ Sự việc mở đầu
+ Sự việc diễn biến
+ Sự việc cao trào
+ Sự việc kết thúc
(Học sinh lần lượt kể các sự việc theo trình tự hợp lí của cốt truyện có sẵn và tách đoạn
các sự việc rõ ràng)
- Kết bài:
+ Khẳng định giá trị của truyện cổ tích ấy
+ Rút ra bài học, giá trị sống tích cực cho bản thân
- Đảm bảo đầy đủ các tình tiết sự việc theo trình tự hợp lí.
- Nội dung sâu sắc, sáng tạo trong lời văn.
- Biết kết hợp, vận dụng các yếu tố trong bài viếtmiêu tả và biểu cảm một cách hài hòa.
- Học sinh có quyền lựa chọn ngơi kể cho phù hợp (khuyến khích kể theo ngơi thứ ba).
Tổ trưởng
Nhóm trưởng 6
Nguyễn Thị Tố Quyên
Đoàn Xuân Nhung
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG